1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo vệ và phát huy giá trị đình làng thổ tang huyện vĩnh tường tỉnh vĩnh phúc

29 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Và Phát Huy Giá Trị Đình Làng Thổ Tang Huyện Vĩnh Tường Tỉnh Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

Trang 1 MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài Văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa bản địa đa dạng và phong phú đãđược đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nhữngphong tục tập quá

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa bản địa đa dạng và phong phú đãđược đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nhữngphong tục tập quán, lễ hội, những lối sống quen thuộc đã đi vào tâm thứcngười Việt từ bao đời nay như tục nhuộm răng đen, tục ăn trầu, hay tròchơi diễn xướng dân gian, trong đó, lễ hội đóng một vai trò thiết yếu tronghình thức sinh hoạt cộng đồng thường diễn ra tại các đình làng Qua lễ hội,chúng ta cảm nhận được những ước mơ, hy vọng của con người cộng đồnglàng xã đó

Có thể nói trên khắp mảnh đất cong cong hình chữ S này, ở đâu có cộngđồng người Việt ở đó có đình làng Đình làng là một bộ phận không thểthiếu trong đời sống tinh thần của người Việt, đình giữ vai trò là trung tâmsinh hoạt văn hóa của làng xã Việc tìm hiểu về đình làng và lễ hội củađình làng đó xác định các mặt gia trị của nó, bảo tồn, phát huy các giá trị

Trang 2

Tang còn chú ý tới xây dựng đình làng Thổ Tang, thờ Lân Hổ một vị quan

có công với dân, với nước

Đình làng Thổ Tang được xây dựng vào thế lỷ XVII và được xếp hạng

di tích quốc gia năm 1964 Lễ hội của đình được tổ chức vào ngày mùng 10

và 15 tháng Giêng hàng năm

Với những giá trị văn hóa phi vật thể mà lễ hội mang lại việc bảo tồn vàphát huy những giá trị văn hoá của lễ hội là hết sức cần thiết, cần có sựquan tâm của người dân trong vùng, các cấp lãnh đạo, những người làmcông tác nghiên cứu và bảo tồn di tích để những người tới thăm quan,nghiên cứu hiểu được giá trị của lễ hội nơi đây

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu những giá trị cơ bản của đình làng Thổ Tang

Tìm hiểu về lễ hội đình làng Thổ Tang, cung cấp nguồn tài liệu và vốnkiến thức có được nhằm hiểu biết rõ hơn về lễ hội truyền thống

Bước đầu đưa ra những giải pháp nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa tốtđẹp của lễ hội đình làng Thổ Tang- huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc

3 Đối tượng nghiên cứu

Lễ hội đình làng Thổ Tang- huyện Vĩnh Tường- tỉnh Vĩnh Phúc

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua tài liệu, sách báo tạp chí

Phương pháp khảo thực tiễn

5.Bố cục của tiểu luận:

ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính củatiểu luận chia thành 3 chương

Chương I : Khái quát về Thị trấn Thổ Tang và Đình làng Thổ Tang_ huyện Vĩnh Tường _Tỉnh Vĩnh Phúc

Chương II : Lễ hội đình làng Thổ Tang _huyện Vĩnh Tường_ Tỉnh Vĩnh Phúc

Chương III : Một số ý kiến về việc bảo vệ và phát huy giá trị đình làng Thổ Tang _huyện Vĩnh Tường _Tỉnh Vĩnh Phúc

Trang 3

Chương I KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRẤN THỔ TANG VÀ ĐÌNH LÀNG

THỔ TANG1.1 : Vài nét về thị trấn Thổ Tang _huyện Vĩnh Tường _tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.1 Vị trí địa lý

Thổ Tang là một xã lớn của huyện Vĩnh Tường, Phía Bắc giáp với xãTân Tiến, phía Đông Bắc giáp với xã Đại Đồng, phía nam giáp với xã TânCương, phía Đông giáp với xã Vĩnh Sơn Không chỉ là một xã nằm giữatrung tâm của huyện mà xã Thổ Tang còn cách quốc lộ 2 khoảng 3km, cótỉnh lộ 304 chạy qua trung tâm xã Có huyện lộ chạy qua nối Thổ Tang vớihuyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên,có dòng sông Phan chảy qua từ baođời nay phục vụ sản xuất nông nghiệp

