1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thi công mô hình hệ thống phanh thủy lực phục vụ giảng dạy

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thi Công Mô Hình Hệ Thống Phanh Thủy Lực Phục Vụ Giảng Dạy
Tác giả Lê Đức Dũng, Lê Hoàng Duy
Người hướng dẫn ThS. Thái Huy Phát
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 11,74 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (15)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (15)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ (17)
    • 2.1. Công dụng của hệ thống phanh (17)
    • 2.2. Kết cấu của hệ thống phanh (17)
    • 2.3. Phân loại hệ thống phanh (17)
    • 2.4. Yêu cầu hệ thống phanh (18)
  • CHƯƠNG 3: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG (19)
    • 3.1. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống phanh thủy lực (19)
      • 3.1.1. Bàn đạp phanh (20)
      • 3.1.2. Xi lanh chính (20)
      • 3.1.3. Bộ trợ lực chân không (23)
      • 3.1.4. Van điều hòa lực phanh (25)
      • 3.1.5. Cơ cấu của xi lanh con (27)
      • 3.1.6. Phanh trống (28)
      • 3.1.7. Phanh đĩa (31)
      • 3.1.8. Các chi tiết khác (33)
    • 3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực (35)
    • 3.3. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phanh thủy lực (36)
  • CHƯƠNG 4: THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC (38)
    • 4.1. Ý tưởng thiết kế (38)
    • 4.2. Phương án thiết kế (38)
    • 4.3. Thiết kế mô hình (40)
    • 4.4. Thiết bị, vật dụng sử dụng trên mô hình (42)
    • 4.5. Thi công mô hình (46)
      • 4.5.1. Chuẩn bị trước khi lắp ráp (46)
      • 4.5.2. Quy trình lắp ráp (47)
      • 4.5.3. Hoàn thiện mô hình hệ thống phanh thủy lực (50)
  • CHƯƠNG 5: HỌC TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN MÔ HÌNH (55)
    • 5.1. Bài tập kiểm tra bảo dưỡng trên mô hình hệ thống phanh (55)
      • 5.1.1. Mục đích (55)
      • 5.1.2. Chuẩn bị (55)
      • 5.1.3. Yêu cầu của bài tập kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh (57)
      • 5.1.4. Kiểm tra hệ thống (57)
      • 5.1.5. Bài thu hoạch (64)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (68)
    • 6.1. Kết luận (68)
    • 6.2. Kiến nghị (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu Trên thực tế, hệ thống phanh dẫn động thủy lực được lắp trên xe ô tô và phải bố trí theo kết cấu của xe nên sẽ rất phức tạp trong việc giảng dạy, sinh viên khó hình

TỔNG QUAN

Lí do chọn đề tài

Qua khảo sát tình hình học tập chuyên môn của sinh viên hiện nay, đặc biệt là thực hành chuyên môn của sinh viên trong việc có thể thực hành tháo lắp các bộ phận, chi tiết một cách thành thạo và nắm rõ quy trình bảo trì bảo dưỡng trên ô tô còn hạn chế Ví dụ như thiết bị để khảo sát, tháo lắp, bảo dưỡng hệ thống phanh thủy lực trên xe ô tô Vì vậy thiết bị để dạy học là rất cần thiết, việc thiết kế đồ án tốt nghiệp mô hình hệ thống phanh thủy lực sẽ giúp nâng cao hiểu biết của sinh viên, đồng thời giúp sinh viên có thể tự lắp ráp, bảo dưỡng mà không cần đến ô tô thực tế Đối với sinh viên chuyên ngành ô tô, kiến thức chuyên môn là những kiến thức rất mới nên nếu chỉ truyền đạt kiến thức cho học viên qua lý thuyết hoặc thông qua hình vẽ, thực hành ô tô thì rất khó khăn và sẽ gặp nhiều khó khăn, bị hạn chế quan sát vì bị các chi tiết của hệ thống khác che đi hoặc không thể nhìn thấy nếu mà không tháo bộ phận đó ra khỏi xe Nếu như sinh viên được học các bài học về hệ thống thông qua các mô hình thì những nhược điểm trên sẽ được khắc phục, sinh viên có thể nắm bắt được ngay về cấu tạo, nguyên lí hoạt động và có thể tháo lắp các chi tiết của hệ thống mình đang học ngay trên mô hình

Qua đó việc thiết kế và thi công mô hình hệ thống phanh thủy lực là việc cần thiết, góp phần bổ sung thiết bị và nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên học thực hành chuyên môn được tốt hơn.

