Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập chủ yếu dựa vào các yếu tố chủ quan của người dạy như: Kiểm tra theo kiểu trình bày lý thuyết học thuộc lòng, kiểm tra một số nội dung nhỏ
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Học phải đi đôi với hành, giáo dục phải gắn với thực tiễn
Lịch sử đã chứng minh những lời nói của Bác Hồ gắn liền với những hành động đã đem lại thành công lớn lao của dân tộc đó là độc lập tự chủ
Bác Hồ đã dạy: “Lý luận phải đem ra thực hành Thực hành phải nhằm theo lý luận Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn) Thực hành cũng như cái đích để bắn Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế Chỉ học thuộc lòng, để lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành…” Nói đi đôi với việc làm là một trong những đức tính cao cả của Hồ Chí Minh truyền lại cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo
Hiện nay giáo dục chúng ta đang từng bước đổi mới, công cụ, thiết bị hỗ trợ dạy học khá đầy đủ, nên việc dạy học lý thuyết áp dụng vào thực hành đang từng bước trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết
Muhammad Yunus - ông chủ nhà băng của người nghèo nổi tiếng nhờ sáng lập Grameen Bank năm 1983 ở Bangladesh tuyên bố: “Giáo dục cần phải gắn kết với cuộc sống, với thực nghiệm và với hành động ”; “Trong khi cuộc sống luôn thay đổi, giáo dục phải đi trước và không phân phát những kiến thức cũ cho người dân Giáo dục là phải mang đến những kiến thức tương lai, chỉ cho người dân hướng đi tới đó” Nhiệm vụ của công tác giáo dục nước ta hiện nay là xây dựng con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó, giáo dục phải đáp ứng tất cả những kỹ năng cơ bản cần thiết, phải có ích cho cuộc sống sau này
Dạy học phân hóa là chiến lược giảng dạy dựa trên nhận thức của giáo viên về nhu cầu của từng cá nhân người học
Bản chất quá trình dạy học phân hóa là điều chỉnh nội dung kiến thức để đáp ứng nhu cầu, khả năng, kinh nghiệm của người học Ứng dụng một cách khéo léo dạy học phân hóa, người dạy sẽ có nhiều cách thức khác nhau để giúp người học đạt được mục tiêu
Trong dạy học phân hóa có nhiều kiểu:
Trình độ: Phân hóa học sinh theo ba nhóm trình độ thấp, trung bình và cao Theo đó, cùng một nội dung bài học, cùng một lớp học, học sinh ở các trình độ khác nhau sẽ nhận được các phiếu bài tập khác nhau, sự hỗ trợ từ giáo viên và nền tảng giảng dạy số hóa (Digital Teaching Platform - DTP) là khác nhau
Sở thích: Tùy theo sở thích của bản thân, học sinh được làm bài tập theo các cách khác nhau, sau đó gửi lên thư mục tài liệu học tập chung của cả lớp (gallery) để giáo viên và các bạn khác trong lớp cùng đóng góp ý kiến
Kiến thức nền: Trước khi học bài học chủ đề, học sinh sẽ làm một bài test, những học sinh có kiến thức tốt về nội dung đã nêu sẽ không cần phải học, mà cung cấp các kiến
1.3 Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục
Kiểm tra (KT): Trong Đại từ điển Tiếng Việt, Nguyễn Như Ý giải thích KT là xem xét thực chất, thực tế Theo Bửu Kế, KT là tra xét, xem xét, là soát xét lại công việc
KT là xem xét tình hình thực tế để đánh giá và nhận xét Theo Trần Bá Hoành, kiểm tra là cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá Một số nhà khoa học Giáo dục (GD) cho rằng: Kiểm tra nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công việc thực tế để đánh giá và nhận xét Đánh giá (ĐG): Là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Theo Đại từ điển Tiếng Việt Nguyễn Như Ý, đánh giá là nhận xét bình phẩm về giá trị Đánh giá trong GD, theo Dương Thiệu Tống, là quá trình thu thập và xử lý kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng và hiệu quả GD, căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong GD tiếp theo Có thể nói rằng, ĐG là quá trình thu thập phân tích và giải thích thông tin một cách hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu GD Đánh giá có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng hay định tính
Khoản 1, Điều 8, Luật Giáo dục năm 2019, nêu rõ: “1 Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.”
