1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng các biện pháp hồi phục sau tập luyện thể thao cho sinh viên trường cao đẳng y tế thái nguyên

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Các Biện Pháp Hồi Phục Sau Tập Luyện Thể Thao Cho Sinh Viên Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Khắc Hoạch
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,73 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (12)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1 Cơ sở khoa học của trạng thái mệt mỏi (13)
      • 1.1.1 Khái niệm mệt mỏi (13)
      • 1.1.2 Nguyên nhân mệt mỏi (14)
      • 1.1.3 Chẩn đoán mệt mỏi trong hoạt động TDTT (20)
      • 1.1.4 Đặc điểm mệt mỏi trong các hoạt động thể lực khác nhau (22)
    • 1.2 Cơ sở khoa học của hồi phục (23)
      • 1.2.1 Khái niệm hồi phục (23)
      • 1.2.2 Bản chất của quá trình hồi phục và đặc điểm quá trình hồi phục (25)
      • 1.2.3 Phương pháp hồi phục (27)
    • 1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên(18 - 25 tuổi) [23] (28)
      • 1.3.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên lứa tuổi (28)
      • 1.3.2. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên (33)
    • 1.4 Đặc điểm trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên (36)
    • 1.5. Các công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu trong nước (37)
  • Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1 Phương pháp nghiên cứu (40)
      • 2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu (40)
      • 2.1.2 Phương pháp phỏng vấn (40)
      • 2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm (41)
      • 2.1.4 Phương pháp kiểm tra y sinh (41)
      • 2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm (43)
      • 2.1.6 Phương pháp toán học thống kê (56)
    • 2.2 Đối tƣợng và tổ chức nghiên cứu (58)
      • 2.2.1 Đối tƣợng nghiên cứu (0)
      • 2.2.2 Thời gian nghiên cứu (59)
      • 2.2.3 Địa điểm nghiên cứu (59)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (60)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (76)

Nội dung

Nếu không đƣợc hồi phục đúng mức sẽ gây ra mệt mỏi kéo dài và có thể sẽ dẫn đến việc tập luyện quá mức gây ảnh hƣởng đến sức khỏe và khả năng hoạt động thể lực của đối tƣợng tập luyện..

Mục đích nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu với mục đích: Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp hồi phục sau hoạt động học tập môn GDTC cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên, đề tài tiến hành lựa chọn biện pháp hồi phục phù hợp, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả hồi phục sau vận động cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho các hoạt động tiếp theo.

Mục tiêu nghiên cứu

Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài xác định giải quyết hai mục tiêu nghiên cứu sau:

- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng và xây dựng các biện pháp hồi phục sau tập luyện Thể thao của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Mục tiêu 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả các biện pháp hồi phục sau tập luyện cho sinh viên trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên.

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Cơ sở khoa học của trạng thái mệt mỏi

Trong y học, mệt mỏi là một trạng thái nhận thức đƣợc biểu hiện qua một loạt các đau đớn, thường gắn với sự yếu đi của thể chất hoặc tinh thần, trạng thái mệt mỏi có thể biến đổi từ trạng thái chung của sự hôn mê đến cảm giác đau đớn của từng nhóm cơ cụ thể Mệt mỏi thể chất là thuật ngữ trực tiếp cho trạng thái giảm hoặc mất khả năng dùng lực bằng cơ bắp thực hiện những động tác [86]

Theo GS.TS Lê Quý Phƣợng: Mệt mỏi là sự giảm khả năng làm việc do lao động trước đo gây ra Nhưng cần phải nhấn mạnh tính chất tạm thời và thuận nghịch của hiện tƣợng mệt mỏi Vì vậy mệt mỏi là trạng thái cơ thể con người tạm thời giảm khả năng hoạt động Giảm khả năng hoạt động là biểu hiện bên ngoài quan trọng nhất và là dấu hiệu cơ bản của quá trình mệt mỏi Mệt mỏi là quá trình sinh lý học tự nhiên, là một phản ứng bảo vệ sinh học nhằm chống lại sự suy yếu chức năng của hệ thần kinh trung ƣơng [48]

Theo tài liệu của PGS.TS Trịnh Hùng Thanh - Trịnh Toán: Mệt mỏi là quá trình chức năng sinh lý không thể tiếp tục hoặc các cơ quan cơ thể không duy trì cường độ dự định Từ khái niệm trên, theo góc độ sinh hóa mệt mỏi thể hiện ở hai mặt:

- Khi tập luyện công sức tối đa, hệ thống năng lƣợng sinh ra giảm xuống

- Sức mạnh cơ bắp giảm

Theo quan điểm sinh lý học thì mệt mỏi vận động viên không thể tiếp tục bỏ sức ra bởi khả năng vận động bị suy giảm VĐV có kinh nghiệm họ có thể cảm nhận đƣợc thời điểm mệt mỏi, do vậy họ tự biết điều chỉnh sức lực của mình trong phạm vi cho phép Trong quá trình huấn luyện, nên luyện cho VĐV biết khả năng tự điều chỉnh, phân phối sức lực Mệt mỏi trong hồi phục sẽ tránh được nhưng tổn thương cơ bắp và các bộ phận cơ thể, nhất là cơ quan não bộ

Nguyên nhân của mệt mỏi là các sản phẩm trao đổi chất trong quá trình lao động tạo thành mà trước hết là axit lactic Điểm phát sinh của tác dụng độc tố đó là bản thân của các cơ bắp, hay theo các quan niệm hoàn thiện hơn là những chỗ tiếp nối thần kinh cơ Lý thuyết này đƣợc phổ cập rộng rãi sau những công trình nghiên cứu của Hill và Meirehoff về ý nghĩa của axit lactic trong sự trao đổi chất ở cơ làm việc [45], [10], [51]

Do hoạt động thể lực đa dạng và sự tham gia của các cơ quan vào mỗi hoạt động khác nhau nên nguyên nhân gây mệt mỏi cũng khác nhau [14],[23]

* Thứ nhất là ở địa điểm phát sinh mệt mỏi

- Hệ các cơ quan điều khiển bao gồm hệ thần kinh trung ƣơng, hệ thần kinh dinh dƣỡng, hệ nội tiết

- Hệ các cơ quan đảm bảo dinh dƣỡng cho hoạt động thể lực: Hệ máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp

- Hệ vận động: Bộ máy thần kinh - cơ ngoại biên

* Thứ hai Mệt mỏi do cơ chế: Mệt mỏi trong hoạt động thể lực giải thích bằng bốn cơ chế cơ bản sau:

- Mệt mỏi do trung tâm thần kinh: Bất kỳ hoạt động nào, các trung tâm thần kinh, là cơ quan điều khiển cao nhất, đều có những biến đổi rõ rệt và xuất hiện rất sớm