Ở vị trí như vậy, Thổ Tang có điều kiện thuận lợi trong giao lưu traođổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội rộng rãi với nhiều nơi trongtỉnh và các vùng lân cận

Thổ Tang là đất cổ xưa của vùng trung du miền bắc Việt Nam, cólịch sử lâu đời trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ViệtNam

1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Thổ Tang có địa hình tương đối bằng phẳng, điều đó tạo diều kiệnthuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và trao đổi hàng hoá giao lưubuôn bán với các vùng khác trong khu vực

Đây là vùng có khí hậu mang nhiệt đới gió mùa rõ rệt Trong mộtnăm có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mùa mưa được bắt đầu từtháng 4 và kết thúc vào tháng 10, còn mùa khô từ tháng 11 và kết thúc vàotháng 3

Trang 4

Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1600mm, có sự chênh lệch

về lượng mưa giữa 2 mùa Mùa mưa trung bình mỗi tháng là 100mm, còn

về mùa khô ít hơn khoảng 30mm

Số ngày nắng hàng năm từ 1424 -> 1577 giờ, độ ẩm từ 82 -> 84 %.Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21 độ C

1.1.3 Điều kiện kinh tế

Với địa hình và giao thông thuận lợi, đất đai cơ bản bằng phẳng màu

mỡ, chủ yếu thuộc hệ phù sa cổ sông Hồng, rất thích hợp cho việc trồng lúanước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác Vì vậy, về sau mặc dù

có sự khởi sắc của kinh tế công thương, sản xuất nông nghiệp vẫn là nềntảng đặc trưng của làng xã Thổ Tang Trước cách mạng tháng Tám, nềnkinh tế nông nghiệp Thổ Tang rất lạc hậu và kém phát triển, ngoài một sốvùng đất chiêm trũng như Đầm Biên, Đồng Phú Sâu, Vạc Dầu, Đầm Quát

và một vài nơi khác đất đai khó làm không bị chiếm đoạt, còn lại những nơiđất đai có chút màu mỡ đều bị bọn địa chủ, phú nông người Việt dựa vàothực dân Pháp tìm mọi cách chiếm đoạt Dưới những hình thức cho vaynặng lãi, phát canh thu tô, người nông dân phải cầm cố ruộng đất, khikhông trả được buộc phải bán đứt cho chúng, từ đó trở thành tá điền ngaytrên mảnh ruộng của mình Bên cạnh hình thức bóc lột trên, chúng còn thihành chế độ thuế khóa vô cùng nặng nề và hết sức vô lý, đó là thuế đinh,thuế điền, thuế chợ và nhiều thứ thuế khác Đến khi phát xít Nhật chiếmđóng nước ta, cuộc sống của người dân càng trở nên cơ cực hơn bởi chínhsách áp bức bóc lột tàn bạo của chúng, người dân phải đóng thóc hươnglẫm theo đầu sào, chúng thu mua thóc gạo với giá rẻ mạt, bắt dân phải nhổlúa, hoa màu để trồng đay, bông làm nguyên liệu phục vụ cho cuộc chiếntranh xâm lược của chúng Ở Thổ Tang, hàng trăm mẫu ngô, khoai, lúathuộc các cánh đồng Dé, đồng Dưa, đồng Hương, đồng Chó đang xanh tốt

bị nhổ sạch để trồng đay, trong khi đó chúng không hề chú ý đến việc tu

Trang 5

sửa kênh mương, năng suất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết.Những chính sách hà khắc đó đã làm cho nhiều hộ nông dân không cònruộng để cày cấy, nghề thủ công và hoạt động kinh tế công thương bị kìmhãm không có khả năng phát triển, khiến đời sống của đa số nhân dân càngtrở nên điêu đứng, cơ cực, không đủ ăn, đủ mặc.

