Nếu đau kéo dài, nên đặt thuốc vào răng vì phần này vẫn sẽ hữu dụng”.Trong số nhiều thuốc và vật liệu để kiểm soát đau răng, Scribonius khuyên dùng hạt kỳ nhamvốn có hiệu qu
Trang 1LA MÃ CỔ ĐẠI Văn minh La Mã cổ đại khởi đầu trong thế kỷ 8 TC với sự thành lập thành phố Rome năm 753 TC đến thế kỷ 5 SC với sự sụp đổ của Đế chế Tây La Mã (Western Roman Empire) năm 476 Trong thời kỳ cực thịnh, Đế chế La Mã trải rộng từ miền Nam nước Anh, qua Tây Âu, đến vùng ven Địa Trung Hải (bao gồm Bắc Châu Phi) sang phía đông, đến vùng Lưỡng Hà với
khoảng 50 -90 triệu người (20% dân số toàn cầu) và diện tích 5 triệu km² (hình…)
Trên những vùng lãnh thổ của nó, La Mã tiếp thu nhiều di sản vật thể và văn hóa Các nền văn hóa Hy lạp, Ai Cập, Phœnicia, Persia có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về hiểu biết y học và kỹ thuật của vùng Đông Địa Trung Hải thông qua sự giao thương Thành phố Alexandria của Ai Cập, nơi có trường đại học và thư viện lớn, trở thành trung tâm học tập Toàn bộ hiểu biết
y học của Hy Lạp đã được chuyển ngữ sang tiếng A Rập và được gìn giữ trong nhiều thế kỷ trước khi được dịch ra tiếng Latin trong thời trung cổ sớm
Hình…:Lãnh thổ đế chế Roma khi mở rộng nhất (năm 117 SC)
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Roman_Empire
Trang 2lý, mà nhiều thực hành thiết thực hơn nhằm đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe cho số lượng lớn binh sĩ và thỏa mãn yêu cầu của tầng lớp thị dân giàu có
Quân đội La Mã trải khắp Đế chế, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho quân đội được thiết lập từ thế kỷ 1 TC Các bác sĩ đi cùng với quân đội, có nhiệm vụ huấn luyện một số binh lính các công việc sơ cứu Trong các đơn vị, bác sĩ làm việc toàn thời gian và được hưởng lương gấp đôi
do thực hiện nhiệm vụ ở nơi nguy hiểm Các bác sĩ chuyên khoa bán thời gian gồm bác sĩ ngoại khoa (medici chirurgi) và nội khoa (medici clinici) chăm sóc vết thương và điều trị bệnh, phẫu thuật viên thú y (veterinary surgeons) chăm sóc cho ngựa Bệnh viện quân y (valetudinaria) được thành lập ở các điểm chiến lược của mặt trận Bệnh viện cho người dân cũng được thành lập, trước hết để điều trị cho nô lệ Giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng là đóng góp lớn nhất của La Mã trong y tế Một biểu hiện quan trọng là việc xây dựng khối công trình thoát nước Cloaca Maxima cho vùng đầm lầy ở trung tâm Roma vào thế kỷ 6 TC và xây dựng ống dẫn để cung cấp nước cho thành phố Đường ống đầu tiên được xây dựng năm 312 TC, đến năm 96 SC
đã có 10 ống dẫn Một nửa trong số đó dẫn nước đến các bể tắm công cộng, còn lại, để cung cấp cho khoảng 1,5 triệu cư dân
Các phương thuốc chủ yếu vẫn là thảo mộc, nhưng có sự tăng lên đáng kể phương tiện phẫu thuật Các dụng cụ mổ được thiết kế một cách tiên tiến và đa dụng Trong thời Đế chế La
Mã, người hành nghề y khoa rất giàu có, và dần hình thành các chuyên khoa trong nửa cuối thế kỷ 1
Scribonius Largus
Scribonius Largus (1- 50) là bác sĩ trong hội đồng Y khoa của Hoàng đế La Mã Claudius.
