1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế nhà máy sản xuất giày thể thao năng suất 900 000 đôi năm

143 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết Kế Nhà Máy Sản Xuất Giày Thể Thao Năng Suất 900.000 Đôi/Năm
Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Lê Thanh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Vật Liệu
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 24,47 MB

Nội dung

Nội dung chính của khóa luận: • Tìm hiểu tổng quan về tình hình sản xuất giày thể thao.• Nắm bắt cơ bản tính chất của các loại nguyên liệu, quy cách sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật sau đó đ

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

S K L 0 1 1 8 0 1

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

ŸŸŸc&dŸŸŸ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NĂNG SUẤT 900.000 ĐÔI/NĂM

Tp Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2023

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIÀY THỂ THAO

GVHD: TS NGUYỄN THỊ LÊ THANH SVTH: NGUYỄN HỮU NGHĨA

MSSV: 16130043 KHÓA: 2016

Trang 3

i

Tp Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2023

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THỊ LÊ THANH

Cơ quan công tác của giảng viên hướng dẫn: Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố

Hồ Chí Minh

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU NGHĨA MSSV: 16130043

1 Tên đề tài:

Thiết kế nhà máy sản xuất giày thể thao năng suất 900,000 đôi/năm

2 Nội dung chính của khóa luận:

• Tìm hiểu tổng quan về tình hình sản xuất giày thể thao

• Nắm bắt cơ bản tính chất của các loại nguyên liệu, quy cách sản phẩm và yêu

cầu kỹ thuật sau đó đưa ra đơn pha chế của sản phẩm phù hợp

• Thực hiện tính toán cân bằng vật chất và thiết kế dây chuyền sản xuất phù hợp

với yêu cầu cầu của sản phẩm

• Thực hiện tính toán xây dựng nhà máy với đầy đủ phân xưởng chính, các công

trình phụ trợ, kết hợp với các yếu tố chiếu sáng, thông gió, năng lượng

• Thực hiện tính toán kinh tế, tính toán của dự án và đầu tư hiệu quả

3 Các sản phẩm dự kiến

Bài báo cáo và bảng vẽ

4 Ngày giao đồ án: 10.03.2023

5 Ngày nộp đồ án: 25.08.2023

6 Ngôn ngữ trình bày: Bản báo cáo: Tiếng Anh Tiếng Việt

Trình bày bảo vệ: Tiếng Anh Tiếng Việt

TRƯỞNG BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BM CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Trang 4

ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên Sinh viên: Nguyễn Hữu Nghĩa MSSV: 16130043

Ngành: Công nghệ Vật Liệu

Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất giày thể thao năng suất 900.000 đôi/năm

Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lê Thanh

Cơ quan công tác của GV hướng dẫn: Đại học Bách Khoa – ĐH Quốc Gia Thành phố

Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

NHẬN XÉT

1 Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:

Sinh viên thực hiện đầy đủ nhiệm vụ khóa luận, đọc và tìm hiểu tài liệu để có thể tìm kiếm ý tưởng thiết kế với một dòng sản phẩm không mới so với thị trường nhưng rất cần thiết, gắn thêm một số tính năng an toàn tiện lợi như tính kháng khuẩn, có vật liệu dạ quang, Sinh viên đã tìm hiểu, đưa các vật tư mới để thiết kế cho sản phẩm cũng như lựa chọn thiết bị, giá cả hợp lý theo thị trường hiện nay và xu thế phát triển ngành

2 Tinh thần học tập, nghiên cứu của sinh viên:

Sinh viên có thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm với việc làm luận văn của mình, chủ động hoàn thành công việc, có cố gắng trong học tập

5 Đề nghị cho bảo vệ hay không?

- Khóa luận đủ điều kiện để bảo vệ trước Hội đồng

6 Điểm: 8,0 (Bằng chữ: Tám điểm)

Tp Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 09 năm 2023

Giáo viên hướng dẫn

(Ký & ghi rõ họ tên)

TS Nguyễn Thị Lê Thanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BM CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Trang 5

iii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên Sinh viên: Nguyễn Hữu Nghĩa MSSV: 16130043

Ngành: Công nghệ Vật Liệu

Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất giày thể thao năng suất 900.000 đôi/năm

Họ và tên Giáo viên phản biện: TS Nguyễn Vũ Việt Linh

Cơ quan công tác của GV phản biện: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố

Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Tp Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí

Minh

NHẬN XÉT

1 Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:

Nội dung đề tài và khối lượng thực hiện đáp ứng yêu cầu của luận văn thiết kế nhà

máy, bao gồm:

+ Giới thiệu về sản phẩm giày chạy bộ, những thuận lợi và tiềm năng phát triển thị

trường giày thể thao, đưa ra đơn pha chế và quy trình công nghệ đầy đủ

+ Tính toán các thông số cơ bản về cân bằng vật chất và năng lượng cho nhà máy sản

xuất để đề xuất ra thiết bị và kèm theo đó là tính kinh tế của hệ thống thiết kế

+ Bản vẽ tổng quan mặt bằng nhà máy, chi tiết phân xưởng, mặt cắt nhà xưởng

2 Ưu điểm:

+ Đề tài trình bày logic, văn phong khoa học

+ Thực hiện đầy đủ các nội dung chính của khóa luận: Tổng quan và giới thiệu sản

phẩm giày, đơn pha chế và nguyên liệu, Quy trình công nghệ, cân bằng vật chất, lựa

chọn thiết bị, tính toán về năng lượng, nhân sự, kinh tế, An toàn lao động

3 Khuyết điểm:

- Tài liệu tham khảo sắp xếp chưa theo trật tự, cần tuân thủ theo quy định Ví dụ: thứ

tự xuất hiện trong bài Cách đặt tài liệu tham khảo trong bài chưa đúng

- Chưa biện luận rõ lý do chọn quy trình công nghệ?

- Quy trình cần bổ sung những giai đoạn lỗi sản phẩm và cách xử lý

- Chưa trình bày bảng vẽ hoặc hình ảnh thể hiện các thông số kích thước sản phẩm

- Không đề cập đến phần thông gió trong phân xưởng, đây là phần quan trọng ảnh

hưởng đến điều kiện làm việc của công nhân

- Bảng vẽ còn một vài lỗi về kích thước chi tiết của thiết bị, bảng vẽ mặt cắt nên bổ

sung bảng ký hiệu các con số là gì?

4 Kiến nghị và câu hỏi:

Kiến nghị:

+ Sửa các lỗi và bổ sung các nội dụng trong phần 3 Khuyết điểm đã đề cập

- Cần biện luận rõ hơn cho việc lựa chọn quy trình công nghệ, như so sánh các ưu

nhược điềm của các quy trình, từ đó đưa ra lựa chọn công nghệ phù hợp

- Quy trình cần bổ sung những giai đoạn lỗi sản phẩm và cách xử lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BM CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

Trang 6

iv

Câu hỏi:

1 Việc thiết kế 1 phân xưởng cho quá trình sản xuất đế giày, bao gồm đế ngoài và

đế giữa gây ra những hạn chế gì?

2 Trước khi thực hiện khâu ép đế giày, cấn phải xử lý phần đế ngoài và đế giữa

3 Phế phẩm hoặc sản phẩm lỗi sẽ được xử lý như thế nào?

5 Đề nghị cho bảo vệ hay không?

- Được bảo vệ

6 Điểm: 8,0 (Bằng chữ: Tám điểm)

Tp Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 09 năm 2023

Giáo viên phản biện

(Ký & ghi rõ họ tên)

TS Nguyễn Vũ Việt Linh

Trang 7

v

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành công nghiệp da giày nói chung và ngành công nghiệp giày thể thao nói riêng là một bộ phận quan trọng và chiếm thị phần lớn trong ngành công nghiệp Việt Nam Trước tốc độ phát triển nhanh của ngành công nghiệp trên thế giới, Đảng và Nhà nước

ta đã đưa ra những chính sách và mục tiêu để trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030, cụ thể là chiến lược phát triển ngành da giày như Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dệt May và Da Giầy Việt Nam đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2035” Để hưởng ứng tinh thần này, luận án sẽ phân tích kỹ lưỡng về quá trình thiết kế và xây dựng kế hoạch hoạt động cho nhà máy sản xuất giày thể thao hiện đại

Ngành công nghiệp giày thể thao có nhiều tiềm năng phát triển với nhu cầu tiêu dùng lớn đặc biệt các sản phẩm mới, có chất lượng cao Cùng với nhiều yếu tố thuận lợi có sẵn trong nước ví dụ như: nguồn lao động dồi dào và lành nghề, chi phí sản xuất thấp, hưởng lợi từ các chính sách kinh tế của nhà nước Ngoài ra khi ra đời nhà máy sẽ đóng góp nhiều lợi ích cho đất nước ví dụ như:

• Xã hội: giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng sống cho người dân

• Kinh tế: đóng góp vào ngân sách nhà nước, giúp phát triển ngành công nghiệp, thu hút vốn đầu tư và ngoại tệ của nước ngoài

