Phương phỏp nghiờn cứu* Phương phỏp luận khoa học- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - Tư tưởng Hồ Chớ Minh về văn húa và kế thừa truyền thống.*Phương phỏp nghiờn
Trang 1Tìm hiểu di tích lịch sử Đình Quán Giá
Xã Yên Sở - Huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội
Trang 2PhÇn më ®Çu 1.Lí do chọn đề tài
Quán Giá và rừng Giá là di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia, là khutưởng niệm vị anh hùng dân tộc Lý Phục Man
Làng Kẻ Giá (nay là xã Yên Sở và Đắc Sở - huyện Hoài Đức - thànhphố Hà Nội) Địa danh đã đi vào lịch sử như một trong những làng có truyềnthống đấu tranh anh dũng, với nhiều chiến công oai hùng, người con tiêubiểu của quê hương là Phạm Tu-một vị tướng của vua Lý Nam Đế, nay đượcsuy tôn là thành hoàng của làng, và được thờ ở đình Quán Giá - xã yên Sở -huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội
Đình thờ Thần, nơi mà dân làng quen gọi với tên Quán Giá là mộtcông trình kiến trúc độc đáo, một danh lam thắng cảnh, hàng năm vào 10-3(ngày hóa của thần), dân làng lại nô nức tổ chức lễ hội Rước Giá
Là một người con của xứ Đoài, mang trong mình niềm tự hào về truyềnthống tốt đẹp của quê hương, nhưng đồng thời em cũng ý thức được trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình Qua bài tiểu luận “Tìm hiểu di tích đình Quán
Giá” Em hi vọng sẽ góp một phần công sức nhỏ bé của mình để góp phần vào
việc giữ gìn di tích lịch sử văn hóa của địa phương, và phát huy hơn nữa giá trị,đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn lâu dài(di tích)
2 Đối tượng nghiên cứu
Di tích đình Quán Giá- xã Yên Sở -huyện Hoài Đức- thành phố HàNội
3 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: từ khi di tích được xây dựng năm 1016 đến năm 2008.Không gian: Mặt bằng tổng thể và các đơn nguyên kiến trúc trong di tích
4 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự ra đời và quá trình tồn tại của di tích
Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị của di tích
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận khoa học
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và kế thừa truyền thống
*Phương pháp nghiên cứu liên nghành như: Nghành Bảo tàng học, Dân tộc
học, Lịch sử, Hán nôm, Mỹ thuật, Xã hội học,
*Phương pháp khảo sát, điền dã, quan sát, miêu tả, phỏng vấn thu thập thông tin, đo vẽ, chụp hình…
6.Bố cục của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục,cấu trúccủa tiểu luận chia làm ba chương chính:
Chương 1 Vài nét tổng quan về làng Cổ Sở và Đình Quán Giá trong lịch sử
Chương 2 Giá trị kiến trúc- nghệ thuật và lễ hội của di tích
Chương 3 Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích
Trang 4Ch¬ng 1 Vµi nÐt tæng quan vÒ lµng Cæ Së
vµ di tÝch Qu¸n Gi¸ trong lÞch sö
1.1 Tổng quan về làng cổ Sở
“Quê hương là chùm khế ngọt cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn được thành người”.
Thật vậy, nhắc đến quê hương đều gợi ra trong mỗi người chúng tanhững tình cảm thân thương, gợi nhớ những kỉ niệm tuổi thơ, về nơi chônrau cắt rốn, nơi có ông bà, cha mẹ, họ hàng…
Cùng là tình cảm với làng quê nhưng với mỗi người khi nói tới miềnquê lại có cách cảm nhận khác nhau, khi nhắc đến Kẻ Giá thì trong lòng mỗingười con của làng lại nhớ đến hình ảnh cây dừa, ông bà thường kể lại màtrong ánh mắt, nụ cười vẫn không dấu nổi niềm tự hào, có lúc dừa đã lên tớinghìn cây trên một diện tích đất rất khiêm tốn vì thế ở đây dừa được trồng từđường làng, ngõ xóm đến bờ ao, trong vườn…khắp làng phủ một màu xanhbát ngát
Có lẽ, đây cũng là một điều đặc biệt, ở giữa đồng bằng với cò baythẳng cánh, hay những lũy tre bảo vệ làng, thì Kẻ Giá là bóng dừa xanh rợpnói như giáo sư sử học Phan Huy Lê thì đi dưới bóng dừa mà ông có cảmgiác rằng mình đang lạc vào một làng nào đó của đất dừa Bình Định hay đó
là Bến Tre của miền Nam, và có thể khẳng định thêm rằng chính nhờ điềukhác lạ này mà dù giáo sư đã đi nhiều làng nhưng làng Kẻ Giá vẫn để lạitrong ông ấn tượng sâu sắc và mạnh mẽ nhất
Làng có tên chính Là Cổ Sở, Ké Giá Là tên nôm, nay được tách thành
xã Yên Sở và Đắc Sở thuộc huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội
Ví trí địa lí: Phía Bắc làng giáp xã Cát Quế
Phía Nam giáp làng Đắc Sở.
Phía Đông giáp xã Sơn Đồng.
Trang 5Phía Tây giáp xã Sài Sơn.
Nằm bên bờ sông Đáy và trục đường bộ từ kinh kì lên xứ Đoài thủaxưa, Kẻ Giá có vị trí hết sức quan trọng, và cũng hết sức thuận lợi giao thôngđường thủy cũng như đường bộ
Kinh tế: Phát triển nghề nông trồng lúa nước, nghề cá, trồng dâu nuôitằm…ngoài ra do thuận lợi về giao thông nên sớm phát triển thương nghiệpvới chợ Lụa, chợ Giá, bến Giá
Dân làng Kẻ Giá hiền hòa,chăm chỉ trong lao động, sản xuất, nhưngcũng rất anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm Lịch sử xâydựng và bảo vệ làng thấm đượm bao mồ hôi, xương máu của nhiều thế hệ đãđược ghi vào trong sử sách và trong tâm trí mỗi người dân, những câu truyệnvẫn được lưu truyền cho thế hệ sau, những vật chứng còn lại đã minh chứngcho tinh thần chiến đấu quả cảm đó là Mả Thánh, Rừng Cấm, Gò Gạo,QuánGiá…
1.2 Tổng quan về di tích trong lịch sử
Các cụ già trong làng vẫn thường kể chuyện về người con trung hiếucủa làng- anh hùng dân tộc Lý Phục Man, để giáo dục con cháu Theo nhữngcâu truyện kể đó thì khi tướng công Phạm Tu hi sinh trong một lần giápchiến với quân xâm lược nhà Lương do tướng giặc là Trần Bá Tiên cầm đầu,tại thành Tô Lịch ( chính là Hà Nội ngày nay ) Vào tháng 7 năm 545 thì thihài của ngài đã được hai tùy tướng là Trương Hống và Trương Hát đưa vềquê hương an táng, với lòng tiếc thương và biết ơn với vị anh hùng đã hi sinhthân mình vì nước, dân làng đã lập miếu thờ để tưởng niệm Vì thế, di tíchQuán Giá lúc này chỉ là một miếu nhỏ đặt cạnh nơi an nghỉ của Người
Khi đất nước sạch bóng quân thù, ngôi miếu nhỏ đã được sửa sang tubổ,và tiếng lành đồn xa về sự phù hộ độ trì của người để quốc thái dân an, đãtới kinh thành, lúc bấy giờ kinh đô đặt ở Ninh Bình, dưới triều tiền Lê, niên
Trang 6hiệu Thiên Phúc thứ 3 (982 ) vua Lê Đại Hành đã phong cho ngôi miếu vớiđạo sắc với 5 chữ đẹp là : “Thượng đẳng tối linh từ”.