1.4 Đổi mới phương pháp Đổi mới phương pháp dạy học trong những năm gần đây đã trở thành vấn đề cấp thiết Sự phát triển của nền giáo dục đòi hỏi phải đổi mới cách giảng dạy để đào tạo thế hệ trẻ một cách toàn diện, phù hợp với các yêu cầu thực tiễn của xã hội Muốn đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả, ngoài việc đổi mới nội dung chương trình, cần phải chống lại thói quen học tập thụ động, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
Phương pháp dạy học tích cực đã được sử dụng ở nhiều nước và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động giảng dạy Mục 3, Điều 30 của Luật Giáo dục 2019 đã khẳng định:
"Phương pháp giáo dục phổ thông phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình giáo dục”
Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận
THỰC TIỄN VẤN ĐỀ
Nhiệm vụ đối với việc giảng dạy môn Giáo dục nghề phổ thông nói chung và môn nghề tin học văn phòng lớp 11 nói riêng, cũng như các môn nghề khác được các Trung tâm GDNN-GDTX hoặc Trung tâm GDTX-HN đảm nhận Đây là bộ môn đặc thù, có nhiều khác biệt so với các bộ môn học phổ thông
Giáo dục nghề phổ thông không chỉ thiên về việc giảng dạy cho các em nhận thức về nghề nghiệp mà còn hướng dẫn các về các kĩ năng đối với nghề mà các em đó lựa chọn Hiện nay các giáo viên dạy nghề đa số giảng dạy nghề theo kiểu dạy thiên về hướng lý thuyết, kiểm tra đánh giá thiên về các kiến thức mà các em tiếp thu được ở trên lớp, phương pháp dạy học chưa chủ động, tích cực do thiếu sự mày mò, tìm hiểu thiết bị, các phần mềm dạy học Cách đánh giá học sinh đôi lúc chưa khách quan
Việc dạy môn học Tin học văn phòng lớp 11 liên quan chủ yếu đến các kĩ năng sử dụng MicroSoft (MS) Windows và kĩ năng sử dụng MS Word, Excel Do đó, trong tiết dạy cần nhiều thời gian cho việc hướng dẫn thao tác và thực hiện thao tác của học sinh, nên một tiết dạy để đảm bảo trình tự logic, phân phối thời gian hợp lý thì có gặp nhiều khó khăn Trong lớp học khả năng tiếp thu kiến thức của các em khác nhau, nên cũng có lúc xảy ra tình trạng có học sinh thì thừa thời gian thực hành (học sinh giỏi và khá) và có học sinh lại thiếu thời gian để thực hành (học sinh trung bình và yếu) nên đã dẫn đến tình trạng giáo viên khó khăn hơn quản lý trong giờ thực hành.
GIẢI PHÁP
Để khắc phục được thực trạng nêu trên, thông qua giảng dạy chúng tôi đưa ra một số giải pháp giúp giáo viên nâng cao hiệu quả giảng dạy và kiểm tra đối với bộ môn nghề tin học văn phòng lớp 11 Đó là:
3.1 Sử dụng phần mềm dạy học NetSupport School
Phần mềm NetSupport School 1 không những có đầy đủ các chức năng quản lý phòng máy và kiểm tra như các phần mềm trên mà còn cung cấp thêm cho chúng ta nhiều tính năng mà những phần mềm khác không có, với phần mềm NetSupport School ta có thể kiểm tra ngay tại lớp hay ở bất cứ nơi nào có mạng LAN hoặc được thực thi như một chương trình độc lập tại nhà hay trong phòng học Phần mềm hỗ trợ các câu hỏi trắc nghiệm một lựa chọn, nhiều lựa chọn, chèn hình ảnh, âm thanh,… ngoài khả năng trộn các câu hỏi trong đề kiểm tra phần mềm còn có thể trộn đáp án trong mỗi câu hỏi Phần mềm có hệ thống kiểm tra giám sát bài làm của học sinh rất chặt chẽ, giáo viên có thể thiết lập thời hạn có hiệu lực của bài kiểm tra, thời gian cho mỗi lần làm bài, số lần làm bài cho mỗi học sinh, ra đề kiểm tra cho từng nhóm… Ngoài ra, thông tin về thời điểm học sinh làm bài, địa chỉ máy học sinh đã sử dụng để làm bài kiểm tra đều được hệ thống ghi lại, chức năng này giúp giáo viên giám sát được quá trình làm bài của mỗi học sinh hạn chế việc gian lận trong kiểm tra
