1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp fnb nghiên cứu cụ thể thương hiệu the bunny coffee tại thành phố hồ chí minh

92 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Quà Lưu Niệm Nhằm Quảng Bá Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp FNB: Nghiên Cứu Cụ Thể Thương Hiệu The Bunny Coffee Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Thu Sang, Phan Thị Ngọc Trân
Người hướng dẫn Th.S. Đinh Hoàng Anh Tuấn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Nhà Hàng Và Dịch Vụ Ăn Uống
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 7,82 MB

Nội dung

Hồ Chí Minh, tháng 7/2023NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUÀ LƯU NIỆM NHẰM QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP FNB: NGHIÊN CỨU CỤ THỂ THƯƠNG HIỆU THE BUNNY COFFEE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SVTH : NGUYỄN THỊ THU SANG PHAN THỊ NGỌC TRÂN GVHD: ĐINH HOÀNG ANH TUẤN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 7/2023

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM QUÀ LƯU NIỆM

NHẰM QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CHO DOANH NGHIỆP

FNB: NGHIÊN CỨU CỤ THỂ THƯƠNG HIỆU THE BUNNY

COFFEE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

S K L 0 1 1 4 4 6

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TP.HCM KHOA DU LỊCH VÀ THỜI TRANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2023

NGÀNH: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

Nghiên cứu phát triển sản phẩm Quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FNB: Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee tại Thành phố Hồ Chí Minh

Giảng viên hướng dẫn :Đinh Hoàng Anh Tuấn Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Thu Sang

:19159047 :Phan Thị Ngọc Trân :19159070

Trang 3

SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN 1: NGUYỄN THỊ THU SANG

MSSV: 19159047

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN 2: PHAN THỊ NGỌC TRÂN

MSSV: 19159070

Tên đề tài đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu phát triển sản phẩm Quà

lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FNB

Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee tại Thành phố Hồ

Chí Minh

Nhiệm vụ đồ án

(1) Nghiên cứu mối quan hệ của quà lưu niệm ảnh hưởng đến

thương hiệu của doanh nghiệp FnB tại TPHCM

(2) Đánh giá thực trạng quà lưu niệm trong việc cải tiến thương hiệu

của The Bunny Coffee

(3) Đề xuất cải tiến quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu của

The Bunny Coffee

Ngày giao nhiệm vụ đồ án: 01/03/2023

Ngày hoàn thành đồ án: 06/05/2023

Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Th.s Đinh Hoàng Anh Tuấn

Nội dung và yêu cầu đồ án tốt nghiệp đã được thông qua

Ngày tháng năm

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

CHÍNH

Trang 4

KHOA TT&DL

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG

BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN

1 Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng bá

thương hiệu cho doanh nghiệp FnB: Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.”

2 Nhóm SV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Sang _19159047

Phan Thị Ngọc Trân _19159070

3 Ngành: Quản trị Nhà hàng và Dịch vụ Ăn uống

4 Giải trình chỉnh sửa ĐATN:

Ghi chú:

(2),(4): Liệt kê tóm tắt các ý kiến đóng góp của Hội đồng, GV phản biện

(3),(5): Ghi rõ các nội dung chỉnh sửa và ghi rõ trang đã được chỉnh sửa

TT Nội dung góp ý của Hội

đồng

Hiệu chỉnh theo ý kiến Hội đồng

Nội dung góp ý của

GV phản biện

Hiệu chỉnh theo ý kiến GV phản biện

1

Thiếu phần nội dung về đối

tượng mục tiêu và đối tượng

cạnh tranh của The Bunny

Coffee

Nội dung đã được đề cập ở Cơ Sở Lý Luận

Đồ án nên bổ sung theo ý kiến hội đồng

- Bổ sung và phân tích

về đối tượng mục tiêu của The Bunny (tr.46)

- Bổ sung và phân tích

về đối thủ cạnh tranh của The Bunny về sản phẩm lưu niệm trong bài nghiên cứu (tr.47)

Ý nghĩa đề tài chưa

rõ, cân bổ sung va hiệu chỉnh cho phù hợp với mục đích nghiên cứu

- Chia ý nghĩa đề tài thành 2 mục là Ý nghĩa học thuật va Ý nghĩa thực tiễn (tr.9)

- Chỉnh sửa ý nghĩa

Trang 5

được hoàn chỉnh và theo góp ý của hội đồng (tr.9)

Bổ sung phần kết chương cũng như hiệu chỉnh lại phần kết luận cho bài nghiên cứu

- Đã bổ sung tóm tắt nghiên cứu trong và ngòai nước (tr.5,6)

- Chỉnh sửa câu chữ

và bổ sung phần kết cho phần Cơ Sở Lý Luận (tr.28)

- Đã viết lại phần kết luận bài nghiên cứu phù hợp với mục đích

đề tài của bài nghiên cứu theo ý kiến GVPB (tr.69)

chưa chính xác

- Làm rõ nhận định

mà nhóm đưa ra về quà lưu niệm trong nhà hàng cà phê

Lời cam đoan :

- Những hiệu chỉnh trên đây được thực hiện theo góc tiếp cận của nhóm tác giả

- Những thông tin hiệu chỉnh trên đã được nhóm tác giả cập nhật cuối cùng vào file ĐATN và đã nộp Bộ môn

- Nhóm tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thông tin đã được hiệu chỉnh

Tp HCM, ngày 21 tháng 7 năm 2022

Nhóm sinh viên thực hiện

(Ký và họ tên)

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép nhóm được bày

tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa rồi

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở ngành Quản Trị Nhà Hàng và Dịch Vụ Ăn Uống đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho nhóm nghiên cứu trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ có những lời hướng dẫn, đồng hành của các thầy cô mà nhóm có kiến thức nền tảng để thực hiện nghiên cứu hoàn chỉnh

Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Hoàng Anh Tuấn - người đã trực tiếp đồng hành và hướng dẫn nhóm nghiên cứu hoàn thành tốt bài nghiên cứu này trong thời gian qua

Trang 7

KHOA THỜI TRANG & DU LỊCH

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG

oOo

PHIẾU CHẤM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

( Dành cho giáo viên phản biện )

1 Họ tên sinh viên 1 : Nguyễn Thị Thu Sang MSSV : 19159047

Họ tên sinh viên 2 : Phan Thị Ngọc Trân MSSV : 19159070

2 Tên đồ án tốt nghiệp :

Nghiên cứu phát triển sản phẩm Quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FNB Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee tại Thành phố

Hồ Chí Minh

3 Giáo viên phản biện : Ths Lương Thế Bảo

4 Tổng quát về bản thuyết minh :

Số trang : 84 (tám mươi bốn) Số chương : 4 (bốn)

Mối quan tâm đến sự phát triển của sản phẩm quà lưu niệm: Đồ án tập trung nghiên cứu về phát triển sản phẩm quà lưu niệm, một lĩnh vực quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu Điều này cho thấy sự nhạy bén trong việc xác định xu hướng

và nhu cầu của người tiêu dùng trong lĩnh vực này

Tập trung vào quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FNB: The Bunny

Coffee là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành FNB tại Thành phố Hồ Chí Minh Việc nghiên cứu về cách phát triển sản phẩm quà lưu niệm, đồng thời tăng cường quảng bá thương hiệu cho The Bunny Coffee, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh

và tạo sự nhận diện cho doanh nghiệp

Tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ: Đồ án tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ trong quá trình phát triển sản phẩm quà lưu niệm Sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và công nghệ giúp mang đến những ý tưởng mới lạ và thu hút sự chú ý của khách hàng

Trang 8

nghiên cứu một thương hiệu cụ thể như The Bunny Coffee tại Thành phố Hồ Chí Minh giúp tạo ra những kết quả thực tế và có thể áp dụng ngay trong thực tế kinh doanh

Đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: Từ việc tăng cường quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FNB, đồ án tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển bền vững và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau,

từ đó tăng doanh số và vững chắc trên thị trường

Những ưu điểm chính nêu trên cho thấy đồ án tốt nghiệp này có sự độc đáo và gia tăng giá trị cho doanh nghiệp FNB thông qua phát triển sản phẩm quà lưu niệm và quảng bá thương hiệu hiệu quả

6 Những thiếu sót chính của ĐATN :

Trong nghiên cứu tốt nghiệp với đề tài "Nghiên cứu phát triển sản phẩm Quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FNB" và nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một số thiếu sót cần được đề cập và cải thiện

Thiếu chi tiết trong mô tả đề tài: Cần bổ sung thông tin về lý do chọn lĩnh vực quà lưu niệm và phát triển thương hiệu Đây là phần quan trọng để đọc giả hiểu rõ hơn về mục tiêu và ý nghĩa của đề tài

Thiếu phân tích cụ thể đối tượng khách hàng: Cần nghiên cứu và phân tích mục tiêu khách hàng của thương hiệu The Bunny Coffee Bằng cách nắm vững

thông tin này, có thể tạo ra sản phẩm quà lưu niệm phù hợp và đạt hiệu quả quảng

bá tốt hơn

Thiếu phân tích thị trường nghiên cứu: Cần tiến hành nghiên cứu cạnh tranh với các sản phẩm quà lưu niệm khác trên thị trường TPHCM Bằng cách đánh giá sự cạnh tranh và nhu cầu của khách hàng, có thể phát triển sản phẩm có sự khác biệt và hấp dẫn hơn

Thiếu phương pháp nghiên cứu chi tiết: Cần mô tả rõ ràng về phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Điều này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về quy trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận

Thiếu đề xuất chi tiết về sản phẩm quà lưu niệm: Cần đưa ra đề xuất cụ thể

về các sản phẩm quà lưu niệm liên quan đến thương hiệu The Bunny Coffee, bao gồm cả thiết kế, chất liệu và tính năng Điều này sẽ giúp tạo ra sự hấp dẫn và độc đáo cho các sản phẩm này

Những thiếu sót trên cần được bổ sung và cải thiện để đảm bảo rằng đồ án tốt nghiệp mang lại giá trị và hiệu quả như mong đợi

Trang 9

vệ :

8 Các câu hỏi sinh viên phải trả lời trước hội đồng (nếu có) :

a Tại sao bạn quyết định lựa chọn lĩnh vực quà lưu niệm như là phương pháp để quảng

bá thương hiệu The Bunny Coffee?