Tới thời hậu Lý, năm 1010 Lý Thái Tổ xuống chiếu rời đô về ThăngLong, được 6 năm (1016) trong một chuyến đi kinh lý thăm ngoại vi vùngkinh thành bằng đường thủy, khi thuyền rồng của vua đi ngang qua bến MãTân thuộc làng Cổ Sở, nhìn sang hai bên bờ sông vua thấy cảnh đẹp, hữutình bên tả ngạn gần bến đò thuyền bè tấp nập, nhìn sang ngang có một rừngcây rậm rạp, trong các lùm cây có chim muông bay lượn và hót vang, ẩnhiện dưới tán lá là ngôi miếu cổ xinh xinh, phóng tầm mắt nhìn ra xa quadòng sông cuộn sóng là những dãy núi nhấp nhô cao thấp như hình chimphượng, rồng hóa đá chầu sang, xa xa dãy núi Tam Đảo và Ba Vì mờ mờxanh trắng trong giống như những bức tường thành bảo vệ cho nơi hiểm địa
Người xưa có câu “địa linh nhân kiệt”, nhà vua ra lệnh cho thuyềnnghỉ lại một đêm Dưới ánh trăng của đêm thượng tuần tháng 7 nhà vua đãrót chén rượu đầy ngửa mặt lên trời mà nói rằng “ Nay, Trẫm đi kinh lí quađây thấy cảnh núi sông đền miếu ở nơi này thật đẹp Vậy thần linh nào caiquản hãy về đây nhận chén rượu của Trẫm ban thưởng”, nói xong nhà vualiền rót cả chén rượu xuống dòng sông đang chảy, và ngay tối hôm đó tronggiấc ngủ nhà vua gặp vị thần báo mộng Sang sớm hôm sau nhà vua cho triệutập quần thần hộ giá để kể lại giấc mộng đêm qua, nhà vua còn đọc lại bàithơ mà vị thần sở tại đọc trước mặt vua rồi biến mất:
“Thiên hạ tao mông muội Trung thần nặc tính danh.
Trung thiên minh nhật nguyệt, Thực bất kiến kì hình”.
Nghĩa là : Thiên hạ gặp lúc trời mờ tối, người trung thần phải giấu họtên đi, khi mặt trời mặt trăng sáng ở giữa trời, ai không thấy hình kẻ trungthần này
Trang 7Và văn thần hộ giá lúc bấy giờ là Lương Nhiệm Văn tâu với nhà vua :
“ Theo như lời trong bài thơ ở đấy, vị thần linh này hẳn phải là một ngườitrung liệt đã có công lao giúp nước giúp dân nhưng vì đất nước bị đô hộ nênphải giấu họ tên đi nay nước nhà đá có vua việc gì lại không để mọi ngườibiết đến Như vậy, ý của thần là muốn nhà vua cho xây dựng đền”
Nghe theo, lời bàn Lý Thái Tổ cho đắp tượng giống như người gặptrong giấc mơ và dựng đền để cho dân thờ phụng vì thế ngôi miếu nhỏ được
dỡ đi và xây dựng nên ngối miếu khang trang bề thế theo nghi thức của triềuđình và được xây theo kiểu hình chữ công ( T) có thượng điện trong đó vuacho đúc năm bức tượng gồm có tượng đức ông ở chính giữa và tượng hai bà
ở hai bên, ba thần tượng này đều ngồi xếp bằng trên bệ đá Tượng rất lớn,trông thật uy nghi, còn hai tượng thị nữ đứng hầu ở hai bên Bên ngoài nhàvua cho xây tòa đại bái cùng quy cách như nhà thượng điện, điểm nối hai tòanhà là nét công tự trong đó có dựng tượng hai quan hạ bộ là hai tùy tướng đãmang thi hài của chủ tướng về đó là Trương Hống và Trương Hát
Vào năm Đinh Tị ( 1257) hơn hai trăm năm bảy năm sau , vua TrầnThái Tôn niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 Khi đi kinh lí bằng đường thủy quabến Mã Tân, Nhà vua cũng lệnh cho đỗ thuyền để lên bờ vào viếng thămmiếu thờ và cũng tại thời điểm đó vua ra lệnh làm thêm nhà tiền đường
Đến thời Lê Trung Hưng miếu thờ lại được sửa sang và tu bổ thêm cáchạng mục như :
- Năm Mậu Thân (1668) triều vua Lê Huyền Tôn niên hiệu Cảnh Trịxây dựng hai dãy hành lang, mỗi bên 11 gian cân đối
-Năm Nhâm Tý (1672) triều vua Lê Gia Tôn niên hiệu Dương Đức thứnhất xây dựng tam quan và tường bao bọc xung quanh thành kiểu nội côngngoại quốc
-Năm Nhâm Tuất (1682) triều vua Lê Huy Tôn niên hiệu Chính Hòanăm thứ 3, xây hai cột đồng trụ
Trang 8-Năm Đinh Hợi (1707) triều vua Lê Dụ Tôn niên hiệu Vĩnh Thịnh nămthứ ba xây nhà bia, tàu ngựa và đúc ngựa đồng
-Năm Quý Hợi (1803) triều Nguyễn niên hiệu Gia Long thứ hai, đúcmáng đồng
Như vậy, trải qua thời gian là 700 năm từ (1016-1803) ngôi miếu thờ
vị anh hùng dân tộc Lý Phục Man đã được tu bổ va xây dựng hoàn chỉnhtheo kiểu kiến trúc nội công ngoại quốc
-Năm Kỷ Sửu (1949) nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm thứ năm,
Trang 9hùng dân tộc sang cõi vĩnh hằng nhân dân ta tiếc thương và nhớ ơn vô hạnlập một miếu con con để ngày đêm tưởng niệm, hương khói phụng thờ nhưvậy lúc này các cụ ta gọi là miếu là chính xác Khi nơi thờ phụng Người,được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng lại đoàng hoàng to đẹp hơn mà vẫn gọi làngôi miếu thờ thần thì không thỏa đáng nên các cụ ta mới gọi gọi là đền thờ,
có sự nâng cấp về hình thức Khi ngôi đền nhận được nhiều sắc phong củacác vương triều Lý, Trần, Lê nhiều chữ đẹp gia phong ca ngợi công lao sựnghiệp giúp nước, giúp dân của người và trong đó có những lần phong thánhnhư: “Thiên Nam Thánh” (1131), và “Nhân thánh” (1624), cho nên để có sựphân biệt nơi thờ thánh người xưa vẫn gọi là quán Vậy, Quán giá là nơi thờthánh Giá
Còn đình là nơi thờ thành hoàng, mà làng Giá vẫn thờ thánh Giá làthành hoàng để mong người che chở cho quê hương yên ấm, cho vật thịnhnhân khang, vậy theo tác giả cả ba tên gọi đều không khác gì nhau, đều là chỉđịa danh thờ người con anh hùng của quê hương Lý Phục Man
Trang 10Ch¬ng 2 Gi¸ trÞ kiÕn tróc nghÖ thuËt vµ lÔ héi cña di tÝch
2.1 Giá trị kiến trúc nghệ thuật
Kiến trúc có thể hiều là sự kết hợp của cả khoa học, kỹ thuật và nghệthuật nhằm liên kết vật liệu như gạch, gỗ, tre tạo nên không gian ba chiều
để thỏa mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con người mỗi giai đoạn trong lịch
sử được đánh dấu bằng những kiểu kiến trúc đặc trưng nhất định, nó là sựtổng hòa của tri thức, trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu sinhhoạt của con người, cũng như trình độ thẩm mỹ