Mục tiêu đề tài

Để đáp ứng các yêu cầu về nội dung của đề tài, sau khi hoàn thành đề tài, mục tiêu cần đạt được như sau: Nắm rõ cấu tạo của hệ thống phanh thủy lực, hiểu và phân tích các hư hỏng, nguyên nhân và cách kiểm tra và sửa chữa các chi tiết của hệ thống.

Đối tượng nghiên cứu

Trên thực tế, hệ thống phanh dẫn động thủy lực được lắp trên xe ô tô và phải bố trí theo kết cấu của xe nên sẽ rất phức tạp trong việc giảng dạy, sinh viên khó hình dung và hiểu được cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của nó Để tăng khả năng tiếp thu của sinh viên, ta sẽ tách hệ thống phanh dẫn động thủy lực ra khỏi xe nhưng vẫn thể hiện cấu tạo và hoạt động của chúng một cách chính xác Đây là phương pháp mà ta nghiên cứu để tạo ra một mô hình cho hệ thống phanh thủy lực

Phạm vi nghiên cứu

Trong đề tài đồ án tốt nghiệp này, phạm vi nghiên cứu là thiết kế hệ thống phanh dẫn động thủy lực dưới dạng mô hình mô phỏng chức năng, nhiệm vụ của hệ thống và xây dựng nguyên lý làm việc của hệ thống.Đặc biệt là làm rõ được mục đích của môn học, các bài thực hành và thao tác tháo, lắp mô hình.

Phương pháp nghiên cứu

Đồ án được thực hiện chủ yếu dựa trên các phương pháp nghiên cứu như: tham khảo tài liệu do giảng viên cung cấp, giáo trình trong quá trình học tập để tìm hiểu cơ sở lý thuyết và số liệu chính xác cho thiết kế Tham khảo ý kiến của thầy cô và bạn bè để tìm ra phương án tối ưu nhất cho việc thực hiện đề tài Tham khảo các mô hình và cách thực hiện mô hình của các anh chị khóa trước

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ

Công dụng của hệ thống phanh

Vai trò của hệ thống phanh là làm cho ô tô giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn hoặc đạt đến một tốc độ nhất định do người lái yêu cầu, ngoài ra hệ thống phanh còn dùng để giữ ô tô đứng yên trên dốc.

Kết cấu của hệ thống phanh

Hệ thống phanh trên ô tô bao gồm: phanh chính và phanh dừng Phanh chính thường được sử dụng để kiểm soát tốc độ của xe và còn được gọi là phanh bánh xe hoặc phanh chân Phanh dừng, còn được gọi là phanh tay, thường được đặt ở sau trục thứ cấp của hộp số hoặc ở các bánh xe Sử dụng cả hai loại phanh này giúp đảm bảo an toàn cho xe khi di chuyển và khi dừng lại

Hệ thống phanh bao gồm hai thành phần chính: cơ cấu phanh và dẫn động phanh Cơ cấu phanh được đặt ở các bánh xe để tạo ra mô-men hãm khi phanh xe Dẫn động phanh giúp truyền và tăng cường lực điều khiển từ bàn đạp phanh đến cơ cấu phanh Các loại dẫn động khác nhau như cơ khí, thủy lực, khí nén hoặc kết hợp có thể có các thành phần khác nhau trong dẫn động phanh.

Phân loại hệ thống phanh

- Phân loại theo chức năng

+ Hệ thống phanh làm việc: Hay còn gọi là hệ thống phanh chính, là hệ thống phanh chủ yếu, sử dụng ở mọi chế độ chuyển động, thường được điều khiển bằng bàn đạp nên còn gọi là phanh chân

+ Hệ thống phanh dừng: Còn gọi là phanh phụ Dùng để giữ cho xe đứng yên tại chỗ khi dừng Phanh này thường do tay điều khiển nên còn gọi là phanh tay

+ Hệ thống dự trữ: Dùng để phanh xe khi phanh chính hỏng

+ Hệ thống phanh chậm dần: Sử dụng trên các xe tải trọng lớn hoặc xe hoạt động ở vùng đồi núi, giúp giữ cho tốc độ xe không vượt quá giới hạn cho phép khi xuống dốc và làm cho tốc độ giảm dần trước khi dừng hẳn

- Phân loại theo dẫn động

+ Hệ thống phanh dẫn động cơ khí

+ Hệ thống phanh dẫn động thủy lực

+ Hệ thống phanh dẫn động khí nén

+ Hệ thống phanh dẫn động kết hợp thủy lực-khí nén

+ Hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực bằng áp thấp

+ Hệ thống phanh dẫn động thủy lực trợ lực bằng chân

+ Hệ thống phanh dẫn động có cường hóa.