Việc thành lập nhà máy sản xuất giày thể thao với năng suất 900.000 đôi/năm là có cơ

sở và cần thiết trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay Nhà máy sẽ cung cấp các dòng sản phẩm giày thể thao có chất lượng tốt, có chức năng và công nghệ mới, giá cả cạnh tranh phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu

Khóa luận có tên là: “Thiết kế nhà máy sản xuất giày thể thao năng suất 900.000

đôi/năm”

Mục tiêu của khóa luận bao gồm:

• Tìm hiểu tổng quan về tình hình sản xuất giày thể thao

• Nắm bắt cơ bản tính chất của các loại nguyên liệu, quy cách sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật sau đó đưa ra đơn pha chế của sản phẩm phù hợp

• Thực hiện tính toán cân bằng vật chất và thiết kế dây chuyền sản xuất phù hợp với yêu cầu cầu của sản phẩm

• Thực hiện tính toán xây dựng nhà máy với đầy đủ phân xưởng chính, các công trình phụ trợ, kết hợp với các yếu tố chiếu sáng, thông gió, năng lượng

• Thực hiện tính toán kinh tế, tính toán của dự án và đầu tư hiệu quả

Trang 8

vi

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP i

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii

LỜI MỞ ĐẦU v

MỤC LỤC vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xi

DANH MỤC BẢNG xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ xv

LỜI CẢM ƠN xvii

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1

1.1 Tổng quan về giày thể thao [1] 1

1.2 Thị trường tiêu dùng giày thể thao trên thế giới 3

1.3 Thị trường tiêu dùng giày thể thao tại Việt Nam 5

1.4 Thị trường sản xuất giày thể thao [10] 6

1.5 Lựa chọn năng suất nhà máy 7

1.5.1 Tiềm năng phát triển thị trường giày thể thao trên thế giới 7

1.5.2 Tiềm năng phát triển thị trường giày thể thao tại Việt Nam 8

1.5.3 Lựa chọn năng suất nhà máy phù hợp 8

1.5.4 Lựa chọn sản xuất sản phẩm trong nhà máy 9

1.6 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy 9

1.6.1 Nguyên tắc lựa chọn địa điểm xây dựng 9

1.6.2 Địa điểm xây dựng 10

1.6.3 Giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng [14] 12

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM 13

2.1 Phân loại 13

2.2 Giày chạy bộ được sản xuất trong nhà máy 14

2.2.1 Cấu trúc của sản phẩm 15

2.2.2 Tính chất chung của sản phẩm 15

2.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm 16

Trang 9

vii

2.2.4 Lựa chọn tỷ lệ sản xuất các sản phẩm trong nhà máy 17

CHƯƠNG 3 NGUYÊN LIỆU VÀ ĐƠN PHA CHẾ 18

3.1 Định mức nguyên liệu 18

3.2 Nguyên liệu cho phần thân trên 19

3.3 Nguyên liệu cho phần đế 22

3.3.1 Phần lót giày 22

3.3.2 Đơn pha chế cho phần đế giữa 23

3.3.3 Đơn pha chế cho phần đế ngoài 24

3.3.4 Cơ sở lý thuyết chọn lựa nguyên liệu cho phần đế giữa 26

3.3.5 Cơ sở lý thuyết chọn lựa nguyên liệu cho phần đế ngoài 28

3.4 Nguyên liệu cho quy trình thành hình và đóng gói 29

CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 32

4.1 Quy trình công nghệ sản xuất giày chạy bộ 32

4.2 Thuyết minh quy trình 34

4.2.1 Tiếp nhận đơn đặt hàng 34

4.2.2 Phần thân trên 34

4.2.3 Phần đế 37

4.2.4 Quy trình thành hình 42

4.2.5 Quy trình kiểm soát chất lượng, hoàn thiện, đóng gói 42

4.2.6 Quy trình lưu kho 43

CHƯƠNG 5 CÂN BẰNG VẬT CHẤT 44

5.1 Tính toán năng suất của nhà máy 45

5.1.1 Khối lượng phần thân trên 45

5.1.2 Khối lượng phần đế 45

5.1.3 Tính toán năng suất thiết kế của nhà máy 45

5.2 Định mức và tỷ lệ hao hụt 47

CHƯƠNG 6 TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN THIẾT BỊ 54

6.1 Nguyên tắc lựa chọn thiết bị 54

6.2 Thiết bị cho quy trình sản xuất phần thân trên 54

6.2.1 Thiết bị chặt nguyên liệu 54

Trang 10

viii

6.2.2 Máy no-sew 55

6.2.3 Máy may 56

6.3 Thiết bị cho quy trình sản xuất phần đế 60

6.3.1 Thiết bị cho quy trình sản suất phần đế giữa 60

6.3.2 Thiết bị cho quy trình sản xuất phần đế ngoài 64

6.3.3 Thiết bị cho quy trình thành hình phần đế 69

6.4 Thiết bị cho quy trình thành hình 73

6.5 Thiết bị phụ trợ 78

6.5.1 Cân điện tử 78

6.5.2 Xe nâng 78

6.6 Tổng kết các thiết bị được sử dụng trong nhà máy 79

CHƯƠNG 7 TÍNH XÂY DỰNG 81

7.1 Nguyên tắc xây dựng 81

7.2 Nguyên tắc bố trí thiết bị 81

7.3 Bố trí tổng mặt bằng nhà máy 82

7.4 Tình toán diện tích và kết cấu các công trình trong nhà máy 83

7.4.1 Khu sản xuất đế 83

7.4.2 Khu sản xuất thân trên 84

7.4.3 Kho nguyên liệu 1 86

7.4.4 Kho nguyên liệu 2 87

7.4.5 Kho thành phẩm 89

7.4.6 Khu vực hành chính 89

7.4.7 Các công trình phụ 89

7.4.8 Tổng kết diện tích của các khu vực 90

CHƯƠNG 8 TÍNH TOÁN NHÂN SỰ 93

8.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy 93

8.2 Chức năng của các bộ phận 93

8.3 Bố trí nhân sự 94

CHƯƠNG 9 TÍNH TOÁN NĂNG LƯỢNG 97

9.1 Tính toán chiếu sáng 97

Trang 11

ix

9.1.1 Chiếu sáng tự nhiên 97

9.1.2 Chiếu sáng nhân tạo 99

9.2 Tính toán điện năng 102

9.2.1 Tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị chiếu sáng 102

9.2.2 Tính điện năng tiêu thụ của các thiết bị sản xuất 103

9.2.3 Tính toán máy biến áp và máy phát điện 104

9.3 Tính toán cấp thoát nước 104

9.3.1 Nước dành cho sản xuất 104

9.3.2 Nước dành cho sinh hoạt 105

9.3.3 Nước dành cho tưới cây 106

9.3.4 Nước dành cho phòng cháy chữa cháy 106

9.3.5 Tính toán các thiết bị cung cấp, dự trữ nước 107

CHƯƠNG 10 TÍNH TOÁN KINH TẾ 108

10.1 Tính lương chi trả 108

10.2 Vốn đầu tư cố định 108

10.2.1 Vốn đầu tư xây dựng 108

10.2.2 Vốn đầu tư máy móc, thiết bị 110

10.3 Vốn đầu tư lưu động 111

10.4 Tính chi phí sản phẩm 113

10.4.1 Chi phí trực tiếp 113

10.4.2 Chi phí gián tiếp 114

10.4.3 Chi phí khác 115

10.5 Tính toán giá thành 116

10.6 Tính toán chỉ tiêu kinh tế 116

CHƯƠNG 11 AN TOÀN LAO ĐỘNG 118

11.1 Vệ sinh công nghiệp 118

11.1.1 Điều kiện khí hậu 118

11.1.2 Bụi và chống bụi 118

11.1.3 Ồn và chống ồn 118

Trang 12

x

11.1.4 Chiếu sáng và thông gió 119

11.2 An toàn lao động 120

11.2.1 An toàn thiết bị 120

11.2.2 An toàn điện 120

11.2.3 An toàn hóa chất 120

11.3 An toàn phòng cháy chữa cháy 121

KẾT LUẬN 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO 123

Trang 13

xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

USD United State dollar Đô la Mỹ

VAT Valued-added Tax Thuế Giá trị gia tăng

PU Polyurethane

EVA Ethylene-Vinyl Acetate

TPU Thermoplastic Polyurethane

Phr Part per hundred resin Tỷ lệ thành phần trên một trăm nhựa CaCO3 Calci carbonat

ADC Azodicarbonamide

TiO2 Titanium Dioxide

DCP Dicumyl Peroxide

SiO2 Silicon Dioxide

TiO2 Titanium Dioxide

ZnO Zinc Oxide

Trang 14

xii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng kích cỡ thông dụng 14

Bảng 2.2 Yêu cầu kỹ thuật của giày thể thao 16

Bảng 3.1 Định mức nguyên liệu của một đôi giày chạy bộ kích cỡ M8 18

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của nguyên liệu phần thân trên 19

