Tuy nhiên hiện nay canh tác xoài Thơm vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhất là việc gắn kết trong sản xuất chƣa bền vững, việc bón phân cho cây xồi của nơng dân hiện nay chủ yếu dựa vào ki
GIỚI THIỆU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xoài (Mangifera indica L.) là loại cây ăn trái chủ lực của nước ta Diện tích trồng xoài cả nước năm 2019 là 81.000 ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam Trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long chiếm 46.700 ha (57,65%) với sản lƣợng hằng năm khoảng 527.800 tấn (Nguyễn Văn Sơn và ctv)
An Giang có diện tích xoài khá lớn đứng thứ 2 ở đồng bằng sông Cửu Long với gần 10.000 ha, chỉ đứng sau Đồng Tháp Một số địa bàn trồng xoài với diện tích lớn tại An Giang nhƣ: An Phú, cù lao Giêng ở Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu (Lê Thị Thiên Hương, 2020) Ở tỉnh An Giang, ngoài giống xoài Thanh Ca Bảy Núi nổi tiếng ở thị trường trong nước và được xuất đến một số nước trong khu vực, còn có giống xoài Thơm Vĩnh Hoà, người dân địa phương còn gọi là xoài Lèo (Nguyễn Bảo Vệ,
2013) Xoài trái to, dạng bầu, tròn nơi phần đầu trái (gần cuống) Thịt vàng, thơm, ngọt, dày, dẽ Tỷ lệ phần ăn đƣợc chiếm hơn 85% (Trần Thƣợng Tuấn và ctv, 1997)
Tuy nhiên hiện nay canh tác xoài Thơm vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập nhất là việc gắn kết trong sản xuất chƣa bền vững, việc bón phân cho cây xoài của nông dân hiện nay chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và chƣa tuân thủ nghiêm theo khuyến cáo dẫn đến tăng chi phí đầu tƣ phân bón, dễ bị sâu, bệnh hại tấn công và ảnh hưởng đến nâng suất và chất lượng trái
Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật bón phân cho cây xoài thơm Vĩnh
Hòa hướng theo tiêu chuẩn VietGAP” đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu nhằm cải thiện nâng suất và chất lƣợng trái của xoài Thơm Vĩnh Hòa.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định đƣợc loại phân và liều lƣợng phân thích hợp để nâng cao năng suất và giữ đƣợc phẩm chất trái xoài Thơm Vĩnh Hòa.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số nghiệm thức phân bón và liều lƣợng bón cho cây xoài Thơm Vĩnh Hòa theo hướng vietGAP
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU VỀ CÂY XOÀI
Giống xoài rất phong phú và đa dạng Kết trái điều tra đƣợc ghi nhận có 43 giống xoài đƣợc trồng ở ĐBSCL với những đặc tính nổi trội nhƣ sau (Trần Thƣợng Tuấn và ctv, 1999; Nguyen Huy Tai, 2002):
Xoài Thơm (Mangifera odorata) có nguồn gốc ở Cái Bè (Tiền Giang).Ở An Giang tập trung nhiều ở vùng đất cồn ấp Vĩnh An, Vĩnh Bường Có 2 loại là xoài Thơm Đen (vỏ có màu xanh sậm) và xoài Thơm Trắng (vỏ xanh nhạt) Lá non có màu nâu, lá trưởng thành có phiến phẳng do gân phụ không nổi rõ lên Trái có phẩm chất thơm ngon nhƣng hơi khó vận chuyển và xuất khẩu Giống xoài này cho năng suất khá cao, trung bình có thể đạt 150-200 kg /cây (Trần Thƣợng Tuấn và ctv, 1997)
Xoài Cát Hòa Lộc (Mangifera indica L.) là một đặc sản nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và là một trong những loại trái đƣợc ƣa chuộng bởi màu sắc hấp dẫn, mùi vị thơm ngon và có giá trị dinh dƣỡng cao, xoài Cát Hòa Lộc có xuất xứ tại xã Hòa Lộc, quận Giáo Đức, tỉnh Định Tường (nay là ấp Hòa, xã Hòa Hƣng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang Xoài Cát Hòa Lộc đƣợc người dân Nam Bộ nói riêng, trong nước nói chung ưa chuộng và đặc biệt đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính và đầy tiềm năng như Pháp, Mỹ, Canada, Australia, Nhật,…
