Trang 3 CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Chuyên đề “Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ Tricho đến sinh trƣởng và phát triển trên cây dƣa leo’’ do sinh viên Nguyễn Đình Phúc thực hiện dƣới Trang 4 LỜI
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dƣa leo (Cucumis sativus) là một loại vừa là loại rau màu khá quen thuộc, xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hằng ngày của chúng ta, mang lại rất nhiều giá trị dinh dƣỡng đặc biệt là giá trị dƣợc liệu, dƣa leo đƣợc trồng rất phổ biến ở nước ta đặc biệt là ĐBSCL
Hiện nay người sản xuất thường xuyên sử dụng phân bón vô cơ cho rau do những đặc điểm gọn, nhẹ hàm lƣợng dinh dƣỡng cao tác động nhanh (Thy & Buntha,2005)
Tuy nhiên, việc bón quá nhiều phân vô cơ dẫn đến độ phì nhiêu giảm, đất bị thoái hoá nghiêm trọng do xói mòn, rữa trôi, chua, giảm vi sinh vật có ích trong đất và cây dễ bị sâu bệnh hại (Chen & cs, 2006)
Cũng cho rằng bón ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp dẫn đến độ phì của đất dần bị thoái hóa, đất chai cứng, mất cấu trúc nên hạn chế sự phát triển của bộ rễ dẫn đến cây hút nước kém và cuối cùng ảnh hưởng tới năng suất cây trồng (Swan & cs,1999)
Mặc dù phân hữu cơ có thành phần dinh dƣỡng không ổn định và khả năng phân giải chậm hơn so với phân vô cơ nhƣng có nhiều ƣu điểm nổi bật nhƣ: giảm sử dụng phân vô cơ, tăng độ tơi xốp, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có ích hoạt động nên tăng độ phì nhiêu đất dẫn đến năng suất và chất lƣợng sản phẩm đƣợc duy trì (Thy & Buntha, 2005)
Dƣa leo là loại rau ăn trái ngắn ngày, nhƣng mang lại hiệu trái kinh tế cao cho người sản xuất Ngoài ra, dưa leo có thời gian thu hoạch dài, liên tục nên việc đảm bảo thời gian cách ly sau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón thúc phân đạm thời kỳ ra hoa đậu qủa là rất khó khăn Theo kết quả điều tra của Trần Khắc Thi và cộng sự (2004-2005) ở vùng trồng dƣa trọng đểm cho thấy tồn dƣ về nitrat, vi sinh vật gây hại (E.coli và Salmonella) còn khá cao trong sản phẩm
Vì vậy vấn đề trồng và sản xuất dƣa leo đạt năng suất cao mà bảo vệ môi trường là vấn đề cần thiết Do đó việc sử dụng phân hữu cơ thay thế cho phân hoá học đang đƣợc ƣu tiên khuyến khích sử dụng Chính vì vậy đề tài: “ Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ tricho đến sinh trưởng và phát triển trên cây dưa leo” đƣợc lựa chọn để thực hiện nghiên cứu
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ Tricho đến sự sinh trưởng và phát triển trên cây dƣa leo.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát ảnh hưởng của phân bón hữu cơ Tricho đến sinh trưởng và phát triển trên cây dƣa leo
GIỚI THIỆU VỀ CÂY DƢA LEO (Cucumis sativus)
Dưa leo là một loại cây trồng phổ biến ở nhiều nước Là loại rau ăn trái thương mại quan trọng Dưa leo thuộc họ bầu bí, thân dây leo và được sử dụng trong bữa ăn của các gia đình nhƣ một loại rau ăn mát và giòn Dƣa leo có nguồn gốc từ Nam Á, hiện tại đã phát triển trên hầu hết các châu lục: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha, Có nhiều giống dƣa leo khác nhau đƣợc giao dịch trên toàn cầu (Cẩm
Dƣa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, ẩm ƣớt, vì vậy hệ rễ phát triển yếu hơn các cây khác trong họ nhƣ bí ngô, dƣa hấu Hệ rễ dƣa leo ƣa ẩm, không chịu khô hạn cũng không chịu ngập úng Rễ phân bố ở tầng đất 0-30 cm, nhƣng hầu hết hệ rễ tập trung ở tầng đất 15-20 cm Thời kỳ cây còn nhỏ, rễ phát triển yếu Khả năng sinh trưởng cũng phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo tráin hạt giống Khi hệ rễ gặp khô hạn hoặc bị ngập úng và nồng độ dung dịch dinh dƣỡng cao, rễ cây sẽ bị đen và thối rữa (Tạ Thu Cúc, 2003)
Hệ thống thoát nước phân bố ở tầng đất mặt từ 0-40 cm và hầu hết các tập trung ở tầng đất 15-20 cm (Nguyễn Tấn Lê, 2011)
Lá thật có năm cánh, chia thùy, dạng chân vịt hoặc tròn, mọc đơn, có lông cứng, xanh sáng hoặc xanh tối (Nguyễn Tấn Lê, 2011)
Trên cây có hoa đực và hoa cái riêng biệt Hoa dƣa leo có 4-5 đài, 4-5 cánh hợp, màu vàng Trái có gai, khi lớn mất đi, có màu xanh vàng, xanh đậm hay xanh nhạt Trong chứa hạt màu trắng ngà, có sức sống cao, khỏe, có thể để ở nhiệt độ thấp từ 12-13 0 C (Nguyễn Tấn Lê, 2011)
Thân thuộc loại leo, bò, mảnh, nhỏ và có nhiều tua cuốn, có lông, thân chính thường phân nhánh cấp 1 và cấp 2(Nguyễn Tấn Lê, 2011) Ở thời kỳ 2-5 lá thật, cây phát triển kém nên cần phải chăm sóc tỉ mỉ, chu đáo Cũng có một số giống thuộc dạng bụi Chiều cao của dƣa leo phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt Căn cứ vào chiều cao cây có thể phân chia thành 3 nhóm sau:
-Loại lùn: chiều cao cây từ 0,6-1m
-Loại trung bình: chiều cao cây trên 1m đến1,5m
-Loại cao: chiều cao cây trên 1,5m đến 2-3m, có loại cao tới 4-5m
Những giống có chiều cao trên 1m trở lên phải làm giàn mới cho năng suất cao Trong quá trình sinh trưởng, thân lớn dần, đường kính của thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình sinh trưởng của cây Đường kính quá nhỏ hoặc quá lớn đều không tốt Đối với giống trung và giống muộn, dường kính thân đạt khoảng 1cm là biểu hiện cây sinh trường tốt (Tạ Thu Cúc, 2003)
Trái đƣợc sinh ra chủ yếu trên thân chính, trên cành cấp 1 (nhánh ra từ nách lá của thân chính) cũng có khả năng cho trái Vì vậy đối với những giống sinh nhánh mạnh, khi tỉa cành chỉ nên lưu giữ thân chính và 1 đến 2 cành cấp 1, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2003)
Lá dƣa leo gồm có 2 loại: lá mầm và lá thật
Lá mầm mọc dầu tiên trên thân, hai lá mầm mọc đối xứng qua trục thân Lá mầm có hình trứng, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây Người sản xuất thường quan tâm đến độ lớn, sự cân đối và tuổi thọ của lá mầm (Tạ Thu Cúc, 2003)
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lá mầm là chất lượng hạt giống, khối lƣợng hạt to hay nhỏ, chất dinh dƣỡng trong đất, độ ẩm đất và nhiệt độ Nhiệt độ quá thấp làm cho lá bị co rút lại (Tạ Thu Cúc, 2003)
