1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu di tích lịch sử đền tân la” (thôn đoàn thượng – xã bảo khê – thị xã hưng yên – tỉnh hưng yên )

42 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Di Tích Lịch Sử Đền Tân La
Tác giả Hoàng Thị Liêm
Trường học Trường Đại Học Văn Hoá Hà Nội
Chuyên ngành Bảo Tàng
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Trang 2 những di sản văn hoá mà còn phải bảo vệ nguyên vẹn giá trị di sản văn hoá đócho thế hệ mai sau.Nhận thức được điều đó, là sinh viên năm thứ III chuyên ngành Bảo tàngvới niềm say

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Dân tộc Việt Nam có bề dầy lịch sử lâu đời Mỗi một thế hệ đi qua đã đểlại cho chúng ta hôm nay những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ.Những di sản văn hoá đó có thể là những tác phẩm nghệ thuật vô giá, nhữnglàng nghề thủ công, ngôn ngữ, chữ viết, diễn xướng dân gian…và đặc biệt làcác công trình kiến trúc như đền, chùa, đình, thành quách…những công trìnhkiến trúc còn lại này không chỉ thể hiện trình độ, bàn tay khéo léo của cha ông

ta mà nó còn thể hiện cả một ý thức tâm linh, một đời sống tín ngưỡng tôngiáo của cộng đồng người Việt đã có từ rất lâu đời mà cho đến ngày nay nókhông những không bị mất đi mà nó còn ăn sâu vào tâm thức của người dânViệt ta

Bên cạnh đời sống vật chất của con người ngày nay càng được nâng caothì đời sống tinh thần cũng ngày được quan tâm, nhu cầu của con người ngàycàng lớn Bên cạnh những giờ lao động mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sốnggấp gáp hiện đại, con người tìm đến nhu cầu giải trí cao Họ có thể đi du lịchthăm quan các danh lam thắng cảnh và không ít người đã tìm đến những ngôichùa, ngôi đình, ngôi đền để tìm sự tĩnh tại, để họ thanh lọc tâm hồn, họ cầuxin sự may mắn che chở, phù hộ của các thần linh …cũng có khi chỉ là đểthoả mãn một nhu cầu tín người, tôn giáo mà họ theo

Bác Hồ đã có câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phảicùng nhau giữ lấy nước” Câu nói của Bác có ý nghĩa hết sức to lớn mà nhữngthế hệ hôm nay mà mai sau phải học tập và làm theo lời Bác đã dậy Những disản sản văn hoá mà cha ông ta để lại không những là minh chứng cho một giaiđoạn, một thời kỳ lịch sử mà đó còn là tâm huyết, lời nhắn nhủ cho thế hệ maisau Hiện nay nay thực trạng các công trình đó đã dần bị mai một đi trong khi

đó thế hệ ngày nay cũng chưa hiểu hết giá trị của các công trình hết sức có ýnghĩa đó Vì vậy thế hệ ngày hôm nay không những phải phát huy giá trị của

Trang 2

những di sản văn hoá mà còn phải bảo vệ nguyên vẹn giá trị di sản văn hoá đócho thế hệ mai sau.

Nhận thức được điều đó, là sinh viên năm thứ III chuyên ngành Bảo tàngvới niềm say mê và kiến thức đã tích luỹ được cộng với sự hướng dẫn nhiệttình của thầy cô, sự động viên nhiệt tình của bạn bè, tôi mạnh dạn chọn đề tài

“Tìm hiểu di tích lịch sử đền Tân La” (Thôn Đoàn Thượng – Xã Bảo Khê –Thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên ) làm bài tiểu luận năm thứ 3 của mìnhvới mong muốn góp một phần nhỏ sức mình vào việc bảo vệ và phát huynhững di sản văn hoá của quê hương

2 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: Giá trị kiến trúc của di tích đềnTân La, các di vật có trong di tích như: Tượng của đền, nhang án và đồ thờcủa đền cùng với một số di vật khác có liên quan đến di tích này Đồng thờibài tiểu luận còn đề cập đến không gian cảnh quan bố cục mặt bằng tổng thể,trang trí trên kiến trúc, khảo sát phần lễ hội của di tích Qua đó đề ra một sốgiải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đền Tân La

3 Phạm vi nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận trên hai phương diện sau:

Về thời gian: nghiên cứu di tích đền Tân La nơi thờ “Bát Nàn đại tướngquân Vũ Thị Thục” gắn liền với quá trình hình thành, tồn tại của di tích đềnTân La từ khi khởi dựng cho đến nay

Về không gian: Nghiên cứu di tích đền Tân La trong không gian lịch sử –văn hoá của vùng đất nơi di tích tồn tại thuộc thôn Đoàn Thượng – Xã Bảo

Khê – Thị xã Hưng Yên – Tỉnh Hưng Yên.

Trang 3

chung cũng đang là một vấn đề cấp thiết nằm trong kho tài sản văn hoá lớncủa dân tộc, một tài nguyên quý giá của địa phương Việc tăng cường công tácbảo vệ, quản lý khai thác di tích nằm trong quần thể di tích phố Hiến hiện nay

là một yêu cầu cấp thiết, đúng với chủ trương chính sách của Đảng ta là nângcao, đẩy mạnh công tác giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

Mặt khác việc nghiên cứu đền Tân La cũng góp phần tìm hiểu về phốHiến và hệ thống của phố Hiến xưa kia Nơi đây vốn là một đô thị cảng tấplập của những hoạt động công thương nghiệp ở Đàng Ngoài vào thế kỷ XVII– XVIII và đã đi sâu vào câu ca quen thuộc: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phốHiến” Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bảo Khê với kiến thức đã tích luỹđược tôi cũng mong muốn tìm hiểu về ngôi đền Tân La trong hệ thống cácngôn đền ở Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp luận: Chủ nghĩa nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duyvật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin đã được vận dụng triệt để để nghiêncứu một đối tượng nằm trong số lượng các di tích thuộc di sản văn hoá

Phương pháp khoa học được sử dụng để tiến hành nghiên cứu: Bảo tồn ditích lịch sử – văn hoá, khoa học Lịch sử, Dân tộc học, Xã hội học…