Yêu cầu hệ thống phanh

Hệ thống phanh trên xe phải đáp ứng các tiêu chí sau:

- Phanh mượt mà đảm bảo cho xe chuyển động ổng định

- Lực tác động phanh nhỏ

- Dẫn động phanh có độ nhạy cao

- Phân bố mô men phanh hợp lý, sử dụng hết trọng lượng bánh xe, không bị trượt khi phanh

- Không tự xiết khi phanh

- Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt

- Hệ số ma sát cao giữa má phanh và trống phanh

- Lực phanh trên các bánh xe tỷ lệ thuận với lực điều khiển trên bàn đạp

CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG

Sơ đồ cấu tạo của hệ thống phanh thủy lực

Hình 3 1 Sơ đồ tổng quát hệ thống phanh thủy lực trên ô tô

Một hệ thống phanh thủy lực điển hình luôn được chia thành hai thành phần chính cơ bản như sau:

+ Bộ điều chỉnh áp lực dầu ra bánh sau (van cân bằng)

Bàn đạp phanh hoạt động với vai trò như một cánh tay đòn để tăng lực đạp cung cấp cho pít-tông của xi lanh chính Bàn đạp phanh được gắn trực tiếp vào xi lanh chính và lắp phía dưới chân của người lái

Xi lanh chính là loại bơm thủy lực hoạt động bằng chân đạp để đẩy dầu vào đường ống dầu và xi lanh con Một xi lanh chính có bốn sự vận hành cơ bản như sau:

+ Phát sinh áp lực, đẩy pít-tông của xi lanh con ra ngoài tác động vào rô-to hay trống phanh

+ Sau khi guốc phanh và bố phanh đĩa tác động một lực ma sát vừa đủ, xi lanh chính giúp cân bằng áp lực cần thiết cho lực phanh

+ Giữ cho hệ thống luôn đầy dầu khi bố thắng mòn

+ Luôn tồn tại một áp suất nhỏ trong hệ thống để ngăn nước hoặc không khí xâm nhập vào

Các bộ phận của xi lanh chính:

- Ở loại đơn giản nhất một xi lanh, xi lanh chính gồm có: bình chứa dầu, buồng chứa dầu, pít-tông, cup-pen, lò xo hồi, chụp đựng cao su

- Xi lanh được gia công cơ khí, buồng chứa dầu, lò xo, cup-pen và pít-tông kim loại trượt dọc trong xi lanh này, hai cổng dầu nối giữa bình chứa và buồng chứa dầu

Hình 3 3 Xi lanh chính loại một buồng

Nguyên lý hoạt động của xi lanh chính loại một buồng:

Hình 3 4 Hoạt động của xi lanh chính một buồng khi nhấn bàn đạp phanh

- Tác động của bàn đạp di chuyển cần đẩy của pít-tông Pít-tông xi lanh chính trượt về phía trước, dầu chảy vào vùng phía sau của pít-tông, dầu dư chảy về bình chứa xuyên qua cổng bù Pít-tông và cup-pen di chuyển qua cổng bù trừ và áp lực được hình thành ở khu vực phía trước để nén dầu ở bên trong xi lanh và đường ống Áp lực nén này đẩy pít-tông xi lanh con và thắng lực tác động tạo ra lực phanh tại các bánh xe

Hình 3 5 Hoạt động của xi lanh chính một buồng khi nhả bàn đạp phanh

- Nhả bàn đạp phanh làm lò xo hoàn lực kéo guốc phanh và bố phanh đĩa không còn tiếp xúc với trống phanh và đĩa phanh, dầu phanh trong đường ống hồi về xi lanh chính đồng thời lò xo hoàn lực tác dụng làm cho pít-tông và đĩa cao su trở về vị trí ban đầu ở xi lanh chính Nếu quá áp thì đãi cao su sẽ uốn cong về phía trước cho phép dầu phanh tràn vào vùng đằng trước pít-tông – cup-pen và phanh được nhả Thông thường có nhiều lỗ nhỏ được khoan ở mép đầu pít-tông để dầu phanh chảy được qua cup-pen

- Cổng bù trừ để xả áp lực phanh khi mà pít-tông trở về vị trí ban đầu, dầu phanh có thể hồi về lại bình chứa qua cổng này Sự vận hành của hai cổng dầu giữ cho hệ thống luôn được nạp đầy dầu phanh khi vận hành