Lá thật có 5 cánh, chia thùy nhọn, có dạng chân vịt hoặc dạng lá tròn, trên lá có lông cứng, ngắn Màu sắc lá thay đổi theo giống, xanh vàng hoặc xanh sẫm
Trên cây dưa leo thông thường có 2 loại: hoa đực và hoa cái Nói theo âm Hán là: "Đơn tính đồng chu, dị hoa thụ phấn" Hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, hoa đực ra trước hoa cái ra sau Hoa cái thường mọc đơn, cuống ngắn và mập hơn hoa đực
Hoa dƣa leo thụ phấn nhờ côn trùng (ong mật), trong điều kiện nhiệt độ thấp, trời âm u, gió lớn ), côn trùng hoạt động yếu, cần thụ phấn bổ sung cho hoa cái
Cách làm: Ngắt những hoa đực đang nở to, hạt phấn đã chín, chấm nhẹ một số lần lên hoa cái đang nở Một hoa đực có thể thụ phấn cho 2-3 hoa cái
Làm đƣợc nhƣ vậy trái sẽ phát triển nhanh và cân đối, việc này rất quan trọng đối với ruộng sản xuất hạt giống Đối với những giống có quá nhiều hoa đực, cần tỉa bỏ một số hoa đực nhỏ, dị hình, ngày dài sẽ làm cho hoa cái ra muộn và ở vị trí cao (Tạ Thu Cúc, 2003)
Khối lƣợng trái dƣa leo có sự khác nhau đáng kể, phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống Loại trái nhỏ 3-5 gam nhƣ dƣa leo bao tử (150-220 trái/kg), loại có khối lƣợng vài trăm gam nhƣ giống dƣa leo Yên Mỹ, đến 1-2kg nhƣ một số giống nhập nội
Màu sắc trái của hầu hết các giống dƣa leo là màu xanh, xanh vàng, khi đƣợc thu hoạch trái thường nhăn hoặc có gai
Màu xanh khi chín thương phẩm, thường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Trong sản xuất dưa leo thường xuất hiện trái dị hình (đầu to, đầu nhỏ, trái bị thắt ở giữa), những loại trái này thường bị giảm giá trị trên thị trường Nguyên nhân chủ yếu là do hoa cái thụ phấn quá muộn, độ ẩm thay đổi thất thường, nhiệt độ quá thấp cũng làm cho trái phát triển không cân đối Khi không có côn trùng thụ phấn đầy đủ sẽ sinh ra trái không hạt nhƣ giống dƣa leo Anh (Tạ Thu Cúc, 2003)
KỸ THUẬT CANH TÁC
Các tỉnh miền núi có thể gieo trồng dƣa leo vào vụ xuân hè và thu đông
Thời vụ sớm gieo vào cuối tháng 1 - đầu tháng 2 Ở thời vụ này cần có biện pháp chống rét như: xử lý hạt bằng nước nóng, gieo hạt vào bầu, tăng cường phân hữu cơ và kali, che phủ mặt đất
+ Chính vụ gieo vào trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3
+ Vụ thu đông: gieo vào tháng 9 - tháng 10
Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ có thể gieo vào các vụ sau:
+ Vụ xuân hè: Gieo vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 Chú ý chống rét cho cây, có thể gieo hạt vào bầu hoặc khay chuyên dùng
+ Vụ muộn gieo vào cuối tháng 2 đến đầu tháng 3
+ Vụ thu đông: Gieo vào cuối tháng 9 đến tháng 10, thời vụ thích hợp từ 10- 15/10 Những giống chịu rét có thể gieo cuối tháng 10 đầu tháng 11
- Các tỉnh miền Trung: Những nơi có khí hậu ôn hòa có thể gieo dƣa leo trong vụ xuân hè và vụ thu đông (Tạ Thu Cúc, 2003)
Nhóm giống dƣa leo có khả năng chịu lạnh: Dƣa leo ta VA.77, Dƣa nếp lai F1 VA.67, Dƣa nếp lai F1 VA.69, Dƣa leo siêu trái VA.34, Dƣa nếp siêu trái F1 VA.29
Nhóm giống dƣa leo có khả năng chịu từ mát đến lạnh: Dƣa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dƣa leo siêu trái F1 VA.868, Dƣa leo siêu trái F1 VA.848, Dƣa leo xanh F1 VA.765, Dƣa leo F1 NAPOLI G7 VA.7, Dƣa leo siêu trái F1 VA.886
Nhóm dƣa leo có khả năng chịu nóng: Dƣa leo xanh F1 VA.103, Dƣa leo xanh F1 VA.108, Dƣa leo xanh F1 VA.118
Nhóm dƣa leo có khả năng tự thụ phấn phù hợp trồng nhà màng, nhà kính: Dƣa leo lƣỡng tính F1 Omachi VA.32, Dƣa leo lai F1 lƣỡng tính VA.33, Dƣa leo F1 Baby Osaka VA.31(Nguyễn Hà, 2016)
Giống: hạt đƣợc gieo vào bầu đất, mỗi bầu một hạt, dự trù 10% bầu để trồng dặm Khi cây con đƣợc hai lá thật thì tiến tổ
Lƣợc cây: trồng hàng đôi trên luống, hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 40cm, mật độ 4cây/m 2 ( Nguyễn Tấn Lê, 2011)
2.2.3 Làm đất, khoảng cách và mật độ trồng
Làm đất: Cày bừa, làm sạch cỏ dại, mùn cƣa 5 kg đầy bột ( Nguyễn Tấn Lê,
Chọn đất tơi xốp, màu mỡ, tưới tiêu nước tốt, cày bừa kĩ, sạch cỏ dại
2.2.3.2 Khoảng cách và mật độ trồng
Chiều rộng luống cả rãnh 1,4-1,5m, sau khi lên luống, chiều rộng luống từ 1- 1,2m tùy mùa vụ Chiều cao luống từ 25-30cm, rãnh luống 25-30cm (Tạ Thu Cúc, 2003)
Tùy theo đặc điểm của giống và kỹ thuật trồng trọt mật độ khoảng cách của dƣa leo nhƣ sau:
Nhóm cao cây, trái to trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách giữa 2 hàng 70- 80cm Khoảng cách cây 45-50cm, mật độ 2900-3000 cây/1000m
Nhóm cây cao trung bình, trái trung bình, khoảng cách hàng 65-70cm, khoảng cách cây 30 35cm, mật độ khoảng cách 3500-3700 cây/1000m
Nhóm cây dạng bụi trái nhỏ khoảng cách hàng 65-70cm, khoảng cách cây 25- 30cm, mật độ khoảng cách 4400-4500 cây/1000m (Tạ Thu Cúc, 2003)
Lên luống: luống cao 30cm, rộng 120cm, ngành rộng 60cm (Nguyễn Tấn Lê,
2.2.4 Xử lý giống, gieo trồng
Xử lý hạt trước khi gieo: Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4 giờ, vớt ra, để ráo nước, ủ ở nhiệt độ 30 o C khoảng 24 giờ (Nguyễn Tấn Lê, 2011)
Chuẩn bị nước ấm từ 35 – 40 o C (gồm 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh) Sau đó cho hạt giống vào ngâm từ 4 - 6 giờ Yêu cầu nước không bị nhiễm phèn Vớt hạt giống dƣa leo ra rửa sạch hết nhớt bám trên hạt
Dùng khăn để ủ hạt giống, bọc kín lại Nhiệt độ ủ duy trì từ 29 – 31 o C Sau 1 -
2 giờ mở khăn vắt cho ráo nước tránh làm hỏng hạt Từ 1 - 2 ngày kiểm tra nếu thấy mầm dài từ 2 – 3cm thì cho vào bầu gieo
Bước 3: Gieo hạt vào bầu
Chuẩn bị bầu bằng nilon hoặc khay trồng Trộn đều 40 % đất + 30% trấu hun (mùn mục) + 30 % phân chuồng sau đó cho vào khay bầu, 1 bầu/ 1 cây Đặt hạt nằm ngang, rễ cắm xuống đất, sâu khoảng 1cm
Bước 4: Chăm sóc cây giống trong bầu ươm
Bầu ươm nên được đặt ở nơi thoáng mát, có hệ thống giàn phun sương để tưới nước không làm tổn thương đến cây non Nếu trời nắng nóng, khô hanh thì tưới 2 lần/ ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát Nếu trời lạnh có thể tưới 1 lần/ ngày vào tầm 9 - 10 giờ sáng hoặc 4 - 5 giờ chiều Bầu ƣơm không cần bón