Xoài Thanh Ca (Mangifera mekongensis) có xuất xứ từ vùng miền núi Tịnh Biên, xoài Thanh Ca là giống xoài đặt hữu tại đây Đây là giống xoài lâu đời, thậm chí có những cây tuổi thọ đến hàng trăm năm Giống xoài thanh ca Châu Đốc này rất dễ trồng, không tốn quá nhiều công để chăm sóc và cũng nhƣ chi phí sản xuất, do vậy rất được người dân ưa chuộng Đặc biệt, giống xoài này có năng suất cao, cây càng già càng cho nhiều trái Chiều cao đạt đến 10 m, tán cây rộng, trái có hình dạng dài, hơi cong phần đầu, thịt thơm ngon, trọng lƣợng khoảng 100 – 200 g, có màu xanh khi còn sống và ngả vàng cam khi chín
Xoài Tƣợng có nguồn gốc Việt Nam Còn có tên Elephant, xoài Cát Tƣợng
Trái thuôn dài, to, trọng lƣợng từ 600-800 g, hột nhỏ và đa phôi Khi ăn sống, thịt trái rất dòn, ít xơ và khá chua Vỏ trái dầy có màu xanh nhạt Cây to khoẻ Đây là giống xoài ăn sống phổ biến ở nước ta Cây ra hoa sớm, tháng 3 đã có bán ở chợ
Xoài Đài Loan xanh có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh Là giống xoài có tính chống chịu sâu bệnh tốt hơn hẳn các giống xoài khác Giống xoài Đài Loan xanh còn có khả năng thích nghi tốt với nhiều loại đất kể cả đất phèn và đất nhiễm mặn nhẹ Đặc biệt là cây cho trái quanh năm và có năng suất cao Thời gian cho thu hoạch của xoài xanh Đài Loan tương đối nhanh Khoảng 18 – 20 tháng sau trồng là có thể ra hoa trái Trái xoài đài loan xanh to trọng lƣợng trung bình đạt 1,0-1,2 kg cùi dầy, thịt trái chắc, ít xơ, hạt mỏng, ăn ngọt đậm Khi ăn xanh vẫn ngọt Không chỉ dùng để ăn tươi nó còn dược dùng để chế biến công nghiệp như: làm mứt, sấy khô, sản xuất nước ép Với năng suất,
4 giá thành ổn định xoài Đài Loan xanh sẽ giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
Rễ xoài ăn sâu xuống đất, cho nên sức chống chịu hạn giỏi (Phạm Thị Hương và ctv., 2000) Rễ ăn sâu trong đất, rễ cái có thể sâu đến 6 m khi trồng trên đất đồi tơi xốp, ở vùng đồng bằng rể ăn cạn do giới hạn của mực thủy cấp (Nguyễn Mạnh Chinh, 2021)
Thân cao 10-20 m, có thể đến 30-40 m, đường kinh tán lá 5-10 m (Nguyễn Mạnh Chinh, 2021) Cây thân gỗ lớn, mọc khỏe, có tán rậm Ở những nơi trảng, chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương Tán cây lớn hoặc nhỏ tùy theo giống (Cẩm nang cây trồng, 2016)
Lá thuộc dạng lá đơn nguyên hình lƣỡi mác thuôn, màu xanh đậm, dai Khí khẩu có ở cả hai mặt lá, nhưng mặt dưới có nhiều hơn mặt trên Chiều dài lá 15-30 cm, rộng lá 4-8 cm tuỳ theo giống, có khoảng 12-30 cặp gân chính nối liền với cuống lá dài khoảng 10 cm Lá non mới mọc màu nâu đỏ, tím, mềm mại Bộ lá phát triển mạnh ở những cây tơ, mỗi một đợt ra lá thì cành cũng vươn dài thêm khoảng 40-50 cm Tùy theo tuổi cây, giống, tình trạng sinh trưởng mà mỗi năm xoài có thể ra từ 1-5 đợt đọt Xoài sinh trưởng kém đôi khi 2 năm mới ra một đợt đọt Đọt non dễ bị nấm bệnh tấn công, cần có biện pháp bảo vệ, nhất là những đợt đọt ra vào mùa mƣa Các giống xoài điều tra có kiểu gân lá từ hơi đối đến so le, không có kiểu gân lá đối (Singh, 1954)
2.1.3.4 Hoa Điểm sinh trưởng của hoa xoài ở chỗ cuối của chồi non sinh ra từ nách lá, dài khoảng 30 cm trở lên Một vài trường hợp hoa mọc ra từ nhánh trưởng thành Phát hoa khá lớn dài khoảng 40 cm với gié hoa chứa khoảng 300-5000 hoa (Hoa hoàn chỉnh ở một số giống) Sự hiện diện của số hoa hoàn chỉnh chiếm tỷ lệ khá lớn ở phần cuối phát hoa, giải thích lý do tại sao hầu hết trái đều đƣợc sinh ra ở cuối phát hoa Phát hoa có màu vàng lục đến hồng Cánh hoa có màu trắng tím hay hồng, gồm 5 cánh hoa, 5 đài hoa màu xanh, 5 nhị đực nằm ở phần ngoài đế hoa trong đó chỉ có 2 nhị là có khả năng thụ phấn Bầu nhụy chứa một túi noãn, vòi nhụy cái ngắn Trên một chùm hoa thường có cả hai loại hoa: hoa đực và hoa lƣỡng tính Tỷ lệ hoa lƣỡng tính của một giống có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ đậu trái ban đầu Thời điểm tốt nhất cho hoa thụ
5 phấn là vào buổi sáng (thời gian tung phấn vào lúc 8-12 giờ), lúc trời nóng, khô ráo (Phạm Thị Hương và ctv., 2000)