- Mệt mỏi do nhiễm độc các sản phẩm trao đổi chất nhƣ: Axítlắctic, oxy làm cho độ pH giảm, làm hạn chế quá trình Glucôphân tức là hạn chế việc cung cấp năng lực cần thiết để co cơ

- Mệt mỏi do thiếu oxy trong vận động

- Mệt mỏi do cạn dự trữ năng lƣợng

Khi thực hiện bất kì một hoạt động thể lực nào, các trung tâm thần kinh là cơ quan điều khiển cao nhất, đều có những biến đổi rõ rệt và xuất hiện rất sớm

Kích thích hoặc ức chế các trung tâm thần kinh vận động, nhất là các trung tâm ở vỏ não đều có thể làm tăng hoặc giảm khả năng vận động Sự mệt mỏi ở trung tâm thần kinh có thể xuất hiện khi tế bào thần kinh hoạt động mạnh và kéo dài Theo Paplop, sự mệt mỏi này là biểu hiện của ức chế bảo vệ trên giới hạn phát sinh khi hưng phấn quá mức ngoài ra, các xung động hướng tâm đơn điệu hoặc cường độ mạnh đi từ các cơ quan cảm thụ ngoại biên ở cơ, dây chằng, bao khớp cũng có thể gây ức chế trên giới hạn trong các trung tâm thần kinh [24], [54]

Trong họat động thể lực, nhất là trong hoạt động thiếu oxy với công suất dưới cực đại, năng lượng được cung cấp chủ yếu bằng cách phân giải glucoza yếm khí Quá trình này tạo ra một lƣợng axit lactic rất lớn, làm giảm độ pH của cơ thể Axit lactic và độ pH làm hạn chế quá trình gluco phân, tức là hạn chế việc cung cấp năng lƣợng cần thiết để co cơ Nhƣ vậy là việc hình thành và tích tụ axit lactic (và một số sản phẩm trao đổi chất khác) làm giảm khả năng hoạt động của cơ Trong trường hợp này mệt mỏi xuất hiện do cơ bị nhiễm độc chỉ có vai trò chủ yếu đối với sự phát sinh mỏi mệt trong các hoạt động đƣợc cung cấp năng lượng bằng con đường gluco phân yếm khí tạo axit lactic [45], [52]

Có thể có các nguồn dự trữ năng lƣợng chủ yếu là hệ photphagen (ATP và CP) ở trong cơ và đường (glycogen và glucoza) chứa trong cơ và gan Trong các hoạt động thể lực với công suất tối đa hoặc gần tối đa, hàm lƣợng ATP-CP có thể giảm đi đáng kể (50-90% so với mức ban đầu -Kox).Glucoza và đặc biệt là glycozen trong các cơ có thể bị phân giải hoàn toàn hoặc không hoàn toàn khi thực hiện các hoạt động công suất dưới cực đại hoặc công suất lớn hơn Vì vậy việc cạn dự trữ năng lƣợng đƣợc coi là một trong các cơ chế làm xuất hiện mệt mỏi trong hoạt động thể lực

Mệt mỏi trong hoạt động thể lực còn đƣợc giải thích bằng cơ chế thiếu oxy trong vận động, do khả năng hạn chế của hệ vận chuyển oxy bao gồm hệ hô hấp, hệ máu, hệ tuần hoàn Sự thiếu oxy làm cho các tế bào cơ cũng nhƣ tế bào thần kinh bị" ngạt thở "gây ra hiện tƣợng ức chế ở trung tâm thần kinh, tích tụ axitlactic hoặc cạn dự trữ năng lƣợng do không đƣợc tái tổng hợp kịp thời

* Trên cơ sở địa điểm và cơ chế phát sinh mệt mỏi, trong hoạt động thể lực trong sinh lý học hình thành 2 thuyết mệt mỏi cơ bản:

- Thuyết thứ nhất: Thuyết thể dịch - cục bộ.Cho rằng nguyên nhân mệt mỏi là do những rối loạn cục bộ nằm ở các cơ quan vận động

Ví dụ: Vận động viên chạy ngắn thì mệt cơ chân

Vận động viên 3000m thì mệt mỏi ở hệ tuần hoàn, hô hấp

- Thuyết thứ 2: Thuyết thần kinh trung ƣơng.Giải thích sự mệt mỏi xuất hiện hoàn toàn do hoạt động của hệ thần kinh, cụ thể là của vỏ não

* Các số liệu thực nghiệm cho thấy, không thể hạn chế nguyên nhân mệt mỏi ở một cơ quan, hệ cơ quan riêng lẻ nào, kể cả hệ thần kinh

Hoạt động thể lực đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan và hệ cơ quan khác nữa nhƣ cơ vân, hệ hô hấp, tim mạch, máu, các tuyến nội tiết.v.v

* Các giai đoạn phát triển của mệt mỏi

Mệt mỏi trong hoạt động thể lực phát triển theo 2 giai đoạn:

- Mệt mỏi có thể khắc phục: Khả năng hoạt động không bị giảm sút rõ rệt do thay đổi sự phối hợp của các cơ quan dưới tác động của nỗ lực, ý chí

Cơ sở khoa học của hồi phục

Sau khi kết thúc vận động, các chức năng cơ thể dần dần ổn định và trở lại trạng thái ban đầu hay còn gọi là quá trình hồi phục Tùy theo cường độ, khối lượng vận động và cả đặc điểm cá biệt từng người cũng như phương pháp hồi phục, thời gian hồi phục sẽ dài ngắn khác nhau

GS.TS Lê Quý Phƣợng cho rằng một trong những vấn để quan trọng nhất của thể thao hiện đại là nâng cao khả năng vận động của VĐV Muốn vậy chúng ta cẩn phải tổ chức tuyển chọn tốt, kết hợp giữa nâng cao khối lƣợng và cường độ vận động với phương pháp hồi phục khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn và đặc điểm thể chất con người Việt Nam Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng “không có mệt mỏi thì không có huấn luyện”, “không có hồi phục thì không có nâng cao” Vì vậy, muốn đạt thành tích thể thao cao thì vấn đề hồi phục phải được xem như một phần của chương trình huấn luyện thể thao, hay nói cách khác hồi phục phải đƣợc xem nhƣ một trong những mắt xích quan trọng nhất của chu trình đào tạo VĐV cấp cao

Công thức cho sự thành công trong tập luyện là:

Lượng vận động cao + Hồi phục phù hợp = Năng lực vận động tốt nhất

Nguyên lý hồi phục: Ngay sau khi ngừng vận động là xảy ra những biến đổi ngƣợc lại trong các hoạt động sống của các hệ cơ quan đã tham gia vào quá trình hoạt động cơ Tổng hòa tất cả sự biến đổi này đƣợc gọi là quá trình hồi phục Trong quá trình hồi phục, cơ thể đào thải các sản phẩm của quá trình trao đổi chất, tái tạo nguồn năng lƣợng dự trữ, tái tạo hệ men Thực chất chính là giải quyết vấn đề mất cân bằng nội môi tạm thời trong quá trình hoạt động cơ Hồi phục không chỉ đơn giản là đƣa cơ thể trở lại trạng thái ban đẩu, mà nó còn đảm bảo các hoạt động chức năng cơ thể ở mức cao hơn - đó chính là hiệu quả tập luyện