10 thúc vì nếu cây con quá tốt thì khi ra ruộng chúng sẽ chống chịu bệnh tật kém, không thích nghi đƣợc Sau từ 7 - 10 ngày cây ra lá có thể đem đi trồng
Tiêu chuẩn cây giống: mập mạp, cứng cáp, rễ thẳng, cao từ 3-5cm, có từ 2 - 3 lá Cây con không bị hỏng, dập nát
Trước khi mang ra đồng ruộng trồng khoảng 4 - 5 ngày, không nên tưới nước để cây con thích nghi tốt
Trước khi mang trồng khoảng 4 tiếng, tưới ướt đẫm phần rễ để khi nhổ rễ không bị đứt (Nguyễn Hà, 2016)
Thời kỳ cây có 1-2 lá đến 4-5 lá thật, cây lớn rất chậm, cần phải tưới thúc thường xuyên Trong thời kì này tưới thúc 3-4 lần, khoảng cách giữa các lần tưới 4-5 ngày
Khi cây ra hoa cái đầu tiên ra trái rộ và sau khi thu hoạch lần đầu tiên cần tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Cuối thời kỳ sinh trưởng không nên bón quá nhiều đạm, nhƣ vậy hiệu trái không cao, khi cây có trái non cần bón kali lần thứ nhất, khi trái rộ bón kali lần thứ 2, nồng độ dung dịch 1-2% (1- 1,5kg phân kali trong 100 lít nước) (Tạ Thu Cúc, 2003)
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới cho giống dưa leo Monir và giống
Cu – 932 vào mùa khô và mùa mƣa thì kết quả cho thấy: giống Monir đạt năng suất 6672 kg/1.000 m2 và giống Cu-932 đạt năng suất 6.303 kg/1.000 m2 vào mùa khô khi áp dụng chế độ tưới (1,2 lít (trước ra hoa) + 1,7 lít (sau ra hoa) /cây/ngày) Vào mùa mƣa giống Monir đạt năng suất 6.461 kg/1.000 m2 khi áp dụng chế độ tưới (1,2 lít (trước ra hoa) + 1,7 lít (sau ra hoa) /cây/ngày) và giống Cu-932 đạt năng suất 6.006 kg/1.000 m2 khi áp dụng chế độ tưới (1 lít (trước ra hoa) + 1,5 lít (sau ra hoa) /cây/ngày) (Vũ Thị Quỳnh, 2012)
Nghiên cứu ảnh của các công thức phân bón đối với giống dƣa leo Sao Xanh và Trang Nông trồng trên giá thể mụn dừa cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt trong điều kiện nhà màng Kết quả thu đƣợc ở công thức có tỷ lệ NPK: 18: 4:
24 có chiều cao cây đạt cao nhất 324,6 cm/cây, số trái 6,2 trái/cây và năng suất đạt 56 tấn/ha đối với giống Sao Xanh Trong khi đó giống Trang Nông có chiều cao cây 364,5 cm/cây, số trái đạt 5,9 trái/cây và năng suất 51 tấn/ha (Lê Quốc Vương và Trần Văn Lâm,2008)
Lƣợng phân bón tùy thuộc vào giống và độ phì của đất trống Để sản xuất cần bón lƣợng phân hóa học là N-P-K với tỷ lệ 15-15-15 là phù hợp Ở Đồng bằng
11 sông Hồng, lƣợng phân cần bón là: 10 -15 tấn phân chuồng hoai mục + 70kg N+40kg P+100 kg K (Đại học Hawaii)
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các dung dịch dinh dưỡng đối với dưa leo trồng trên đá perlite ở trong nhà kính đã cho thấy rằng: sử dụng 300 ppm N giảm sinh trưởng và năng suất tổng số Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo nồng độ N của dung dịch dinh dƣỡng không nên cao hơn 200 ppm và nồng độ
K nên ở giữa 200-300 ppm (Altunlu và ctv 1999)
Bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân chuồng + lân +1/3 đạm + 1/3 kali Bón vào hố trồng rồi lấp một lớp đất bột 3-5 cm trước khi gieo hạt
Bón thúc lần 1 khi cây có 2 - 3 lá thật kết hợp xới gốc, làm cỏ với số phân 1/3 đạm và 1/3 kali còn lại
PHÂN HỮU CƠ VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ
Phân hữu cơ là những loại phân bón có chứa các chất dinh dƣỡng đa, trung, vi lượng ở dưới dạng những hợp chất hữu cơ, được dùng trong sản xuất nông nghiệp, đƣợc hình thành từ phân, chất thải gia súc, gia cầm, tàn dƣ thân, lá cây, phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ từ chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất thủy, hải sản,…Đây là nguồn phân quý, không những tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hóa học, cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất (Ngô Ngọc Hƣng, 2004)
Nghiên cứu phân bón cho thấy để đảm báo nãng suất cao và ổn dinh, việc cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng chỉ dựa vào phân vô cơ là không đủ, mà phải có phân hữu cơ ít nhất 25% trong tổng số dinh dƣỡng (Vũ Hữu Yêm,
Việc bón phân hữu cơ cho cây trồng hằng năm là cần thiết, có hàm lƣợng lớn các chất hữu cơ Chúng là loại phân bón rất đa dạng, sử dụng rộng rãi, số lƣợng nhiều, công dụng trong sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Hoàng Lâm,
Phân hữu cơ nói chung có ƣu điểm là chứa đầy đủ các nquyên tố dinh dƣỡng đa, trung và vi lƣợng mà không một loại phân khoáng nào có đƣợc Ngoài ra, phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp hơn, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi từ mặt đất, chống đƣợc hạn, chống mòn
Hiện nay trên thị trường có các loại phân hữu cơ như sau:
- Phân hữu cơ truyền thống: Là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn đƣợc chế biến theo phương pháp ủ truyền thống Có thể chia phân hữu cơ truyền thống ra làm 4 nhóm: Phân chuồng, phân rác, than bùn và phân xanh (Bùi Huy Hiền 2011)
- Phân hữu cơ công nghiệp: Là một loại phân đƣợc chế biến từ các nguồn hữu cơ khác nhau để tạo thành phân bón tốt hơn so với bón nguyên liệu thô ban đầu(Bùi Huy Hiền 2011)
+ Phân hữu cơ sinh học: Là loại phân đƣợc sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác(Bùi Huy Hiền 2011)
+ Phân hữu cơ vi sinh: Là loại phân đƣợc sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành, cụ thể nhƣ sau: hàm lƣợng hữu cơ tổng số không thấp hơn 15%; ẩm độ đối với phân bón dạng bột không vƣợt quá 30%; mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1 x 106 CFU/g (ml) (Bùi Huy Hiền 2011)
+ Phân hữu cơ khoáng: Loại phân này đƣợc sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, có trộn thêm một hay nhiều dinh dưỡng khoáng (N, P, K) (Đường Hồng Dật,
+ Phân vi sinh: là loại phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải kali, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành là mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1 x 108 CFU/g (ml) (Đường Hồng Dật, 2002)
