1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện tủa chùa tỉnh điện biên

133 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Bồi Dưỡng Năng Lực Quản Lý Nhóm, Lớp Ghép Cho Giáo Viên Ở Các Trường Mầm Non Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên
Tác giả Vũ Thúy Lan
Người hướng dẫn TS. Hà Thị Kim Linh
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Giáo Dục
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,9 MB

Nội dung

Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non các trường vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên ..

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THÚY LAN

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÓM, LỚP GHÉP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TỦA CHÙA,

TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THÚY LAN

TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÓM, LỚP GHÉP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TỦA CHÙA,

TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Kim Linh

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu luận văn này là trung thực, khách quan không trùng lặp với các đề tài khác đồng thời chưa từng được công bố ở bất cứ tài liệu nào

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020

Học viên

Vũ Thúy Lan

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Hội đồng khoa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa, các đồng chí cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Hà Thị Kim Linh, người đã tận

tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tôi suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn

Thái nguyên, tháng 9 năm 2021

Tác giả

Vũ Thúy Lan

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Phạm vi nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÓM, LỚP GHÉP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới 6

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1 Bồi dưỡng 11

1.2.2 Năng lực, năng lực quản lý 12

1.2.3 Nhóm, lớp ghép, năng lực quản lý nhóm, lớp ghép 16

1.2.4 Khái niệm tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non 18

1.3 Một số vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn 19

Trang 6

1.3.1 Đặc điểm hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhóm, lớp ghép ở

các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn 19

1.3.2 Năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của người giáo viên Mầm non 23

1.3.3 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn 25

1.3.4 Nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn 26

1.4 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non 38

1.4.1 Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non 38

1.4.2 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non 40

1.4.3 Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non 42

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non 44

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non 45

1.5.1 Điều kiện kinh tế xã hội địa phương, trình độ dân trí 45

1.5.2 Sự quan tâm của chính quyền và cơ quan quản lý các cấp 46

1.5.3 Năng lực của Cán bộ quản lý trường Mầm non 46

1.5.4 Năng lực của báo cáo viên 47

1.5.5 Năng lực và trình độ chuyên môn của Giáo viên mầm non 47

1.5.6 Cơ sở vật chất của nhà trường 48

1.5.7 Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với Giáo viên Mầm non dạy nhóm, lớp ghép 48

Kết luận chương 1 49

Trang 7

Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÓM, LỚP GHÉP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN

TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN 50

2.1 Khái quát về đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 50

2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 50

2.1.2 Khái quát về các trường Mầm non ở Huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 51

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 54

2.2.1 Mục đích nghiên cứu 54

2.2.2 Nội dung khảo sát 54

2.2.3 Đối tượng khảo sát 54

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 54

2.3 Kết quả khảo sát 55

2.3.1 Thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp cho giáo viên mầm non 55

2.3.2 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của GV các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 62

2.4 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho GVMN của Hiệu trưởng các trường MN vùng đặc biệt khó khăn 67

2.4.1 Nhận thức về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho GVMN 67

2.4.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 71

2.4.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 79

Trang 8

2.5 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó

khăn huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 80

2.5.1 Những điểm mạnh 80

2.5.2 Những điểm còn hạn chế 81

2.5.3 Nguyên nhân của thực trạng 81

Kết luận chương 2 83

Chương 3 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÓM, LỚP GHÉP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN 84

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 84

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non 84

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 84

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 85

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 85

3.2 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 86

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức về bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non 86

3.2.2 Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non phù hợp với tình hình thực tiễn nhà trường 88

3.2.3 Huy động sự tham gia của GV cốt cán trong hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực quản lý nhóm, lớp ghép ở trường mầm non 90

3.2.4 Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn 92

3.2.5 Chỉ đạo đổi mới kiểm tra và đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho GV các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn 94

Trang 9

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó

khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 97

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn Huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 97

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 97

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 97

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 97

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 98

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 98

Kết luận chương 3 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 103

1 Kết luận 103

2 Khuyến nghị 104

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất ĐTB : Điểm trung bình

GD : Giáo dục GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo

GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non

HS : Học sinh KTDH : Kỹ thuật dạy học PPDH : Phương pháp dạy học

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL, GV về năng lực quản lý nhóm, lớp ghép

của GVMN 56 Bảng 2.2 Nhận thức của CBQL, GV viên về nội dung bồi dưỡng năng lực

quản lý nhóm, lớp ghép của GVMN 58 Bảng 2.3 Nhận thức của CBQL, GV viên về hình thức bồi dưỡng năng

lực quản lý nhóm, lớp ghép của GVMN 60 Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý

nhóm, lớp ghép của giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 62 Bảng 2.5 Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp

ghép của giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 64 Bảng 2.6 Thực trạng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của giáo viên các

trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, Tỉnh Điện Biên 66 Bảng 2.7 Nhận thức của CBQL, GV viên về tổ chức bồi dưỡng năng lực

quản lý nhóm, lớp ghép cho GVMN 68 Bảng 2.8 Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp

ghép cho giáo viên trường mầm non 72 Bảng 2.9 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực quản

lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên trường mầm non 74 Bảng 2.10 Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép

cho giáo viên trường mầm non 76 Bảng 2.11 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức bồi dưỡng năng

lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non 78 Bảng 2.12 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng

năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên trường mầm non 79 Bảng 3.1 Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng

năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non các trường vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 98 Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng

lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non các trường vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 100

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp tổ chức bồi

dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non các trường vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 99 Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng

năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non các trường vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên 101

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục Mầm non chiếm một vị trí

vô cùng quan trọng, đây là bậc học đầu tiên, là nền tảng của ngành Giáo dục &

Đào tạo; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt” Giáo dục mầm non có mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng,

nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ

là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới XHCN Việt Nam Những phẩm chất ấy con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao điều tốt đẹp trong tương lai Với tầm quan trọng trên, người Cán

bộ quản lý giáo dục Mầm non phải có trách nhiệm nâng cao phẩm chất đạo đức

và năng lực quản lý cho cá nhân mình, cho đội ngũ giáo viên và đặc biệt là cho đội ngũ giáo viên quản lý nhóm, lớp vì giáo viên quản lý nhóm, lớp nhất là lớp ghép là người trực tiếp chăm sóc dạy dỗ trẻ, có trách nhiệm lớn trong việc rèn

luyện nhân cách của trẻ

Giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn bất cập với địa bàn hiểm trở, dân cư thưa thớt đã ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động trẻ đến trường và quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp học Nhà nước ta

đề ra phương châm phát triển giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là “Thầy tìm trò, trường gần dân” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành, được chăm sóc Xuất phát từ thực tế này và thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước

ta, ngành giáo dục đã tổ chức hình thức nhóm, lớp ghép Mầm non nhằm tạo điều kiện cho người học có cơ hội học tập trong những hoàn cảnh tự nhiên, xã hội không thuận lợi Đối với tỉnh Điện Biên nói chung, huyện Tủa Chùa nói riêng mô hình lớp ghép ở các trường mầm non thuộc vùng đặc biệt khó khăn là phổ biến Để đảm bảo chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ phụ thuộc vào vai trò, năng lực tổ chức quản lý nhóm, lớp của giáo viên mầm non