Tóm lại khi khảo cứu giá trị kiến trúc của di tích không chỉ giúp ta biết
về các giá trị vật thể của các đơn nguyên kiến trúc,giá trị điêu khắc trên côngtrình đó, mà còn cung cấp những hiểu biết về đời sống tinh thần của cha ôngtrong lịch sử
Di tích lịch sử Quán Giá với kiểu thức kiến trúc đẹp, cân đối, có sự kếthợp hài hòa giữa các đơn nguyên kiến trúc, ẩn mình trong rừng Giá, tạo nên
vẻ đẹp vưa thơ mộng vừa huyền bí, linh thiêng cùng với sự tích về vị tướngquân Lý Phục Man –thành hoàng của làng, nơi đây đã trở thành niềm tự hàocủa mỗi người con Kẻ Giá khi nhắc đến quê hương
Không gian cảnh quan và mặt bằng tổng thể
Đình là ngôi nhà chung của cả làng, đình thực hiện ba chức năng chính đólà: hành chính, mỗi khi có việc xảy ra đều được đưa ra đình để xét xử trước sựchứng kiến của dân làng như: phạt vạ hay ăn khao với chức năng tôn giáo, đình
là nơi thờ vị thành hoàng của làng, chức năng văn hóa đình là nơi diễn ra các sinhhoạt của cộng đồng như hát chèo, diễn kịch trong các dịp lễ tết
Ngôi đình là biểu tượng cho cộng đồng người Việt Nam, là một yếu tốhữu hình của văn hóa làng Việt Nam cổ truyền, hiếm thấy ở miền Bắc làngnào mà không có đình làng
Trang 11Trong dân gian thường truyền câu ca dao :
“ Đau mắt là tại hướng đình
Cả làng đau mắt chứ mình em đâu”.
Để nói lên tầm quan trọng của hướng đình, cũng bởi xuất phát từ quanniệm đình là ngôi nhà chung của cộng động vì thế nó có vai trò rất quantrọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự thịnh vượng của cả làng Trước khidựng đình thì việc chọn vị trí và chọn hướng cho đình phải được lựa chọn kỹlưỡng, Quán Giá cũng vậy, được xây dựng theo hướng nam, đây có lẽ làhướng lý tưởng nhất đối với một nước nằm ở vòng đai nhiệt đới gió mùa nhưnước ta, hướng nam có thể tránh ánh sáng mặt trời lúc mọc và lúc lặn chiếutrực tiếp vào trong đình, ngoài ra đây là hướng được coi là hướng của sựkhởi nguyên trong sáng, hướng của trí tuệ, và đặc biệt đó là hướng của thầnlinh
Có thể nói rằng, từ đời Trần, đời Lê, ngôi miếu đã trở thành một danhlam thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài
Bởi lẽ, ngôi miếu được tọa lạc trên một thế đất đẹp theo thuyết phongthủy, và tụ thủy, trước mặt trông ra dòng chảy của khúc sông Đáy chọn vị trí
đó bởi quan niệm rằng cư dân trong vùng sẽ làm ăn phát đạt, giàu có và trùphú, trông xa xa, bên phải hàng vạn núi trùng điệp
Trông xa phía trước qua dòng sông là một trái núi lành chầu mặt, phíasau là một quả gò quý tựa lưng thật là một mảnh đất mạnh giàu của phủQuốc Oai, một địa hình kì thú của huyện Đan Phượng là núi cao đẹp nhất,thật không quá khi ví cảnh nơi đây núi sông đẹp như gấm vóc Bao quanh bamặt của Quán là rừng Giá, trước đây khu rừng cấm này rất rộng nhưng naydiện tích còn lại không nhiều Mặt bằng của di tích bao trùm diện tíchkhoảng 6000m vuông,bao gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc, kiến trúc chínhdạng nội công ngoại quốc, ngoài ra có nhà để bia,tàu ngựa, máng ngựa, haidãy hành lang mỗi bên mười một gian
Trang 12Kết cấu kiến trúc
Di tích Quán giá trải qua một thời gian xây dựng tương đối dài 700năm (1016- 1803) mới hoàn chỉnh,có lẽ đặc điểm này đặc biệt hơn các ngôiđình khác, trải qua các triều đại từ Lý, Trần, Lê, Nguyễn
Từ ngoài đi vào di tích, ấn tượng đầu tiên là hai bên con đường trungđạo có xây hai cột trụ vuông bằng gạch, được xây dưới triều vua Lê Huy Tôn(1682) Trên đầu của trụ có trang trí đầu rồng và hình bốn con chim phượngkết cánh chổng lên trời, khiến ai nhìn thấy hình ảnh đó cũng liên tưởng đếnmột bông hoa do bốn cánh kép lại.dưới thân trụ được trang trí hình rồng vàcâu đối,
Tiếp đến là tam quan bằng gỗ lần tu sửa gần đây nhất là năm 2003, do
bị hỏa hoạn, hư hỏng nhiều, mái lợp ngói mũi hài, và đầu mái cong, có đầuđao như những tia lửa cháy sáng rực rỡ
Hai tam quan phụ được xây bằng gạch,ba tầng, theo kiểu truyềnthống.mái cong mũi đao, và đặc biệt là trên đó vẫn có các hình trang trí, có lẽ
đó là cảnh sinh hoạt
Qua tam quan chúng ta thấy hai dãy hành lang, được xây dựng lần đầunăm 1668 dưới triều vua Lê Huyền Tôn, mỗi bên gồm mười một gian cânđối, với bốn hàng cột theo chiều dọc, kết cấu các vì kèo theo kiểu giá chiêng.Giữa các gian không có tường ngăn cách, dùng cột làm ranh giới giữa cácgian Ở hai đầu có xây một bức tường khép kín bằng gạch, và trổ cửa sổ bằnggạch màu xanh có lỗ
Sườn dãy hành lang gồm có 12 gian vì kèo, được tạo thành bằng bốncột chôn xuống đất, hai cột giữa nối với nhau bằng hai xà ngang.ở mỗi ngăncủa hành lang có ba bậc, bên trên trải chiếu Nay hai dãy hành lang đượcdùng làm nơi họp của các cụ bô lão và được chia thứ tự theo tuổi từ cụ hạ từ
50 tuổi-60 tuổi, cụ trung từ tuổi 60 đến 70 tuổi và cụ thượng trên 70 tuổi,ngoài ra còn chỗ dành cho làng Tiền Yên, và Yên Thái,xã Đắc Sở
Trang 13Giữa hai dãy hành lang là sân cỏ rộng chừng 22m2, tiếp đến là mộtchiếc sân gạch trên nền tam cấp rộng khoảng 15m70, và chiều dài khoảng12m25, kiến trúc chính của di tích là ba ngôi đình được xây dựng song songnhau từ ngoài vào là hạ đình, trung đình và thượng đình, theo kiểu chữ công(I) Sau đây, sẽ khảo tả chi tiết về từng ngôi đình:
Đi hết khoảng sân gạch là tòa hạ đình, hạ đình được đặt trên nền tamcấp cao chừng 50 cm so với mặt sân, đây là cấp nền được coi là sự phát sinh,phát triển, có ý kiến cho rằng tam là ba, là số lẻ, nên hợp nhất hai yếu tố âm