Trong chương trình huấn luyện, hồi phục được thiết kế ở mỗi buổi tập và có thể chia làm các hình thức:

- Hồi phục chủ động (tích cực): Đƣợc thực ngay trong những giờ nghỉ xen kẽ, ngay sau một buổi, một ngày hay một tuần tập luyện bằng căng cơ sau tập, bơi lội, bằng các trò chơi tập thể, các môn thể thao giải trí khác

- Hồi phục thụ động: Bằng áp đụng các phương pháp thuỷ trị liệu, xoa bóp thể thao, ngủ đủ giờ và việc bổ sung dinh dưỡng, nước và các chất điện giải đã tiêu hao trong quá trình vận động

Quá trình hồi phục cơ thể vận động viên có thể chia làm 4 pha: Pha hồi phục nhanh, pha hồi phục sớm, pha hồi phục vƣợt mức và pha hồi phục muộn

Hai pha đầu tương ứng với gian đoạn hồi phục khả năng làm việc bị giảm sút trong quá trình hoạt động cơ Pha thứ 3 là tăng khả năng làm việc và pha thứ 4 là trở lại mức ban đầu hoặc ổn định ở mức trạng thái cao hơn

Tốc độ và thời gian hồi phục phần lớn các chỉ số chức năng phụ thuộc trực tiếp vào công suất vận động, nếu công suất vận động càng lớn thì sự biến đổi xảy ra trong vận động càng nhiều tương ứng với nó thì tốc độ hồi phục càng cao Điều đó có thể hiểu là thời gian vận động với công suất cực đại càng ngắn thì hồi phục càng nhanh Thật vậy, thời gian hồi phục phần lớn các chức năng sau hoạt động yếm khí cực đại là vài phút, còn sau hoạt động cứ kéo dài có thể lên đến vài ngày

Sự hồi phục các chức năng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau và trong cùng một pha hồi phục xảy ra theo các chiều hướng khác nhau, như vậy các chức năng ấy đạt mức độ lúc ban đầu vào các thời điểm khác nhau Vì vậy, khi nói về kết thúc quá trình hồi phục chỉ dựa trên một số chức năng là chƣa đầy đủ và chính xác

Khả năng làm việc và nhiều chỉ số chức năng của cơ thể trong quá trình hồi phục sau hoạt động cơ căng thẳng sẽ cao hơn trước khi hoạt động cơ, vì vậy pha hồi phục đó còn gọi là pha hồi phục vƣợt mức [24]

1.2.2 Bản chất của quá trình hồi phục và đặc điểm quá trình hồi phục

Bản chất của quá trình hồi phục

- Đào thải các sản phẩm trao đổi chất: Axítlắctic, urê, CO2 qua con đường bài tiết

- Phục hồi các năng lƣợng đã mất đi và tổng hợp,các men thích ứng

VD: Sau khi đường cung cấp cho hoạt động, nó được tổng hợp lại và tăng lên ở dạng dự trữ để chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo

- Đƣa cơ thể trở về trạng thái ban đầu

VD: Tần số nhịp tim tăng lên khi vận động, khi nghỉ ngơi lại trở về mức ban đầu là 75 lần/1' (bình thường) còn với vận động viên thậm chí thấp hơn 55-

60 lần/1 phút Đó là sự biểu hiện của sự thích nghi với vận động

- Biến đổi trong quá trình hồi phục sẽ làm tăng khả năng chức phận, tăng đồng hoá các chất

* Khả năng chức phận là các chức năng của bộ phận cơ thể

+ Trạng thái chức năng: Bao gồm cả cấu trúc và chức năng

Ví dụ: Tim vận động viên có sự phì đại mới có lưu lượng phút là 32 đến

+ Trạng thái thể chất bao gồm cả cấu trúc, chức năng và tố chất vận động

Ví dụ: Cơ phì đại thì chức năng co rút, thả lỏng nhanh và biểu thị tăng tố chất sức nhanh, sức mạnh Đặc điểm của quá trình hồi phục

Quá trình hồi phục của các chức năng sinh lý xảy ra theo một số đặc điểm chung sau

- Quá trình hồi phục của từng chức năng cũng nhƣ khả năng hoạt động thể lực nói chung xảy ra theo hình làn sóng và không đều, được biểu diễn theo một đường đồ thị dạng hình sin, tăng giảm theo tính chất có quy luật theo chu kỳ tắt dần

- Nhịp độ hồi phục của các chức năng sinh lý xảy ra không đều: Ngay sau hoạt động, sự hồi phục chức năng xảy ra nhanh hơn, sau đó chậm hơn

- Các chức năng sinh lý khác nhau, thậm chí chỉ số sinh lý khác nhau hồi phục với tốc độ khác nhau

- Khả năng hoạt động thể lực và nhiều chức năng liên quan với khả năng hoạt động thể lực của cơ thể sau hoạt động với cường độ lớn không chỉ hồi phục đến mức trước vận động mà còn vượt quá mức đó, tạo ra sự hồi phục vượt mức

Phân loại quá trình hồi phục : Có 4 giai đoạn

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên(18 - 25 tuổi) [23]

1.3.1 Đặc điểm tâm lý của sinh viên lứa tuổi Đây là thời kỳ các SV đã phát triển đầy đủ các chức năng tâm lý, là giai đoạn thống nhất, hài hoà của con người gắn liền với sự nâng cao một cách rõ rệt năng lực làm việc, nhân cách cơ bản đƣợc hình thành và luôn có tính độc lập cao, thể hiện thái độ một cách rõ ràng

Tuổi công dân của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định từ 18 tuổi trở lên Ðiều này đƣợc xác định chủ yếu căn cứ vào sự chín muồi sinh học của con người Nhiều công trình nghiên cứu về xã hội học, tâm lý học trên thế giới cho thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín muồi về tâm lý và xã hội rất nhiều Bởi vậy, dưới góc độ tâm lý học mà xét, tuổi trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2 - 3 năm Theo tiến sĩ Vũ Thị Nho: “Sự chín muồi về mặt sinh lý, thể chất nghĩa là sự hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng nhƣ làm một người lao động thực thụ trong gia đình và xã hội, có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân: đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình”

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên SV bị chi phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động Ðây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thần của xã hội Những đặc điểm phát triển tâm lý ở những thanh niên SV rất phong phú, đa dạng và không đồng đều Đƣợc thể hiện qua những nét cơ bản sau đây: a Sự thích nghi của SV với cuộc sống và hoạt động mới