Ngoài ra để thực hiện bài viết này tôi đã sử dụng các phương pháp khảo sátthực tế môi trường cảnh quan của di tích: Khảo tả, chụp ảnh các di vật…

6 Bố cục của tiểu luận.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo bố cục bài viết gồm 3chương cụ thể như sau:

Chương I: Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của đền Tân La

Chương II: Giá trị kiến trúc nghệ thuật và lễ hội đền Tân La

Chương III: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền Tân La

Trang 4

Với thời gian có hạn, trình độ kinh nghiệm còn yếu hơn nữa đây là bài viếtđầu tay nên bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những khuyết điểm Tôi

hy vọng được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè để bài tiểu luậncủa tôi được hoàn thiện hơn Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy

cô giáo, bạn bè cùng tất cả những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm bàitiểu luận đặc biệt là sự hướng dẫn tỉ mỉ của thầy Nguyễn Văn Tiến – người đãtrực tiếp hướng dẫn tôi làm bài tiểu luận về di tích này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

CHƯƠNG I ĐỀN TÂN LA TRONG DIỄN TRÌNH LỊCH SỬ.

1.1 Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại.

Hưng Yên – một tỉnh có diện tích không lớn 923,09 km2 so với các tỉnhkhác và thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng nơi đây đã có lịch sửhình thành và phát triển lâu đời, là mảnh đất của nhiều thành phần cư dân sinhsống tại đây Mảnh đất Hưng Yên đã sản sinh ra những con người còn đượclưu truyền mãi như: Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Văn Linh…và đây cũng lànơi chứng kiến nhiều sự kịên lịch sử quan trọng, những địa danh như: BãiSậy, Đường 5…không những vậy trên mảnh đất Hưng Yên, chúng ta cònđược thăm quan những di tích gắn liền với đời sống tâm linh của cư dân HưngYên đã được xây dựng từ lâu và đến ngày nay vẫn còn tồn tại làm tôn thêm vẻđẹp của Hưng Yên ngày nay vừa hiện đại lại vẫn giữ được nét đẹp cổ kínhxưa kia Hầu hết các di tích đều tập trung ở thị xã Hưng Yên và đền Tân La làmột trong những di tích thuộc quần thể di tích đó

Đền Tân La thuộc Thôn Đoàn Thượng – Xã Bảo Khê – Thị xã Hưng Yên– Tỉnh Hưng Yên Xã Bảo Khê nằm ở phía Tây thị xã Hưng Yên, thuộc khu

vự nội thị Đâylà một xã được thành lập trên cơ sở của 5thôn: Đoàn Thượng,Tiền Thắng,Thôn Cao, Triều Tiên, Vạn Tường Phía đông giáp với xã HiệpCường, phía Tây giáp với sông Hồng, phía Bắc giáp với xã Hiệp Cường –Ngọc Khanh Phía Nam giáp với thị xã Hưng Yên và phường Lam Sơn

Trong thực tại đền Tân La toạ lạc ở phía Đông thôn Đoàn Thượng Xưakia ngôi đền bên quốc lộ 39 A thuộc tổng Tiên Cầu, Huyện Kim Động, PhủKhoái Châu, Trấn Sơn Nam thượng xưa, nay thuộc thôn Đoàn Thượng – XãBảo Khê – Thị xã Hưng Yên

Vùng đất Hưng Yên có con người cư trú từ sớm, theo quá trình bồi tụ củasông Hồng Trung tâm hành chính của tỉnh là thị xã Hưng Yên nằm cách thủ

Trang 6

đô Hà Nội 64km2 về phía Đông Nam, cách thành phố Hải Dương 50 km2 vềphía Tây Nam phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương,phía Tây giáp tỉnh Hà Tây,phía Tây Bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giápvới Thái Bình và phía Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam Thị xã Hưng Yên ngàynay là mảnh đất của phố Hiến nổi tiếng xưa kia.

Thời Hùng Vương, mảnh đất phố Hiến thuộc bộ Giao Chỉ, huyện ChuDiên Thời Ngô gọi là Đằng Châu.Thời Tiền Lê đổi làm phủ Thái Bình Đời

Lý gọi là Đằng Châu, Khoái Châu Sang nhà Trần đặt là lộ Long Hưng va lộkhoái Thời Hậu Lê thuộc trấn Sơn Nam, sau lại chia làm hai lộ Sơn Namthượng và Sơn Nam hạ

Thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12(183) thi hành cải cách hành chính

bỏ các trấn lập ra tỉnh, tách 5 huyện Đông Yên Kim Động, Thiên Thi, Phù

Cừ, Tiên Lữ thuộc phủ Khoái Châu của trấn Sơn Nam thượng và 3 huyệnThần Khê, Duyên Hà ,Hưng Nhân thuộc phư Tiên Hưng của trấn Nam Định,trấn Sơn Nam hạ đặt làm tỉnh Hưng Yên.Tỉnh lỵ lúc đầu đóng ở 2 xã An Vũ

và Lương Điền, sau chuyển về bãi Nhị Tân xã Xích Đằng (thị xã Hưng Yênngày nay) Nơi đây giao thông thủy lợi thuận tiện, thôn làng bến chợ tiếpnhau, việc mua bán ngày thêm phồn thịnh “Quang cảnh phố phường đôngvui, xe thuyền tấp lập, cái dáng dấp của phố Hiến đất Sơn Nam xưa, nay lạiđược thấy ở nơi đất này”(1)

Địa danh Hưng Yên từ năm 1831 được chính thức có tên trong danh bạ đấtnước Như vậy trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, Hưng Yên là một tỉnhnằm ở cả 2 phía sông Luộc Sau thành lập tỉnh, địa giới Hưng Yên cũng đãnhiều lần thay đổi

Ngày 26/01/1968 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất 2tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng

Ngày 06/11/1996 Quốc hội đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hải Hưng thànhtỉnh Hải Dương và Hưng Yên

Trang 7

Năm 1997 sau khi tái lập tỉnh, để đáp ứng nhu cầu thực tế là có một thị xã

- trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của toàn tỉnh nên UBND tỉnh đãsát nhập một số đơn vị vào thị xã Thị xã Hưng Yên ngày nay bao gồm: Khuphố Hiến cổ xưa kia và các vùng phụ cận