và dương, lẻ thì biến đổi, mà biến đổi thì mới phát sinh và phát triển nhưvậy, Quán Giá xây dựng trên nền tam cấp cũng không ngoài ý nghĩa cầumong sự sinh sôi và phát triển.bậc được xây bó bằng đá xanh xám, đình cóchiều rộng là : 16m30, chiều sâu là 8m80,năm 1947, tiếng bom sấu Giá vàtrân càn của địch đã cháy rất nhiều,ngôi tiền đình ngày nay được xây dựnglại vào năm 1994,
Đình chia làm năm gian, có 12 cột cái và 12 cột quân, sườn nhà đặttrên sáu hàng cột, mỗi hàng bốn cột, mỗi hàng tạo thành một giàn vì kèo độclập.theo dạng “Chồng rường trụ trốn”, trên các thanh xà ngang được chạmkhắc hình rồng, và cả niên đại lần đầu tiên, ngôi đình được xây dựng năm
1257 Hai đầu hồi của nhà, được xây kín bằng hai bức tường gạch cao quámái, hình cái ống lò sưởi, trên đó cũng được trang trí các hình ảnh, rất độcđáo
Giữa hạ đình và trung đình, có một khoảng cách đủ cho một chiếcmáng bằng đồng hun để hứng nước mưa Trước nhà là một hàng hiên nhỏ,bước
Qua ba bậc cầu thang, một hàng của sơn son thiếp vàng, ranh giớingăn cách sẽ đến trung đình
Trung đình, và thượng đình, sau khi được sửa chữa và trùng tu trungđình năm 1997 và thượng đình năm 1989 thì hiện nay hai ngôi đình này có
Trang 14chiều rộng là 12m60 và chiều ngang là 6m40.Cả hai đình về phần mái vàkiến trúc cơ bản là giống với đình hạ, mái đình được lợp bằng ngói mũi hài,góc mái uốn cong, ở các cạnh nóc và cạnh bên cũng được trang trí bằng cáccon vật linh thiêng như rồng, lân, Ở các góc đầu hồi trang trí hình quả trám
và bên trong là hình con dơi Phần mái của hạ đình có sáu giàn vì kèo, mỗigiàn ba cột, liên kết ở hiên làm theo kiểu kẻ ngồi
Giữa trung đình có một bệ vuông được xây bằng gạch dùng làm nơibày lễ vật trong những ngày khánh tiết, sau bệ là một bàn bày lư hương, nến
và hai bình hương Sau bàn này là một bàn thờ nhỏ thấp hơn bày lư hươngtrên đó đựng ba đài rượu, tiếp đến là một bàn thờ có ba chiếc ngai lớn mangbài vị phủ nhiễu điều, hai bên tả hữu là tượng quan hầu của thần
Trong thượng đình là một cung cấm có đặt năm pho tượng đó là tượngthần Lý Phục Man được đặt ở giữa và hai bên là tượng của Lý Nương và ÁNương, hai pho tượng còn lại là hai bên là hai người thị nữ
Thượng đình và đình trung, được nối bằng một hàng hiên đóngkín Các đơn nguyên kiến trúc hợp thành chữ công (I) Sát tường phía bên tâycủa sân đình là bể nước, và nhà bia đói xứng với nhà bia ở phía đông là nhà
để con ngựa bằng đồng hun được đúc dưới thời vua Lê Dụ Tôn (1707) Phíasau thượng đình là một cái sân nhỏ, ở giữa sân có bình phong và hòn non bộ
2.2 Điêu khắc, trang trí
2.2.1 Trang trí trên kiến trúc
Điêu khắc đình làng là tác phẩm của người dân, nghệ thuật của họ xuấtphát từ đời sống và cái nhìn mang tính bản năng thuần phác của người nôngdân, mang vào nghệ thuật những gì họ nhìn thấy, có nhận xét đã cho rằng:nghệ thuật ấy được sản sinh trong khoảnh khắc lịch sử mà tinh thần dân tộcđược vùng dậy tưng bừng nhất mà nền văn nghệ dân gian thắng thế nhất,chắc chắn khi sáng tạo để phản ánh không bị quy thúc từ bất cứ tiêu chuẩnnào, trong họ đồng thời có hai con người một người nghệ nhân với kỹ thuật
Trang 15chạm khắc điêu luyện và một người là người nghệ sĩ với sự tự do trong sựtưởng tượng và phản ánh bộc lộ khoái cảm tự thân về hiện thực bằng bất cứthủ pháp nào mà họ cho là phù hợp và những đề tài được đưa vào cũng gầngũi, thân thuộc.
Điêu khắc trên Quán Giá cũng không phải ngoại lệ, chúng ta có thểthấy ở trên bức tường thứ hai được trang trí bằng gạch đỏ có hình chạm nổi,tường phía đông có hai mươi ba viên, tường phía tây có hai mươi sáu viên,các viên gạch có chiều dài là 0.26m, chiều rộng là 0.23-0.35m, các hìnhchạm không giống nhau, có hình các con vật như rồng, voi, hình người đánh
cờ, ông hàng chài, …
Dải bên Đông kết thúc bằng một loạt cảnh sinh hoạt như : Người dongtrâu cày ruộng, Cô gái tắm ao sen, Người gánh củi, Hai người chơi cờ, Bơithuyền đánh cá,…
Dải bên Tây, kéo dài bằng một dãy hình mười hai quả trám, tất cả đềuđẹp và sinh động dưới đôi bàn tay tài hoa của những người nghệ sĩ dân gian
Nói về các hình ảnh chạm khắc trên những viên gạch thì những nhànghiên cứu đạo phật cho rằng đó là những tích phật thoại ví như cảnh hươu
và mặt trời hay hoa, là cảnh Đức phật Thích Ca thuyết áp lần đầu ở LộcUyển, còn cảnh ao sen có người tắm là phản ánh phật tắm trước khi lên ngồi
ở gốc cây bồ đề, mặc dù thật khó để có thể khẳng định những nhận định trên
là đúng hoàn toàn nhưng có một điều là chúng ta không thể phủ nhận giá trịnghệ thuật của những hình chạm khắc đó, cũng như bàn tay khéo léo, và khảnăng phản ánh của cha ông trong trong lịch sủ
Đến trang trí trên ngôi hạ đình,mái đình được lợp bằng ngói mũi hài,cũng như các ngôi đình khác, các đầu đao cong vút, mang vẻ đẹp cổ kính,linh thiêng,các cạnh của các bức tường đầu hồi có những bậc đi xuống haicột trụ đỡ một con kì lân ở đỉnh Những cạnh tường, được trang trí các hìnhrồng cuốn và lượn đặc biệt là, ở những tường này có đục cửa sổ làm bằng
Trang 16gạch xanh, thủng lỗ hình thoi, màu xanh.giữa cửa sổ này và các cạnh tườngđược trang trí rất đẹp với hình của tứ linh, đang múa đó là: Long (rồng), Quy(rùa), Phụng (phượng), và con Lân đang nhảy lên góc tường có hình ống lòsưởi Trên đường bờ nóc trang trí hình rồng như trong kiến trúc của cácngôi đình cổ truyền, hai con rồng lớn đang tiến đến vừng dương làm bằngmột miếng kính màu đỏ, xung quanh đầy hình ảnh những ngọn lửa đang rựcsáng, có thể nói hình ảnh rồng và mặt trời là hình ảnh mang đầy tính biểutượng thể hiện ước mong khát vọng về sự cao sang hạnh phúc.
