NHỮNG HOẠT ĐỘNG ĐÃ THỰC HIỆN THỜI GIANNỘI DUNGHOẠT ĐỘNGSÁNG THỨ 230/11/2022Tìm hiểu về hoạt động giáo dục củatrường phổ thông.Tham dự tiết chào cờ và hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG SƯ PHẠM – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ
ĐỒ ÁN NHẬP MÔN NGÀNH SƯ PHẠM BÁO CÁO TRẢI NGHIỆM
Giáo viên hướng dẫn : Lê Thị Thanh Bình
Nhóm thực hiện : Nhóm 2b
Địa điểm thực hiện : Trường THPT Thái Lão
Thời gian : 1 tuần (từ ngày 27/11/2023 đến
ngày 03/12/2023)
A PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 2I – XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
1 Mục tiêu trải nghiệm
- Tìm hiểu về trường Trung học phổ thông Thái Lão
- Tìm hiểu tổ chuyên môn ở trường phổ thông.
- Tìm hiểu các hoạt động dạy và học ở trường phổ thông.
- Tìm hiểu hoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
2 Nhiệm vụ trải nghiệm
- Nêu được chức năng và nhiệm vụ của trường trung học phổ thông Thái Lão
- Trình bày được cơ cấu tổ chức của trường và nêu được quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và triển khai thực hiện của trường Phổ Thông
- Hiểu về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên
- Trình bày công tác quản lí của nhà trường về cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học của nhà trường
=> Sau buổi trải nghiệm sinh viên cần hoàn thành bản báo cáo
III PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Lắng nghe báo cáo từ ban giám hiệu nhà trường, thầy cô phụ trách đoàn và phụ trách
chuyên môn
- Sinh viên dự giờ một tiết Tiếng Anh, tiết sinh hoạt để tìm hiểu hoạt động dạy và học
- Ghi chép những nội dung cần tìm hiểu.
- Thông qua fanpage, google để tìm hiểu trường
IV THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRẢI NGHIỆM
1 Thời gian trải nghiệm
- 1 tuần (từ ngày 27/11/2023 đến ngày 03/12/2023)
2 Địa điểm trải nghiệm
Trang 3Tham dự tiết chào cờ và hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp đầu tuần.
Tìm hiểu về trường phổ thông
Di chuyển đến phòng truyền thống, lắng nghelịch sử hình thành và quá trình phát triển củatrường THPT Thái Lão
Nghe báo cáo của ban giám hiệu về trườngTHPT Thái Lão
Tìm hiểu về tổ chuyên môn của trường phổ thông
Nghe báo cáo của giáo viên đại diện tổ chuyênmôn về nhiệm vụ và quy trình sinh hoạt tổchuyên môn
Tìm hiểu về ĐoànTNCS Hồ Chí Minh ở trường phổ thông
Nghe báo cáo của bí thư Đoàn trường về tổchức Đoàn và các hoạt động của Đoàn trongtrường THPT Thái Lão
SÁNG THỨ 4
3/12/2022
Tìm hiểu về hoạt động dạy và học ởtrường phổ thông
Dự giờ tiết dạy học môn tiếng Anh lớp 11A5với giáo viên Vũ Thị Bích Ngọc
Phỏng vấn giáo viên và một số học sinh tronglớp về việc dạy và học Tiếng Anh
SÁNG THỨ 7
10/12/2022
Tìm hiểu về hoạt động giáo dục củatrường phổ thông
Tham gia dự giờ tiết sinh hoạt lớp với tập thểlớp 11A7 và giáo viên chủ nhiệm Nguyễn ThịMai Loan
Phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm và một số họcsinh về hoạt động trải nghiệm và vai trò củagiáo viên, học sinh trong hoạt động trảinghiệm
II NHỮNG NỘI DUNG ĐÃ TÌM HIỂU ĐƯỢC
1.TÌM HIỂU VỀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
1.1 Cách thức thực hiện
Trang 4- Tham quan phòng truyền thống dưới sự hướng dẫn của cô Dương Thị Thanh Hà.