Ngày nay, địa giới của phố Hiến xưa được xác định là vùng đất nằm hoàntoàn trên địa bàn thị xã Hưng Yên – thủ phủ của tỉnh Hưng Yên Đây là vùngđất nằm trên tả ngạn sông Hồng với diện tích tự nhiên 20151 km2

Mảnh đất phố Hiến có một lịch sử khá sớm và lâu dài nhưng thời kỳ hưngđạt nhất của nó là vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII

Có nhiều quan điểm khác nhau về sự ra đời của phố Hiến nhưng phải đếnthế kỷ XVII, phố Hiến mới trở thành một đô thị xầm uất nổi tiếng trong cảnước, một trung tâm chính trị – kinh tế, có những mối giao lưu quốc tế…Lúcnày ở phố Hiến có lỵ sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát xứ Sơn Nam,một đoạn xong tấp lập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đôngđúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Hoa, người Nhật Bản

và phương tây Sách Đại nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn

có chép “Cung cũ Hiến Nam ở địa phận xã Nhân Dục, Huyện Kim Động là lỵ

sở trấn Sơn Nam đời Lê, phàm người nước ngoài đến buôn bán thì tụ tập ởđây gọi là Vạn Lai Triều, phong vật phồn thịnh, nhà ngói như bát úp”

Tấm bia dựng ở chùa Hiến (Thiên ứng tự) có niên đại 1625 ghi “Hiến Namdanh thị tứ phương đô hội tiểu Tràng An dã” (Phường Hiến Nam nổi danhbốn phương tụ hội như một kinh kỳ nhỏ vậy)

Ngoài sự tồn tại của một lỵ sở trấn thủ Sơn Nam như một hạt nhân chínhtrị, một ty Hiến sát xứ Sơn Nam đóng vai trò một trạm hải quan tiền cảng, phốHiến trong lịch sử chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế Kết cấu của

nó bao gồm một bến cảng sông, một tập hợp chợ, khu phường phố và haithương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh)

Ở phía Bắc phố Hiến bến Xích Đằng là một bến đò quan trọng, nhất là đối

Trang 8

bến đò: Kệ Châu, Quan Xuyên, Nhân Dục, Phong Tru Bên kia sông lại cótrạm tuần ty Lãnh Trì là một trạm tuần lớn.

Chợ Vạn ở bến Xích Đằng là một chợ sầm uất nổi tiếng trong dân gian.Chợ Hiến (Chợ Nhân Dục) bên cạnh lỵ sở Sơn Nam là chợ chính Theo Đạinam nhất thống chí đây là “Chợ lớn nhất trong tỉnh hạt” Phia dưới lại có chợBảo Châu bên cạnh bến Nễ Độ Người dân nơi đây còn truyền tụng câu thơ:

Bến Nễ Độ gió nâng thuyền gấmPhố Bắc Hoà nguyệt ngắm rèm theThú đô hội trong ngoài chẳng thiếuVạn lai triều là tiểu kinh đô(2)

Thương điếm Hà Lan và Anh: Từ thế kỷ XVIII quần thẻ kiến trúc này đã

bị huỷ hoại trở thành đồng ruộng Đến cuối thế kỷ XIX tác giả người PhápG.Dumotier đã miêu tả: “Nằm ở phía sau các vườn tược ở giữa đường phố lớncủa phố Hiến và con đê, các thương điếm này bao gồm nhiều địa khu hình tứgiác đất nền đã được nâng cao lên, lấy từ con hào được đào bao bọc xungquanh Đường hào này hình chữ nhật rộng và sâu thường khô về mùa đông vàcung cấp nước cho việc trồng lúa về mùa mưa vào thời kỳ có các thươngđiếm nước ngoài, dòng sông mà ngày nay đã ở cách xa 2 km, còn chảy sát đếnchân đê và mặt bằng đê ở các ngôi chùa đã được dựng làm bến đậu dỡ hàngcho các thương cảng”

Với sự có mặt của các nước phương Tây đã làm cho vùng đất này ngàycàng trở nên nhộn nhịp, tấp nập Hai tấm bia cổ của phố Hiến: Bia của chùaHiến (1625) và bia của chùa Chuông (1711) có tên ghi tên 20 phường của phốHiến Đó là các phường: Đê cũ, Ngoài đê, Trong đê mới, Cửa sông, Bia Hậu,Thuỷ giang ngoại, Hàng Thịt, Hàng Sứ, Nồi đất, Vạn mới, Thợ Nhuộm, Hàngcau, Hàng chén, Hàng Cá, Thuộc Da, Hàng Sơn, Cửa cái, Hàng Bè

Trong số 20 phường này có tới 8 phường thủ công và đây là nét đặc sắccủa phố Hiến làm cho nó khác với các đô thị cùng loại đương thời như Hội

Trang 9

An, Thanh Hà…Và nó được xem là một “Tiểu Tràng An” người dân ở đâymong muốn của mình tồn tại lâu dài và ngày càng phát triển.

Tuy là tỉnh “mới” chỉ non 200 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từthời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh trước đó với phố Hiến, vốn là thương cảng

đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài Thuyền bè ngược sông Hồng lênThăng Long “Kẻ chợ” đều phải dừng ở phố Hiến đợi giấy phép nên phố Hiếnchở thành tụ điểm sầm uất Người Tàu, người Nhật và người phương Tây đềuđến đây buôn bán Do vậy dân gian đã có câu: “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phốHiến”

Về cộng đồng dân cư: Phố Hiến thế kỷ XVII, XVIII trong lịch sử là mộtcộng đồng người đa quốc tịch, trong đó thành phần chủ thể người Việt vàngười Hoa Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây – thường trú và là Nhật,Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

Thời kỳ hoàng kim phồn thịnh nhất của phố Hiến là vào khoảng thế kỷXVII từ những năm 30  những năm 80 của thế kỷ này Sau đó tiếp theo làmột quá tình suy thoái dần dần diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng đô thịsầm uất thứ 2 trong cả nước nay chỉ còn lại những kỷ niệm trở thành một tỉnh

lỵ Hưng Yên nhỏ bé

Nhắc nhiều đến tên phố Hiến – một cách gọi gần gũi với ngôn ngữ dângian của nơi đây nhưng tại sao có tên gọi phố Hiến? Chữ “Hiến” bắt nguồn từ