Bảng 3.3 Thông số kỹ thuật của nguyên liệu lót giày 22

Bảng 3.4 Đơn pha chế cho phần đế giữa 23

Bảng 3.5 Thông số kỹ thuật của các nguyên liệu đế giữa 23

Bảng 3.6 Đơn pha chế cho phần đế ngoài của giày chạy bộ 24

Bảng 3.7 Thông số kỹ thuật nguyên liệu đế ngoài 25

Bảng 3.8 Thông số vật lý của nhựa EVA 27

Bảng 3.9.Thông số kỹ thuật nguyên liệu thành hình 30

Bảng 3.10 Thông số kỹ thuật nguyên liệu đóng gói 30

Bảng 5.1 Bảng thống kê số ngày nghỉ và làm việc trong năm 44

Bảng 5.2 Khối lượng trung bình của từng loại vật liệu thân trên theo lý thuyết 45

Bảng 5.3 Khối lượng trung bình của từng loại vật liệu phần đế theo lý thuyết 45

Bảng 5.4 Năng suất lý thuyết theo khối lượng (đơn vị: đôi) 46

Bảng 5.5 Tổng khối lượng của từng loại nguyên liệu theo lý thuyết 46

Bảng 5.6 Tỷ lệ hao hụt dự tính của quy trình sản xuất giày chạy bộ 48

Bảng 5.7 Khối lượng thực tế của nguyên liệu cho quy trình thành hình, đóng gói 48

Bảng 5.8 Năng suất thực tế theo khối lượng (đơn vị đôi) 48

Bảng 5.9 Tỷ lệ hao hụt dự tính của quy trình sản xuất phần thân trên và lót giày 50

Bảng 5.10 Khối lượng nguyên liệu thực tế của phần thân trên và lót giày 50

Bảng 5.11 Tỷ lệ hao hụt dự tính của quy trình sản xuất phần đế giữa 50

Bảng 5.12 Khối lượng nguyên liệu thực tế của phần đế giữa 51

Bảng 5.13 Tỷ lệ hao hụt dự tính của quy trình sản xuất phần đế ngoài 51

Bảng 5.14 Khối lượng nguyên liệu thực tế của phần đế ngoài 52

Bảng 5.15 Tổng khối lượng thực tế của từng nguyên liệu 52

Bảng 6.1 Thông số kỹ thuật máy chặt nguyên liệu 54

Bảng 6.2 Thông số kỹ thuật máy no-sew 55

Bảng 6.3 Thông số kỹ thuật máy thêu tự động 56

Bảng 6.4 Thông số kỹ thuật máy may tự động 57

Bảng 6.5 Thông số kỹ thuật máy may đế trụ 58

Bảng 6.6 Thông số kỹ thuật máy may labang 59

Bảng 6.7 Thông số kỹ thuật hệ thống máy hỗn luyện 61

Bảng 6.8 Thông số kỹ thuật hệ thống máy ép đùn và máy ép đúc khuôn 62

Bảng 6.9 Thông số kỹ thuật băng chuyền ổn định đế giữa 63

Trang 15

xiii

Bảng 6.10 Thông số kỹ thuật máy hỗn luyện 64

Bảng 6.11 Thông số kỹ thuật máy nhiệt luyện 65

Bảng 6.12 Thông số kỹ thuật máy chặt nguyên liệu 66

Bảng 6.13 Thông số kỹ thuật máy ép đúc khuôn 67

Bảng 6.14 Thông số kỹ thuật máy lạng 68

Bảng 6.15 Thông số kỹ thuật băng chuyền rửa đế giày 69

Bảng 6.16 Thông số kỹ thuật máy sấy đế giày 70

Bảng 6.17 Thông số kỹ thuật băng chuyền thành hình đế giày 71

Bảng 6.18 Thông số kỹ thuật máy ép đế giày 72

Bảng 6.19 Thông số kỹ thuật băng chuyền thành hình 73

Bảng 6.20 Thông số kỹ thuật máy hấp hơi nước mũi giày 74

Bảng 6.21 Thông số kỹ thuật máy định hình mũi giày 75

Bảng 6.22 Thông số kỹ thuật máy định hình gót giày 75

Bảng 6.23 Thông số kỹ thuật máy đánh dấu đế giày 76

Bảng 6.24 Thông số kỹ thuật máy ép đế giày 77

Bảng 6.25 Thống số kỹ thuật cân điện tử 78

Bảng 6.26.Thống số kỹ thuật cân điện tử 79

Bảng 6.27.Thống kê số lượng thiết bị cho sản xuất 79

Bảng 7.1 Diện tích chiếm chỗ của các thiết bị trong khu sản xuất đế 83

Bảng 7.2 Diện tích chiếm chỗ của các thiết bị trong khu sản xuất thân trên 84

Bảng 7.3 Quy cách đóng gói nguyên liệu cho quá trình sản xuất thân trên, đóng gói và lót giày 86

Bảng 7.4 Khối lượng nguyên liệu nguyên liệu cho quá trình sản xuất thân trên, đóng gói và lót giày 1 tháng 86

Bảng 7.5 Quy cách đóng gói nguyên liệu cho quá trình sản xuất đế và thành hình 87

Bảng 7.6 Khối lượng nguyên liệu cho quá trình sản xuất đế, thành hình 1 tháng 88

Bảng 7.7 Diện tích của khu vực hành chính 89

Bảng 7.8 Diện tích của các công trình phụ 90

Bảng 7.9 Tổng kết diện tích của các công trình 92

Bảng 8.1 Bảng bố trí nhân viên sản xuất gián tiếp 95

Bảng 8.2 Bảng bố trí nhân viên sản xuất trực tiếp 95

Bảng 9.1 Giá trị các đại lượng chiếu sáng cửa sổ 98

Bảng 9.2 Giá trị các đại lượng chiếu sáng cửa trời 98

Bảng 9.3 Quang thông của các khu vực chiếu sáng 99

Bảng 9.4 Thông số kỹ thuật của đèn LED nhà xưởng 250W 100

Bảng 9.5 Thông số kỹ thuật của đèn LED thanh 36W 100

Bảng 9.6.Thông số kỹ thuật của đèn LED cao áp 150W 101

Trang 16

xiv

Bảng 9.7 Số bóng đèn sử dụng cho từng khu vực 101

Bảng 9.8 Công suất tiêu thụ của các loại bóng đèn 102

Bảng 9.9 Thống kê điện năng tiêu thụ của các thiết bị 103

Bảng 9.10 Bảng định mức lượng nước sử dụng trực tiếp cho sản xuất 104

Bảng 9.11 Bảng định mức lượng nước dùng để làm mát máy móc, thiết bị 105

Bảng 9.12 Bảng thông số kỹ thuật của bồn nước 107

Bảng 9.13.Bảng thông số kỹ thuật của máy bơm nước 107

Bảng 9.14 Danh sách các thiết bị cung cấp, dự trữ nước 107

Bảng 10.1 Bảng lương nhân viên trong một tháng 108

Bảng 10.2 Bảng diện tích và chi phí xây dựng của công trình nhà thép tiền chế 109

Bảng 10.3 Bảng diện tích và chi phí xây dựng của công trình nhà dân dụng 109

Bảng 10.4 Bảng chi phí xây dựng trong nhà máy 109

Bảng 10.5 Bảng chi phí của máy móc, thiết bị 110

Bảng 10.6 Bảng tổng vốn đầu tư cho máy móc thiết bị 111

Bảng 10.7 Tổng vốn đầu tư cố định 111

Bảng 10.8 Chi phí dự trữ nguyên liệu cho 1 tháng 111

Bảng 10.9 Tổng vốn đầu tư lưu động cho 1 tháng 112

Bảng 10.10 Chi phí nguyên liệu cho từng loại sản phẩm 113

Bảng 10.11 Chi phí năng lượng cho từng loại sản phẩm 113

Bảng 10.12 Chi phí lương cho từng loại sản phẩm 114

Bảng 10.13 Tổng chi phí trực tiếp cho từng loại sản phẩm 114

Bảng 10.14 Chi phí lương cho từng loại sản phẩm 114

Bảng 10.15 Chi phí khấu hao cho từng loại sản phẩm 114

Bảng 10.16 Tổng chi phí gián tiếp cho từng loại sản phẩm 115

Bảng 10.17 Tổng lãi vay ngân hàng cho từng loại sản phẩm 115

Bảng 10.18 Tổng lương cho nhân sự còn lại cho từng loại sản phẩm 115

Bảng 10.19 Tổng chi phí khác cho từng loại sản phẩm 115

Bảng 10.20 Tổng các chi phí ảnh hưởng tới giá sản phẩm 115

Bảng 10.21 Giá bán thực tế của mỗi sản phẩm 116

Bảng 10.22 Doanh thu hàng năm của mỗi sản phẩm 116

Bảng 10.23 Tổng kết doanh thu và chi phí của nhà máy 117

Trang 17

xv

DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Hình minh họa về các dòng giày thể thao 1