- Điều này có liên quan đến lợi ích và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp FNB và thương hiệu The Bunny Coffee

b Bạn đã tiến hành phân tích đối tượng khách hàng cho sản phẩm quà lưu niệm của

d Bạn đã áp dụng phương pháp nghiên cứu nào để thu thập dữ liệu và phân tích chúng?

- Bạn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thị trường hoặc khảo sát khách hàng để có được thông tin cần thiết cho đề tài của mình chưa?

e Đối với sản phẩm quà lưu niệm bạn đề xuất, bạn đã có kế hoạch cụ thể cho thiết kế, chất liệu và tính năng của chúng?

- Bạn đã xem xét các yếu tố thiết kế quan trọng và tính chất phù hợp để đảm bảo sự hấp dẫn và độc đáo của sản phẩm quà lưu niệm của bạn?

Trang 10

KHOA TT&DL

BỘ MÔN QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG

TÓM TẮT ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SINH VIÊN

1 Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng bá

thương hiệu cho doanh nghiệp FnB: Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny

Coffee Tại Thành Phố Hồ Chí Minh.”

2 Nhóm SV thực hiện: Nguyễn Thị Thu Sang _19159047

Mục đích nghiên cứu đề tài:

Nghiên cứu mối quan hệ của quà lưu niệm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh

Làm rõ sức ảnh hưởng của quà lưu niệm đến thương hiệu trong ngành FnB tại Tp.HCM

thông qua các bài nghiên cứu đi trước

Tạo cơ sở lý thuyết tham khảo cho việc nghiên cứu về quà lưu niệm ảnh hưởng đến

thương hiệu trong ngành dịch vụ FnB trong tương lai

Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng sản phẩm lưu niệm tại nhà

hàng cà phê tại Tp.HCM

Trang 11

Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài nghiên cứu này bao gồm:

- Phương pháp định tính (phương pháp nghiên cứu chính)

- Thu thập thông tin, dữ liệu ,khảo sát thông tin

Những đóng góp của đề tài:

Chương 1: Ở chương này nhóm đã đưa ra được tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu nghiên cứu cũng như ý nghĩa đề tài của bài nghiên cứu này đem lại với mục đích: nghiên cứu mối quan hệ của quà lưu niệm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp FnB tại TPHCM Dựa vào đó tìm hiểu về quà lưu niệm va đề xuất cải tiến quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu của The Bunny Coffee

Chương 2 : Chúng tôi đã có những cơ sở nền tảng về ba mảng mà chúng tôi nghiên cứu (Giới thiệu nhà hàng và đặc điểm kinh doanh của các nhà hàng FnB, nhận diện thương hiệu, phát triển thương hiệu thông qua quá trình xây dựng sản phẩm lưu niệm gắn liền thương hiệu) thông qua các bài nghiên cứu đi trước đã đưa ra các minh chứng về các nhận định về mặt lợi ích mà quà lưu niệm đem lại cho thương hiệu doanh nghiệp và sức ảnh hương của nó đến doanh nghiệp FnB hiện nay

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu định tính được nhóm chúng tôi đề cập rõ về các hạn chế về phương pháp nghiên cứu đi trước, lý do chọn phương pháp định tính cũng như quá trình lý thuyết về việc thực hiện phương pháp nghiên cứu trong đồ án của nhóm

về Nhận diện xu hướng khách hàng, kiểm tra đánh giá xu hướng khách hàng đối với quà lưu niệm tại The Bunny Coffee Là cơ sở để cải tiến bộ sản phẩm lưu niệm tại The Bunny và chiến lược nâng cao phát triển thương hiệu từ sản phẩm lưu niệm cho The Bunny Coffee

Chương 4: Ở chương cuối cùng thông qua các dữ liệu ở các chương trước nhóm tiến hành phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng trong việc tiêu dùng qua lưu niệm của The Bunny từ các dữ liệu trên Nhóm đã đưa ra các đề xuất về sản phẩm lưu niệm mới phù hợp với nhu cầu khách hàng và các chiến lược xúc tiến quà lưu niệm cho dự án bài nghiên cứu nhằm quảng bá thương hiệu cho The Bunny Coffee

7 Từ khóa:

Trang 12

to The Bunny Coffee's branded souvenirs Finally, from the above data, the Group has come up with suggestions for new souvenir products in line with customer needs and promotional strategies for souvenirs for the research project to promote the brand for The Bunny Coffee Souvenirs, Brands, Coffee Restaurants, FnB Enterprises, The Bunny Coffee

Trang 13

Chi phí một sản phẩm Sổ Tay giá bán và lợi nhuận dự kiến 63

8 Bảng 4.2 Bảng doanh thu và lợi nhuận dự kiến sau chiết khấu 10% 65

Trang 14

STT SỐ HÌNH TÊN HÌNH TRANG

1 Hình 3.1 Nguyên nhân khách không mua quà lưu niệm tại The Bunny

Coffee

45

2 Hình 3.2 Khảo sát sự hài lòng khi nhân viên giới thiệu quà lưu niệm

tại The Bunny Coffee

47

3 Hình 3.3 Tổng quan về đối tượng Phỏng vấn 49

4 Hình 3.4.1 Mức độ đa dạng và độc đáo của quà lưu niệm tại The Bunny

Coffee

51

5 Hình 3.4.2 Tính thẩm mỹ của quà lưu niệm tại The Bunny Coffee 51

6 Hình 3.4.3 Độ bền của sản phẩm quà lưu niệm tại The Bunny Coffee 52

7 Hình 3.4.4 Giá cả của quà lưu niệm tại The Bunny Coffee 53

Trang 15

CHỮ VIẾT TẮT FnB Food and Beverage

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

GT Phương pháp lý thuyết nổi lên từ dữ liệu (Grounded Theory)

Trang 16

LỜI MỞ ĐẦU - 1 -

PHẦN A: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI - 2 -

1 Lý do chọn đề tài - 2 -

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước - 3 -

2.1 Nghiên cứu ngoài nước - 3 -

2.2 Nghiên cứu trong nước - 5 -

3 Định hướng của đề tài - 7 -

4 Mục đích của đề tài - 8 -

5 Đối tượng nghiên cứu - 8 -

6 Giới hạn nghiên cứu - 8 -

7 Phương pháp nghiên cứu - 8 -

8 Ý nghĩa của đề tài - 9 -

9 Kế hoạch nghiên cứu - 9 -

PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - 12 -

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - 12 -

1.1 Quà lưu niệm - 12 -

1.1.1 Khái niệm quà lưu niệm - 12 -

1.1.2 Mối liên hệ với hành vi mua sắm và quà lưu niệm - 13 -

1.1.3 Hoạt động quảng bá quà lưu niệm - 15 -

1.2 Thương hiệu - 18 -

1.2.1 Khái niệm thương hiệu - 18 -

1.2.2 Lịch sử và xu hướng phát triển thương hiệu từ lịch sử đến hiện nay - 18 -

1.2.3 Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hiện nay - 19 -

1.2.4 Hành vi mua hàng ảnh hưởng đến thương hiệu - 21 -

1.2.5 Động cơ tạo nên khách hàng trung thành với thương hiệu - 22 -

1.3 Doanh nghiệp FnB và The Bunny Coffee - 22 -

1.3.1 Khái niệm FnB - 22 -

1.3.2 Xu hướng kinh doanh nhà hàng cà phê tại Tp.HCM - 23 -

1.3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cửa hàng cà phê của người tiêu dùng - 25 - 1.3.4 Giới thiệu The Bunny Coffee và các hoạt động của thương hiệu -

Trang 17

1.4 Tổng kết chương - 28 -

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 30 -

2.1 Đánh giá các nghiên cứu trước đây - 30 -

2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính (Qualitative Methods) - 30 -

2.2.1 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin - 31 -

2.2.2 Phương pháp phân tích và tổng hợp - 31 -

2.3 Hình thức Phỏng vấn - 32 -

2.3.1 Mục tiêu khi lựa chọn phương pháp Phỏng vấn - 32 -

2.3.2 Phỏng vấn thí điểm - 33 -

2.4 Xử lý và phân tích dữ liệu - 33 -

2.5 Mã hóa dữ liệu - 34 -

2.6 Xác định chủ đề - 35 -

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUÀ LƯU NIỆM CỦA THE BUNNY COFFEE - 36 -

3.1 Đặt vấn đề - 36 -

3.2 Thực trạng thị trường quà lưu niệm của The Bunny Coffee - 38 -

3.2.1 Các loại mặt hàng quà lưu niệm của The Bunny Coffee - 38 -

3.2.2 Các điểm bán hàng lưu niệm của The Bunny Coffee - 39 -

3.3 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm quà lưu niệm - 40 -

3.4 Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm quà lưu niệm - 43 -

3.5 Đánh giá thực trạng và mục tiêu giải pháp phát triển thương hiệu The Bunny Coffee - 46 -