Các tòa trung đình và thượng đình cũng được các nghệ sĩ dân giantrang trí như vậy, mái đình là ngói mũi hài, các đầu đao uốn cong, trang tríđầu rồng và trên mái cũng là những con vật tượng trưng như con lân, ở cáccạnh đầu hồi trang trí hình ô trám, trong đó là hình các con dơi
Trên các khấu kiện kiến trúc gỗ như trên hiên, cốn đều được các nghệ
sĩ dân gian chạm khắc hình rồng, mây, song nước với những nét chạm mềmmại, tinh tế, có ý kiến cho rằng chính những người nghệ nhân ấy đã cố ý đểthừa khối gỗ để biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo đó
2 (1803), Tự Đức thứ 8 (1855) Có thể nói rằng các văn bia còn lại đến ngàynay là những tư liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu và tìm hiểu về sự tích thờthần Lý Phục Man của dân làng Kẻ Giá, cũng như một số sự kiện lịch sử củalàng, việc tu tạo Quán Giá trong lịch sử…
Trang 17Các tấm bia được sắp xếp theo thời gian được khắc trên bia, theo chiềudọc của nhà bia từ trong ra.
Tấm bia thứ nhất là “cổ tích từ bi” Đây là tấm bia cổ nhất còn lưu giữ
trong đình, theo thông tin đọc được trên bia thì nó được dưng vào “Hoàngtriều Vĩnh Tộ vạn vạn niên long tập thượng cách quần than nguyệt tại trùngquang hoang lạc tiết tiểu mãn, cốc nhật”, có thể hiểu là dưới triều vua Vĩnh
Tộ, vào tháng có những trận mưa lũ đầu mùa đổ xuống các dòng nước đụcngầu, và vào một ngày lành Như vậy căn cứ vào dòng niên đại khắc trên biachúng ta biết được thời gian lập bia là một ngày tốt lành (cốc nhật), vàotháng tư năm canh thân, niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ hai đời vua Lê Thần Tôn(1620)
Bia có chiều cao là 1m 10, chiều rộng là 0m71 và chiều day là 0m12,được làm bằng đá xanh đặt trên mình rùa
Về nội dung của văn bia:
mặt trước nói về sự tích của thần Lý Phục Man, người được thờ làthành hoàng của làng Và chuyến đi tuần du qua Cổ Sở và thăm đền của vuaTrần Thái Tôn (1225-1258), và giấc mộng gặp thần
Mặt sau của bia liệt kê danh sách số nam giới trong 14 giáp ở Yên Sởlúc bấy giờ là: giáp Đông Vĩnh, giáp Tây Vĩnh, giáp Sa Đông, giáp Sa Tây,giáp Đông Kỳ, giáp Tây Kỳ, giáp Trung Kỳ, giáp Quả Đông, giáp Quả Tây,giáp Kiều Đông, giáp Kiều Tây, giáp khắc kiệm, giáp Đình Tổ, giáp BànNhược
Nguyên văn chữ hán: chỉnh phủ vương tử giảng dụ, Bích Câu phườngBùi Huy Thời soạn tả văn tự, bản xã sinh đồ phụ ký Dịch nghĩa là:
nhà giáo dạy học tại trường các con em gia đình quý tộc ở phườngBích Câu (kinh đô Thăng long nay là nội thành Hà Nội ) Bùi Huy Thời biênsoạn, sinh đồ địa phương viết vào bia
Trang 18Bia số hai là “ cổ tích từ bi ký” Đây là tấm bia lớn nhất trong năm bia
có ở đình, bia được lập vào thời “ Hoàng triều Cảnh Trị vạn vạn niên longtập trùng quang đại uyên hiển nguyệt tại chiên mong hiệp, hiệp tiểu thử tiếtcốc nhật ” tức ngày lành tiết tiểu thử (theo như các cụ trong làng cho rằngvào khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 âm lịch) năm canh tuất niện hiệu CảnhTrị năm thứ 8 thời vua Lê Huyền Tôn
Bia có chiều cao 1m36 rộng 0m87 và dày là 0m16 làm bằng đá xanhdựng trên mình rùa
Nội dung của bia:
Mặt trước cũng tương tự như nội dung của bia vĩnh Tộ đó là ghi lại sựtích của thần và chuyến đi tuần của vua Trần Thái Tôn, nhưng đã có thêmmột số chữ đẹp (mĩ tự) mới được gia phong như: “cương chính”, “côngtrực”, “nhân thánh”, …và các lệnh chỉ trong các năm từ 1621-1670
Mặt sau: có tiêu đề toàn xã Thủ Lệ ghi danh sách số nam giới lúc bấygiờ từ 14 tuổi trở lên của 14 giáp trong xã Yên Sở lúc bấy giờ là nhữngngười làm nhiệm vụ canh phòng bảo vệ đền thờ theo các lệnh chỉ ngoài racòn có tên và địa chỉ của người bán đá, vận chuyển và tạc bia
Bia số ba là “ thuật thần từ cựu bi”, là tấm bia sao chép lại nội dung
các bia cổ đã mòn hỏng nên có tiêu đề như vậy bia được lập vào “Vĩnh Thọnhị niên cửu nguyệt thập nhất nhật.”, vào ngày lành tháng bẩy năm mậu thânniên hiệu Bảo Thái thứ chin thời vua Lê Dụ Tôn (1728)
Bia có chiều cao là 1m32 rộng là 0m71, và dày là 0m18 cũng đượclàm bằng đá xanh dựng trên nền tam cấp
Nội dung của văn bia:
Mặt trước: sau đoạn mở đầu nói về thân thế, sự nghiệp của thần cùnggiấc mộng của vua Lý Thái Tổ ( Lý Công uẩn 1010-1025) trong chuyến tuần
du qua cổ sở và bài thơ mà thần đã đọc cho nhà vua, và một số sắc phong,lệnh chỉ của các triều Lê từ Hoàng Định 4 đến Vĩnh Thọ 2
Trang 19Hai bên sườn bia , bên trái ghi tiếp các sắc phong lệnh chỉ của cáctriều đại từ Lê Vĩnh Thọ 3 đến Chính Hòa 14 bên phải ghi sự tích đúc ngựađồng mặt sau là ghi các sắc phong, lệnh chỉ của các triều từ Vĩnh Thịnh thứ
6 đến Bảo Thái thứ 5
Bia số bốn là “ đồng máng bi kí”, bia được dựng vào “ Gia Long nhị
niên, tam nguyệt sơ cửu nhật”, niên hiệu Gia Long năm thứ hai (NguyễnÁnh), vào ngày mùng 9 tháng 3 năm quý hợi (1803)
Bia có chiều cao 1m18, rộng là 0m69 và dày là 0m12 làm bằng đáxanh dựng trên nền tam cấp
Nội dung của văn bia:
Mặt trước nói về việc quyên gó công đức đúc máng đồng để nối trungđình và hạ đình Có ghi rõ họ và tên những người làm công đức gồm cả trong
xã và ngoài xã Những người công đức nhiều được ghi lên trên, những người
ít hơn ghi ở dưới
Mặt sau : có tiêu đề tục thần từ cựu bi có nghĩa là để ghi tiếp các sắcphong, lệnh chỉ của các triều Lê và triều Mạc
Bia thứ năm là “Miếu đình phụng sự giao từ”, bia được lập vào “ Tự Đức
thất niên chính nguyệt nhị thập nhất nhật.”.tức vào thượng tuần tháng 4 năm ấtmão (1855), niên hiệu Tự Đức năm thứ tám thời vua Nguyễn Dực Tông
Bia có chiều cao 1m 18 và rộng là 0m68, chiều dày 0m17 làm bằng đáxanh dựng trên nền tam cấp
Nội dung của văn bia:
Khắc lại lời giao ước giữa hai xã Yên Sở và Đắc Sở lập ngày hai mươibẩy tháng giêng năm giáp dần về việc phân công trách nhiệm ngày lễ hộitháng ba tổ chức tại đình không xà
Hai mặt cùng một nội dung nhưng mặt trước là văn bản có ký và điểm chỉcủa đại biểu xã Yên Sở, mặt sau là văn bản có chữ ký của đại biểu xã Đắc Sở
Trang 20Văn bia do hai người viết, mặt trước xã Yên Sở không đề tên ngườiviết, nhưng mặt sau xã Đắc Sở do hương mục Nguyễn Trí Nghị viết.