Hình 2 Hoa xoài A – hoa đực; B – hoa lƣỡng tính; C – các phần của hoa: Sl = lá đài, Pl = cánh hoa, Dc = đĩa mật, Fst = nhị hoa hữu thụ, Sst = nhị hoa bất thụ, Pi = nhụy hoa, Ov = bầu noãn;
D – Hoa lƣỡng tính với hai nhị hoa hữu thụ (Singh, 1954)
Hình dạng, kích thước, màu sắc trái chỉ thị cho ta biết giống xoài Trái có hình trứng đến thuôn dài, dài trái từ 8-10 cm, rộng trái từ 6-7 cm, thịt trái có màu vàng, từ vàng đến vàng nhạt, hơi đỏ, hoặc màu hơi lục giống vỏ trái, có mùi thơm dễ chịu, ở một vài loại trái có mùi hôi Giữa trái có hột, vỏ bao hột rất cứng, hình dạng và kích thước tùy giống, có ít hoặc nhiều xơ Thời gian từ khi trổ đến khi thu hoạch dài ngắn tùy giống, giống sớm dài 2-2,5 tháng, giống muộn từ 3,5-4 tháng Trong thời gian đầu phát triển, trái phát triển mạnh theo chiều dài trước, khi đạt chiều dài tối đa thì phát triển mạnh chiều ngang và hong Vì vậy, nếu giai đoạn sau của trái thiếu dinh dƣỡng hay gặp điều kiện bất lợi, trái sẽ bị beo đuôi, có dạng tròn nhiều hơn Trọng lƣợng hột gần nhƣ không tăng vào giai đoạn cuối, khoảng 2-3 tuần trước khi thu hoạch Trong khi đó hàm lƣợng chất khô của thịt trái và chất xơ vẫn tiếp tục tăng (Nguyễn Bảo Vệ và Bùi Thị Cẩm Hường, 2004)
2.1.4 Khí hậu và đất đai thích hợp cho xoài
Khí hậu và đất đai là hai yếu tố quan trọng cho việc canh tác xoài, bởi vì nó không những ảnh hưởng đến năng suất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của xoài Khi khí hậu và đất đai thuận lợi, sẽ dễ dàng làm tăng năng suất, ít tốn chi phí, cải tạo môi trường, nên hạ được giá thành sản phẩm Hiện nay, ở tất cả
6 các nước, những vùng được chọn trồng xoài hàng hóa phải có điều kiện tự nhiên thuận lợi
Theo Trịnh Xuân Việt (2017) khí hậu thích hợp cho xoài nhƣ sau:
Khu vực trồng xoài có nhiệt độ từ 24-27 o C là điều kiện lý tưởng và thuận lợi nhất để phát triển và canh tác xoài Tuy nhiên, nhiệt độ cao (46 o C), hoặc nhiệt độ thấp (5-10 o C) xoài cũng có thể chịu đựng đƣợc Thời gian lạnh kéo dài cây bị ảnh hưởng như rụng lá, rụng hoa, ảnh hưởng đến sự phát triển của trái
Vũ lượng và ẩm độ không khí
Cây xoài chịu đựng đƣợc nhiệt độ cao, chịu hạn tốt, nhƣng để thu đƣợc sản lượng cao cần lượng nước cung cấp cho cây đầy đủ Sản lượng và lượng mưa có mối tương quan với nhau Tuy nhiên, ở vùng nào có mùa khô kéo dài và có đủ nước tưới, trái có phẩm chất ngon hơn và năng suất cũng cao hơn
KỸ THUẬT CANH TÁC
Do tập quán của vùng trồng xoài Thơm ở xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh
An Giang là trồng bằng hột vì phương pháp này có ưu điểm là: dễ làm, làm nhanh, nhiều và rẻ tiền; cây có tuổi thọ cao, ít đổ ngã, phù hợp với túi tiền của người nông dân tại xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang Đây là nguyên nhân chính mà phương pháp trồng xoài bằng hột đã tồn tại từ bao đời nay tại vùng trồng xoài Thơm Vĩnh Hòa Tuy nhiên, phương pháp nhân giống xoài bằng hột này có những nhƣợc điểm là: cây lâu cho trái, không giữ đƣợc đặc tính của cây mẹ, điều này dẫn đến hậu trái là phẩm chất trái không đồng đều, cây có nhiều đặc điểm khác nhau nhƣng lại có cùng tên giống “Xoài Thơm Vĩnh Hòa” (Nguyễn Danh Vàn, 2008)
Nhuồn giống do gười dân tự lấy hột của những trái ngon nhất đem ươm và trồng lại từ năm này qua năm khác làm cho đặc tính của cây ngày càng phân ly và phẩm chất trái không đồng đều (Nguyễn Danh Vàn, 2008)
Nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 5-7 dương lịch, với cây tháp nên tháp trước 4-6 tháng Tuy nhiên, nếu đủ nước tưới và che mát, có thể trồng xoài bất cứ lúc nào trong năm (Trịnh Xuân Việt, 2017)