Trong phần mềm NetSupport School, các câu hỏi được tổ chức thành một hệ thống và được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu Do đó, chúng ta dễ dàng chỉnh sửa, bổ sung các câu hỏi có thể soạn trực tiếp từ cửa sổ chương trình của phần mềm hoặc có thể nhập từ File dữ liệu ở phần mềm khác thông qua chức năng "Import"
❖ Những đặc điểm nổi bật khi sử dụng phần mềm NetSupport School trong giảng dạy tin học: ̵ Quan sát hoạt động của máy con ̵ Hướng dẫn học sinh thông qua phần mềm ̵ Trình diễn máy con cho cả lớp xem ̵ Sao, chép dữ liệu lên máy học sinh và giáo viên ̵ Giao bài tập và thu bài của học sinh ̵ Khóa máy con, khóa mạng Internet của máy con khi cần thiết ̵ Kiểm tra trắc nghiệm, thu bài và chấm điểm của học sinh
Hình 1 Màn hình chính của phần mềm NetSupport School
1 Netsupport school là một phần mềm tương tác đa phương tiện được sử dụng rộng rãi trên thế giới trong việc giảng dạy và thi cử Phần mềm này được Tiểu ban khoa giáo về sự nghiệp giáo dục của Hội Đồng Anh và Viện Hàn Lâm Vương Quốc Anh thông qua vì đạt các tiêu chuẩn ISO trong giáo dục và đào tạo
Ngoài ra còn một số tính năng khác được thể hiện trong phần mềm này như: Thời gian tổ chức lớp học, quản lý các tài nguyên hệ thống, quản lý tính năng giám sát, quản lý các ứng dụng, audio, giám sát các máy trạm,
NetSupport School là bộ phần mềm hoạt động trong mạng LAN (LAN: mạng cục bộ), gồm 2 phần Teacher và Studient Phần Teacher cài đặt ở máy chủ (máy giáo viên) được dùng để điều khiển các máy trạm (hay còn gọi là máy khách, máy học sinh sử dụng) Các máy trạm được cài đặt phần Studient
Cách cài đặt và sử dụng, GV tin học có thể tham khảo tại địa chỉ: http://thptlonghung.edu.vn/tin-tuc-su-kien/goc-tin-hoc/huong-dan-su-dung-phan-mem- netsupport-school.html
3.1.1 Sử dụng phần mềm dạy học NetSupport School giúp giảm bớt thời gian
Phần mềm này có rất nhiều tiện ích cho phép giáo viên (GV) giảng dạy Tin học sử dụng, nhằm mang lại hiệu quả cao trong dạy học Trong dạy nghề thường xảy ra thời gian
“rỗi” trong tiết dạy Để khắc phục được thời gian rỗi GV có thể sử dụng chức năng thứ 3 như đã nêu trên
Thời gian “rỗi” trong sáng kiến này là thời gian mà hoạt động của học sinh (HS) hoặc GV không tham gia vào quá trình dạy và học trên lớp
Như mọi người đã biết, một tiết học trên lớp chỉ có 45 phút, nếu GV phân phối thời gian không hợp lý, GV chú tâm vào công việc thuyết trình, giảng giải, gọi học sinh lên máy giáo viên thực hành thì một khoảng thời gian “rỗi” khá lớn trong tiết dạy đã bị đánh mất
Ví dụ: Trong tiết học “Một số chức năng định dạng văn bản” có 3 nội dung cần thực hiện trong tiết học:
- Tạo điểm dừng (Tab Stop);
- Tạo danh sách liệt kê
Trong 3 nội dung trên, nếu mỗi nội dung GV gọi 2 học sinh lên máy giáo viên thực hành mẫu sau mỗi khi chúng ta giảng giải (thường 1 HS khá/giỏi và 1 HS trung bình/yếu) Mỗi nội dung thực hành 1 phút thì 3 nội dung sẽ là 3x2=6 phút, và thời gian học sinh di chuyển lên về chổ ngồi và ổn định là 2 phút thì 3 nội dung trên đã mất thời gian là 3x2x2= 12 phút Để tiết kiệm thời gian đó mỗi lần gọi học sinh thực hiện ta yêu cầu thực hiện tại máy mà học sinh đang ngồi, lúc này ta sử dụng phần mềm NetSupport School lấy màn hình của HS đang thực hiện chiếu lên tất cả các máy còn lại Phần thực hành của HS được gọi, thể hiện đến tất cả các máy còn lại Phương pháp này chúng ta không bị mất thời gian di chuyển của học sinh như được nêu ở trên Tiết kiệm thời gian khoảng 12 phút trong tiết dạy
Vào nút lệnh Show Menu → chọn Exhibit, sau đó yêu cầu học sinh của máy đó thực hiện các thao tác (chọn máy 20 thao tác mẫu)