Trang 14

Thực tế hiện nay trong các trường Mầm non vẫn còn có nhiều giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép chưa thật sự quan tâm công tác quản lý lớp, theo dõi đánh giá trẻ chưa sát sao, chưa tìm hiểu và nắm vững tâm lý, tính cách của từng trẻ cũng như hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, tình cảm giữa giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép với trẻ và phụ huynh trẻ chưa gắn bó, năng lực giao tiếp với phụ huynh còn hạn chế, chưa tuyên truyền được đến phụ huynh về nội dung chương trình giáo dục mầm non để phối hợp với phu huynh cùng thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ Giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép chưa tìm hiểu nắm bắt được tâm lý của từng trẻ để kịp thời uốn nắn trẻ, chưa theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ từng ngày để có những biện pháp điều chỉnh mục tiêu giáo dục cho phù hợp, quán xuyến bao quát lớp học chưa được tốt vẫn để xảy

ra tình trạng trẻ cào cấu, cắn nhau, xô đẩy nhau, điều này là do năng lực quản

lý, chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép còn hạn chế Đặc biệt trong nhóm, lớp ghép có nhiều độ tuổi thì đặc điểm tâm lý, khả năng nhận thức của trẻ khác nhau, đòi hỏi năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của giáo viên càng đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì mới quản lý nhóm, lớp ghép đạt hiệu quả

Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên đã chú trọng công tác bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho đội ngũ CBQL và giáo viên nhưng vẫn còn những bất cập, nhiều giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép chưa có kinh nghiệm, chưa gắn bó với lớp, chính những điều này làm cho hiệu quả của công tác quản lý nhóm, lớp ghép chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Trẻ

em lứa tuổi mầm non là giai đoạn đang phát triển mạnh về thể chất, về ngôn ngữ, về nhận thức, về thẩm mỹ, về tình cảm và kỹ năng xã hội Ở lứa tuổi này các em gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, giao tiếp với người đối diện, trẻ thiếu tự tin, lo lắng sợ sệt khi mới đến trường, không giám nói ra nhu cầu nguyện vọng của bản thân lúc này đòi hỏi giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép

Trang 15

phải gần gũi yêu thương trẻ, quan tâm đến trẻ, nắm bắt được tâm lý của từng trẻ

để giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, cũng như chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, các em rất cần có sự chăm sóc giáo dục, giúp đỡ của cha mẹ và cô giáo

Giáo viên quản lý nhóm, lớp mầm non, đặc biệt là lớp mẫu giáo ghép khác với giáo viên chủ nhiệm lớp ở các bậc học khác, ngoài năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, lập kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, năng lực truyền đạt hướng dẫn trẻ thực hiện những yêu cầu của giáo viên, thì giáo viên quản lý lớp ghép còn cần có những năng lực chuyên biệt như: hát, múa, vẽ tranh, đàn, làm đồ chơi tự tạo, kể chuyện hay hấp dẫn Trong trường Mầm non, việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép là việc làm cấp bách, giúp họ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhóm, lớp ghép, làm tốt công tác chăm sóc - giáo dục trẻ, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Mầm non

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên’’ làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, luận văn đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên Mầm non, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên Mầm non

Khảo sát thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp

ghép cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa

Chùa tỉnh Điện Biên

Trang 16

Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép

cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa

tỉnh Điện Biên

4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ở trường Mầm non

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

5 Giả thuyết khoa học

Công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn nói chung, năng lực quản lý nhóm, lớp ghép nói riêng cho giáo viên mầm non ở huyện Tủa Chùa đã được quan tâm, tuy nhiên còn một số bất cập và tồn tại nhất định như: công tác lập

kế hoạch và tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng cụ thể, nội dung chuyên đề bồi dưỡng… Do đó, nếu nghiên cứu cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất được các biện pháp tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép phù hợp với điều kiện địa phương thì sẽ góp phần phát triển đội ngũ giáo viên mầm non nói chung, phát triển năng lực quản lý nhóm, lớp ghép nói riêng ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

6 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tổ chức bồi dưỡng năng lực quản

lý nhóm, lớp ghép độ tuổi mẫu giáo

Khảo sát thực trạng của đối tượng nghiên cứu được tiến hành ở 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên với 02 Cán bộ quản lý chuyên môn Mầm non Phòng Giáo dục và Đào tạo, 13 đ/c cán bộ quản

lý trường Mầm non và 70 GV dạy lớp ghép tại 13 trường Mầm non của huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Trang 17

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý đội ngũ giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép của Hiệu trưởng các trường Mầm non

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thiết kế mẫu phiếu điều tra Giáo dục để khảo sát thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài

Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp trường và đội ngũ giáo viên dạy lớp ghép nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài luận văn

Phương pháp khảo nghiệm: Đề tài sử dụng phương pháp khảo nghiệm ý kiến chuyên gia để về các biện pháp đề xuất để có cơ sở để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ, sổ sách của trường mầm non, hồ sơ quản lý nhóm lớp của Giáo viên Mầm non ở các trường được đề tài lựa chọn nghiên cứu để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài

7.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê toán học trên bảng tính Excel để

xử lý các số liệu từ phiếu khảo sát, phỏng vấn, tính toán các chỉ số định lượng, định tính trong nghiên cứu, được tính bằng %

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục thì nội dung chính của Luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp

ghép cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Chương 2: Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp

ghép cho giáo viên mầm non ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Chương 3: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp

ghép cho giáo viên ở các trường Mầm non vùng đặc biệt khó khăn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÓM, LỚP GHÉP CHO GIÁO VIÊN

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN

TỦA CHÙA, TỈNH ĐIỆN BIÊN

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu về năng lực và năng lực quản lý nhóm, lớp của GVMN: Trên thế giới, việc nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ GVMN nói chung và phát triển năng lực quản lý nhóm, lớp cho GV nói riêng luôn được các nhà quản lý, các nhà giáo dục quan tâm

Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GVMN Ủy ban quốc gia chuẩn nghề dạy học ở Hoa Kỳ đã đề ra 5 điểm

cốt lõi đối với giáo viên là: “(1) Phải tận tâm với việc học của học sinh; (2) Ngoài việc nắm chắc môn học của mình, giáo viên phải liên hệ được với các môn học khác; (3) Phải chịu trách nhiệm về công tác giảng dạy, quản lý, kiểm tra, đánh giá học tập lớp học; (4) Thường xuyên suy nghĩ sáng tạo, phát triển kinh nghiệm nghề nghiệp của bản thân; (5) Bản thân mỗi giáo viên phải là thành viên đáng tin cậy của cộng đồng học tập, biết cộng tác với đồng nghiệp, hợp tác với cha mẹ học sinh” [6] Với 5 biểu hiện cần có của người giáo viên

mầm non có thể được hiểu là những yêu cầu về năng lực của giáo viên ở trường mầm non

Unesco nhấn mạnh vai trò quản lý lớp học người giáo viên như sau:

“Càng ngày giáo viên càng đảm nhận nhiều chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm và tính chủ động cao hơn trong việc lựa chọn nội dung, hình thức

và phương pháp sử dụng trong dạy học và tổ chức quản lý lớp học” (Chiến

lược phát triển GD của UNESCO) Như vậy, việc phát triển năng lực quản lý nhóm, lớp cho GVMN hết sức cần thiết

Trang 19

Năng lực của giáo viên mầm non theo Sonja Sheridan, Pia Williams, Anette Sandberg & Tuula Vuorinen (2011) được cấu thành bởi bốn thành phần:

sự hiểu biết, yếu tố cụ thể, kỹ năng, sự quen thuộc Theo đó năng lực sư phạm của GVMN gồm 4 năng lực thành phần: (1) Năng lực cá nhân (GVMN giao tiếp với trẻ tích cực, thoải mái, gắn kết và muốn trở thành 1 phần trong cuộc sống của trẻ); (2) Năng lực sư phạm liên quan đến kiến thức thực sự của giáo viên về trẻ học và phát triển như thế nào trong mối quan hệ với lý thuyết học tập hiện tại; (3) Nội dung kiến thức, điều này có nghĩa là giáo viên có kiến thức thực sự về nội dung mà họ muốn trẻ học; (4) Năng lực giáo dục (giáo viên có năng lực tạo

ra những điều kiện cho việc học của trẻ trong những điều kiện khác nhau)

Nghiên cứu giới thiệu 3 nhóm năng lực của người giáo viên mầm non tập trung vào 3 nhóm như sau:

- Hiểu biết về cái gì và tại sao (ở nhóm NL này GVMN cần có hiểu biết về nội dung kiến thức, có năng lực phản ánh, tự giáo dục và sự sẵn sàng thay đổi);

- Nhận diện, hiểu vấn đề và cách thức: biểu hiện qua những năng lực thành phần là năng lực lãnh đạo và tổ chức, linh hoạt;

- Tương tác, mối quan hệ và sự chia sẻ lẫn nhau (NL giao tiếp, NL xã hội,

NL quan tâm chăm sóc và NL giáo dục) [54]

Nghiên cứu về năng lực của GVMN theo tiếp cận mối quan hệ giữa

các yếu tố thành phần của năng lực nghề nghiệp GVMN tác giả Döndü

Neslihan Bay (Döndü Neslihan Bay (2020), Investigation of the relationship between self-efficacy belief and Classroom Management Skills of Preschool Teachers with Other Variables, International electronic journal of Elementary

Education, Vol 12 No.4) đã chỉ ra trong công trình nghiên cứu của mình về

mối quan hệ giữa niềm tin vào tính hiệu quả của người GVMN và năng lực quản lý nhóm lớp của họ Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giữa hai lĩnh vực này

có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy năng lực quản lý lớp học của GVMN bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tuổi tác của GVMN, thâm niên, loại trường họ công tác và số lượng trẻ trong nhóm, lớp [50]

Trang 20

Những nghiên cứu về năng lực quản lý nhóm, lớp của giáo viên mầm non được nghiên cứu trước đây cho thấy việc hình thành năng lực quản lý nhóm, lớp được tạo thành bởi 3 mô hình sau đây: đào tạo giáo viên để quản

lý các hành vi thói quen trong nhóm lớp, mô hình kết quả công bằng, đào tạo

giáo viên hiệu quả Nghiên cứu của Qutaiba Agbaria (2020), (Classroom Management Skills among Kindergarten Teachers as related to Emotional Intelligence and Self-Efficacy, International Journal of Instruction, January

2021 ● Vol.14, No.1) cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa trí tuệ cảm xúc

và kỹ năng quản lý lớp học của người giáo viên mầm non [55]

Nghiên cứu về phát triển năng lực quản lý nhóm, lớp của giáo viên mầm non trong mối quan hệ với các biến khác nhau được tác giả Alayan Dinçer, Ege Akgün (2015), [50] đề cập đến trong nghiên cứu của mình Nghiên cứu chỉ ra: không có sự khác biệt đáng kể đối với kỹ năng quản lý nhóm, lớp của GVMN theo mức độ giáo dục, nhưng lại có sự khác biệt đáng kể của kĩ năng quản lý nhóm, lớp ở GVMN theo độ tuổi, loại hình cơ sở giáo dục mà họ được đào tạo, tình trạng việc làm, độ tuổi, quy mô nhóm, lớp và độ tuổi của trẻ

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Tiếp cận nghiên cứu về phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo hướng tìm kiếm các yếu tố liên quan đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng, tác giả Nguyen Thi Hien, Mai Van Hung (2021) trong công trình nghiên cứu

đã chỉ ra việc thực hiện bồi dưỡng với người hướng dẫn có hiểu biết, nhận thức về chuẩn nghề nghiệp với những lớp bồi dưỡng được tổ chức ở cấp phòng GD hoặc cấp trường, quy mô nhỏ với số lượng giáo viên tham gia ít hơn so với trước đây có hiệu quả cao hơn [49]

Tác giả Cù Thị Thủy trong bài viết “Năng lực nghề nghiệp của giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non”[39] đã phân tích những

yêu cầu đổi mới của GDMN trong giai đoạn hiện nay, chỉ ra 4 đặc thù về hoạt động nghề nghiệp của người giáo viên mầm non và đề cập đến 4 yêu cầu năng

Trang 21

lực nghề nghiệp của GVMN đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN là: Tri thức nghề nghiệp; kỹ năng nghề nghiệp; Thực thi đạo đức nghề nghiệp; Thực thi văn hóa nghề nghiệp

Nghiên cứu về bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm

non, tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy trong bài viết “Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non ở tỉnh Sơn La theo đề

án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” [40] đã phân tích chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý trường mầm non ở tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất 4 giải pháp đào tạo và bồi dưỡng tập trung: Đổi mới công tác truyền thông về đào tạo và bồi dưỡng; Đổi mới về đào tạo giáo viên mầm non; Đẩy mạnh xã hội hóa; Tổ chức hội thảo, hội nghị về đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý trường mầm non

Đề cập xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non có trình độ chuyên môn vững, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đề cập đến trong bài viết của tác giả Đặng Hồng Phương “Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục mầm non Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế” [32] Bài viết đề cập đến

các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ bao gồm: (1) Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) các cấp thật sự có trình độ chuyên môn vững vàng và năng lực về quản lí; (2) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lí hành chính Nhà nước của đội ngũ CBQL GDMN; (3) Nâng cao chất lượng đào tạo GVMN ở các trường sư phạm; (4) Đổi mới về chính sách quản lí nhân lực

Nghiên cứu về hoạt động quản lý ở trường mầm non có thể kể đến như:

“Biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường mầm non Quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2005 - 2010” (Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh, 2006); “Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tỉnh Điện Biên” (Tác giả Bùi Thị Ngân, 2014); “Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” (Tác giả Nguyễn Đặng Hải Sâm, 2015); “Quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non

Trang 22

Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay” (Tác giả An Thị Bích Đào, 2016); “Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non quận Hồng Bàng thành phố Hải phòng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp” (Tác giả Nguyễn Thị Mai, 2020),…