- Ngoài ra còn có nhiều dạng chất hữu cơ, nhiều hỗn hợp các chất hữu cơ khác nhau, nhiều hỗn hợp chất hữu cơ và vô cơ đƣợc sử dụng làm phân bón cho cây trồng Một số loài thường gặp trong sản xuất ở nước ta như phân than bùn, phân tro, phân dơi, (Đường Hồng Dật, 2002)
2.3.2 Vai trò của phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng đầy đủ, cân đối, bền vững (Tuyên Huấn, 2018)
Trong các loại phân bón hữu cơ đều chứa đầy đủ các chất dinh dƣỡng đa lƣợng N,P,K cần thiết cho cây trồng Ngoài ra trong phân bón hữu cơ còn có các nguyên tố trung lƣợng và vi lƣợng ở dạng dễ hấp thu giúp cây trồng phát triển cân đối Phân hữu cơ sẽ không bị mất cân bằng dinh dƣỡng khi cung cấp cho cây trồng nhƣ khi sử dụng phân bón hóa học (Tuyên Huấn, 2018)
Các chất dinh dƣỡng sẽ đƣợc phân giải từ từ để có thể cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng trong thời gian dài nhằm đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (Tuyên Huấn,
17 Đặc biệt trong các loại phân hữu cơ còn có các loại vi sinh vật hữu ích: vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải xenlulo… khi sử dụng cho cây trồng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hữu ích phát triển, hạn chế tối đa các vi sinh vật gây hại (Tuyên Huấn, 2018)
Giúp cây trồng phát triển cân đối, ổn định
Khi bón xuống đất phân hữu cơ phân hủy thành các chất mùn chứa các loại axít hữu cơ: axit humic, axit fulvic… kích thích sự phát triển của rễ cây, giúp rễ cây dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng Trong trường hợp các chất axit này được phun lên lá cũng sẽ giúp tăng cường quá trình quang hợp của cây trồng (Tuyên Huấn, 2018)
Tăng chất lƣợng nông sản
Việc sử dụng phân bón hữu cơ sẽ giúp cây trồng cho nông sản có chất lƣợng cao hơn so với việc sử dụng phân bón vô cơ Đối với phân hữu cơ sau khi được chế biến sẽ loại bỏ được các yếu tố độc hại với con người, không để lại tồn dƣ hóa chất trong nông sản nhƣ sử dụng các loại phân bón vô cơ Vì trong phân bón hữu cơ đã có đầy đủ các dƣỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng cùng hệ thống vi sinh vật hữu ích giúp nhà nông hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nên sản phẩm luôn an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng (Tuyên Huấn, 2018)
Tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng, cung cấp chất mùn, cân bằng vi sinh vật trong đấtm(Tuyên Huấn, 2018)
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Lƣợng phân chuồng và phân đạm sử dụng trong canh tác rau có tác động rõ rệt đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và dư lượng Nitrat trong rau xà lách và dƣa leo Khi tăng lƣợng phân chuồng và phân đạm, các yếu tố cấu thành năng suất xà lách và dƣa leo cũng tăng rõ rệt nhƣng khi không bón phân chuồng hoặc bón lƣợng quá cao 15 tấn/ha đối với xà lách; 20 tấn/ha đối với dƣa leo cũng nhƣ khi không bón phân đạm hoặc bón ở lƣợng 120 kg/ha đối với xà lách;
20 dƣa leo là 250 kg/ha, năng suất đều giảm Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của rau xà lách đạt tối đa khi bón 10 tấn phân chuồng + 90 kgN hoặc
15 tấn phân chuồng + 90 kgN; đối với dƣa leo, năng suất đạt tối đa khi bón 20 tấn phân chuồng + 150 kgN hoặ bón 10 tấn phân chuồng + 150 kgN Các chỉ tiêu chất lƣợng của rau xà lách nhƣ tỷ lệ phần ăn đƣợc đạt cao nhất khi không bón phân chuồng, khối lƣợng vật chất khô đạt cao nhất khi bón 120 kg N/ha trên nền 15 tấn phân chuồng Với dƣa leo, hàm lƣợng chất khô và hàm lƣợng đường đều đạt cao nhất khi bón 150 kgN trên nền 20 tấn phân chuồng và 200 kgN trên nền 0 và 10 tấn phân chuồng; hàm lƣợng vitamin C đạt cao nhất khi bón bón 10 tấn phân chuồng và 200 kg N/ha Ngoại trừ khi bón ở lƣợng 15 tấn phân chuồng + 120 kgN/ha đối với xà lách và 250 kg N/ha (với cả 3 mức bón phân chuồng) đối với dƣa leo, các mức bón kết hợp khác đều có mức dƣ lƣợng Nitrat trong nông sản thấp hơn mức cho phép Việc sử dụng phân chuồng hoai mục dường như không để lại dư lượng trong nông sản (Theo Đỗ Thị Mát và cs
2016) Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh hóa, năng suất và phẩm chất của giống bí xanh đã thu đƣợc kết quả bón sử dụng phân hữu cơ vi sinh của công ty Cổ phần sông Gianh thì ở mức 10, 15 tấn/ha có tác động tốt đến một số chỉ tiêu sinh hóa, năng suất và phẩm chất Bón phân hữu cơ vi sinh cho cây ở mức 5, 10, 15 tấn/ha đều làm tăng số lƣợng trái/ cây Trong đó, bón phân hữu cơ vi sinh với mức 10 tấn/ha làm tăng năng suất bí xanh từ 31,71% đến 35,67% và lợi nhuận tăng 20,820 triệu so với đối chứng Kết quả nghiên cứu góp phần khuyến cáo người trồng bí sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng (Võ Minh Thứ 2016)
Mục tiêu nghiên cứu là nhằm tái sử dụng bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của nhà máy bia (BB), nhà máy chế biến thủy sản (BTS) và bùn mía làm phân hữu cơ vi sinh (HCVS) Nghiên cứu đã thực hiện các thí nghiệm ủ phân từ các nguồn bùn thải bia và thủy sản với bùn mía tỉ lệ 20:80, qui mô 0,5 m3 và hiệu trái phân HCVS bùn thải-bùn mía trên cải tùa xại, đậu bắp, dƣa leo và bí đao trên các ruộng nông dân Kết quả cho thấy phân HCVS sau ủ đạt chất lƣợng cao với 2,83-2,85%N; 5,6-6,63% P2O5, 2,1-2,11% K2O, và 35,21-40,98% C Hàm lƣợng kim loại nặng Mật số Trichoderma sau ủ đạt tiêu chuẩn với 7,14x107 -7,82x107 CFU/g Năng suất cây rau tăng có ý nghĩa thống kê ở tất các các thí nghiệm đồng ruộng khi bón 5 tấn/ha HCVS từ hai nguồn bùn thải- bùn mía + NPK khuyến cáo (KC) so với bón theo nông dân (ND) và KC Trên cải tùa xại, năng suất tăng 2 lần so với ND và KC; trên đậu bắp năng suất tăng