- Nghe báo cáo từ cô Lưu Thị Thanh Trà
- Tìm hiểu trên báo, tài liệu của trường qua internet,…
- Nghe báo cáo về Đoàn của thầy Vương Phú Ngọc
- Tham quan khuôn viên trường học
1.2 Sản phẩm thu hoạch
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển, thành tích đạt được
* Lịch sử hình thành và phát triển: Thành lập năm 1975, đến nay đã hoạt động được 49
năm, trải qua 3 lần chuyển trường và 2 lần đổi tên
+ Năm 1975: Trường Vừa học Vừa làm Hưng Nguyên, đặt tại eo Gió, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên Khởi điểm là 2 lớp học bổ túc văn hóa vừa học vừa làm + Năm 1977: Tuyển sinh khóa đầu tiên theo hệ phổ thông, vùng tuyển sinh là các
xã vùng ngoài của huyện
+ Năm 1978: Chuyển về đồng Mộ Rộ, xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên
+ Năm 1982: Chuyển về địa điểm mới thuộc đội 11 xã Hưng Thái, nay là khối 14, thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên Đồng thời trường cũng đổi tên thành trường THPT Thái Lão
+ Năm 2005: Trường có 43 lớp, thành lập thêm cơ sở 2 là trường THPT Nguyễn Trường Tộ tại xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên (cách cơ sở 1 quãng đường 15 km) Tại cơ sở 1 cho đến hiện tại còn 24 lớp
Qua các thời kì, có tổng số 250 giáo viên, đào tạo hơn 15000 học sinh bậc THPT
Trang 5
Ảnh 1.3.a Danh sách cán bộ giáo viên đạt thành tích cao trong giảng dạy và công
tác qua các thời kì
Nguồn: sinh viên tự chụp
Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, một số học sinh đạt thành tích cao được
UBND cấp tỉnh, cấp huyện vinh danh Hàng năm tỷ lệ học sinh khối 12 đậu tốt nghiệp vàhọc sinh thi đậu vào các trường đại học cao đẳng vào loại nhất nhì huyện Hưng Nguyên,
số lượng học sinh giỏi tỉnh vào loại cao trong các trường THPT toàn tỉnh Trường THPT Thái Lão là cái nôi đào tạo nguồn cán bộ cho huyện nhà
Đoàn thanh niên hoạt động sôi nổi, nhiều năm đạt bằng khen Phong trào của đoàn trường
là nòng cốt, hạt nhân của phong trào đoàn huyện nhà Các hoạt động văn hoá văn nghệ,
Trang 6thể dục thể thao, các hoạt động bề nổi của đoàn trường luôn luôn được đoàn cấp trên đánh giá cao và là một trong những tổ chức đoàn cơ sở vững mạnh nhiều năm được Huyện Đoàn, Tỉnh Đoàn, Trung ương Đoàn tặng giấy khen, bằng khen.
Ảnh 1.3.b Danh sách học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh trong các năm gần đây và
hoạt động Đoàn sôi nổi của trường THPT Thái Lão
Trang 7
Ảnh 1.3.d Học sinh tham dự buổi lễ
Ng uồn: Baonghea
- Liên tục đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” Hai lần nhận bằng công nhận đạtchuẩn Quốc gia
- Năm nay đạt thành tích 5 giải Nhì và 3 giải Ba học sinh giỏi, tỉ lệ giáo viên thi tỉnh đạt 100%
→ Trường THPT Thái Lão xứng đáng là một trong những địa điểm học tập uy tín, đáng tin cậy tại địa bàn huyện Hưng Nguyên
1.4 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường
* Vị trí: Khối 14, thị trấn Hưng Nguyên, xã Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
* Nhiệm vụ:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường gắn với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; xác định tầm nhìn, sứ mệnh về giáo dục, văn hóa, lịch sử và truyền thống của nhà trường
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường theo chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong tổ chức các hoạt động giáo dục
- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo
Trang 8- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
- Quản lý giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật
- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1.5 Cơ cấu tổ chức đoàn
- Số lượng:
+ 465 đoàn viên
+ 24 chi đoàn
- Cơ cấu: Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí (3 giáo viên)
+ 5 ủy viên ban thường vụ gồm: 1 bí thư, 1 phó bí thư và 3 ủy viên
+ 13 ủy viên ban chấp hành
1.6 Cơ sở vật chất
- Có 24 phòng học, có đầy đủ TV màn hình lớn, có kết nối wifi, có máy chiếu
- 1 phòng chức năng (sức chứa trên 100 người).