- Bên cạnh đó van điều áp giữ cho áp lực của dầu phanh còn tồn lại trong hệ thống khoảng 10 PSI (69 KPa) để không bị không khí lẫn vào trong đường ống Khi đạp bàn đạp phanh, dầu được chảy tự do qua van này Sau khi nhả phanh van đóng lại để hạn chế dầu về xi lanh chính

Xi lanh chính loại hai buồng:

Hình 3 6 Các thành phần chính của xi lanh chính loại hai buồng

Ngày nay, xi lanh chính loại hai buồng thường được sử dụng bởi vì chúng vẫn duy trì sự hoạt động phanh khi mà một nhánh bị rò rỉ, với loại xi lanh chính một buồng đơn thì việc rò rỉ có thể gây ra hiện tượng mất phanh khi xe đang hoạt động trên đường nhất là ở tốc độ cao, gây nguy hiểm đến tính mạng con người

Xi lanh chính loại hai buồng còn được gọi là xi lanh phanh trước sau bao gồm 2 pít-tông thủy lực riêng biệt Với mỗi một pít-tông tác dụng cho 2 xi lanh phanh con ở hai bánh xe và cái còn lại tiếp tục duy trì hoạt động cho 2 xi lanh phanh con ở hai bánh còn lại

Sự hoạt động của các pít-tông, cup-pen và các cổng dầu trong xi lanh chính loại hai buồng cũng tương tự như bộ xi lanh phanh dùng pít-tông đơn Khi hệ thống không bị hư hỏng, hai pít-tông tạo ra áp lực cho bốn cơ cấu phanh ở bốn bánh xe

Khi đạp phanh: Pít-tông số 1 tiến tới đóng kín cửa bù, tạo áp suất thủy lực ở các xi lanh bánh xe trước Đồng thời tạo áp suất thủy lực phía sau pít-tông số 2 đẩy pít-tông này tới bịt kín cửa bù và tạo áp suất xi lanh bánh xe sau

3.1.3 Bộ trợ lực chân không

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực không có hệ thống trợ lực yêu cầu một lực đạp mạnh từ bàn đạp phanh trong trường hợp cần một lực phanh lớn, do đó chỉ được áp dụng trên những ô tô cỡ nhỏ Trên các dòng xe cỡ lớn, lực phanh cần để đáp ứng lớn nên các kỹ sư

10 đã bố trí thêm bộ trợ lực trong hệ thống phanh dẫn động thủy lực để làm tăng lực phanh trong khi người lái chỉ cần lực nhỏ để đạp lên bàn đạp

Bộ trợ lực chân không hoạt động dựa trên độ chênh lệch áp suất giữa động cơ và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỉ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp phanh Nguồn chân không có thể lấy ở đường ống nạp của động cơ hoặc dùng bơm chân không riêng làm việc nhờ động cơ

Hình 3 7 Cấu tạo bộ trợ lực phanh chân không

Cấu tạo bộ trợ lực chân không:

- Cần đẩy đầu ra (thanh đẩy xi lanh chính)

Nguyên lý làm việc của bộ trợ lực chân không như sau:

- Khi đạp bàn đạp phanh: Lực bàn đạp sẽ đẩy cần đẩy (nối với bàn đạp phanh) di chuyển sang trái Van không khí sẽ được mở ra, còn van chân không sẽ bị đóng lại Không khí đi vào ngăn bên phải (buồng công tác) của bộ trợ lực, từ đó hình thành sự chênh lệch áp suất giữa hai ngăn bên phải (khoang công tác) và bên trái (khoang chân không) của tấm màng

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh thủy lực

Khi người lái tác dụng lực đẩy vào bàn đạp phanh, lực đẩy được truyền qua cần đẩy đến xi lanh chính để đẩy pít-tông trong xi lanh này Áp suất thủy lực được tạo ra bên trong xi lanh chính và được truyền qua các ống dẫn dầu phanh đến từng xi lanh con tại cơ cấu phanh của từng bánh xe Ở điều kiện hoạt động bình thường, hệ thống phanh thủy lực vận hành như sau:

Hình 3 18 Xi lanh chính khi không có sự tác động vào bàn đạp phanh

- Khi không tác động lực vào bàn đạp phanh: các cup-pen của pít-tông số 1 và pít-tông số 2 được đặt giữa cửa vào và cửa bù, tạo ra một đường đi giữa xi lanh chính và bình chứa Pít-tông số 2 được lò xo hồi số 2 đẩy sang phía bên phải, và bị giới hạn bởi bu lông chặn