Năm 47, ông đã ghi lại 271 toa thuốc, gọi là “công thức thuốc chữa bệnh” (compositiones medicamentorum), trong đó có một phần dành cho nha khoa Là một người ủng hộ việc nhiệt tình điều trị bằng thuốc, ông khuyên “đối với răng, ngay cả khi bị sâu, cũng không nên nhổ ngay Phần răng bị phá hủy dùng dao mổ cắt đi, việc này không gây đau, phần răng còn lại vẫn tồn tại
và thực hiện chức năng Nếu đau kéo dài, nên đặt thuốc vào răng vì phần này vẫn sẽ hữu dụng” Trong số nhiều thuốc và vật liệu để kiểm soát đau răng, Scribonius khuyên dùng hạt kỳ nham (vốn có hiệu quả như ma túy) để diệt con sâu răng:
Hạt hạt kỳ nham rắc trên than hồng, há miệng, xông khói, sau đó súc miệng bằng nước
ấm Đôi khi có thể thấy trong nước súc miệng nhổ ra xuất hiện những vật nhỏ trông giống con sâu.
Trong khi người La Mã rất thận trọng về sự xuất hiện của con sâu răng thì sau này, trong thời trung cổ, người ta luôn nhấn mạnh và mở rộng quan niệm này, và đã mô tả con sâu răng như một con vật có thật Những sợi nhỏ màu trắng do hạt kỳ nham bị đốt nóng (hoặc nấu sôi) được các lang băm nay đây mai đó ở châu Âu cho là con sâu cho đến thời hiện đại Điều này cũng diễn
ra ở Phương Đông đến ngày nay
Scribonius khuyến khích dùng bột đánh răng, bột này được chị và vợ của Claudius là Octavia và Messalina dùng
Trang 3Thành phần bột đánh răng của Scribonius gồm: bột than sừng hươu, bột dẻo mastic và muối ammonia.
Gaius Plinius Secundus
Gaius Plinius Secundus (23–79), thường gọi là Pliny)
(Hình…) là một trong những tác gia La Mã, nhà tự nhiên học
và triết học, đã tham gia hải quân trong thời kỳ đầu Đế chế La
Mã Ông đã viết bộ “Lịch sử tự nhiên” (Naturalis historia –
Natural History) gồm 37 tập (hiện chỉ còn tập 37), là bộ bách
khoa thư về khoa học ứng dụng kết hợp cả kiến thức sách vở
và trải nghiệm thực tế Ông đã dùng từ “răng má” (dentes
genuini – gena = má) để chỉ các răng sau như Sicero đã dùng
mà không theo cách đặt của Aristotle gọi là răng cọc Để chữa
răng sâu, nhồi nhựa cây thường xuân vào lỗ sâu
Cuốn De materia Medica là sách thuốc nổi tiếng của
Dioscorides thời Hy Lạp cổ đại được sử dụng rộng rãi trong
thời La Mã cổ đại và trong suốt lịch sử y dược đến thời Trung
Đại
Hai vị bác sĩ nổi tiếng nhất thời La Mã cổ đại là Celsus
và Galen
Celsus
Hình:….:Pliny Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Pli ny_the_Elder
Trang 4Aulus Cornelius Celsus (25 TC – 50 SC), là bác sĩ và nhà bách khoa thư y học La Mã Ông học tập y khoa của Hyppocrates ở vùng đảo của Ai Cập? và sau đó, ở trường y Alexandria
Ông đã viết nhiều sách, trong đó có bộ tám tập De Re Medicina tổng hợp hầu hết hiểu biết về y
khoa Hy Lạp:
Tập 1: Lịch sử y khoa và tài liệu tham khảo (của 80 tác giả)
Tập 2: Bệnh học chung
Tập 3: Các bệnh chuyên biệt
Tập 4: Các phần của cơ thể
Tập 5 và 6: Dược lý học và ngũ quan
Tập 7: Phẫu thuật
Tập 8: Chỉnh hình
` Tập 6 của bộ sách là về mắt, tai, mũi, họng và miệng Celsus thừa nhận bốn dấu hiệu của viêm là đỏ, sưng, nóng và đau Bộ sách của Celsus sau này được dùng như một tổng hợp
cơ bản về kiến thức y khoa và nha khoa trong thời trung
cổ Ông là người theo chủ nghĩa kinh nghiệm (empiric),
ông cho là biết nguyên nhân gây bệnh không quan trọng
lắm, điều quan trọng là điều trị hoặc làm giảm bớt sự đau
đớn của bệnh nhân Theo ông, đánh giá trình độ nghề
nghiệp của một bác sĩ không phải bằng lý thuyết mà bằng thực hành (kinh nghiệm)
Celsus quan niệm đau răng là một trong những điều tệ hại nhất mà con người phải chịu đựng Ông đề nghị dùng thuốc đắp, tẩy rửa và xông khói để làm dịu đau Bệnh nha chu và sâu răng thì điều trị tốt nhất là bằng đốt nhiệt bằng mũi sắt nóng hoặc bằng dầu sôi
Kỹ thuật dầu sôi thực hiện bằng cách dùng một viên sét nhỏ cắm vào que, nhúng dầu sôi rồi đưa lên răng Nhổ răng được coi là việc nguy hiểm, chỉ nên là biện pháp sau cùng khi cần thiết Áp dụng kỹ thuật ngón tay sau khi đã làm răng lung lay được ưu tiên hơn dùng kìm Celsus khuyên (cũng như những người trước ông), là lèn chặt lỗ sâu bằng chì hoặc sợi lanh trước khi dùng kìm để tránh làm gãy rời thân răng Tất cả mảnh xương và chân răng cần được lấy đi để giảm nhiễm trùng sau nhổ.