- 1 phòng công nghệ
- 3 phòng thực hành (Lí, Hóa, Sinh).
- 2 phòng nghe Tiếng Anh
- 2 phòng Tin học.
Trang 9
Ảnh 1.6.a Mỗi lớp học đều có TV kết nối wifi, đèn và quạt đầy đủ, nâng cao chất
lượng dạy và học
- Ngoài ra: Thư viện, phòng y tế, phòng họp hội đồng, phòng làm việc của ban giám
hiệu, phòng truyền thống, phòng Đoàn, phòng công đoàn
- Có khu thể dục thể thao, sân cỏ nhân tạo, sân bóng chuyền, bóng rổ.
- Khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, yên tĩnh, kiến trúc khoa học.
Ảnh 1.6.a Sân bóng nhân tạo của trường
Trang 10
Ảnh 1.6.b Sân bóng rổ và sân bóng chuyền phục vụ cho các tiết học
Nguồn: Sinh viên tự chụp
2 TÌM HIỂU VỀ TỔ CHUYÊN MÔN
2.1 Cách thức thực hiện
- Nghe báo cáo từ cô Đinh Thị Bình Hà
- Tìm hiểu trên báo, tài liệu của trường qua internet,…
- Trao đổi với giáo viên tổ chuyên môn
- Phỏng vấn, đặt câu hỏi cho các thầy cô tổ chuyên môn
2.2 Cách thức sinh hoạt
- Tổ chuyên môn sinh hoạt 2 buổi/ tháng.
- Tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục: xây dụng chương trình, chuyên đề dạy học, thiết kế các bài giảng
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo từng tháng, từng kì nhằm nâng cao chuyên môn,
Trang 11* Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch giảng dạy và tổ chuyên môn
+ Phân phối chương trình
+ Hoạt động chuyên môn, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp
+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo viên ( tập huấn )
+ Chọn sách ( nếu chương trinh mới )
+ Đánh giá năng lực sư phạm và hoạt động khác của giáo viên ( cơ sở cho đề xuất khen thưởng, kỷ luật )
+ Đề xuất dạy thay
- Chấp hành nghiêm túc phân công
- Nghiên cứu bài học [ đổi mới từ việc thao giảng ( sản phẩm cá nhân ) sang nghiên cứu ( sản phẩm toàn tổ chuyên môn )]
* Mục tiêu: nhằm nâng cao chất lượng dạy học và năng lực chuyên môn của cán bộ
2.4 Cơ cấu tổ chức và cách thức sinh hoạt
* Cơ cấu tổ chức gồm 5 tổ chuyên môn:
- Tổ Toán Tin (14 người) - Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuấn.
- Tổ Ngữ văn (8 người) - Tổ trưởng Đinh Thị Bình Hà.
- Tổ KHTN (12 người) - Tổ trưởng Nguyễn Anh Tuấn.
- Tổ KHXH (14 người) - Tổ trưởng Phạm Thị Lành.
- Tổ Ngoại ngữ (6 người) - Tổ trưởng Vũ Thị Bích Ngọc.
- Đồng thời với mỗi tổ chuyên môn gồm nhiều nhóm môn thì phân thêm nhóm nhỏ
theo môn để tiện cho việc trao đổi
- Với tổ chuyên môn gồm 7 thành viên trở lên, thực hiện quy định của Bộ Giáo dục bầu ra một tổ phó (khác môn)
* Cách thức sinh hoạt: tổ chuyên môn sinh hoạt 2 buổi / tháng
2.5 Quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy và học
- Nghiên cứu bài học và thảo luận lần 1 (chọn bài học, đưa ra tiêu chí nội dung và phương pháp dạy)
- Xây dựng giáo án lần 1
- Họp lần 2 (lường trước tình huống xảy ra)
- Soạn giáo án lần 2
Trang 12- Tổ chức bài dạy thể nghiệm trên lớp (nhằm tìm phương pháp giảng dạy hợp lí và nâng cao kĩ năng giảng dạy của giáo viên).