“Hiến doanh” , “Hiến ty”, còn chữ “Phố” theo từ điển Trung – Việt của giáo

sư Lê Đức Niệm giải thích có nghĩa là “cửa Biển” cho vùng này Tên gọi phốHiến có nhiều cách gọi khác nhau như: Vạn Lai Triều, Hiến thị (Chợ Hiến),Hiến doanh (Dinh Hiến), Hiến Nam trang Tất cả các tên gọi đó đều thể hiện

sự phồn thịnh của phố Hiến xưa kia

Mặc dù, ngày nay thương cảng phố Hiến sầm uất xưa kia không còn nữa,một “Tiểu Tràng An” đã mất đi vị thế quan trọng của mình nhưng với thờigian tồn tại cũng đã để lại cho thị xã Hưng Yên những di sản văn hoá vật thể

Trang 10

Miền phủ khoái chín bậc nhì danh thắngCảnh Hiến Nam dành đệ nhất phong quangĐối với nhân dân thị xã Hưng Yên nói riêng, người dân Hưng Yên nóichung cái tên “Hồ Bán Nguyệt” đã trở nên gần gũi, thân thương và đáng nhớ

lạ thường Và hồ Bán Nguyệt đã trở thành một đặc trưng để nhận dạng vềHưng Yên:

Bán Nguyệt hồ tiền nguyên nhị hải Nhất bình Đẩu ngoại cảnh vô sơnNghĩa là: Ngoài ngọn Đẩu ra không có núi

Xưa hồ Bán Nguyệt vốn là khơi Một quà tặng của trời cho đất phố Hiến đó chính là nhãn Kỳ lạ thay, cũng

là loại đất bãi sông Hồng mà chỉ có nhãn phố Hiến mới được coi là vua củaloài nhãn Nhà bác học Lê Quý Đôn đã từng mô tả: “Mỗi lần bỏ vào miệng thìtận trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tự như nước thánh trời cho” Nhân dânnơi đây còn có câu truyền tụng rằng:

Dù ai buôn bắc, bán đông

Đố ai quên được nhãn lồng Hưng YênCùng với đó là những thuần phong mỹ tục, những làng nghề thủ công,những nét nghệ thuật dân gian độc đáo cùng với một quần thể di tích, kiếntrúc nghệ thuật mà một “Tiểu Tràng An” xưa kia đã để lại

Hầu hết các di tích đều tập trung phần lớn ở thị xã Hưng Yên Vì vậy, nóđóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về phố Hiếnxưa kia hầu hết các di tích này đều có giá trị về mặt lịch sử, khoa học và nghệthuật Nó không những là minh chứng của lịch sử, nghệ thuật, văn hoá…củaViệt Nam nói chung mà nó còn tạo nên nét đẹp tiêu biểu của một phố Hiếnhưng thịnh xưa kia Thông qua đó chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống tínngưỡng, tôn giáo của cư dân nơi đây cũng như bàn tay khéo léo, trình độ để

Trang 11

tạo dựng nên những công trình kiến trúc nghệ thuật đang mãi tồn tại cùng vớithời gian.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế Hưng Yên nay đã ngàycàng đổi sắc và nét đẹp phố Hiến xưa kia nay đã được quan tâm để khô phụclại tạo lên một Hưng Yên vừa mang tính hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹp

cổ kính xưa kia

1.2 Đền Tân La trong diễn trình lịch sử.

Đền Tân La thuộc thôn Đoàn Thượng – xã Bảo Khê – Thị xã Hưng Yên.Theo truyền thuyết thì đền Tân La được xây dựng từ những năm đầu côngnguyên thờ Bác Nàn tướng quân Vũ Thị Thục Đây không chỉ là ngôi đềnđược xây dựng để tượng niệm tới công ơn to lớn của Bà mà trong kháng chiếnchống Pháp thì nơi đây chính là căn cứ để bộ đội ta, dân quân địa phương sửdụng để đánh giặc

Thực dân Pháp sâm lược nước ta, phong trào Cần Vương chống Pháp pháttriển mạnh mẽ Cuộc khởi nghĩa của Tán Thuật lan rộng khắp vùng HưngYên Tại xã Bảo Khê, hai tướng Quản Thu và Đô Quang về khu vực đền Tân

La triệu tập nghĩa binh, tập luyện ngay tại khu đền và đã tập kích nhiều trậngây cho thực dân Pháp nhiều thất bại

Cao trào cách mạng tháng 8/1945 diễn ra sôi nổi trong cả nước Hoà chungvào không khí đó bộ đội tự vệ và quần chúng cách mạng đã tập trung tại đềntham gia phá kho thóc của Nhật và giành chính quyền

Năm 1947 thực dân Pháp tái chiến Hưng Yên, đền Tân La là nơi cất dấutài liệu bí mật của cán bộ hoạt động trong vùng để chuyển đến cơ quan cấptrên

Năm 1952  1953 bộ đội và du kích tập trung ở đền để tấn công địch qualại trên đường 39 và phá bốt dốc Suối Cán bộ của ta còn trèo lên cả cây caocủa đền bắc loa kêu gọi lòng yêu nước của binh sỹ người Việt đã lầm đườngtheo giặc, quay súng trở về với nhân dân Địch phá bốt dốc Suối và dùng đại

Trang 12

bác bắn phá nhiều lần nhưng đền vẫn không bị phá vỡ mà đạn đó được treolủng lẳng trên cây quéo Tương truyền Bà đã trồng 4 cây quéo tại đây Khigặp Pháp đánh Hưng Yên chúng đã cử người đến cưa cây đi nhưng địch chỉkịp cưa có một cây thì sau đó 5 tên địch bị chết tươi từ đó chúng không dámđến chặt phá cây nữa.