“Nếu răng gây đau và cố gắng điều trị làm giảm đau không có hiệu quả thì cần nhổ Cần phải tách nướu quanh răng và việc này tiếp tục cho đến khi răng lung lay Nhổ răng rất nguy hiểm nếu răng còn chắc, có khi gây trật khớp thái dương hàm Đối với răng trên, còn nguy hiểm hơn vì đe dọa đối với vùng thái dương và mắt Như vậy, nên nhổ răng bằng tay khi có thể, nếu không được mới dùng kìm Nếu răng bị sâu, trước hết, lỗ sâu cần được làm đầy bằng sợi lanh hoặc miếng chì vừa vặn để răng không bị gãy thành từng mảnh dưới lực kìm Kìm được đặt theo hướng thẳng đứng để phòng chân răng cong…Nhưng thủ thuật như vậy cũng vẫn không có nghĩa
là hoàn toàn an toàn, nhất là đối với những răng thân ngắn lại thường có chân răng dài, kìm thường không cặp chặt răng hoặc không thể làm đúng, có thể làm gãy vỡ xương dưới nướu Nếu thấy máu chảy nhiều, có thể là do gãy xương hàm, cần thăm dò nơi gãy, dùng kìm nhỏ để nhổ răng …
Điều trị răng sâu bằng cách trộn cánh hoa hồng giã nhỏ với 4 phần mật bò và 4 phần nhựa thơm chà lên răng; cách điều trị này được áp dụng cho đến thế kỷ 18 Điều trị răng lung lay
Hình : Celsus Nguồn:
http://libguides.brooklyn.cuny.edu/ ancientmedicine
Trang 5bằng cách súc miệng nước sắc 10 con ếch trong khoảng ¾ lít dấm + 100 g sulfate đồng + 150 g nhựa thơm cho đến khi còn lại 1/3.
Một điểm mới là Celsus đã mô tả đầy đủ về chỉnh hình theo phương pháp nguyên thủy nhất là dùng ngón tay cho trường hợp răng mọc lệch lạc: “ở trẻ em, nếu răng vĩnh viễn mọc khi răng sữa chưa rụng, cần nhổ răng sữa; răng vĩnh viễn thường bị mọc lệch trong, cần dùng ngón tay đẩy ra trước cho đến khi răng mọc đạt chiều cao Khi nhổ răng sữa, nếu chân răng còn lại thì cần được lấy ra ngay bằng kìm chân răng (stump forceps)”
Theo Hoffmann-Axthelm, những lưu ý về nhổ răng của Celsus đã được Paré sử dụng gần như nguyên văn trong thế kỷ 16, cơ bản giống với sách giáo khoa hiện nay và còn tiếp tục được
áp dụng trong thời kỳ hiện đại Celsus cũng đã cảnh báo về nguy hiểm chết người vì gãy xương hàm khi nhổ răng
Celsus mô tả điều trị trật khớp thái dương hàm (ngày nay vẫn áp dụng) bằng cách hai ngón cái quấn băng vải, các ngón khác ở ngoài miệng, giữ chắc đầu bệnh nhân, đẩy cằm lên trên, hàm dưới sẽ vào khớp và bệnh nhân ngậm miệng được Sau điều trị, bệnh nhân ăn lỏng và hạn chế nói
Celsus chủ trương dùng dũa mịn để lấy vôi răng Để chữa đau răng hoặc đau do vết loét trong miệng: dùng một hỗn hợp dưới dạng bột dẻo có chứa thuốc phiện hoặc dùng giấy cói tẩm arsenic và chất ăn da đặt lên răng và vùng bị đau bị đau để chữa Nhức đầu dùng nhựa cây berry
Áp xe được rạch và dẫn lưu Gãy xương hàm điều trị bằng cách nẹp răng và buộc cố định hàm Sau này, bác sĩ người Hy Lạp thế kỷ 7 Paulus Aegineta và là tác giả của bách khoa thư y học Hy Lạp và La Mã đã mô tả gần giống như Celsus về nhổ răng Đối với viêm xương tủy hàm do răng, ông khuyên cần mổ, nhổ răng, đường dò thoát mủ trong xương cần phải nạo và phải lấy hết xương chết
Trong tập 8, Celsus đã mô tả về bộ răng: “tiếp theo răng nanh (canine – dens caninus) là 5 răng cối (răng hàm) có từ 2 đến 4 chân”; ông chưa biết đến tủy răng