Trải qua quá trình kinh tế kém phát triển như vậy nhưng người dânthị trấn Thổ Tang đã không ngừng phát triển kinh tế Các ngành nghề sảnxuất công thương nghiệp đều phát triển, đặc biệt là hình thức giao lưu traođổi buôn bán với các vùng lân cận mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo điềukiện nâng cao đời sống vật chất cho người dân

1.2.Giới thiệu về con người thị trấn Thổ Tang_huyện Vĩnh Tường_tỉnh Vĩnh Phúc

Người dân thị trấn Thổ Tang sống dưới chế độ áp bức bóc lột cuảthực dân Pháp, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng cuộc sống của ngữngcon người nơi đây, họ vẫn cố gắng theo học và có 20 người đạt bằngséctivia, 2 người đỗ tú tài và rất nhiều người theo học ở các trường đại học.

Tuy sống dưới chế độ thực dân, phong kiến, bị áp bức bóc lột nặng nề,nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, các thế hệngười dân xã Thổ Tang đã tạo dựng nên nhiều truyền thống tốt đẹp còn lưutruyền đến ngày nay Đó là truyền thống đoàn kết, tương thân, tương áitrong lao động sản xuất, trong đời sống sinh hoạt hàng ngày; truyền thốngvăn hóa nghệ thuật dân gian; truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặcngoại xâm, chống áp bức bóc lột Những truyền thống tiêu biểu đó là điểmtựa và nội lực quan trọng để Thổ Tang không ngừng hòa nhập, vững bướcvượt qua khó khăn thử thách vươn lên

Trong lao động sản xuất, ngay từ buổi đầu hình thành, người dânThổ Tang đã sớm làm quen với công việc trồng lúa nước, do đó sản xuấtnông nghiệp ở đây sớm phát triển, trở thành nghề truyền thống lâu đời

Trang 6

Ngày nay, trong dân gian vẫn truyền tụng câu thành ngữ “canh nông vibản”, nghĩa là nghề nông là nghề gốc, cổ truyền của làng xã, đặc biệt trongkiến trúc và nghi lễ của hội đình làng hàng năm còn lưu giữ nhiều chi tiếtliên quan đến hoạt sản xuất nông nghiệp của người dân Thổ Tang Để cónhững cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ như ngày nay, nhiều thế hệ người dânThổ Tang đã ngày đêm vật lộn với thiên nhiên cải tạo đồng hoang, bãi lầy,xây dựng cơ sở cho đời sống nông nghiệp định canh, định cư lâu dài, vớinhững loại cây trồng đa dạng và sản phẩm nông nghiệp phong phú vào bậcnhất của vùng Vĩnh Tường, để từ đó tạo điều kiện cho hoạt động côngthương buôn bán phát triển hơn Quá trình lao động sản xuất lâu dài trênđồng ruộng đã hun đúc cho người dân nơi đây tinh thần đoàn kết, tìnhthương yêu, tối lửa tắt đèn có nhau Đó là một truyền thống quý báu củanhân dân Thổ Tang.

Với đức tính cần cù, chịu khó làm ăn, khối óc thông minh, sáng tạocủa người dân Thổ Tang, nên cùng với sản xuất nông nghiệp, nơi đây còn

có các nghề thủ công phát triển nổi tiếng một thời như nghề làm vàng mã,sản xuất sành sứ, trồng dâu nuôi tằm…

Cùng với các ngành nghề lao động sản xuất truyền thống, truyềnthống văn hóa nghệ thuật của quê hương Thổ Tang cũng luôn được các thế

hệ người dân bảo tồn, giữ gìn và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Đó

là tinh hoa của nền văn hóa dân gian dân tộc Ngày nay, những nét đẹp vănhóa nghệ thuật này vẫn tiếp tục được duy trì trong những ngày diễn ra lễhội, vừa để giữ gìn bản sắc văn hóa quê hương vừa ca ngợi sự phát triểnphồn thịnh của quê hương Thổ Tang

1.3 Giới thiệu về đình làng Thổ Tang

Đình Thổ Tang thuộc xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường là một trongnhững ngôi đình cổ nhất còn lại của Vĩnh Phúc hiện nay Đình thờ cúng

Trang 7

Lân Hổ Hầu Đô Thống Đại Vương, một vị tướng có công giúp vua TrầnNhân Tông đánh tan giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII.