21 hơn 50,73% so với KC và hơn 40,91% so với ND; trên dƣa leo năng suất đạt khoảng 17 tấn/ha, cao hơn 35% so với ND và 10% so với KC; trên bí đao năng suất tăng 25% so với KC và 18% so với ND Do đó, phân HCVS có thể ủ từ nguồn BB và BTS và bã bùn mía ở tỉ lệ 20:80 để làm phân bón cải thiện năng suất rau trong canh tác cây trồng (Nguyễn Thị Phương và cs 2018) Đất trồng dưa leo tại huyện Mường Lát là đất cát pha và thịt nhẹ ven sống cách xa khu dân cư và các cơ quan, nước dùng để tưới cho dưa leo là nước lấy từ các mó nước hoặc nước đầu nguồn sông, suối nên đàm bảo tiêu chuẩn VietGAP (Nguyễn Thị Phương và cs 2018)
Trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP, dưa leo có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn rõ rệt so với công thức trồng theo biện pháp kỹ thuật canh tác nông dân đang áp dụng ở mức có ý nghĩa (Nguyễn Thị Phương và cs 2018)
Các công thức thí nghiệm trông theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP, có các chỉ tiêu năng suất cao hơn rò rệt so với công thức trong theo biện pháp kỹ thuật canh tác nông dân đang áp dụng ở mức có ý nghĩa Năng suất thực thu của các công thức thi nghiệm trông theo biện pháp kỹ thuật canh tác nóng dân đang áp dụng, chi dạt 14,49- 20,52 tán/ha; năng suát thực thu trổng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP dạt 17,56-23,62 tấn/ha (Nguyễn Thị Phương và cs 2018) Ở tất cả các giống được trổng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP, chi số tỷ suất lợi nhuận cận biên MBCR đều lớn hơn 2 và có biến động từ 6.36-7.56 lần (Nguyễn Thị Phương và cs 2018)
Tất cả công thức thi nghiệm trồng theo quy trình kỹ thuật hướng VietGAP đều có hàm lượng chất khô; hàm lượng đường tổng số và hàm lượng vitamin C trong sản phẩm cao hơn các công thức thí nghiệm trông trông theo quy trình kỹ thuật nông dân đang áp dụng (Lê Hữu Cần và cs 2020)
Phương thức trồng rau truyền thống đã và đang gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh an toàn thực phẩm Việc sử dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý và không đúng lƣợng đã dẫn đến việc gia tăng dƣ lƣợng hóa chất độc hại trong đất Vì phòng chống, nghiên cứu Mục tiêu tìm kiếm ra phương thức cải thiện thân thiện với môi trường là cần thiết để giải quyết vấn đề trên Phương pháp thử nghiệm thông qua nghiệm, nghiên cứu đã được thực hiện tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội và đã bước đầu thấy được hiệu trái của việc sử dụng các phân tích hữu cơ Unables, a base number only in the environment trường đất
22 nhƣ Nito tổng số, photpho tổng số, kali dễ tiêu và hàm lƣợng mùn hữu cơ tại thí nghiệm trồng rau phân hữu cơ đồng đều cao hơn ở khu vực trồng rau truyền thống và đất trống Ngoài ra, việc sử dụng các phân vùng hữu cơ còn góp phần giảm thiểu rác thải nông nghiệp và cải thiện chất lượng môi trường nông thôn Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng triển khai để thu hút người dân sử dụng phân tích hữu cơ trong rau và hoa màu ở các vùng nông thôn Việt Nam (Phí Thị Hải Ninh, 2013)
Bón phân đã được người trồng trọt trên toàn thế giới sử dụng rộng rãi vì giúp tăng năng suất và chất lượng cũng như tăng hiệu trái sử dụng nước và phân bón Trong điều kiện tưới nhỏ giọt, cây trồng bị hạn chế về lượng rễ và trữ lượng nước và chất dinh dưỡng có trong đất (Bar-Yosef et al., 1980)
Nói chung, thể tích đất nhỏ hơn đƣợc coi là có lợi vì giảm thiểu thất thoát nước và hóa chất nông nghiệp, nhưng sự thay đổi nhanh chóng của môi trường đƣợc tạo ra bởi hoạt động của thực vật trong thể tích rễ nhỏ Do đó, nồng độ chất dinh dưỡng và tần suất sử dụng của nó quan trọng hơn trong việc tưới tiêu so với các kỹ thuật tưới tiêu và bón phân thông thường Nhiều nghiên cứu đã đƣợc thực hiện với các loại cây trồng khác nhau để xác định nồng độ của các chất dinh dƣỡng (Bhella và Wilcox, 1985; Papadopoulos, 1987; Albregts et al , 1996; Locascio et al , 1997)
Lượng nước tưới được áp dụng thông quan hệ thống tưới nhỏ giọt ( Horton và cộng sự , 1982; Wierenga và Hendrickx, 1985; Locascio và cộng sự , 1989; Hartz, 1993)
Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu về việc xác định tần suất sử dụng nước tưới (Bar-Yosef và cộng sự , 1980; Locascio và cộng sự , 1985; Locascio và cộng sự , 1989; Hartz và cộng sự , 1994)
Tuy nhiên, thông tin về tần suất sử dụng các chất dinh dƣỡng đƣợc cung cấp bởi nước tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt còn khan hiếm, đặc biệt đối với rau trồng trong đất (Thomas et al , 2003)
MẪU NGHIÊN CỨU
Giống dƣa leo Hoa Sen VL – 639 F1
Phân bón hữu cơ tricho của Công ty TNHH FUGO Việt Nam
Hình 1 Hạt giống dƣa leo hoa sen – VL639
Hình 2 Phân bón hữu cơ tricho của Công ty TNHH FUGO Việt Nam
THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1 Thời gian Đề tài đã đƣợc thực hiện từ tháng 02/2023 đến tháng 05/2023
Thí nghiệm đƣợc thực hiện tại ruộng của nông dân ở xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
3.3.1 Dụng cụ và thiết bị nghiên cứu
Sổ tay, viết, leng, cuốc, màng phủ nông nghiệp, dây cước, thước đo cm, thước đo đường kính, khay ươm hạt giống, bình phun tưới nước, cọc cấm, cây làm dàn, đất trộn, tro trấu, máy tính, máy ảnh…
Các máy móc và một số thiết bị khác tại phòng thí nghiệm trường Đại học An
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức với 3 lần lặp lại và mỗi lần lặp lại 10m 2 Các nghiệm thức lần lƣợt là:
Bảng 1.Các nghiệm thức trong trí thí nghiệm
NT1 Không sử dụng phân bón
NT2 Phân bón hữu cơ tricho 30 1 lần vào lúc 7 ngày sau gieo
NT3 Phân bón hữu cơ tricho 30 2 lần vào lúc 7 và 24 ngày sau gieo NT4 Phân bón hữu cơ tricho 60 1 lần vào lúc 7 ngày sau gieo
NT5 Phân bón hữu cơ tricho 60 2 lần vào lúc 7 và 24 ngày sau gieo
Chuẩn bị cây con: Hạt giống sau khi mở gói được ngâm trong nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) khoảng 5 giờ sau đó vớt ra, để ráo và ủ trong khăn ẩm để chỗ mát khoảng 1 ngày cho hạt ra mầm, sau đó làm bầu bỏ hạt vào (bầu đƣợc làm bằng bọc nilong với đường kính khoảng 3 cm, giá thể là đất sạch và tro trấu) 1
27 hạt/bầu Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho bầu đất và cho mầm phát triển tốt