Ngày 16/03/1953, nhân ngày lễ hội của đền quân Pháp và bè lũ tay saixuống càn quét để vây bắt cán bộ, bộ đội và cướp bóc lễ nghi của nhân dân

Bộ đội và du kích của ta đã cải trang giỏi làm người đi lễ hội, bắt sống và tiêudiệt nhiều tên địch góp phần vào công cuộc kháng chiến chống Pháp của đấtnước mau chóng giành thắng lợi

Trải qua thời gian và chiến tranh thì đền đã được tu sửa nhiều lần Đặcbiệt, lần tu sửa lớn nhất năm 1991 tuy nhiên “Tính nguyên gốc” của ngôi đềnvẫn được giữ vững và đặc những giá trị về kiến trúc và những hình tượng đắpnổi trên tường đã làm tăng giá của di tích đền Tân La

1.3 Nhân vật được thờ trong di tích.

Một trong những đặc điểm phản ánh về truyền thống Việt Nam nóichung và về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng nói riêng chúng ta thấy đó là

sự tham gia tích cực, đông đảo của nữ giới trong cuộc chiến đấu trực tiếp vớiquân thù Họ đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,độc lập của dân tộc Tuy cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Vua Bà cùng các vịtướng soái đã mất nhưng hy sinh đó mãi mãi được ghi vào sử xanh của niềm

tự hào dân tộc, đại diện cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam Để tỏ lòng kínhtrọng và để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Hai Bà cùng các vị tướng soáinhân dân các địa phương nơi diễn ra cuộc chiến đấu đã lập đền thờ các nữtướng của dân tộc Và đền Tân La là một trong những ngôi đền thờ Bát Nàntướng quân Vũ Thị Thục - một vị tướng xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hai

Bà Trưng chống lại quân Đông Hán xâm lược nước ta trong thời kỳ Bắcthuộc

Trang 13

Bát Nàn tướng quân tên là Vũ Thị Thục, Thân phụ là ông Vũ Công Chất,hào trưởng Trang Phượng Lâu, thân mẫu là bà Hoàng Thị Mầu thuộc ChâuBạch Hạc Bà sinh ra tại huyện Phù Ninh – Tỉnh Vĩnh Phúc trong một giađình làm nghề bốc thuốc, thường tới vùng núi hái thuốc và cứu nhân độ thế.Một hôm Vũ Công vào một khu rừng thấy một ngôi miếu bị đổ nát hỏi ra mớibiết đây là đền thờ thần Tản Viên và công chúa Ngọc Hoa liền nói với dân sẽxin sửa lại đền.

Khi về đến nhà, ông nói với vợ về việc sửa miếu đang nói chuyện chợtnghe có tiếng gọi ở ngoài cổng “Xin mời Vũ Công ra bến sông mà đón bègỗ” Cả hai ông bà chưa hiểu ra sao, lại nghe có tiếng gọi: “Ta là bộ hạ củaSơn Tinh – Công chúa được lệnh của Người đem đến cho ông bà một bè gỗquý và một người con gái tài sắc, ông mau mau ra mà tiếp nhận”

Hai ông bà cùng gia nhân đốt đuốc ra tới nơi, quả nhiên có bè gỗ lớn nằmtrên bờ Hai vợ chồng mừng rỡ vội vàng quay về hướng núi Tản Viên, bái lạySơn thánh và Công Chúa Hai ông bà vừa trở về tới nhà lại có tiếng người congái thỏ thẻ: “Mẹ ơi mở cửa cho con vào với”! Vừa lúc đó có bang một cô gáimặc áo màu hoa sen bước vào trong nhà nhào vào lòng bà Mầu rồi biến mất

Có được bè gỗ Sơn Tinh ban cho, ông lập tức khởi công xây dựng lại ngôimiếu cổ, tạc hai pho tượng Sơn Tinh và Ngọc Hoa

Từ hôm cô gái mặc áo cánh sen nhào vào lòng bà rồi biến mất, bà mangthai Đến kỳ mãn nguyệt khai hoa bà sinh một gái, da dẻ hồng hào, sinh tươi,đặt tên là Thục

Vũ thị Thục càng lớn càng sinh đẹp, nước da trắng như trứng gà bóc, máhồng, môi thắm Lên năm tuổi, Thục đã đi học, nàng thông minh học một, biếtmười Lên 10 tuổi nàng học cưỡi ngựa múa kiếm Năm 13 tuổi nàng đã cưỡingựa phi nước đại giương cung bắn bách phát bách trúng, sức địch trongngười Mọi người vô cùng tôn kính nàng suy tôn nàng là “Tiên nữ giáng trần”.Nàng còn có tài hát đối đáp và đặt lời cho bài hát, cùng trai gái trong trang ấp

Trang 14

hát thâu đêm suốt sáng Thục còn bơi thuyền rất giỏi, nhiều lần thi thuyềnnàng đều đạt giải nhất.

Năm Thục nương 18 tuổi, ông bà Vũ Công nhận trầu cau ăn hỏi của cha

mẹ Phạm Danh Hương một hào mục ở Liệp Trang Thục nương cũng đãchuyện trò, lại hát đối đáp với Danh Hương một tràng trai ngoài 20 tuổi hìnhdung tuấn tú, văn võ tinh thông này

Khi đó có một hào mục họ Trần đã ngoài 40 tuổi ở Châu Bạch Hạc, nhàgiàu nổi tiếng lại quen biết bọn cai trị Đông Hán, mặc dù biết Thục nương đãhứa hôn vẫn cho người đến hỏi thăm nàng về làm thiếp Bị Vũ Công từ chối,tên hào mục họ Trần coi đó là điều sỉ nhục đã ton hót với Tô Định về sắc đẹpchim sa, cá nhảy của Thục nương Tô Định giả làm khách buôn đến trangPhượng Lâu thấy Thục nương sinh đẹp nó quyết chiếm bằng được nàng TôĐịnh về phủ, lập tức cho triệu Vũ Công lên ngõ ý cưới Thục nương, Vũ Côngmột mực từ chối Tên thái thú ra lệnh đánh chết Vũ Công rồi cho triệu cha conhào mục Nam Chân vào Hai cha con Phạm Danh Hương vào phủ, Tô Địnhsai lính đánh chết rồi kéo quân về trang Phượng Lâu rồi bắt Thục nương.Trước đó một gia nhân theo hầu Vũ Công về Luy Lâu thoát chết đã chạy vềbáo tin cho bà Hoàng thị Mầu và Thục nương biết Cả trang ấp náo động ainấy đều khuyên mẹ con nàng lánh đi nhưng Thục nương cho người đưa mẹ đichốn, còn mình ở lại chỉ huy cả tráng binh đánh giết bọn quân lính và nói vớidân làng rằng: “…Làm con không rửa được thù cho cha, làm vợ không báothù được cho chồng, làm dân không báo thù cho nước, sao có thể sống màkhông hổ thẹn…” Tuy quân giặc bị giết hàng chục tên, nhưng bọn giặc đôngvẫn kéo đến vây kín Phượng Lâu Thục nương phóng kiếm giết chết tên tướnggiặc, chém chết hàng chục tên lính Hán, mở đường máu rút ra bờ sông Gặpmột chiếc thuyền nàng nhảy lên lập tức thuyền suôi ròng chôi vùn vụt khoảnggần sáng thuyền dạt vào một vùng đất tả ngạn cuối sông Hồng vùng Tân Lathuộc đạo Sơn Nam (naylà Tân La – Xã Bảo Khê – Thị xã Hng Yên ), Thụcnương hai tay hai kiếm lên bờ, tới ẩn trong một ngôi miếu cổ Sáng ra dân đi