Hình 1.2 Dòng thời gian ra đời của các mẫu giày thể thao tiêu biểu 2

Hình 1.3 Dòng thời gian ra đời của những thương hiệu lớn 2

Hình 1.4 Doanh thu của các thương hiệu nổi tiếng [5] 3

Hình 1.5 Quy mô thị trường thị trường giày thể thao theo từng khu vực 4

Hình 1.6 Doanh thu thuần của các doanh nghiệp giày thể thao tại Việt Nam 5

Hình 1.7 Số lượng cửa hàng của các doanh nghiệp giày thể thao tại Việt Nam 6

Hình 1.8 Tỷ trọng giày và quần áo thể thao của Nike theo nơi sản xuất 7

Hình 1.9 Tỷ lệ phân bố nơi sản xuất giày dép tại Việt Nam 10

Hình 1.10 Bản đồ vị trí Khu Công Nghiệp Long Hậu và tiện ích xung quanh 11

Hình 2.1 Sản phẩm thực tế 14

Hình 2.2 Cấu tạo của giày chạy bộ 15

Hình 4.1 Sơ đồ tổng quát quy trình sản xuất giày chạy bộ 32

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phần thân trên và phần đế của giày chạy bộ 33

Hình 4.3 Quá trình chặt nguyên liệu 34

Hình 4.4 Quá trình may thêu 35

Hình 4.5 Bên trái: may bằng máy tính, bên phải: may bằng tay 35

Hình 4.6 Quá trình no-sew 36

Hình 4.7 Định hình gót giày 36

Hình 4.8 May lớp lót bên dưới 37

Hình 4.9 Vô khuôn định hình 37

Hình 4.10 Quy trình hỗn luyện 39

Hình 4.11 Quy trình của máy ép đùn 39

Hình 4.12 Quy trình của máy ép khuôn 40

Hình 4.13 Quy trình sản xuất phần đế ngoài 41

Hình 4.14 Quy trình xếp hộp giấy 43

Hình 4.15 Kích cỡ của giày phải trùng với tem kích cỡ trên hộp giấy 43

Hình 4.16 Sản phẩm hoàn chỉnh được đưa vào thùng 43

Hình 5.1 Sơ đồ quy trình sản xuất giày chạy bộ kèm tỷ lệ hao hụt 47

Hình 5.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phần thân trên và phần đế kèm tỷ lệ hao hụt 49

Hình 6.1 Máy chặt nguyên liệu XCLL2-250 55

Hình 6.2 Máy no-sew PL-6003 56

Hình 6.3 Máy thêu tự động WY908CH 57

Hình 6.4 Máy may tự động ZY3020J 58

Hình 6.5 Máy may đế trụ ZY9910 59

Hình 6.6 Máy may labang ZY600-LB 60

Trang 18

xvi

Hình 6.7 Hệ thống máy hỗn luyện MD-120/55L 62

Hình 6.8 Hệ thống máy ép đùn và máy ép đúc khuôn EK3-8E2 63

Hình 6.9 Băng chuyền ổn định đế giữa JL-008 64

Hình 6.10 Máy hỗn luyện XK-400 65

Hình 6.11 Máy nhiệt luyện XKJ-250 66

Hình 6.12 Máy chặt nguyên liệu XQL-660 67

Hình 6.13 Máy ép đúc khuôn với mã TZ-6S 68

Hình 6.14 Máy lạng BD-208A 69

Hình 6.15 Băng chuyền rửa đế giày SD-RB2400 70

Hình 6.16 Máy sấy đế giày SD-937 71

Hình 6.17 Băng chuyền thành hình đế giày SD-957NIR 72

Hình 6.18 Máy ép đế giày KK-SL001 73

Hình 6.19 Băng chuyền thành hình giày KK-AN13 74

Hình 6.20 Máy hấp hơi nước mũi giày KK-SS006 74

Hình 6.21.Máy định hình mũi giày KK-ZT-A01 75

Hình 6.22 Máy định hình gót giày KK-SS08 76

Hình 6.23 Máy đánh dấu đế giày KK-AD-MM001 77

Hình 6.24 Máy ép đế giày KK-SL001 78

Hình 7.1 Cách bố trí các khu vực trong nhà máy 83

Hình 7.2 Phối cảnh của khu vực sản xuất đế 84

Hình 7.3 Phối cảnh của khu vực sản xuất thân trên 85

Hình 7.4 Bước cột của nhà thép tiền chế 91

Hình 7.5 Nhịp nhà của nhà thép tiền chế 91

Hình 8.1 Sơ đồ tổ chức của nhà máy 93

Trang 19

xvii

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực hiện luận văn “Thiết kế nhà máy sản xuất giày thể thao với năng suất 900.000 đôi/năm”, em đã tìm hiểu được khái quát quy trình sản xuất, tiếp thu được lượng kiến thức thực tế cũng như đã thiết kế hoàn chỉnh nhà máy sản xuất giày thể thao

Trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy cô trong Khoa Khoa Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hồ Chí Minh đã hướng dẫn, giúp đỡ

em nhiệt tình, chu đáo trong suốt thời gian đại học Từ đó, em có thể tự tin và bản lĩnh hơn với nhũng kiến thức chuyên môn tích góp được trong suốt quá trình học tập tại trường để trở thành một kỹ sư polymer

Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị Lê Thanh - Khoa Công Nghệ Vật Liệu - Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM đã dành thời gian quý báu của Cô để hướng dẫn em tận tình Trong thời gian thực hiện luận văn, không

ít lần em đã mắc phải nhiều sai sót nhưng Cô luôn tận tình hướng dẫn, sửa lỗi để bài luận văn được hoàn thiện hơn Em xin chúc cho Cô và gia đình luôn vui vẻ và dồi dào sức khỏe, chúc cho con đường sự nghiệp của cô sẽ thành công hơn

Cuối cùng, là một lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em có thể hoàn thành được luận này Chúc cho gia đình, bạn bè của em luôn mạnh khỏe, hành phúc

Trong thời gian làm luận văn, với vốn kiến thức và kỹ năng còn hạn chế của em nên sai sót là không thể tránh khỏi Em kính mong quý thầy cô thông cảm và em rất hy vọng sẽ nhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn về nội dung lẫn hình thức bài luận văn này và giúp em có thêm kinh nghiệm có thể áp dụng trong công việc sau này

Em xin chân thành cảm ơn các quý thầy cô

Sinh viên Nguyễn Hữu Nghĩa

Trang 20

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về giày thể thao [1]

Giày thể thao, tiếng anh là “Sneakers”, bắt nguồn từ động từ “sneak” có nghĩa là di chuyển mà người khác không hay biết Cấu trúc đặc trưng và khác biệt nhất của giày thể thao là có phần đế làm từ chất liệu cao su và phần thân trên làm từ các chất liệu tổng hợp như: da tổng hợp, vải tổng hợp, các loại sợi tổng hợp, nên phát ra ít tiếng động khi di chuyển Giày thể thao hướng đến sự thoải mái, linh hoạt, bền bỉ và sự đa dạng trong mục đích sử dụng như: đi bộ, chạy bộ, trượt ván , và sử dụng hằng ngày Giày thể thao đã trở thành một sản phẩm giày dép được ưa chuộng bởi tính đa dụng và tính thời trang

Hình 1.1 Hình minh họa về các dòng giày thể thao

Nguồn gốc của giày thể thao bắt nguồn nhờ vào công lao của nhà khoa học người Mỹ Charles Goodyear khi ông sáng tạo ra cao su lưu hóa vào năm 1839 Từ đó công nghệ này đã được áp dụng vào ngành công nghiệp giày dép và cho tới những năm 1870, người ta bắt đầu sử dụng những đôi giày với phần đế làm từ chất liệu cao su, phần thân trên làm bằng vải nhưng không có dây giày và không phân biệt bên trái hay phải Đặc điểm nổi bật của loại giày này là êm ái, thoải mái và nhanh khô nên được sử dụng khi đi biển và sau đó được sử dụng rộng rãi hơn trong các môn thể thao vì những tính chất đặc trưng và phù hợp của chúng Năm 1892, công ty U.S Rubber Company đã ra mắt dòng một dòng giày mới với sự cải tiến về mọi mặt từ, được gọi là Keds Họ bắt đầu thương mại hóa và sản xuất hàng loạt dòng giày này vào những năm 1910 và cái tên giày thể thao - tên tiếng anh là “Sneakers” - được ra đời Sau đó, hàng loạt nhãn hàng đã được thành lặp như Converse, adidas, Puma với những thiết kế riêng của mình, đạt được những thành công ngay lập tức và trở thành những nhãn hàng lớn cho tới ngày nay Khi đó, các nhãn hàng này tập trung sản xuất và quảng cáo dòng giày

Trang 21

2

này với mục đích sử dụng duy nhất là thể thao Cho tới những năm 1950, người ta bắt đầu kết hợp giày thể thao với trang phục hàng ngày, mở ra một chương mới cho dòng giày này Việc sử dụng giày thể thao hàng ngày rất phù hợp vì sự êm ái, thoải mái và độc đáo khi so với các loại giày dép lúc bấy giờ Càng nhiều nhãn hàng sản xuất giày thể thao được thành lập và cả những nhãn hàng thời trang thuần túy đã bắt đầu sản xuất các dòng giày thể thao riêng Vì thế giày thể thao không chỉ được sử dụng duy nhất cho các hoạt động thể chất mà còn là một món đồ thời trang, là một biểu tượng,

là một văn hóa riêng và một phần không thể thiếu của văn hóa thế giới [2]