Lên liếp cao 0,5-0,8 m, rộng 7 m Vùng ĐBSCL đất thấp và có nhiều sét, dễ bị úng nước, nên trồng cây trên mô, đường kính mô từ 60-80 cm, cao 30-60 cm (tùy thuộc vào cao độ địa hình đất và hệ thống đê bao chống lũ), kiểu canh tác nầy đƣợc gọi là kiểu canh tác đồng bằng Đất dùng làm mô có thể là đất bãi bồi ven sông, đất mặt ruộng, đất mặt vườn cây ăn trái phơi khô trộn với phân chuồng, tro trấu theo tỉ lệ 2 đất + 1 phân chuồng + 1 tro trấu Tưới nước cho đất mô ổn định vài tuần trước khi đặt cây con Ngoài ra, nên bón lót thêm từ 200-300 g phân 16-16-8 ở dưới mỗi hốc và xung quanh bầu cây Sau đó mỗi năm đấp mô rộng thêm ra theo sự phát triển của rễ (Trịnh Xuân Việt, 2017)
Vì xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30-50 năm), đồng thời xoài ƣa sáng và có trái ở chồi ngoài tán cây, nên không trồng quá dầy Để tiện lợi cho công tác thâm canh (tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu, bệnh hại, xử lý ra bông đồng loạt, xử lý tiền thu hoạch,…), tùy theo điều kiện cụ thể mà có khoảng cách trồng khác nhau Tuy nhiên, trong điều kiện thâm canh có thể áp dụng khoảng cách trồng 6 x 6 m (Trịnh Xuân Việt, 2017)
Mặc dù là cây chịu hạn nhưng nước có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng và cho ra lá non Cây cần có thời gian khô hạn 2, 3 tháng, thời kỳ nầy gọi là giai đoạn nghỉ ngắn để phân hóa mầm hoa Sau thời kỳ khô hạn, cây lại cần nước để cho bông, trái phát triển, vào thời điểm nầy lượng nước cũng góp phần quyết định đến phẩm chất và năng suất trái (Trịnh Xuân Việt, 2017)
Qua quá trình điều tra thì những hộ có tưới nước 1 lần/tháng tuy còn ít nhưng đã có hiệu trái giúp cây cho năng suất cao hơn và hạn chế việc ra trái cách năm so với những hộ không có tưới nước ở giai đoạn cây trưởng thành (Nguyễn Danh Vàn, 2008)
2.2.6 Tỉa cành, tạo tán Đối với cây xoài khi cây có 3 tầng lá thì bấm ngọn ở tầng lá thứ 3 để cây ra những cành mới, tỉa bỏ những cành nhỏ, xấu chỉ chừa lại 3 cành ngoài theo ý muốn, khi 3 cành này đƣợc 2 tầng lá thì bấm ngọn ở tầng thứ 2 tiếp tục nhƣ vậy cho tới khi tạo đƣợc tán theo ý muốn Dùng các vật nặng treo trên cành hoặc cắm cây cho cành bung tán ra, tạo cho cây có bộ tán thấp Bộ tán thấp sẽ giúp cho quá trình chăm sóc cây cũng nhƣ thu hoạch trái dễ dàng và hiệu trái hơn Sau mỗi vụ thu hoạch cần cắt tỉa những cành vừa cho trái ở vụ trước, cành bên trong tán không có khả năng cho trái, cành bị sâu bệnh, tạo độ thông
9 thoáng cho vườn giúp hạn chế sâu bệnh hại, đồng thời để tập trung dinh dưỡng cho cành ra đồng loạt, cây sẽ ra hoa đồng loạt (Nguyễn Danh Vàn, 2008)
2.2.7 Bón phân Đất tốt cung cấp cho cây đủ 35% khoáng, 5% chất mùn, 30% nước và 30% không khí Tính chất của đất thay đổi theo từng vùng và kỹ thuật bón phân của nông dân Nếu nông dân chỉ bón phân hóa học mà không bón phân hữu cơ thì lƣợng mùn trong đất giảm hoặc chỉ dùng phân hữu cơ thì không đủ dinh dƣỡng cho cây phát triển, cần phải kết hợp phân hữu cơ và phân hóa học cân đối để đạt hiệu trái cao trong sản xuất, bảo vệ tính bền vững của đất Theo Nguyễn Danh Vàn (2008), với cây xoài thì chế độ phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, nếu thiếu phân thì cây sẽ ra trái cách năm, vì thế những năm trúng mùa thì sau khi thu hoạch phải tăng cường thêm phân bón và chăm sóc thật tốt để không bị mất mùa
2.2.7.1 Loại phân bón sử dụng
Phân hữu cơ đem lại chất mùn cho đất, chất có màu đen sẫm có tác dụng làm đất tơi xốp, thông thoáng đất góp phần hạn chế rửa trôi chất dinh dƣỡng trong đất Tùy từng loại phân và hàm lƣợng hữu cơ nhiều hay ít mà phân có thể cung cấp các nguyên tố đa lƣợng và vi lƣợng cần thiết cho cây (Nguyễn Danh Vàn, 2008)