Trồng cây vào lô thí nghiệm: hạt nảy mầm đƣợc trồng trực tiếp vào lỗ màng phủ đã được đục sẵn với mật độ cây cách cây là 0,4 m Tưới nước thêm vào gốc cho cây tránh tình trạng mất nước và chết cây con
Trồng dặm: Sau khi trồng 3-4 ngày cần tiến hành trồng dặm vào những chỗ cây chết, đồng thời nhổ bỏ những cây yếu, cây bị sâu bệnh và trồng những cây khỏe mạnh vào làm giàn: Trước khi cây có tua cuốn (khoảng 20 ngày sau khi trồng) thì làm giàn Giàn được làm bằng cây sậy, tre và lưới chuyên dụng Tiến hành vắt đọt dƣa leo 2 ngày/lần
- Chăm sóc, tưới nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh:
Sau khi vừa trồng cây thì tưới nước 2 lần/ngày, để giữ độ ẩm cho cây và thường xuyên chăm sóc cây, tỉa nhánh, thụ phấn cho cây
Bón phân: Theo công thức phân bón đã đã chuẩn bị cho các nghiệm thức của thí nghiệm
Chăm sóc dọn cỏ và phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây dƣa leo
* Chỉ tiêu nông học: (quan sát 5 cây/ô thí nghiệm, định kỳ 7 ngày/lần)
Thu thập số liệu để lấy chỉ tiêu sinh trưởng và sâu bệnh hại của cây dưa leo ở
+ Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến nhánh cao nhất
+ Số lá trên thân chính (lá): Đếm số lá hiện diện trên thân chính
+ Số nhánh trên cây (nhánh/cây): Đếm số nhánh hiện diện trên cây
+ Theo dõi và ghi nhận tình hình sâu bệnh hại trong thời gian bố trí thí nghiệm
% sâu hại: (Số cây bị sâu hại/tổng số cây theo dõi) *100
% bệnh hại: (Số cây bị bệnh hại/tổng số cây theo dõi) *100
Theo dõi và thu thập số liệu qua mỗi đợt thu hoạch trái Trái đƣợc thu hoạch đúng kích thước của đặc tính giống Mỗi nghiệm thức đo ngẫu nhiên 5 trái + Chiều dài trái (cm): Đo từ cuống trái đến chóp đuôi trái
+ Đường kính trái (cm): Đo ở chỗ lớn nhất của trái
+ Trọng lƣợng trái trung bình qua mỗi đợt thu hoạch (gam)
+ Trọng lƣợng trái qua mỗi đợt thu hoạch của mỗi nghiệm thức (kg) Từ đó tính năng suất thực thu (tấn/ha)
Ghi nhận: Ngày gieo, mọc mầm, cây có lá thật thứ nhất, giai đoạn ra hoa đầu tiên, kết thúc lần thu trái đầu tiên
3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft office Excel Xử lý thống kê thí nghiệm bằng phần mềm SPSS, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác nhau giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình
GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Thí nghiệm đánh giá được sự ảnh hưởng của việc bổ sung phân bón hữu cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây dưa leo trong điều kiện ngoài đồng ruộng với 5 nghiệm thức:
NT1: không bổ sung phân hữu cơ
NT2: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml một lần ở 7 ngày sau gieo
NT3: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo NT4: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml một lần ở 7 ngày sau gieo
NT5: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo
4.1.1 Giai đoạn ƣơm mầm cây dƣa leo
Hạt giống qua xử lý nảy mầm sau đó đƣợc gieo vào khay để ƣơm cây Giá thể dùng để ƣơm cây là đất, tro và xơ dừa đã qua xử lý Cây con sau 7 – 10 ngày ƣơm thì có thể tiến hành đem đi trồng và bố trí thí nghiệm
Hình 3 Ƣơm cây vào khay
Hình 4 Bố trí thí nghiệm
4.1.2 Giai đoạn sinh trưởng và phát triển
Sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa leo được tính từ khi hạt nảy mầm tới khi cây ra hoa, hình thành trái và kết thúc thu hoạch, quá trình này phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc Ở giai đoạn từ 3-4 tuần sau khi trồng, cây dƣa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn và bắt đầu phân nhánh
Hình 5 Hoa dƣa leo và trái dƣa leo non
4.1.3 Một số bệnh trên cây dưa leo trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Bệnh chết héo cây con
Bệnh do loại nấm Rhizoctonia solani gây hại ở giai đoạn trồng cây con, nấm bệnh khiến cây con bị héo tóp thân, rễ cây bị thối
Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện độ ẩm cao khiến nấm sản sinh trong lòng đất, ở giai đoạn này cây con còn rất yếu nên dễ nhiễm bệnh khiến cây khó sinh trưởng tốt, thậm chí cây không thể sống được
Cần xử lý đất trồng thật kỹ trước khi gieo trồng cây con, có thể sử dụng các loại thuốc nhƣ Anvil, Validacin, Copper-B, Bonanza, Rovral, Hinosan hoặc Tilt super phun trên đất trồng (Tạp chí vithaco Hà Nội)
Hình 6 Bệnh héo chết cây con
Bệnh đốm lá, đốm phấn, sương mai
Bệnh đốm phấn do loại nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra, bệnh gây hại chủ yếu trên lá, ở mặt dưới lá có tơ nấm màu trắng phủ trắng như bột hoặc có màu vàng nhạt, đó là bào tử của nấm bệnh, lá đốm vàng sau 3 – 4 ngày biến thành màu nâu đen, lá cháy úa vàng và khô rụng, thân cây khô, cây trụi lá và khô chết Bệnh gây hại nặng ở giai đoạn cây trổ hoa đến mang trái khiến cây cho năng suất thấp và chất lƣợng trái kém, có thể khiến cây bị chết
Bệnh thường xuất hiện từ lá già ở gốc lan lên lá non Loại bệnh hại này thường phát triển mạnh vào thời điểm mùa mƣa, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp 18 – 20ºC Phòng & Trị:
Tránh trồng dƣa leo chung với các loại cây trồng nhƣ bầu, bí và các loại cây thân leo, bò khác
Lên luống cao cho đất trồng để đất thoát nước
Thường xuyên tỉa bỏ bớt các lá già dưới gốc và lá bệnh, tiêu hủy các cây lá bị bệnh
Khi phát hiện dấu hiệu bệnh có thể dùng một số thuốc để phun Benlate-
C, Curzate, Copper-B, Daconil 500 SC, Mancozeb, Ridomil, Metalaxyl Zineb hoặc Viroxyl 58 WP để tiêu diệt nấm bệnh (Tạp chí Cẩm Nang Cây Trồng)
4.1.4 Một số sâu trên cây dưa leo trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Sâu vẽ bùa (Liroomyza spp.) (còn gọi là dòi đục lá hay ruồi đục lá) Trưởng thành là một loài ruồi nhỏ có chấm màu vàng trên lƣng gần phần đầu, kích thước rất nhỏ từ 2 đến 3 mm Ruồi cái thường đẻ trứng trên mặt lá Trứng nở thành dòi non (ấu trùng) đục khoét ăn lớp diệp lục ở giữa hai mặt lá tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo (vẽ bùa) Khi đẫy sức, dòi chui ra ngoài làm nhộng, thường nằm trên bề mặt lá rồi rơi xuống đất sau đó hoá thành ruồi trưởng thành tiếp tục đẻ trứng hoàn thành vòng đời của mình