Trang 15

chợ thấy có dấu máu từ bến sông và trong miếu, liền theo vào thì thấy một côgái chừng 20 tuổi hai tay cầm hai thanh kiếm cả người và kiếm đều nhuộm đỏmáu Mọi người vừa sợ, vừa lạ lùng hỏi thăm Thục nương kể: “Tôi là ngườitrang Phượng Lâu trên thượng nguồn sông Thao, giặc Tô Định không bắtđược tôi về hầu hạ nó đã giết cha tôi, chồng chưa cưới của tôi, cha chồng tôi.Chúng lại đưa quân đến Phượng Lâu, tôi đã chém tướng, giết quân chạy thoátđược về đây Tại đây, Bà cải trang tu ở chùa làng nhằm chờ thời cơ tìm gặp vàtập hợp những thủ lính và các tráng sỹ trong vùng, huấn luyện quân thuỷ, bộ,tích trữ lơng thực Vào một buổi tối, sau buổi lễ dâng hơng tại chùa, mọi ngờicùng Thục nương đóng chặt cửa Tam quan bàn tính việc dựng cờ khởi nghĩaphát hịch cứu nước: “…ở Tân La có nữ thần quan được Trời cho xuống cứudân ta đây” Từ đó, Tân La trang chẳng bao lâu đã trở thành một trung tâm tụnghĩa là ngôi chùa cổ ở bên sông, gần chợ đã trở thành sở chỉ huy của nghĩaquân Biết tin Bà lập căn cứ ở Tân La, Tô Định nhiều lần cho quân tiến đánhđều thất bại, không giám bén mảng tới căn cứ.

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng chuẩn bị khởi nghĩa ở Mê Linh đã cho sứgiả đem hịch đến mời Thục nương đưa quân bảo hộ gia nhập đội quân khởinghĩa do Hai Bà lãnh đạo, lập nhiều chiến công nên được phong là ĐôngNhung Đại tướng quân

Từ Mê Linh, Giao Chỉ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà đã lan rộng đến cácquận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành trì ở Lĩnh Ngoại đều hưởng

đã tạo thành sức mạnh to lơn Hai Bà chỉ huy nghĩa quân ồ ạt tiến về vây hãmquận Giao Chỉ Tô Định hoảng hốt bỏ thành trì tháo chạy về nước Cuộc khởinghĩa toàn thắng

Sau khi dẹp xong giặc Tô Định được các lạc tướng tầng lớp quý tộc vànhân dân cả nước ủng hộ đã suy tôn Trưng Trắc cùng em Trưng Nhị đã xưngvương “Trưng nữ vương” bắt tay ngay vào việc xây dựng chủ quyền tự chủlấy Mê Linh làm kinh đô của cả nước, phong chức tước cho những người có

Trang 16

công lao lớn trong sự nghiệp giành lại độc lập và Vũ Thị Thục được phong là

“Bát Nàn đại tướng quân Trinh Thục công chúa”

Mùa hè năm 42 vua Hán phong Mã Viện làm phục Ba tướng quân chỉ huyđạo quân kéo sang xâm lược nước ta Bấy giờ Mã Viện đã 58 tuổi, là một lãotướng có nhiều chiến công và kinh nghiệm đàn áp phong trào đấu tranh vũtrang của các dân tộc Tạng – Miến và nông dân ở An Huy (Trung Quốc) Cùng với Mã Viện còn có Phiêu Kỵ tướng quân Đoàn Chí được phong làmLâu thuyền tướng quân chỉ huy đạo binh thuyền sang Giao Chỉ, Lưu Longvốn làm thái thú Nam quân (Hồ Bắc) được phong làm Trung lang tướng quântước hầu làm phó tướng cho Mã Viện, Bình lạc hầu Hàn Vũ

Với lực lượng mạnh quân địch khoảng 2 vạn quân Mã Viện chia thành 2đạo: Một đạo quân bộ do Mã Viện trực tiếp chỉ huy vượt qua Quảng Tây,Quảng Đông đến Hợp Phố tiến vào Âu Lạc Đạo quân do Đoàn Chí chỉ huytheo đường biển tiến đến Hợp Phố để hội quân với đạo quân của Mã Viện đểcùng tiến vào Âu Lạc Đến Hợp phô, Đoàn Chí chết Viện thống suất cả haiđạo thuỷ, bộ quân Mã Viện theo hai đường thuỷ bộ kéo vào Âu Lạc Từ vùngven biển nước ta hai đạo quân thuỷ bộ ngược sông Bạch Đằng tới Lục ĐẦuGiang tiến sâu vào Giao Chỉ, đến thẳng Lãng Bạc (Tiên Du – Bắc Ninh) Mùa

hạ năm 43, quân giặc ráo riết chuẩn bị tiến công vào đội quân của Hai BàTrưng

Sau một thời gian chờ đợi, chưa thấy Mã Viện tiến quân, Hai Bà Trưngchủ động kéo quân tấn công giặc Trưng Vương đã cử nhiều tướng đi chặngiặc và Bát Nàn đại tướng quân Vũ Thị Thục đem quân chống giặc ở cửarừng, hốc núi (Lãng Bạc, Cấm Khê ) Hai Bà Trưng tiến quân từ Mê Linhxuống Lãng Bạc Đội quân của Hai Bà chiến đấu kiên cường xong vì thế giặcmạnh lên bị thất bại Hai Bà phải lui quân về Cấm Khê (Chân núi Ba Vì) MãViện tấn công vào Cấm Khê Hai Bà chạy đến sông Hát thì nhảy xuống sống

tự tử Sau khi Hai Bà Trưng mất Bát Nàn đại tướng quân Vũ Thị Thực dẫnquân về vùng hạ lưu sông Hồng Tương truyền, bà cùng quân sỹ giao chiến