Hàng năm cây trồng sử dụng đạm khá cao, cao hơn các chất dinh dƣỡng khác để nuôi cây và trái Do đó, việc bón phân đạm cho cây là cần thiết nhƣng tùy theo vùng đất và giai đoạn sinh trưởng mà liều lượng bón cho phù hợp với nhu cầu phát triển của cây, để giúp cho cây phát triển tốt và hạn chế sâu bệnh tấn công Liều lƣợng lân (P₂O₅) trung bình nông dân sử dụng là 0,564 kg/cây/năm Tuy nhiên cũng có hộ không cung cấp thêm lân cho cây (33,3%) Nhu cầu lân của xoài thấp hơn so với đạm và kali Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất Khuyến cáo của Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú (2004), liều lƣợng sử dụng P₂O₅ cho cây từ 6-8 tuổi là 0,90 kg/cây/năm Kết trái điều tra cho thấy lƣợng K₂O trung bình nông dân sử dụng là 0,374 kg/cây/năm Có (23,4%) nông dân không cung cấp thêm Kali cho cây Kali cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây Ngoài ra, kali có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây xoài trong việc làm giảm tỷ lệ hoa và trái rụng Khuyến cáo của Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú (2003), liều lƣợng sử dụng K₂O cho cây từ 6-8 tuổi là 0,96 kg/cây/năm
2.2.7.3 Số lần bón phân trong năm Đối với cây từ 10 năm tuổi trở lên thì nên chia làm 3 lần bón phân trong năm: sau khi thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa 30 ngày và sau khi đậu trái 2 tuần Cách bón này đã giúp làm tăng năng suất xoài Châu Hạng võ rất đáng kể (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Hồng Phú, 2003), nhưng không làm ảnh hưởng đến phẩm chất trái Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì nên chia ra nhiều lần bón phân sẽ giúp làm tăng khả năng hấp thu phân bón
2.2.7.4 Cách bón phân Đây là kỹ thuật bón phân rất phù hợp với những cây xoài Thơm có tuổi trên 10 năm ở xã Vĩnh Hòa Tuy nhiên, cách thực hiện của người dân còn chưa đúng theo khuyến cáo là bón cách gốc 1m, hố sâu khoảng 20 cm, cho phân vào, lấp đất lại và kết hợp với tưới nước Kỹ thuật bón phân này sẽ giúp hạn chế việc mất dinh dƣỡng
Do cây xoài chỉ ra hoa khi có điều kiện nhiệt độ thấp dưới 20 o C (Batten và McConchie, 1995) nên sự ra hoa và tỉ lệ ra hoa của cây xoài phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nhƣ ở ĐBSCL, lượng mưa hàng năm cao, cây sinh trưởng mạnh và thường thiếu những đợt lạnh đã tác động rất lớn đến sự ra hoa và tình hình sản xuất xoài Trong mùa mƣa (mùa nghịch) do mƣa nhiều và ẩm độ không khí cao nên việc kích thích ra hoa trong mùa nghịch đạt kết trái không ổn định Còn trong mùa khô thì sự ra hoa tùy thuộc vào sự xuất hiện của những đợt lạnh hàng năm Mùa thu hoạch xoài khá tập trung nên trong mùa thuận, sản lƣợng xoài rất nhiều, giá rẻ, nhƣng ở vào những thời điểm khác trong năm, giá xoài có thể cao hơn 2-3 lần giá xoài chính vụ Do đó, điều khiển cho xoài ra hoa trái vụ hay điều khiển cho xoài ra hoa ở những thời điểm thích hợp trong năm là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm điều tiết sản lƣợng xoài, tránh hiện tƣợng “đƣợc mùa, rớt giá” nhằm ổn định sản xuất và tăng thu nhập cho người trồng xoài
2.2.8.1 Quá trình ra hoa của cây xoài
Theo Trần Văn Hâu (2001), quá trình ra hoa của xoài có thể tóm tắt thành 9 giai đoạn nhƣ sau:
TỔNG QUAN VỀ CANH TÁC XOÀI THEO TIÊU CHUẨN VietGAP 16
Theo TRUNG TÂM PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2021
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, trái an toàn tại Việt Nam (VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
2.3.2 Tráin lý phân bón theo VietGAP
Phải sử dụng phân bón và chất bổ sung đƣợc phép sản xuất, kinh doanh có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam Nếu sử dụng phân gia súc, gia cầm làm phân bón thì phải ủ hoai mục và kiểm soát hàm lƣợng kim loại nặng theo quy định
Cần sử dụng phân bón theo nhu cầu của cây xoài, kết trái phân tích các chất dinh dƣỡng trong đất theo quy trình đã đƣợc khuyến cáo của cơ quan có chức năng
Phân bón và chất bổ sung phải giữ nguyên trong bao bì, nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và đầy đủ tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu
Một số loại phân bón và chất bổ sung nhƣ: Amoni nitrat, nitrat kali, vôi sống phải đƣợc bảo tráin tránh nguy cơ gây cháy, nổ, làm tăng nhiệt độ.