Hình 1.2 Dòng thời gian ra đời của các mẫu giày thể thao tiêu biểu

Hình 1.3 Dòng thời gian ra đời của những thương hiệu lớn

Chức năng chính của giày thể thao cũng như giày dép nói chung là để bảo vệ bàn chân khỏi những tác động bên ngoài khi di chuyển Ngoài ra giày thể thao còn có nhiều chức năng khác như cung cấp sự thoải mái, hỗ trợ, tăng hiệu suất khi tham gia các

Trang 22

3

hoạt động thể chất và là một món phụ kiện mang tính thời trang Với mỗi chức năng khác nhau đi kèm với thiết kế, cấu trúc, nguyên liệu khác liệu khác nhau

1.2 Thị trường tiêu dùng giày thể thao trên thế giới

Quy mô thị trường giày dép toàn cầu được định giá 387,74 tỷ USD (năm 2022) và dự kiến đạt 543,9 tỷ USD (năm 2030), tốc độ tăng trưởng kép 4,3% từ năm 2022 – 2030 [3] Còn quy mô thị trường giày thể thao toàn cầu được định giá 85,54 tỷ USD (năm 2022), tốc độ tăng trưởng kép 5,2% từ năm 2022 - 2030 [4]

Dựa vào thống kê này, thị trường giày dép toàn cầu lớn hơn nhiều so với thị trường giày thể thao xét về tổng doanh thu Tuy nhiên, thị trường giày thể thao đang phát triển nhanh hơn, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm dự kiến là 5,2% so với 4,3% của thị trường giày dép Điều này cho thấy thị trường giày thể thao là phân khúc đang phát triển nhanh và có tiềm năng sinh lời cao trong ngành công nghiệp giày dép nói chung Ngoài ra, thị trường giày thể thao có những đặc điểm và xu hướng độc đáo, chẳng hạn như văn hóa giày thể thao và thị trường bán lại

Thị trường tiêu dùng giày thể thao là thị trường có tính cạnh tranh rất cao, với những công ty lớn như Nike, Adidas, Puma, là những kẻ thống trị Các công ty này liên tục đổi mới, áp dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến để đánh bại đối thủ

Hình 1.4 Doanh thu của các thương hiệu nổi tiếng [5]

Lí do giúp thị trường giày thể thao toàn cầu có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây là sự phổ biến của trang phục thể thao, nhận thức của người tiêu dùng về sức khỏe và thể hình, cũng như nhu cầu với giày dép thời trang và tiện dụng

Văn hóa giày thể thao đã phát triển qua nhiều năm và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa đại chúng Các “sneakerhead”, còn gọi là những người đam mê sưu tập giày thể thao luôn sẵn sàng trả giá cao cho những đôi giày phiên bản hiếm và giới hạn Do đó, việc bán lại giày thể thao đã trở thành một ngành kinh doanh béo bở, không ít người người đã kiếm được lợi nhuận đáng kể từ việc mua và bán lại những đôi giày thể thao được săn đón Do đó, thị trường bán lại giày thể thao toàn cầu được định giá 6 tỷ USD (năm 2019) và dự kiến sẽ đạt 51,2 tỷ USD vào năm 2032, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 16,4% từ năm 2020 – 2032 [6]

Trang 23

4

Nhìn chung, thị trường giày thể thao là một ngành năng động và không ngừng phát triển, đồng thời chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm xu hướng thời trang, sở thích cá nhân, sự khác biệt của mỗi khu vực và tiến bộ công nghệ

Thị trường giày thể thao bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt của mỗi khu vực do sở thích và thói quen mua hàng khác nhau Hiện tại, Bắc Mỹ và Châu Âu là thị trường lớn nhất, đồng thời Châu Á là một thị trường đang nổi với những tiềm năng lớn Cụ thể, thị trường giày thể thao Bắc Mỹ được định giá 34,4 tỷ USD (năm 2019) và dự kiến sẽ đạt 39,2 tỷ USD vào năm 2024, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 2,6% từ năm 2019 -

2024 Thị trường giày thể thao châu Âu được định giá 18,5 tỷ USD (năm 2019) và dự kiến sẽ đạt 21,2 tỷ USD vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 2,3% từ năm

2020 - 2025 Thị trường giày thể thao Châu Á Thái Bình Dương dự kiến có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 8,5% từ năm 2021 - 2028, do nhu cầu ngày càng tang đến

từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ [4]

Khu vực Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ thống trị thị trường giày thể thao toàn cầu trong những năm tới Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ dự kiến là quốc gia đóng góp chính vào sự tăng trưởng, do dân số đông, mức thu nhập và mức sống được tăng cao và sự quan tâm đối với các sản phẩm thể dục, thể hình

Hình 1.5 Quy mô thị trường thị trường giày thể thao theo từng khu vực

Sắp tới, thị trường giày thể thao toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự phát triển của thương mại điện tử và sự phổ biến tăng cao của giày thể thao tại các thị trường mới nổi Thị trường này có khả năng bị ảnh hưởng bởi các công nghệ mới như

in 3D và quy trình sản xuất bền vững Khi nhận thức của người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường hơn, các thương hiệu sẽ phải đầu

tư vào việc phát triển giày thể thao đáp ứng được nhu cầu này

Trang 24

5

1.3 Thị trường tiêu dùng giày thể thao tại Việt Nam

Thị trường giày thể thao Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với dân số trẻ và sự quan tâm về thời trang tăng cao nên luôn yêu cầu các phong cách và xu hướng thời trang mới nhất Ngoài ra tầng lớp trung lưu lớn với thu nhập khả dụng ngày càng tăng, khiến nơi đây trở thành thị trường hấp dẫn cho các thương hiệu quốc tế đang tìm cách

mở rộng phạm vi tiếp cận toàn cầu

Thị trường trong nước đang chứng kiến sự phát triển của các thương hiệu và nhà bán

lẻ trong nước, với các công ty như Biti's, Ananas, và đang trở thành những cái tên lớn trên thị trường Các công ty này với điểm mạnh là cung cấp nhiều loại giày thể thao hợp thời trang với giá cả phải chăng rất thu hút người tiêu dùng Việt Nam

Hình 1.6 Doanh thu thuần của các doanh nghiệp giày thể thao tại Việt Nam

Thị trường giày dép Việt Nam được định giá 19,17 tỷ USD (năm 2022) và dự kiến sẽ đạt 38,7 tỷ USD vào năm 2031, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm 8,1% từ năm 2022 –

2031 [7] Giày thể thao là một phần quan trọng của thị trường giày dép Việt Nam, với doanh số bán hàng tăng nhanh hơn so với giày phi thể thao, nhiều người tiêu dùng trẻ

đã và đang lựa chọn giày thể thao cho các hoạt động thể thao và sinh hoạt hàng ngày Một trong những yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường giày thể thao ở Việt Nam là sự quan tâm đối với thể thao và rèn luyện sức khỏe Càng có nhiều nguời tham gia các môn thể thao, dẫn đến nhu cầu đối với giày thể thao tăng mạnh Ngoài ra, văn hóa giày thể thao trên toàn cầu đã có tác động đáng kể đến giới trẻ Việt Nam khiến nhiều người muốn thể hiện cá tính và gu thời trang thông qua giày dép

Các thương hiệu giày thể thao quốc tế đã xuất hiện rộng rãi hơn tại Việt Nam, với nhiều cửa hàng được mở đồng thời hợp tác với các nhà bán lẻ trong nước để tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn Một số thương hiệu giày thể thao phổ biến nhất tại Việt Nam bao gồm Nike, Adidas, Converse,

Trang 25

6

Hình 1.7 Số lượng cửa hàng của các doanh nghiệp giày thể thao tại Việt Nam

Sự phát triển của thương mại điện tử tác động đáng kể đến thị trường giày thể thao trong nước, với doanh số bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số bán hàng Năm 2020, giày dép là một trong ba mặt hàng được quan tâm nhiều nhất trên các trang thương mại điện tử [8]

Một trong những thách thức mà thị trường trong nước phải đối mặt là tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan Những sản phẩm này có mặt ở nhiều chợ, cửa hàng trên khắp

cả nước khiến người tiêu dùng khó nhận biết hàng chính hãng hay không Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã thực hiện các bước để trấn áp các sản phẩm giả mạo, với việc tăng cường các hình phạt và nỗ lực thực thi [9]

1.4 Thị trường sản xuất giày thể thao [10]

Theo thống kê, thị trường sản xuất giày dép thế giới tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm 2,2% từ năm 2010 – 2019 Năm 2020, đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất giày dép thế giới, với tổng sản lượng giảm 15,8% (tương đương gần 4 tỷ đôi giày) so với năm 2019, đạt 20,5 tỷ đôi Bất chấp tác động của COVID-19, sự phân bố địa lý của thị trường này không bị ảnh hưởng, tập trung ở châu Á và cứ 10 đôi giày làm ra thì có tới 9 đôi được sản xuất tại đây - chiếm 87% tổng sản lượng giày dép thế giới Tiếp theo là Nam Mỹ chiếm 4,6%, châu Âu chiếm 3,2%, châu Phi chiếm 3,1%, Bắc Mỹ chiếm 1,5%

Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu da giày với khoảng 1,2 tỷ đôi giày trong năm 2020, chiếm 10,2% Đứng thứ nhất là Trung Quốc với 7,4 tỷ đôi giày được xuất khẩu và chiếm 61,1% Theo thống kê gần nhất cho biết thị phần xuất khẩu da giày của Việt Nam đã tăng 8,2%, từ 2% lên 10,2% còn Trung Quốc đã giảm 12%, từ 73,1% xuống 61,1% từ năm 2011 – 2020 [11]

Đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép tại, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam đang được hưởng lợi từ việc các nhà sản xuất giày dép đang chuyển các hoạt động sản xuất ra

Trang 26

7

khỏi Trung quốc vì các lí do về chính trị, chính sách của nhà nước và mức lương đang tăng của người lao động Ví dụ, hai nhãn hàng giày thể thao lớn là Nike và adidas đang hợp tác với nhiều công ty sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu tại Việt Nam, cụ thể Nike đã hợp tác với 100 doanh nghiệp và adidas đã khẳng định Việt Nam sẽ là khu vực sản xuất chính với 40 -50% lượng giày thể thao của 2 hãng này được sản xuất tại Việt Nam năm 2020 Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế từ việc kí kết những hiệp định kinh tế quốc tế như EVFTA, với các chính sách hợp lí đang thu hút càng nhiều các nhãn hàng quốc tế tới đầu tư

Hình 1.8 Tỷ trọng giày và quần áo thể thao của Nike theo nơi sản xuất

1.5 Lựa chọn năng suất nhà máy

1.5.1 Tiềm năng phát triển thị trường giày thể thao trên thế giới

Với dự đoán về sự tăng trưởng trong quy mô và giá trị của thị trường giày thể thao ở trên cho thấy nhu cầu sử dụng giày thể thao trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tăng cao vì nhiều yếu tố hỗ trợ như dân số không ngừng tăng, nhu cầu tham gia các hoạt động thể thao và ăn mặc thời trang tăng cùng nhiều yếu tố khác

Tổng dân số của thế giới năm 2021 là 7,9 tỉ người và được dự đoán sẽ đạt 9,7 tỉ người vào năm 2050 [12] Các hoạt động thể dục thể thao đang trở thành hoạt động thiết yếu nhất là sau đại dịch COVID-19, vì thế con người sẽ tham gia các hoạt động thể thao với tuần suất cao hơn Đồng thời các nhãn hàng không ngừng phát triển và quảng cáo sản phẩm mới có ngoại hình, chúc năng, công nghệ tiên tiến để tiếp cận người tiêu dùng Với thu nhập và chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua sắm nhiều hơn để phục vụ nhu cầu cá nhân Cùng sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử, đây là một tác nhân khiến người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn với sự tiện dụng, nhanh chóng và nhiều ưu đãi Ngoài ra, mạng xã hội đang được sử dụng rộng rãi nên các xu hướng thời trang, thể thao được tiếp cận nhanh chóng làm tăng nhu cầu mua sắm của con người

Trang 27

8

1.5.2 Tiềm năng phát triển thị trường giày thể thao tại Việt Nam

Việt nam có nhiều tiềm năng để phát triển thị trường giày thể thao như dân số đông với thành phần dân số trẻ cao, thu nhập và mức sống trung bình ngày càng tăng, thị trường mới non trẻ, sự quan tâm về sức khỏe và thể hình tăng, sự hấp thụ văn hóa giày thể thao và những xu hướng thời trang thế giới, các kênh phân phối đa dạng cùng với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và độ bền

Việt Nam có dân số khoảng 99 triệu người (năm 2023), là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới Dân số Việt Nam tăng ổn định với tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,05% từ năm 2010 - 2020 Cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam tương đối trẻ với độ tuổi trung vị là 32 tuổi Năm 2020, những người dưới 35 tuổi chiếm hơn 70% tổng dân số Nhóm tuổi tiềm năng nhất là những người từ 25 đến 29 tuổi, chiếm khoảng 9,4% dân

số [13] Những người trẻ đang quan tâm nhiều hơn về thời trang và các xu hướng, đồng thời họ rất năng động trên các mạng xã hội nên việc tìm hiểu và tiếp thu các văn hóa giày thể thao là rất nhanh Đây cũng là đối tượng tiêu dùng chính cho mặt hàng giày thể thao tại Việt Nam

Việt Nam có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong những năm gần đây, với mức tăng trưởng GDP trung bình trên 6% hàng năm từ năm 2015 - 2019 Điều này dẫn đến sự gia tăng thu nhập và sức mua của người tiêu dùng Việt Nam, cùng với nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tăng cao đặc biệt sau đại dịch COVID-19, góp phần vào

sự tăng trưởng của thị trường giày thể thao

1.5.3 Lựa chọn năng suất nhà máy phù hợp

Với những lợi thế đặc trưng của thị trường sản xuất giày thể thao tại Việt Nam, các nhãn hàng quốc tế đang đặt nhiều sự quan tâm tới việc sản xuất trong nước ta Vì thế, việc xây dựng một nhà máy sản xuất giày thể thao để đón đầu các đơn hàng đến từ các nhãn hàng nước ngoài là có cơ sở và là một xu hướng trong tương lai

Mục đích xây dựng nhà máy chính là hợp tác sản xuất với những nhãn hàng giày thể thao lớn của thế giới như Nike, adidas, Puma, đồng thời sản xuất các mẫu giày riêng của nhà máy với năng suất hàng năm là 900.000 đôi Việc đưa ra con số năng suất đó dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:

• Trung bình một dây chuyền lắp ráp giày thể thao có sản lượng 1500 - 1700 đôi mỗi ca, nhà máy sẽ có một dây chuyền với 300 ngày làm việc mỗi năm

• Trong năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 tỷ đôi giày dép nói chung với

2200 doanh nghiệp sản xuất giày dép lớn nhỏ Tuy không có con số chính xác cho giày thể thao nhưng sản lượng trung bình của các công ty xuất khẩu giày thể thao giao động từ vài triệu đôi một năm

Trang 28

9

• Ngoài ra, là một công ty sản xuất non trẻ thì đây là con số năng suất an toàn và

dễ dàng tăng lên trong tương lai với việc tăng thời gian sản xuất, số lượng nhân công, số luợng dây chuyền lắp ráp để đáp ứng yêu cầu của đối tác

1.5.4 Lựa chọn sản xuất sản phẩm trong nhà máy

Hiện tại có rất nhiều loại giày thể thao phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau tuy nhiên nhà máy sẽ lựa chọn và tập trung sản xuất dòng giày chạy bộ

Chạy bộ là một môn thể thao không đòi hỏi quá nhiều về mặt kỹ năng, dụng cụ hỗ trợ ngoài ra còn được chứng mình là một môn thể thao có hiệu quả cao trong việc tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần, cải thiện vóc dáng, phù hợp cho mọi lứa tuổi và giới tính Vì thế giày chạy bộ luôn là dòng giày thể thao phổ biến nhất, có số doanh thu lớn trên thị trường và nhà máy sẽ kỳ vọng nhiều đơn đặt hàng

1.6 Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy

1.6.1 Nguyên tắc lựa chọn địa điểm xây dựng

Chọn lựa địa điểm xây dựng nhà máy là một trong những quyết định quan trọng trong quá trình đầu tư và phát triển của doanh nghiệp trước khi đi vào hoạt động Bởi vì địa điểm có thể quyết định sự thành công hoặc thất bại của nhà máy vì những yếu tố tác động trực tiếp và không thể thay đổi khi đã tiến hành xây dựng Vì vậy khi lựa chọn địa điểm cho nhà máy cần phải quan tâm tới các yếu tố sau:

• Tiếp cận lao động: Địa điểm có nguồn lao động lớn giúp nhà máy dễ dàng tuyển dụng lao động Nếu có thể tiếp cận lao động lành nghề sẽ giúp giảm chi phí đào tạo và tăng năng suất

• Gần nguyên liệu thô: Vị trí gần các nhà cung cấp nguyên liệu thô, có thể giúp nguồn cung cấp ổn định, giảm chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, giúp nhà máy hoạt động hiệu quả hơn và giảm chi phí

• Giao thông vận tải và logistic: Vị trí có khả năng tiếp cận thuận tiện với các đường chính, sân bay và cảng biển, có thể vận chuyển hàng hóa thuận lợi và giảm chi phí vận chuyển

• Chính sách kinh tế và pháp lý: Các yếu tố như ưu đãi thuế và các quy định liên quan đến sản xuất tại ví trí ảnh hưởng trực tiếp tới nhà máy

• Chi phí: chi phí kinh doanh bao gồm giá thuê hoặc mua bất động sản, mức thu nhập của lao động, chi phí cơ sở hạ tầng

• Cơ sở hạ tầng: vị trí lựa chọn phải cung cấp đủ và ổn định các nguồn năng lượng như nước, điện Nên ưu tiên các vị trí trong khu công nghiệp, khu chế xuất, vì đã được quy hoạch để đảm bảo nguồn năng lượng, an ninh trật tự xã hội, thời gian hoạt động ổn định và lâu dài