3.5.1 Phân tích đối tượng khách hàng và đối thủ cạnh tranh - 46 -

3.5.2 Đánh giá thực trạng về Sản phẩm lưu niệm tại The Bunny Coffee - 50 -

3.5.3 Mục tiêu tổng quan của giải pháp - 52 -

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN - 53 -

4.1 Phát triển Sản phẩm Quà lưu niệm mới cho The Bunny Coffee - 53 - 4.1.1 Pin gài (button pins) - 53 -

4.1.2 Túi rút nhỏ - 56 -

4.1.3 Sổ tay - 58 -

4.2 Chiến lược xúc tiến tại cửa hàng The Bunny Coffee - 59 -

Trang 18

PHẦN C: TỔNG KẾT - 69 - TÀI LIỆU THAM KHẢO - 70 -

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua sản phẩm gắn với thương hiệu đang là một xu hướng rất phát triển trên thế giới Mong muốn nhận biết thương hiệu và lưu giữ quà lưu niệm của khách hàng đã và đang có xu hướng tăng rất nhanh chóng nên hoạt động kinh doanh nhà hàng cũng đã và đang bắt kịp với xu hướng này, nhưng chủ yếu là quốc tế và quà lưu niệm của thần tượng Có thể nói, sản phẩm gắn liền với thương hiệu/quà lưu niệm hàm chứa một ý nghĩa hết sức đặc biệt, không chỉ sự ghi lại một câu chuyện và mang thông điệp đặc trưng văn hóa nơi sáng tạo ra nó mà còn là làm người nhận nhớ Giá trị của quà lưu niệm có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế và văn hóa, câu chuyện tại địa điểm làm tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp FnB, phát triển tốt thì không những giúp làm tăng doanh thu cho quán là tiền đề để phát triển những dự án khác Xu hướng kinh doanh FnB, kết hợp phát triển dự án branded merchandise đi kèm

và hướng đến kinh doanh bền vững cho nhà hàng, đang được chú trọng, là xu hướng phát triển trên thế giới nói chung và tại Việt Nam Hiện nay cơ hội rộng mở nhưng vẫn còn rất nhiều thách đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam Để nâng nhận biết cũng như biện pháp kích cầu người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh FnB cần làm rõ lại khách hàng mục tiêu, tạo nên sản phẩm với thiết kế đơn giản phù hợp với tính chất của doanh nghiệp, và chiến lược vận hành hiệu quả, cụ thể là doanh nghiệp The Bunny Coffee, từ đó, doanh nghiệp sẽ đến gần với khách hàng Và một dự án bao gồm các yếu tố trên là cầu nối quan trọng mà chúng tôi sử dụng cho đề tài nghiên cứu này Không chỉ kết nối doanh nghiệp với xã hội mà xây dựng thương hiệu

để tăng độ phổ biến của thương hiệu còn là một trong những chìa khóa thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, là chiến lược mang yếu tố cảm xúc nên khách hàng sẽ hưởng ứng đông đảo và đặc biệt

Trang 20

PHẦN A: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1 Lý do chọn đề tài

Sản phẩm quà lưu niệm là một phần cần được lưu ý trong chiến lược Marketing của các thương hiệu nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng, tăng cường khách hàng trung thành và quảng bá thương hiệu Một trong những ưu điểm của việc sử dụng sản phẩm quà lưu niệm để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FnB (Food and Beverage) là tính tiện dụng và sự phổ biến của các sản phẩm này Khách hàng của ngành FnB (Food and Beverage) thường sử dụng các sản phẩm như cốc, ấm pha cà phê, muỗng nĩa, khăn giấy, áo thun, hàng ngày và tại nơi công cộng Việc sử dụng những sản phẩm quà tặng lưu niệm này giúp tạo ra sự kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp FnB và khách hàng, tạo ra sự nhận biết thương hiệu và giúp doanh nghiệp nổi bật hơn trên thị trường Ảnh hưởng của MXH đã giúp những sản phẩm quà tặng không chỉ tạo được sự ấn tượng mạnh với khách hàng mà còn giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu và có sự tương tác tích cực với thương hiệu Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường FnB, việc sử dụng sản phẩm quà lưu niệm để quảng bá thương hiệu đang trở thành một xu hướng phổ biến Quảng bá thương hiệu (brand promotion)

là một phần quan trọng trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp và tổ chức Từ

đó cho thấy “thương hiệu” là sự sống còn của doanh nghiệp Việc phát triển dự án quà lưu niệm nhằm thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FnB là một bước

đi quan trọng trong chiến lược marketing của doanh nghiệp Để đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng sản phẩm quà lưu niệm để quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FnB, cần phải chứng minh được mối quan hệ của quà lưu niệm tác động đến thương hiệu, nhu cầu cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn tiêu dùng sản phẩm quà lưu niệm của khách hàng và kế hoạch marketing toàn diện The Bunny Coffee được xem là một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng dạo gần đây tại Sài Gòn với các sản phẩm chất lượng cao và hương vị đặc trưng Với đối tượng khách hàng là nhân viên công sở The Bunny đang quan tâm đến việc tạo ra các sản phẩm quà lưu niệm độc đáo và ấn tượng để thu hút sự chú ý của khách hàng, và cách chúng có thể ảnh hưởng đến sự trung thành của khách hàng, tại đây đã cho ra đời bộ quà lưu niệm thương hiệu (branded merchandise) nhưng vẫn chưa làm nổi bật lên được thương hiệu đối với khách hàng Từ những lý do trên nhóm quyết định lựa chọn đề tài Nghiên Cứu Phát Triển Sản Phẩm Quà Lưu Niệm Nhằm Quảng Bá Thương Hiệu Cho Doanh Nghiệp Fnb: Nghiên Cứu Cụ Thể

Trang 21

Thương Hiệu The Bunny Coffee Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Đề tài sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sức ảnh hưởng của quà lưu niệm tác động đến thương hiệu Từ đó, phân tích các sản phẩm quà lưu niệm hiện có của The Bunny Coffee, đánh giá sự hài lòng của khách hàng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến quyết định mua hàng trong tương lai

Từ đó đưa ra chiến lược quảng bá thương hiệu từ quà lưu niệm cho ngành FnB

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1 Nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Nhóm tác giả (2019), City branding and museum souvenirs: towards improving the St Petersburg city brand: Do museums sell souvenirs or do souvenirs sell museums?, xác định các cách phát triển các sản phẩm của cửa hàng tại bảo tàng, sẽ có lợi thế cạnh tranh, và đề xuất nên làm gì để phát triển sản phẩm như vậy

để nó có tác động tích cực đến thương hiệu thành phố St Petersburg Có 76 bảo tàng đã được nghiên cứu thông qua phương pháp quan sát để mô tả hàng tồn kho của các cửa hàng của họ về tỷ lệ phần trăm của mỗi sản phẩm Phương pháp quan sát cho phép các nhà nghiên cứu phân tích hàng tồn kho của các cửa hàng lưu niệm bảo tàng Kết quả, nghiên cứu cho phép đưa ra kết luận rằng mặc dù các bảo tàng mua sắm tại St.Petersburg cho thấy xu hướng tích cực trong việc phát triển sản phẩm của các giữa các cửa hàng vẫn còn nhiều việc phải cải tiến thêm Quầy cung cấp quà lưu niệm không khác gì những món quà lưu niệm hiện có trên thị trường Các cửa hàng bảo tàng có tiềm năng tạo ra các sản phẩm chất lượng cao có thể ảnh hưởng tích cực đến bảo tàng và thương hiệu thành phố, vì quà lưu niệm và hình ảnh trực quan của các hiện vật bảo tàng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách du lịch Vì thế, các thành phố cần những cách thức mới và tươi mới để tạo và quảng bá thương hiệu của họ Các bảo tàng có thể đóng góp đáng kể vào việc này với sự giúp đỡ từ việc cải tiến và làm mới quà lưu niệm Nghiên cứu này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về quá trình các bảo tàng có thể làm điều này như thế nào bằng cách phát triển các chiến lược tồn kho của các cửa hàng của họ

Lucia Pizzichini, Valerio Temperini, Gian Luca Gregori (2020), Place branding and local food souvenirs: the ethical attributes of national parks’ brands, phân tích cho thấy những tác động tích cực đối với việc tăng cường truyền bá đặc sản được sản xuất địa phương trong các điểm du lịch, cụ thể hơn, thương hiệu của địa điểm là một công cụ truyền thông có giá trị hữu ích và chất lượng Một nghiên cứu thăm dò đã được tiến hành

Trang 22

với sự tham gia của tổng cộng 102 khách du lịch người Ý, những người được phỏng vấn tại hai cửa hàng lưu niệm khác nhau ở Ý Trước hết, những người được hỏi được yêu cầu mô tả những hình ảnh và giá trị của món quà lưu niệm liên quan đến Vườn quốc gia

Ý Mức độ câu hỏi thứ hai liên quan đến mối liên hệ giữa thực phẩm và công viên quốc gia và động cơ mua thực phẩm có thương hiệu của công viên quốc gia Phân tích việc mua đặc sản làm tăng tính chất tích cực trong việc truyền đạt các giá trị đạo đức ảnh hưởng đến chất lượng đặc sản cũng như động cơ mua sắm của khách du lịch Đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của các thương hiệu công viên quốc gia trong việc tăng cường đề xuất giá trị của các doanh nghiệp nhỏ nằm trong công viên Bài viết này đã góp phần vào tài liệu bằng cách lấp đầy khoảng trống liên quan đến vai trò của các thương hiệu địa điểm trong việc quảng bá đặc sản vùng miền

Lin, L (2017b) Food souvenirs as gifts: tourist perspectives and their motivational basis in Chinese culture Journal of Tourism and Cultural Change Đặc sản

là những món quà lưu niệm được du khách Trung Quốc ưa chuộng và thực phẩm có ý nghĩa phong phú trong văn hóa tặng quà Trung Quốc Nghiên cứu trường hợp này xem xét một ví dụ về việc tặng quà Trung Quốc, điều tra hành vi mua quà lưu niệm thực phẩm của du khách Trung Quốc và mối quan hệ giữa động cơ mua hàng và tính năng/lợi ích sản phẩm Nghiên cứu này thu thập 380 bảng câu hỏi hợp lệ từ các du khách Trung Quốc ở Đài Loan Đã tìm thấy mối tương quan chính đáng kể giữa động cơ mua hàng

và tính năng/lợi ích sản phẩm, và mối tương quan đáng kể này được áp dụng cho ba động cơ riêng biệt, cụ thể là, mua làm quà tặng, mua làm quà lưu niệm để lưu giữ kỷ niệm và mua làm bằng chứng kỷ niệm Ưu điểm mang tính biểu tượng của đặc sản là những thuộc tính quan trọng nhất cần được cân nhắc