- Họp lần 3 (rút kinh nghiệm và đưa bài học vào thực tiễn)
→ Đảm bảo bài học đưa ra được chọn lọc kỹ càng, phù hợp với chương trình giảng dạy
và trình độ học sinh Thể nghiệm bài học trước khi áp dụng vào thực tiễn cũng giúp phòng tránh rủi ro, vướng mắc có thể phát sinh trong quá trình dạy và học
3 TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
3.1 Cách thức thực hiện
- Dự giờ một tiết sinh hoạt lớp của cô Nguyễn Thị Mai Loan tại lớp 11A7.
- Phỏng vấn giáo viên, học sinh về hoạt động giáo dục của trường phổ thông
- Quan sát giáo viên qua quá trình giảng dạy, tương tác với học sinh
3.2 Hoạt động thực tiễn của nhà trường
- Nhà trường đã liên tục đổi mới, nghiên cứu chuyên môn và phương pháp để phù hợp
với PPCT và giúp học sinh tiếp cận với chương trình mới một cách có hiệu quả
- Tăng cường, nâng cao hoạt động của các CLB để giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm và phát triển hết khả năng của bản thân
- Tích cực rà soát, kiểm soát chặt chẽ học sinh nhằm hạn chế sự xuất hiện của tệ nạn trong trường, mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn được
- Trong học tập, khích lệ khả năng tự học của học sinh nhưng cũng hướng dẫn cách thức phù hợp, kiểm tra kiến thức một cách có hiệu quả
- Hằng năm, khối 11 tổ chức CLB Tiếng Anh (EC) thu hút đông đảo học sinh cả 3 khối tham gia với nhiều tiết mục thú vị: tiểu phẩm, hỏi đáp, hát, nhảy và thậm chí có cơ hội giao lưu với người nước ngoài, sau cùng là phần EDM sôi động
- Nhà trường cũng tổ chức cho học sinh đến các vùng lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Huế, để học sinh trải nghiệm tham quan các khu di tích lịch sử nhân các ngày kỷ niệm, sau đó viết bài thu hoạch cho nhà trường
- Tại các buổi chào cờ, có sự tham gia của các bậc tiền bối đi trước để truyền tải kinh
Trang 13- Cải thiện cơ sở vật chất trong lớp học, trong khuôn viên trường để tăng cường chất lượng giảng dạy và học tập.
- Tăng cường hoạt động hướng nghiệp cho học sinh
3.3 Hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
* Báo cáo của bí thư đoàn trường - thầy Vương Phú Ngọc
- Số lượng:
+ 465 đoàn viên
+ 24 chi đoàn
- Cơ cấu: Ban Chấp hành gồm 15 đồng chí (3 giáo viên)
+ 5 ủy viên ban thường vụ gồm: 1 bí thư, 1 phó bí thư và 3 ủy viên
+ 13 ủy viên ban chấp hành
- Thuận lợi:
+ Địa bàn lân cận thành phố Vinh (năng động, sáng tạo)
+ Sự ủng hộ của địa phương, Đoàn địa phương
+ Truyền thống
- Khó khăn:
+ Thiếu nhân sự trẻ
+ Nhà cách xa trường
+ Gần thành phố Vinh (khó thu hút học sinh mũi nhọn)
+ Tình trạng tiêu cực trong học đường (thuốc lá điện tử, bạo lực…)
+ Khó khăn trong việc điều động học sinh tham gia
- Mô hình:
+ Kế thừa, phát huy và đổi mới, khắc phục
+ Xây dựng nhiều CLB với mục tiêu đa dạng, chất lượng khá tốt (CLB truyền thông, tình nguyện, âm nhạc, khoa học kĩ thuật… )
- Triển khai công tác:
+ Công tác giáo dục
• Đổi mới, đa dạng hóa phương thức (tiểu phẩm, tranh biện, trò chơi… )
+ Phong trào Cách mạng:
Trang 14• Tình nguyện (vẫn luôn triển khai nhưng 2 năm gần đây mới có CLB tình nguyện)
+ Xây dựng Đoàn vững mạnh, tham gia kết nạp Đảng
3.4 Công tác chủ nhiệm
- Tìm hiểu về hoạt động sinh hoạt và hoạt động trải nghiệm.