Galen
Trang 6Claudius Galenus (129 – 217 SC), hay thường
gọi là Galen, là bác sĩ, phẫu thuật viên, thầy giáo và
nhà triết học nổi tiếng nhất của Hy Lạp – La Mã
Trong y học, danh tiếng của ông đứng thứ hai sau
Hippocrates Galen có ảnh hưởng đối với sự phát triển
của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau: giải phẫu, sinh
lý, bệnh học, dược lý học, thần kinh học, cũng như triết
học và logic học Ông từng viết một tiểu luận với tựa đề
“Một Bác sĩ giỏi cũng là một nhà Triết học” ("That the
Best Physician is Also a Philosopher") Cũng như
Celsus, ông học y khoa Hy lạp ở Pergamum, Corinth và
Alexandria Galen hành nghề ở Rome và phục vụ quân
đội La Mã thời Marcus Aurelius Trong thời gian ở
Pergamum, Galen viết nhiều tác phẩm, để lại kiến thức y
học về cơ thể con người, vượt ra ngoài thời đại của ông,
tiếp tục chi phối chương trình đào tạo và thực hành cho
tới thế kỷ 16 và là cơ sở cho thực hành y khoa trong thời kỳ Phục Hưng Ông cũng duy trì một phần ảnh hưởng đối với y học Cơ Đốc giáo, A Rập và Do Thái trong thời đại Trung Đại Ông đã
mở rộng thuyết thể dịch của Hippocrates; đưa ra quan niệm về tuần hoàn máu mà sau này sau này được Harvey mô tả vào năm 1628
Galen nghiên cứu giải phẫu trước hết trên khỉ và lợn, nên có một số sai lầm: xương hàm dưới có hai nửa phân cách nhau (Hippocrates cũng có nhận xét tương tự);
ông mô tả thần kinh hàm dưới, chui vào xương ở các lỗ gần răng cối lớn
và thoát ra ở hai bên vùng cằm, thần kinh được phân bố vào răng nhưng
có những răng không có
Galen mô tả răng như một phần của xương, và là một trong những
người đầu tiên định danh các răng theo chức năng như sau:
Có 10 răng cọc hay là răng cối vì chúng ta dùng nó để làm nhỏ
và nghiền thức ăn, như một cái cối nghiền trái cây (ông không phân biệt
răng cối nhỏ và răng cối lớn) ; 2 răng nanh vì giống răng tương ứng của
con chó và 4 răng một chân vì chúng dùng để cắt thức ăn như một con
dao Các răng được chêm vào ổ răng (gómphosis) trên xương hàm.
Hình : Galen Nguồn:
http://libguides.brooklyn.cuny.edu/a ncientmedicine
Trang 7Về nha khoa, ông theo đuổi những điểm chính của phương thuốc từ những người đi trước
ở Hy Lạp và La Mã Ông là người đầu tiên nhận thức đau răng là do viêm tủy (pulpitis) và cũng
có thể từ viêm phần chân răng (quanh chóp?) Galen chủ trương hạn chế nhổ răng và cũng có thể
là người đầu tiên đề nghị dùng mũi khoan để làm dịu đau:
Khi răng đau mà không thể làm giảm được bằng các phương cách và thuốc (đã nêu) và nếu đau
dữ dội, tôi dùng thuốc sau khi đã khoan răng bằng một mũi khoan mịn (hình ) Loại mũi khoan này đã được thợ thủ công Ai Cập dùng Galen cũng đề nghị mài bớt răng khi nó trồi bằng dũa. Mặc dù có rất nhiều tài liệu trong sách y khoa Hy Lạp và La Mã, về bệnh lý và điều trị (cả bằng phẫu thuật lẫn bằng thuốc) răng và nướu, không thấy có bằng chứng nào về phục hồi (trám răng và phục hình) được thực hiện
Tóm tắt
Hình…:Mũi khoan răng thời La Mã cổ
đại Nguồn: Hoffmann-Axthelm