• Yếu tố tự nhiên: địa điểm có các yếu tố môi trường thuận lợi như: khí hậu, thời tiết, địa hình thuận lợi, bằng phẳng

Trang 29

10

1.6.2 Địa điểm xây dựng

Từ những phân tích ở trên, việc lựa chọn đặt nhà máy trong khu công nghiệp, ở khu vực phía nam cụ thể là khu vực thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tỉnh lân cận là lựa phù hợp nhất Nhà máy sẽ được đặt trong khu công nghiệp Long Hậu vì nơi đây có thể đáp ứng tốt những yêu cầu đã đề ra ngoài ra còn có một số lợi ích khác như:

Đến năm 2022, trong nước có 2200 doanh nghiệp liên quan tới ngành giày dép và chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi đây tập trung lượng lớn các doanh

nghiệp, người lao động, cùng với cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông được phát triển tốt

và khu vực miền Nam chính là đồng bằng lớn nhất của nước ta Tuy nhiên chi phí kinh doanh như giá thuê đất, giá cơ sở vật chất và mức thu nhập của người lao động khá cao Vì thế đặt nhà máy tại các tỉnh xung quanh thành phố Hồ Chí Minh sẽ hợp lí hơn khi vừa có được những đặc điểm được hưởng lợi từ thành phố Hồ Chí Minh đồng thời chi phí kinh doanh và thu nhập của người lao động thấp hơn

Hình 1.9 Tỷ lệ phân bố nơi sản xuất giày dép tại Việt Nam

Đặc biệt tỉnh Long An, nhờ nằm tiếp giáp giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ nên được thiên nhiên ưu ái thuận lợi để phát triển kinh tế: ít sông rạch nhỏ, đất tương đối cao, khí hậu ôn hòa, và có hệ thống đường kết nối dày đặc như Quốc Lộ 1A, 50, 62, nên Long An còn được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp và dịch

vụ lớn nhất đồng bằng Sông Cửu Long tính đến thời điểm hiện tại

Khu công nghiệp Long Hậu được thành lập vào năm 2006 có tổng diện tích gần 500ha tọa lạc tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An [14]

Trang 30

Cách khu cảng Hiệp Phước 3km, cảng Cát Lái 25km

Cách đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (đang xây dựng) 5km

Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 25km

Cách sân bay quốc tế Long Thành (đang xây dựng) 35km

Cách khu đô thị Phú Mỹ Hưng 12 km, Chợ Bến Thành 19km

• Hạ tầng kỹ thuật [14]

Hệ thống giao thông nội bộ

Khu công nghiệp vừa có hệ thống đường bộ cùng hệ thống đường thủy nội khu:

o Tổng diện tích đường giao thông: 16,65ha bao gồm đường trung tâm rộng 45m và các đường khác rộng 25-35m

o Tổng diện tích cảng sông Kinh: 1,6ha cho phép tiếp cận tối đa bởi tàu 1000 tấn và xà lan 6000 tấn

Hệ thống cấp điện

Khu công nghiệp Long Hậu có hai nguồn cung cấp điện:

o Lưới điện quốc gia – Trạm Cần Giuộc 110KV/40MW,

Trang 31

12

o Trạm biến thế EVN 110/22KV - 37 MWA (nằm bên trong khu công

nghiệp), cung cấp điện áp nguồn: 22 KV với tần số: 50 Hz

Hệ thống điện trung thế được kéo đến tận ranh của khu đất, đáp ứng việc xây dựng nhà xưởng và cấp hạ thế cho công trình, đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện năng cho sinh hoạt, tham gia hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp

Hệ thống cấp nước

Hệ thống nước bên trong khu công nghiệp được sử dụng từ 2 nguồn nước:

o Nhà máy nước ngầm Long Hậu, công suất 10.000m³/ngày đêm

o Hệ thống cấp nước TP Hồ Chí Minh, công suất 15.000m³/ngày đêm

Hệ thống cấp nước từ 2 nguồn nước này đảm bảo cung cấp nước đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXD 33:2006)

Hệ thống xử lý nước thải

Nhà máy xử lý nước thải tập trung với diện tích 10.000 m² có nhiệm vụ xử lý nước thải đã được làm sạch sơ bộ từ các cơ sở sản xuất hoạt động trong khu công nghiệp với tổng công suất xử lý là 5000 m³/ngày

Dịch vụ bưu chính viễn thông

KCN Long Hậu hợp tác với Công ty Điện thoại Đông TPHCM (đầu số 028), các nhà đầu tư sẽ được cung cấp những dịch vụ về công nghệ viễn thông hiện đại nhất như: ADSL, cáp quang,

Hệ thống số điện thoại theo đầu số của TPHCM với 2 giải pháp truyền cho cáp hữu tuyến đồng và cáp quang, đảm bảo cho thông tin liên lạc luôn được thông suốt, giảm thiểu chi phí gọi liên tỉnh đến thành phố

1.6.3 Giá thuê đất và phí sử dụng hạ tầng [14]

Giá thuê đất: 4 USD/m2/tháng

Giá cung cấp điện (chưa bao gồm VAT)

• Giờ cao điểm: 1715 VND/KWH

• Giờ bình thường: 860 VND/KWH

• Giờ thấp điểm: 480 VND/KWH

Giá nước (chưa bao gồm VAT): 4000VND/m3

Trang 32

13

CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Giày chạy bộ là dòng giày phổ biến nhất trong các loại giày thể thao nói chung, được thiết kế dành cho hoạt động chạy bộ và các vận động thể chất khác Chúng liên tục phát triển, cải thiện để cung cấp cho người sử dụng sự thoải mái, sự hỗ trợ và bổ sung các tính năng để nâng cao trải nghiệm chạy bộ và giảm thiểu nguy cơ chấn thương Đồng thời phải thỏa mãn thị hiếu tiêu dùng của người dùng

2.1 Phân loại

Có nhiều cách phân loại giày chạy bộ, phù thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm thiết kế, mục đích sử dụng, giá bán, giới tính, chất liệu, kích cỡ

• Mục đích sử dụng:

Cụ thể: được thiết kế để hỗ trợ và bảo vệ bàn chân tối ưu cho từng loại hình chạy bộ,

điều kiện chạy bộ cụ thể

Đa dạng: được thiết kế để hỗ trợ và bảo vệ bàn chân trong nhiều hoạt động chạy bộ,

vận động thể chất khác nhau cũng như sử dụng hằng ngày Yếu tố thời trang, thoải mái, bền bỉ được ưu tiên

• Thiết kế:

Thiết kế dây giày: giày không có dây (slip-on), giày có dây vải, giày có dây làm từ

chất liệu sợi và được thắt bằng những dụng cụ chuyên dụng

Cổ giày: có cái loại chiều cao cổ giày như: cổ thấp, cổ trung bình và cổ cao

• Giá bán:

Giá thấp: có giá từ 20 USD tới 50 USD Thường sử dụng các vật liệu tổng hợp và cấu

trúc đơn giản nên độ thoải mái và bền bỉ tương đối thấp

Giá trung bình: có giá từ 50 USD tới 150 USD Thường sử dụng các vật liệu tốt hơn

và cấu trúc phức tạp hơn và thường có thêm những tính năng hỗ trợ và bảo vệ chân như đệm giày mềm và êm hơn, gót giày chắc chắn hơn,

Giá cao: có giá từ 150 USD tới 1000 USD Thường sử dụng các vật liệu cao cấp và

mới nhất như các vật liệu siêu nhẹ, sợi cacbon, Có độ hoàn thiện, hiệu năng sử dụng cao, bao gồm những sản phẩm được sản xuất giới hạn hoặc hợp tác với các nhân vật nổi tiếng

Luxury: có giá rất cao lên tới vài hoặc chục nghìn đô la Thường được sản xuất bới

các nhãn hàng luxury và là một món đồ chỉ ưu tiên tính thời trang chứ không sử dụng trong chạy bộ

• Giới tính: Có một số mẫu giày chỉ được sản xuất riêng cho phái nữ hoặc phái nam dựa trên sự khác nhau giữa cấu trúc cơ thể của hai giới tính

• Chất liệu: thường sử dụng nhiều loại vật liệu cho phần thân trên và phần đế phụ thuộc vào chủ ý của nhà sản xuất Các vật liệu cho phần thân trên phổ biến

Trang 33

14

như: vải cotton, vải tổng hợp, vải polyester, vải lưới, và các vật liệu cho phần

đế như: cao su lưu hóa, EVA foam, PU foam,

• Kích cỡ: Mỗi kích thước giày khác nhau sẽ tương ứng với một kích cỡ cụ thể

đã được quy định Hiện có bốn đơn vị kích cỡ phổ biến phù thuộc vào từng thị trường: US – thị trường Châu Mỹ, UK – thị trường Vương Quốc Anh, ER – thị trường Châu Âu và Châu Á, CM – dùng chung cho các thị trường