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nguyễn Thanh Hiếu và Võ Thế Truyền (2003) đã nghiên cứu “Xác định giới hạn tối đa của tỷ lệ N, P, K ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trái xoài cát Hòa Lộc (Mangifera indica L)” Kết quả cho thấy, nghiệm thức 327,5 K₂O g/cây/năm cho trái của chất lƣợng trái tốt hơn và việc bón liều lƣợng K₂O cao hơn không làm tăng chất lƣợng trái
Trần Nguyễn Liên Minh và Nguyễn Minh Châu (2004) đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của các liều lượng phân vô cơ kết hợp hữu cơ đến năng suất và phẩm chất trái xoài cát Hòa Lộc” Kết quả cho thấy các xử lý nhƣ: 690g N – 450g P₂O₅ – 675g K₂O + 5kg Dynamic lifter, 460g N – 300g P₂O₅ – 450g K₂O + 10kg Dynamic lifter, 690g N – 450g P₂O₅ – 675g K₂O + 5kg greenfield, cho hiệu trái rõ rệt về năng suất 460g N – 300g P₂O₅ – 450g K₂O + 10kg Greenfield cho hiệu trái tăng chất lƣợng Cát Hòa Lộc tốt nhất trái xoài.
Năm 2008, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã kết hợp với trường Đại học Cần Thơ tiến hành thực hiện đề tài “Khôi phục và phát triên giống xoài Thơm Vĩnh Hòa, Tân Châu, An Giang” do Nguyễn Bảo Vệ chủ nhiệm Kết quả đề tài đã chọn đƣợc 3 cây xoài Thơm Vĩnh Hòa đầu dòng có mã số VH-6, VH-7 và VH-8 Ba cây này có tuổi 20-25 năm, trọng lƣợng trái trên 300 g, độ brix trên 21%, năng suất cao hơn 300 kg/cây/năm và ổn định, tỷ lệ thịt trái trên 75%
Năm 2014, Dương Ngọc Thành và Nguyễn Vũ Phong đã tiến hành đánh giá hiệu trái tài chính của hai mô hình sản xuất xoài Cát ở tỉnh Đồng Tháp Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất xoài theo mô hình tiêu chuẩn GAP có doanh thu, lợi nhuận và chi số tài chính hiệu trái cao hơn so với mô hình sản xuất xoài truyền thống Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến, sản xuất xoài của nông dân bị tác động bởi các yếu tố: chi phí đầu tƣ, diện tích xoài, số ngày công lao động gia đình, mật độ trồng, sử dụng bao trái Nghiên cứu cũng đề xuất 2 nhóm giải pháp: nhóm (i) các giải pháp phát triển sản xuất, và (ii) giải pháp nhóm tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu trái sản xuất và tiêu thụ xoài của nông dân
Năm 2021, Đỗ Thị Nhài và Trần Nguyên Thành đã nghiên cứu hiệu trái các mô hình trong xoài ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình trồng xoài ứng dụng CNC đều mang lại hiệu trái kinh tế, xã hội và môi trường cao hơn mô
18 hình canh tác truyền thống, đặc biệt là mô hình áp dụng đồng thời nhiều loại CNC
Năm 2022, Nguyễn Văn Sơn và ctv đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lƣợng phân N, P, K đến năng suất và chất lƣợng trái xoài Cát Chu (Mangifera indica L.) vụ nghịch tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” Kết quả cho thấy bón phân N, P, K với liều lượng khác nhau có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất nhƣ khối lƣợng trái, chiều dài và chiều rộng trái, năng suất trái trên cây và một số yếu tố cấu thành chất lƣợng trái nhƣ tỷ lệ thịt trái, độ dày thịt của trái xoài Cát Chu Bón phân N, P, K với liều lƣợng khác nhau không ảnh hưởng đến tổng số trái trên cây, đường kính trái, độ Brix, màu sắc vỏ và thịt trái Nghiệm thức TI (100% N, P, K): bón phân với liều lƣợng 1400g N - 1100g P₂O₅ - 1400g K₂O có độ lớn trái và năng suất 53,40 kg/cây, cao hon nhƣng không khác biệt so vói nghiệm thức T2 (75% N, P, K): 1050g
N - 825g P₂O₅ - 1050g K₂O có năng suất 45,60 kg/cây và T3 (50% N, P, K):
700 g N - 550g P₂O₅ - 700g K₂O có năng suất 43,60 kg/cây