Barkah Akha, August E Pattiselanno, Maisie T F Tuhumury (2022), The Influence Of Product Quality, Brand Image, And Consumer Knowledge Of Decisions

To Purchase Local Brand Eucalyptus Oil, nghiên cứu này nhằm xác định quy trình bán các sản phẩm dầu khuynh diệp Namlea trong cửa hàng lưu niệm, cũng như xác định chất lượng sản phẩm, hình ảnh thương hiệu và kiến thức người tiêu dùng ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm dầu Namlea tại cửa hàng Khách hàng trong nghiên cứu này là người tiêu dùng mua các sản phẩm dầu khuynh diệp tại cửa hàng quà tặng lưu niệm qua phương pháp bảng câu hỏi Loại nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là một phương pháp hỗn hợp, cụ thể là khi tiến hành nghiên cứu này, nhà nghiên

Trang 23

cứu sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu này sẽ được tiến hành tại một cửa hàng lưu niệm ở thành phố Ambon Khách hàng trong nghiên cứu này là toàn bộ cộng đồng thành phố Ambon sử dụng các sản phẩm dầu Namlea Với các số liệu có trong bài, kết luận là có tác động tích cực và có ý nghĩa đối với quyết định mua dầu Namlea

Dwi Suhartanto, David Dean, Adila Sosianika and Tintin Suhaeni (2017), Food souvenirs and their influence on tourist satisfaction and behavioural intentions Nghiên cứu này kiểm tra các chiều hướng của quà lưu niệm thực phẩm và đánh giá tác động của

nó đối với sự hài lòng của khách du lịch và hành vi mua hàng Nghiên cứu này áp dụng phân tích yếu tố thăm dò để xác định tính đa chiều quà lưu niệm thực phẩm và đánh giá mối liên hệ giữa các tính chất của đặc sản vùng miền này và mức độ hài lòng của khách

du lịch và ý định mua sau Dữ liệu được thu thập từ 252 khách du lịch trong nước ở Bandung, Indonesia Phân tích yếu tố đã tạo ra 5 đặc điểm quan trọng tạo nên món đặc sản vùng miền này: thương hiệu và bao bì, tính độc đáo, chất lượng thực phẩm, tính xác thực và hương vị/giá trị Trong số các khía cạnh này; tính độc đáo, tính xác thực, vị giác/giá trị là những yếu tố quan trọng quyết định sự hài lòng với đồ ăn lưu niệm Hơn nữa, nghiên cứu này cho thấy sự hài lòng với đồ ăn lưu niệm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hài lòng của khách du lịch đối với việc đến thăm điểm đến Những kết quả này tạo cơ hội cho các nhà quản lý doanh nghiệp bán lẻ và các nhà quản lý tổ chức đích xây dựng chiến lược làm hài lòng khách du lịch bằng cách cung cấp những món quà lưu niệm thực phẩm đặc biệt và mang tính biểu tượng của địa phương

2.2 Nghiên cứu trong nước

(N.T T Trinh, N H K Ngân, K N Huyền, 2018, Thực Trạng Phát Triển Quà Lưu Niệm Du Lịch Ở Thành Phố Cần Thơ) Sản phẩm quà lưu niệm là một trong những nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn, khuyến khích chi tiêu và quảng cáo hình ảnh thương hiệu Ở mô hình này nhóm tác giả đưa ra một số biến nổi bật về nhu cầu sử dụng quà lưu niệm như tính đa dạng hóa, tính nghệ thuật, chất lượng quà lưu niệm nhằm góp phần nâng cao sản phẩm để thu hút khách hàng và phát triển kinh tế Cần Thơ Bài nghiên cứu

có hướng đi tương đối giống với đề tài của nhóm Tuy khác nhau về lĩnh vực nhưng nhìn chung bài nghiên cứu này cho thấy rõ nhu cầu khi khách hàng lựa chọn tiêu dùng một sản phẩm lưu niệm

Trang 24

(C.T.Phượng,2010,Vai Trò Của Quà Lưu Niệm Trong Phát Triển Du Lịch Tại Thành Phố Hồ Chí Minh) Thực tế là các sản phẩm quà lưu niệm của chúng ta còn nhiều thiếu sót về mẫu mã cũng như chất lượng về vật liệu sản phẩm, bên cạnh đó chúng ta cũng chưa hệ thống hóa lại các mặt hàng quà lưu niệm của mình để tìm ra quà lưu niệm đặc trưng để giới thiệu đến khách hàng Nghiên cứu về quà lưu niệm Việt Nam chủ yếu

là các khu vực tập trung du lịch như các miền núi, các địa điểm du lịch nổi trội do đó, đặc biệt tại Tp.HCM dù nổi trội là địa điểm du lịch thế nhưng khi nhắc tới đặc sản lại chẳng biết là gì Bài nghiên cứu này đã phân loại và chỉ ra vai trò các mặt hàng quà lưu niệm đưa ra nhận định về nhu cầu tiêu dùng quà lưu niệm Tuy nhiên nhận định về nhu cầu tiêu dùng của thị trường chỉ dựa trên tính chủ quan của tác giả

(V.H.Thương, Đ P Hồng, P.Q Anh, Ng T Thảo,N T Chính, 2022, Bài học kinh doanh từ thành công và thất bại của một số chuỗi cửa hàng café ở Việt Nam) Khi thị trường nhà hàng và cà phê ngày càng bão hòa, hàng loạt startup cà phê nở ra trong khi các thương hiệu lớn thì vẫn lừng lững Nếu không vững về mọi mặt và luôn làm mới mình thì sẽ bị đào thải Việc kinh doanh nhà hàng cà phê dường như được xem là một

xu hướng dành cho các startup trẻ, chưa có nhiều vốn liếng Tuy vậy, kinh doanh là một chuyện và bền vững trong kinh doanh là một câu chuyện khác Theo tạp chí Khoa học - Phát Triển (Thái Thùy Anh,2008, Làm thế nào để tạo dựng thương hiệu?) Thương hiệu

là một điều không thể thiếu, sẽ giúp sản phẩm của họ có chỗ đứng không chỉ tại thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Bài nghiên cứu này được xem như tiền đề để nhóm có thể xem xét dựa vào nhằm phát triển cải tiến và đề xuất cho nhà hàng The Bunny Coffee

Các bài nghiên cứu trong nước nhóm tập trung nghiên cứu về thị hiếu tiêu dùng, lựa chọn sản phẩm của thực khách Việt Nam, các nhận định về quà lưu niệm cũng như cập nhật xu hướng kinh doanh cà phê hiện nay tại thị trường trong nước Qua các bài nghiên cứu, đã cho nhóm thấy rõ về nhận định tiêu dùng cũng như 1 số vai trò quà lưu niệm trong nước Tuy nhiên, các bài nghiên cứu về quà lưu niệm rtrong nước còn hạn chế về thời gian và không gian nên có một số nhận định tiêu dùng vẫn chưa phù hợp với nghiên cứu của nhóm

Trang 25

3 Định hướng của đề tài

Nghiên cứu về quà lưu niệm ảnh hưởng đến thương hiệu và thúc đẩy việc quảng

bá thương hiệu doanh nghiệp FnB, lấy ví dụ cụ thể The Bunny Coffee Tuy nhiên, hạn chế của các bài nghiên cứu là chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu cho một doanh nghiệp, đối tượng nghiên cứu là ngẫu nhiên, chưa nắm rõ hết sở thích, tính cách, mục tiêu khách hàng vì ít thông tin và dữ liệu Bối cảnh nghiên cứu khi không có nhiều bài nghiên cứu

và ghi chép về việc xây dựng dự án quà lưu niệm của doanh nghiệp FnB tại Việt Nam, nên dẫn đến những đề tài nghiên cứu trong nước vẫn còn nhiều điểm thiếu sót Chính vì những hạn chế của các bài nghiên cứu mà nhóm đã tìm hiểu, khai thác Từ đó nhóm đưa

ra hai điểm mới trong đề tài nghiên cứu này:

Thứ nhất đề tài nghiên cứu sẽ nhận định các lợi ích của việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp FnB nhờ phát triển dự án sản phẩm gắn liền với thương hiệu (Brand Merchandise) Cụ thể, chúng tôi sẽ thu thập, phân tích dữ liệu từ các bài nghiên cứu đi trước về các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu chứng minh sức ảnh hưởng của quà lưu niệm ảnh hưởng đến thương hiệu

Thứ hai, tiến hành nghiên cứu, phân tích mẫu các nhóm khách hàng đối tượng qua một số bài khảo sát được tiến hành trong đồ án về các mẫu quà lưu niệm cũ Tổng hợp thông tin và phân tích quà lưu niệm cũ, tiến hành đưa ra chọn lọc về thiết kế mới trên thương hiệu The Bunny Coffee dựa trên ý kiến khách hàng đã được khảo sát

Thứ ba, chúng tôi sẽ đưa ra kế hoạch triển khai thiết kế sản phẩm, giá thành và vận hành sản phẩm phù hợp với mô hình và giá trị thương hiệu mà The Bunny Coffee mong muốn hướng tới khách hàng và đưa ra giải pháp nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng

Chúng tôi xây dựng cơ sở lý thuyết của dự án phát triển dự quà lưu niệm nhằm thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu doanh nghiệp FnB gồm nghiên cứu ảnh hưởng của quà lưu niệm đến thương hiệu và tiến hành phân tích các sản phẩm quà lưu niệm hiện tại của doanh nghiệp, tạo ra thêm sản phẩm để phù hợp với mục đích dự án sắp tới, giải pháp chiến lược triển khai và vận hành dự án hiệu quả, xác định rõ phương pháp đo lường kết quả của dự án Các chiến lược triển khai trong bài nghiên cứu đảm bảo là nền tảng tham khảo phù hợp cho giai đoạn đầu tiên cũng như hướng đến phát triển sản phẩm trong tương lai Vì phạm vi bài báo cáo chỉ mang tính chất dựa trên các bài nghiên cứu