Bảng 2.1 Bảng kích cỡ thông dụng

2.2 Giày chạy bộ được sản xuất trong nhà máy

Dựa vào cách phân lọai ở trên cho thấy giày chạy bộ là dòng giày rất đa dạng và để đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường, nhà máy sẽ sản xuất giày chạy bộ với các tiêu chí bao gồm mục đích sử dụng đa dạng, trọng lượng nhẹ, êm ái và thoải mái khi sử dụng, độ bám đường tốt, tính thời trang, giá cả phù hợp cùng với một số tính năng hỗ trợ khi sử dụng Để đạt được các tiêu chí này, một đôi giày phải có cấu trúc, tính chất, yêu cầu kĩ thuật cụ thể

Trang 34

15

2.2.1 Cấu trúc của sản phẩm

Giày chạy bộ được chia làm 2 thành phần chính đó là phần thân trên và phần đế

• Phần thân trên ôm vừa vặn bàn chân người dùng để cung cấp sự bảo vệ, thoải mái và thông thoáng khi sử dụng Cấu trúc chính bao gồm mũi giày, hông giày, lưỡi gà, phần một phần tư phía sau, gót giày, lớp lót bên trong Vật liệu thường dùng là các vật liệu tổng hợp như: vải lưới, sợi đan, vải,

• Phần đế hấp thụ sốc và giảm tác động lên bàn chân khi hoạt động đồng thời cung cấp đủ độ ma sát trên các bề mặt và môi trường khác nhau Câu trúc bao gồm những thành phần chính là lót giày, đế giữa, đế ngoài

o Lót giày: cung cấp sự êm ái và kiểm soát độ ẩm và mùi hôi, thường làm từ vật liệu foam

o Phần đế giữa: cung cấp sự ổn định và tính linh hoạt, thường được làm từ vật liệu cao su tổng hợp

o Phần đế ngoài: cung cấp sự đền bỉ và độ ma sát, thường được làm từ vật liệu cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp

Hình 2.2 Cấu tạo của giày chạy bộ

2.2.2 Tính chất chung của sản phẩm

Một số đặc điểm và tính chất dòng giày này:

• Được thiết kế để sử dụng khi tham gia những hoạt động chạy bộ, với những những tính năng và đặc điểm riêng để tối ưu hiệu năng trong nhiều điều kiện, môi trường, nơi sử dụng cụ thể

• Có trọng lượng nhẹ với độ êm ái và thoải mái cao khi sử dụng

• Có nhiều kích cỡ và hình dáng đa dạng để phù hợp với nhiều dạng bàn chân khác nhau của người sử dụng

Mũi giày Hông giày Lưỡi gà

Trang 35

• Có các tính năng bảo vệ và hỗ trợ giúp giảm chấn thương, tăng hiệu suất

• Thời trang là một yếu tố rất quan trọng với nhiều màu sắc và kiểu dáng khác nhau, khiến chúng trở thành lựa chọn phổ biến cho cả trang phục thể thao và trang phục thường ngày

2.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm

Chạy bộ là môn thể thao vận động có cường độ hoạt động rất cao nên sẽ phải có

những yêu cầu kỹ thuật rất nghiêm ngặt để đảm bảo được chất lượng và chức năng của giày trong quá trình sử dụng

Bảng 2.2 Yêu cầu kỹ thuật của giày thể thao

Kích cỡ nữ

Trọng lượng

W7: 470g W8: 500g

Kích cỡ nam

M8: 540g M9: 570g M10: 600g

Trang 36

2.2.4 Lựa chọn tỷ lệ sản xuất các sản phẩm trong nhà máy

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu giày chạy bộ nên trong đề tài này nhà máy sẽ lựa chọn sản suất những sản phẩm có sự khác biệt cùng với chức năng mới bao gồm hai dòng sản phẩm chính với tỷ lệ sản xuất là 50% - 50%

- Giày chạy bộ có chức năng khử mùi và vi khuẩn:

o Sản lượng chia đều cho các kích cỡ là 20% bao gồm các kích cỡ: 8W, 9W, 8M, 9M, 10M

- Giày chạy bộ có chức năng khử mùi, vi khuẩn và phát sáng khi trời tối

Giày có các chi tiết phản quang ở vị trí dây giày, lớp TPU ở phần thân trên

o Sản lượng chia đều cho các kích cỡ là 20% bao gồm các kích cỡ: 8W, 9W, 8M, 9M, 10M

Để quy chuẩn và thương mại hóa sản phẩm, ta quy ước hai dòng sản phẩm trên với tên gọi lần lượt là GCB-A cho giày chạy bộ có chức năng khử mùi, vi khuẩn và GCB-B cho giày chạy bộ có chức năng khử mùi, vi khuẩn và phát sáng

Trang 37

Lựa chọn kích cỡ 8M làm kích cỡ chuẩn, những kích cỡ còn lại sẽ được điều chỉnh dựa trên kích cỡ chuẩn này Vì kích cỡ 8M là kích cỡ trung bình giữa các kích cỡ khác bao gồm 8W, 9W, 8M, 9M, 10M và sản lượng của hai dòng sản phẩm cũng như từng kích cỡ đều nhau

Hình 3.1 Bảng vẽ từng thành phần của giày chạy bộ kích cỡ 8M

Bảng 3.1 Định mức nguyên liệu của một đôi giày chạy bộ kích cỡ M8

Nhựa gia cố mũi giày 2 10 x 4

2 Hông giày TPU 4 7 x 1,5

3 Lưỡi gà Vải lưới 2 15 x 9

Vải lót 2 15 x 9

4 Lỗ xỏ dây Vải lưới 4 12 x 2

TPU 4 12 x 2

5 Dây giày Dây cotton 4 120 x 1

6 Một phần tư Vải lưới 2 20 x 8

Trang 38

19

3.2 Nguyên liệu cho phần thân trên

Phần thân trên được cấu thành từ nhiều vật liệu khác nhau sau đó được gia công và ráp với nhau để tạo thành phần thân trên Những nguyên liệu này không được chế tạo trong nhà máy mà sẽ được nhập từ những nhà máy sản xuất và nhà cung cấp dưới dạng nguyên liệu thô với hình dạng cuộn hoặc tấm

Giữa hai dòng sản phẩm GCB-A và GCB-B, sự khác nhau là màu sắc của vật liệu TPU và dây giày Trong đó, GCB-A sẽ sẽ dụng vật liệu TPU và dây giày có màu sắc bình thường còn GCB-B sẽ sử dụng các vật liệu có màu sắc phản quang được nhập từ các đơn vị sản xuất và cung cấp

Bảng 3.2 Thông số kỹ thuật của nguyên liệu phần thân trên

Gót giày TPU 2 6 x 1,5

Xốp lót 2 18 x 6 Nhựa gia cố gót giày 2 8 x 5

10 Đế giữa Hỗn hợp EVA foam 2 26 x 8 x 1

11 Đế ngoài Hỗn hợp cao su tự nhiên 2 26 x 8 x 0,3

12 Keo nền Keo nền PU gốc nước 20

13 Keo dán Keo dán PU gốc nước 20

14 Chất làm đông Chất làm đông gốc nước 2

15 Giấy độn giày Giấy 2 39 x 100

16 Giấy bọc giày Giấy 1 39 x 100

$0,78/m

Changshu Huahong Weaving Co., Ltd

Trang 39

20

Độ dày: 2mm Khổ vải: 1500mm Kích thước cuộn 100m:

Thermoplastic Polyurethane

Tỷ trọng: 1,22g/cm3

Áp lực ép: 0.5MPa Nhiệt độ ép: 120oC

Độ dày: 0,4mm Nhiệt độ nóng chảy: 150oC (mặt trên), 85oC (mặt dưới)

Khổ phim: 1400mm Kích thước cuộn 100m:

250x250x1400mm

$4,5/m

Shishi Jianan Hotmelt Adhesive Co., Ltd

TPU**

(cuộn)

Mã sản phẩm: TPU-HMFR Nguyên liệu: 100%

Thermoplastic Polyurethane

Tỷ trọng: 1,22g/cm3

Áp lực ép: 0.5MPa Nhiệt độ ép: 120oC

Độ dày: 0,4mm Nhiệt độ nóng chảy: 150oC (mặt trên), 85oC (mặt dưới)

Khổ phim: 1400mm Kích thước cuộn 100m:

250x250x1400mm

$5,5/m

Shishi Jianan Hotmelt Adhesive Co., Ltd

3 Vải lót

(cuộn)

Mã sản phẩm: TYFZ-WN01

Tỷ trọng: 135gsm Nguyên liệu: 95% Polyester, 5%

Spandex Chỉ số sợi: 100D x 100D

Độ dày: 1mm Khổ vải: 1500mm Kích thước cuộn 100m:

300x300x1500mm

$0,54/m

Zhejiang Tangber Trade Co., Ltd

Trang 40

550x550x1500mm

$0,26/m

Fule (Jinjiang) Footwear Material Co., Ltd

$0,6/tấm

Quanzhou Worui New Material Co., Ltd

$0,8/tấm

Quanzhou Worui New Material Co., Ltd

7 Vải mặt dưới

(cuộn)

Mã sản phẩm: N15

Tỷ trọng : 200gsm Nguyên liệu: Polyetylen Teraphtalat không dệt

Độ dày: 1mm Khổ vải: 1380mm

$0,75/m

Jinjiang Gangyi Fibre Co., Ltd

Ngày đăng: 23/02/2024, 10:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w