2.2.2.2 Các di vật đồng
Ngựa bằng đồng hun có niên đại vào thời vua Lê Dụ Tôn (1707) Nayngựa được thờ trong tàu ngựa ở phía Đông của di tích Nhắc đến con ngựacủa thần dân làng lại nhớ đến tích của hòn đá có tên là rất lạ lạ “lùng cục”,đặc biệt là trên hòn đá này còn in lại vết chân con ngựa của thần
Chuyện kể là khi tướng quân Lý Phục Man, đánh giặc trở về quêhương, đi qua ruộng có con mương nhỏ dẫn nước ngựa của thần đã dẫm chânlên hòn đá lùng cục đó, nay vết chân ngựa vẫn còn nguyên vết
2.2.2.3 Các di vật giấy
Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
“Uống nước nhớ nguồn”,nên những người có công với nước, với dân,thường được nhân dân lập đền thờ, ghi nhớ công đức, tướng quân Lý PhụcMan cũng vậy, Người anh hùng kiệt xuất của quê hương Kẻ Giá, khi Ngườicòn sống thì cầm quân chinh chiến, vì độc lập cho nước nhà và vì cuộc sốngbình yên của nhân dân, khi đã mất đi thì Người vẫn cứu giúp mọi người mộtcách thầm lặng, ban phúc lành cho tất cả mọi nhà Thanh danh của ngườichói lọi đến muôn đời sau, nên các bậc đế vương các thời đã ban cho thầnnhững tước hiệu để ca ngợi uy lực của thần Tuy nhiên những sắc phongkhông còn trọn vẹn nữa, đặc biệt trận bom Sấu Giá năm 1947 đã phá hủyhoàn toàn những sắc phong đó, tuy nhiên khi tác giả Nguyễn Bá Hân trongtác phẩm “văn bia Quán Giá”, nghiên cứu và dịch văn bia thì có khoảng 60đạo sắc
Từ triều Lý đến triều Lê Hoành Định có các đạo sắc phong là:
“Gia Thông, Minh Cảm, Chứng An, Hựu Quốc, Bảo Dân, Phi Hiển,Hoằng Liệt, Chiêu Nghị, Linh Tế, Chương Ứng, Anh Dũng, Uy Địch, Dương
Vũ, Hùng Lược, Trang Tín, Nhân Đức, Trung Trí, Nghĩa Hòa, Phù Mỹ, Dụ
Trang 21Phúc, Quang Tuệ, Quảng Vận, Tư Hưu, Phù Thế, Thuần Mỹ”, tất cả có 50chữ.
Niên hiệu Hoằng Định năm thứ tư (Lê Kính Tôn, giáp dần 1604) thánghai ngày mồng sáu kính cẩn suy tôn Sắc phong thêm hai chữ là “Đốc Khang,Uyên Xung, cương Chính, Công Trực, Thông Triết, Ý Duệ”, có nghĩa làNgười đã mang lại sự yên vui cho mọi nhà, chí hướng cao xa tính ngaythẳng, dứt khoát, thật thông minh hiền trí, có đức độ và sáng suốt
Đến năm thứ 10 (1610) tháng hai ngày mồng năm vì âm tướng đã giúpcho nhà vua khôi phục lại quốc gia Kính cẩn suy tôn Sắc phong thêm bốnchữ là “Khoan Nhân, Quảng Doãn”, có nghĩa là Người độ lượng, giàu tìnhthương, mọi người đều tin tưởng
Đến năm thứ 14 (1614) tháng 9 ngày 20 vì thấy rõ rang có linh thiêngnên kính cẩn suy tôn Sắc phong thêm hai chữ “Chung Tú” có nghĩa : Người
là hồn thiêng đất nước
Lại chính tháng đó ngày 22 nhân lúc bình lính, ngựa voi của vua điqua miếu thờ thần thấy rất linh thiêng nên kính cẩn suy tôn Vua ban mệnhlệnh cho xã này được đầy đủ số dân binh để đảm bảo điều kiện trông nomgìn giữ khu đền thờ Thần tại nơi đây Đây là những nhân viên riêng biệt mọicấp không được thay đổi làm rối loạn
Niên hiệu Vĩnh Tộ năm thứ 2( Lê Thần Tôn canh thân 1620) thánggiêng ngày 20 vì giúp cho vận nước được thịnh vượng nên kính cẩn suy tônphong sắc thêm bốn chữ “Dực Thiên Thịnh Minh” Có nghĩa là Người đãgiúp cho nhiều việc tốt lành như ánh sáng rực rỡ chiếu xuống mọi nhà
Đến năm thứ 6( 1624) tháng hai ngày 21 vì âm phù giúp cho vận nướcđược thịnh vượng nên kính cẩn suy tôn phong sắc thêm hai chữ “Nhânthánh” Có nghĩa :Người là một ông thánh nhân từ
Đến tháng 6 ngày 18 lại kính cẩn suy tôn Ra mệnh lệnh cấp cho đầy
đủ số dân binh canh phòng bảo vệ ở đây theo yêu cầu cần thiết đây là nhữngnhân viên riêng biệt không cấp nào được thay đổi làm rối loạn
Trang 22Đến năm thứ 8 (1626) tháng 2 ngày 24 vì Ngụy Mạc đầu hàng Thần đã
có công giúp nước nên kính cẩn suy tôn phong sắc thêm 4 chữ là “CươngNghị Thông Bạch” Có nghĩa là Người sáng suốt và cứng rắn trong quyếtđoán, thật rõ rang rành mạch
Niên hiệu Đức Long năm thứ nhất (Lê Thần Tôn kỷ tỵ 1629) tháng 7ngày 26 vì hạn hán cầu mưa được đáp lại nên kính cẩn suy tôn phong sắcthêm 4 chữ là “Đốc Khánh Thùy Hưu”
Đến năm thứ tư (1632) tháng ba ngày hai mươi chin vì trong triều lậpthế tử nên kính cẩn suy tôn phong sắc thêm bốn chữ là “Hựu Quốc Hộ Dân”
Đến năm thứ 5 (1633) tháng năm ngày hai mươi bảy vì cầu mưa thấy cóđáp lại nên kính cẩn suy tôn phong sắc thêm bốn chữ là “Dực Vận Tán Trị” Saukhi lại kính cẩn suy tôn sắc phong thêm bốn chữ là “Triệu Mưu Tá Ích”