Trang 26

đi trước và yếu tố khách quan của tác giả nên không tránh khỏi sai sót Vì vậy bài nghiên cứu chỉ tập trung chính vào việc chứng minh ảnh hưởng của quà lưu niệm đến thương hiệu và giải pháp tác giả đưa ra dựa trên giả thuyết của cửa hàng cà phê The Bunny Coffee tại Tp.HCM

Đề xuất cải tiến quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu của The Bunny Coffee

5 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FnB: Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee tại Thành Phố Hồ Chí Minh

6 Giới hạn nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: doanh nghiệp FnB thị trường Việt Nam, cụ thể là tại TP.HCM Nghiên cứu The Bunny Coffee

Giới hạn thời gian nghiên cứu: 3 tháng (2/2023 – 5/2023)

7 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài nghiên cứu này bao gồm thu thập thông tin, dữ liệu kế thừa từ những nghiên cứu trước và các tư liệu thống kê, phương pháp khảo sát thông tin: điều tra , khảo sát khách hàng nhằm đánh giá thực trạng hiện tại và thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu thông qua các bài nghiên cứu đi trước từ đó xây dựng bảng khảo sát phù hợp với công trình nghiên cứu của nhóm cho thấy tâm lý, hành vi khách hàng về sở thích nhu cầu và góc nhìn về quà lưu niệm, quà trưng bày trong các cửa hàng cà phê Từ các ý nhỏ trên nhóm đưa ra sử dụng phương pháp định tính Nhằm tìm hiểu sâu hơn về mục tiêu nghiên cứu, đồng thời cũng có cái nhìn bao quát về đề tài nghiên cứu, với việc đánh mạnh vào định tính sẽ là một lựa chọn tốt cho nhóm nghiên cứu Phương pháp định tính sẽ được thực hiện trước nhằm giải quyết 2 mục tiêu: Thứ nhất, Nhận diện xu hướng khách hàng và Nghiên cứu sức ảnh

Trang 27

hưởng của quà lưu niệm tác động đến thương hiệu FnB hỗ trợ kiểm tra đánh giá xu hướng khách hàng đối với quà lưu niệm tại The Bunny Coffee Thứ 2, là cơ sở để cải tiến bộ sản phẩm lưu niệm tại The Bunny Coffee và chiến lược nâng cao phát triển thương hiệu từ sản phẩm lưu niệm

8 Ý nghĩa của đề tài

Đề tài Nghiên cứu phát triển sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp FnB: Nghiên cứu cụ thể thương hiệu The Bunny Coffee Tại Thành Phố Hồ Chí Minh mang ý nghĩa quan trọng trong việc nhận định một lần nữa tầm ảnh hưởng của quà lưu niệm đến thương hiệu đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực FnB Cụ thể, đề tài bao gồm ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa học thuật

- Đề xuất cải tiến và quảng bá sản phẩm quà lưu niệm tại The Bunny Tp.HCM

- Tạo cơ sở lý thuyết tham khảo cho việc nghiên cứu về quà lưu niệm ảnh hưởng đến thương hiệu trong ngành dịch vụ FnB trong tương lai

- Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng sản phẩm lưu niệm tại nhà hàng cà phê tại Tp.HCM

- Đề xuất cải tiến và quảng bá sản phẩm quà lưu niệm tại The Bunny Tp.HCM

9 Kế hoạch nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài về sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng

bá thương hiệu The Bunny Coffee, kế hoạch nghiên cứu có thể được thực hiện như sau:

Trang 28

Tìm hiểu và phân tích tình hình kinh doanh thị trường cà phê : Đầu tiên, cần tiến hành nghiên cứu về tình hình kinh doanh FnB nói chung và thị trường nhà hàng cà phê nói riêng Các mô hình nhà hàng cà phê hiện nay, bao gồm các xu hướng, tính cạnh tranh, và tiềm năng phát triển của thị trường thông qua các bài nghiên cứu đi trước

Tìm hiểu về sản phẩm quà lưu niệm: Nghiên cứu về sản phẩm quà lưu niệm bao gồm tính chất, ưu điểm, khuyết điểm, phân loại và tiềm năng của sản phẩm này trong việc quảng bá thương hiệu Chứng minh sức ảnh hưởng của quà lưu niệm ảnh hưởng đến thương hiệu thông qua các bài nghiên cứu đi trước

Tiến hành khảo sát sự hài lòng của khách hàng về quà lưu niệm có sẵn tại nhà hàng và góc nhìn về chiến lược sử dụng sản phẩm lưu niệm trong việc quảng bá thương hiệu của The Bunny Coffee Từ đó,đánh giá hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm quà lưu niệm hiện có tại quảng bá thương hiệu The Bunny Coffee và được ra kết quả: Tiến hành phân tích và đánh giá các chiến lược marketing đã và đang được thương hiệu The Bunny Coffee sử dụng để quảng bá sản phẩm quà lưu niệm, cùng với việc đánh giá hiệu quả của những chiến lược đó

Cải tiến bộ quà lưu niệm thuộc bộ nhân dạng thương hiệu: Thiết kế sản phẩm quà lưu niệm mang thương hiệu The Bunny Coffee

Phân tích dữ liệu và đưa ra giá thành sản phẩm: Tiến hành phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi ích đem lại cho doanh nghiệp và khách hàng

Đề xuất các chiến lược quảng bá sản phẩm quà lưu niệm hiệu quả: Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, đề xuất các chiến lược quảng bá sản phẩm quà lưu niệm hiệu quả nhằm tăng cường việc quảng bá thương hiệu The Bunny Coffee

Đưa ra kết quả về sản phẩm lưu niệm mới thông qua đánh giá và nhận xét từ các đối tượng phỏng vấn và cá lý thuyết giả định đi trước , các mặt thiếu sót chưa được liên

kê trong bài nghiên cứu

Tóm lại, kế hoạch nghiên cứu đề tài về sản phẩm quà lưu niệm nhằm quảng bá thương hiệu cà phê The Bunny Coffee sẽ bao gồm các bước nghiên cứu về thị trường, thương hiệu, sản phẩm, đánh giá hiệu quả của các chiến lược quảng bá sản phẩm quà lưu niệm, đề xuất các chiến lược quảng bá sản phẩm quà lưu niệm hiệu quả, triển khai các chiến lược và đánh giá kết quả Việc nghiên cứu này sẽ giúp đưa ra các giải pháp

Trang 29

quảng bá hiệu quả để tăng cường sự nhận biết thương hiệu của The Bunny Coffee giữa các doanh nghiệp FnB khác

Tuần

/Ngày

Nội dung công việc Kết quả cần đạt được

1,2 30/1/2023 – 11/2/2023 Đăng ký đồ án tốt nghiệp

3,4 13/2/2023 – 28/2/2023 Đăng ký đề tài đồ án tốt nghiệp

5 1/3/2023 - 7/3/2023 Đọc các bài nghiên cứu liên quan về đề tài và viết

chương Tổng Quan Đề Tài 6,7 8/3/2023 - 22/3/2023 Hoàn thành viết chương Cơ Sở Lý Luận

8,9 23/3/2023 - 29/3/2023 Hoàn thành viết chương Phương Pháp Nghiên Cứu

10 29/3/2023 – 4/4/2023 Báo cáo tiến độ lần 1 với GVHD và chỉnh sửa

11 4/4/2023

25/4/2023

Viết nội dung phần Phương pháp Nghiên cứu hoàn chỉnh

Viết nội dung chương Thực trạng và Giải pháp

12 26/4/2023 Báo cáo tiến độ lần 2 và chỉnh sửa

13 27/4/2023

5/5/2023

Hoàn thành các nội dung nghiên cứu còn lại

14 6/5/2023 Nộp bài nghiên cứu cho giảng viên hướng dẫn

Trang 30

PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Quà lưu niệm

1.1.1 Khái niệm quà lưu niệm

Kristen K Swanson a Dallen J Timothy (2011) "Lưu niệm" (Souvenir) ban đầu

là một động từ tiếng Pháp chỉ ra hành động cần ghi nhớ Sau đó, được dịch thành một danh từ tiếng anh, nó đại diện cho một đối tượng mà qua đó một cái gì đó được ghi nhớ Ngoài ra, đối tượng còn có thể là một địa điểm, một dịp, một sự kiện hoặc thậm chí một người Thuật ngữ 'quà lưu niệm' có một số nghĩa chung trong các tài liệu du lịch Chúng dùng để đề cập đến quan điểm của khách du lịch là những vật nhắc nhở mang tính biểu tượng về một sự kiện hoặc trải nghiệm của khách hàng Chúng có thể được mua hoặc tìm thấy và được sử dụng như một hình ảnh hữu hình của một trải nghiệm vô hình Quà lưu niệm có thể kích hoạt một sự trở lại tưởng tượng về thời gian và địa điểm đáng nhớ,

và thường được đặt ở vị trí trong ngôi nhà, hoặc trên vật dụng thông thường mà người

sử dụng có thể nhìn thấy rõ nhất Peter (2011) Cách nhìn thứ hai về quà lưu niệm có thể được nhìn thấy chủ yếu từ quan điểm của thương nhân hoặc nhà cung cấp về một mặt hàng du lịch, được tìm thấy trong các cửa hàng lưu niệm và chợ thủ công mỹ nghệ Vật thể này có giá trị trao đổi trên thị trường và được sản xuất, phân phối và tiêu thụ với ít gắn bó về mặt cảm xúc