- Khi ấn bàn đạp phanh: pít-tông số 1 dịch chuyển sang trái, cup-pen của pít-tông này bịt kín cửa bù để chặn đường dầu giữa xi lanh này và bình chứa Khi pít-tông này bị đẩy thêm, nó làm tăng áp suất thủy lực bên trong xi lanh chính Áp suất này tác động vào các xi lanh con của các cơ cấu phanh sau, áp suất này cũng đẩy pít-tông số 2 và pít-tông số 2 cũng hoạt động như pít-tông số 1 và tác động vào các xi lanh con của các cơ cấu phanh bánh trước Các pít-tông tại các xi lanh con dưới tác động của áp suất thủy lực được truyền

22 qua các đường ống dẫn dầu bị đẩy ra, ép guốc phanh áp sát vào trống phanh, ép má phanh vào đĩa phanh tạo ra lực phanh hãm tại các bánh xe

- Khi nhả bàn đạp phanh: các pít-tông bị đẩy trở về vị trí ban đầu của chúng dưới áp suất thủy lực kết hợp với lực hồi về của các lỗ hồi Dầu phanh trong các xi lanh không chảy về bình chứa ngay, áp suất thủy lực bên trong xi lanh tạm thời giảm xuống (độ chân không phát triển) Do đó, dầu phanh ở bên trong bình chứa chảy vào trong xi lanh chính qua cửa vào và nhiều lỗ ở đỉnh pít-tông và quanh chu vi của cup-pen pít-tông Sau khi pít-tông đã trở về vị trí ban đầu, dầu phanh dần dần chảy về từ xi lanh con về xi lanh chính rồi về bình chứa qua các cửa bù Cửa bù này còn khử các thay đổi về thể tích của dầu phanh có thể xảy ra ở bên trong xi lanh chính do nhiệt độ thay đổi Điều này tránh cho áp suất thủy lực tăng lên khi không sử dụng phanh

Trong trường hợp dầu phanh bị rò rỉ ở một trong các hệ thống này:

- Dầu phanh rò rỉ ở phía sau: khi nhả bàn đạp phanh, pít-tông số 1 dịch chuyển sang bên trái nhưng không tạo ra áp suất thủy lực ở phía sau Do đó, pít-tông số 1 nén lò xo hồi tiếp xúc với pít-tông số 2 và đẩy pít-tông số 2 làm tăng áp suất thủy lực ở phía đầu trước của xi lanh chính, tác động vào hai trong các phanh bằng lực từ phía trước của xi lanh chính

- Dầu phanh rò rỉ ở phía trước: do áp suất thủy lực không được tạo ra ở phía trước, pít- tông số 2 dịch chuyển ra phía trước cho đến khi tiếp xúc với vách ở cuối của xi lanh chính Khi pít-tông số 1 bị đẩy tiếp về phía bên trái, áp suất thủy lực ở phía sau xi lanh chính tăng lên làm cho hai trong các phanh bị tác động bằng lực từ phía sau của xi lanh chính.

Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phanh thủy lực

- Dẫn động phanh thủy lực có ưu điểm phanh êm dịu, kết cấu gọn dễ bố trí

- Độ nhạy cao do dầu không bị nén khi tăng áp suất, áp suất được truyền tức thời nên thời gian đáp ứng nhanh

- Có thể điều chỉnh bảo trì cũng như sửa chữa một cách dễ dàng

- Tỷ số truyền của hệ thống dẫn động dầu không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh Vì vậy, hệ thống phanh dẫn động thủy lực thường được sử dụng trên ô tô du lịch hoặc ô tô tải nhỏ

- Nếu dầu phanh bị rò rỉ sẽ dẫn đến tình trạng mất phanh

THI CÔNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC

Ý tưởng thiết kế

Với nhiệm vụ là thiết kế và xây dựng một mô hình hệ thống phanh thủy lực có thể thu gọn hệ thống phanh thật trên xe thành một mô hình nhỏ gọn và hiệu quả để sử dụng trong giáo dục Căn cứ vào không gian của xưởng, mô hình phải nhỏ, gọn, nhẹ và dễ di chuyển trong khi vẫn vững chắc và chịu tải khi các thiết bị hoạt động

Cùng với việc tận dụng lại các mẫu khóa cũ trước đây và sửa chữa các thiết bị hư hỏng giúp tiết kiệm một phần chi phí trong quá trình thi công Do mô hình dùng cho mục đích giáo dục nên một số đặc điểm về cấu tạo chỉ mang tính chất tương đối

Tuy nhiên, tính thực tế vẫn được đảm bảo và chức năng của hệ thống vẫn được thể hiện tốt trên mô hình Đồng thời, người học có thể sử dụng mô hình để thực hành, vận hành, kiểm tra, hiệu chỉnh các thiết bị trong hệ thống một cách dễ dàng

Mô hình được thể hiện sinh động, trực quan, đảm bảo sự kết hợp giữa tính khoa học, kỹ thuật và tính thẩm mỹ Để đạt được hiệu quả thi công tối ưu cần đặt ra nhiều giả thiết về phương án thiết kế sau đó so sánh phân tích các yếu tố cần thiết trước khi đưa vào thi công.