1.3.1 : Lịch sử hình thành đình làng Thổ Tang

Nói về đình làng Thổ Tang có câu chuyện kể rằng: Lân Hổ quê ởlàng Đồng Bằng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Tây) Thânmẫu ông là bà Phùng Thị Dung, người không đẹp lắm lại nghèo khó,chuyên làm nghề kiếm củi nuôi thân Một hôm, bà vào rừng Tô Lâm háicủi, lúc về ra đến cửa rừng vì mệt mà ngủ thiếp đi bỗng có đám mây hồngbay đến bao quanh mình bà, lại có tiếng hổ gầm lên vang động, bà giậtmình tỉnh dậy Về nhà tự nhiên bà thụ thai, đến kỳ sinh ra cậu bé rất tuấn túkhôi ngô Một người có chữ trong làng nhìn rồi bảo rằng: Cậu bé này “philân, tắc hổ”, nghĩa là không phải kỳ lân thì cũng là mãnh hổ Nghe vậy bàliền đặt tên con là Lân Hổ Lớn lên, Lân Hổ mình cao 8 thước, sức nhấc

100 cân, võ nghệ cao cường và có tài thao lược… Khi giặc Mông Cổ xâmlược nước ta, vua Trần xuống chiếu với người tài đánh giặc Lân Hổ xin đi

và được vua Trần cho cầm quân bộ đánh giặc mặt Bắc Ông dẫn quân lênvùng Gia Ninh (Bạch Hạc ngày nay) bày binh bố trận lập một phòng tuyếnchiến đấu ngoan cường, tiêu diệt nhiều sinh lực địch bảo vệ cho kinh đôThăng Long Chiến thắng quân Nguyên – Mông, triều đình luận công banthưởng Lân Hổ được ban tước Hầu (Lân Hổ Hầu) và làm quan trong triềunhưng ông lại từ chối xin được về quê phụng dưỡng mẹ già

Bị thua, quân Nguyên – Mông trở lại tìm cách báo thù Lân Hổ lại được vời

ra chỉ huy chiến tuyến Gia Ninh – Dục Mỹ Thế giặc mạnh lại rất đông,Lân Hổ tả xung hữu đột chém nhiều đầu giặc và ông đã anh dũng hy sinh.Tiếc thương vị tướng tài lập nhiều công lớn, vua Trần đã hạ chiếu xây lăngcho Lân Hổ và cho quốc tế (tế theo nghi lễ nhà nước) Cùng với các xãvùng Lân Hổ đóng quân chống giặc, nhân dân Thổ Tang đã lập đền thờông Khi có đình thì rước thần hiệu vào đình mà thờ để ghi nhớ công ơn,đồng thời cũng cầu mong sự hiển linh che chở

Trang 8

1.3.2 : Một số giá trị tiêu biểu

Đình Thổ Tang có kiến trúc đồ sộ, làm kiểu chữ đinh (J) gồm haitòa Đại đình và Hậu cung Năm 1964 hậu cung bị dỡ, mới phục hồi lại năm

1995 Đại đình gồm 5 gian, 2 dĩ với 60 chiếc cột làm bằng gỗ tốt, đại khoa.Cột cái có đường kính 0m80, cột con đường kính 0m61 Nền dài 25m80,rộng 14m20, bó đá xanh xung quanh… Ngoài kiến trúc cổ đồ sộ, gia cố bềnchắc, đình Thổ Tang còn được trang trí bằng nghệ thuật chạm khắc cực kỳtinh tế sinh động với nội dung phong phú sâu sắc Đình hiện còn 21 bứcchạm bằng gỗ và nhiều cổ vật quý khác Một số bức chạm trổ điêu khắc nổitiếng như: Cảnh đi cày, chăn trâu, đánh ghen, vũ nữ cưỡi rồng, vợ chồnglười, cảnh con mọn, cảnh nghỉ ngơi sau giờ lao động, cảnh đá cầu, đấu vật,múa, bắn hổ, đánh cờ uống rượu… thể hiện nghệ thuật chạm trổ tinh vi quabàn tay khéo léo đạt đến trình độ điêu luyện, tài ba của các nghệ nhân xưa.Những hình ảnh đó đã mô tả sinh động, sâu sắc cuộc sống làm ăn và sinhhoạt của người dân trong xã hội phong kiến