Niên hiệu Dương Hòa năm thứ ba (1637), vì có công giúp vua và giúpdân nên thần được vua ban bốn chữ “Khuâng quốc phúc dân”
Năm thứ 8, ngày 28 tháng chạp, vì đóng góp vào thắng lợi của quânđội nhà vua, thần được ban sáu chữ “Tế thế an dân thông trực”
Năm Phúc Thái thứ ba (1645), ngày 17 tháng 7, vì có công giúp vươngtriều thần được ban sáu chữ “Đôn nhị chính đại quang minh”
Năm thứ 5, ngày 26 tháng 4 thần được ban 8 chữ: “Thần lực trí dũnghãm địch hoành tướng”
Năm thứ 7(1649), ngày 28 tháng 2, thần được ban sáu chữ “Giángtường diễn tự miên đồ”
Năm khánh Đức thứ 4(1652), ngày 19 tháng 2 được ban sáu chữ “Phổhạo thần huống uyên vi” Rồi vua ban thêm 18 chữ “Phổ huệ phát chính thinhân hùng hồn cõi vĩ thuần túy linh uy cảm ứng phu dũng
Năm Vĩnh Thọ thứ 2(1659), một chỉ dụ của nhà vua miễn cho dânthuộc mọi tầng lớp trong làng việc đi đắp đê làm đường, để dân có thể đảm
Trang 23bảo việc thờ cúng nhằm phát huy sự nghiệp của thần và làm cho non sôngvững bền muôn thủa.
2.2.2.4 Các di vật gỗ
Trong chuyến đi kinh lý năm 1016 qua làng Cổ Sở, và giấc mộng gặpthần của vua Lý Thái Tổ nhà vua đã xuống chiếu cho xây dựng lại miếu thờkhang trang hơn, ngoài ra nhà vua cho tạc tượng thàn và hai vị nương nươngngồi trên bệ uy nghi, cùng hai thị nữ đứng hầu hai bên
Hiện nay những bức tượng đó vẫn đang được dân làng thờ ở hậu cung,
và theo quy định thì chỉ cho phép các cụ trong ban tế tự ra vào hậu cung làmnhiệm vụ cũng lễ ngài
Ngoài ra trong đình còn lưu giữ được nhiều đồ tế tự, trong gian chínhcủa đình có bức hoành phi đề bốn chữ là “ Vạn cổ thiên thanh”
Có lọng che, đồ bát bửu, kiệu rước thần, và hai con hạc lớn đứng trênlưng rùa
2.3 Lễ hội
2.3.1 Sự tích vị thần thành hoàng Lý Phục Man
Vào trong di tích dân làng đã ghi lại sự tích tướng công Lý Phục thành hoàng của làng.(theo như thần phả, sử học và trong văn bia) Để lưutruyền cho con cháu, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay về đạo lý tốt đẹp của dântộc “ Uống nước nhớ nguồn”
Man-Tướng công Lý Phục Man có họ tên thực là Phạm Tu, Người sinh ratrong một gia đình yêu nước ở xóm Lã Xá, giáp Cảo Tây (sau địa danh nàyđổi tên là Quả Tây), thuộc làng Cổ Sở (nay là địa phận xã Yên Sở và Đắc Sởcủa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội )
Vào những thập kỷ đầu của thế kỷ thứ 6 sau công nguyên (khoảng từnăm 505 đến năm 515)
Trang 24Ngay từ thủa thiếu thời, cậu bé Phạm Tu đã tỏ ra là người khácthường Hằng ngày thích trò chơi cưỡi ngựa, bắn cung, tập trận bằng cờchuối bông lau, cậu cùng các bạn nhỏ trong xóm chia thành quân ta, quânđịch dàn trận để tranh giành thắng bại.
Lớn lên phải sống cảnh người dân mất nước và phải chứng kiến bao sựbất công tàn bạo của phong kiến xâm lược nhà Lương (bên Trung Quốc), đốivới nhân dân ta, tinh thần bất khuất, ý chí căm thù kẻ địch ngày càng sôi sục
Nuôi chí lớn đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi, chàng thanh niên đất Cổ
Sở ấy đã cùng những người tâm huyết trong vùng bí mật vào rừng ngày đêmluyện tập võ nghệ Vốn có sức khỏe và long dũng cảm chàng trai họ phạm đãthuần hóa được hàng chục voi rừng, biến chúng thành đội quân để sau ratrận
Tài thao lược chí anh hùng ở người thanh niên quê Cổ Sở sớm nổidanh một vùng, thu hút hàng trăm trái tim yêu nước thương nòi về đây kếtbạn, bàn mưu tính kế làm khởi nghĩa đành đuổi kẻ thù Nghĩa quân đượctuyển chọn những thanh niên trai tráng trong vùng Bằng sự khêu gợi longyêu nước của tuổi trẻ kết hợp với quyền lợi vật chất là những chiến lợi phẩmdành lại từ tay giặc đem chia đều cho nhân dân, nên đội quân mỗi ngày mộtđông Chẳng mấy chốc thanh thế của nghĩa quân đã làm cho kẻ thù khiếp sợ.nhiều đồn giặc bị phá tan, nhiều kho lương thực được dành lại chủ tướngPhạm Tu nổi lên như một trang hào kiệt đất Sơn Tây Cả một dải non sông từ
Đỗ Động đến Đường Lâm đã sạch bóng quân thù
Cùng buổi ấy ở nhiều vùng đất nước cũng còn có nhiều người nổi lênchống quân Lương Trong số đó, người được Phạm Tu kính phục hơn cả là
Lý Bôn (tức Lý Bí), quê ở Long Hưng , Thái Bình Đầu năm Tân Dậu (541),tướng Phạm Tu đã tìm gặp Lý Bôn để liên kết lực lượng cùng nhau đánhđuổi kẻ thù chung Vốn đã biết tiếng từ lâu, nay lại thấy người Lý Bôn hiểu
Trang 25Phạm Tu là người tài giỏi, liền phong cho chức Đỗ Động tướng quân chotheo việc binh.