Phương án thiết kế

Sa bàn bố trí kiểu bàn

- Khi hệ thống hoạt động, phần khung của sa bàn được tính toán để đáp ứng cả điều kiện tĩnh và động

- Sa bàn có hình chữ nhật cung cấp diện tích mặt bàn đủ để lắp đặt các thiết bị và dễ dàng di chuyển

- Để làm cho các chi tiết trở nên khách quan hơn, các chi tiết được bố trí theo một thứ tự gần giống với thứ tự của xe thực tế, như được hiển thị trên sơ đồ

Phanh trống Bầu trợ lực phanh chân không

Van điều hòa lực phanh Đồng hồ đo áp suất dầu

Hình 4 1 Sa bàn bố trí kiểu bàn

Thiết kế mô hình

Trước khi thi công mô hình, vẽ mô phỏng khung sa bàn 3D bằng phần mềm solidworks như sau:

Hình 4 2 Hình chiếu đứng mô hình

Hình 4 3 Hình chiếu cạnh mô hình

Hình 4 4 Hình chiếu bằng mô hình

- Hình chiếu không gian trên solidworks

Thiết bị, vật dụng sử dụng trên mô hình

Danh sách các thiết bị, vật dụng để thi công mô hình

Bảng 1 Danh sách các thiết bị vật dụng để thi công mô hình

STT Tên vật dụng Số lượng sử dụng

2 Bầu trợ lực chân không 1

3 Van điều hòa lực phanh 1

4 Đồng hồ đo áp suất dầu 4

Hình 4 5 Hình chiếu không gian mô hình

13 Bù lông, ốc vít các loại

- Bầu trợ lực phanh chân không

Hình 4 6 Bầu trợ lực phanh chân không

Hình 4 7 Xi lanh tổng phanh

- Van điều hòa lực phanh

Hình 4 8 Van điều hòa lực phanh

- Đồng hồ đo áp suất dầu

Hình 4 12 Đồng hồ đo áp suất dầu

Thi công mô hình

4.5.1 Chuẩn bị trước khi lắp ráp

- Tính toán, đo, cắt sắt hàn khung theo bản vẽ đã thiết kế

- Xử lí bề mặt khung trước khi sơn và tiến hành sơn

- Tháo lắp kiểm tra các chi tiết bộ phận hệ thống phanh thủy lực đảm bảo hoạt động tốt

- Lắp phanh trống và phanh đĩa lên khung

- Lắp bộ trợ lực phanh và xi lanh phanh chính

Hình 4 17 Lắp phanh trống và phanh đĩa lên khung

Hình 4 18 Lắp trợ lực phanh và xi lanh chính

- Đi đường dầu từ xy lanh chính đi tới phanh qua bộ van điều hòa lực phanh và các đồng hồ đo áp suất dầu

Hình 4 20 Lắp đặt phanh tay

4.5.3 Hoàn thiện mô hình hệ thống phanh thủy lực

Hình 4 22 Hoàn thiện mô hình

4.5.4 Vận hành mô hình hệ thống phanh thủy lực

- Kiểm tra mô hình trước khi vận hành

+ Kiểm tra kết nối của các đường ống dầu

+ Kiểm tra lượng dầu trong bình chứa

- Vận hành và kiểm tra mô hình

+ Dùng máy hút chân không cho trợ lực phanh

+ Thực hiện đạp, giữ và nhả bàn đạp phanh

+ Quan sát bảng đồng hồ đo áp suất quá trình phanh Kiểm tra đường dầu trên mô hình nếu có vấn đề

+ Quan sát, đánh giá hoạt động tại các cơ cấu phanh và ghi lại số liệu

HỌC TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÊN MÔ HÌNH

Bài tập kiểm tra bảo dưỡng trên mô hình hệ thống phanh

Với mục tiêu phục vụ cho việc giảng dạy, bài tập kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh giúp sinh viên tiếp cận và nắm rõ quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh trên ô tô, các bước tiến hành, thực hiện đo kiểm và tháo lắp các chi tiết của hệ thống