Toàn bộ kiến trúc và các bức chạm trổ điêu khắc của đình ThổTang đã được đưa vào lịch sử văn hóa nước nhà như là những điển hìnhcủa nghệ thuật kiến trúc chạm trổ của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVII.Nhiều bức chạm tiêu biểu đã được đông đảo các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước biết đến Một số bức chạm như: Bức chạm “Ngày hội xuốngđồng, Bức chạm “Bắn hổ”: Bức chạm “Múa”:…

Ngoài ra trong đình còn có bức hoành phi có nguồn gốc được truyềnlại: Bức hoành phi có xuất xứ khá thú vị: "Hồi ngôi đình mới làm xong,chưa khánh thành được vì bức hoành phi chưa tìm được chữ nào vừa ý Lúc

đó có viên Tổng đốc Sơn Tây kinh lý qua Biết vị tổng đốc là người haychữ, dân làng thỉnh cầu ông cho chữ hoành phi Sau khi nghe kỳ mục bẩmbáo tình hình mọi mặt của làng, khi đó có chuyện dân Tam Lâm với dân TứXóm trong làng lâu nay thường xuyên đánh lộn, kể cả dùng cật nứa đâm

Trang 9

nhau trọng thương mà không làm sao ngăn chặn được, vị Tổng đốc nhíumày suy nghĩ rồi viết luôn 3 chữ: "Hòa Vi Quý" Thấy nghĩa chữ hay quá,dân làng phẩn khởi lập tức khắc ngay vào bức hoành phi treo lên và mởluôn hội khánh thành đình Kể cũng lạ, tự nhiên sau đó trong làng yên ắnghẳn không còn chuyện đánh lộn thường xuyên như trước Tình hình đóđược duy trì cho mãi tới nay".

Trang 10

Khi mùa thu hoạch xong, người dân tổ chức ăn mừng, những hoạtđộng kiến tế thần linh ban cho họ một mùa màng tốt đẹp Hoạt động đódiễn ra theo chu kỳ hằng năm hình thành thói quen của người xưa và trởthành ngày lễ Qua thời gian lễ hội đã trở thành truyền thống ăn sâu vàotâm thức người Việt, bảo lưu những gì sẵn có của nó và phát triển theo thờigian.

Nói tới hội làng thì lấy làng là địa bàn đơn vị, lễ hội tổ chức ở làng,làng là cơ cấu gốc của xã hội người Việt Thời cổ đại làng xã là một cơ cấuchỉnh thể kinh tế chính trị văn hóa Làng tạo ra quan hệ xã hội phức tạp, nộitại dễ thắt chặt con người cũng như từng nhóm người trong xã hội với cảlàng Ngoài quan hệ dòng máu rất cơ bản, con người bị rằng buộc và hưởngnhiều quyền lợi vật chất, thời gian sinh hoạt các hoạt động diễn ra tronglàng

Hội làng là một sinh hoạt cộng đồng kết tinh trên nhiều bình diệnchính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo…mọi biểu hiện đều được quy cách theocác chừng mực được định hình từ lâu

Lề hội là một thuộc tính văn hóa cổ truyền nó đã giảm đi cuộc sống

cơ nhọc hàng ngày, taọ sự cân bằng trong cuộc sống của người dân Thu

Trang 11

hút đông đảo người dân, nhắc nhở con người hướng tới cuộc sống chan hòayêu thương, đoàn kết, giải tỏa những uẩn khúc.

Lễ hội đình làng Thổ tang ra đời theo dòng chảy của lễ hội truyềnthống trên đất nước Việt Nam, đã thể hiện ý thức trách nhiệm của ngườidân Thổ Tang khi cộng đồng gửi gắm vào đó để tổ chức lễ hội, phản ánhđời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân nơi đây

Đình Thổ Tang cũng giống như bao ngôi đình khác, trong đình thờLân Hổ là một vị tướng có công đánh thắng giặc Nguyên Mông

Khi giặc Nguyên Mông xâm lược Lân Hổ đi và được vua Trần chocầm quân bộ và đánh giặc mặt Bắc, ông đã lập phòng tuyến chiến đấungoan cường tiêu diệt Nguyên Mông, triều đình lập công ban thưởng, Lân

Hổ được ban tước hầu và làm quan trong triều nhưng lân hổ xin được chối

vì còn về quê phụng dưỡng mẹ già Bị thua quân Nguyên Mông tìm cáchtrở lại báo thù Lân Hổ lại được mời đi chỉ huy chiến tuyến Gia Linh- Dục