Anh hùng hội ngộ, tướng Phạm Tu gặp được Lý Bôn như cá gặp nước,như rồng gặp mây Người anh hùng đất Cổ Sở ấy đã đem tài thao lược củamình cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước
Trong dựng nước và giữ nước, tướng Phạm Tu đã lập được nhiềuchiến công hiển hách, đánh Bắc dẹp Nam Đặc biệt trong trận đánh quânLâm Ấp (tức Chiêm Thành) khi chúng vào xâm lấn vùng Cửu Đức mùa thunăm Quý Hợi (543) Lúc này vừa quét sạch quân Lương ra khỏi bờ cõi chấmdứt thời kì đô hộ 500 năm của các triều đại phong kiến xâm lược phươngBắc biết ta còn phải lo bao nhiêu việc trong dựng nước, bọn vua quan Lâm
Ấp đã thừa cơ vào xâm lấn bờ cõi phía Nam Tin cấp báo về tới Lý Bôn vàcác bạn chiến đấu của ông Mọi người đều nói : “ Với kẻ thù hung hãn nhưvậy phi Đỗ Động tướng quân không ai có thể đương đầu với giặc này” Tinvào tài năng xuất chúng của người tướng trẻ, Lý Bôn đã nghe theo lời bàn cử
Đỗ Động tướng Phạm Tu vào Nam dẹp giặc
Đúng chỉ một lần ra quân người anh hùng đất Sơn Tây ấy đã đuổiđược quân Lâm Ấp ra khỏi bờ cõi mang lại cuộc sống thanh bình cho nhândân địa phương Nghe tin thắng trận báo về Lý Bôn đã hết lời khen ngợi ôngnói : “ Tre già mới biết dao sắc, có gặp lúc nguy nan mới biết người tài giỏi.nay Đỗ Động tướng quân bắn vài phát tên mà phá tan quân giặc dữ thật làmột hào kiệt đất Sơn Tây, dẫu bậc danh tướng thời xưa cũng không hơnđược, cần phải trọng thưởng” Ông đã phong cho tướng Phạm Tu tước hiệu
là Phục Man ( ý nói có công dẹp giặc Man) Cho đổi họ Lý và gả con gái làcông chúa Phương Dung cho) Từ đó mọi người không gọi Phạm Tu là ĐỗĐộng tướng quân nữa mà gọi bằng cái tên đầy vẻ tôn kính là Lý Phục Mantướng quân
Trang 26Đất nước sạch bóng quân thù, đầu năm Giáp tí (544) Lý Bôn lên ngôivua lập ra nhà tiền Lý Đặt tên nước là Vạn Xuân, có triều đình hai ban văn
võ Là người có nhiều công lớn phò mã Phạm Tu đã được vua phong chochức Thái úy đứng đầu ban võ
Vốn là người giàu long yêu nước thương dân, lại được tham dự mọiviệc triều chính nên thái úy đã mạnh dạn can ngăn vua, khiển trách kẻ có lỗi,trừng trị kẻ lộng quyền làm điều xằng bậy ức hiếp nhân dân, nên trong ngoài
ai cũng ca ngợi công đức Lý Phục Man tướng công
Đầu năm Ất Sửu (545), bọn phong kiến nhà Lương lại sai Trần BáTiên mang quân sang hòng đặt ách đô hộ nước ta một lần nữa trận thử sứcđầu tiên với đội quân xâm lược ở thành Chu Diên (Hải Hưng), quân ta bịthua Biết chưa đủ sức triều đình nhà Lý đành phải rút quân lui về sông TôLịch xây thành đắp lũy (Hà Nội) để giữ thế thủ Để bảo toàn lực lượng đánhđịch lâu dài, vua Lý bèn cử Phục Man tướng công Phạm Tu ở lại giữ thành.Còn nhà vua đem triều đình về Khuất Liêu
Chỉ qua mấy tháng, mùa thu năm Ất sửu (545), tướng giặc Trần BáTiên lại đem quân đến vây thành đánh thành Tô Lịch Trong một trận giaotranh với tướng giặc Bá Tiên, tướng công đã anh dũng hy sinh tại trận tiền.hai tùy tướng họ Trương đã mang được thi hài về quê an táng tại khu Hồ Mã
Bằng lòng biết ơn và tiếc thương vô hạn người con trung hiếu của quêhương, dân làng đã đem trồng cây xanh xung quanh ngôi mộ lập đền thờngày đêm tưởng niệm cây xanh xung quanh mỗi ngày thêm lan rộng, đềnmỗi thời được xây dựng to thành đền Giá và Quán Giá hiện nay
Cùng với quê hương, tướng công còn 74 làng xã trong cả nước lập đềnthờ vị anh hùng dân tộc ấy kể từ khi đất nước được thanh bình, được quyền
tự chủ, các vương triều xưa như Tiền Lê, Hậu Lý, Hậu Lê, Lê Trung Hưng,Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn đã phong tặng tới 60 đạo sắc gồm gần 300 chữ
Trang 27đẹp đó chính là sự đánh giá của lịch sử và nhân dân về công lao, sự nghiệpcủa tướng công vậy.
Có thể nói lễ hội là một điểm rất riêng của các di tích tôn giáo tínngưỡng, lễ hội là sinh hoạt văn hóa truyền thống, và mỗi lễ hội lại có nhữngđiểm đặc trưng, riêng biệt của từng vùng, từng miền, chính điều này gópphần tạo cho nên bản sắc của văn hóa Việt Nam từ cổ xưa tới nay, đậm đàbản sắc dân tộc nhưng cũng vô cùng đa dạng và phong phú
Lễ hội gắn với di tích ở ngoài trời, và không tách rời di tích nên đã cónhận xét rằng nếu như các đơn nguyên kiến trúc còn lại của di tích đó là dấuhiệu và truyền thống được đọng lại kết tinh ở dạng cứng, dạng vật thể, thì lễhội được xem là phần hồn của di tích và nó truyền tải giá trị văn hóa, thôngqua các nghi thức, nghi lễ và thông qua các trò diễn xướng, các trò chơi dângian…
Lễ hội ở di tích Quán Giá thường được tổ chức từ ngày 10-3 âm lịchđến ngày 12-3 hàng năm, nhưng chính hội vào ngày 10-3 ngày hóa của thần,
Theo như lời kể của các cụ già trong làng thì trước đây, lễ hội được tổchức ở đình không xà nhưng nay đình không còn nên lễ hội được dân làng tổchức ở Quán Giá,mặc dù nay làng Cổ Sở xưa nay được tách thành hai làngYên Sở và Đắc Sở nhưng lễ hội vẫn diễn ra với sự tham gia của nhân dân của
cả hai làng, tuy nhiên có một điều là trong đám rước thì làng Yên Sở lại rước
và ngày chẵn còn Làng Đắc sở lại rước vào ngày lẻ
Có thể nói với mỗi người con của làng thì lễ hội là ngày được chờmong nhất trong một năm, bởi lẽ trong lễ hội không chỉ là để tưởng nhớ đến
vị thần, thể hiện sự tôn kính và cầu mong sự che chở của thần mà tại lễ hộicòn có rât nhiều sinh hoạt văn hóa, đằng sau những ngày tháng lao động mệtnhọc thì những ngày hội để dân làng được nghỉ nghơi, và tham gia các sinhhoạt cùng cộng đồng làng xã Bởi thế, cả làng chuẩn bị cho lễ hội trong mộttâm trạng háo hức, chờ mong