Trong thời gian ở trường Ðại học - Cao đẳng, SV phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng nhƣ các sinh hoạt trong đời sống tập thể của SV Quá trình thích nghi này tập trung chủ yếu ở các mặt nhƣ: Nội dung học tập mang tính chuyên ngành, phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học, môi trường sinh hoạt mở rộng phạm vi quốc gia, thậm chí quốc tế, nội dung và cách thức giao tiếp với thầy, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hội phong phú, đa dạng Sự thích ứng này đối với mỗi SV không hoàn toàn nhƣ nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống cụ thể của họ quy định

Mức độ thích nghi này có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của họ, bởi vậy có ý nghĩa chi phối rõ rệt hơn Ở đây người SV gặp một loạt các mâu thuẫn cần giải quyết nhƣ: Mâu thuẫn giữa ƣớc mơ, kỳ vọng của SV với khả năng, điều kiện để thực hiện ƣớc mơ đó Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thời gian biểu nhất định Mâu thuẫn giữa lượng thông tin rất nhiều trong xã hội hiện tại với khả năng và thời gian có hạn Ðể phát triển, SV phải biết giải quyết tất cả các mâu thuẫn đó một cách hợp lý Với mọi SV điều này không dễ vƣợt qua Ở đây, một mặt người SV phải tích cực hoạt động, biết sắp xếp thời gian, mặt khác việc tổ chức dạy và học ở các trường ĐH, cao đẳng cần hỗ trợ giúp SV giải quyết các mâu thuẫn trên b Sự phát triển về nhận thức, trí tuệ của SV

Hoạt động nhận thức của SV thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở Song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển, linh động tuỳ theo từng hoàn cảnh có vấn đề Bởi vậy, đa số SV lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy, cô giáo trình bày Họ thường ít thoả mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nắm vấn đề sâu và rộng hơn c Sự phát triển động cơ học tập ở SV Ðộng cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập Ðộng cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Có thể là những yếu tố tâm lý của chính chủ thể như hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng sống Cũng có thể đó là những yếu tố nằm ngoài chủ thể nhƣ yêu cầu của gia đình, xã hội Ðộng cơ học tập cũng có thể nảy sinh do chính hoạt động và những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt động mang lại

Những nghiên cứu về động cơ học tập của SV cho thấy trong cấu trúc thứ bậc động cơ của SV thường biểu hiện như sau: Ðộng cơ nhận thức được xếp ở vị trí thứ nhất, động cơ nghề nghiệp xếp ở vị trí thứ hai, động cơ có tính xã hội xếp ở vị trí thứ ba, động cơ tự khẳng định xếp ở vị trí thứ tƣ, động cơ có tính cá nhân xếp ở vị trí thứ năm Thứ bậc của các động cơ này thường không phải cố định mà cũng biến đổi trong quá trình học tập ở bậc ĐH Thứ bậc này cũng không phải nhƣ nhau ở các loại SV có trình độ học lực khác nhau và các trình độ khoa học khác nhau d Ðời sống xúc cảm, tình cảm của SV

Tuổi SV là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp nhƣ tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của SV Ðặc điểm của nó là có tính hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó Hầu hết

SV biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn

Tình bạn ở tuổi SV đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều

Tình yêu ở tuổi SV đạt đến hình thái chuẩn mực cùng với những biểu hiện phong phú, đặc sắc của nó Ðây là loại tình cảm đặc biệt và cao cấp của con người, nó chín vào độ tuổi mà SV trải qua Bởi vậy, nhìn chung tình yêu nam nữ ở tuổi SV rất đẹp, lãng mạn, đầy thi vị e Sự phát triển một số phẩm chất nhân cách ở SV

Những phẩm chất nhân cách: tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, sự tự ý thức đƣợc phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi SV Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực của những tri thức tương lai

Phẩm chất định hướng giá trị là những giá trị được chủ thể nhận thức, ý thức và đánh giá cao, có ý nghĩa định hướng điều chỉnh thái độ, hành vi, lối sống của chủ thể nhằm vươn tới những giá trị đó Ðịnh hướng giá trị của SV liên quan mật thiết với xu hướng nhân cách và kế hoạch đường đời của họ Với SV, những ước mơ, hoài bão, những lý tưởng của tuổi thanh xuân dần dần đƣợc hiện thực, đƣợc điều chỉnh trong quá trình học ở bậc ĐH g Quá trình diễn biến khả năng lao động trí óc của SV

Diễn biến khả năng làm việc ngày, đêm của con người phục thuộc vào nhịp sinh học, dưới ảnh hưởng của các yếu tố ngoại môi và nội môi (môi trường bên ngoài và nhịp hô hấp, nhịp tim…) Ðối với SV trong một ngày làm việc phải trải qua thời kỳ chuẩn bị từ 10 - 40 phút để thích ứng với công việc, tiếp theo là trạng thái sẵn sàng làm việc đạt mức tối ƣu rồi giảm dần chuyển sang mệt mỏi và phải nghỉ ngơi để hồi phục Mức độ hồi phục phụ thuộc vào việc tổ chức hoạt động học tập và sinh hoạt hợp lý của từng SV Trong một tuần, đầu tuần thứ hai là giai đoạn thích ứng, giữa tuần từ thứ ba đến thứ năm là khả năng làm việc đạt mức cao nhất và sau đó giảm dần nhƣng đôi khi cũng có đột biến ở ngày thứ bảy Trong từng học kỳ khả năng làm việc cũng diễn ra giai đoạn thích ứng từ một đến ba tuần, sau đó chuyển sang giai đoạn ổn định từ hai tháng đến hai tháng rƣỡi rồi chuyển sang giảm dần vào giai đoạn cuối học kỳ Giữa các tuần, các học kỳ nếu SV biết sử dụng các môn thể thao để rèn luyện sức khoẻ kết hợp với nghỉ ngơi tích cực thì khả năng làm việc đạt hiệu quả cao đƣợc tăng lên h Một số đặc điểm về tính cách và khí chất của SV

Khái niệm tính cách: Tính cách, đó là thái độ ổn định với hiện thực và phương thức hành vi đã thành thói quen của con người Nói cách khác, tính cách là tổng hoà các đặc trưng tâm lý riêng của một con người Căn cứ vào hướng hoạt động tâm lý của con người mà phân thành hướng nội hay hướng ngoại

SV có tính cách thuộc kiểu hướng ngoại thường có biểu hiện là hăng hái, sôi nổi, rất hoà hợp, thích kết bạn và giao tiếp, không ƣa đọc sách và nghiên cứu một mình, dễ bị kích động, thích đùa, thích thay đổi, tự do lạc quan, thích vận động, không tự kiểm tra chặt chẽ, sống tình cảm, ít để bụng