Thông qua các sản phẩm lưu niệm hữu ích và gần gũi trong cuộc sống, doanh nghiệp có thể tạo ra hình ảnh kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với khách hàng Cảm giác thuộc về một nơi hay cộng đồng (Sense of Belonging) khi sở hữu các vật phẩm đặc trưng khiến người dùng thêm phần trân trọng, tín cẩn, thậm chí là trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu Hiện nay có đa dạng quà lưu niệm đi cùng thương hiệu được khách hàng yêu thích và sưu tầm

Wilkins (2011) khẳng định rằng hỗn hợp sản phẩm lưu niệm chứa quần áo và mũ được đánh dấu nhãn hiệu và logo điểm đến, thực phẩm đặc biệt, nghệ thuật và thủ công đại diện cho điểm đến, tranh và hình ảnh của điểm đến, và những thứ nhỏ khác đại diện cho điểm đến như móc khóa, cốc… Swanson và Timothy (2012) phân loại quà lưu niệm thành bốn loại: (1) đặc sản (2) quà lưu niệm tổng thể được dán nhãn là sản phẩm đại

Trang 31

diện cho ấn tượng du khách về điểm đến, (3) là sản phẩm đại diện cho điểm đến và (4) Quà lưu niệm có thương hiệu tại điểm tới

1.1.2 Mối liên hệ với hành vi mua sắm và quà lưu niệm

Literature Review Tourism được mô tả là một hành trình thiêng khó quên (Graburn 1989), với nhu cầu mọi người phải mang lại những kỷ niệm và kỷ niệm về

"thời gian hoặc không gian đặc biệt" (Gordon, 1986, trang 136), không chỉ giúp ghi nhớ những trải nghiệm mà còn để chứng minh điều đó (Gordon 1986, Swanson 2004; Litt et

al 1994) Việc sưu tập quà lưu niệm làm cho trải nghiệm trở nên thực tế hơn (Gordon 1986; MacCannell 1989)

Một ví dụ về một đối tượng vật lý nhằm giúp lưu giữ ký ức về các sự kiện quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như kỳ nghỉ (Zauberman, Ratner và Kim 2009) Có nhiều mục đích để mua quà lưu niệm, bao gồm vai trò của quà lưu niệm như một món quà (Kim và Littrell 2001; Gordon 1986), như một dấu ấn của trải nghiệm (Gordon 1986) và như một lời nhắc nhở (Littrell và cộng sự 1994; Swanson 2004) Mặc dù đã có một số nghiên cứu về quà lưu niệm, nhưng nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các loại hình và chức năng lưu niệm, trái ngược với ý nghĩa dành cho quà lưu niệm (Love và Sheldon 1998) Nghiên cứu đã phân biệt chủ yếu giữa các nhà sản xuất thủ công và khách du lịch (Kim và Littrell 2001) và xác định một loạt các sản phẩm lưu niệm từ các sản phẩm sản xuất hàng loạt đến các mặt hàng đặc biệt và đồ cổ (Swanson

Lin Lin (2016), Food souvenirs as gifts: tourist perspectives and their motivational basis in Chinese culture Bài viết điều tra hành vi mua quà lưu niệm thực phẩm (đặc sản) của du khách Trung Quốc và mối quan hệ giữa động cơ mua hàng và đặc tính của sản phẩm Bài viết này đã tìm thấy mối tương quan đáng kể giữa động cơ mua hàng và tính chất của sản phẩm, chúng áp dụng cho ba động cơ riêng biệt: mua làm quà tặng, mua làm quà lưu niệm để lưu giữ ký ức và mua làm bằng chứng trải nghiệm

Trang 32

Từ góc nhìn của nhóm tác giả (Anderson & Littrell, 1996; Fairhurst, Costello, & Holmes, 2002; Littrell, 1990; Littrell, 1994), món quà lưu niệm thể hiện điều quan trọng nhằm làm cho chuyến đi trải nghiệm tại điểm đến của khách có ý nghĩa Quà lưu niệm phải có ý nghĩa sâu sắc liên quan đến người đó tại thời điểm và sau đó, mặt khác, quà lưu niệm như một biểu tượng của chuyến đi sau khi một khách mang chúng trở về nhà Quà lưu niệm đóng vai trò quan trọng nhất như một người lưu giữ ký ức, ngoài việc là một lời nhắc nhở, vật lưu niệm còn có chức năng thể hiện cá tính và ý thức về bản thân,

sự phù hợp nhóm, sáng tạo và thẩm mỹ

Lasusa (2007) cho rằng đồ lưu niệm được du khách sử dụng làm vậy dụng hằng ngày trong suốt chuyến du lịch Du khách - người đang ở xa môi trường mà họ sinh hoạt cần một cái gì đó quen thuộc; mua sắm mang lại cảm giác thoải mái và ổn định như ở nhà Mua quà lưu niệm giúp khách hàng kết nối với cuộc sống thường ngày của họ và chuyến đi chơi xa, du lịch Một vai trò khác của quà lưu niệm là bằng chứng hoặc bằng chứng du lịch (Graburn, 1987) Du khách sử dụng đồ lưu niệm để chứng minh cho người khác thấy họ đã đi xa Các vật kỷ niệm được thu thập ở những địa điểm hoặc điểm tham quan đặc biệt Sau khi đi du lịch, chúng mang tính tượng trưng để đại diện cho nơi đó Bằng chứng cũng được thể hiện thông qua các nghi lễ tặng quà lưu niệm hoặc đánh giá cao hoặc đáp lại

Choi và các đồng nghiệp (2008) phân loại ba loại đồ lưu niệm: các sản phẩm được đánh dấu bằng đồ họa đại diện cho đích đến, các sản phẩm địa phương như thực phẩm, thủ công và nghệ thuật, và nữ trang và quần áo Tất cả những nghiên cứu này cho thấy rằng thực phẩm địa phương là một loại đồ lưu niệm quan trọng Nghiên cứu của Buczkowska (2014) ở Ba Lan cho thấy rượu, kẹo, trà và gia vị là những món quà lưu niệm phổ biến nhất đối với du khách Các học giả (Bessier & Tibere, 2013) cũng cho rằng thực phẩm không chỉ là phương tiện để truyền đạt các giá trị địa phương mà còn là phương tiện để kết nối du khách đến thăm với lối sống độc đáo của địa phương Do chức năng quan trọng này đại diện cho danh tính địa phương, nhiều điểm đến sản xuất thực phẩm đặc sản địa phương phục vụ khách du lịch cần quà lưu niệm Các nhà nghiên cứu (Altintzoglu và cộng sự, 2016) duy trì rằng việc tập trung vào các món quà lưu niệm thực phẩm có nguồn gốc từ địa phương cũng như các điểm đến vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch đối với chuyến thăm mà còn mang lại lợi ích

Trang 33

cho nền kinh tế, xã hội và môi trường địa phương (Bessie & Tibere, 2013; Bucowska, 2014)

Cuối cùng, quà lưu niệm cũng có thể đóng vai trò thay thế cho chuyến thăm Khách du lịch chỉ có thể dành vài phút để xem một điểm đến trong khi dành nhiều thời gian hơn cho cửa hàng quà lưu niệm gần đó Do đó, mua sắm để mua quà lưu niệm có thể là một sự thay thế để nhìn thấy sự hấp dẫn hoặc một phần của nó (Cameron, 2007) Tương tự như vậy, họ có thể giúp những người không thể đi du lịch sống lại những trải nghiệm trong quá khứ của họ, do đó những ký ức mới mẻ mà có thể hoạt động như một biểu tượng thay thế cho du lịch Như vậy có thể tóm lại như sau: “Quà lưu niệm là vật

mà mang phần nào đặc trưng văn hóa của điểm đến, có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần, giáo dục, được người ta mua, nhận như quà tặng và giữ để nhắc nhớ tới sự vật, sự việc

và sự kiện nào đó”

1.1.3 Hoạt động quảng bá quà lưu niệm

Trên toàn thế giới, buôn bán vật kỷ niệm là một phần cần thiết của ngành du lịch

vì nó (1) góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế địa phương và (2) cho phép các khách hàng mà nó trên chặn đường du lịch và cuối cùng là khuyến khích sự quay lại điểm đến và khuyến khích truyền miệng Quà lưu niệm bao gồm những vật dụng cơ bản hàng ngày (áo sơ mi, chai nước, ghim cài ve áo, v.v.), cũng như những món đồ nhỏ mang lại hoài niệm và ký ức, chẳng hạn như đồ thủ công dân gian, tác phẩm nghệ thuật,

đồ cổ và sản phẩm tự nhiên Tại Nhật Bản, các sản phẩm lưu niệm được gọi là Meibutsu (sản phẩm đặc trưng của vùng)., Omiyage (Quà lưu niệm những món quà nhỏ được tặng khi trở về sau một chuyến đi dài hoặc đến thăm ai đó Cửa hàng lưu niệm Omiyage là những cửa hàng lớn tại các khu du lịch ở Nhật Bản Khách du lịch có thể mua quà lưu niệm làm quà cho người thân (Khách không phải khách du lịch cũng được sở hữu.)