- Hiểu được cách quan sát, đồng hành, chia sẻ cùng học sinh
- Rút ra định hướng để thành giáo viên tương lai
- Biết được phương pháp dạy học: sử dụng ngôn ngữ gần gũi với học sinh
- Nâng cao tinh thần đoàn kết làm việc nhóm, khả năng ghi chép và quan sát
Trang 15+ Đưa ra cấu trúc bài học: khởi động, hoạt động nhóm, tổng kết, vận dụng và rút rabài học qua chủ đề đó.
4 TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
4.1 Cách thức thực hiện
- Dự giờ một tiết Tiếng Anh của cô Vũ Thị Bích Ngọc.
- Phỏng vấn giáo viên về công tác và việc dạy Tiếng Anh
- Khảo sát, phỏng vấn học sinh về việc học hiện nay
+ Nhằm tiếp cận tìm hiểu về hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh nói riêng và hoạtđộng giảng dạy của trường nói chung
+ Xác định được ý nghĩa của tiết dự giờ Quan sát học tập từ một tiết học Tiếng Anh cụ thể để rút ra vai trò định hướng để thành giáo viên trong tương lai
+ Phương pháp dạy học: sử dụng nhiều hình ảnh liên quan tới bài học, cho học sinhcác hoạt động cá nhân lẫn hoạt động nhóm theo phiếu học tập cô đã chuẩn bị trước
→ Nâng cao tinh thần tự học, đoàn kết làm việc nhóm, tăng khả năng quan sát hình ảnh
4.2.1 Công tác giảng dạy
Trang 16- Tìm hiểu về hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh.
- Xác định ý nghĩa của tiết dự giờ
- Rút ra định hướng để thành giáo viên tương lai
- Biết được phương pháp dạy học: sử dụng nhiều hình ảnh liên quan đến bài học, cho học sinh làm các hoạt động cá nhân lẫn hoạt động nhóm, sử dụng trò chơi để khơi dậy hứng thú cho học sinh
- Nâng cao tinh thần đoàn kết làm việc nhóm, khả năng ghi chép và quan sát
4.2.2 Nhận xét về nghề giáo
- Sinh viên ngành Sư phạm Tiếng Anh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng
cần thiết để đảm bảo những vị trí công việc sau đây sau khi tốt nghiệp ra trường:
+ Làm giáo viên Tiếng Anh tại các trường THCS, THPT,…
+ Làm gia sư Tiếng Anh cho các đối tượng học sinh ôn thi
+ Có thể làm phiên dịch viên nếu nghiên cứu và học cao hơn nữa
4.2.3 Định hướng học tập để trở thành giáo viên Tiếng Anh
- Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
- Khả năng truyền đạt tốt trên cả hai phương diện nói và viết
- Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc nhóm và chịu được áp lực công việc cao
- Yêu nghề dạy học, thương yêu, tôn trọng, chăm sóc, đối xử công bằng với mọi học sinh, được học sinh tin yêu
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
4.2.4 Một số giải pháp khuyến nghị
- Nâng cao chất lượng công tác giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng mềm cho học sinh.
- Nhà trường nên tổ chức thường xuyên các hoạt động văn nghệ, thể dục, các câu lạc
bộ Tổ chức Ngày hội cộng đồng học tập để chia sẻ và kết nối giữa giáo viên - học sinh
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh và nâng cao hiệu quả tự học