Trang 17

với giặc 8 trận, trong đó trận thứ 7 diễn ra ở khu vực đền Tân La ngày nay.Khi Bà rút quân khỏi đây, có để lại một lá cờ nghi binh bên cạnh cái ao, màngày nay nhân dân gọi là “Ao lá cờ” Nghĩa quân chiến đấu rất dũng cảm,xong vì thế yếu không phá nổi vòng vây của giặc, Bà đã tự sát tại gò Kim Quyvào ngày 16/03/43 (nay gò Kim Quy thuộc khu vực đền Tiên La, xã ĐoanHùng – Huyện Hưng Hà - Thái Bình) Sau này để tưởng nhớ tới vị nữ anhhùng tài ba xuất thế tại quê hương, nơi Bà ngã xuống và những nơi Bà đóngquân, nhân dân đều dựng các công trình tưởng niệm Bà Và đền Tân La là mộttrong những di tích đó.

Đến thời hâu Lê, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) đem quân đánh giặcChiếm Thành có thắp hương cầu đảo tại đền Khi đại thắng trở về, vua Lêphong Bà làm “Vạn cổ phúc thần” Và trong tích nữ tướng có đề thơ rằng:

“Nợ nước thù nhà phải trả xongXem bức binh thư giãi tấm lòngCung kiếm có đâu là phận gáiCăm thù hai chữ trả thù chungKiếm bạc cờ hang Tô Định tử Lịch sử ghi tên nữ tướng NhungNghĩ đến non sông còn đương đợiBiết bao liệt sỹ nữ bậc anh hùng”

Công lao của Bát Nàn tướng quân là “Phù Trưng cứu nước” dân gian tôn

Bà làm “Quốc mẫu linh từ” nhằm đem lại “Quốc thái dân an”, “Phong vũthuận hoà” cho cuộc sống của nhân dân

Trang 18

CHƯƠNG II GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT

VÀ LỄ HỘI ĐỀN TÂN LA

2.1 Giá trị kiến trúc.

2.1.1 Không gian cảnh quan.

Cũng như bao di tích khác trong làng xã Việt Nam, không gian cảnh quannơi di tích tồn tại có một ý nghĩa thật đặc biệt Sự hoà quện của hai yếu tố ditích và không gian cảnh quan tạo nên nét riêng của mỗi di tích Sự hoà quệncủa hai yếu tố ấy được gợi từ những ước vọng về một cuộc sống ấm no hay từnhững quan niệm, suy tưởng đầy tính triết học về cuộc sống

Theo quan niệm của người xưa, nơi toạ lạc của di tích có một ý nghĩa hếtsức đặc biệt đối với sự phát triển của cả một vùng, nên việc lựa chọn phải thậtcẩn thận theo thuyết phong thuỷ , theo quan niệm triết học Đó là thế đất lànhtươi nhuận, cỏ cây tốt tươi, có dòng chảy thuận trước mặt

Đối với các công trình kiến trúc nghệ thuật nói chung và các ngôi đền nóiriêng, hướng Tây và hướng Đông Nam la hai hướng đẹp và tương đối phổbiến Hướng Nam là hướng đầy dương tính, sáng sủa; hợp với khí hậu nước

ta, đồng thời là hướng của đế vương, là phương của trí tuệ Đây còn là hướng

có gió lành, hướng bát nhã, hướng của sự phát triển vươn tới Điều này đãđược ông cha ta khái quát rằng: lấy vợ hiền hoà làm nhà hướng Nam” Cònhướng Tây được tin là hướng ổn định vì hợp với sự vận hành của âm dươngkhiến cho thần linh không rời bỏ nghĩa vụ vì chúng sinh đau khổ

Đên Tân La cũng nằm trong xu hướng lựa chọn chung đó.Ngôi đền quaymặt về hướng Đông Nam, có một khuôn viên rộng va nhiều cảnh quan đẹp.Đền toạ lạc trên một khu đất rộng 4780m, cao ráo nằm ở phía Đông thônĐoàn Thượng Phía Nam trứơc mặt có đền Tứ phủ công đồng Phía Tây làđình của thôn Đoàn Thượng Xung quanh gần đó có cư dân địa phương sinhsống Xa xa là dòng sông Hồng cuộn chảy, nơi lưu thuỷ lưu phúc Đền Tân La

Trang 19

nằm cách tỉnh lỵ Hưng Yên 7 km Trên đường quốc lộ 39A cạnh dốc lã rẽphải đi thẳng khoảng 300m là tới được đền.

Trong không gian kiến trúc cùng với thế đất, hướng di tích…Người Việtcòn quan tâm tới cây cỏ,cây cỏ làm tăng thêm sự linh thiêng của di tích, nó sẽlàm cho ngôi đèn mang không gian ấm áp hợp với tâm lý người Việt Đối vớiđền Tân La, khi đặt chân tới di tích sẽ cảm thấy choáng ngợp trước thiênnhiên nơi đây Bao quanh di tích là ao, hồ, cây cổ thụ – xum xuê, rậm rạp Sựrậm rạp của các loài cây bao quanh bên ngoài di tích cũng như sự tồn tại của 3cây quéo ở ngay sau cạnh ngôi đền tạo thành hình tam giác và cây đa cổ thụ ởngay bên trái đền dã bao bọc lấy ngôi đền Tân La càng tạo nên vẻ linh thiêngcủa ngôi đên Với những nét đó ngôi đền Tân La có dáng dấp đặc trưng của

“Rừng Đồng Bằng”

2.1.2 Bố cục mặt bằng.

Đền Tân La nằm ở trung tâm của thôn Đoàn Thượng Hiện nay toàn bộngôi đên có kiến trúc hình chữ công gồm 3 nếp nhà: tiền tế, trung từ, hậucung Để đi được vào đền chúng ta phải đi qua một nghi môn với bốn cột trụlớn Qua cổng rẽ tay trái là đến sân đền Sân đền được lát gạch Từ sân đên divào là toà tiền tế, trung từ và kết thúc là hậu cung Toàn bộ công trình đựơcgắn kết với nhau tạo vẻ hài hoà cân đối theo kiểu kiến trúc chữ “Công”

2.1.3 Kết cấu kiến trúc.

Nghi môn: Khi đến di tích nghi môn là kiến trúc đầu tiên ta được tiếp cận.