Hình 2 Các nút lệnh trong thẻ Show Menu
Hình 3 Chọn máy con trình diễn cho cả lớp xem
3.1.2 Dạy học theo phương pháp “Lý thuyết đi đôi với thực hành”
Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lý thuyết Đối với môn tin học rất khó dạy khi giáo viên hoàn toàn không được dùng máy tính để minh họa hay thực hành các thao tác mẫu của bài học Nếu thầy và trò trên lớp được học tập hoàn toàn với phấn và bảng (học chay) thì việc tiếp thu kiến thức bài học có thể suy giảm và không đạt được mục tiêu tiết học đề ra Mặc dù theo thiết kế của chương trình và cố gắng của các tập thể tác giả sách giáo khoa việc trình bày các kiến thức của bài học đã cố gắng độc lập tối đa với các thao tác cụ thể trên máy tính, việc truyền đạt của giáo viên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc minh họa hay trình diễn trên máy tính
Theo dân gian “Trăm nghe không bằng một thấy”
“Trăm thấy không bằng một làm”
Và điều đó cũng đúng trong cả học tập, nếu chúng ta dạy tin học mà chỉ thuyết trình, giảng giải, thì việc học sinh nắm được các thao tác trong bài là rất khó Ta phải sử dụng kết hợp lý thuyết đi đôi với thực hành Đặc biệt môn Tin học, việc thực hành lại quan trọng hơn, sau một mục gồm các bước, giáo viên phải thực hiện mẫu, học sinh phải thực hiện lại, việc này giúp học sinh có được lòng tin vào khoa học lý thuyết, đồng thời cũng nắm vững hơn nội dung các thao tác đã học trong bài
3.1.3 Hướng dẫn thực hành trên các máy của học sinh bằng cách sử dụng phần mềm NetSupport School
Trong tiết dạy thực hành thì 3 khâu: Hướng dẫn ban đầu, thao tác mẫu và hướng dẫn thường xuyên là rất quan trọng Việc thành công hay không chủ yếu dựa vào ba công đoạn trên Trong đó:
- Hướng dẫn ban đầu giúp học sinh nắm được, nội dung, quy trình buổi thực hành Tuy nhiên ở bước này đang còn mang tính lý thuyết
HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Trên đây là những giải pháp chúng tôi đã rút ra từ những căn cứ khoa học và từ những kinh nghiệm thực tiễn, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy nghề THVP lớp
Từ việc sử dụng phần mềm dạy học NetSupport School đã giúp học sinh có nhiều tiến bộ rõ nét trong khi thực hành với máy tính, cho đến tổ chức dạy học theo hướng phân hóa, giải quyết các vấn đề HS này làm, HS kia chơi Kích thích được sự hứng thú, mày mò, tìm tòi phù hợp với từng nhóm học sinh trong lớp Tỉ lệ học sinh bỏ học giảm so với năm học 2019-2020
Việc đổi mới cách kiểm tra sử dụng phần mềm NetSupport School, Quizizz và Azota cũng làm cho HS cảm thấy được sự khách quan trong đánh giá khách quan, công bằng về bài làm kiểm tra thực hành của mình Từ đó, học sinh cảm thấy yêu nghề mình đã chọn để học hơn
Minh chứng cho hiệu quả sáng kiến:
Trong kết quả đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học và kiểm tra đánh giá môn nghề tin học văn phòng, khối 11 từ năm học 2020-2021 tại Trung tâm GDNN-GDTX Ninh Phước” tại Trung tâm GDNN-GDTX Ninh Phước được thể hiện có các điểm nổi bật của việc áp dụng phần mềm so với những năm trước không áp dụng phần mềm này như sau:
+ Việc giảng dạy trong quá trình thao tác mẫu được thực hiện tốt hơn và dễ dàng hơn cho giáo viên Giáo viên quản lý và quan sát học sinh thực hành tốt hơn thông qua phần mềm
+ Các dạng hình thức kiểm tra: Cho phép giáo viên đa dạng chọn nhiều hình thức kiểm tra đánh giá học sinh khác nhau tùy theo yêu cầu của bài kiểm tra
+ Tổ chức kiểm tra: Việc tổ chức kiểm tra hết sức đơn giản, nhanh chóng, không tốn thời gian chấm bài, giáo viên chỉ mất một lần ra ngân hàng câu hỏi rồi có thể sử dụng lại những câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi đó hoặc bổ sung những câu hỏi khác vào ngân hàng câu hỏi cho những năm tiếp theo