- Bộ dụng cụ sửa chữa

Hình 5 1 Bộ dụng cụ sửa chữa đa năng

- Dụng cụ đo đạc: thước kẹp, Panme, đồng hồ so

- Bộ dụng cụ thay dầu phanh

Hình 5 5 Bộ dụng cụ thay dầu phanh

- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu kỹ thuật sửa chữa hệ thống phanh

5.1.3 Yêu cầu của bài tập kiểm tra bảo dưỡng hệ thống phanh

- Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật

- Khảo sát hệ thống phanh, nhận dạng được các bộ phận cơ cấu phanh Vẽ sơ đồ mạch dầu phân phối

- Sử dụng cụ hợp lý, chính xác

- Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp cơ cấu phanh

- Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng

- Dùng súng hơi, tháo 4 đai ốc bánh xe theo trình tự chéo nhau 1 – 2 – 3 – 4 như hình bên dưới Sau đó, tháo bánh xe

Bước 2: Kiểm tra đường ống phanh ( ống đồng và ống cao su)

- Quan sát, kiểm tra kỹ toàn bộ bề mặt ngoài của các đường ống phanh (ống đồng, ống cao su) có bị các tình trạng như sau: hư hỏng, độ mòn, biến dạng, nứt, các nút thắt, ăn mòn, rò rỉ, xoắn

- Kiểm tra độ kín của tất cả các kẹp và kiểm tra xem các chỗ nối có tình trạng rò rỉ dầu phanh

- Kiểm tra rằng các ông nối và các đường ống không ở gần các cạnh sắc, các chi tiết chuyển động hoặc hệ thống xả

- Kiểm tra rằng các đường ống đã được lắp chính xác và được luồn qua tâm của các vòng đệm

Bước 3: Kiểm tra phanh trước (phanh đĩa)

- Dùng dụng cụ tháo rời các chi tiết, dùng dung dịch rửa, bơm hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết

Hình 5 6 Tháo 4 đai ốc bánh xe theo trình tự

- Kiểm tra chiều dày má phanh

+ Dùng thước, đo chiều dày của má phanh bên ngoài

+ Quan sát xem chiều dày của má bên trong qua lỗ kiểm tra trên càng phanh để chắc chắn rằng không có sự chênh lệch đáng kể so với chiều dày của má bên ngoài

+ Chắc chắn rằng các má phanh mòn đều Hãy thay má phanh nếu chiều dày của chúng nhỏ hơn giới hạn tiêu chuẩn

- Kiểm tra mòn và hư hỏng của đĩa rô-to: kiểm tra xước, mòn không đều hay không bình thường và nứt cũng như các hư hỏng khác trên đĩa phanh

- Dùng panme để đo chiều dài của đĩa, đồng hồ so để đo độ đảo của đĩa

Hình 5 7 Kiểm tra chiều dày má phanh

Hình 5 8 Kiểm tra chiều dày và độ đảo của đĩa phanh

- Kiểm tra rò rỉ dầu phanh: kiểm tra trên cơ cấu phanh nếu dầu phanh bắn hay dính vào sơn, hãy rửa sạch nó ngay lập tức bằng nước Nếu không, sẽ làm hư hỏng bề mặt sơn

Bước 4: Kiểm tra phanh sau (phanh trống)

- Dùng dụng cụ tháo rời các các chi tiết, dùng dung dịch rửa, súng hơi, giẻ sạch để làm sạch, khô bên ngoài các chi tiết

+ Đánh dấu vị trí lên trống phanh và mặt bích của trục cầu sau rồi tháo trống phanh + Làm sạch toàn bộ phanh trống bằng hộp xịt rửa hệ thống phanh

Hình 5 9 Kiểm tra rò rỉ từ các càng phanh

CHÚ Ý: không được đạp bàn đạp phanh khi đã tháo các trống phanh ra

1: Dấu vị trí 2 Hộp xịt rửa phanh

- Kiểm tra má phanh: kiểm tra má phanh có các hiện tượng nứt, bong hay hư hỏng

- Kiểm tra chiều dày má phanh: dùng thước, đo chiều dày của má phanh Kiểm tra chiều dày của má phanh với giới hạn mòn của nhà sản xuất

- Kiểm tra rỏ rỉ dầu phanh: kiểm tra dầu phanh có rò rỉ từ xi lanh phanh bánh xe

+ Kiểm tra mòn, các vết xước có thể có bên trong trống phanh

Hình 5 10 Tháo trống phanh và xịt rửa trống phanh

Hình 5 11 Má phanh bị hỏng

+ Kiểm tra đường kính trong của trống phanh bằng thước kẹp và so sánh với tiêu chuẩn

