Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí MinhChính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS Bùi Thế Cường
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Minh Phương
Phản biện 2: PGS.TS Lưu Văn Quảng
Phản biện 3: PGS.TS Ngô Phúc Hạnh
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – Học viện Khoa học Xã hội, vào hồi … giờ … ngày … Tháng… năm
2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học Xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người Việc làm bền vững và ổn định mang lại nguồn thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân và gia đình, đồng thời thể hiện vị thế của NLĐ trong xã hội Tạo cơ hội có việc làm hiệu quả cho người lao động (NLĐ) là ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược,
kế hoạch phát triển KT-XH của TP.HCM
Tuy vậy, TP.HCM đang phải đối mặt với nhiều thách thức về việc
làm Thứ nhất, hoạt động kinh tế bị suy giảm sau đại dịch Covid-19,
nhiều cơ sở SXKD bị thu hẹp hoặc ngưng hoạt động buộc phải cắt giảm lao động, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm
Thứ hai, dân số tăng nhanh, LLLĐ lớn đã tạo áp lực đến giải quyết việc làm Thứ ba, lao động làm việc trong khu vực kinh tế phi chính
thức rất lớn, đa số chưa qua ĐTN, năng suất lao động thấp, dễ gặp rủi
ro về việc làm, thu nhập bấp bênh; Thứ tư, đổi mới công nghệ, biến
đổi môi trường và khí hậu, toàn cầu hóa ảnh hưởng đến việc làm của
NLĐ, đặc biệt đối với thanh niên, phụ nữ và các nhóm yếu thế; Thứ năm, năng suất lao động thấp, mức thu nhập của NLĐ ở TP tuy cao
hơn so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng vẫn không đủ để bù đắp mức lạm phát và chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở một đô thị lớn như TP.HCM
Giải quyết các thách thức về việc làm đặt ra, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp tối ưu với mục đích tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn, khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, việc làm năng suất thấp Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu đánh giá một cách hệ thống, toàn diện hiệu quả chính sách việc làm (CSVL) của TP.HCM tiếp cận từ đối tượng thụ hưởng CS Do vậy,
Trang 4cần có những phân tích, đánh giá mang tính khoa học về hiệu quả CSVL, nhận diện những thành công và hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách Xuất phát từ những lý do trên, tác
giả chọn “Chính sách việc làm từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”
làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính sách công
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án tập trung vào nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của CSVL; làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm của TP.HCM đến năm 2030
Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước có nội dung liên quan đến vấn đề lao động, việc làm, CSVL, tác động của chính sách việc làm
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về chính sách việc làm, trong đó tập
trung xây dựng khung nghiên cứu đánh giá hiệu quả chính sách việc làm của TP.HCM
Thứ ba, khảo sát, phân tích, đánh giá kết quả và tác động của
chính sách việc làm TP.HCM
Thứ tư, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm, tạo
cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách việc làm của Thành phố Hồ
Chí Minh
Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, công chức - những người tham
gia vào quá trình xây dựng và thực hiện CSVL của TP.HCM; Các
Trang 5Về chính sách: Luận án tập trung vào 03 nhóm chủ yếu gồm: Tín
dụng ưu đãi tạo việc làm; Hỗ trợ đào tạo nghề và Hỗ trợ phát triển thông tin TTLĐ
Về nội dung đánh giá: Nghiên cứu đánh giá CSVL tập trung vào
02 yếu tố, gồm: Kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến tạo cơ hội việc làm và nâng cao chất lượng việc làm cho đối tượng thụ hưởng chính sách
Về không gian: Luận án nghiên cứu đánh giá CSVL của
TP.HCM
Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá CSVL của TP.HCM giai đoạn
2018-2022 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách đến năm
2030
5 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1 Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách việc làm; xác định
khung nghiên cứu đánh giá kết quả và tác động của chính sách việc làm của TP.HCM
Nội dung 2 Phân tích thực trạng các vấn đề về điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội liên quan đến chính sách việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung 3 Nghiên cứu đánh giá thực trạng CSVL của TP.HCM
trên 02 nội dung cơ bản gồm kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến đối tượng thụ hưởng
Trang 6Nội dung 4 Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách, tạo cơ sở
cho việc nâng cao hiệu quả chính sách việc làm của TP.HCM đến năm 2030
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương tiếp cận
Luận án chọn 03 quan điểm tiếp cận, gồm: Đánh giá hiệu quả chính sách công; tiếp cận hệ thống và quan điểm về quyền con người
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng kỹ thuật điều tra
khảo sát
Địa điểm khảo sát: 06 quận, huyện gồm quận 1, 5, 7, 8, huyện Nhà
Bè và huyện Củ Chi được lựa chọn để thực hiện khảo sát Đây là các địa bàn đại diện cho 03 khu vực của TP.HCM, đó là: (i) Khu vực nội thành hiện hữu (Quận 1, 5); (ii) Khu vực nội thành phát triển (Quận 7, 8) và
(iii) Khu vực ngoại thành (huyện Nhà Bè và Củ Chi)
Đối tượng và quy mô mẫu khảo sát: (i) Về người lao động: Khảo
sát 485 NLĐ thụ hưởng chính sách (trong đó, thụ hưởng tín dụng ưu đãi tạo việc làm là 155 người, hỗ trợ học nghề là 160 người, hỗ trợ thông tin thị trường lao động là 170 người người và 165 NLĐ không thụ hưởng chính sách (ii) Về cán bộ nhân viên (CBNV): Khảo sát
122 người
Nội dung khảo sát
Đối với cán bộ, nhân viên: Thu thập các ý kiến đánh giá về nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách và tác động của chính sách đến tình trạng việc làm, thu nhập và đời sống của NLĐ, những hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai CSVL vào thực tiễn Đối với người lao động: Thu thập những thông tin liên quan đến đặc điểm cá nhân, việc làm, tiếp cận CSVL, tác động của CSVL đến
Trang 7cơ hội có việc làm và cải thiện chất lượng việc làm sau khi thụ hưởng chính sách
Kỹ thuật khảo sát: (i) Đối với CBNV, phiếu khảo sát được gửi đến
các CBNV phụ trách lĩnh vực LĐ-VL Sau khi CBNV trả lời, phiếu
sẽ gửi lại cho tác giả tập hợp; (ii) Đối với NLĐ, có hai hình thức khảo sát: (i) Tác giả gửi phiếu đến cho CBNV tại các xã, phường và thị trấn CBNV địa phương sẽ đến gặp từng NLĐ theo danh sách đã lập để khảo sát và thu phiếu, sau đó phiếu sẽ chuyển về cho tác giả tập hợp và (ii) Tác giả tập huấn cho một bộ phận sinh viên, sau đó nhờ CBNV tại địa phương dẫn đường đến gặp từng NLĐ theo danh sách đã được lập để phỏng vấn trực tiếp
Thời gian khảo sát: Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 6/2023
4/2023-Phương pháp nghiên cứu định tính
Thực hiện phỏng vấn sâu 16 người với 03 nhóm đối tượng, gồm: NLĐ thụ hưởng chính sách; CBNV thực hiện chính sách; Chuyên gia, nhà quản lý
Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Luận án sử dụng
phương pháp thống kê, phân tích so sánh, tổng hợp
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu về chính sách việc làm
Các nghiên cứu tiêu biểu về CSVL ở trong nước và ngoài nước được công bố trong các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học, sách xuất bản, báo cáo khoa học được phân theo một số chủ đề, gồm: Các nghiên cứu về lao động - việc làm, đề cập đến hệ thống các số liệu,
dữ liệu về hiện trạng lao động, việc làm trong từng giai đoạn trên phạm vi cả nước và địa phương; Các nghiên cứu về CSVL, đánh giá CSVL hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận liên quan đến CSVL gồm khái niệm CSVL, mục tiêu CSVL, giải pháp CSVL, các quan điểm tiếp cận đánh giá CSVL và tiêu chí đánh giá CSVL
1.2 Khoảng trống cần nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu rất có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, đã cung cấp nguồn tư liệu quý giá cho việc nhận diện các vấn đề lao động - việc làm, CSVL, phương pháp tiếp cận, các tiêu chí đánh giá CSVL Nghiên cứu CSVL của TP.HCM dưới góc tiếp cận khoa học chính sách công, tác giả sẽ kế thừa khung nghiên cứu lý luận của các tác giả để xây dựng, lựa chọn các biện pháp CSVL phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án đặt ra; đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu thực chứng, tập trung vào khảo sát thực tế để có cơ
sở phân tích, đánh giá hiệu quả chính sách; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế để có cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện CSVL của TP.HCM trong thời gian tới
Trang 9Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
2.1 Các vấn đề lý luận về việc làm và chính sách việc làm
Việc làm
Trong quan niệm nghiên cứu của luận án, các hoạt động được xác định là việc làm phải đồng thời thỏa mãn 02 điều kiện sau: (i) Hoạt động lao động tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho bản thân và gia đình (bao gồm: làm các công việc được trả công dưới dạng tiền, hiện vật); hoặc những công việc tự làm để thu lợi cho bản thân và gia đình và (ii) Các hoạt động đó được pháp luật cho phép
Chất lượng việc làm
Chất lượng việc làm là các đặc tính của hoạt động lao động nhằm mục đích được trả tiền công, tiền lương Nghiên cứu CSVL được đặt trong bối cảnh CSVL địa phương, luận án sẽ chỉ tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản, gồm: (i) Trạng thái việc làm và (ii) thu nhập của NLĐ
Chính sách việc làm
CSVL là tập hợp các quyết định liên quan với nhau do chính quyền địa phương ban hành và thực hiện gồm các mục tiêu và giải pháp nhằm tăng cơ hội có việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, cải
thiện thu nhập, ổn định cuộc sống cho NLĐ địa phương
2.2 Nội dung chủ yếu của chính sách việc làm
2.2.1 Mục tiêu của chính sách việc làm
Mục tiêu CSVL nhằm khuyến khích NLĐ phát triển kinh tế tạo việc làm, đào tạo khắc phục sự thiếu hụt và chênh lệch kỹ năng lao động, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, nâng cao cơ hội có việc làm, cải thiện chất lượng việc làm, góp phần đảm bảo ASXH, giảm thất nghiệp, giảm nghèo bền vững và ổn định xã hội
2.2.2 Các biện pháp chính sách việc làm
Trang 10Tín dụng ưu đãi tạo việc làm: Tín dụng ưu đãi tạo việc làm, gồm
các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi, trong một thời gian xác định, nhằm mục đích: Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thủy hải sản, mở rộng nhà xưởng; nâng cao năng lực SXKD; Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh; và trả phí đào tạo, phí dịch vụ, tiền đặt cọc, vé máy bay đối với NLĐ vay vốn đi
xuất khẩu lao động nước ngoài
Hỗ trợ đào tạo nghề: Phát phát triển các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp (GDNN); Cung cấp các khóa ĐTN miễn phí, hỗ trợ kinh phí học nghề và các chi phí ăn, ở, đi lại; Tư vấn, giới thiệu việc làm; Kết
nối học viên với các đơn vị sử dụng lao động
Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động: Phát triển thông
tin TTLĐ (thu thập, cung cấp thông tin TTLĐ, phân tích, dự báo TTLĐ); Phát triển trung tâm DVVL (phát triển mạng lưới cơ sở DVVL, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn lực hoạt động); và các hoạt động giao dịch việc làm (tổ chức các sàn giao dịch việc làm,
ngày hội việc làm, thông tin việc làm trên các webside…)
2.3 Đánh giá chính sách việc làm
Tiếp cận đánh giá chính sách việc làm
Luận án sử dụng khung khái niệm đánh giá chính sách của Văn phòng Tổng Kiểm toán Canada (2009) và Venelin Terziev (2019); kế thừa mô hình phân tích đánh giá CSVL của các tác giả, gồm: Mô hình chuỗi kết quả của Jensen và Rosholm (2011); Mô hình đánh giá chính sách hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn Tây Bắc của Phạm Hương Thảo và mô hình đánh giá chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước của
Vũ Thị Yến để đánh giá kết quả và tác động của CSVL
Trang 11Tiêu chí đánh giá chính sách
Kết quả thực hiện
Số NLĐ được vay vốn tín dụng ưu đãi tạo việc làm; Số NLĐ được học nghề miễn phí hoặc được hỗ trợ kinh phí học nghề; và Số NLĐ được tiếp cận thông tin về việc làm, được tư vấn, giới thiệu việc làm
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm của Thành phố
Hồ Chí Minh
CSVL được triển khai mang lại hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: Bản thân chính sách; Bộ máy và cán bộ tổ chức thực hiện chính sách; Năng lực tài chính; Cơ sở hạ tầng; Đối tượng thụ hưởng chính sách và môi trường tự nhiên và xã hội
Trang 12Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Nội dung chính sách việc làm
Tín dụng ưu đãi tạo việc làm
Để hỗ trợ và khuyến khích NLĐ phát triển kinh tế tạo việc làm, TP.HCM đã ban hành hàng loạt các biện pháp hỗ trợ tài chính tạo
việc làm, các văn bản quy định cụ thể về đối tượng thụ hưởng, mức
vay vốn, thời hạn vay và lãi suất vay ưu đãi tạo việc làm
Về đối tượng được vay vốn ưu đãi tạo việc làm:
(i) Người lao động (NLĐ dân tộc thiểu số, lao động người khuyết tật; Lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; Lao động là thân nhân của người có công với cách mạng; Thanh niên lập nghiệp và thanh niên khởi sự doanh nghiệp và một số đối tượng khác theo quy định) (ii) Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật và dân tộc thiểu số
Về mức vốn vay, lãi suất vay, thời hạn vay và mục đích vay:
Đối với NLĐ: Mức vay tối đa là 100 triệu đồng (không đảm bảo tiền vay) Thời gian vay tối đa là 120 tháng, với đối tượng đi xuất khẩu lao động được vay tối đa bằng 100% chi phí theo hợp đồng ký kết giữa NLĐ và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Lãi suất vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ cận nghèo
Đối với doanh nghiệp: Mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án (có đảm bảo tiền vay từ 100 triệu đồng) và không quá 100 triệu đồng cho
01 NLĐ được tạo việc làm việc làm; Thời gian vay tối đa tăng lên
120 tháng
Hỗ trợ đào tạo nghề
Hỗ trợ NLĐ học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng: Đối tượng thụ hưởng và mức hỗ trợ, gồm: (i) Người khuyết tật: Mức tối
Trang 13đa 06 triệu đồng/người/khóa học; (ii) Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học; (iii) Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học; (iv) Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối
đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học Ngoài ra, người học còn được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học; tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15km, riêng người khuyết tật 300.000 đồng/người/khóa học với 5km
Hỗ trợ NLĐ học nghề trình độ trung cấp, cao đẳng: Đối tượng thụ hưởng và mức hỗ trợ được quy định, gồm: (i) Người dân tộc thiểu số
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật; (ii) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Mức hỗ trợ học bổng gồm: (i) 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật; 60% mức tiền lương cơ
sở /tháng đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo Ngoài ra, người học còn được hỗ mua đồ dùng cá nhân, tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại
Hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động
Về phát triển cơ sở dịch vụ việc làm: TP.HCM ban hành các
quyết định về giải thể, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm DVVL
và bổ sung những quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ sở DVVL Theo đó, các trung tâm thực hiện các nhiệm vụ về tư vấn, giới thiệu việc làm; thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin TTLĐ; Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề khác theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ người lao động trong trường hợp chuyển từ nghề này sang nghề khác, di chuyển từ địa phương này sang địa phương