Nghi môn được xây ở phần trên là hình tượng lưỡng long chầu nhật trên đó cóghi dòng chữ hán “Quốc mẫu linh từ” phần đỉnh trên của cột là hình tượng haicon nghê Phần giữ của hai cột trụ có ghi hai câu đối:

Hồng kiển đem tâm ngặt lập phù Trưng tu Thanh thiên bạch nhật trường lưu toại Hán biaPhối hợp với cửa chính để tạo nên một nghi môn ba cửa là hai cửa phụ trênđỉnh của cột là hình phượng lá lật

Trang 20

Nghi môn ngoài giá trị về kiến trúc nó còn mang nội dung ý nghĩa hết sứcquan trọng là một trong những đơn vị cấu thành nên di tích Nghi môn với sựhiện diện của nó trong di tích còn mang ý nghĩa giống như một bức bìnhphong để chắn luồng gió độc thổi vào đền tạo lên sự tinh khiết, thiêng liêngcho di tích bên trong.

Tả vu, hữu vu: Đây là nơi mới được xây dựng để thờ mẫu gắn với tín

ngưỡng dân gian Việt Nam với bốn mái với các hình đầu rồng toả ra bốnhướng Mặt trước của tả vu, hữu vu còn có hai miếu nhỏ để thờ cậu Bé bảnđền hay còn có tên khác là cậu Bé Tân La

Toà tiền tế: Bước qua khoảng sân tương đối rộng là đến một toà nhà nằm

ngang theo chiều ngang của sân Đó là toà đại bái (Hay còn gọi là tiền tế) toàđại bái có kiến trúc kiểu một gian hai trái Nến của toà đại bái cao hơn sânphía ngoài 50 cm Diện tích tổng thể là… Toà nhà có kết cấu kiểu “chồngrường – bảy hiên”, vì toà đại bái là theo kiểu “Giá chiêng – chồng rường”, haiquá giang được gắn với đầu các cây cột cái Đầu của cột cái được xẻ mộngcon gồm câu đầu được cất nấp ở hai bên má để ấn xuống đầu lỗ mộng cột cáitheo kiểu chốt mộng cá chắc chắn, khít đẹp, sau đó trên đầu cột cái được đặtđấu vuông that đáy để đỡ lấy mái hoành, đồng thời che khuất lỗ mộng ở đầucột Hai cột giá chiêng đặt trên cây quá giang thông qua một đấu vuông thấtđáy Đầu trên của một cột giá chiêng đỡ lấy sà ngang giá chiêng tạo thành mộtgóc vuông 900 Hai bên của hai cột giá chiêng là con rường Các con rườngchồng lên nhau nhằm đỡ lấy hoành mái tạo mặt phẳng cho mái ngói

Vì nách với bộ phận liên kết là một cây xà nách, một đầu bắt vào đầu cộtcái, một đầu gắn vào đầu cột quân Trên đầu cột quân có một guốc hoành, để

đỡ lấy hoành mái

Bẩy hiên là một cây gỗ cong hình cổ ngỗng, một đầu chui qua cột quân tạothành đầu nghé để đỡ lấy một phần xã nách Một đầu vươn dài ra để đỡ lấymái hiên tạo thành bẩy hiên

Trang 21

Toà trung từ: Kết cấu của toà trung từ cũng giống như toà đại bái Toà

trung từ cao hơn toà đại bái khoảng 30 cm Kích thước của toà trung từ là…

Hậu cung: Qua toà đại bái, trung từ là đến toà hậu cung Với diện tích

là… Kết cầu của toà hậu cung tương đối đơn giản chỉ là các cây kẻ suốt,phần giao nhau trên nóc hồi có một cây gỗ chạy thẳng xuống đến một cây xàngang bắc qua hai đầu của hai cột góc xà ngang thông qua hệ thống đấuvuông thót đáy Hệ thống tương bao theo kiểu tường hồi bít đốc Gian hậucung được nối với các gian khác thông qua hệ thống kẻ góc

Nằm trong một không gian rộng lớn ngôi đền Tân La với quy mô nhỏ nằm

ẩn trong những tán cây sum xuê Sự hiện diện của kiến trúc đền là sự minhchứng cho một thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc, một dân tộc không chịukhuất phục trước gian nan, vất vả Sự tồn tại của ngôi đền là biểu hiện sựtrường tồn của một nền văn hoá, nghệ thuật rất riêng và cũng rất Việt Nó hàmchứa trong đó biết bao giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân tạiđây, là nơi hội tụ của những gì tốt đẹp nhất cao quý nhất Ngôi đền được coi

là một phần của các giá trị văn hoá Việt Nam, nó là biểu tượng của những ước

mơ, những khát vọng về cuộc sống ấm no, tự do

2.2 Giá trị nghệ thuật.

Di tích lịch sử văn hoá là những dấu ấn của thời đại, di tích là tấm gươngcủa lịch sử Lịch sử đã qua đi rồi song những sự kiện, sự tích gắn với di tích,với vị thần, trí tuệ tài hoa, thẩm mỹ về cái đẹp đều được cô đọng và vật chấthoá bằng những cái hữu hình ở những mảng chạm khắc, những hoa văn trangtrí Tất cả đều còn đó và còn mãi đến thế hệ mai sau Việc tìm hiểu đánh giágiá trị của di tích cả về kiến trúc và nghệ thuật là việc làm hết sức cần thiết đểcho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu được người xưa nghĩ gì gửi gắm gì chothế hệ mai sau những gì Để qua đó chúng ta có những ứng xử phù hợp với ditích để không phụ lòng người xưa Và đó cũng là nền tảng để chúng ta đi tớitương lai vững chắc và thuận lợi hơn đúng như câu nói: “Bất kỳ kẻ nào muốn

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w