Năm 2022, Nguyễn Văn Sơn và ctv đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của liều lƣợng phân N, P, K đến năng suất và chất lƣợng trái xoài Cát Hòa Lộc vụ nghịch tại huyện Cái Bè, Tiền Giang” Kết quả Liều lƣợng N-P-K có ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất giống xoài Cát Hòa Lộc trong một chừng mực nhất định, sự chênh nhau chỉ xảy ra với chỉ tiêu năng suất ở lƣợng bón cao nhất (nghiệm thức T4: 1.400g N - 1.300g P₂O₅ - 1.600g K₂O) so với lƣợng bón thấp nhất (nghiệm thức T1: 350g N - 325 gP₂O₅ - 400g K₂O) Lƣợng bón N-P-K có tác động đến hàm lƣợng tổng số chất rắn hòa tan (TSS) của trái xoài theo xu hướng gần như nghịch nhau nhưng không làm thay đổi đến các tiêu chí liên quan đến khối lƣợng, kích cỡ và màu sắc trái, thể hiện qua các thông số L*, a* và b* khi sử dụng máy đo màu
Năm 2011, Kundu và ctv đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của phân bón sinh học và phân bón vô cơ trong cắt tỉa vườn xoài cv Amrapali” Kết quả cho thấy việc áp dụng phân bón sinh học cùng với phân bón vô cơ có thể đã làm tăng tổng hàm lƣợng chất diệp lục trong quang hợp và cuối cùng là cải thiện năng suất trái
Năm 2014, Rania A Taha và ctv đã thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của các dạng phân bón kali khác nhau đến năng suất, chất lƣợng trái và hàm lƣợng khoáng chất trong lá của cây xoài Zebda” Kết quả cho thấy tất cả các loại phân bón kali khác nhau đều có tác động tích cực đến việc tăng diện tích lá
19 cũng nhƣ hàm lƣợng khoáng chất và cải thiện năng suất, tính chất vật lý và hóa học của trái so với đối chứng với cây xoài Zebda
Năm 2019, Alec Zuo và ctv đã thực hiện nghiên cứu “Tổng quan tài liệu về thị trường xoài và tiêu dùng tại Việt Nam” Kết quả đã cung cấp nền tảng cho các can thiệp để cải thiện thu nhập của nông dân trồng xoài và phát triển các phương pháp canh tác xoài mới và hiệu trái cũng như hiệu trái hơn chuỗi cung ứng xoài ở miền Nam Việt Nam
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 7/2022 – 5/2023
3.1.2 Địa điểm Đề tài được thực hiện tại vườn của nông dân: Nguyễn Phước Hồng Địa chỉ: Tổ 5, ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hòa, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Vườn có tổng diện tích trồng xoài Thơm là 4000m².
PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Cây xoài thơm đƣợc thí nghiệm là cây từ 20 năm tuổi có nguồn gốc đƣợc ƣơm trồng từ hạt
Một số loại phân bón đƣợc sử dụng trong các nghiệm thức (Hình 5) và có thành phần đƣợc trình bày ở (Bảng 1)
Hình 5 Các loại phân bón đƣợc sử dụng trong nghiệm thức
Bảng 1 Các loại phân bón đƣợc sử dụng trong nghiệm thức
1 Đạm Phú Mỹ Ure Đạm tổng số (Nts): 46,3%; Biuret:1%; Độ ẩm: 0,4%
TE Đạm tổng số (Nts): 20%; Lân hữu hiệu (P₂O₅ hh ): 20%; Kali hữu hiệu (K₂O hh ): 15%; Kẽm (Zn): 50ppm; Bo (B) : 50ppm; Độ ẩm : ≤2,5%
5 ĐẦU TRÂU cho cây ăn trái AT1 Đạm tổng số (N ts ): 18%; Lân hữu hiệu (P₂O₅ hh ): 12%; Kali hữu hiệu (K₂O hh ): 8%; Lưu huỳnh (S): 1,5%; Đồng (Cu): 60ppm; Kẽm (Zn): 160ppm; Bo (B): 120ppm; Mangan (Mn): 55ppm; Độ ẩm : ≤2,5%
6 ĐẦU TRÂU cho cây ăn trái AT2 Đạm tổng số (N ts ): 7 %; Lân hữu hiệu (P₂O₅ hh ): 17%; Kali hữu hiệu (K₂O hh ): 12%; Lưu huỳnh (S): 2%; Đồng (Cu): 60ppm; Kẽm (Zn): 200ppm; Bo (B): 160ppm; Mangan (Mn): 60ppm; Độ ẩm : ≤2,5%
7 ĐẦU TRÂU cho cây ăn trái AT3 Đạm tổng số (Nts): 14%; Lân hữu hiệu (P₂O₅ hh ): 10%; Kali hữu hiệu (K₂O hh ): 17%; Lưu huỳnh (S): 1,5%; Đồng (Cu): 50ppm; Kẽm (Zn): 160ppm; Bo (B): 120ppm; Mangan (Mn): 50ppm; Độ ẩm :
N ts : 7%; P₂O₅ hh : 7%; K₂O hh : 4%; Zn: 100ppm;Cu: 100ppm; Độ ẩm: 5%; Phụ gia đặc biệt Thành phần nguyên liệu: Diamon Phosphat, KaliSunphat, Magie, Canxi, Silicon,Boric, Vi lƣợng dạng chelate,…
Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU
Hữu cơ: 18 %; N ts :2 %; P₂O₅ hh : 2 %; Zn: 500 ppm; Cu: 300 ppm; B: 300 ppm; Nấm đối kháng Trichoderma sp 1 x 106 CFU/gam
3.2.2 Dụng cụ và thiết bị