Theo kiểu hướng nội, SV thường có biểu hiện là rất trầm tĩnh, điềm đạm, yêu sách, thích làm việc một mình, thường giữ khoảng cách với mọi người trừ một số rất ít bạn thân SV hướng nội thường có kế hoạch làm việc, cân nhắc kỹ càng trước khi hành động, không phản ứng vội vàng, không thích nhộn nhịp, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách thận trọng, bình tĩnh, không dễ quên chuyện cũ, là người đáng tin cậy nhưng thường bi quan

Đặc điểm trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên

Trường cao đẳng y tế Thái Nguyên, tên giao dịch viết tắt là CĐYTTN (Tên tiếng anh là Thai Nguyen Medical College) là trường công lập đa cấp, đa ngành trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Nguyên Với sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực Y - Dƣợc trình độ Cao đẳng; Trung cấp chuyên nghiệp với chất lƣợng cao Thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên và khu vực Đông Bắc

Trường cao đẳng y tế Thái Nguyên được thành lập vào ngày 6/11/2006 theo quyết định số 6317/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp y tế (Thành lập ngày 26/12/1966 theo quyết định số 1476/TCDC của Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Thái)

Từ một trường trung cấp chỉ có gần 50 cán bộ, giảng viên với quy mô học sinh lúc thấp nhất trong 10 năm gần đây là 580, cao nhất là 2221 Cơ sở vật chất thiếu thốn, trường chỉ có 01 nhà 3 tầng, 01 nhà đa năng và 01 dãy nhà cấp

4 để làm việc; tổng diện tích phòng học là 7.163,4 mét vuông tăng gấp 3 lần so với trước, đồng thời tiếp nhận bàn giao bệnh viện tâm thần, cải tạo thành các phòng thực hành, thí nghiệm, nâng diện tích các phòng học lên 12.525 mét vuông; khu hiệu bộ đủ cho các phòng, ban làm việc và ký túc xá khá tiện nghi cho 1680 chỗ Hiện tại, về cơ bản trường đã đáp ứng đủ phòng học lý thuyết mặc dù quy mô học sinh tăng gấp 2, 3 lần Nhân lực tăng cả về chất lƣợng, số lƣợng, với 129 cánbộ, giảng viên, nhân viên đƣợc cơ cấu thành 5 phòng chức năng, 09 bộ môn và 01 phòng khám đa khoa chất lƣợng cao tỷ lệ giảng viên đạt trình độ chuẩn 97,2%, giảng viên có trình độ sau đại học đạt 32,7% Thiết lập mối quan hệ với các bộ, sở ban ngành liên quan trong công tác đào tạo, tăng cường sự hợp tác quốc tế trong xuất khẩu lao động, triển khai các dự án do nước ngoài tài trợ để thu hút nguồn lực, tăng khả năng tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến, đồng tời nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên

Với truyền thống hơn 45 năm, trường đã khẳng định được vị trí tiên phong trong lĩnh vực đào tạo cán bộ Y - Dƣợc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong và ngoài tỉnh và phục vụ xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc Mười năm liền, trường được công nhận danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh, Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh, Đoàn thanh niên đạt cơ sở đoàn vững mạnh, Công đoàn trường được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh xuât sắc Năm 2001, Trường được nhà nước tặng huân chương lao động hạng 3 Năm 2008 được tặng huân chương lao động hạng nhì.

Các công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu trong nước

GS TS Lê Quý Phƣợng cùng các cộng sự (2007) công bố đề tài: “ Nghiên cứu tác dụng của viên tăng lực Phunamine trong quá trình hồi phục thể lực của vận động viên bóng bàn”, các tác giả thực nghiệm trên 30 VĐV Bóng bàn lứa tuổi 12 - 16 và đánh giá trình độ hồi phục thông qua các chỉ tiêu: Số lƣợng bạch cầu đoan trung tính (WBC), số lƣợng hồng cầu (RBC), huyết sắc tố (HGB), thể tích trung bình hồng cầu (MCV), hàm lƣợng Testosterol, hàm lƣợng LDH, hàm lƣợng axit lactic Kết quả nghiên cứu cho thấy viên Phutamine có tác dụng phục hồi nhanh các chỉ tiêu sinh hóa máu VĐV, bổ sung testosterol, kích hoạt enzyme LDH và tăng phản xạ thần kinh của vận động viên [45]

Tác giả Lưu Thiên Sương (2004): “Nghiên cứu sự mệt mỏi và hồi phục của vận động viên nữ bóng rổ đội tuyển Quốc gia” Tác giả đã kết luận một số vận động viên có biểu hiện mệt mỏi sau tập luyện nhƣng không có dấu hiệu tập luyện quá sức thông qua ba chỉ tiêu glycose huyết, urê huyết và protein niệu Tác giả kiến nghị cần kết hợp với các chỉ tiêu huyết học, axit lactic cũng nhƣ kiểm tra mệt mỏi - hồi phục của hệ thần kinh cơ hay dinh dƣỡng cho hồi phục thì công tác huấn luyện thì sẽ ngày càng hiệu quả hơn [53]

Tác giả Trương Ngọc Để - Lý Đại Nghĩa: “ Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp hồi phục cho vận động viên điền kinh (cự ly trung bình - dài)” Với đề tài này tác giả đƣa ra một số biện pháp hồi phục nhƣ: Rung cơ, căng cơ, điện biện pháp, xoa bóp thể thao thì 100% nhận định phương pháp xoa bóp, căng cơ và rung cơ ở mức độ rất tốt, chỉ có 75% nhận định tốt ở biện pháp điện và có cả 25% đánh giá biện pháp hồi phục này ở mức trung bình [20]

Theo đề tài NCKH của TS Trần Quang Vũ (2004): “Nghiên cứu ứng dụng phương pháp xoa bóp kết hợp điện từ trường để hồi phục cho vận động viên bóng đá”, Chuyên đề số 2, Viện khoa học TDTT Hà Nội Đã sử dụng hai biện pháp là xoa bóp và điện từ trường cùng với các chỉ số về TSM cơ sở, HA cơ sở và KNXLTT (test vòng hở landolt) ở giai đoạn thực nghiệm để đánh giá mức độ hồi phục của VĐV bóng đá [76]

Tác giả Nguyễn Thành Lâm công bố đề tài: “Hiệu quả việc bổ sung các chất dinh dƣỡng, vitamin và khoáng chất đối với vận động viên dự tuyển Quốc gia tập huấn tại Trung tâm HLTT QGTP HCM”, đề tài đƣa ra ba chỉ số hồi phục đó là: Cân nặng, tần số mạch và huyết áp của vận động viên khi yên tĩnh, cùng với các chỉ số về tình trạng dinh dƣỡng, chất lƣợng giấc ngủ và cảm hứng tập luyện ở hai giai đoạn thực nghiệm để đánh giá mức độ hồi phục của các VĐV dự tuyển Quốc gia tập huấn tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia

Tác giả Nguyễn Thị Thảo: “Nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp hồi phục sau tập luyện cho vận động viên Karatedo nam trẻ Quốc gia tại Trung tâm HLTT QG TP HCM Với đề tài này tác giả đƣa ra một số biện pháp hồi phục nhƣ: bơi thả lỏng, xông hơi khô, ƣớt, biện pháp tắm thủy lực, biện pháp xoa bóp, bấm huyệt Cùng với các chỉ số về cân nặng, TSM cơ sở, Huyết áp, Phản xạ đơn - phức, KNXLTT (vòng hở Landotl), test harvard, test cooper, nồng độ axit lactic, tình trạng dinh dƣỡng, cảm hứng tập luyện, chất lƣợng giấc ngủ để đánh giá mức độ hồi phục của vận động viên Karatedo nam trẻ Quốc gia tại Trung tâm HLTT QG TP HCM [61]

Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Văn Căn (2011): “Bước đầu nghiên cứu ứng dụng phương pháp xoa bóp hồi phục sau tập luyện cho VĐV đội tuyển xe đạp nữ Quốc gia đang tập luyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao Quốc gia TP HCM” Đề tài sử dụng các chỉ số cân nặng, TSM cơ sở, Huyết áp, Phản xạ đơn

- phức, KNXLTT (vòng hở Landotl) [11].

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài dự kiến sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu là phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Khi sử dụng phương pháp này, qua nghiên cứu tổng hợp các nguồn tƣ liệu khác nhau, để tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của Việt Nam Ngoài ra cũng thông qua các nguồn tài liệu, đề tài sẽ tiến hành xác định hệ phương pháp, lựa chọn các test đánh giá trình độ thể lực chung cho đối tƣợng nghiên cứu

Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này đề tài đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tài liệu thuộc thư viện trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên, trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên, Đại học TDTT I, và các tƣ liệu thu thập đƣợc hoặc là công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, nước ngoài đã được dịch sang tiếng Việt, hoặc là các tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu của các Hội nghị khoa học TDTT, một số văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng, một số Chỉ thị của BCH, của Trung ƣơng, của Chính phủ,

Uỷ ban TDTT và Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác GDTC trong nhà trường, , cũng như các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài

Là phương pháp sử dụng trong quá trình điều tra thực trạng việc sử dụng các biện pháp hồi phục sau học tập, tập luyện của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên Để lựa chọn các bài tập ứng dụng trong quá trình thực nghiệm, đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia, giảng viên môn GDTC Trường Đại học sƣ phạm Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên nhằm thu thập thông tin phục vụ cho việc của đối tƣợng nghiên cứu Thông qua phiếu hỏi tọa đàm để lựa chọn ra các bài tập có hiệu quả nhằm đƣa ra các giải pháp hồi phục sau tập luyện của đối tƣợng nghiên cứu, nhằm áp dụng trong thực tiễn việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài đã phỏng vấn các giáo viên và chuyên gia Kết quả của quá trình phỏng vấn đƣợc chúng tôi xử lý bằng phương pháp toán học thống kê (tính giá trị % về các ý kiến trả lời so với tổng số chuyên gia và giảng viên đƣợc hỏi)

2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm Đề tài tiến hành quan sát giờ học GDTC của SV trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên và quan sát thực tế về thực trạng sử dung các bài tập hồi phục sau vận động Đề tài tiến hành quan sát các điều kiện về trang thiết bị tập luyện, dụng cụ, sân tập, nhà tập và phương pháp tổ chức các hình thức tập luyện, tình trạng sử dụng dụng cụ trong tập và kiểm tra kết thúc môn Từ đó, đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập hồi phục sau tập luyện cho sinh viên nhà trường

2.1.4 Phương pháp kiểm tra y sinh

+ Tần số mạch (lần/phút)

Phương pháp đo tần số mạch đập (nhịp tim): Dùng ngón trỏ và ngón giữa bắt mạch tại 1 trong các vị trí sau: Động mạch cổ tay trái (trên nền xương quay), hoặc động mạch cổ, hoặc vị trí mỏm tim ngực trái đo bằng ống nghe Nhịp tim cơ sở (đếm 15 giây x 4): Đo sáng sớm vừa tỉnh dậy, chƣa xuống giường gọi là mạch cơ sở, nó phản ảnh mức độ trao đổi chất cơ sở [14]

Cách đo huyết áp sử dụng máy cơ: Cánh tay để ngửa, quấn băng quấn tay vào cánh tay, mép dưới của băng quấn trên nếp khuỷu tay từ 2.5 - 5 cm, quấn nhẹ nhàng vừa phải

Mắc ống tai nghe vào tai, đặt loa ống nghe trên động mạch cánh tay (điểm 1/3 trong nếp khuỷu)

Bóp bóng hơi cho tới khi không nghe thấy tiếng đập nữa thì bơm tiếp thêm 30 mmHg rồi sau đo xả hơi từ từ

Huyết áp tối đa đƣợc tính từ hai tiếng đập liên tiếp lần đầu tiên

Huyết áp tối thiểu đƣợc tính từ khi tiếng đập cuối cùng tắc đi

Huyết áp cơ sở: Là huyết áp đo vào lúc sáng sớm khi chưa xuống giường, tương ứng với mạch cơ sở Huyết áp cơ sở của VĐV thường ổn định ở mức nhất định vào các buổi sáng các ngày

+ Test đánh giá khả năng xử lý thông tin (vòng hở Landoult)

Mục đích sử dụng test vòng hở Landoult là nhằm đánh giá tốc độ xử lí thông tin thông qua phản xạ thị giác - thần kinh cơ Qua đó, đánh giá quá trình ức chế phân biệt trên vỏ não và phản ánh năng lực trí tuệ của con người trong các điều kiện ít thời gian và lƣợng thông tin lớn cần phải điều chỉnh và trả lời chính xác

Dụng cụ kiểm tra: Bút, đồng hồ bấm thời gian và hai bản in vòng tròn

Landoult mỗi bản có 30 dòng, mỗi dòng có 30 vòng hở

Cách tiến hành: Phát 2 bản mẫu và bút cho đối tƣợng tiến hánh 2 lƣợt

Yêu cầu đối tƣợng kiểm tra phải ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, chuyên sâu vào nơi quy định, phải làm bài nhanh chóng, chính xác Trong thực nghiệm này yêu cầu người thử nghiệm soát tất cả các vòng tròn có đoạn hở 9 giờ ở lần một và các vòng tròn có đoạn hở 3 giờ ở lần 2