Vòng đời của ruồi thường rất ngắn, thông thường khoảng 2 tuần lễ cho nên mức độ gây hại trở thành rất lớn, lứa nọ gối lứa kia chồng chất lên nhau Những đường hầm do dòi đục khoét làm giảm khả năng quang hợp, làm cho những phần lá ăn đƣợc mất phẩm chất và tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập là nguyên nhân chính dẫn đến thất thu sản lƣợng
Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dƣ cây trồng
- Dùng bẫy dính màu vàng để diệt ruồi
Dùng thuốc gốc lân hoặc gốc cúc kết hợp với dầu khoáng: ANITOX 50SC,CARMETHRIN 10EC,25EC, FENTOX 25EC.Các loại thuốc khác : CAREMAN 40EC , DELTOX 2,5EC, CANON 100SL, thuốc gốc điều hòa sinh trưởng như Cyromazine và các loại dầu khoáng
+ Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng rất nhanh quen thuốc Vì thế, bạn nên thường xuyên thay đổi lọai thuốc để giảm bớt áp lực gây quen thuốc cho chúng
+ Có thể dùng luân phiên các thuốc Trigard 100SL với hỗn hợp hoạt chất Chlorantraniliprole + Abamectin,…(Báo Dân Trí )
Thu hoạch đợt trái đầu tiên: Chỉ sau 35-50 ngày sau khi gieo hạt, cây sẽ cho thu hoạch đợt trái đầu tiên Khi trái đậu đƣợc 7 - 10 ngày tuổi có thể thu hoạch không nên để quá già sẽ ảnh hưởng đến lứa trái sau Nên thu trái vào buổi sáng để Cách thu hoạch: Dùng kéo hoặc dao để cắt dƣa leo xuống, cắt vào vị trí cuống trái
Các đợt đầu tiên, cây dƣa leo sẽ cho khá ít trái Các đợt tiếp theo, cây sẽ ra nhiều trái hơn Thời kỳ trái rộ có thể thu 2 - 3 ngày 1 lần Đừng để những trái dƣa leo quá già vì khi đó nó sẽ có vị đắng Nếu trái bị vàng ở dưới cùng là dấu hiệu dưa leo đã chín quá cần loại bỏ các trái đó ngay lập tức Dưa leo nên được thu hoạch ngay trước khi chúng bắt đầu chuyển sang màu vàng
34 Hình 9 Thu hoạch dƣa leo
PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU
4.2.1 Ảnh hưởng của việc bổ sung phân bón hữu cơ đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây dƣa leo
Bảng 2.Chiều cao của cây dƣa leo (cm) ở 7, 14, 21 và 28 ngày sau gieo
Ghi chú: NT: Nghiệm thức; Trong cùng một cột, các chữ theo sau các giá trị trung bình nếu giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê:” ns”, khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%”*” :
NT1: không bổ sung phân hữu cơ NT2: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml một lần ở
7 ngày sau gieo NT3: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo NT4: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml một lần ở 7 ngày sau gieo NT5: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo
Kết quả phân tích chỉ tiêu chiều cao cây dƣa leo trên các nghiệm thức trình bày ở Bảng 2 đƣợc ghi nhận ở các thời điểm 7, 14, 21,2 8 ngày sau gieo (NSG) Kết quả cụ thể nhƣ sau: Ở thời điểm 7 NSG cho thấy chiều cao cây dƣa leo giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt về mặt thống kê (Bảng 2) Ở thời điểm 14 NSG cho thấy chiều cao cây dƣa leo cao nhất ở NT5 là 19,43 cm, tiếp theo là NT3 (19,00 cm), NT2 (18,80 cm) và NT4 (18,56 cm) Chiều cao cây dƣa leo giữa các nghiệm thức có bổ sung phân hữu cơ Tricho không có sự khác biệt về mặt thống kê Tuy nhiên, chiều cao cây dƣa leo của các nghiệm thức có bổ sung phân hữu cơ Tricho có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (16,76 cm) (bảng 2) Ở thời điểm 21 NSG cho thấy chiều cao cây dƣa leo cao nhất ở NT5 là 44,73 cm Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT4 (44,13 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT2 (42,33 cm), NT1 (39,93 cm) và NT3 (42,76 cm) Tuy nhiên, Chiều cao cây dƣa leo giữa NT2 và NT3, NT3 và NT4 không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (bảng 2)
36 Ở thời điểm 28 NSG cho thấy chiều cao cây dƣa leo cao nhất ở NT5 80,86 cm Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT3 (78,00 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT2 (74,73 cm) và NT4 (75,60 cm) Tuy nhiên, giữa các NT4, NT2, NT3 và NT1 có sự khác biệt khi phân tích thống kê (bảng 2) Kết quả thể hiện ở Bảng 2 cho thấy xử lý 60ml phân bón hữu cơ Tricho 2 lần ở NT5 giúp chiều cao cây dƣa leo cao hơn so với nghiệm thức còn lại
Hình 10 Cây dƣa leo sau bảy ngày gieo
Bảng 3 số lá của cây dƣa leo (lá) ở 7, 14, 21 và 28 ngày sau gieo
Ghi chú: NT: Nghiệm thức; Trong cùng một cột, các chữ theo sau các giá trị trung bình nếu khác nhau thì khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%”*” :
NT1: không bổ sung phân hữu cơ NT2: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml một lần ở
7 ngày sau gieo NT3: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo NT4: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml một lần ở 7 ngày sau gieo NT5: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo
Kết quả phân tích chỉ tiêu số lá cây dƣa leo trên các nghiệm thức trình bày ở bảng 3 đƣợc ghi nhận ở các thời điểm 14, 21, 28 ngày sau trồng (NSG) Kết quả cụ thể nhƣ sau: Ở thời điểm 14 NSG cho thấy số lá cây dƣa leo nhiều nhất ở NT3 là 5,86 lá Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT2 là (5,33 lá), NT4 là (5,53 lá) và NT5 là (5,73 lá) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (4,80 lá) Tuy nhiên,giữa NT2, NT3, NT4 và NT5 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (Bảng 3) Ở thời điểm 21 NSG cho thấy số lá cây dƣa leo nhiều nhất ở NT5 là là 9,40 lá Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT4 là (8,93 lá) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (7,53 lá), NT2 là (8,06 lá) và NT3 là (8,53 lá) Tuy nhiên, giữa NT1 và NT2 là không có sự khác biệt khi phân tích thống kê, NT2 và NT3 có sự khác biệt khi phân tích thống kê, NT3 và NT4 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (Bảng 3) Ở thời điểm 28 NSG cho thấy số lá cây dƣa leo nhiều nhất ở NT3 là 15,56 lá Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT2 (14,50 lá), NT4 (14,20 lá) và NT5 (15,46 lá) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (13,80 lá) Tuy