Mỹ Thế giặc mạnh lại rất đông lân Hổ tả xung hữu đột chém nhiều đầugiặc và ông đã anh dũng hy sinh Tiếc thương vị tướng tài lập nhiều cônglớn, Vua Trần đã hạ chiếu xây làng cho Lân Hổ, cùng với các xã vùng Lân

Hổ đóng quân chống giặc nhân dân làng Thổ Tang đã lập đền thờ ông

2.1 Thời gian tổ chức lễ hội

Từ xưa tới nay trong quan niệm của người Việt mùa xuân là mùa đẹpnhất, trong mùa xuân thì tháng Giêng lại là tháng đẹp nhất trong các tháng

Vì vậy mà các ngày lễ hội thường được diễn ra vào mùa xuân, đình làngThổ Tang không nằm ngoài quy luật đó, lễ hội đình làng Thổ Tang được tổchức tù mùng 10 đến 15 tháng Giêng hàng năm, hội chính là ngày 14 thángGiêng

2.2 Địa điểm tổ chức lễ hội

Lễ hội thường được tổ chức tại sân đình, đây là nơi tụ tập của dânlàng các trò chơi dân gian Lễ hội đình làng Thổ Tang là một ngày hội lớn

Trang 12

của nhân dân Thổ Tang nói riêng và nhân dân VĨnh Tường nói riêng Lễhội được tổ chức tại sân đình Thị Trấn Thổ Tang- huyện Vĩnh Tường- tỉnhVĩnh Phúc.

2.3 Chuẩn bị lễ hội

Lễ hội là một truyền thống một phong tục tốt đẹp của người dântrong vùng đối với người có công để tưởng nhớ đến công lao to lớn của vịtướng Lân Hổ Để có được một lễ hội thành công, công tác chuẩn bị là mộtkhâu rất quan trọng quyết định nên sự thành công của lễ hội Để chuẩn bịcho công tác quản lý, những vật dụng cần thiết thì được chuẩn bị trước đó

cả tháng trời Trong lễ hội bao giờ cũng có đồ dâng và tế lễ, công việcchuẩn bị cho đồ dâng tế lễ là một vieech hết sức cẩn thận đòi hỏi phải lựachọn kỹ càng Theo quan niệm của người dân nơi đây thì việc dâng hiếncho thần là những ông Đô( những con lợn) Những con lợn này phải đượcnuôi dưỡng một cách thận trọng để có được vật dâng tế thì đòi hỏi phải cónhững con lợn ( ông Đô) thân dài, béo mập và phải giống đen tuyền

Không chỉ thận trọng trong việc chọn lợn mà còn một công việc nữacũng rất quan trọng, đó là mổ lợn cúng thần làng phải chọn những chàngtrai tân, chưa vợ để chọc tiết( thông thường những người này được chỉ định

từ trước)

Ngoài việc chuẩn bị vật tế một công việc khác được chuẩn bị rất kỹtrong lễ rước Phải thảo luận cách thức tổ chức lễ rước, ngaỳ giờ và các vậtcần thiết, kiểm tra kiệu rước, ngày giờ đi rước, chọn đoàn rước đoàn ngườikhiêng kiệu, trang phục người đi rước

Như vậy để có được một lễ hội hoàn chỉnh không hề đơn giản, khâuchuẩn bị là một khâu quan trọng quyết đinh tới sự thành công của lễ hội

2.4 Diễn trình lễ hội

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, ở nước ta lễhội gắn bó với làng xã như một thành tố, một nhu cầu tất yếu không thể

Trang 13

thiếu vắng trrong đời sống xã hội Việc thờ cúng những người có công vớiđất nước nhằm tưởng nhớ tới những vị anh hùng có công trong việc đánhđuổi giặc ngoại xâm mang lại sự bình yên độc lập cho dân làng, cho đấtnước Ngoài việc tưởng nhớ tới các anh hùng dân tộc,người có công thì lễhội còn mang trong đó ý nghĩa tâm linh của người Việt, mong cho mưathuận gió hòa, mùa màng bội thu, làm ăn phát đạt… vì vậy mà lễ hội luônluôn được coi trọng và ngày càng có ý nghĩa đối với người dân Lế hộiđược diễn ra lành mạnh và được mọi người dân ủng hộ Việc tổ chức lễ hộithường diễn ra vào những ngày đầu năm hoặc những ngày mùng một, ngàyrằm Là một ngôi đình nằm trong ngôi làng trung du tươi đẹp, phong cảnhhùng vĩ, phía Đông và phía Tây là những đồi lớn cây cối xanh tốt, lại cócon ngòi chảy qua ôm ấp cảnh bãi ven làng giống như bao ngôi đình khác