+ Việc củng cố bài học hoặc ôn tập kiến thức cho học sinh đa dạng vì: Phần mềm cho phép giáo viên có thể cho học sinh ôn tập hoặc giáo viên tải tập tin tài liệu lên hệ thống rồi học sinh tải về học ở nhà
+ Có thể sử dụng phần mềm NetSupport School, Quizizz,… để khảo sát học sinh một vấn đề nào đó theo yêu cầu của Trung tâm
+ Học sinh học tập tiếp thu bài học, thao tác mẫu bài học lý thuyết hay thực hành tốt hơn và các em có ý thức hơn trong học tập
+ Ghi nhớ học sinh theo hướng hiểu, gạt bỏ ghi nhớ máy móc;
+ Học sinh tự do sáng tạo theo năng lực;
+ Tâm lý học sinh là khi kiểm tra xong thì muốn biết kết quả bài làm của mình ra sao, tính minh bạch bài làm, đáp án chính xác, bài làm của mình bao nhiêu điểm,… thể hiện tính khách quan và chính xác trong việc kiểm tra đánh giá thì phần mềm NetSupport School, Quizizz và Azota sẽ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên
❖ Các bảng tổng hợp so sánh:
Stt Nội dung so sánh
K.tra theo cách thông thường (trắc nghiệm trên giấy)
1 Củng cố kiến thức bài dạy, các dạng bài kiểm tra
Trộn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi
Trộn ngẫu nhiên các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi
Chỉ có một định dạng và một mẫu duy nhất
2 Việc tổ chức kiểm tra Đa dạng có thể kiểm tra trong phòng máy có nối mạng LAN
Tập trung học sinh kiểm tra một chổ cố định
- Khi kiểm tra xong → thì sẽ biết kết quả ngay (phần mềm tự chấm)
- Thời gian chấm bài kiểm tra rất nhanh
→ thì sẽ biết kết quả ngay (phần mềm tự chấm)
- Thời gian chấm bài kiểm tra rất nhanh
- Giáo viên tự chấm thủ công bài kiểm tra
- Chiếm mất thời gian nhiều
- Biết kết quả ngay (số câu đúng, câu sai và điểm bài kiểm tra)
- Biết kết quả ngay (số câu đúng, câu sai và điểm bài kiểm tra)
Phải có thời gian chấm bài, phát bài kiểm tra mới biết kết quả điểm
5 Tính kinh tế Làm trực tiếp trên máy tính trong phòng học
Làm trực tiếp trên môi trường mạng internet (máy tính và điện thoại)
In đề kiểm tra, photo để kiểm tra, phát đề kiểm tra, chấm kiểm tra cho học sinh làm,… mất khá nhiều thời gian và tiền bạc
Bảng 1: Bảng so sánh tính nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá so với kiểm tra thông thường (trắc nghiệm trên giấy)
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát của học sinh khi giáo viên sử dụng phần mềm NetSupport School, Quizizz và Azota trong việc kiểm tra đánh giá về củng cố bài học, của nghề tin học văn phòng khối 11 tại Trung tâm GDNN-GDTX Ninh Phước trong năm học 2021-2022 với kết quả như sau:
Stt Nội dụng áp dụng
Trường THPT (nghề tin học)
Rất thích Thích Bình thường
1 Trong củng cố bài học và kiểm tra của học sinh
2 Chấm bài kiểm tra và cho biết kết quả nhanh điểm kiểm tra
Bảng 2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát của học sinh khi giáo viên sử dụng phần mềm trong kiểm tra đánh giá và củng cố bài học
Thống kê chất lượng 3 lớp giảng dạy trường THPT An Phước, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Huệ năm học 2019-2020 khi không sử dụng các giải pháp trên và năm học 2020-
2021 và 2021-2022 khi sử dụng các giải pháp của sáng kiến:
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
Bảng 3: Thống kê chất lượng kết quả học tập của các năm học
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỉ lệ học sinh giỏi, khá năm 2020-2021, 2021-2022 tăng mạnh, tỉ lệ học sinh trung bình năm 2020-2021, 2021-2022 giảm so với năm 2019-
2020 đạt chỉ tiêu đề ra đầu năm học.