Tác giả Phạm Thị Loan (2010) trong luận án tiến sỹ “Quản lý phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non” đã nghiên cứu việc phát triển năng lực giáo viên mẫu giáo theo tiếp cận kỹ năng nghề Tác giả cũng đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực cho giáo viên mầm non, trong đó có tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo viên [26]

Tác giả Nguyễn Thị Thùy (2018) trong bài viết “Thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở một số trường mầm non chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên và xác định một số những yếu tố ảnh hưởng đến công tác này [38]

Ở Việt Nam, mô hình lớp học với nhiều lứa tuổi và nhiều nội dung dạy học

đã có từ thời phong kiến Đó là các lớp học của các thầy Đồ, các hương sư ở các làng quê Sau năm 1945, phong trào bình dân học vụ ra đời cũng được xây dựng theo mô hình lớp ghép nhiều trình độ với mục tiêu xóa mù chữ, người biết nhiều dạy cho người biết ít, người biết ít dạy cho người chưa biết

Bước vào thời kỳ đổi mới giáo dục, để phù hợp với đặc điểm của giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, mô hình lớp ghép phát triển mạnh mẽ

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành công văn hướng dẫn quản lý

và tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép, hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học và tổ chức các hoạt động dạy học lớp ghép; hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập [3]

Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong các lớp mẫu giáo ghép, đây là căn cứ để các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức dạy học theo mô hình lớp ghép có hiệu quả [2]

Về nghiên cứu về quá trình phát triển lớp ghép cấp tiểu học có luận án của tác giả Nguyễn Hữu Hạnh với công trình “Nghiên cứu quá trình phát triển lớp ghép tiểu học ở Việt Nam”

Trang 23

Có nhiều nghiên cứu về việc bồi dưỡng giáo viên mầm non nói chung những những nghiên cứu về Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho GV ở trường mầm non thì chưa có công trình nào nghiên cứu (đặc biệt là vấn đề tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho GVMN

ở vùng đặc biệt khó khăn)

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Bồi dưỡng

Về vấn đề bồi dưỡng, nhiều nhà giáo dục cũng đã quan tâm nghiên cứu

và nêu ra nhiều quan điểm như:

Theo chiết tự từ Hán Việt, thuật ngữ “bồi dưỡng” gồm “Bồi” và “Dưỡng”

“Bồi” là vun vào, đắp vào, thêm vào; “dưỡng” là nuôi, nuôi nấng, nuôi dưỡng

Theo Từ điển Giáo dục học: Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật kiến thức mới tiến bộ hoặc nâng cao trình độ GV để tăng thêm năng lực, phẩm chất theo yêu cầu của từng bậc học Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước Hoạt động bồi dưỡng là việc làm thường xuyên, liên tục cho mỗi GV, cấp học, ngành học, không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ để thích ứng với đòi hỏi của nền kinh tế xã hội Nội dung bồi dưỡng được triển khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp cho từng đối tượng cụ thể [11]

Theo UNESCO, khái niệm bồi dưỡng được hiểu là: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức

có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [23]

Theo quan niệm của tác giả Lục Thị Nga: Bồi dưỡng là quá trình giáo dục có kế hoạch nhằm tăng giá trị con người, làm biến đổi thái độ, kiến thức,

kỹ năng thông qua việc thu thập, xử lý thông tin thực tế trong một hoạt động hoặc chuỗi nhu cầu hành động nhằm nâng cao giá trị nhân cách, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc Sau khi được bồi dưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai của tổ chức [27]

Trang 24

Ở phương diện giáo dục, khái niệm bồi dưỡng được hiểu là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố những kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo các chuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người giáo viên và CBQL giáo dục có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm hoặc nghiệp vụ quản lý giáo dục sẵn có để lao động nghề nghiệp có hiệu quả hơn và thường được xác nhận bằng chứng chỉ

Từ những quan điểm trên có thể hiểu, bồi dưỡng là quá trình làm giàu vốn kiến thức, bổ sung, bồi đắp thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ

sở nền tảng của cái cũ còn phù hợp để mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động Hay nói cách khác Bồi dưỡng

là quá trình nhằm nâng cao năng lực và phẩm chất chuyên môn cho người lao động, là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên

đề nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới

1.2.2 Năng lực, năng lực quản lý

1.2.2.1 Năng lực

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng

lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” (Dẫn theo [5])

Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem

năng lực “là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực” (Dẫn theo [5])

Denyse Tremblay cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công

và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực

để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” (Dẫn theo [5])

Trang 25

Theo F E Weinert, năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn

có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến biện pháp (Dẫn theo [5])

Tuy nhiên không nên quy năng lực vào phạm trù khả năng vì người có năng lực trong một lĩnh vực nào đó chắc chắn sẽ thực hiện thành công loại hoạt động tương ứng; trong khi khả năng là cái tồn tại ở dạng tiềm năng có thể biến thành hiện thực nhưng cũng có thể không biến thành hiện thực

Ở Việt Nam, có thể kể đến các quan điểm về năng lực như sau:

Theo Phạm Thành Nghị: “Năng lực con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thể phải nắm được các hình thức hoạt động mà loài người đã tạo ra trong quá trình phát triển lịch sử xã hội Vì vậy, năng lực con người không những do hoạt động của bộ não quyết định mà trước hết do trình độ phát triển lịch sử mà loài người đạt được” [28]

Năng lực là “Tổng hợp các thuộc tính độc đáo của nhân cách phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó đạt kết quả” [28]

Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó có kết quả” [42]

Theo tác giả Phạm Thị Minh Hạnh: “Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau” [13]

Tiếp cận những cách hiểu trên về năng lực, trong phạm vi nghiên cứu

của đề tài này chúng tôi hiểu: Năng lực là sự kết hợp của kiến thức và kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết hiệu quả có trách nhiệm các nhiệm vụ, vấn

đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động

Trang 26

1.2.2.2 Năng lực quản lý:

* Quản lý

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:

Theo F.W Taylor: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất” [36]

Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [30]

Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [23]

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm huy động các nguồn lực của tổ chức, làm cho tổ chức vận hành và đạt được những mục tiêu đã đề

ra của tổ chức

Quản lý giáo dục

Theo P.V Khuđôminxki: “Quản lý giáo dục là tác động một cách có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của các chủ thể quản lý các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ trên cơ sở nhận thức và sử dụng cả những quy luật chung vốn có của chủ nghĩa

xã hội cũng như quy luật khách quan của quá trình giáo dục, học tập, của sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên” [43]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá

Trang 27

trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [35]

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch hoá tài chính, cung tiêu… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng, cũng như về chất lượng” [39]

Như vậy, khái niệm quản lý giáo dục có thể hiểu như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của các

cơ quan quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân đến các cơ quan trong hệ thống giáo dục, các thành tố tham gia vào quá trình giáo dục nhằm đảm bảo sự vận hành của hệ thống giáo dục và thực hiện các mục tiêu của nền giáo dục

Quản lý nhà trường

Quản lý giáo dục tiếp cận dưới góc độ vi mô chính là quản lý nhà trường

Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý nhà trường:

Tác giả M.I Kondacov đã viết: “Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế - xã hội và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [24]

Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng SV” [20]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” [34]

Trang 28

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính: “Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, có quy luật của chủ thể quản lý nhà trường giúp cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được mục tiêu, tính chất của nhà trường Việt Nam đó là hình thành

và phát triển nhân cách người học theo yêu cầu xã hội” [38]

Trong phạm vi luận văn này, quản lý nhà trường được hiểu là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường đến đối tượng quản lý nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường

Năng lực quản lý

Là kiến thức kỹ năng quản lý được cá nhân ở vị trí quản lý hoặc việc làm nhất định) được vận dụng hiệu quả để hoàn thành nhiệm vụ cụ thể gắn với vị trí việc làm, công việc được giao

Lớp ghép là một mô hình tổ chức dạy học trong đó giáo viên ở một lớp

tổ chức dạy học cho người học ở hai hay nhiều trình độ khác nhau đạt đến những mục tiêu giáo dục đã đặt ra Mô hình tổ chức dạy học lớp ghép khác với

mô hình tổ chức dạy học lớp cùng trình độ phổ biến ở nước ta hiện nay ở chỗ giáo viên phụ trách lớp học cùng một lúc dạy học sinh ở các trình độ khác

Trang 29

nhau Trong mô hình lớp ghép, học sinh có thể có từ 2 đến 3,4 trình độ cùng học với nhau nhưng phổ biến là các lớp ghép có 2,3 nhóm trình độ

Dạy học lớp ghép là hình thức tổ chức dạy học mà một giáo viên trong cùng một thời gian và không gian có trách nhiệm dạy học cho học sinh ở hai hay nhiều nhóm trình độ (lớp) khác nhau nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt

ra cho từng nhóm trình độ [3]

1.2.3.2 Quản lý nhóm, lớp ghép

Quản lý nhóm, lớp ghép là quá trình GVMN tác động có mục đích, có kế hoạch đến các nhóm trẻ không cùng độ tuổi trong phạm vi nhóm lớp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả, chất lượng các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non

Từ khái niệm nêu trên cho thấy thực chất của công tác quản lý nhóm, lớp của giáo viên mầm non là quản lý quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả

Quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ bao gồm các nhân tố tạo thành như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, giáo dục, trẻ em từ 0 đến 6 tuổi, kết quả chăm sóc - giáo dục trẻ

1.2.3.3 Năng lực quản lý nhóm, lớp ghép

Năng lực quản lý nhóm, lớp ghép là quá trình người giáo viên mầm non vận dụng kiến thức, kỹ năng chăm sóc - giáo dục trẻ vào tổ chức, thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo không cùng độ tuổi trong phạm

vi một nhóm lớp nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ trong độ tuổi

Có thể khẳng định năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của giáo viên mầm non thể hiện tập trung ở những nội dung sau: Giáo viên mầm non phải có kiến thức chuyên môn về quản lý nhóm, lớp ghép: người GV phải hiểu rõ đặc điểm của nhóm, lớp ghép; chương trình giáo dục mầm non trong nhóm, lớp ghép; cách tổ chức quá trình dạy học ở nhóm, lớp ghép; cách kiểm tra, đánh giá kết

Trang 30

quả giáo dục ở nhóm, lớp ghép Bên cạnh đó Giáo viên mầm non phải có các

kỹ năng: Kỹ năng lập kế hoạch quản lý nhóm, lớp ghép; kỹ năng thiết kế được các kế hoạch dạy học phù hợp với nhóm, lớp ghép; kỹ năng tổ chức tốt quá trình dạy học ở nhóm, lớp ghép; kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục ở nhóm, lớp ghép

1.2.4 Khái niệm tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non

Theo từ điển Tiếng Việt, với tư cách là một danh từ, tổ chức được hiểu là

một tập hợp người, được tạo ra nhằm thực hiện một chức năng nhất định Với

tư cách là động từ, tổ chức là làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt

động nào đó nhằm có được hiệu quả tốt nhất [45]

Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa: Tổ chức nghĩa là sự sắp xếp theo trật tự,

nề nếp, làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu trúc có những chức năng chung nhất định Trong tổ chức có bao hàm cả sự hướng dẫn (hướng dẫn để thực hiện vai trò tổ chức), hướng dẫn, chỉ bảo, dẫn dắt cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động cụ thể nào đó [14]

Trong phạm vi luận văn này, tổ chức được hiểu là quá trình xác định những công việc, con người, nguồn lực, yếu tố ảnh hưởng, từ đó bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ, phối hợp các lực lượng để thực hiện có hiệu quả việc nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho đối tượng

Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non là quá trình bổ sung, củng cố, cập nhật, kiến thức, rèn luyện các kỹ năng,

kỹ xảo về quản lý nhóm, lớp ghép thông qua việc xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhóm, lớp của giáo viên nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong nhóm, lớp ghép có hiệu quả nhất

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu: Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép là quá trình nhà quản lý tác động vào quá trình hình thành và phát triển năng lực quản lý nhóm, lớp ghép nhằm thực hiện có hiệu quả việc

Trang 31

bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên mầm non, đáp ứng yêu cầu giáo dục ở các vùng đặc biệt khó khăn thông qua các khâu của quá trình quản lý

1.3 Một số vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1 Đặc điểm hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhóm, lớp ghép ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1.1 Chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhóm, lớp ghép là chăm sóc - giáo dục trẻ không cùng độ tuổi trong phạm vi nhóm, lớp

Nhóm, lớp ghép ở trường mầm non là lớp học mà trong đó trẻ em thuộc nhiều độ tuổi, nhiều trình độ khác nhau học cùng một thời gian, không gian với giáo viên được giao phụ trách Lớp mẫu giáo ghép thường gồm lớp ghép hai độ tuổi (3 tuổi và 4 tuổi; 4 tuổi và 5 tuổi) và lớp ghép ba độ tuổi (3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi) Trong các lớp mẫu giáo ghép có sự khác nhau rõ rệt về thể chất, ngôn ngữ, tình cảm, nhận thức và giao tiếp Mỗi lớp mẫu giáo ghép thường có một giáo viên [2]

Hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhóm lớp ghép được tiến hành cho trẻ không thuộc cùng độ tuổi, do đó những hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ được thiết kế dựa trên đặc điểm nhóm trẻ phù hợp Ví dụ đối với lớp ghép trẻ thuộc 2 độ tuổi thì các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ được thiết kế dựa trên đặc điểm của 2 độ tuổi này, tính đến đặc điểm vừa sức chung của cả 2 độ tuổi và vừa sức theo từng nhóm tuổi của trẻ Chẳng hạn như khi thiết kế những bài tập vận động cho trẻ cần tính đến đặc điểm của từng độ tuổi trẻ để đảm bảo

sự an toàn, phát triển tối đa những chức năng và phẩm chất vận động của trẻ trong độ tuổi

1.3.1.2 Giáo viên là người trực tiếp tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục cho các nhóm trẻ không cùng độ tuổi trong cùng phạm vi nhóm lớp:

Giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức quản lý, điều

Trang 32

hành các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ Đặc biệt là trong nhóm, lớp ghép khi tổ chức cho trẻ trong cùng một nhóm lớp có nhiều độ tuổi khác nhau đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các phương pháp, biện pháp trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ Giáo viên phụ trách nhóm, lớp ghép của trẻ đồng thời tổ chức hoạt động chăm sóc và giáo dục cho trẻ thuộc những nhóm tuổi khác nhau Cụ thể:

Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, tổ chức hoạt động tạo hình, tổ chức cho trẻ làm quan với chữ viết và con số,… Tùy theo nội dung và kế hoạch đã được GVMN soạn, việc tổ chức có thể có những hoạt động được tổ chức cho các nhóm trẻ không thuộc cùng độ tuổi tuy nhiên có những nội dung hoạt động cần phân hóa theo năng lực và trình độ của trẻ theo độ tuổi để tổ chức

1.3.1.3 Giáo viên mầm non là người tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục cho trẻ ở nhóm, lớp ghép đảm bảo sự phù hợp từng độ tuổi trẻ

-Lớp mẫu giáo ghép gồm nhiều trẻ ở các độ tuổi khác nhau nên việc tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc - giáo dục trẻ có những đặc điểm sau:

Mục tiêu giáo dục và yêu cầu của các hoạt động ở lớp mẫu giáo ghép được xác định riêng cho từng độ tuổi có trong lớp Căn cứ kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề của lớp, đối với mỗi hoạt động của trẻ ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên cần xác định mục tiêu, yêu cầu cụ thể cho từng độ tuổi

về kiến thức, kỹ năng và thái độ cần đạt được ở mỗi hoạt động Đặc biệt giáo viên cần bám sát mục tiêu đã xác định của từng chủ đề giáo dục cụ thể và trình

độ của trẻ tại thời điểm tổ chức hoạt động để xác định mục tiêu của hoạt động cho phù hợp Giáo viên cần diễn đạt, trình bày mục tiêu bằng những từ ngữ mang tính chất dễ lượng hóa, thuận lợi cho việc đánh giá kết quả đạt được ở trẻ

Ví dụ: Trong hoạt động học - Tiết Thể dục: “Trẻ 3 tuổi giữ được thăng bằng cơ thể và đi hết đoạn đường hẹp 3m x 0,2m” hay “Trẻ 4 tuổi chạy được

Trang 33

liên tục theo hướng thẳng 15m trong 10 giây”

Nội dung của các hoạt động mang tính đồng tâm, phát triển, cùng một nội dung nhưng mức độ khác nhau đối với từng độ tuổi Nội dung của hoạt động được xác định trong Kế hoạch giáo dục tuần của lớp Nội dung được thể hiện ở tên của hoạt động Nghĩa là khi trình bày tên của hoạt động giáo viên nên nêu rõ nội dung hoạt động của trẻ theo từng độ tuổi, tránh chung chung dẫn tới xác định mục tiêu không sát đối tượng cũng như chuẩn bị các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…Giáo viên cần quan tâm sắp xếp các hoạt động sao cho trẻ có

cơ hội thực hiện các nội dung có tính chất liên hoàn, tổng hợp theo chủ đề Khi lựa chọn nội dung giáo dục cho trẻ lớp mẫu giáo ghép, giáo viên không nên lựa chọn nội dung khác nhau ở các độ tuổi (ví dụ: trẻ 5 tuổi học chạy còn trẻ 4 tuổi học bò) mà cần lựa chọn nội dung giáo dục giống nhau và có tính chất đồng tâm, phát triển cho các độ tuổi có trong lớp mẫu giáo ghép

Phương pháp dạy - học được ưu tiên lựa chọn là những phương pháp mà trẻ ở các độ tuổi đều được tham gia, tương tác với nhau và với giáo viên Để các phương pháp giáo dục đã được nêu trong chương trình giáo dục mầm non (nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm; nhóm phương pháp trực quan- minh họa; nhóm phương pháp dùng lời nói; nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ; nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá) một cách hiệu quả, giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp giáo dục đó theo hướng tích cực hóa hoạt động của trẻ, dưới sự hướng dẫn của giáo viên Đối với lớp mẫu giáo ghép, giáo viên cần đặc biệt lưu ý trong lựa chọn các phương pháp, phối hợp các phương pháp sao cho trẻ cùng độ tuổi và trẻ khác độ tuổi có thể tương tác với nhau để hoàn thành nội dung học và đạt mục tiêu của từng độ tuổi

Hình thức tổ chức các hoạt động ở lớp mẫu giáo ghép đặc biệt hướng vào

sự tương tác giữa các cá nhân và giữa các nhóm Giáo viên vận dụng kết hợp linh hoạt các hình thức tổ chức hoạt động học (cả lớp, nhóm, cá nhân) để tạo ra

sự tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm với nhau Đây là lợi thế của lớp mẫu giáo ghép khi tổ chức các hoạt động Các tương tác

Trang 34

thường thấy là:

Giúp đỡ: Trẻ bé thực hiện nhiệm vụ, trẻ lớn theo dõi, giúp đỡ trẻ bé nếu cần Hợp tác: Trẻ lớn sử dụng kết quả của trẻ bé để thực hiện tiếp nhiệm vụ

của mình

Học hỏi: Trẻ lớn hoặc trẻ thành thạo hơn thực hiện nhiệm vụ, hướng dẫn

trẻ bé hoặc trẻ chưa thành thạo bắt chước theo

Đánh giá các hoạt động của trẻ theo mục tiêu cần đạt cũng theo từng độ tuổi có trong lớp chứ không chỉ theo một độ tuổi như ở lớp đơn Đánh giá hoạt động của trẻ lớp mẫu giáo ghép là nhằm điều chỉnh lại yêu cầu cần đạt, nội dung hoạt động, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện học, soạn giáo án và việc thực hiện giáo án trên lớp Trước hết, giáo viên đánh giá trẻ có đạt được yêu cầu đặt ra không Nếu trẻ đạt yêu cầu thì sẽ chọn yêu cầu mới Nếu trẻ không đạt yêu cầu thì giáo viên xem lại yêu cầu, nội dung học, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức, phương tiện học, soạn giáo án và việc thực hiện giáo án Tìm nguyên nhân từ những yếu tố này và điều chỉnh lại cho phù hợp với trẻ

Để có thể tổ chức được các hoạt động cho trẻ ở lớp mẫu giáo ghép, giáo viên cần thực hiện các bước: chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, thực hiện và đánh giá hoạt động [3]

1.3.1.4 Giáo viên Mầm non là người quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ trong nhóm, lớp ghép đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của các nhóm trẻ không cùng độ tuổi

Trẻ trong nhóm, lớp ghép gồm từ hai hoặc 3 nhóm trẻ, giữa các nhóm trẻ không cùng độ tuổi nên đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ cũng phản ánh đặc trưng riêng Có thể trong cùng hoạt động, đòi hỏi phương tiện, yếu tố không gian đảm bảo phân nhóm cho 3 nhóm hoặc nhiều hơn 3 nhóm trẻ để tổ chức hoạt động học, chơi tập… giáo viên phải sắp xếp đồ dùng đồ chơi, các trang thiết bị trong lớp gọn gàng, ngăn nắp thuận tiện cho trẻ từng độ tuổi trong lớp sử dụng và đảm bảo yêu cầu vệ

Trang 35

sinh, an toàn và thẩm mỹ

1.3.2 Năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của người giáo viên Mầm non

Để quản lý trẻ trong các nhóm lớp ghép, đòi hỏi giáo viên mầm non cần

có năng lực chuyên môn vững, đồng thời có khả năng thiết kế nội dung chương trình phù hợp lớp ghép (trẻ không thuộc cùng độ tuổi) hiệu quả Như vậy yếu tố

về chuyên môn và nghiệp vụ mầm non của GVMN cần phái đáp ứng tốt, kèm theo đó là nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm trong quản lý nhóm lớp ghép Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hiểu năng lực quản lý nhóm, lớp ghép tức là quản lý trẻ hiệu quả, có chất lượng trong mọi hoạt động giáo dục Năng lực quản lý nhóm, lớp ghép của giáo viên mầm non gồm các năng lực sau:

1.3.2.1 Tìm hiểu đặc điểm của trẻ mẫu giáo thuộc các nhóm tuổi khác nhau trong cùng phạm vi nhóm, lớp ghép.

Hiểu trẻ là điều kiện tiên quyết để giáo dục trẻ có hiệu quả, như nhà giáo dục K.D.Usinxki đã nói: “Muốn giáo dục con người thì phải hiểu con người về mọi mặt” Vì thế nắm vững đặc điểm của từng trẻ là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhóm, lớp ghép ở trường Mầm non

Giáo viên cần phải hiểu hoàn cảnh sống của trẻ, nắm được những đặc điểm về thể chất, tâm lý của trẻ cũng như các thói quen hành vi đạo đức mà trẻ

đã có… Từ đó giúp giáo viên lựa chọn những biện pháp tác động sư phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và thích ứng với cuộc sống, với môi trường luôn luôn biến đổi

1.3.2.2 Quản lý trẻ trong giờ đón trẻ, trả trẻ

Khi đón trẻ giáo viên cần nắm bắt được tình hình sức khỏe và trạng thái tâm lý của trẻ Biết được người đưa trẻ đến lớp là ai và mang theo những đồ dùng nào? Trong lúc tiếp tục đón trẻ giáo viên vừa phải quan sát theo dõi những trẻ khác đang chơi để giúp đỡ hoặc nhắc nhở khi cần thiết Giáo viên cần tranh thủ thời gian để hỏi han gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để có thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ

Trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ huynh tới đón Tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em dưới 10

Trang 36

tuổi chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ Giáo viên trao đổi với gia đình về tình hình trẻ trong ngày và trao đổi với phụ huynh những hoạt động cần phối hợp Nếu có gì xảy ra do sơ suất giáo viên phải thành thật xin lỗi phụ huynh Giáo viên chỉ được ra về khi đã trả hết trẻ

1.3.2.3 Quản lý trẻ trong tổ chức bữa ăn, giấc ngủ

Trong nhóm lớp ghép, giờ ăn có thể coi là giờ cao điểm bởi trong nhóm, lớp càng nhiều độ tuổi khác nhau thì việc tổ chức quản lý trẻ càng phức tạp, khó khăn nên yêu cầu giáo viên phải có mặt đầy đủ để tổ chức chăm sóc tốt bữa

ăn cho trẻ Số suất ăn báo ăn phải đúng với số trẻ có mặt, tuyệt đối không để trẻ phải nhịn đói hoặc ăn uống thất thường Giáo viên phải sắp xếp bàn ăn, vị trí ngồi ăn của trẻ trong từng độ tuổi hợp lý, thuận lợi cho trẻ và giáo viên đi lại Khi ăn giáo viên cần động viên, khuyến khích trẻ ăn ngon, ăn hết xuất Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho trẻ trong khi ăn

Giáo viên Mầm non là người tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ bởi giấc ngủ có

ý nghĩa quan trọng trong việc phục hồi sức làm việc của hệ thần kinh Phòng ngủ của trẻ cô cần chuẩn bị sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông Giáo viên cần tổ chức cho trẻ ngủ đúng giờ, đủ thời gian và ngủ ngon giấc theo yêu cầu của từng độ tuổi Trong khi trẻ ngủ, giáo viên phải luôn có mặt bên cạnh để chăm sóc theo dõi giấc ngủ của trẻ tạo trạng thái yên tĩnh, tránh tiếng động làm trẻ giật mình Hết giờ ngủ cô cho trẻ thức giấc từ từ, tránh đột ngột Giáo viên hướng dẫn trẻ lớn làm một số công việc vừa sức như: Cất gối, xếp chăn, chiếu…

1.3.2.4 Quản lý trẻ trong hoạt động vui chơi

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non Việc quản lý trẻ trong giờ chơi như thế nào để không làm mất đi tính tích cực, tự nguyện hứng thú của trẻ là một yêu cầu cơ bản đối với giáo viên mầm non Trẻ không những được chơi trong lớp mà còn được chơi ngoài trời nhằm tăng cường sức khỏe và mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ Mở rộng khoảng không gian chơi của trẻ là cần thiết

và cần có những yêu cầu quản lý phù hợp với các thời điểm chơi của trẻ trong

Trang 37

từng độ tuổi của nhóm lớp ghép

1.3.2.5 Quản lý trẻ trong hoạt động trên tiết học/tạo hình/khám phá khoa học

Hoạt động trên tiết học/tạo hình/khám phá khoa học của trẻ thường được diễn ra trong thời gian nhất định tùy theo từng độ tuổi, theo nhu cầu hứng thú của trẻ Trong từng hoạt động giáo viên có thể tổ chức trong lớp hay ngoài trời, học cả lớp, học theo từng độ tuổi hoặc học từng cá nhân Giáo viên tổ chức các hoạt động theo yêu cầu của chương trình phù hợp với từng độ tuổi nhưng không máy móc cứng nhắc mà phải linh hoạt, mềm dẻo trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng và hoàn cảnh thực tế Để thuận tiện cho việc quản

lý trẻ trong nhóm lớp ghép trong từng hoạt động giáo viên phải nghiên cứu bố trí, sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ hợp lý đối với từng hoạt động sao cho giáo viên dễ bao quát chung và theo dõi riêng Mọi trẻ trong nhóm lớp đều được tham gia vào hoạt động đầy đủ tích cực

1.3.2.6 Quản lý đánh giá trẻ trong nhóm, lớp ghép

Năng lực kiểm tra, đánh giá giúp cho GV nắm được hiệu quả của việc quản lý nhóm, lớp, là căn cứ để điều chỉnh quá trình quản lý nhóm, lớp ghép

GV phải đánh giá được mức độ phù hợp của các biện pháp quản lý, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình quản lý,… Khả năng đánh giá đúng của GV

sẽ là căn cứ điều chỉnh hoạt động quản lý nhóm, lớp ghép

1.3.3 Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn

Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở trường mầm non là vấn đề không thể thiếu trong mỗi nhà trường có mô hình lớp ghép Thực hiện tốt hoạt động này sẽ giúp giáo viên hiểu và vận dụng hiệu quả vào thực tế công tác giáo dục; Có năng lực quản lý nhóm, lớp ghép tốt ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn; Nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục

Việc bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn là công việc của nhà quản lí Do vậy nếu hiệu

Trang 38

trưởng nhà trường quan tâm, tâm huyết với vấn đề bồi dưỡng giáo viên thì sẽ tổ chức các hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giáo dục vùng đặc biệt khó khăn

Tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên ở trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn sẽ giúp các nhà trường có đội ngũ giáo viên vững vàng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của giáo dục vùng đặc biệt khó khăn; giúp các nhà trường dự báo được nhu cầu về việc phải tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên

để từ đó tham mưu kịp thời với các cấp lãnh đạo về công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng đội ngũ đáp ứng yêu cầu giáo dục vùng đặc biệt khó khăn; chủ động trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch, huy động các nguồn lực phục vụ công việc bồi dưỡng cho từng năm học; lựa chọn được các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của đội ngũ giáo viên đáp ứng tình hình thực tế nhà trường để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả cao

1.3.4 Nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn

Việc bồi dưỡng năng lực quản lý nhóm, lớp ghép cho giáo viên các trường

mầm non vùng đặc biệt khó khăn bao gồm các nội dung sau:

1.3.4.1 Bồi dưỡng cho GVMN năng lực tìm hiểu đặc điểm của trẻ mẫu giáo thuộc các nhóm tuổi khác nhau trong cùng phạm vi nhóm, lớp ghép

Tìm hiểu đặc điểm của trẻ Mẫu giáo trong nhóm, lớp ghép: giúp giáo viên quản lý nhóm, lớp ghép có cơ sở thực tế từ đó có những quyết định giáo dục thích hợp với từng trẻ

Tìm hiểu đặc điểm đối tượng trẻ mẫu giáo trong nhóm, lớp ghép: là một nội dung cần thiết trong chăm sóc và giáo dục trẻ trong độ tuổi Việc năm được đặc điểm của trẻ về mọi mặt theo từng nhóm tuổi của trẻ sẽ giúp cho giáo viên có những thông tin, hiểu trẻ để từ đó triển khai dác hoạt động giáo dục phù hợp theo nhóm trẻ Một số đặc điểm của trẻ mà giáo viên mầm non cần nắm vững như:

Đặc điểm về sự phát triển thể chất: Giới tính, sức khoẻ, các bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của trẻ như: Bệnh về tim, về mắt, tai, sự

Trang 39

thích ứng với các loại bệnh mới như viêm đường hô hấp cấp (Covid-19)

Biểu hiện về giao lưu cảm xúc của trẻ, cách ứng xử của trẻ trong các mối quan hệ với tự nhiên, với người khác, với thế giới đồ vật do con người sáng tạo

ra và với chính bản thân trẻ

Đặc điểm nhận thức của trẻ: Nhận thức, khả năng tập trung chú ý, phân phối chú ý, di chuyển chú ý, khả năng ghi nhớ, các thao tác trí tuệ trong quá trình tư duy của trẻ

Để nắm được đặc điểm của trẻ giáo viên quản lý nhóm lớp ghép phải tìm hiểu hoàn cảnh, đặc điểm và điều kiện sống của trẻ trong lớp Cụ thể như:

- Nghiên cứu hồ sơ của trẻ (Sơ yếu lí lịch gia đình, sổ theo dõi sức khỏe của trẻ, phiếu đánh giá cá nhân của trẻ hàng năm,…)

- Nghiên cứu các sản phẩm của trẻ và hoạt động của trẻ (tranh vẽ, nhật

kí, sản phẩm, giáo dục thể chất,…)

- Tạo tình huống để trẻ bộc lộ những đặc điểm…

- Quan sát, theo dõi trẻ tham gia vào các hoạt động hàng ngày: hoạt động tập thể, văn nghệ, vui chơi, quan hệ ứng xử, thường xuyên gần gũi trò chuyện cùng trẻ

- Thăm gia đình trẻ và trò chuyện với phụ huynh để hiểu hoàn cảnh và có biện pháp giáo dục thích hợp

- Tiến hành điều tra và thực nghiệm tự nhiên,…

Bồi dưỡng năng lực tìm hiểu trẻ cho GVMN là giúp GV mầm non có kiến thức, thông tin về trẻ trong độ tuổi đồng thời hiểu và có kỹ năng sử dụng tổng hợp các phương pháp để năm đặc điểm về trẻ như: quan sát trẻ, biết các loại bệnh ở trẻ nhỏ, trao đổi thông tin với cha mẹ trẻ, sử dụng các bài test đánh giá trẻ,…)

1.3.4.2 Bồi dưỡng cho GVMN năng lực quản lý trẻ trong giờ đón trẻ, trả trẻ

Công tác đón trẻ và trả trẻ là một trong những nhiệm vụ được coi là quan trọng trong các hoạt động trong ngày vì đó là thời điểm mà giữa cô giáo và phụ huynh có thể trao đổi những thông tin cần thiết của trẻ để cô giáo nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ trong ngày, đồng thời đó cũng là thời điểm để cô quan sát

Trang 40

rõ nhất về những biểu hiện rõ nét của trẻ để cô giáo trao đổi luôn với phụ huynh tránh việc không biết rõ tình trạng sức khỏe của trẻ dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc

Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để cô giáo trao đổi với phụ huynh những kiến thức cơ bản về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần

Bồi dưỡng năng lực đón trẻ, trả trẻ cho giáo viên mầm non là bồi dưỡng những năng lực sau:

Khi đón trẻ, giáo viên cần nắm bắt được tình hình sức khỏe và trạng thái tâm lý của trẻ Biết được người đưa trẻ đến lớp và những đồ dùng mang theo, không để trẻ mang vào lớp những đồ vật, đồ chơi có thể độc hại hoặc gây thương tích cho trẻ Trong lúc tiếp tục đón trẻ, giáo viên vừa quan sát, theo dõi những trẻ khác đang chơi để giúp đỡ hoặc nhắc nhở khi cần thiết giáo viên nên tranh thủ thời gian, chủ động hỏi han gia đình về tình hình trẻ lúc ở nhà để có thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ

Khi giáo viên đón trẻ tốt nhất nên yêu cầu phụ huynh kí vào sổ theo dõi hằng ngày của trẻ và cần ghi tình trạng sức khỏe của trẻ để giáo viên dễ theo dõi

Sau giờ đón, giáo viên phải nắm được số trẻ có mặt và tên những cháu vắng mặt, ghi vào sổ theo dõi hằng ngày Đối với trẻ mẫu giáo, cô sử dụng hình thức điểm danh phù hợp

Khi trả trẻ, trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng trước khi phụ huynh tới đón Không trả trẻ cho người lạ mặt hoặc trẻ em dưới

10 tuổi chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ

Giáo viên chủ động trao đổi với gia đình về tình hình trẻ trong ngày và trao đổi với phụ huynh những hoạt động cần có sự phối hợp Nếu có gì sảy ra

do sơ suất phải thành thật xin lỗi phụ huynh

Vừa trả trẻ giáo viên phải vừa theo dõi những trẻ khác đang chơi trong phòng Cô chỉ được ra về sau khi đã trả hết trẻ

1.3.4.3 Bồi dưỡng cho GVMN năng lực quản lý trẻ trong giờ chơi

Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non Việc quản lí trẻ trong giờ chơi như thế nào để không làm mất đi tính tích cực, tự nguyện, hứng thú

Ngày đăng: 20/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w