38 nhiên, giữa các nghiệm thức bổ sung phân hữu cơ không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (Bảng 3)
Kết quả thể hiện ở Bảng 3 cho thấy xử lý 30ml và 60ml phân bón hữu cơ Tricho 2 lần NT3 VÀ NT5 giúp số lá cây dƣa leo nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng
Hình 11 Cây dƣa leo 14 ngày sau gieo
Bảng 4 Số nhánh của cây dƣa leo ở 10, 20, 30 và 40 ngày saugieo
Nghiệm thức Ngày sau trồng
Ghi chú: NT: Nghiệm thức; Trong cùng một cột, các chữ theo sau các giá trị trung bình nếu giống nhau thì không khác biệt qua phân tích thống kê:” ns”, khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%”*” :
NT1: không bổ sung phân hữu cơ NT2: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml một lần ở
7 ngày sau gieo NT3: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo NT4: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml một lần ở 7 ngày sau gieo NT5: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo
Kết quả phân tích chỉ tiêu số nhánh cây dƣa leo trên các nghiệm thức trình bày ở bảng 4 đƣợc ghi nhận ở các thời điểm 21, 28 ngày sau gieo (NSG) Kết quả cụ thể nhƣ sau: Ở thời điểm 21 NSG cho thấy số nhánh cây dƣa leo cao nhất ở NT4 và NT5 là
1 nhánh Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT2 (0,56 nhánh) và NT3 (0,70 nhánh) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (1,00 nhánh) Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức bổ sung phân hữu cơ không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (bảng 4) Ở thời điểm 28 NSG giữa các nghiệm thức không có sự kh.ác biệt về mặt thống kê (bảng 4)
Kết quả thể hiện ở Bảng 4 cho thấy việc sử lý phân bón không ảnh hưởng đến số nhánh của cây
Hình 12 Cây dƣa leo ở thời điểm 21 và 28 ngày sau gieo
4.2.2 Ảnh hưởng của việc bổ sung phân bón hữu cơ đến năng suất trên trái dƣa leo
Hình 13 Cây dƣa leo thời điểm thu hoạch
Bảng 5.Chiều dài trái dƣa leo (cm) qua các đợt thu hoạch đợt 1, đợt 2, đợt
3, đợt 4 mỗi đợt cách nhau 7 ngày
Nghiệm thức Đợt thu hoạch Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4
Ghi chú: NT: Nghiệm thức; Trong cùng một cột, các chữ theo sau các giá trị trung bình nếu khác nhau thì khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%”*” :
NT1: không bổ sung phân hữu cơ NT2: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml một lần ở
7 ngày sau gieo NT3: bổ sung phân hữu cơ Tricho 30ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày
41 sau gieo NT4: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml một lần ở 7 ngày sau gieo NT5: bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml hai lần ở 7 ngày và 21 ngày sau gieo
Kết quả phân tích chỉ tiêu chiều dài trái dƣa leo trên các nghiệm thức trình bày ở bảng 5 đƣợc ghi nhận ở các thời điểm đợt 1, đợt 2, đợt 3, đợt 4 ngày sau gieo (NSG) Kết quả cụ thể nhƣ sau: Ở thời điểm thu hoạch ngày đợt 1 cho thấy chiều dài trái dƣa leo dài nhất ở NT5là 19,13 cm Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT4 (18,56 cm) và NT3 (18,16 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so NT1 (16,83 cm) và NT2 (17,53 cm) Tuy nhiên, giữa NT1, NT2 và NT3 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (bảng 5) Ở thời điểm thu hoạch ngày đợt 2 cho thấy chiều dài trái dƣa leo dài nhất ở NT5 là 19,46 cm Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT3 (18,40 cm), NT4 (19,06 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (15,66 cm) và NT2 (18,16 cm) Tuy nhiên, giữa NT4, NT3 và NT2 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê ( bảng 5) Ở thời điểm thu hoạch ngày ĐỢT 3 cho thấy chiều dài trái dƣa leo dài nhất ở NT5 là 19,20 cm Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT4 (18,86 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (17,100 cm), NT2 (17,70 cm) và NT3 (18,06 cm) Tuy nhiên, giữa nghiệm thức đối chứng, NT2 và NT3 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê, NT3 và NT4 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (bảng 5) Ở thời điểm thu hoạch ngày đợt 4 cho thấy chiều dài trái dƣa leo dài nhất ở NT5 là 19,13 cm Nghiệm thức này không có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT4 (19,00 cm) nhƣng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với NT1 (17,10 cm), NT2 (17,80 cm) và NT3 (18,06 cm) Tuy nhiên, giữa NT1 và NT2 lần không có sự khác biệt khi phân tích thống kê, NT2 và NT3 không có sự khác biệt khi phân tích thống kê (bảng 5)
KẾT LUẬN
Đánh giá sự ảnh hưởng của việc xử lý loại phân bón hữu cơ đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất trên cây dưa leo trong điều kiện ngoài đồng ruộng có kết quả nhƣ sau:
Kết quả thể hiện ở Bảng 2 cho thấy xử lý 60ml phân bón hữu cơ Tricho 2 lần ở NT5 giúp chiều cao cây dƣa leo cao hơn so với nghiệm thức còn lại
Kết quả thể hiện ở Bảng 3 cho thấy xử lý 30ml và 60ml phân bón hữu cơ Tricho 2 lần NT3 VÀ NT5 giúp số lá cây dƣa leo nhiều hơn so với nghiệm thức đối chứng
Kết quả thể hiện ở Bảng 4 cho thấy việc sử lý phân bón không ảnh hưởng đến số nhánh của cây
Kết quả thể hiện ở Bảng 5 cho thấy bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml ở NT4 và NT5 giúp chiều dài trái dƣa leo dài hơn so với các nghiệm thức còn lại Kết quả Bảng 6 cho thấy việc xử lý phân bón không ảnh hưởng đến đường kính trái
Kết quả thể hiện ở bảng 7 cho thấy bổ sung phân hữu cơ Tricho 60ml hai lần giúp trọng lƣợng trái dƣa leo lớn hơn so với nghiệm thức còn lại
Qua kết quả Bảng 8 cho thấy, về năng suất thực tế của NT5 cho năng suất cao nhất là 8,24 tấn/ha Tiếp đó là NT3 là 8,23 tấn/ha và NT4 là 7,91 tấn/ha, còn NT1(Không sử dụng phân bón hữu cơ) thì cho năng suất thấp nhất là 7,54 tấn/ha.
KIẾN NGHỊ
Nên tiến hành thêm các nghiên cứu về hàm lƣợng phân bón hữu cơ khác nhau để cây dưa leo đạt sinh trưởng tốt và năng suất cao