Lý do chọn đề tài Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng do Chính phủ Việt
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước ở huyện Bình Gia từ đó xác định những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại cần khắc phục và đề xuất phương án nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia trong những năm tới Hướng tới mục tiêu hoàn thành 100% số xã trong huyện đạt tiêu chí xã NTM, đồng thời duy trì nâng cao hơn các tiêu chí theo chuẩn NTM tại các xã thuộc huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn và được công nhận xã NTM
Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về chương trình xây dựng nông thôn mới; trên cơ sở đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, những thành tựu, hạn chế, các chuyển biến cơ bản cũng như những bài học về xây dựng NTM giai đoạn 2019-2021 ở huyện Bình Gia từ góc nhìn khoa học; nhận diện được những vấn đề cơ bản cần tiếp tục giải quyết để thúc đẩy chương trình xây dựng NTM theo hướng bền vững trong giai đoạn tiếp theo
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, các phương pháp nghiên cứu sử dụng và thực tiễn về mô hình NTM mới và quản lý nhà nước xây dựng NTM ở nước ta hiện nay
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng Nông thôn mới; cụ thể tại huyện Bình Gia giai đoạn 2019 - 2021, làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và tìm hiểu về nguyên nhân của những hạn chế đó
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia trong giai đoạn tiếp theo.
Những đóng góp mới của luận văn
4.1 Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu và hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới; tổng hợp, phân tích những kinh nghiệm thực tiễn để đề xuất những giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi trong xây dựng nông thôn mới Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy các vấn đề có liên quan về xây dựng nông thôn mới
- Những phân tích đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất về thúc đẩy việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là những tham khảo hữu ích có giá trị gợi mở trong công tác quản lý, triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay
- Luận văn góp phần làm rõ những khía cạnh lý luận trong quá trình xây dựng nông thôn mới và hiệu quả trong thực tiễn Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu cho công tác quy hoạch, kế hoạch lãnh đạo, điều hành quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Bình Gia.Những giải pháp đề xuất có thể được áp dụng trong công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bình Gia và là tài liệu tham khảo cho các huyện khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và địa phương khác trong cả nước
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá trình học tập, giảng dạy, vận dụng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.
Kết cấu của luận văn
Tên luận văn “Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn”
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia
Chương 4: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm về nông thôn, nông thôn mới
“Nông thôn” là một khái niệm thông dụng nhưng có nội hàm rộng và có thể khác nhau ở các quốc gia Theo Từ điển Bách khoa toàn thư thế giới thì nông thôn là “khu vực mà ở đó tập trung dân cư sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp” Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì nông thôn là: “phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính nằm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cưu chủ yếu làm nông nghiệp”
Về mặt địa lý tự nhiên, nông thôn là một địa bàn rộng lớn tạo thành các vành đai bao quanh thành thị
Về kinh tế, nông thôn là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông - lâm - ngư ngiệp Ngoài ra nó còn có các ngành nghề phi nông nghiệp như: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Về tổ chức xã hội - cơ cấu dân cư, ở nông thôn chủ yếu là nông dân và gia đình họ với mật độ dân cư thấp Ngoài ra, có một số người làm việc ở nông thôn nhưng sống ở đô thị; một số người làm việc ở đô thị, sống ở nông thôn
Về văn hóa, nông thôn là nơi bảo tồn, lưu giữ các di sản văn hóa truyền thống chủ yếu của dân tộc như: phong tục, tập quán cổ truyền, các ngành nghề truyền thống, các di tích lịch sử
Trình độ dân trí, khoa học công nghệ, và kết cấu hạ tầng của cộng đồng dân cư nông thôn thường thấp kém, thua xa so với đô thị Ngày nay, khái niệm “nông thôn” đã mở rộng nội hàm so với “làng”, “bao gồm cả những thị trấn mà sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc vào nông nghiệp, gắn với nông thôn và bảo đảm các dịch vụ cần thiết cho dân cư ở nông thôn”
Nông thôn là một khái niệm gắn liền với những vùng, những khu vực sinh sống của cư dân mà ở đó các cư dân sản xuất và sinh sống chủ yếu bằng nghề nông đồng thời gắn liền với những hoạt động xã hội trong một cộng đồng nhất định Nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu ở NT Bởi vậy khái niệm NT khá rộng, trong đó các hoạt động xã hội, cộng đồng diễn ra phong phú, đa dạng [ 2, tr 46]
Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4//2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thì: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã Đặc điểm của các vùng nông thôn nước ta gắn liền với các loại hình lao động, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với tuyệt đại đa số dân cư sinh sống bằng một loại hình lao động, bởi vậy diện mạo các vùng nông thôn rất ít có sự thay đổi nhất là về phương diện kinh tế - xã hội Đến nay, khái niệm “nông thôn” được thống nhất với quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT, cụ thể: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”
1.1.1.2 Khái niệm về nông thôn mới
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”
Như vậy, nông thôn mới bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; đảm bảo không gian nông thôn phải mang đặc trưng nông thôn với khuôn viên, cảch quan của làng xã, của hộ gia đình nông thôn
Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; thu nhập đảm bảo, công ăn việc làm ổn định, không có hộ nghèo đói
Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng được nâng cao
Thứ tư, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và phát triển môi trường, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái Thứ năm, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát triển, trong đó, bảo tồn và phát triển các di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc, các địa phương
Thứ sáu, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ
Hay nói cách khác: Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới Bên cạnh đó, nông thôn mới phải có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội
1.1.2 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế – xã hội, mà là vấn đề kinh tế – chính trị tổng hợp
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
Nội dung cơ bản của nông thôn mới lần đầu tiên được ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí Và, đến ngày 04/6/2010 Thủ tướng ký quyết định 800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 gồm 11 nội dung với 19 tiêu chí Ngày 20/02/2013, có Quyết định số 342/QĐ-TTg sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới Ngày 17/10/2016, Thủ tướng đã ký quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/12/2016
Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới được chia thành 5 nhóm bao gồm 19 tiêu chí, cụ thể: nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí (1- Quy hoạch); nhóm
Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí (2 - Giao thông; 3 - Thủy lợi; 4 - Điện; 5
Cơ sở thực tiễn về công tác xây dựng nông thôn mới
1.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương trong nước
1.2.1.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
“Huyện Lạng Giang nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Giang, giáp huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, huyện có diện tích 239,8 km 2 , với dân số hơn 200.000 người, huyện có 19 xã, 2 thị trấn, kinh tế của huyện chủ yếu dựa trên sản xuất nông nghiệp.” 3
“Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang, từ năm 2011 huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng nông thôn mới, sau 10 năm xây dựng NTM, huyện đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, năm 2019 huyện đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, trở thành huyện thứ 2 của tỉnh Bắc Giang đạt huyện chuẩn NTM Với quyết tâm chính trị cao, cùng sự chung sức chung lòng, huyện về đích sớm hơn so với kế hoạch đề ra 01 năm
Có được kết quả trên là do có sự tập trung cao trong công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền Ban Chỉ đạo các cấp từ huyện tới cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự tham gia tích cực của cộng đồng nên công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạng Giang đã đạt kết quả cao
Hằng năm huyện đều tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn làm việc với Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã để xác định các hạng mục cần xây dựng trong năm từng thời điểm đảm bảo các dự án kịp tiến độ theo yêu cầu Hàng tháng tổ chức giao ban với tất cả các xã để kịp thời nắm bắt tình hình tiến độ triển khai ở cơ sở và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh
3 Theo Wikipedia trong quá trình tổ chức thực hiện Thường xuyên chỉ đạo cập nhật thông tin tăng thời lượng phát các tin bài về tình hình, tiến độ, kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, kịp thời phản ánh đưa tin những nơi làm tốt những cách làm hay sáng tạo, những cá nhân đơn vị có nhiều thành tích trong xây dựng nông thôn mới, phát đông phong trào thi đua “Lạng Giang cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và triển khai thực hiện sâu rộng đến từng thôn, xóm
Căn cứ vào điều kiện thực tế và tiến độ chung của huyện, hàng năm huyện đều tổ chức cho các xã đăng ký tiêu chí phấn đấu cụ thể để tập trung chỉ đạo và phân bổ các nguồn lực nhằm đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra Công tác huy động các nguồn lực và giải ngân các nguồn vốn trên địa bàn huyện được thực hiện tốt, tổng nguồn vốn huy động xây dựng trên địa bàn đạt 1,9 nghìn tỷ đồng Trong đó, vốn của cộng đồng dân cư chiếm 30% và hiến hàng trăm nghìn m2 đất, hàng nghìn ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi Huyện không có nợ đọng xây dựng cơ bản Hạ tầng giao thông được nâng cấp, tỷ lệ đường xã, liên xã được cứng hóa đạt 99%; là huyện đầu tiên có tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; 100% thôn, xã có nhà văn hóa; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 99,2%
Cùng đó, huyện đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô tập trung có liên kết sản xuất Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt 41 triệu đồng/người/năm, tăng 3 lần so với năm 2011 Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,12%
Phát huy kết quả đạt được, huyện sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt được theo hướng đồng bộ và bền vững Cùng đó xây dựng thêm nhiều thôn NTM kiểu mẫu, xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu và từng bước xây dựng huyện NTM kiểu mẫu
Những kinh nghiệm trên nếu vận dụng cho địa bàn huyện Bình Gia sẽ có nhiều điểm tương đồng và khả năng triển khai thực hiện cao.” 4
1.2.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
“Chi Lăng là huyện phía nam của tỉnh Lạng Sơn, giáp huyện Bình Gia, huyện có diện tích 703 km2, với dân số trên 75000 người, huyện có 18 xã và
02 thị trấn Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành tỉnh và sự tham gia tích cực của Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã, các ban ngành đoàn thể, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, rộng khắp từ huyện đến các xã, bước đầu đạt được những kết quả nhất định.” 5
“Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Chi Lăng đã ban hành văn chỉ đạo các xã tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới Chỉ đạo cơ quan thường trực, Uỷ ban nhân dân các xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hàng năm Thành lập các Đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện để kịp thời giúp cơ sở tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình đã tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới, bước đầu có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, người dân đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựngnông thôn mới Các cơ quan thông tin đại chúng tích cực, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông thôn mới, tăng cường các tin bài tuyên truyền những sáng kiến, mô hình kinh tế có hiệu quả, những kinh nghiệm hay trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới Bên cạnh đó, huyện Chi Lăng cũng rất tích cực trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới qua các chương trình cụ thể
4 Trang chủ chuyên trang Nông thôn mới UBND tỉnh Bắc Giang
Công tác hỗ trợ phát triển sản xuất được quan tâm chỉ đạo làm rất tốt, bên cạnh việc phát triển các cây trồng đặc sản có thế mạnh đã có thương hiệu như: Na Chi Lăng, hồng Chi Lăng, huyện đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư sản xuất các cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tại huyện
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, hỗ trợ của các doanh nghiệp, sự đóng góp của nhân dân Từ những nguồn lực này, huyện Chi Lăng đã đầu tư xây dựng nhiều cơ sơ hạ tầng nông thôn thiết yếu phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân, cụ thể như: Huyện đã đầu tư nâng cấp, bê tông hóa và đưa vào sử dụng gần 494 km tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường liên xã, liên thôn; xây dựng 52 công trình thủy lợi, kiên cố hóa được 80,7 km kênh mương; cải tạo, nâng cấp 68,4 km đường điện hạ áp nông thôn, đưa điện lưới quốc gia về 18 xã, qua đó nâng tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lên 99,6% Bên cạnh đó, hạ tầng thông tin và truyền thông được đầu tư phát triển toàn diện, các dịch vụ internet, viễn thông, bưu chính… đã xuất hiện tại những vùng sâu, vùng xa của Huyện, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin, nâng cao dân trí Hoạt động thương mại diễn ra ngày càng sôi động, các chủng loại hàng hóa đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt của người dân Đặc biệt, thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện đã hỗ trợ cho 964 hộ gia đình cải tạo nâng cấp, xây mới nhà ở, xóa được 550 nhà tạm, nhà dột nát, đến nay đã có 17/18 xã của huyện đạt tiêu chí về nhà ở
Cùng với đó, hệ thống trường lớp, trạm y tế xã cũng từng bước được đầu tư phát triển theo quy chuẩn, chất lượng giáo dục và y tế không ngừng được nâng cao, đến nay toàn huyện đã có 20 trường đạt chuẩn quốc gia, 07 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế Cơ sở vật chất văn hóa tiếp tục được đầu tư phát triển cả về chất và lượng, đã có 11/18 xã, thị trấn và 161/169 thôn có nhà văn hóa, trong đó có 67 nhà văn hóa thôn đạt chuẩn Đặc biệt, phong trào xây dựng gia đình văn hóa cùng việc thực hiện quy ước, hương ước thôn văn hóa đã phát huy hiệu quả, nhiều phong tục tập quán, các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, làng xóm được phát huy Đi đôi với đó, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân được nâng cao, Huyện đã xây dựng được nhiều lò xử lý rác thải, đồng thời hoạt động thu gom và xử lý rác thải đi vào quy củ…
Bên cạnh đó, công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập và đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động có nhiều chuyển biến tích cực Từ nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ, các cấp, các ngành của huyện Chi Lăng đã hỗ trợ người dân xây dựng nhiều chương trình, dự án, mô hình sản xuất từ trồng trọt, chăn nuôi đến xây dựng tem nhãn bao bì, liên kết sản xuất, qua đó làm thay đổi căn bản tư duy sản xuất và nâng cao khả năng ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất của người dân Ngoài ra, hàng năm hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện quan tâm thực hiện Đặc biệt, lao động người dân tộc thiểu số sau khi học nghề đã áp dụng thành công các kiến thức đã học vào sản xuất, từ đó giúp nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm bình quân từ 2-3%/năm
Kết quả đánh giá hiện trạng tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã: Tính đến hết năm 2021, huyện Chi Lăng có 08 xã được công nhận đạt chuẩn NTM và bình quân đạt 8,1 tiêu chí/xã Bộ mặt nông thôn của huyện ngày càng khang trang, xanh, sạch, đẹp, đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, điều đó đang tạo ra thế và lực để huyện tiếp tục phát triển.” 6
6 Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn - huyện Chi Lăng
1.2.1.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang, Tp Đà
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia như thế nào ?
- Những kết quả đã đạt được, nguyên nhân đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó là gì ?
- Có những giải pháp nào nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia trong thời gian tới ?
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ những số liệu đã công bố chính thức của cơ quan Nhà nước trung ương, tỉnh về việc xây dựng nông thôn mới, các báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các tài liệu thống kê do các cơ quan của tỉnh Lạng Sơn, của các xã thuộc huyện Bình Gia cung cấp; Nội dung những số liệu thu thập chủ yếu ở các Phòng: Nông nghiệp và PTNT, Kinh tế và Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính - Kế hoạch, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá và Thông tin, Chi cục Thống kê và Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới của huyện
Ngoài ra còn có sử dụng phương pháp PRA để tìm hiểu về các khó khăn, trở ngại, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp nay nhằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia, các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới và có những dự báo về tình hình xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới Trong đó có: 3 cán bộ chi cục thống kê huyện Bình Gia, 3 cán bộ công an xã Hoàng Văn Thụ, ông Nông Ngọc Kính - Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ, một số cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Gia,
2.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Thông tin sau khi thu thập được những thông tin về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin Nhờ đến sự hỗ trợ của công nghệ thông tin như các phần mềm xử lý như excel để tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá Chia các thông tin nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất chất lượng cán bộ quản lý của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp thống kê, mô tả
Những thông tin sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các nhóm tiêu chí Phương pháp phân tổ sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiện để có được những đánh giá chính xác nhất đối với hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động trong quá trình thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn cũng như xu hướng phát triển trong thời gian tới
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia.
Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá xây dựng nông thôn mới
Ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Gồm 5 vấn đề cơ bản ( một là nhóm vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch; hai là hạ tầng kinh tế-xã hội; ba là kinh tế và sản xuất, bốn là văn hóa, xã hội và môi trường; năm là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở) và
19 tiêu chí cụ thể như sau:
Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới
1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT
2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa 2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện
3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện
4.2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa
6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TTDL
6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ
Tiêu chí 7: Chợ nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng
Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân chung của tỉnh
Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất
Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả
14.1 Phổ cập giáo dục trung học
14.2 Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo
15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TTDL
17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia
17.2 Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp
17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch
17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh
18.1 Cán bộ xã đạt chuẩn
18.2 Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định 18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh” 18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Tiêu chí 19: An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững
Ngày 20/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 342/QĐ- TTg sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới Cụ thể, tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, nội dung “chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng” được thay thế bằng nội dung “Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”
Nội dung tiêu chí số 10 về thu nhập được sửa thành: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn (triệu đồng/người) Chỉ tiêu chung cho cả nước: Năm 2012: Đạt 18 triệu đồng/người; năm 2015: Đạt 26 triệu đồng/người; đến năm 2020: Đạt 40 triệu đồng/người
Chỉ tiêu cụ thể đạt chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết
Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được áp dụng mức của vùng Trung du miền núi phía Bắc
Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu khu 23 vực nông thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết và công bố
Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động được đổi thành tiêu chí “Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên” Theo đó, thay vì tính theo tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thì quy định mới tính theo tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động Chỉ tiêu chung và từng vùng là đạt từ 90% trở lên
Tiêu chí số 14 sửa đổi nội dung “phổ cập giáo dục trung học” trong tiêu chí về giáo dục thành “phổ cập giáo dục trung học cơ sở”
Tiêu chí số 15 về nội dung tỷ lệ người dân tham gia các hình thức Bảo hiểm y tế được sửa đổi thành “Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế” Chỉ tiêu chung cho cả nước đạt từ 70% trở lên, chỉ tiêu cho các vùng là đạt
2.3.2 Các tiêu chí quản lý nhà nước về xây dựng NTM
2.3.2.1 Xây dựng và ban hành chính sách, hệ thống văn bản quản lý về xây dựng nông thôn mới
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về XD NTM là các văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các vấn đề
Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về XD NTM là rất cần thiết, giúp thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chủ trương, chính sách về
NTM Thông qua hệ thống văn bản này, Nhà nước có thể điều tiết những vần đề thực tiễn trong công tác QLNN về XD NTM, kịp thời cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình, yêu cầu mới, giúp quá trình quản lý, điều hành đạt hiệu lực, hiệu quả cao
2.3.2.2 Về công tác lập quy hoạch, hoạch định chiến lược, kế hoạch, đề án QLNN về XD NTM
Hoạch định làm tăng khả năng thành công của tổ chức, bởi thông qua hoạch định sẽ phân tích, dự báo được những thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu, từ đó có những giải pháp nắm bắt thời cơ, hạn chế rủi ro, phù hợp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
Hoạch định chiến lược là tập hợp các hành động, quyết định của lãnh đạo, hướng tới việc soạn thảo các chiến lược chuyên biệt nhằm đạt mục tiêu của tổ chức Hoạch định chiến lược bao gồm các việc như: xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực nhằm hướng đến mục tiêu chung
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH GIA
Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bình Gia
Huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn là huyện vùng cao miền núi, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 75km, theo hướng Tây Bắc, có 5 dân tộc chính là: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa cùng sinh sống, người dân huyện Bình Gia chủ yếu sinh sống bằng nghề nông lâm nghiệp Nền văn hoá cơ bản của Bình Gia là nền văn hoá Nùng - Tày, đó là nền văn hoá bản địa gắn liền với sự phát triển và tồn tại của xã hội, vừa phong phú, đa dạng của văn hoá vật thể và phi vật thể, toàn huyện hiện có 3 di tích khảo cổ cấp quốc gia (hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai và hang Kéo Lèng); các di tích lịch sử cách mạng, di tích, danh thắng, khảo cổ học, di tích kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng, nhất là huyện có tuyến quốc lộ 1B đi từ thành phố Lạng Sơn sang thành phố Thái Nguyên; tuyến đường 226, 279 nối liền với các huyện bạn, tỉnh bạn (huyện Na Rì - Bắc Kạn; huyện Bắc Sơn, Tràng Định, Văn Quan, Văn Lãng - tỉnh Lạng Sơn), tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các vùng miền trong, ngoài huyện cũng như trong và ngoài tỉnh Từ những đặc điểm về vị trí địa lý, tiềm năng về văn hóa dân tộc bản địa, tiềm năng về du lịch cùng với những chủ trương về phát triển kinh tế, gắn với bảo tồn, gìn giữ phát huy giá trị di dản văn hóa gắn với phát triển du lịch
Huyện Bình Gia có tổng diện tích tự nhiện 1.047,3 km 2 , tương đương109.415,1 ha; trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 92.314,4 ha (Gồm: đất sản xuất nông nghiệp: 8.018,6 ha; đất lâm nghiệp: 84.189 ha; đất nuôi trồng thủy sản: 106,9 ha) Đất phi nông nghiệp: 3.221,51 ha Đất chưa sử dụng: 13.879,2 ha
3.1.1.3 Địa hình Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 250 - 300 trở lên Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao Địa hình của huyện có thể chia thành 4 dạng chính sau đây:
- Dạng địa hình núi đá gồm các dãy núi đá phân bổ chủ yếu ở các xã phía Tây và Tây Nam huyện như Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, Thị trấn và một phần ở các xã Minh Khai, Quang Trung, Thiện Thuật.
- Dạng địa hình núi đất là phổ biến, độ dốc trên 250 - 300, chiếm tới 70% diện tích đất tự nhiên.
- Các dải thung lũng hẹp, hiện nay chiếm khoảng 3,5% diện tích đất tự nhiên, trong đó nhân dân đã khai thác để trồng lúa chiếm khoảng 91,4% diện tích các dải thung lũng.
- Các dải đồi thoải có độ dốc 150 - 200, có diện tích khoảng 4.000 ha Dạng địa hình này có thể khai thác trồng cây ăn quả như đào, lê, mận, mơ, quýt và trồng cây công nghiệp lâu năm như cây chè
Bình Gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt Là huyện có mùa Đông lạnh và khô, mùa Hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc Số liệu theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau: Nhiệt độ không khí bình quân năm 20,8°C; Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 37,3°C; Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối -1,0°C; Lượng mưa trung bình năm: 1.540 mm; Số ngày mưa trong năm 134 ngày; Độ ẩm không khí trung bình năm82%; Lượng bốc hơi bình quân năm811 mm; Số giờ nắng trung bình khoảng 1.466 giờ/năm
3.1.3.1 Tài nguyên đất Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ, ký hiệu là Fk, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Chiếm 49,2% diện tích tự nhiên Đất đỏ vàng trên đá macma axít (Fa): Chiếm 28% diện tích tự nhiên Đất phù sa ngòi suối (Py): Chiếm 0,8% diện tích tự nhiên Đất dốc tụ (D): Chiếm 5% diện tích tự nhiên Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Chiếm 0,4% diện tích tự nhiên Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Chiếm 5,8% diện tích tự nhiên Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fl): Chiếm 1,5% diện tích tự nhiên Còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3% diện tích tự nhiên
Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50km là nguồn nước quan trọng, tại đây có thể xây dựng nhà máy thuỷ điện Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Pác Khuông chảy qua và có rất nhiều con suối lớn nhỏ phân bổ ở khắp các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho sản xuất Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp địa bàn huyện nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi
Bình Gia có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý (lát hoa, sến ), các loại cây đặc sản có giá trị (sa nhân, song, rễ gió ), các loại tre, nứa, luồng đặc biệt tại khu bảo tồn thiên nhiên Lân Luông Tuy nhiên, do quá trình khai thác không có kế hoạch kéo dài, thiếu tổ chức, quản lý… đã dẫn đến hiện nay nguồn tài nguyên rừng nơi đây đã ngày càng bị cạn kiệt
Hiện tại trên địa bàn huyện Bình Gia có mỏ than bùn ở xã Hoàng Văn Thụ, trữ lượng khoảng vài trăm ngàn tấn có thể khai thác để sản xuất phân vi sinh mang lại nguồn thu đáng kể kinh tế trên địa bàn huyện Kim loại quý có vàng sa khoáng ở khu vực xã Tân Văn, Hồng Phong, Quý Hòa, Vĩnh Yên, trữ lượng nhỏ không đáng kể; Quặng sắt, Ăngtymol ở xã Hoa Thám Bình Gia còn có một khối lượng đá vôi lớn tập trung ở các xã Tô Hiệu, Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia…
Bình Gia được thiên nhiên ưu đãi với những khu rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và hệ thống các hang động, thác nước, xen lẫn trong đó là những nếp nhà sàn còn nguyên bản xinh xắn, tạo nên cảnh quan sinh động, thơ mộng và rất đỗi yên bình Bình Gia còn là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ẩm thực phong phú, ngành nghề thủ công truyền thống đậm đà văn hóa dân tộc Sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên chính là thế mạnh của du lịch Bình Gia
3.1.3.6 Tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch
Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai: hai di tích này nằm cách QL1B từ Lạng Sơn – Thái Nguyên gần 100m Trong lần khai quật năm 1965, các nhà khảo cổ đã thu được nhiều hóa thạch quí giá gồm răng đười ươi, răng của gấu tre, voi, khỉ đuôi dài và răng của người vượn khổng lồ mang tính chất đặc nguyên thủy Năm 1993, đoàn nghiên cứu cổ sinh Việt, Mỹ, Australia tiến hành khảo sát thu được một số mẫu trầm tích và hóa thạch, khẳng định hang Thẩm Khuyên có niên đại cách đây 475 nghìn năm Các di tích này là một tài liệu vô cùng quí báu cho nền khoa học thế giới, cần được nghiên cứu khám phá tiếp Ở hang Thẩm Hai, các nhà khảo cổ Việt Nam, CHLB Đức đã tìm thấy răng hàm trên của người cổ và nhiều hóa thạch khác Trong tương lai sẽ cung cấp nhiều thông tin mới làm bằng chứng cho việc nghiên cứu nguồn gốc của loài người
Hang Kéo Lèng: Hang Kéo Lèng nằm trên dãy núi Nà Gọi Tại đây các nhà khảo cổ trong nước cũng đã tìm thấy răng gấu tre, răng hàm, hộp sọ, xương sống của người cổ cách đây 30 nghìn năm Những hóa thạch về người và động vật cổ ở ba hang động nói trên góp phần minh chứng rằng, ngay từ thời đồ đá xa xưa, ở miền núi phía Bắc ở Việt Nam đã có người vượn sinh sống Bình Gia (Lạng Sơn) là một trong những cái nôi của loài người Tháng 12-1993, Bộ Văn hóa – Thông tin đã quyết định cấp bằng công nhận ba di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng là di tích khảo cổ học loại đặc biệt quan trọng Ngoài giá trị khoa học khảo cổ, ba di tích này còn có giá trị danh thắng Đến thăm 3 di tích này, du khách như được trở về với một vùng rừng núi tự nhiên nguyên thủy, hoang dã, với những dãy núi đá vôi và rừng trùng điệp của vòng cung Bắc Sơn
Hồ Phai Danh: Danh thắng hồ Phai Danh xã Hoàng Văn Thụ (hiện nay chưa được đưa vào mục danh thắng của huyện) có thể khai thác và phát triển thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Chiều dài hồ 1.200m, chiều rộng 200m, có 2 mặt đập, mặt đập chính dài 125m, mặt đập phụ khoảng 50m, tổng diện tích mặt nước 2,7km2, bao quang hồ là những rừng hồi, chè xanh thắm quyến rũ Giữa hồ là một đảo nổi, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên vốn có Hồ Phai Danh chỉ cách trung tâm thị trấn Bình Gia chưa đến 1km, là điểm lý tưởng để xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng núi vừa nằm dưới tán hồi vừa nằm ven hồ với cảnh quan đẹp Tuy nhiên, đây là hồ chứa nước ngọt của thị trấn nên nếu định hướng phát triển du lịch, huyện cần quy hoạch một địa điểm khác làm hồ cung cấp nước sạch cho thị trấn Bình Gia
3.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4.1 Đặc điểm về dân số, lao động
Dân số huyện Bình Gia ước năm 2021 là 52.989 người
Cơ cấu dân tộc: Dân tộ Nùng chiếm 62,15%; Tày chiếm 27,25%; Kinh chiếm 3,55%; Hoa chiếm 0,16%, còn lại là các dân tộc khác
Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
3.2.1 Triển khai, tuyên truyền, thể chế hóa chính sách, xây dựng Kế hoạch xây dựng nông thôn mới
Xác định công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng trong tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng QLNN về XD NTM trên địa bàn huyện, Huyện ủy, UBND huyện đã có các chương trình, kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong đảng viên, cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn huyện về chủ trương, chính sách xây dựng NTM
Ban tuyên giáo Huyện ủy đã có hướng dẫn về công tác tuyên truyền xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phục vụ tài liệu tuyên truyền, Ban Tuyên giáo huyện đã cấp phát hơn 2.000 cuốn “Tài liệu tuyên truyền chương trình xây dựng NTM tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2020”
Từ năm 2019 đến năm 2021, UBND huyện đã phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức 12 lớp tập huấn cho 1.500 lượt cán bộ, công chức làm công tác xây dựng NTM cấp huyện, cấp xã (năm 2019: 02 lớp; năm 2020: 04 lớp; năm 2021: 02 lớp) Ở cấp xã, Đảng ủy, UBND xã tổ chức quán triệt chủ trương, chính sách QLNN về xây dựng NTM thông qua cuộc họp triển khai với các ban, ngành, đoàn thể của xã, các bí thư chi bộ, trưởng thôn; phát tờ rơi, hình ảnh, treo băng zon, pa nô; phát các bản tin trên đài phát thanh của xã Bí thư chi bộ, trưởng thôn tiến hành công tác tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt chi bộ, thông qua các cuộc họp thôn, lồng ghép sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể của địa phương
Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện đồng bộ từ cấp huyện đến thôn, đã giúp cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong trên địa bàn nhận thức rõ và thấy được tầm quan trọng để tích cực tham gia xây dựng NTM, vì đây là một chương trình lớn mang tính tổng hợp, đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị Từ đó hiểu rõ nội dung, cách làm, nghĩa vụ và trách nghiệm của từng tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng trong xây dựng NTM Xóa bỏ tư tưởng trông chờ Nhà nước, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn phấn đấu vươn lên xây dựng cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Thực hiện Nghị quyết số 01-NQ-HU ngày 16/9/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện về xây dựng nông thôn mới huyện Bình Gia giai đoạn 2011 –
2015, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 15/2011/NQ-HĐND của HĐND huyện về xây dựng Nông thôn mới Bình Gia giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, UBND huyện đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Văn phòng điều phối, đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của BCĐ, phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban gồm: Quyết định số 582/QĐ-BCĐ, ngày 15/02/2011 về ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 huyện Bình Gia, Quyết định số 860/QĐ-UBND, ngày 21/4/2011 về việc thành lập Tổ chuyên viên giúp việc BCĐXDNTM huyện Bình Gia; Quyết định số 1347/QĐ-BCĐ, ngày 30/5/2011 về phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 huyện Bình Gia; Quyết định số 1176/QĐ- UBND, ngày 22/5/2012 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Đề án XDNTM cấp xã giai đoạn 2011-2020
- Ban chỉ đạo các cấp từ huyện đến xã đã được thành lập theo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh để triển khai thực hiện
+ Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình XD NTM cấp huyện để lãnh đạo, chỉ đạo điều hành Chương trình XD NTM ở huyện Trưởng Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND huyện làm Phó ban Thường trực Đồng thời đã thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG XD NTM huyện để tham mưu tốt hơn cho Ban Chỉ đạo, Chánh Văn phòng do Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm nhiệm; Phó Chánh Văn phòng do Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT kiêm nhiệm, thành viên là lãnh đạo và công chức các phòng, ban chuyên môn của huyện + Cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo XD NTM cấp xã để chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG XD NTM ở xã, do Bí thư Đảng ủy làm Trưởng ban, các ủy viên ban chỉ đạo là trưởng thôn; Ban quản lý do Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban có trách nhiệm thực hiện chương trình XD NTM ở xã Đối với cấp xã đã phân công 01 công chức làm chuyên trách theo dõi chương trình XD NTM Hầu hết đội ngũ cán bộ QLNN về XD NTM từ huyện đến cơ sở đều được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra về XD NTM trên địa bàn
Sau nhiều lần kiện toàn Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp và phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể của từng thành viên trong Ban Chỉ đạo, bộ máy tổ chức BCĐ ngày càng hoàn thiện, đạt hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo Việc thành lập bộ máy tổ chức chỉ đạo cấp xã, thôn đã giúp cho chương trình xây dựng NTM được triển khai một cách sâu rộng đến tận cơ sở, từ đó nâng cao được nhận thức và phát huy tinh thần tự chủ của nông dân trong công tác xây dựng NTM Đối với Ban Chỉ đạo các cấp, định kỳ hàng Quý tổ chức họp
01 lần, Văn phòng NTM định kỳ hàng tháng họp văn phòng hoặc tổ chức rà soát với các xã; trong trường hợp cần thiết Ban chỉ đạo tổ chức họp đột xuất
Sự phối hợp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan liên quan khá đồng bộ, nhịp nhàng nhờ đó, việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình
XD NTM được duy trì và đạt được kết quả tích cực
3.2.3 Quản lý chặt chẽ về quy hoạch và thực hiện quy hoạch quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Ngay sau khi có các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, các tổ giúp việc, hội đồng thẩm định quy hoạch và cùng Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch cùng tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt công tác lập quy hoạch nông thôn mới đảm bảo quy trình và hướng dẫn của cấp trên
Hệ thống quy hoạch được xây dựng đồng bộ, định hướng chiến lược quan trọng cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn
Với huyện Bình Gia, do nhu cầu của tiến trình đô thị hóa, đồng thời với sự phát triển ngày càng cao về thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, mỗi gia đình đều có nhu cầu nâng cấp nơi ăn chổn ở, nhu cầu nâng cấp đường sá, tu bổ, sửa chữa các công trình công cộng, các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa khu dân cư, sân chơi thể thao… điều đó đặt ra yêu cầu phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch QLNN về xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt, tránh tình trạng lãng phí đất đai, vật liệu xây dựng, đảm bảo trật tự về cảnh quan, kiến trúc và giữ vững sự ổn đinh về hệ môi trường sinh thái
Quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2019-2021, quy hoạch QLNN về xây dựng nông thôn mới chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch sử dụng đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy hoạch chung của huyện, quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch đã được duyệt Đối với các điểm dân cư nông thôn, việc quản lý quy hoạch trước hết là đối với việc sử dụng đất đai cho đường sa, hệ thống thủy lợi, các công trình kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị, các công trình công cộng … Phải quản lý tốt và triển khai cải tạo hoặc xây dựng từng bước các phần đất này theo đúng mục đích mới có thể thực hiện được ý đồ quy hoạch đã xác định
Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp, nhằm tạo động lực thức đẩy – phát triển thương nghiệp ở nông thôn, cần tiếp tục vận động nhân dân tự nguyện thực hiền đổi ruộng đất, tích tụ ruộng để hình thành các vùng sản xuất tập trung, vùng chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản, sản xuất rau an toàn, vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm giải phóng sức lao động, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, làm cho nhân dân có thể giàu lên từ đất
3.2.4 Triển khai, đánh giá thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới 3.2.4.1 Những thuận lợi
- Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của nhân dân đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới
- Chương trình xây dựng NTM đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được Huyện ủy, HĐND, UBND, BCĐ Chương trình NTM huyện Bình Gia quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và quyết liệt Các Phòng, Ban, Ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tranh thủ vốn từ các Chương trình, Dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn làm tăng hiệu quả của chương trình xây dựng NTM
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia
3.3.1 Những kết quả, thành tựu đạt được và nguyên nhân đạt được
3.3.1.1 Những kết quả, thành tựu đạt được
- Chương trình xây dựng NTM được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, nhất là trong việc định hướng, đề ra các mục tiêu, giải pháp triển khai thực hiện ngay từ ban đầu Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập từ huyện đến ấp và không ngừng được kiện toàn, củng cố với những nhiệm vụ cụ thể được phân công cho từng thành viên là yếu tố quan trọng giúp thực hiện chương trình được chủ động hơn Công tác tuyên truyền, vận động được quan tâm chỉ đạo, nhận thức trong cán bộ, đảng viên và người dân được nâng lên về mục đích, ý nghĩa của xây dựng nông thôn mới Ở các xã, nội dung xây dựng nông thôn mới đã được đưa vào nghị quyết của Đảng bộ, để tổ chức thực hiện và được nhân dân đồng tình hưởng ứng Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới được quản lý và chỉ đạo thực hiện các bước quy trình hướng dẫn, tất cả các xã đã hoàn thành xong đề án quy hoạch Cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn đang chuyển dịch đúng hướng Mục tiêu quan trọng nhất là phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân đã được thể hiện ngày càng rõ, trên cơ sở áp dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả, gắn với quy hoạch và phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ Đời sống kinh tế - xã hội của người dân tại các xã được cải thiện Đồng thời, một số lượng lớn lao động ở nông thôn đã được đào tạo nghề, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp có thu nhập ổn định và cao hơn Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất khu vực phi nông nghiệp Nhờ phát triển kinh tế, tăng thu nhập nên công tác giảm nghèo đã được thực hiện một cách hiệu quả
- Tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng được huyện quan tâm và chỉ đạo tích cực trong quá trình triển khai chương trình Việc xây dựng nâng cáp các công trình đều trên cơ sở yêu cầy cấp thiết của người dân và nguồn lực tổng hợp từ nhiều nguồn, nahf nước, địa phương, doanh nghiệp, người dân, trong đó vốn của Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất.đóng góp của người dân chủ yếu là một phần vốn huy động đầu tư giao thông nông thôn, hiến đất để xây dựng đường giao thông ấp, tham gia vận động nhân dân giải phóng mặt bằng Đã tập trung và huy động ffuowcj nhiều nguồn lực tài chính cho Chương trình xây dựng nông thôn mới, nhất là chương trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn theo hướng CNH, HĐH
- Chương trình đã làm thay đổi nhận thức của đa số người dân về xây dựng nông thôn mới Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng nông thôn mới, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi động khắp tỉnh
- Bộ máy tổ chức về công tác nông thôn mới các cấp thường xuyên kiện toàn, đi vào hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, là nòng cốt tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở đã có tiến bộ rõ rệt, nhận thức đầy đủ hơn và chỉ đạo chương trình có hiệu quả hơn
- Vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi được phát huy, dân chủ ở nông thôn được nâng lên về chất Ở những nơi xây dựng nông thôn mới thành công, niềm tin của người dân vào các chủ trương, chính sách, sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền được nâng cao
- Nông thôn mới đã trở thành hiện thực: Hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn Điều kiện sống cả về vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn nâng cao rõ rệt Sản xuất nông nghiệp hàng hóa được coi trọng và có chuyển biến, góp phần tích cực nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn
- Có được kết quả trên là do trong quá trình triển khai, huyện Bình Gia đã tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, coi đây là giải pháp hàng đầu nhằm giúp nhân dân nắm rõ chủ trương, cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác xây dựng NTM Đồng thời thấy được vai trò, trách nhiệm của mình cùng chung tay xây dựng NTM, từ đó tích cực hưởng ứng các cuộc vận động, tham gia hiến đất, công trình trên đất, tiền của và ngày công lao động để xây dựng các công trình công cộng, thực hiện xây dựng, chỉnh trang nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trường
- Huyện đã huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó xác định rõ vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, xây dựng chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa từng phần việc tham gia phong trào xây dựng NTM đảm bảo chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện; định kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của các tổ chức trong hệ thống chính trị
- xã hội, qua đó kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra
- Chủ động, tích cực, nghiêm túc và sáng tạo trong việc triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của Trung ương và tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Trong đó chỉ đạo các nội dung trọng tâm là: Tăng cường phát huy nội lực của nhân dân để đẩy nhanh quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM; khơi dậy, phát huy và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nội lực trong dân Luôn năng động, sáng tạo và linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là biết lồng ghép nhiều dự án, nhiều nguồn vốn để tạo ra nhiều nguồn lực trong việc đầu tư xây dựng NTM
- Trong thực hiện xây dựng NTM, huyện Bình Gia xác định công tác quy hoạch là tiền đề, là cốt lõi, là định hướng trong thực hiện các quy hoạch; luôn luôn coi trọng, tôn trọng quy hoạch, thực hiện theo quy hoạch Đồng thời kế hoạch xây dựng NTM phải cụ thể, chi tiết, xác định rõ nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; nêu cao tinh thần gương mẫu của gia đình cán bộ, đảng viên trong triển khai thực hiện Từ thực tiễn ở cơ sở có những lĩnh vực cụ thể cần phải điều chỉnh; việc điều chỉnh quy hoạch được bàn bạc rất kỹ giữa các cấp, các ngành; có những trường hợp phải lấy ý kiến từ nhân dân theo trình tự quy định
- Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác huy động nguồn lực, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho chương trình; tích cực vận động, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở địa phương theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; bên cạnh nguồn NSNN hỗ trợ, chú trọng huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực xã hội, nội lực tại chỗ, phát huy sức dân để chăm lo lại cuộc sống của dân, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân sách của nhà nước; mọi vấn đề huy động sự đóng góp của dân cần phải được bàn bạc, công khai trong cộng đồng dân cư để nhân dân hiến kế, đề xuất cách thức thực hiện, nhân dân thấy được kết quả, lợi ích, từ đó tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; trong sử dụng nguồn lực cũng ưu tiên cho mục tiêu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân
- Một xuất phát điểm quan trọng, đó là xác định mục tiêu cơ bản của xây dựng NTM nhằm cải thiện rõ rệt, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cư dân nông thôn và tạo tiền đề để phát triển kinh tế Do vậy huyện đã ưu tiên chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất để không ngừng nâng cao đời sống cho người dân; tiếp tục xây dựng và mở rộng các mô hình sản xuất điển hình trên địa bàn, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn để giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi tại địa phương và giảm nghèo bền vững; liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo bước phát triển mạnh về phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập cho người nông dân Quan tâm tổ chức tốt việc đào tạo nghề, nhất là những ngành nghề đáp ứng được nhu cầu của xã hội, của doanh nghiệp và thực hiện tốt công tác chăm lo sức khỏe, đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn Tăng cường xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng NTM ở từng địa bàn
- BCĐ xây dựng NTM huyện đã chú trọng kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện của các xã, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện và kịp thời đề ra các giải pháp tháo gỡ các khó khăn vướng mắc ngay từ cơ sở Kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình nhằm khuyến khích, thúc đẩy phong trào BCĐ cũng thường xuyên kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao đối với từng thành viên và các tổ chức đoàn thể; chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết có lộ trình, thời gian, giải pháp cụ thể; có sự thống nhất giữa huyện và xã để triển khai thực hiện
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
Về công tác kiểm tra, chỉ đạo
Một số xã chưa thực hiện chưa quyết liệt, chưa sâu sát, chưa thực sự tâm huyết Việc chỉ đạo ở một số phòng ban chưa được lên kế hoạch, phương án cụ thể, rõ ràng Việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM chưa có sự quyết tâm cao
Cán bộ chuyên trách nông thôn mới ở cấp xã chủ yếu là các cán bộ địa chính, nông nghiệp hoặc giao thông kiêm nghiệm nên chất lượng công việc không cao, tổng hợp báo cáo chậm trễ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN BÌNH GIA
Định hướng, mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia
- Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại huyện Bình Gia thời gian vừa qua cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện Bình Gia cần quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới từ đó xác định: Xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực nông thôn, địa bàn triển khai rộng, việc tổ chức thực hiện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, do đó ngoài việc phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan, địa phương thì phải có tổ chức bộ máy chuyên trách đủ mạnh để điều hành, quản lý chương trình trên địa bàn toàn huyện; nhân tố con người là yếu tố then chốt, quyết định đến hiệu quả công việc
- Huyện Bình Gia cần phải xác định rõ công tác xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó vai trò chủ thể là cộng đồng dân cư thôn, bản Vì vậy cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn và đặt ra các cơ chế chính sách, hỗ trợ và hướng dẫn nhằm khai thác tối đa nguồn lực tại chỗ ở nông thôn và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức triển khai thực hiện
- Gắn xây dựng nông thôn mới với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ vụ về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn
- Xây dựng nông thôn mới kế thừa và lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đang triển khai trên địa bàn nông thôn Khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư
Tiếp tục thực hiện mục tiêu của Chương trình đề ra là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy mạnh, nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng CNH-HĐH
Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được, từng bước tăng số lượng tiêu chí NTM đã đạt được của các xã Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sác văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững
- Phấn đấu đến năm 2025 có thêm 3 đến 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 9-11 xã
- Củng cố, giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí ở các xã đã được công nhận đạt chuẩn Mỗi xã đạt chuẩn xây dựng thành công 2-3 khu dân cư kiểu mẫu và phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn huyện có 1-3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 13,4%/năm giai đoạn 2021 – 2025
- Đến năm 2025: cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,4%, 46,6% và 20,2%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 34 triệu đồng/năm; thu ngân sách đạt khoảng 4.300 tỷ đồng/năm
Hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo được các mô hình sản xuất gắng với việc làm ổn định cho nhân dân, tăng thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 41 triệu đồng
- Về quy hoạch nông thôn mới: Nâng cao chất lượng tiêu chí số 01 về quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong Bộ tiêu chí nông thôn mới Phần đấu đến năm 2025, hoàn thành 100% quy hoạch xây dựng huyện NTM
- Về hạ tầng kinh tế - xã hội (từ tiêu chí 2 đến 9): Đến năm 2025, phấn đấu 60% số xã có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới, cụ thể:
+ Giao thông nông thôn: Tiếp tục đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn thôn xã Phấn đấu đến năm 2025 có 16/18 xã đạt tiêu chí số 2
+ Thủy lợi: Tiếp tục đầu tư xây dựng, sưa chữa nâng cấp hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng xã Phấn đấu đến năm 2025 có 12/18 xã đạt tiêu chí số 3
+ Điện: Tiếp tục đầu tư xây dựng, sưa chữa nâng cấp mở rộng hệ thống lưới điện nông thôn Phấn đấu đến năm 2025 có 14/18 xã đạt tiêu chí số 4
+ Trường học: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trường học, xây dựng hoàn chỉnh công trình đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Phấn đấu đến năm 2025 có 11/18 xã đạt tiêu chí số 5
+ Cơ sở vật chất văn hóa: Tiếp tục xây dựng, nâng cấp trung tâm văn hóa– thể thao huyện, xã, khu văn hóa thể thao thôn, bản Phấn đấu đến năm
2025 có 16/18 xã đạt tiêu chí số 6
+ Chợ nông thôn: Phấn đấu đến năm 2025 có 6/18 xã đạt tiêu chí số 7 về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
+ Bưu điện: 100% số xã đạt tiêu chí số 8 về Thông tin và truyền thông + Nhà ở dân cư: Cơ bản xóa nhà tạm, dột nát và có 85% số hộ gia đình có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
Đề xuất một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Bình Gia
4.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới đến toàn dân
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cư dân nông thôn, nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới Chú trọng đến công tác tuyên truyền, quảng bá các mô hình tiêu biểu, các cách làm hay, sáng tạo cũng như kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai lệch, chạy theo thành tích trong quá trình thực hiện Chương trình Tổ chức tôn vinh doanh nghiệp, doanh nhân, hợp tác xã, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới
- Công tác tuyên truyền được đổi mới bằng nhiều hình thức để đảm bảo quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân như: thông qua hội nghị, tập huấn, hệ thống đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở, Trang thông tin điện tử huyện; lồng ghép chương trình nông thôn mới trong kế hoạch công tác chuyên môn của Ban Tuyên giáo huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị, MTTQ và các đoàn thể, tuyên truyền trên băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi…
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới Phổ biến các cơ chế chính sách, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay đến toàn thể cán bộ và nhân dân
- Nội dung tuyên truyền tập trung vào: Các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiêp, nông dân, nông thôn Tuyên truyền phổ biến nguyên tắc và các bước tiến hành, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; Tuyên truyền về vai trò giám sát cộng đồng; công khai, dân chủ, minh bạch các khoản đóng góp trong xây dựng NTM Vận động thuyết phục nhân dân đóng góp, kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân điển hình, tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng NTM; đẩy mạnh phong trào đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, chăm lo công tác an sinh xã hội, uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái, phát huy dân chủ, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
4.2.2 Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Gia trong giai đoạn xây dựng NTM mới, việc đầu tư xây dựng hoàn thiện, đồng bộ theo hướng hiện đại hóa kết cấu hạ tầng phải được xem một trong những ưu tiên hàng đầu trong mục tiêu, định hướng phát triển của huyện Triển khai đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước dành cho đầu tư không nhiều là một thách thức lớn, đòi hỏi phải linh hoạt, chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước
Tổng kinh phí dự kiến để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 1.089.583 triệu đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách Trung ương 521.880 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn đầu tư phát triển: 411.535 triệu đồng ( Ngân sách trung ương bố trí trực tiếp 311.535 triệu đồng; vốn lồng ghép 100.000 triệu đồng);
+ Vốn sự nghiệp: 110.345 triệu đồng (Ngân sách trung ương bố trí trực tiếp 60.345 triệu đồng; vốn lồng ghép 50.000 triệu đồng);
- Vốn ngân sách địa phương: 103.390 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách tỉnh: 93.390 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 86.390 triệu đồng, vốn sự nghiệp 7.000 triệu đồng);
+ Ngân sách huyện: 10.000 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển)
- Vốn doanh nghiệp, HTX1: 1.000 triệu đồng
- Vốn tín dụng: 437.000 triệu đồng
- Vốn huy động từ người dân và cộng đồng: 26.313 triệu đồng
Trong thời gian tới huyện Bình Gia cần đẩy mạnh việc xã hội hóa đầu tư, thực hiện đa dạng hóa hình thức đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, trước mắt có thể thực hiện một số giải pháp như sau:
Một là: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn
Hai là: Huy động mọi nguồn lực của địa phương từ huyện đến xã để thực hiện chương trình, 100% ngân sách các xã của huyện cần được giữ lại để đầu tư vào chương trình xây dựng NTM Mặt khác sử dụng nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để thực hiện các nội dung xây dựng NTM
Ba là: Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài huyện thông qua các dự án đổi quyền sử dụng đất lấy hạ tầng như đường giao thông, công trình thủy lợi.v.v… Khuyến khích các hợp tác xã sản xuất kinh doanh mạnh dạn đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, nhằm được ưu đãi về thuế, về quyền sử dụng đất.v.v…và hỗ trợ về tín dụng
Bốn là: Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa đầu tư các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, vệ sinh môi trường
Năm là: Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, cần kêu gọi sự ủng hộ tích cực của người dân về mọi mặt như đóng góp tiền, ngày công, nguyên vật liệu, quyền sử dụng đất, các công trình kiến trúc để cùng với nguồn lực nhà nước xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình là các tuyến đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương tưới tiêu, các khu thu gom, xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường; nâng cấp hệ thống các chợ đầu mối, chợ nông thôn nhằm phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
4.2.3 Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn
- Trên cơ sở những kết quả đạt được, trong những năm tới, huyện Bình Gia cần đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn; các cấp chính quyền, các ban, ngành chức năng cần tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề, phát triển nghề mới cho nông dân Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu ưu tiên, khuyến khích phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và chế biến nông lâm sản, lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ sạch và thu hút nhiều lao động nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
- Cần phát huy những thế mạnh của huyện về điều kiện đất đai, khí hậu, đặc trưng thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả như quýt, măc ca, và cây công nghiệp lâu năm như hồi, quế, cây lấy gỗ Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển ngành chế biến, bảo quản các sản phẩm của cây ăn trái nhằm có thể tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu ra nước ngoài Đồng thời phát triển các ngành chế biến các mặt hàng công nghiệp như các sản phẩm tinh dầu quế, chế biến gỗ trồng các loại phục vụ ngành công nghiệp giấy và bao bì
- Khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở thương mại, mạng lưới đại lý và chợ nông thôn, hình thành các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm sản hàng hóa tại các vị trí thích hợp, để mở rộng thị trường, tăng khả năng giao lưu hàng hóa, cung ứng nguyên liệu, vật tư để người dân, chủ trang trại, doanh nghiệp nhỏ có thể mua bán trực tiếp không qua trung gian Tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết và phối hợp với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh, trên cơ sở phát huy thế mạnh đặc thù của nhau để cùng phát triển, cùng có lợi
- Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra về chất lượng nguyên liệu (đầu vào) cho sản xuất công nghiệp và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, cây con giống cho sản xuất nông nghiệp Khuyến khích và ưu đãi các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông-lâm sản hàng hóa; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong huyện đẩy mạnh hợp tác liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
4.2.4 Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường
- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa -xã hội, làm sao để văn hóa thực sự vừa là động lực của sự phát triển, vừa đảm bảo giữ vững và phát huy được bản sắc của dân tộc Muốn vậy cần đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện “Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, mừng thọ và lễ hội”; phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư” để động viên, khích lệ phong trào
Kiến nghị
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, vấn đề cơ bản là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, chính vì vậy cần ưu tiên đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân
4.3.1 Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương
- Đề nghị phân bổ vốn theo đặc thù từng vùng, từng địa phương; quy định tỷ lệ ngân sách các cấp hàng năm để thực hiện chương trình nông thôn mới
- Rà soát, sửa đổi bổ sung để ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên cho các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường phân cấp cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực hiện
- Đề nghị Trung ương hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn thực hiện chương trình nông thôn mới theo hướng đơn giản Đối với nguồn vốn sự nghiệp chương trình MTQG xây dựng NTM được Trung ương phân bổ hàng năm, đề xuất cho thời hạn quyết toán như nguồn vốn đầu tư phát triển, thời hạn đến hết tháng 6 của năm sau, vì một số mô hình phát triển sản xuất khi triển khai thực hiện cần phải có thời gian dài và có tính thời vụ
- Về tổ chức: Đề nghị Bộ Nội vụ ban hành hướng dẫn, quy định thống nhất Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh giúp UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức chỉ đạo, quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới vì đây là công cuộc lâu dài, nhiệm vụ rất rộng lớn và khó khăn; quy định số lượng biên chế công chức chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp, khuyến khích cán bộ, công chức yên tâm làm nhiệm vụ nông thôn mới
- Để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đề nghị sớm bổ sung nguồn lực đầu tư cho hạ tầng nông nghiệp, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho cho doanh nghiệp khi thực hiện công tác bồi thường, thu hồi đất để xây dựng nông thôn mới, hiện nay việc này vẫn thực hiện như các dự án đầu tư khác Có chính sách hỗ trợ các địa phương trong việc tích tụ ruộng đất và xây dựng vùng nguyên liệu; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân và các tổ chức kinh tế ở nông thôn vay vốn tín dụng ưu đãi, nhất là các hộ phát triển kinh tế quy mô trang trại ở địa phương
- Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo các Ban xây dựng Đảng kiểm tra việc lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 22/4/2011 của Tỉnh ủy đối với các Huyện ủy, Thành ủy
- Ban chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của tỉnh và thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh số 158/2021/NQ-HĐND ngày 10/6/2021 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Lạng Sơn, giai đoạn 2021 –
2025 và định hướng đến năm 2030.