Festival Trà Thái Nguyên là dịp để các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá cho hình ảnh, thương hiệu của trà Thái Nguyên tới bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thương mại và du lịch Thái Nguyên Với số lượng các sự kiện giao lưu, các chương trình festival về trà trên thế giới ngày càng nhiều, Thái Nguyên có thể đưa các sản phẩm trà của mình tới tham dự, chú trọng nhấn mạnh vào các chương trình mang tầm cỡ quốc tế với độ phủ sóng cao, được dư luận thế giới quan tâm nhiều, để giới thiệu, tạo được ấn tượng và tìm

Trang 34

kiếm những mối liên kết, đầu tư Bên cạnh đó, ngoài việc tổ chức các festival Trà tại Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung cũng cần xây dựng kế hoạch, đầu tư tổ chức các festival Việt Nam tại nước ngoài Đó có thể là các festival Trà riêng biệt hoặc là các festival văn hóa, festival tổng hợp và trà là một trong những sản phẩm được chú trọng giới thiệu Qua các hoạt động giao lưu, quảng bá này, Thái Nguyên

có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu và so sánh giữa các sản phẩm trà của nước mình với các quốc gia khác trên thế giới Từ đó sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất trà tìm

ra được những điểm mạnh, những điểm đặc trưng độc đáo được ưa chuộng để phát huy thế mạnh của mình và những hạn chế, những thiếu sót về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì hay kĩ thuật sản xuất, chế biến để cải tạo, khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh

Quà lưu niệm là một phần không thể thiếu trong phát triển du lịch Quà lưu niệm nói riêng có thể giúp tăng doanh thu, cải thiện sức hấp dẫn, mở rộng các chương trình quảng bá thương hiệu để tạo thương hiệu độc đáo cho điểm đến Khoảng 40% khách chọn mua vật kỷ niệm khi đến Cần Thơ 41% khách hàng nhìn thấy cửa hàng quà tặng

ở đây, nhưng chỉ đi ngang qua hoặc ghé qua trước khi tiếp tục chuyến hành trình Nguyên nhân du khách không mua là sản phẩm không mới, sản phẩm đơn điệu nhưng giá quá cao, sản phẩm thiếu cá tính riêng, chất liệu và kiểu dáng, thêm đó là sản phẩm không bắt mắt, không có nhiều sản phẩm để lựa chọn và khu vực trưng bày là bình thường Người bán nên xem xét tính độc đáo của điểm đến, thiết kế sản phẩm và yếu tố mới của quà lưu niệm Các yếu tố liên quan đến tính đa dạng độc đáo của sản phẩm, hình thức sản phẩm, tính di động và độ bền của quà lưu niệm được khách tham quan đánh giá trên thang điểm từ 3,34 đến 3,78 trên thang điểm 5 Kết quả này cũng chưa cao và cần có giải pháp để phát triển các mặt hàng quà lưu niệm giúp du lịch Cần Thơ hấp dẫn hơn Trước hết, cần đầu tư phát triển các mặt hàng lưu niệm đặc trưng của Cần Thơ bằng cách tiếp tục phát triển, khai quật các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống, gắn liền với khôi phục và quảng bá làng nghề Các nghề thủ công truyền thống hiện có của Cần Thơ như Làng nghề đan lưới Thôm Lôm, Làng nghề lợp lá Dài, Làng hoa cây Nón, Làng nón ngô Ngoài ra, các hoạt động và chương trình tìm kiếm khác nên được tổ chức để cải thiện các thợ thủ công, doanh nghiệp và các sản phẩm lưu niệm: những bạn trẻ yêu thích sự đổi mới Xúc tiến, mở rộng thị trường hàng lưu niệm Cần Thơ thông qua các lễ hội quảng bá hình ảnh, con người Cần Thơ đến với các tỉnh

Trang 35

thành trong nước và thế giới Từ đó, việc đưa quà lưu niệm Cần Thơ đến với du khách trong và ngoài nước trở nên dễ dàng Đặc biệt, tăng cường liên kết giữa khu vực sản xuất với các cửa hàng lưu niệm, lữ hành, nhà hàng, khách sạn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến du khách một cách hiệu quả nhất trong thời gian sớm nhất Ngoài ra, để cung cấp sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng, cần nghiên cứu sở thích của khách hàng, đào tạo nhân viên xuất sắc, có kỹ năng giao tiếp phù hợp, phù hợp với môi trường làm việc, biết ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp với khách nước ngoài

Tại Starbucks, sản phẩm cốt lõi là đồ uống nóng hoặc lạnh, sản phẩm hữu hình

là trà hoặc cà phê, sản phẩm tăng cường là sản phẩm hữu hình kết hợp với dịch vụ thân thiện cá nhân và sản phẩm tiềm năng có thể là sự phát triển của danh mục sản phẩm hướng tới các loại đồ uống khác như đồ uống có cồn Sản phẩm của Starbucks có thể xác định thêm hai hạng mục sản phẩm: bền (quà lưu niệm) và không bền (đồ uống được bán) Nhãn hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ "văn hóa Starbucks", do bản quyền và nhãn hiệu đăng ký tất cả tên đồ lưu niệm, hình ảnh, logo, khẩu hiệu hoặc trang web phổ biến của công ty không thể được sao chép bởi bất kỳ ai khác (Starbucks, 2014) Điều này bảo vệ môi trường và văn hóa công ty có và cho phép họ duy trì ưu thế cạnh tranh của mình Sản phẩm là điểm bắt đầu tạo ra giá trị cho khách hàng; nếu chúng

là sản phẩm chất lượng cao được phân biệt với các công ty khác, khách hàng sẽ luôn nhớ điều này Starbucks triển khai chiến lược marketing bao gồm: Hiệu ứng khan hiếm: những chiếc ly nhựa Starbucks sẽ được bán ra theo mùa, độ ưu tiên ra mắt ở mỗi quốc gia Hiệu ứng Veblen: khách hàng trong phân khúc cao cấp của Starbuck mua bình "lưu niệm" không chỉ để đựng nước, đựng trà hay cà phê mà còn mua chính là logo Starbucks đắt đỏ kia nhằm đem lại cảm giác tự tin

Liên quan đến ngành FnB, quà lưu niệm đang nhanh chóng trở thành nguồn thu

bổ sung cho các chuỗi cửa hàng cà phê ở Ấn Độ Theo Sanjay Coutinho, Giám đốc điều hành & giám đốc, Công ty Cà phê Barista (BCL) thiết kế, xu hướng, nơi trưng bày sản phẩm, kế hoạch là một số vấn đề then chốt đối với quán cà phê khi ra mắt sản phẩm Chuỗi quán cà phê hàng đầu của nước này, Cafe Day (CCD), kiếm được 10% doanh thu

từ việc bán hàng, với các mặt hàng (các loại bột cà phê và sau đó thêm vào các mặt hàng khác liên quan đến cà phê như cốc sứ và cốc sứ Nó cũng bổ sung thêm bạc hà, kẹo cao

su, đồ ăn nhẹ, thanh năng lượng và thậm chí cả áo phông và các mặt hàng theo trend) Với hơn 970 quán cà phê ở Ấn Độ, có kế hoạch tăng tỷ trọng hàng hóa bằng cách tung

Trang 36

ra nhiều sản phẩm sáng tạo, mới mẻ hơn Chuỗi cửa hàng cà phê Gloria Jean của Úc, có

12 cửa hàng tại Mumbai, Delhi và Bangalore, đang kiếm được khoảng 5% doanh thu từ việc bán quà lưu niệm Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty tư vấn bán lẻ Techopak Advisor, doanh số bán quà lưu niệm ước tính khoảng 5-8% tổng doanh số bán hàng của các quán cà phê, trong đó đồ uống chiếm 55-60% Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng quà lưu niệm trong các quán cà phê chỉ giới hạn trong một số sản phẩm, giúp tăng cơ hội tốt để các quán cà phê tăng giá trị về mặt thương hiệu trong lòng khách hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp

1.2 Thương hiệu

1.2.1 Khái niệm thương hiệu

Theo (Hiệp hội marketing Hoa Kỳ - AMA) thương hiệu được định nghĩa là “Tên, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc thiết kế hoặc phối hợp các yếu tố trên được dự định nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của người bán hoặc nhóm người bán và khác biệt với đối thủ cạnh tranh” Ngoài ra, thương hiệu còn có thể đại diện cho các giá trị, tầm nhìn

và định hướng của một doanh nghiệp, và có thể tạo ra sự nhận thức, tín nhiệm và giá trị cho doanh nghiệp Thương hiệu được xây dựng qua thời gian thông qua các chiến lược marketing, quảng cáo, trải nghiệm khách hàng và tương tác với khách hàng.” hay nói cách khác Là một thuật ngữ dùng để biểu thị sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình để xác định một sản phẩm dịch vụ và phân biệt chúng với các đối thủ cạnh tranh khác

1.2.2 Lịch sử và xu hướng phát triển thương hiệu từ lịch sử đến hiện nay

Con người đang sống trong thời kỳ hoàng kim của thương hiệu Ngay nay, các doanh nghiệp có đa dạng cách khai thác thị trường và kết nối trực tiếp với khách hàng

và người hâm mộ của họ Lịch sử thương hiệu đã có từ nhiều thế kỷ trước Từ rất lâu, những nơi có nguồn cung cấp con dấu niêm phong được coi là có uy tín hơn những doanh nghiệp khác Tiếp đó là Luật thương hiệu được ra đời nhằm thúc đẩy bằng việc đảm bảo chất lượng chấp nhận được vì lợi ích của người dân Cho tới việc nhấn mạnh

sự khác biệt mang tính biểu tượng và chúng ta bắt đầu thấy các thương hiệu hoàn thiện hơn (các thương hiệu với thông điệp phong phú và logo mang tính biểu tượng) và quảng cáo in ấn

Trang 37

Vào những năm 1920, đài phát thanh ngày càng trở nên phổ biến và các chủ đài đang tìm kiếm cơ hội quảng cáo để giúp công việc kinh doanh của họ bền vững hơn Thương hiệu đã được đưa vào cuộc sống thông qua các mantra, khẩu hiệu và thông điệp trên đài phát thanh Những năm 2000 đến nay là thời điểm để các thương hiệu vượt qua các ranh giới, hàng rào sơ khai của họ Kể từ buổi bình minh của thời đại kỹ thuật số vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, các hoạt động xây dựng thương hiệu, tiếp thị và quảng cáo đã khác với thực tiễn lịch sử theo nhiều cách Quảng cáo trên

TV tốt hơn quảng cáo trên báo in, nhưng bây giờ, quảng cáo trên mạng xã hội giờ đây