+ Đánh sạch các vết dầu trên má phanh bằng giấy ráp

+ Dùng nước sạch và xà phòng rửa bát hoặc dùng dung dịch vệ sinh hệ thống phanh cùng bàn chải vệ sinh toàn bộ hệ thống phanh trống khỏi các bụi bẩn gồm: Mâm phanh, guốc phanh, các lò xo, các pít-tông và má phanh

+Nếu cần, đánh sạch bề mặt của trống phanh

Hình 5 12 Kiểm tra đường kính trong của trống phanh

Hình 5 13 Vệ sinh phanh trống

Bước 5: Kiểm tra cần phanh tay

Kiểm tra hành trình của cần phanh tay: kéo hết cỡ phanh tay và đến số nấc lẫy (tiếng tách) Hành trình cần phanh tay khi kéo 196 N (20 kgf): 6 – 8 nấc

Bước 6: Xả gió đường ống phanh, xi lanh phanh

+ Chuẩn bị một miếng giẻ sạch đặt bên dưới xi lanh phanh để ngăn không cho dầu phanh bắn ra dính vào các bộ phận hay bề mặt sơn xung quanh

Hình 5 14 Quy trình xả không khí

1 Bộ thay dầu phanh 4 Máy nén khí

2 Ống bộ thay dầu phanh

(1) Nối bộ thay dầu phanh vào bình khí nén

(2) Tháo nắp đậy nút xả khí

(3) Cắm ống của bộ thay dầu phanh vào nút xả khí

(4) Xả khớ bằng cỏch nới lỏng nỳt xả khớ khoảng ẳ vũng

(5) Xiết chặt nút xả khí sau khi không còn bọt khí trong dầu phanh chảy ra

(6) Kiểm tra sao cho nút xả khí được xiết chặt và lắp lại nắp đậy

(7) Lau sạch dầu phanh rò rỉ ra xung quanh nút xả khí

Bước 7: Kiểm tra tổng hợp và vệ sinh công cụ

Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng

Nội dung bài thu hoạch:

- Khảo sát hệ thống phanh, vẽ sơ đồ mạch dầu phân phối

- Tiến hành kiểm tra, đo đạc, bảo dưỡng hệ thống phanh theo quy trình:

+ Kiểm tra xi lanh chính

+ Kiểm tra đường ống phanh

+ Kiểm tra bàn đạp phanh

+ Kiểm tra phanh tay (điều chỉnh cần phanh tay)

+ Kiểm tra phanh trước (phanh đĩa):

• Kiểm tra chiều dày má phanh

• Kiểm tra mòn và hư hỏng của đĩa rô to

• Kiểm tra chiều dày và độ đảo của đĩa phanh

• Kiểm tra rò rỉ dầu phanh

+ Kiểm tra phanh sau (phanh trống):

• Tháo phanh trống để kiểm tra phanh trống

• Kiểm tra mòn những vùng trượt trên mâm phanh và guốc phanh

• Kiểm tra chiều dày của má phanh

• Kiểm tra rò rỉ dầu phanh

• Lắp trống phanh, điều chỉnh khe hở guốc phanh

+ Kiểm tra hoặc thay thế dầu phanh

Kết quả đo đạt kiểm tra ghi vào phiếu đánh giá:

Bảng 2 Phiếu kiểm tra đánh giá

PHIẾU KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

MỤC KIỂM TRA KẾT QUẢ KIỂM TRA, ĐO ĐẠC

Kiểm tra tình trạng xi lanh chính Áp lực dầu tại các cơ cấu phanh

Tình trạng đường ống phanh

Tình trạng bàn đạp phanh

Tình trạng cần phanh tay

Chiều dày má phanh Max:

(mm) Tình trạng đĩa phanh

Chiều dày đĩa phanh Max:

(mm) Độ đảo đĩa phanh (mm)

Tình trạng bề mặt trượt trên mâm phanh và guốc phanh

Chiều dày má phanh Max:

Rò rỉ dầu Đường kính trống phanh (mm) Tình trạng trống phanh

Sơ đồ mạch dầu phân phối: Đánh giá hệ thống phanh:

2 Giải thích tại sao có sự chênh lệch áp suất giữa các đồng hồ đo áp suất thủy lực

3 Áp suất dầu phanh so với tiêu chuẩn.

Ngày đăng: 23/02/2024, 10:48

w