ở Việt Nam đình làng Thổ Tang cũng có những lễ hội vào mùa xuân

* Lễ rước kiệu Đức Thánh Cả Lân Hồ trong ngày tiệc thánh ngày mùng 10 tháng giêng (âm lịch).

Đến với Thổ Tang tiếp cận với những người dân không ai là khôngbiết câu ca dao ;

“ Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày tiệc thánh mồng 10 tháng Giêng”.

Đây là ngày tiệc thánh của nhân dân trong vùng để tưởng nhớ tớicông lao to lớn của người xưa đã có công giúp người dân nơi đây có đượccuộc sống chan hòa Ngày tiệc thánh cũng là ngày hội của người dân nơiđây Đáng chú ý trong lễ tiệc thánh là lễ rước kiệu được tổ chức một cáchrất trang trọng

Lễ rước kiệu là sự chuyển dịch vị thần một cách long trọng từ địađiểm này sang địa điểm khác, trên một chiếc kiệu bằng gỗ có nhiều ngườikhiêng Tuy nhiên đoàn rước kiệu phải được tổ chức một cách có trình tự

và quy mô chặt chẽ

Trang 14

Trong hội làng thì hội là địa điểm tinh hoa của tổ chức làng xã Cònđối với đám rước thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân của cộng đồnglàng xã Vì vậy mà đám rước được thảo luận, chuẩn bị chu đáo.

Theo người dân nơi đây kể lại: thông thường chiều ngày mùng 9tháng Giêng đám rước bắt đầu khởi hành từ sân đình với 8 người khiêngkiệu và phải ăn mặc giống thời xưa Khi rước bài vị của Đức Thánh và ĐứcThánh Mẫu đoàn kéo phải có ngựa thờ, bộ bát bửu, khăn gói ô, cọng trengài Đoàn rước đo ông chủ đám dẫn đầu trông thật oai nghiêm, tiếp teo làmột đoàn người với cò rong, trống ruổi, thanh la, chũm chọe đánh liên hồi.Khi đoàn rước tới tòa đại bái phải dừng lại, kiệu rước để trong gian đại bái.Phải để mọi người trong đoàn làm lễ tế xin rước các bài vị của Đức Thánh

về ngự lãm ở đình Khi đoàn rước tới đình thì ngài Long Bảo và bài vị ĐứcThánh về ngự tại hậu cung của miếu Trúc Mỗi khi thực hiện rước kiệu quagốc cây đa đoàn rước phải dừng lại, quay hướng kiệu về phía gốc cây đa để

tỏ ý cúi chào biểu hiện lòng biết ơn của Đức Thánh với cụ già khi xưa ngồibán nước dưới gốc cây đa đã mời ngài một miếng dưa đỏ để ngài ăn lấy sức

đi tiếp

Ngoài lễ rước chính trong lễ hội ngày mùng 10 tháng giêng thì trongđình còn có lễ hội khác được tổ chức long trọng

* Lễ tiến dưa hấu.

Ở làng Thổ Tang còn có một cổ tục lâu đời, đó là tục thi dưa hấu Ởđây, khoảng tháng 11 người ta ra ruộng trồng dưa, và thường thường hạtuần tháng ba là hái được dưa Nhưng, từ thượng tuần tháng ba làng đã họpbàn và quyết định ngày hái dưa, được gọi là ngày xuống đồng, thường làngày 25 tháng ba Vào ngày này, từ rạng sáng, trống, mõ, tù và đã báo gọi

cả làng Các nhà đều ra ruộng hái dưa, và mùa hái dưa đã bắt đầu Nếu có

ai, nhà nào tự hái dưa trước ngày xuống đồng sẽ bị phạt vạ rất nặng Nếu là

Ngày đăng: 21/02/2024, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w