đã vượt qua mọi thứ Ngoài ra, với các ứng dụng và URL cung cấp các thẻ bắt đầu bằng hashtag có thể tùy chỉnh không giới hạn, các thương hiệu có nhiều cơ hội để tăng đáng

kể nhận thức về thương hiệu

Một cách mà các thương hiệu đang ngày càng sử dụng điều này là kết hợp truyền thông xây dựng thương hiệu và bán hàng thông qua xây dựng thương hiệu dựa trên sứ mệnh Tuyên bố sứ mệnh của Starbucks là "To inspire and nurture the human spirit—one person, one cup and one neighborhood at a time." Với một ứng dụng di động hấp dẫn, chương trình khách hàng thân thiết phổ biến, trải nghiệm mua sắm được thiết kế tốt, màu sắc nổi bật và logo đặc biệt, Starbucks đã xây dựng một cơ sở khách hàng trung thành với tầm nhìn và sứ mệnh của mình Có bao nhiêu thương hiệu quần áo thể thao và quần áo thể thao nữ quan trọng ngày nay (Lulemon, Athletica, Fabletics, Under Armour, Adidas by Stella McCartney)? Và họ phải chuyển mình để sáng tạo, và nhiều thương hiệu nổi bật thông qua tham gia của cộng đồng Ví dụ, Lululemon củng cố thương hiệu của mình bằng cách cung cấp các lớp yoga miễn phí cả tại cửa hàng và trực tuyến

1.2.3 Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hiện nay

PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, từng phân tích sâu hơn về xây dựng thương hiệu, ông tin rằng yếu tố cốt lõi của bất kỳ thương hiệu nào luôn là sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu Bên cạnh chất lượng, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến cảm nhận của khách hàng Sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh hoặc tại sao khách hàng thích sản phẩm của mình hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là điều kiện tiên quyết quan trọng để định vị thị trường và là bước cần thiết để phát triển định vị thương hiệu

Trang 38

Theo nghiên cứu của Certus, 70% người tiêu dùng muốn biết các thương hiệu mà

họ hỗ trợ đang làm gì để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường 46% người tiêu dùng rất chú ý đến cam kết về trách nhiệm xã hội của thương hiệu khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ 77% người tiêu dùng muốn hợp tác kinh doanh với các công ty chủ động giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường

Sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề của người tiêu dùng Nhiều người tiêu dùng có ý thức mua sản phẩm từ các thương hiệu thân thiện với môi trường Với tư cách là đại sứ toàn cầu của Samsung, BTS đang tham gia chiến dịch quảng bá hoạt động tái chế rác thải nhựa của thương hiệu điện tử nổi tiếng với mục đích khuyến khích mọi người đoàn kết vì một ngày mai tốt đẹp hơn Để tăng cường sử dụng vật liệu tái chế, Samsung đã giới thiệu một sản phẩm sáng tạo sử dụng chất thải từ lưới đánh cá làm nguyên liệu sản xuất cho tất cả các thiết bị Galaxy Vật liệu từ rác thải nhựa đại dương cũng lần đầu tiên được sử dụng để sản xuất dòng điện thoại di động Galaxy S22 Tiếp đó là hoạt động trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu trong thực tế ảo Cho

dù đó là lập kế hoạch cho các sự kiện theo chủ đề, tạo trò chơi trực tuyến và trải nghiệm tương tác hay tạo trải nghiệm khách hàng vượt trội với bao bì sản phẩm độc đáo, thì tất

cả đều nhằm đảm bảo trải nghiệm thương hiệu sống động và đắm chìm Chìm là hướng

mà các nhà quản lý thương hiệu đang hướng tới Ví dụ: Trung tâm Triển lãm –

“Exhibition Hub” mang đến cho những người yêu nghệ thuật trải nghiệm tham quan có

cở hội sử dụng công nghệ trình chiếu 360 độ, màn hình lớn và công nghệ thực tế ảo (VR) để đắm mình trong những bức tranh của danh họa Van Gogh hoặc màn trưng bày siêu xe Lamborghini tại Trung tâm Thương mại Saigon Centre (Takashimaya) vào ngày 14/2/2023

Lane Wakefield, Kirk Wakefield, Kevin Lane Keller, Anne Rivers (2021), Are Brands Wasting Money On Sport Sponsorships?, nhận định việc thương hiệu đổ hàng triệu đô la vào tài trợ thể thao nhằm chạy chương trình quảng cáo và tiếp thị rộng rãi hơn (dành cho các thương hiệu lớn) Mức độ tiêu thụ của người hâm mộ được xem xét khi họ xem trận đấu một cách tính cực và tham gia vào trận đấu

Quảng cáo được coi là một sự phân tâm không chỉ trong nguồn cấp dữ liệu mạng

xã hội của người dùng mà còn trong cuộc sống hàng ngày của họ và người dùng đã chán

Trang 39

ngấy với việc các thương hiệu liên tục quảng bá sản phẩm và lời hứa của họ Khách hàng muốn giải pháp, không phải thương hiệu

Để xử lý vấn đề này, một số thương hiệu đã sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu phi thương hiệu Điều này cho phép họ thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách làm hoàn toàn ngược lại với việc quảng bá thương hiệu Ví dụ, chiến dịch “Another Level” của Doritos Doritos đang thay đổi trò chơi truyền thông xã hội để thu hút Thế

hệ Z, và có thể bạn sẽ không nhận ra thương hiệu bánh kẹo với sự thay đổi tạm thời trên logo mang tính biểu tượng của nó Nếu bạn theo dõi công ty trên các phương tiện truyền thông xã hội và tự hỏi tại sao biển hiệu Doritos không tồn tại ở đâu thì đây là những điều bạn cần biết về những thay đổi trong trò chơi marketing của thương hiệu này Chiến dịch Không logo ""Another Level" của Doritos mang đến cho người hâm mộ cơ hội tự mình tham gia vào nội dung trên mạng xã hội bằng cách biến khuôn mặt của chính họ thành hình tam giác thông qua Snapchat và chia sẻ ý tưởng cho thương hiệu trên Instagram Cụ thể, bắt đầu từ ngày 26 tháng 8, tất cả các kênh truyền thông xã hội của công ty sẽ loại bỏ tất cả logo và thương hiệu của họ và thay đổi chúng thành một tam giác màu đỏ đơn giản và tên người dùng "Logo Goes Here." Nói cách khác, Thương hiệu không thiết kế trên bao bì có in hình logo đăng trưng của Doritos, điều đó sẽ khiến khách hàng sẽ nhấn vào xem nhiều lần ngay sau khi tiếp cận TVC này

1.2.4 Hành vi mua hàng ảnh hưởng đến thương hiệu

Theo Kotler và Keller, hành vi khách hàng là nghiên cứu hành vi lựa chọn, mua,

sử dụng, vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm của những cá nhân, nhóm, tổ chức nhằm làm thỏa mãn nhu cầu của họ Nó đề cập tới những hành vi của người mua hàng trên thị trường và những động cơ sâu bên trong của những hành vi đó

Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã được thực hiện để xác minh tác động của việc kích thích mua hàng bằng biển quảng cáo và quảng cáo qua cửa sổ kính Do đó, các thương hiệu phổ biến tin rằng màn hình cửa sổ là một cách hiệu quả để lôi kéo người mua hàng đẩy cửa của họ Một phần của nhận định này là do mọi người đôi khi mua sắm một cách vô thức Kết quả là 1/3 khách hàng được hỏi sau khi rời khỏi cửa hàng

và sau đó nhìn qua cửa trước trước khi bước vào cửa hàng

Ngoài ra, giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong quá trình quyết định mua hàng Một nghiên cứu cho thấy những khách

Trang 40

hàng tự mô tả mình là người mua sắm thông minh và chu đáo đã cầm một thiết bị theo dõi mắt (thiết bị dùng để theo dõi chuyển động của mắt người dùng) kết quả, chỉ nhìn vào bảng giá 2 lần trong suốt 30 phút mua hàn Đối với những thương hiệu nổi tiếng, người mua không mấy khi xem bảng giá mà chỉ mua theo thói quen.Vì thế, dựa vào những nghiên cứu đã xác thực trên, hành vi mua hàng của khách hàng liên quan đến thương hiệu khá phức tạp

1.2.5 Động cơ tạo nên khách hàng trung thành với thương hiệu

Khách hàng thân thiết là một sự tiến hóa của lòng trung thành của khách hàng, còn được gọi là Brand Loyalty Một khách hàng trung thành không còn chủ yếu là sự gắn bó về mặt tình cảm, ngắn hạn, mà là một khách hàng sẵn sàng duy trì lòng trung thành với một thương hiệu Theo 91% khách hàng được khảo sát, truyền đạt trung thực

về sản phẩm là yếu tố rất quan trọng để đánh giá mức độ trung thành với thương hiệu

Cởi mở về tác động của môi trường và các biện pháp bền vững (87%)

Sự đổi mới (72%)

Tiện tích sản phẩm (61%)

Sự lôi cuốn của thương hiệu (60%)

Sự nổi bật giữa những thương hiệu tương đương (30%)

Theo nghiên cứu của Bain and Company, chỉ cần một năm thay đổi tích cực trong trải nghiệm người dùng có thể tăng doanh thu 4-8% cho bất kỳ doanh nghiệp nào Trong khi đó, 61% khách hàng cho biết họ sẽ không còn ủng hộ những thương hiệu mang lại trải nghiệm tiêu dùng kém Tại thị trường Bắc Mỹ, 65% khách hàng cho biết

họ sẵn sàng bỏ qua lỗi truyền thông và các vấn đề về chất lượng sản phẩm miễn là thương hiệu họ yêu thích và sẽ tiếp tục sử dụng

1.3 Doanh nghiệp FnB và The Bunny Coffee

1.3.1 Khái niệm FnB

Ngành FnB được viết tắt từ chữ “Food and Beverage” tức ngành thực phẩm và

đồ uống Ngành F&B Hiện đang là một trong các ngành kinh doanh phổ biến và quan trọng trên toàn thế giới, và đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia nói chung và mang lại nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch và giải trí Theo định nghĩa cụ thể từ Michigan State University “Food and Beverage là Ngành công

Ngày đăng: 22/02/2024, 12:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w