Cuốc, dao, kéo, viết, sổ tay ghi chép, điện thoại, cân, thước kẹp, máy đo màu Lab, máy đo độ Brix,
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức đƣợc trình bày ở Bảng 1 đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 cây xoài theo sơ đồ nhƣ Hình 6
Bảng 2 Nghiệm thức đƣợc bố trí thí nghiệm
NPK: 1090g N – 900g P₂O₅ – 960 K₂O + Phân hữu cơ vi sinh (Bình Điền)
NT4 Đầu Trâu cho cây ăn trái ( AT1, AT2, AT3) + Phân hữu cơ vi sinh (Bình Điền) NT5 Nông dân (Đầu Trâu NPK 20-20-15 + TE )
NT6 Nông dân (Đầu Trâu NPK 20-20-15 + TE ) + Phân hữu cơ vi sinh (Bình Điền)
Hình 7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3.3.2 Cách thực hiện
Bón xung quanh gốc theo hình chiếu của tán lá, rộng khoảng 50cm và sâu khoảng 10cm
Hình 8 Bón phân cho xoài
3.3.2.2 Thời điểm bón và liều lượng cho từng loại phân
Ta tiến hành bón phân theo nghiệm thức với thời điểm và liều lƣợng nhƣ (Bảng 3)
Bảng 3 Thời điểm và liều lƣợng bón
Thời điểm và liều lƣợng
Sau khi thu hoạch Trước khi xử lý ra hoa 30 ngày
Sau khi đậu trái 2 tuần
Sau khi đậu trái 6 tuần
0,24g (Kali Phú Mỹ MOD: 0,4kg/cây)
0,48g (Kali Phú Mỹ MOD: 0,8kg/cây)
0,24g (Kali Phú Mỹ MOD: 0,4kg/cây) + Phân ĐẦU TRÂU Gold TVL Super Vi Lƣợng: 0,4kg /cây
0,48g (Kali Phú Mỹ MOD: 0,8kg/cây) + Phân ĐẦU TRÂU Gold TVL Super Vi Lƣợng: 0,4kg /cây
Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU
0,24g (Kali Phú Mỹ MOD: 0,4kg/cây) + Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU HCMK7: 1,3kg/cây
0,48g (Kali Phú Mỹ MOD: 0,8kg/cây)
Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU HCMK7: 1,2kg/cây
3kg/cây + Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU
2,5kg /cây ĐẦU TRÂU AT2:
2kg/cây + Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU HCMK7:1,3kg/cây ĐẦU TRÂU AT3:
Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU HCMK7: 1,2kg/cây
2kg/cây ĐẦU TRÂU NPK 20-20-15 + TE:
2kg/cây ĐẦU TRÂU NPK 20-20-15 + TE:
2kg/cây + Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU
2,5kg /cây ĐẦU TRÂU NPK 20-20-15 + TE:
2kg/cây + Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU HCMK7:
1,3kg/cây ĐẦU TRÂU NPK 20-20-15 + TE:
Phân hữu cơ vi sinh ĐẦU TRÂU HCMK7: 1,2kg/cây
- Tổng số trái trên cây (trái): đếm toàn bộ số trái trên cây tại thời điểm thu hoạch
- Khối lƣợng trái (g): cân 20 trái trên mỗi nghiệm thức và lấy giá trị trung bình
Hình 9 Cân trái xoài để xác định khối lƣợng trái
- Đánh giá chất lƣợng trái xoài: phân loại và đánh giá % trái xoài đạt tiêu chuẩn loại 01 theo yêu cầu đề tài (trái tương đương 300 gr, không có vết bệnh, màu sắc đẹp)
- Năng suất thực tế (kg/cây): cân tổng số trái tại thời điểm thu hoạch trên cây để lấy năng suất thực tế trên mỗi nghiệm thức
- Chiều dài trái (cm): đo 20 trái trên nghiệm thức và lấy giá trị trung bình
- Chiều rộng trái (cm): đo 20 trái trên nghiệm thức và lấy giá trị trung bình
Hình 10 Đo trái xoài để xác định chiều dài và chiều rộng trái
- Độ brix (%): đo độ Brix của 3 trái/nghiệm thức bằng máy đo độ Brix
Hình 11 Đo độ Brix để xác định độ Brix của trái xoài
- Đo màu sắc vỏ trái và thịt trái đƣợc thể hiện bằng chỉ số L*, a*, b*: đo 3 trái trên mỗi nghiệm thức tại 3 điểm bằng máy so màu Lab và tính trung bình mỗi nghiệm thức
+ Chỉ số L*: biểu diễn độ sáng của trái có giá trị từ đen (0) đến trắng (100)
+ Chỉ số a*: biểu diễn màu sắc của trái từ màu xanh lục (âm) đến màu đỏ (dương)
+ Chỉ số b*: biểu diễn màu sắc của trái từ màu xanh dương (âm) đến màu vàng (dương)
Hình 12 Đo màu trái để xác định giá trị L*, a* ,b* của vỏ trái xoài 3.3.4 Phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel Xử lý thống kê thí nghiệm bằng phần mềm SPSS, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác nhau giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình