1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay

176 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Phòng, Chống Buôn Bán Phụ Nữ Qua Biên Giới Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Đỗ Anh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Quản lý công
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 309,03 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nayQuản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI

VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐỖ ANH TUẤN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Trang 2

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 9 34 04 03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Nguyễn Bá Chiến

2 PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh

Trang 3

Hà Nội - 2024

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận án là trung thực

Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình nào

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đỗ Anh Tuấn

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các nhà khoa học, cácgiảng viên Học viện Hành chính quốc gia, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình củaPGS.TS Nguyễn Bá Chiến và PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh về nội dung vàphương pháp nghiên cứu khoa học Tác giả luận án đã hoàn thành việc

nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống buôn bán

phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay” Đây là đề tài mà tác giả tâm

huyết và gắn bó trong suốt quá trình công tác

Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các nhà khoahọc, các thầy cô tại Học viện Hành chính Quốc gia, Ban Quản lý đào tạo,Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội, đồng thời tác giả cũng trân trọngcảm ơn Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, Cục phòng, chống tệ nạn xã hộithuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng– Bộ Quốc phòng và các cơ quan ban ngành hữu quan đã hỗ trợ tạo điềukiện thuận lợi, giúp nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

để hoàn thành luận án này

Do các điều kiện và lý do khác nhau nên bản luận án còn có nhiềuthiếu sót nhất định, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quíbáu từ các nhà khoa học, các học giả, các cấp, các ngành có liên quan vànhững người quan tâm đến nội dung mà tác giả nghiên cứu để được tiếp thu

và vận dụng vào thực tiễn với mục tiêu đóng góp nhỏ bé của mình vàocông tác phòng, chống buôn bán phụ nữ ở Việt Nam, góp phần giữ gìn trật

tự an toàn xã hội của nước ta./

Hà nội, ngày tháng năm 2024

Nghiên cứu sinh

Đỗ Anh Tuấn

Trang 6

MỤCLỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤCLỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8

1.1 Các công trình nghiên cứu trong và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án 8

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 22

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 24

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI 25

2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 25

2.1.1 Khái niệm buôn bán phụ nữ qua biên giới 25

2.1.2 Khái niệm phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 32

2.1.3 Quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 36

2.2 Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 39

2.2.1 Ban hành chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 40

2.2.2 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 42 2.2.3 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

Trang 7

luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 45

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 46

2.3.1 Hệ thống chính sách, pháp luật 46

2.3.2 Sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong nước có liên quan 47

2.3.3 Sự hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có chung đường biên giới 48

2.3.4 Trình độ, nhận thức của người dân 49

2.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam 50

2.4.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 50

2.4.2 Giá trị tham khảo đối với Việt Nam 62

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM 65

3.1 Thực trạng buôn bán phụ nữ qua biên giới và phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam 65

3.1.1 Thực trạng buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam 65

3.1.2 Thực trạng phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam 72

3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam 80

3.2.1 Kết quả đạt được 80

3.2.2 Những hạn chế 105

3.2.3 Nguyên nhân 118

Trang 8

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ QUA BIÊN GIỚI Ở VIỆT NAM 121

4.1 Dự báo tình hình vi phạm về buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam trong thời gian tới ư121 4.2 Quan điểm tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam 125

4.3 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 126

4.3.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán người nói chung và chính sách, pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam nói riêng 126

4.3.2 Tăng cường biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam 131

4.3.3 Tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới 144

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 147

KẾT LUẬN 149

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 163

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tình hình tội phạm mua bán người ở Việt Nam từ 2011 đến 2022 65Biểu đồ 3.2 Số phụ nữ bị buôn bán qua các cửa khẩu biên giới từ 2015 đến 2022 67Biểu đồ 3.3 Số phụ nữ bị buôn bán qua một số tỉnh giáp Trung Quốc từ 2015đến 2022 68Biểu đồ 3.4 Kết quả truy tố tội phạm buôn bán phụ nữ từ năm 2013 đến năm 2022 78Biểu đồ 3.5 Kết quả thụ lý, xét xử tội phạm buôn bán phụ nữ từ năm 2013đến năm 2022 80

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc lựa chọn đề tài xuất phát từ những lý do chính như sau

Thứ nhất, vai trò, tầm quan trọng của phòng, chống BBPN qua biên giới

Đấu tranh chống BBN nói chung và BBPN nói riêng đã và đang trởthành mối quan tâm sâu sắc của nhiều quốc gia trên thế giới BBPN nhằmmục đích lạm dụng tình dục đã và đang trở thành một thực tế phổ biến ởnhiều nước và cả cộng đồng quốc tế .Trong những năm qua tình hình đưangười nhập cư bất hợp pháp và đặc biệt hoạt động buôn người nói chung vàphụ nữ nói riêng có xu hướng ngày càng phức tạp hơn Theo báo cáo của tổchức Di cư quốc tế (IOM) cho biết hàng năm có khoảng 4 triệu người bị tộiphạm buôn bán qua biên giới ở khắp mọi nơi trên thế giới Lợi nhuận mà tộiphạm thu được hàng năm ước tính khoảng 10 tỷ đô la Mỹ Thực tế nguồn lợinhuận thu được từ các hoạt động phạm tội như nêu trên là đứng thứ hai saulợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán ma túy[62] Hậu quả của nhữnghành vi bất hợp pháp đó đã tác động đến tình hình chính trị, kinh tế, y tế vàđặc biệt là vấn đề đạo đức xã hội; tác động trực tiếp đến quá trình phát triểnkinh tế xã hội, chuẩn mực đạo đức xã hội, nhân phẩm và danh dự của các nạnnhân Đối với BBPN qua biên giới thì tính chất, mức độ càng phức tạpnghiêm trọng hơn vì phụ thuộc vào cơ chế phối hợp giải quyết giữa các quốcgia nên việc phòng, chống vi phạm trong lĩnh vực này càng khó khăn hơn

Trong những năm gần đây, tình hình BBPN qua biên giới vẫn có nhữngdiễn biến phức tạp với tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngàycàng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia Nguyên nhân

cơ bản của tình hình trên, về khách quan là do điều kiện kinh tế ở nhiều địaphương, nhất là vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn Mặt khác, do tác động

từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế dẫn đến sự phân hóagiàu, nghèo, thiếu việc làm Về chủ quan, việc giáo dục đạo đức và truyềnthống văn hóa dân tộc ở phạm vi gia đình cũng như toàn xã hội bị xem nhẹlàm cho một bộ phận dân cư bị cuốn hút vào lối sống hưởng thụ, xem thường

Trang 12

đạo lý, bất chất pháp luật Và một trong những nguyên nhân không thể khôngthể xem xét đó là bất cập từ hoạt động QLNN về phòng chống BBPN quabiên giới hiện nay.

Thứ hai, thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới

Xét tổng thể, để đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ

em, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật như:Luật phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng, chống mua bán người năm

2011 và sửa đổi BLHS năm 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định hình phạtnghiêm khắc đối với tội phạm mua bán người Đồng thời Thủ tướng Chínhphủ đã ban hành Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/2/2021 Phê duyệtChương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 - 2025 và địnhhướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân các địa phương đã ban hành kế hoạch

để triển khai thực hiện Trên cơ sở đó, hoạt động QLNN về phòng, chốngBBPN đã đạt những thành tựu cơ bản như: hệ thống chính sách, pháp luậttương đối đầy đủ, bộ máy QLNN đồng bộ, thống nhất; nguồn nhân lực cótrình độ được đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăngcường; hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, công tác QLNN về phòng,chống BBPN qua biên giới cũng đã xuất hiện những khó khăn, vướng mắcnhư: quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập, sơ hở để tội phạm lợi dụng hoạtđộng, nhất là trong quản lý người nước ngoài, quản lý cư trú, quản lý an ninhbiên giới, xuất nhập cảnh, hôn nhân có yếu tố nước ngoài Hệ thống pháp luậttriển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người chưa đầy đủ, đồng bộ,thống nhất; công tác hỗ trợ, bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bị BBN đôi lúc cònchưa kịp thời, hiệu quả (công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, giải cứu nạnnhân, hỗ trợ nạn nhân trở về tái hòa nhập cộng đồng; việc giải cứu nạn nhân

đã khó khăn thì công cuộc hỗ trợ khi nạn nhân trở về còn gặp nhiều tháchthức, khó khăn Đa số các nạn nhân trở về không muốn công khai hoàn cảnh

và quá khứ của mình, vì vậy đã không được tiếp cận các chính sách hỗ trợ(chỉ dành cho hộ nghèo), chưa kể để thực hiện được các chính sách này trong

Trang 13

thực tế còn rất hạn chế, thiếu đồng bộ (đi học nghề mang hóa đơn/ biên nhận

về thanh toán) Chưa có chính sách đầy đủ, đồng bộ về nơi ở, việc làm, hỗ trợtâm lý, chăm sóc sức khỏe ngay tại cộng đồng cho nhóm đối tượng này, đặcbiệt là nhóm đối tượng tự trở về Thiếu quá trình đánh giá mức độ an toàn tạicộng đồng, gia đình (sự kỳ thị, sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương) khiếnnhiều phụ nữ, trẻ em nữ phải bỏ đi nơi khác sinh sống, có nguy cơ bị tái muabán; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và chấp hành pháp luật vềphòng, chống BBPN còn chưa sâu rộng, nhiều nạn nhân còn chưa biết đếnquy định của pháp luật; công tác quản lý xuất nhập, cảnh, QLNN tại khu vựcbiên giới, nhất là tuyến đường bộ còn nhiều sơ hở, lực lượng mỏng, chưakiểm soát hết được đường mòn, lối mở

Thứ ba, dưới góc độ khoa học

Từ trước đến nay việc nghiên cứu phòng, chống BBPN qua biên giớichủ yếu được tiếp cận dưới góc độ khoa học luật học, tội phạm học…thiếuvắng những công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt, toàn diện để giảiquyết vấn đề BBPN qua biên giới dưới góc độ quản lý công

Từ các lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Quản lý

nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công có tính cấp thiết

ở Việt Nam trong thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm

vụ sau:

Trang 14

+ Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiêncứu qua đó xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn cần tiếp tục đi sâunghiên cứu của luận án;

+ Nghiên cứu cơ sở lý thuyết QLNN về phòng, chống BBPN qua biêngiới; nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ởcác nước để rút ra những bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam hiện nay;

+ Phân tích thực trạng, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm ranguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động QLNN về việcphòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam;

+ Nghiên cứu, đề xuất định hướng và các nhóm giải pháp tăng cườngQLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn

về hoạt động QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới được tiếp

cận dưới góc độ hẹp gắn với hoạt động cơ quan quản lý hành chính nhà nước

và các cá nhân, tổ chức được trao quyền

Về không gian và thời gian: Nghiên cứu QLNN về phòng, chống

BBPN qua biên giới trên địa bàn tuyến biên giới của Việt Nam với các nước(bao gồm biên giới đường bộ, các cửa khẩu quốc tế qua đường biển, đườnghàng không) trong thời gian từ năm 2011 đến nay

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận

Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biệnchứng,duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm, chủ trương của Đảng ta và quy định của pháp luật về quản lý nhànước trong lĩnh vực phòng chống vi phạm pháp luật

Trang 15

Phương pháp nghiên cứu

Về các phương pháp nghiên cứu, luận án kết hợp sử dụng các phươngpháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết các câu hỏi nghiêncứu đặt ra, bao gồm: phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương phápphân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp… Cụ thể:

Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu được sử dụng xuyên

suốt trong quá trình thực hiện các nội dung của đề tài Theo đó, những lý giải

về mặt lý luận và thực tiễn là cơ sở để đề xuất xây dựng hoàn thiện QLNN vềphòng, chống BBPN qua biên giới

Phương pháp lịch sử được sử dụng trong đánh giá thực trạng QLNN về

phòng, chống BBN nói chung và QLNN về BBPN qua biên giới ở Việt Nam.Điều kiện cụ thể của đất nước là xuất phát điểm để đánh giá đúng thực trạngQLNN về BBPN qua biên giới ở Việt Nam

Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân tích ghiên cứu tài liệu

như sách, các tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu có liênquan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và các báo cáo khoa học;các văn bản chủ yếu về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước về phòng chống BBPN qua biên giới và QLNN về phòng, chốngBPNN qua biên giới ở Việt Nam hiện nay để tiếp thu có chọn lọc các thànhquả nghiên cứu trước đó về những vấn đề có liên quan đến đề tài

Phương pháp tổng hợp được sử dụng để phân loại, xếp loại các tri

thức, số liệu từ hoạt động phân tích các tài liệu Việc tổng hợp nhằm mụcđích đưa ra các nhận xét, đánh giá của tác giả ở mỗi chương và trong phầnkết luận của đề tài

Phương pháp so sánh cũng được sử dụng rút ra sự khác biệt về quan

điểm giữa các tác giả, cũng như để đánh giá sự tương thích giữa pháp luậtViệt Nam với pháp luật quốc tế về phòng, chống BBPN qua biên giới; giữacác văn bản pháp luật khác nhau khi điều chỉnh các nội dung QLNN vềphòng, chống BBPN qua biên giới

Trang 16

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

- BBPN qua biên giới là gì? Tình hình BBPN qua biên giới ở Việt Nam

ra sao? Dẫn đến những hậu quả gì?

- Thực trạng QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Namhiện nay có những kết quả gì đạt được? Hạn chế và nguyên nhân?

- Giải pháp nào để tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biêngiới ở Việt Nam trong thời gian tới?

Giả thuyết nghiên cứu

Tình hình BBPN qua biên giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã

và đang và sẽ diễn biến phức tạp, gây nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho xã hội

Vì vậy một trong giải pháp đó là tăng cường QLNN về phòng, chống BBPNqua biên giới

Thực tiễn về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam thời gianqua đã đạt những kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêucầu, đòi hỏi của thực tiễn Còn nhiều bất cập trong hoạt động QLNN vềphòng, chống BBPN qua biên giới mà phải khắc phục

Để tăng cường QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở ViệtNam cần thực hiện đồng bộ, có hệ thống các giải pháp

6 Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp mới về lý luận

và thực tiễn sau đây:

Dưới góc độ là một công trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án

bổ sung, hoàn thiện thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức, phươngpháp QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới Những đóng góp nàykhông chỉ giúp cho việc tiếp cận nghiên cứu QLNN về phòng chống BBPNqua biên giới ở Việt Nam hiện nay của các cơ quan quản lý nhà nước, màcòn là tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội

Trên cơ sở kết quả phân tích, tổng hợp, luận án đã đưa ra những dự báo

về tình hình BBPN qua biên giới trong thời gian tới, đề ra các giải pháp nhằm

Trang 17

nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới,trong đó có một số điểm mới về giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN và kiện

toàn bộ máy tổ chức cơ quan QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án làm sâu sắc, hoàn thiện hơn lý luận QLNN về phòng, chốngBBPN qua biên giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trên cơ sở tổng hợp,

hệ thống hóa các văn bản pháp luật về phòng, chống BBPN qua biên giới vàcác số liệu nghiên cứu từ thực tiễn, luận án đã làm rõ về thực trạng phòng,chống loại tội phạm này ở Việt Nam; chỉ ra những ưu điểm, bất cập, hạn chếcủa QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới và những nguyên nhân làmhạn chế hiệu lực, hiệu quả QLNN trong lĩnh vực này để đề xuất các giải phápphù hợp Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa quan trọng đối vớixây dựng cơ chế, chính sách, lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ởViệt Nam trong tình hình mới

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong xâydựng chính sách về đấu tranh chống loại tội phạm này Cũng có thể làm tàiliệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học chuyên ngànhquản lý công, chính sách công, chuyên ngành luật học và các chuyên ngành

có liên quan

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về

phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới

Chương 3 Thực trạng quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ

nữ qua biên giới ở Việt Nam

Chương 4 Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống

buôn bán phụ nữ qua biên giới ở Việt Nam

Trang 18

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu trong và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án

Trong những năm vừa qua, những vấn đề liên quan đến quản lý nhànước về phòng chống buôn bán người nói chung cũng như quản lý nhà nước

về phòng chống BBPN qua biên giới đã thu hút được sự quan tâm nhiều nhànghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn Có thể sắp xếp cáccông trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo hai nhóm vấn đề như sau:

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người nói chung và tội phạm buôn bán phụ nữ qua biên giới nói riêng

Việc tìm hiểu những công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán phụ

nữ qua biên giới là cần thiết để nhận diện khách thể và đối tượng của quản lýnhà nước trong lĩnh vực này Trong các công trình nghiên cứu được luận ánkhảo cứu, có những công trình nghiên cứu trực diện về tội phạm buôn bánphụ nữ, có những công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán người Tuynhiên, trong số nạn nhân buôn bán người thì phụ nữ vẫn chiếm đa số; chính vìthế việc tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về tội phạm buôn bán ngườivẫn cung cấp những dự liệu cần thiết để triển khai đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu “ Mua bán người và đối tượng mua bán người tại ViệtNam” của tổ chức phi chính phủ Blue Dragon Children’s Foundation (BlueDragon) công bố tháng 7/2021 tại trang web https://www.bluedragon.org/wp-content/uploads/2022/08/Mua-ban-nguoi-va-doi-tuong-mua-ban-nguoi-tai-Viet-Nam.pdf [33]

Tài liệu này nhằm giải thích và cung cấp thông tin chi tiết về tình hìnhmua bán người ở Việt Nam trên cơ sở 102 vụ án đã được Toà án tối cao công

bố trong đó có 198/199 nạn nhân là nữ, đồng thời cung cấp phân tích chi tiết

Trang 19

về hồ sơ chung của người phạm tội mua bán người và đặc điểm, bối cảnhtình hình của nạn nhân Mặc dù nguồn dữ liệu còn hạn chế nhưng chúng đemđến một số phân tích chi tiết và có thể hữu ích để cung cấp thông tin cho hoạtđộng phòng chống mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ nói riêng;cung cấp phân tích chi tiết về hoạt động của những đối tượng mua bán người

và từ đó tìm ra cách phòng, chống tội phạm này Phân tích này và ý nghĩa của

dữ liệu chứa trong đó đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan chức năng hoạtđộng trong lĩnh vực phòng chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ

và trẻ em gái sang Trung Quốc với mục đích bóc lột tình dục Đây là nhữngluận cứ đề luận án tham khảo đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhànước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới ở chương 4

ThS Vũ Ngọc Dương (2019), Tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ,

trẻ em theo Công ước Actip và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam,

https://lsvn.vn, đăng 10/02/2019 [35] Bài viết này phân tích những nội dung

cơ bản của Công ước ASEAN về phòng chống buôn bán người, đặc biệt làphụ nữ, trẻ em và thực tiễn thực hiện ACTIP của Việt Nam và một số

kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Hình sự 2015, từ đó đưa ra một số kiến nghị

hoàn thiện Bộ luật Hình sự 2015 về vấn đề này Đây là cơ sở để luận án thamkhảo khi phân tích thực trạng ban hành chính sách pháp luật về phòng, chốngBBPN qua biên giới ở chương 3 và đề xuất hoàn thiện pháp luật ở chương 4

Tạp chí Khoa học Kiểm sát số chuyên đề 2 (49) năm 2021 đăng tải mộtloạt các bài viết có liên quan đến tội phạm mua bán người Trong đó có một

số bài viết có liên quan đến luận án như “Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ

nạn nhân: Kinh nghiệm của Hunggary” của Phạm Việt Nghĩa [72]; “Việt Nam

với việc thực hiện nghĩa vụ thành viên về hợp tác phòng, chống mua bán người theo các điều ước quốc tế đa phương và khu vực” của tác gỉa Dương

Đình Công [40] Các bài viết này đều cũng cấp những dữ liệu để luận án triểnkhai nghiên cứu cả về lý luận, thực trạng và giải pháp

Trang 20

Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đoàn Ngọc Huyền“ Một số vấn

đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong Luật Hình sự Việt Nam”(2014) [67] Công trình đã đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả phòngngừa và đấu tranh chống tội phạm mua bán người tại Việt Nam trong đó cácgiải pháp như: nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật, nâng cao hiệuquả trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm; nâng cao hiệuquả của cơ quan thi hành pháp luật và tăng cường hợp tác quốc tế trong đấutranh phòng ngừa tội phạm mua bán người…Những nội dung trên đều có thểtham khảo để triển khai nghiên cứu chương 4 của luận án

Luận văn thạc sĩ luật học (2014 tác giả Nguyễn Hữu Quang“ Phòngchống buôn bán người ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” [82] phân tíchthực tiễn đấu tranh phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, đề xuất giảipháp hoàn thiện pháp luật cũng cấp những gợi mở cho luận án khi nghiên cứuchương 3 và chương 4

Luận văn thạc sĩ luật học (2019) của tác giả Nguyễn Thanh Bình “Phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em: tiếp cận từ góc độ quyền con người

và thực tiễn ở Hải Phòng” – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (nay làtrường Đại học Luật) [32] Luận văn đã cung cấp một số góc độ lý luận cho

đề tài như khái niệm, đặc điểm hành vi mua bán phụ nữ, khái niệm, đặc điểmphòng chống maua bán phụ nữ; pháp luật quốc tế về phòng chống mua bánphụ nữ Đây là cơ sở để triển khai nghiên cứu chương 2 của luận án.https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-noi-vu-ha-noi/luat-hoc/phong-chong-mau-ban-phu-nu-va-tre-em/41707314

Ngoài ra có thể kể đến một số công trình khác có liên quan như:Nghiên cứu Đặng Xuân Khang “Tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em qua biêngiới Việt Nam”, (2014), Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Bộ Công An Việt Nam;

“Tình hình tội phạm mua bán phụ nữ qua biên giới nước ta và hoạt độngphòng ngừa của bộ đội biên phòng”, Phùng Văn Hùng, Tạp chí Công an nhân

Trang 21

dân số 10 năm 2004; Lê Thị Quý (Chủ biên) (2005) Phòng chống buôn bán

phụ nữ và trẻ em qua biên giới Nxb Phụ nữ, Hà Nội; Lê Thị Quý (2000) Vấn

đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam Viện Nghiên cứu

Thanh niên, Nxb Lao động - Xã hội, 2000; Luận án tiến sĩ “Phòng, chống tộiphạm mua bán người tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mai Trâm,Học viện

Khoa học xã hội năm 2017 Đại học Northumbria, 2016 Ngăn chăn và đấu

tranh chống buôn bán phụ nữ từ Việt Nam sang Trung Quốc Luận án tiến sĩ

của Phạm Cao Nhiên.; Luận án tiến sĩ của Dương Kim Anh “Phân tích Giới

chính sách phòng chống mua bán người (Trường hợp: Chương trình Quốc gia phòng chống buôn bán Phụ nữ trẻ em của Việt Nam, giai đoạn 2004- 2010) (2014) ĐH Waikato, New Zealand Các công trình nghiên cứu trong

nước kể trên dù tiếp cận dưới những góc độ khác nhau đều cung cấp những

dữ liệu nhất định trong quá trình triển khai luận án

Đối với các công trình nghiên cứu nước ngoài có thể kể đến:

Sách “Buôn bán phụ nữ và nhân quyền” (Trafficking Women's Human

Rights) của tác giả Julietta Hua, Nhà xuất bản Đại học Minnesota (Hoa Kỳ)

tháng 9/2011 [121] Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích một bức tranhtổng thể về thực trạng buôn bán phụ nữ vì mục đích thương mại ở Hoa Kỳ Hua

đã tiếp cận khung khổ thể chế, chính sách, các bài phát biểu chính trị, các bàibáo, thông tin do phương tiện truyền thông đăng tải, cung cấp…để đưa ra nhữnggóc nhìn khác nhau về vấn nạn này, trong đó có những phân tích chân thực vềnhững bất cập đến nay vẫn còn tồn tại trong hệ tư tưởng nước Mỹ như nạn phânbiệt chủng tộc hay bất bình đẳng về giới Những yếu tố chi phối tới quyền conngười ở Mỹ cũng như việc phòng ngừa và chống buôn bán phụ nữ Đây là kinhnghiệm quốc tế có thể tham khảo khi đề xuất các giải pháp ở chương 4

Sách “Buôn bán phụ nữ và trẻ em” (Global Trafficking in Women and

Children) của hai tác giả Obi N.I Ebbe, Dilip K Das, xuất bản tháng 10/2019

bởi Nxb Routledge [127] Từ thu thập thông tin và kinh nghiệm làm việc tại

Trang 22

trên 40 quốc gia, “Buôn bán phụ nữ và trẻ em” phản ánh rõ ràng quy mômang tính chất toàn cầu của loại hình tội phạm này, cung cấp các tình huống

lý giải nguyên nhân dẫn đến việc lạm dụng phụ nữ và trẻ em vào các mụcđích thương mại, phản hồi trong chính sách của các quốc gia và các chiếnlược đã được áp dụng để ứng phó đối với vấn nạn này Bao gồm hai chươnglớn Chương 1 đã tập trung vào giới thiệu định nghĩa, bản chất và phạm vi củanạn buôn bán người, các yếu tố môi trường, xã hội xung quanh vấn đề này.Chương này cũng đưa ra cách tiếp cận về khả năng kiểm soát và ngăn chặnnạn buôn người ngay bằng các hành động mang tính chất quốc tế như viện trợtài chính để giảm thiểu chênh lệch về kinh tế, giảm nghèo đói ở các quốc giakém phát triển hay hợp tác trong thực thi pháp luật phòng chống buôn bánphụ nữ Chương 2 phân tích các ví dụ cụ thể của các quốc gia với các vai tròkhác nhau trong chu trình của đường dây buôn bán người (quốc gia điểm đi,quốc gia điểm đến, quốc gia trung chuyển) Những dấu ấn nổi bật ở một sốquốc gia cũng được đi sâu phân tích như vấn đề khiêu dâm trẻ em ở NhậtBản; cưỡng bức lao động đối với trẻ em ở Ấn Độ; ép buộc trẻ em gia nhậpquân đội ở Congo…Một số thiết chế chống buôn bán phụ nữ được thành lập ởcác quốc gia phát triển cũng được viện dẫn để phân tích như tổ chức cảnh sátcộng đồng của Úc, lực lượng chuyên trách thực thi pháp luật về chống buônbán người ở Anh, Mỹ Đây là kinh nghiệm quốc tế có thể tham khảo khi đềxuất các giải pháp ở chương 4

- Group Expert of Bearau of Management Forgeiner, Italia Police,

“Human Trafficking for sex purpose in Spain” (Buôn lậu người vì mục đích

khai thác tình dục ở Tây Ba Nha Các tác giả tập trung đi sâu phân tích, làm

rõ hoạt động BBPN nhằm mục đích khai thác tình dục ở Tây Ban Nha; phântích làm rõ các yếu tố, điều kiện xã hội của loại tội phạm này ở Tây Ban Nha.Bên cạnh những thông tin, số liệu về BBPN tại Tây Ban Nha, nhóm tác giả đãchỉ ra những sơ hở về mặt quản lý xã hội, về pháp lý của Tây Ban Nha bị tội

Trang 23

phạm buôn người lợi dụng và đưa ra các giải pháp phòng ngừa, khắc phục.Đây là cơ sở để luận án tham khảo khi nghiên cứu chương 4.

Bài viết “Giải quyết nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em quốc tế để bóc lột

tình dục vì mục đích thương mại trong thế kỷ 21” (Addressing International

Human Trafficking in Women and Children for Commercial Sexual Exploitation in the 21st century) của các tác giả Cherif M Bassiouni, Daniel

Rothenberg, Ethel Higonnet, Cynthia Farenga, Augustus Sol Invictus đăngtrên Tạp chí quốc tế về Luật Hình sự (tiếng Pháp: Revue Internationale dedroit pénal), số 81/2010/3-4 [110] Bài viết đã xây dựng cơ sở lý luận cho cáckhái niệm liên quan tới nạn buôn người Thứ hai, phân tích mối quan hệ giữatội phạm buôn người nói chung, buôn bán phụ nữ nói riêng với các vấn đề cónội hàm rộng hơn như chế độ nô lệ hiện đại, mại dâm, tội phạm về lao động

và tội phạm có tổ chức; đưa ra các khuyến nghị đối với cộng đồng quốc tếtrong việc ngăn chặn và trấn áp nạn buôn người Đây là cơ sở để luận ánnghiên cứu xây dựng khung lý thuyết trong chương 2

Bài viết “Buôn bán phụ nữ: “Vấn nạn, chiến lược và các chủ thể”

(Trafficking in Women: Issues, Strategies and Actors) của tác giả Annika Peter

được trình bày tại Hội thảo vào năm 2010 về chủ đề Nghiên cứu về phụnữ/Nghiên cứu về giới tính do Trường Đại học Ruhr của Bochum (Đức) tổchức [107] Bài viết tổng hợp lại các cuộc tranh luận khoa học về nạn buôn bánphụ nữ vì mục đích mại dâm bắt đầu từ những năm 1990 và các cách tiếp cậngiải quyết vấn đề này khác nhau từ đó cho đến thời điểm nghiên cứu Câu hỏinghiên cứu được đặt ra trong bài viết này là liệu các phương pháp tiếp cận hiệnđại có thể cung cấp các công cụ hiệu quả để giải quyết triệt để vấn nạn buônbán phụ nữ hay không Trong phần đầu tiên, tác giả đã tổng hợp các định nghĩakhác nhau “buôn bán phụ nữ”, nhằm làm sáng tỏ quan niệm, đặc điểm của kháiniệm này Phần tiếp theo, tác giả phân tích thực trạng buôn bán phụ nữ trêntoàn cầu, đặc biệt tập trung vào các nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn dắt phụ

Trang 24

nữ rơi vào cạm bẫy của tội phạm buôn người Tác giả cũng đã chứng minh mốiquan hệ giữa các yếu tố này với các giải pháp mà Chính phủ và các tổ chức phichính phủ đã áp dụng, nhằm đánh giá tính đúng đắn của các chiến lược đã đượctriển khai thực hiện Phần cuối, nghiên cứu quay trở lại các tranh luận đươngthời về vấn đề này, phân tích xu hướng hợp tác nhiều bên khác nhau nhằmmang lại các kết quả tốt hơn Đây là cở sở để luận án tham khảo khi nghiên cứu

lý luận ở chương 2 và đề xuất giải pháp ở chương 4

Yunnan province China situation of trafficking in children and women:

a rapid assessment (Tình hình buôn bán trẻ em và phụ nữ ở tỉnh Vân Nam,Trung quốc: Một đánh giá nhanh) Bangkok, ILO, 2002 18tr [116] Dự ánchống buôn bán phụ nữ và trẻ em tiểu vùng sông Mêkông được thành lập năm

2000 Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện ở Trung quốc nhằm đánh giátình hình của dự án sau thời gian triển khai tại quốc gia này Nghiên cứu tìmhiểu điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn, các điều kiện tự nhiên trong việc mởrộng tình hình buôn bán phụ nữ và trẻ em trong tỉnh, các nội dung triển khai,xem xét các hành động của dự án Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: đánh giá

và phân tích tình hình hiện tại về buôn bán phụ nữ và trẻ em và các yếu tố cóthể hoặc ảnh hưởng đến nó; xác định tỉnh đáng quan tâm nhất trong địa bànthí điểm của dự án; tổ chức một hệ thống đánh giá, giám sát Sau khi nghiêncứu các yếu tố liên quan đến kinh tế, dân số, việc làm, giáo dục tại 2 hạt củaTrung quốc, báo cáo đã đưa ra các kết luận về tình hình này tại Vân Nam

Trafficking for sexual exploitation: The case of the russianfederation (Buôn bán bóc lột tình dục: Trường hợp của Liên bangNga) Geneva, International Organization for Migration (IOM), 2002 68tr.[118] Nghiên cứu đã chỉ ra buôn bán phụ nữ từ Liên bang Nga đã xuất hiệntrên toàn cầu, phần lớn ở các nước Châu Âu, Nam Mỹ, một phần Châu Á vàTrung Đông Có rất nhiều lý do để lý giải cho hoạt động buôn bán thịnhthượng vượng này: lợi nhuận, tham nhũng, chính sách, luật pháp lỏng lẻo

Trang 25

Thêm nữa là sự xuống dốc của điều kiện kinh tế tài chính Hoàn cảnh này đãdẫn đến ngày càng tăng phụ nữ và trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, đưađẩy đến nền công nghiệp tình dục, đó là một trong những cách họ tự cứumình Cạnh đó số em trẻ em đường phố, mồ côi mới cũng tăng lên, bị lôi kéo

và đã góp phần đẩy mạnh hơn nữa nền công nghiệp này Đây thực sự là mộtthách thức của Liên bang Nga kể từ khi kết thúc chế độ Cộng hoà Xô Viết cũ

Thế nào là buôn bán người? Làm thế nào để chúng ta có thể đấu tranhchống lại tệ nạn này? (What is people trafficking? How can we against to thisevil?) Hà nội, Oxfam Québec, 2005 31tr [128] Buôn bán người, đặc biệtbuôn bán phụ nữ và trẻ em là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi nhữngbiện pháp ngăn chặn cấp bách và có tính phối hợp Tại khu vực tiểu vùngsông MêKông, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đã tồn tại từ lâu và là một vấnnạn luôn đi kèm với di cư bất hợp pháp, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.Việt Nam được coi là địa bàn tập kết vận chuyển người bị buôn bán ra nướcngoài Những năm trước đây, buôn bán người chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp và lẻ

tẻ, nhưng hiện nay chúng ta nhận thấy đã tồn tại những hoạt động tội phạm có

tổ chức qua biên giới và quyên quốc gia Phụ nữ và trẻ em người Việt bị buônbán chủ yếu sang Trung Quốc, Căm-pu-chia, Đài Loan, Hồng Kông và nhữngnước khác Họ bị bắt làm đám cưới, bị cưỡng bức lao động và hoạt động mạidâm Buôn bán người xảy ra ở trong nước cũng là một vấn đề đáng được quantâm Cuốn sách này là một phần tài liệu tuyên truyền phòng chống nạn buônbán người của Oxfam Mục tiêu chính là nhằm nâng cao nhận thức của cácđối tượng dễ bị tổn thương có nguy cơ bị buôn bán, đồng thời cũng có thểđược coi là một tài liệu tham khảo cho những cơ quan chính phủ hoặc phichính phủ có trách nhiệm đấu tranh xoá bỏ nạn buôn bán người nói chung vàBBPN nói riêng Cuốn sách này giúp mọi người có một cái nhìn và thông tin

rõ ràng hơn về nạn buôn bán người, về những quy định pháp lý cơ bản củaViệt Nam và quốc tế nhằm đấu tranh chống lại tệ nạn này (Traficking )

Trang 26

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước trong phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu dưới góc độ khoa học quản lý công tìmhiểu quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới còn rấtmới mẻ, chủ yếu tiếp cận dưới góc độ khoa học luật học đặc biệt chuyênngành luật hình sự Vì vậy khi tiếp cận, chưa tìm thấy một công trình khoahọc nào nghiên cứu dưới góc độ trực diện quản lý nhà nước về phòng, chốngbuôn bán phụ nữ qua biên giới Có thể xem xét dưới những góc độ khác cóliên quan khi tìm hiểu theo nội dung của quản lý nhà nước như sau:

i)Những công trình nghiên cứu về khoa học quản lý nhà nước nóichung và quản lý Trong số các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giảthấy nổi lên một số công trình sau đây:

- Trần Anh Tuấn, Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý công, NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội [46] Nội dung cuốn sách của nhóm tác giả đã thể hiệncác tiếp cận mới về nội dung, hình thức, phương pháp quản lý trong khu vựccông, trong đó tập trung một số chương về nội dung, kỹ năng quản lý công vànhững thách thức trong quản lý công ở Việt Nam Đây là các nội dung có liênquan mật thiết đến QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam

- Nguyễn Hữu Hải (2015), Quản lý học đại cương, NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội [47] Nội dung cuốn sách đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất

về quản lý, như thế nào là quản lý, các yếu tố cấu thành quản lý, vai trò củaquản lý, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, phương pháp quản lý, các quytrình ra quyết định quản lý, các giai đoạn cần phải có của quá trình thiết lập

hệ thống thông tin trong tổ chức quản lý

Đây là những khung lý thuyết cơ bản luận án tìm hiểu khi xây dựngtrục lý luận

ii) Những nghiên cứu có liên quan đến một số nội dung của QLNN vềphòng, chống BBPN qua biên giới

Trang 27

Nguyễn Mai Trâm (2015), Trao đổi một số bất cập trong công tác quản

lý nhà nước về phòng, chống tội phạm mua bán người , Tạp chí Nghề luật ,

Học viện Tư pháp Số 3 tháng 5/2015 [93] Bài viết đã phân tích nguyên nhândân để tội phạm mua bán người tồn tại và phát triển là do những bất cập trongcông tác quản lý nhà nước Công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, công tymôi giới hôn nhân, xuất khẩu lao động chưa được thực hiện thường xuyên nênnhiều tổ chức vi phạm nhưng chậm phát hiện dẫn đến những sai phạm, gây hậuquả nghiêm trọng Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật còn chậm sửađổi, bổ sung, Công tác quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý nhà nước tại các khuvực biên giới, nhất là các tuyến đường bộ còn sơ hở, thiếu sót, lực lượng mỏngkhông kiểm soát được các đường tiểu ngạch, lối mòn ở khu vực biên giới nênbọn tội phạm lợi dụng đưa người, đặc biệt là phụ nữ qua biên giới Công trìnhnày cung cấp dữ liệu cho luận án nghiên cứu triển khai chương 3

Nguyễn Khắc Hải (2013), Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng,

chống mua bán người ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà

Nội, Luật học, Tập 29 số 1 (2023) 20-26 [49] Nghiên cứu này phân tích thựctrạng hợp tác quốc tế về đấu tranh phòng, chống mua bán người tại Việt Nam

và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Đây là những dữ liệu luận án có thểtham khảo khi đánhs giá thực trạng ở chương 3 và đề xuất các giải pháp tăngcường hợp tác quốc tế ở chương 4

- Trần Chí Công (2015), "QLNN về an ninh, trật tự tại các cửa khẩu

trên tuyến biên giới Việt - Trung của lực lượng Công an nhân dân", Đề tài

khoa học cấp Bộ [34] Tác giả đã đề cập đến thực trạng công tác QLNN về anninh trật tự tại các cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt - Trung, làm rõ nhữngkết quả, hạn chế trong việc đấu tranh với các loại tội phạm tại các cửa khẩutrên tuyến biên giới, trong đó có tội phạm BBPN Tác giả đã đề xuất các giảipháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về an ninh, trật tự tại các cửakhẩu trên biên giới Việt - Trung Tài liệu này cũng cung cấp một số gợi ý choluận án khi nghiên cứu chương 4

Trang 28

Phạm Văn Hùng (2008) Chính sách pháp luật Việt Nam về phòng,

phong-chong-buon-ban-phu-nu-tre-em-7918-8.html [68]

https://hoilhpn.org.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/chinh-sach-phap-luat-viet-nam-ve-Bài viết phân tích cách chính sách như: Hình sự hóa hành vi buôn bánngười, Chính sách và biện pháp phòng ngừa tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ

em tại cộng đồng, Chính sách về xử lý tội phạm buôn bán người, Chính sách

về tiếp nhận, hồi hương, tái hoà nhập cộng đồng cho nạn nhân bị buôn bán,Chính sách hợp tác quốc tế Đây là có sở để có nghiên cứu chủ trương, chínhsách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống BBPN qua biên giới

Ths Ngô Thị Bích Thu (2021) Tăng cường thực hiện pháp luật về

phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng cảnh sát hình sự công an

các tỉnh Tây Bắc hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12 (436), tháng

6/2021) [89].Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, đánh giá khái quát

thực trạng công tác thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bánngười của lực lượng cảnh sát hình sự trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc và đề xuấtmột số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động này trongthời gian tới.Ví dụ giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng tham mưu vàthực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng, chống MBN, tăng cường chấtlượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.phối hợp chặt chẽvới các lực lượng chức năng trong phòng, chống MBN; nâng cao hiệu quả hoạtđộng hợp tác quốc tế, trong đó tập trung tăng cường thực hiện các thỏa thuậnquốc tế về phòng, chống MBN Đây đều là những dữ liệu có liên quan đến cácnội dung của QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới

Cao Thị Hồng Minh (2020), Khung chính sách và một số giải pháp

tăng cường phòng ngừa buôn bán người ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Học

viện phụ nữ Việt Nam,quyển 12 số 4 -2020 [69] Nghiên cứu làm rõ các kháiniệm cơ bản: “mua bán người”, “phòng ngừa mua bán người”, phân tích

Trang 29

khung chính sách và xác định các yếu tố nguy cơ, từ đó đề xuất một số giảipháp tăng cường phòng ngừa mua bán người ở Việt Nam như tuyên truyền,phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống tội phạmmua bán người, cần gắn công tác phòng, chống mua bán người với các nhiệm

vụ trọng tâm về phát triển kinh tế, xã hội, chính trị của địa phương; Bên cạnh

đó, cần truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong phòng,chống mua bán người tới mọi cán bộ, người dân trong cộng đồng

- Sách chuyên khảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

phòng, chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em

ra nước ngoài trong khuôn khổ INTERPOL”, Đại tá, Tiến sỹ Đặng Xuân

Khang, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2011[73] Đây là công trìnhnghiên cứu toàn diện về lý luận và thực tiễn hợp tác quốc tế phòng, chống tộiphạm mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Việt Nam ra nước ngoài.Công trình bước đầu đã xây dựng nhận thức cơ bản về hợp tác quốc tế trongphòng, chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ, trẻ em ranước ngoài trong khuôn khổ INTERPOL; xác định những nội dung cơ bảncủa hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người, đặc biệt làtội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài trong khuôn khổ INTERPOL;đánh giá thực trạng triển khai hợp tác qua kênh INTERPOL nhằm đấu tranhtriệt phá các đường dây tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em Việt Nam ra nướcngoài Công trình đã kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tácquốc tế phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em trong khuôn khổINTERPOL Đây là cơ sở để luận án nghiên cứu đề xuất giải pháp về hợp tácquốc tế - một trong những nội dung của QLNN về phòng, chống BBPN quabiên giới ở chương 4

Nguyễn Văn Vệ (2020), Hỗ trợ tái hoà nhập với cộng đồng đối với phụ

nữ bị mua bán trở về (nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Giang), Luận án tiến sĩ

công tác xã hội, Đại học Khoa học xã hội nhân văn [102] Phân tích chỉ ra

Trang 30

hiệu quả các chính sách và các hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở vềtrong tái hòa nhập cộng đồng Làm rõ những nguyên nhân hay những rào cảnđối với các hoạt động hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về Đề xuất mô hình trợgiúp tại cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ bị mua bán trở về và đưa các giải phápcho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng chophụ nữ bị mua bán trở về Điểm mới của mô hình là sự có mặt trợ giup củanhân viên công tác xã hội tại cộng đồng Luận án triển khai dưới góc độchuyên ngành công tác xã hội, tuy nhiên tiếp cận dưới góc độ Quản lý côngkết quả nghiên cứu của sẽ gợi mở cho tác giả khi xem xét vai trò, trách nhiệmcũng như chính sách của cơ quan nhà nước tại tỉnh Hà Giang nói riêng và trên

cả nước nói chung nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động hỗ trợ nàycũng như nâng cao hiệu quả các hoạt động hiện có và xây dựng các mô hình,chương trình mới, thiết thực

Đỗ Thị Lý Quỳnh (2020), Cơ chế pháp lý phòng, chống mua bán người

ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

Minh [83] Nghiên cứu cơ chế pháp lý phòng chống mua bán người ở ViệtNam thông qua các yếu tố cấu thành: quy định pháp luật, tổ chức bộ máy,hoạt động công vụ và cơ chế phối kết hợp trong các nội dung phòng chốngmua bán người Những nội dung này cung cấp những dữ liệu để đề tài triểnkhai các nội dung của QLNN

Dương Thị Kim Anh (2012), The state and gender ideologies: Aframework to understand anti-trafficking politics (Nhà nước và hệ tư tưởnggiới: Các thức tìm hiểu vấn đề phòng chống buôn bán người), Journal ofResearch on Gender Studies (USA)[105] Bài viết này cung cấp một quanđiểm lý thuyết mới để hiểu chính sách chống buôn bán người bằng cách làm

rõ vai trò của nhà nước trong việc hình thành các hệ tư tưởng giới ảnh hưởngđến việc cải thiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ Trong bài báonày, giới đang được phân tích như một mối quan hệ quyền lực thể chế chặt

Trang 31

chẽ của nhà nước, toàn cầu hóa và xã hội dân sự Bài báo này đưa ra hai thôngđiệp quan trọng Đầu tiên, các hệ tư tưởng giới là gốc rễ của chính sách nhànước vì chúng ảnh hưởng đến cách nhà nước nhìn nhận vai trò giới, bản sắccủa phụ nữ và cấu trúc giới trong mối quan hệ giữa nhà nước và phụ nữ trongbối cảnh văn hóa chính trị, kinh tế xã hội nhất định Thứ hai, vì nạn buônngười đang lan rộng trong bối cảnh toàn cầu, nên việc chống buôn người cầnđược phân tích như một quyền lực với nhà nước là chủ thể chính điều chỉnhmối quan hệ quyền lực với những người khác bao gồm phụ nữ, nam giới, thịtrường và xã hội dân sự trang 34–53.

National plan of action against trafficking in children and women forsexual and labour exploitation(Kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán phụ

nữ và trẻ em vì mục đích bóc lột lao động và tình dục) Kathmandu, Ministry ofWomen, Children and Social Welfare, 36tr [123]

Tài liệu đã giới thiệu cơ bản về tình hình buôn bán người ở Nêpan, cácyếu tố dẫn đến tình trạng này, tình hình phạm tội trong khu vực và quốc tế…Tài liệu đưa ra xem xét kế hoạch hành động quốc gia chống buôn bán phụ nữ

và trẻ em vì mục bóc lột tình dục thương mại và đề ra kế hoạch hành độngquốc gia chống buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích bóc lột lao động tìnhdục Nội dung bao gồm: Chính sách, nghiên cứu, phát triển thể chế, pháp luật

và sự thi hành; tăng cường nhận thức, sự ủng hộ, thiết lập mạng lưới xã hội;sức khoẻ và giáo dục; thu nhập và việc làm; cứu giúp và tái hoà nhập; nhữngvấn đề quốc tế, khu vực và xuyên biên giới; giám sát và đánh giá Đây lànhững kinh nghiệm có thể tham khảo khi đề xuất các chính sách, pháp luật vềphòng, chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam

National of plan on prevention, suppression and combating domesticand transnational trafficking in chilren and women (Kế hoạch quốc gia vềngăn chặn, trừng phạt và chống buôn bán phụ nữ và trẻ em trong nước vàxuyên quốc gia) Bangkok, Ministry of Social Development and Human

Trang 32

Security Thailand, 2000 19tr [125] Tài liệu đưa ra kế hoạch quốc gia củaThái lan trong vấn đề ngăn chặn, trừng phạt và chống buôn bán, vận chuyểnngười Trên cơ sở nhìn nhận những vấn đề về chính sách, quy định của phápluật, xã hội, quốc tế, nội dung của kế hoạch gồm 6 mục tiêu chính Các yếu tốđặc trưng của kế hoạch bao gồm: kế hoạch ngăn chặn; các biện pháp hỗ trợ vàbảo vệ; kế hoạch trừng phạt và các hành động theo quy định pháp luật; kếhoạch hồi hương và tái hoà nhập; kế hoạch phát triển dữ liệu, thông tin, giámsát và đánh giá hệ thống; xây dựng kế hoạch cơ chế quản lý hành chính; kếhoạch liên kết quốc tế Kế hoạch cũng đưa ra các tên cơ quan, tổ chức thamgia và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này

1.2 Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra

1.2.1 Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa

Như đã tổng thuật ở trên, các công trình nghiên cứu tập trung nghiêncứu trên cả hai khía cạnh lý luận và thực tiễn vào các khía cạnh sau:

Các nghiên cứu những vấn đề liên quan đến phòng, chống BBN nóichung và BBPN nói riêng giải mã những khái niệm như buôn bán người,phòng chống BBN, nguyên nhân, điều kiện, hậu quả BBN và BBPN; các giảipháp phòng, chống BBN nói chung và BBPN nói riêng Các công trìnhnghiên cứu nói trên đã đề cập đến những quan điểm và thực trạng tình hìnhtội phạm buôn người, đặc biệt là tội phạm BBPN qua biên giới

Các nghiên cứu này chủ yếu tập trung một số khía cạnh trong nội dungcủa QLNN về phòng chống BBN nói chung và BBPN nói riêng như những vấn

đề liên quan đến pháp luật về phòng, chống BBN; vấn đề tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật; hợp tác quốc tế trong phòng, chống BBN; chỉ ra những bấtcập trong QLNN về phòng chống BBN nói chung … đồng thời đã đưa ra nhữnggiải pháp mang tính đặc thù theo điều kiện hoàn cảnh pháp luật của mỗi nước

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nghiên cứu khoa học thì các công trình nghiêncứu đó mới chỉ đề cập một khía cạnh khái quát về vi phạm này, chưa nghiên cứu

Trang 33

sâu mang tính tổng thể, toàn diện các nội dung của QLNN về phòng, chốngBBPN đặt biệt là trong không gian “qua biên giới” thì còn rất sơ sài.

Như vậy, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng, chốngBBPN qua biên giới dưới góc độ quản lý công

1.2.2 Những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục giải quyết

Trên cơ sở những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình đãđược công bố, Luận án sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước,

luận án sẽ phân tích làm rõ lý luận QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới

ở Việt Nam như: khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của QLNN về phòng,chống BBPN qua biên giới; kinh nghiệm của một số quốc gia trong phòng,chống BBPN qua biên giới và bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam

Hai là, phân tích, đánh giá tình hình QLNN về phòng, chống BBPN

qua biên giới ở Việt Nam; chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạnchế trong QLNN về phòng chống BBPN qua biên giới ở Việt Nam; đánh giá

hệ thống tổ chức bộ máy phòng, chống BBPN qua biên giới từ Trung ương tớiđịa phương; đề xuất giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức về phòng, chốngBBPN qua biên giới

Ba là, đề xuất những giải pháp khả thi tăng cường QLNN về phòng

chống BBPN qua đường biên giới ở Việt Nam trong thời gian tới

Trang 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ tổng quan nghiên cứu liên quan đề tài luận án, có thể thấy rằng một

số công trình khoa học về phòng chống tội phạm BBPN, theo đó các công trìnhtập trung nghiên cứu về phòng, chống tội phạm; phòng, chống BBPN qua biêngiới trong đó có phòng ngừa, điều tra tội phạm về mua bán người trong phạm

vi quốc tế, khu vực hoặc trong một ngành, địa phương cụ thể Tuy nhiên, đếnthời điểm hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về phòng, chống BBPNqua biên giới ở Việt Nam dưới góc độ quản lý nhà nước; xem xét mối quan hệcủa các cơ quan QLNN về phòng, chống BBPN qua biên giới

Quá trình nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu các tàiliệu trong nước và nước ngoài có liên quan đến tình hình nghiên cứu của đềtài luận án và có những tham khảo nhất định về nội dung của các công trìnhkhoa học đã được công bố Đây là cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo phục

vụ quá trình nghiên cứu của mình Tại chương tổng quan về tình hình nghiêncứu bên cạnh việc tìm hiểu về các công trình đã được nghiên cứu, nghiên cứusinh cũng đã xác định những vấn đề cần tục nghiên cứu đối với để tài luận án

Trang 35

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN PHỤ NỮ

QUA BIÊN GIỚI 2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về phòng, chống buôn bán phụ nữ qua biên giới

2.1.1 Khái niệm buôn bán phụ nữ qua biên giới

Để làm rõ khái niệm BBPN qua biên giới cần làm rõ nội hàm khái niệm

có liên quan là “buôn bán người” và “qua biên giới” Bởi lẽ dưới góc độ phápluật chỉ có cấu thành tội phạm buôn bán người trong đó bao gồm cả đàn ông,phụ nữ, trẻ em Vì vậy cần phân tích thuật ngữ gốc là BBN để trên cơ sở đótìm ra nội hàm thuật ngữ BBPN

Từ những năm 1990 và đầu những năm 2000, BBN trở thành một vấn

đề nóng và nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế Theo Báo cáo toàncầu năm 2018 của Văn phòng Liên hợp quốc về kiểm soát ma túy và tộiphạm, công dân của trên 100 quốc gia đã bị buôn bán và được phát hiện,trong đó BBPN chiếm tới 49 %.BBN là tội phạm có tính chất quốc tế với mức

độ nguy hiểm cao khi được thực hiện xuyên biên giới, tạo nên những áp lực

và đe dọa về kinh tế, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia Đây làloại tội phạm mang lại lợi nhuận cao, cướp đi tự do và quyền con người củahàng triệu nạn nhân và có thể gây ra tác hại nghiêm trọng hoặc không thểkhắc phục được[136]

Các quốc gia cần hợp tác chặt chẽ trong công tác phòng ngừa và trấn áptội phạm BBN Trong những thập kỷ gần đây, các nỗ lực đặc biệt ở cấp quốcqua, khu vực và quốc tế đã được thực hiện để thiết lập khuôn khổ pháp lý,chính sách, kế hoạch và chương trình hành động nhằm giải quyết mối đe dọaliên quốc gia về BBN Một trong những nỗ lực mang tính bước ngoặt là việccác quốc gia đã ký và thông qua Công ước về chống tội phạm có tổ chức

Trang 36

xuyên quốc gia và Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị BBN,đặc biệt là phụ nữ và trẻ em(Nghị định thư Palermo) năm 2000 Việt Namcũng đã phê chuẩn Nghị định thư này Nghị định thư Palermo đưa ra một địnhnghĩa toàn diện về BBN, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho cácquốc gia thành viên có cùng một cách tiếp cận và thực hiện nội luật hóa hành

vi BBN vào luật hình sự quốc gia[124]

Điều 3, điểm a của Nghị định thư Palermo quy định: “"Buôn bánngười" có nghĩa là việc mua bán, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhậnngười nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lựchay bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụngquyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền haylợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người đang kiểm soát những người

khác Hành vi bóc lột sẽ bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người

khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hayphục vụ cưỡng bức, nô lệ hay những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặclấy các bộ phận cơ thể;”

Như vậy, theo định nghĩa trên, BBN bao gồm 3 yếu tố:

- Hành vi: Tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và tiếpnhận người;

- Phương thức, thủ đoạn: Đe doạ sử dụng vũ lực hay bằng các hình thức

ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa gạt, hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bịtổn thương hay bằng việc đưa hay nhận tiền hay lợi nhuận;

- Mục đích: Bóc lột (bóc lột mại dâm người khác hoặc các hình thứcbóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệhoặc những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc lấy đi các bộ phận cơ thể)

Tại Việt Nam, hành vi BBPN đã và đang diễn biến phức tạp và để lạihậu quả rất nặng nề, đặc biệt nghiêm trọng đối với đời sống xã hội, phong tục,tập quán, đạo đức xã hội, xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người Đây

Trang 37

chính là tiềm ẩn của những nhân tố tác động trực tiếp đến vấn đề an ninh quốcgia và trật tự an toàn xã hội.

Ngay từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng ta vàChủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ phụ nữ và trẻ em Tưtưởng này đã được khẳng định trong nội dung của Hiến pháp 1946 “Quyềnbính trong nước là của toàn dân, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàunghèo ” và “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” [75]

Trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các tưtưởng tiến bộ về giá trị con người của chế độ ta luôn được coi trọng và pháthuy Luật pháp luôn đề cao và bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, tạo điềukiện cho phụ nữ và trẻ em phát triển toàn diện khả năng của mình Hiếp phápnăm 2013 tiếp tục quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”,

“Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, vănhoá, xã hội và gia đình Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ

nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ” Hiến pháp là cơ sở để xây dựng và thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ các quyền của công dânghi trong Hiến pháp Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật quy định vềvấn đề bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em như BLHS, Luật Dân sự, Luật Hônnhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, luật xử

lý vi phạm hành chính Tuy đối tượng và phương pháp điều chỉnh của cácvăn bản pháp luật khác nhau nhưng đều quy định về bảo vệ quyền lợi của phụ

nữ và trẻ em, chống các hành vi xâm hại đến phụ nữ và trẻ em

Ngày 29/3/2011, Quốc hội thông qua Luật số 66/2011/QH12 về Phòng,chống mua bán người, trong đó xác định các hành vi bị nghiêm cấm, baogồm: Mua bán người; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục,cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạokhác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bứclao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; cưỡng

Trang 38

bức hoặc môi giới người khác để thực hiện những hành vi trên (Điều 3) Tuynhiên, Luật chưa có định nghĩa rõ ràng về mua bán người mà sử dung phươngpháp dẫn chiếu sang BLHS

Theo Điều 150 BLHS năm 2015(sửa đổi bổ sung năm 2017) tội ‘muabán người’ (BLHS không có điều khoản riêng về mua bán phụ nữ mà quy địnhchung là mua bán người, không phân biệt về giới tính) Theo quy định tạikhoản 1 Điều 150: “ người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc

bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi sau: a) Chuyển giao hoặc

tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; c) Tuyển

mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm

a hoặc điểm b khoản này thì sẽ bị truy tố và chịu hình phạt từ 5 năm đến 10

năm tù” BLHS không đưa ra định nghĩa nhưng mô tả hành vi và tiếp cậntương đối phù hợp với quy định của Nghị định thư Palermo Ngày 11/1/2019,Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 vềtội mua bán người dưới 16 tuổi của BLHS Khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết số02/2019/NQ-HĐTP quy định: Mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng

vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi được quyđịnh tại điều 150 BLHS Như vậy, Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐTP đã cụ thểhóa và đưa ra định nghĩa về mua bán người Nghị quyết sử dụng thuật ngữ

“mua bán người” nhưng có nội hàm tương tự với “BBN” (trafficking inpersons) được quy định tại Điều 3 của Nghị định thư Palermo

Trong số các nạn nhân của BBN, phụ nữ thuộc nhóm đối tượng dễ bịtổn thương và thường là đối tượng được hướng tới của những kẻ BBN Hiệnnay, chưa có một định nghĩa chung, toàn diện về BBPN, mà khái niệm nàyđược phát triển trên cơ sở khái niệm BBN là khái niệm này được áp dụng cho

Trang 39

các cá nhân, bao gồm cả phụ nữ, không phân biệt giới tính Bên cạnh đó, luận

án cũng không đề cập tất cả mọi trường hợp BBPN mà tập trung vào BBPNqua biên giới

BBPN có thể xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc liênquan đến nhiều quốc gia Về cấu trúc, lãnh thổ quốc gia bao gồm vùng đất(bao gồm đất liền và đảo, quần đảo), vùng nước (bao gồm vùng nước nội địa

và vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo), vùng trời và vùng lòngđất Lãnh thổ của một quốc gia được phân định với lãnh thổ quốc gia kháchoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền và quyền tài phán thôngqua biên giới quốc gia Theo Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2003: “Biêngiới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặtthẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, cácquần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển,lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

BBPN qua biên giới được thực hiện có tính chất xuyên quốc gia, vượt rangoài phạm vi lãnh thổ của một nước BBPN qua biên giới được thực hiệnthông qua một trong các con đường: biên giới trên biển, trên sông, biên giớitrên không và biên giới trên đất liền Vậy qua biên giới được hiểu như thế nào?

i)Việc qua lại biên giới giữa các quốc gia theo con đường hợp pháp sẽđược thực hiện cửa khẩu Theo khoản 7 Điều 4 Luật Biên giới quốc gia: “Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu vàqua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt,cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đườnghàng không” Nếu không theo thủ tục hợp pháp tại cửa khẩu thì xác định làhành vi vượt biên giới trái phép Lưu ý đối với hành vi BBPN, các đối tượngvẫn có thể tiến hành thủ tục hợp pháp để đưa phụ nữ qua biên giới hoặc thựchiện bằng các thủ tục vượt biên trái phép Mặt khác có trường hợp nạn nhân làphụ nữ chưa được đưa ra khỏi biên giới vẫn còn ở trên lãnh thổ Việt Nam,

Trang 40

đang trên đường chuyển nạn nhân qua biên giới thì bị phát hiện; các trườnghợp hoặc đang làm thủ tục hoặc đã đưa lên tàu thuyền, máy bay để rời khỏihải phận, không phận thuộc lãnh thổ của Việt Nam thì có xác định thuộctrường hợp này không Dưới góc độ luật hình sự, Toà án xét xử căn cứ vàocác dấu hiệu cấu thành tội phạm “Qua biên giới” là một trong những dấuhiệu về mặt khách quan của tội phạm BBPN Và nó là tình tiết tăng nặngđược BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xác định rơi vào khunghai (khoản 2 Điều 150 BLHS 2015): Mức hình phạt từ 08 năm đến 15 năm,

khi phạm tội thuộc một các trường hợp sau: Điểm đ “ Đưa nạn nhân ra khỏi

biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Theo quan điểm

của luận án, trong BLHS sử dụng thuật ngữ “ra khỏi biên giới nướcCHXHCNVN” như vậy những trường hợp đang làm thủ tục, đang vận chuyển

sẽ chưa thể áp dụng tình tiết định khung này

Tuy nhiên dưới góc độ nghiên cứu quản lý công, Nhà nước tiến hànhhoạt động quản lý nhà nước để phòng, chống BBPN qua biên giới thì tất cảcác hành vi đang làm thủ tục, đang vận chuyển tại khu vực biên giới với mụcđích buôn bán phụ nữ từ quốc gia này sang quốc gia khác đều thuộc đối tượngnghiên cứu của luận án này

Cần lưu ý phân biệt hành vi BBPN qua biên giới với hành vi đưa người

di cư bất hợp pháp Sự khác biệt này thường được thể hiện thông qua một số

yếu tố sau: Mục đích của đưa người di cư bất hợp pháp là đạt được lợi nhuận

tài chính hoặc vật chất bằng cách tạo điều kiện cho người khác nhập cư tráiphép vào hoặc cư trú trái phép ở một nước khác Đưa người di cư bất hợppháp kết thúc bằng việc người di cư tới được địa điểm thỏa thuận Trong khi

đó, BBPN tiếp tục với sự bóc lột nạn nhân là nữ theo một số phương thức để

tạo lợi nhuận bất hợp pháp mục đích của BBN là bóc lột; Nguồn lợi nhuận

của MBPN qua biên giới đạt được từ việc bóc lột hoặc khai thác nạn nhân cònnguồn lợi luận của đưa người di cư bất hợp pháp có được do chi phí của

Ngày đăng: 19/02/2024, 12:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w