Sau lệnh “bắt đầu”, đối tƣợng kiểm tra nhanh chóng soát và gạch các vòng có đoạn hở 9 giờ ở từng dòng từ trái qua phải Khi kết thúc công việc ở bản thứ nhất, người được kiểm tra phải thông báo này cho cán bộ kiểm tra để ghi thời gian hoàn thành bản một Tiếp theo chuyển sang bản thứ hai soát gạch các vòng có đoạn hở 3 giờ Yêu cầu làm nhanh và càng chính xác càng tốt Cán bộ kiểm tra bấm đồng hồ và ghi lại thời gian thực hiện test của đối tƣợng kiểm tra vào bên lề test Đánh giá kết quả: Tốc độ thu thập xử lí thông tin (S) đƣợc tính theo công thức:

S Trong đó: S: Tốc độ thu nhận và xử lí thông tin

N: Tổng số tín hiệu trong bảng mẫu n: Số lỗi (gạch sai hoặc bỏ sót) t: thời gian hoàn thành test

+ Năng lực kém: S < 0.96 bít/giây

+ Năng lực TB: 0.96 < S < 1.26 bít/giây

+ Năng lực khá: 1.26 < S < 1.57 bít/giây

+ Năng lực tốt: S > 1.57 bít/giây

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sử dụng phương pháp thực nghiệm để đánh giá hiệu quả các biện pháp hồi phục sau tập luyện

Phổ biến nhất trong hồi phục bằng phương pháp y sinh học là xoa bóp hồi phục (massage) Từ thời xa xưa đã có những sổ sách y học có giá trị còn lưu lại cho đến nay, đã ghi chép lại vai trò quan trọng của xoa bóp trong việc điều trị người bệnh và người bị chấn thương Từ massage được tạo bởi hai từ ghép lại: Mass bắt nguồn từ Ai Cập có nghĩa là “chạm, sờ” và từ massein là từ có nguồn gốc Hy Lạp có nghĩa là “nắn, bóp” Tuy nhiên những kiến thức về lý thuyết chung cũng nhƣ những áp dụng về xoa bóp không chỉ ở Ai Cập, Hy Lạp mà còn ở các nước khác như Italy, Nhật, Ba Tư và Trung Quốc Ngày nay, xoa bóp đã phát triển ở rất nhiều nơi trên thế giới từ Châu Á đến Châu Âu và xoa bóp không còn chỉ dùng trong y học với mục đích chữa bệnh mà còn sử dụng trong thể thao với mục đích giảm mệt mỏi góp phần thúc đẩy quá trình hồi phục hoặc xoa bóp khởi động nhằm nâng cao khả năng vận động cho [8]

Cơ sở sinh lý của xoa bóp: Là một kích thích cơ học lên cơ thể trực tiếp bằng tay hoặc bằng máy xoa bóp chuyên dụng Cơ chế tác động của xoa bóp là ứng dụng tác động cơ học lên tổ chức đƣợc xoa bóp và cơ chế phản xạ thần kinh Hai cơ chế này luôn kết hợp chặt chẽ, đan quyện vào nhau Xét về cơ chế phản xạ trong cơ thể, hệ thần kinh điều khiển mọi chức năng của các cơ quan

Hệ thống thần kinh gồm: Hệ thần kinh trung ƣơng (có não và tủy sống), hệ thần kinh ngoại biên (có các dây thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ƣơng với các cơ quan khác), hệ thần kinh thực vật (có hai phần là thần kinh giao cảm và phó giao cảm, có chức năng điều khiển mọi hoạt động của các cơ quan nội tạng)

Cơ thể con người tồn tại và phát triển được là nhờ các phản xạ, khi có bất kỳ một kích thích nào (bất kể từ bên ngoài hay bên trong cơ thể) đều đƣợc tiếp nhận bởi các đầu mút thần kinh tại mỗi cơ quan Xoa bóp cũng là một dạng kích thích, khi xoa bóp đã tác động đến các đầu mút thần kinh cảm giác nằm trong da và các mô liên kết nhƣ: Gân, cơ, dây chằng, bao khớp, cơ quan cảm thụ bản thể nằm trong thành mạch máu Các cơ quan cảm thụ này tiếp nhận kích thích sau đó truyền xung động về thần kinh trung ƣơng (não và tủy sống) thông qua các dây thần kinh hướng tâm Tại trung tâm, các kích thích được phân tích và chỉ những phản ứng thích hợp theo các dây ly tâm đến các cơ quan trong cơ thể nhƣ: Tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, quá trình trao đổi chất, các mô cơ, dây chằng, bao khớp, tình trạng trương lực cơ Tùy thuộc phương pháp, thời gian tác động mà xoa bóp có tác dụng tăng tính hƣng phấn hoặc có tác dụng làm thƣ giãn toàn thân cũng nhƣ tại chỗ nơi đƣợc xoa bóp

Đối tƣợng và tổ chức nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: - Các biện pháp hồi phục sau tập luyện cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Số lƣợng mẫu nghiên cứu (n): Đề tài tiến hành khảo sát và phỏng vấn trên 300 sinh viên tham gia tập luyện, học tập tại trường; các nhà quản lí, nhà khoa học về lĩnh vực thể thao Trong đó 100 sinh viên nằm trong đối tƣợng chúng tôi tiến hành thực nghiệm

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại Trường Đại học

Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 9/2019 đến tháng 4/2021

2.2.2 Thời gian nghiên cứu Đƣợc tiến hành từ năm 2019 đến 2021, chia làm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Từ tháng 09/2019 đến tháng 05/2020 xây dựng đề cương nghiên cứu, viết chương tổng quan

- Giai đoạn 2: Từ tháng 05/2020 đến tháng 10/2020 đánh giá thực trạng thu thập số liệu ban đầu

- Giai đoạn 3: Từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2020 nghiên cứu lý luận, thực tế, đề xuất các giải pháp

- Giai đoạn 4: Từ tháng 01/2021 đến tháng 6/2021 hoàn thành báo cáo và bảo vệ tại hội đồng khoa học nhà trường

Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên và trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đánh giá thực trạng và xây dựng các biện pháp đánh giá hồi phục sau tập luyện thể thao cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

3.1.1 Thực trạng nội dung chương trình GDTC trong nhà trường

Tổ TDTT của trường thực hiện nghiêm túc chủ trương GDTC mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Giáo trình, bài giảng giảng dạy do tổ TDTT biên soạn theo chương trình và tài liệu của Bộ Giáo dục – Đào tạo và Ngành TDTT ban hành, đã đáp ứng được yêu cầu của chương trình quy định và quá trình học tập của sinh viên

Giờ học nội khóa đƣợc áp dụng theo Thông tƣ số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mục tiêu, Nội dung nhƣ sau:

Sau khi học xong môn học này, người học đạt được:

Trình bày đƣợc tác dụng, các kỹ thuật chính và một số quy định của luật môn thể dục thể thao đƣợc học để rèn luyện sức khỏe, phát triển thể lực chung

Tự tập luyện, rèn luyện đúng các yêu cầu về kỹ thuật, quy định của môn thể dục thể thao đƣợc học

3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có ý thức tự giác và hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để góp phần bảo đảm sức khỏe trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác

Bảng 3.1 Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian môn học

II Chương I: GIÁO DỤC THỂ

1 Bài 1: Thể dục cơ bản 6 1 5

3 Kiểm tra giáo dục thể chất chung 1 1

III Chương II: CHUYÊN ĐỀ THỂ

DỤC THỂ THAO TỰ CHỌN

(chọn 1 trong các chuyên đề sau)

1 Chuyên đề 1: Môn bơi lội 14 1 12 1

2 Chuyên đề 2: Môn cầu lông 14 1 12 1

3 Chuyên đề 3: Môn bóng chuyền 14 1 12 1

4 Chuyên đề 4: Môn bóng rổ 14 1 12 1

5 Chuyên đề 5: Môn bóng đá 14 1 12 1

6 Chuyên đề 6: Môn bóng bàn 14 1 12 1

7 Chuyên đề 7: Môn thể dục thể thao khác 14 1 12 1

Qua bảng 3.1 chúng tôi có một số đánh giá nhƣ sau: Tổng số 30 tiết học mà các sinh viên trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên phải tham gia trong các học kỳ cho chúng ta thấy chương trình đào tạo đã đảm bảo được lượng kiến thức GDTC tương đối phong phú với các giờ học thực hành và lý thuyết: Đã được quan tâm một cách đúng mức, những nội dung kiến thức giúp người học nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò, ý nghĩa tác dụng môn học trong nhà trường và đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất trong công tác vệ sinh tập luyện thể thao, phòng ngừa chấn thương Ngoài ra còn giúp cho sinh viên nắm đƣợc các điều luật cơ bản của các môn thể thao

3.1.2 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy

CSVC phục vụ tập luyện giữ một vai trò rất quan trọng, nó không thể thiếu đƣợc trong việc nâng cao chất lƣợng công tác GDTC, là điều kiện trực tiếp phục vụ cho công tác giảng dạy, tập luyện của giáo viên và sinh viên CSVC đầy đủ thì công tác GDTC mới đảm bảo chất lƣợng, cụ thể sân bãi dụng cụ tập luyện có chất lƣợng sẽ gây hứng thú cao cho cả sinh viên tập luyện và người giáo viên giảng dạy

Nắm bắt được vấn đề trên Ban giám hiệu nhà trường hết sức quan tâm đầu tƣ và nâng cấp nhằm phục vụ tốt cho việc học tập của sinh viên, khu tập luyện và học tập của sinh viên có 2 khu chính là ngoài trời và tòa nhà trung tâm

Tuy nhiên trong quá trình phát triển để nâng cao thể lực sinh viên cũng nhƣ chất lượng giáo dục, nhà trường không những phải nâng cấp chất lượng sân bãi hiện có mà còn phải đầu tƣ dụng cụ tập thể lực cho những môn cần thiết Đề tài tiến hành thống kê thực trạng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy của nhà trường được biểu hiện tại bảng 3.2 sau

Bảng 3.2 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

TT HẠNG MỤC THIẾT BỊ SỐ LƢỢNG

5 Tài liệu giảng dạy Thiếu

6 Dụng cụ tập luyện: Bóng chuyền, bóng đá Thiếu

Qua kết quả bảng 3.2 ta thấy đƣợc thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập môn GDTC của nhà trường còn thiếu thốn, thông qua trao đổi với các giáo viên trong nhà trường được biết về tài liệu giảng dạy vẫn chưa đủ đáp ứng với nhu cầu học tập của sinh viên Bên cạnh đó, Sân bãi tập luyện còn tập trên nền xi măng nên dễ xảy ra chấn thương, dụng cụ tập luyện thiếu chất lượng… Chính vì vậy, thực trạng cơ sở vật chất hiện nay của nhà trường không đủ đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, các dụng cụ, trang thiết bị tập luyện để nâng cao thể lực cho sinh viên rất hạn chế Điều này cho thấy, việc xây dựng các bài tập phù hợp điều kiện sân bãi là một trong những vấn đề rất quan trọng để phát triển thể chất cho sinh viên

3.1.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên

Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTC nói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng Chất lƣợng giảng dạy tốt hay xấu, sinh viên có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho sinh viên mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tƣ duy cho sinh viên để sinh viên có thể hiểu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội

Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giảng viên thuộc bộ môn GDTC trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3 nhƣ sau:

Bảng 3.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Tiến sỹ NCS Thạc sỹ CN Nam Nữ

Thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong bộ môn GDTC của trường Cao Đẳng Y tế Thái Nguyên cho thấy: Vấn đề bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao chất lƣợng đội ngũ, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy đã đƣợc quan tâm, hầu hết trình độ giáo viên đều đã tốt nghiệp Đại học TDTT (100%), có thâm niên giảng dạy trên 6 năm (75%) Trong những năm gần đây đã có 05 cán bộ giảng dạy tốt nghiệp thạc sỹ và 02 cán bộ đang học Cao học Đây là một tiềm năng đóng góp to lớn cho việc thực hiện các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường, giảng dạy, tổ chức tập luyện và huấn luyện các đội đại biểu, chỉ đạo phong trào, tổ chức và trọng tài các giải thể thao của sinh viên trong trường và tiến hành công tác nghiên cứu khoa học

3.1.4 Thực trạng việc sử dụng các bài tập hồi phục sau tập luyện của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

Bằng phương pháp quan sát sư phạm và thống kê, đề tài đã tổng hợp đƣợc việc sử dụng các loại bài tập hồi phục sau tâp luyện trong vòng 1 tháng Kết quả thống kê 05 buổi học đƣợc trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Thống kê các bài tập hồi phục sau tập luyện cho trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

TT Các dạng bài tập đƣợc sử dụng

Tổng thời gian sử dụng bài tập trong 10 giáo án (phút)

Số lần sử dụng trong 10 giáo án

1 Các bài tập căng cơ 20 5

2 Các bài tập thả lỏng 50 5

Qua bảng 3.4 cho thấy các biện pháp sử dụng để hồi phục sau tập luyện đối với trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên chủ yếu sử dụng các biện pháp mang tính cổ điển, thời gian sử dụng sau buổi tập còn rất ít, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của các em, ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp theo sau giờ học GDTC

3.1.5 Thực trạng hồi phục sau học môn GDTC của sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên Để đánh giá mức độ hồi phục sau tập luyện đề tài xác định các chỉ số hồi phục

Ngày đăng: 20/02/2024, 21:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w