1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập học phần chủ nghĩa xã hội khoa học

45 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Ôn Tập Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 67,72 KB

Nội dung

Đây là đặctính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của GCCN.1.3 Ý nghĩa đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:+ Nâng cao nhận thức, kiên định quan điểm GCCN là

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Câu 1: Phân tích những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Ý nghĩa đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay?

1.1 Khái niệm:

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

+ Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó chomột giai cấp( do địa vị kinh tế - xã hội khách quan của giai cấp đó quy định) để nóthực hiện bước chuyển cách mạng từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hìnhthái kinh tế - xã hội khác

+ Trong mỗi thời kì chuyển biến cách mạng từ hình tái kinh tế- xã hội này sang hìnhthái kinh tế - xã hội khác

+ Nội dung:

+) Xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ người bóc lột người

+) Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể nhân loại

+) Xây dựng chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh

1.2 Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

C Mác và P Ăngghen đã nêu rõ: “Cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, chínhcái nền tảng trên đó GCTS đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sậpdưới chân GCTS Trước hết, GCTS sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó

Sự sụp đổ của GCTS và thắng lợi của GCVS đều là tất yếu như nhau”

 Thứ nhất, do địa vị kinh tế của giai cấp công nhân

- Địa vị của GCCN trong LLSX TBCN:

+ Là yếu tố quan trọng nhất, cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất tư bản chủnghĩa

+ Lực lượng lao động chính sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Chính GCCN sẽphá vỡ nền tảng QHSX TBCN

- Địa vị của GCCN trong QHSX TBCN:

+ Không có tư liệu sản xuất

+ Bị lệ thuộc vào quá trình sản xuất

+ Bị lệ thuộc trong quá trình phân phối kết quả lao động

Trang 2

 GCCN đấu tranh lật đổ GCTS, tiến hành xây dựng chế độ mới.

- Địa vị GCCN trong xã hội TBCN: lực lượng đông đảo trong xã hội, tầng lớp dướicùng của xã hội GCCN không có sở hữu về TLSX, bị GCTS bóc lột nặng nề Dẫn đếnđấu tranh tầng lớp

 Thứ hai, do địa vị chính trị - xã hội của giai cấp công nhân

Là con đẻ của nền sản xuất đại công nghiệp, giai cấp công nhân có được những phẩmchất của một giai cấp tiên tiến, giai cấp cách mạng

- GCCN là giai cấp tiên tiến nhất vì họ đại biểu cho LLSX tiên tiến, gắn liền vớinhững thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại Đó là giai cấp được trang bị bởi một

lý luận khoa học, cách mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theomục tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợpđược đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng

- GCCN có ý thức tổ chức kỉ luật cao vì GCCN lao động trong nền sản xuất đại côngnghiệp với hệ thống sản xuất mang tính dây chuyền và nhịp độ làm việc khẩn trươngbuộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng với cuộc sống đôthị tập trung đã tạo nên tính tổ chức kỷ luật cao Giai cấp công nhân không có ý thức tổchức kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại giaicấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới

- GCCN có tinh thần cách mạng triệt để( xóa bỏ chế độ tư hữu, không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội) GCCN bị GCTS bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của GCTS Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa

- GCCN có bản chất quốc tế( do địa vị kinh tế- xã hội giống nhau, do tư sản là một lực lượng quốc tế)

Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, giai cấp tư sản là một lực lượng quốc tế Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp côngnhân ở các nước thuộc địa Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang tính toàn cầu hóa Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu hướng khách quan Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất

ra mà là kết quả lao động của nhiều quốc gia Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấpcông nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước, có như vậy, phong trào

Trang 3

công nhân mới có thể giành được thắng lợi V.I.Lenin chỉ rõ: " không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì thắng lợi của cách mạng vô sản là không thể có được", "Tư bản là một lực lượng quốc tế Muốn thắng nó, cần phải có sự liên minh quốc tế".

Tựu chung lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thực hiện bởi giai cấp công nhân – giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất TBCN GCCN là giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử Đây là đặctính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của GCCN

1.3 Ý nghĩa đối với việc xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay:

+ Nâng cao nhận thức, kiên định quan điểm GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là ĐCS VN

+ Xây dựng GCCN lớn mạnh gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết dân tộc – động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước; đông thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với GCCN trên toàn thế giới

+ Thực hiện chiến lược xây dựng GCCC lớn mạnh, gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế

Xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng GCCN; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của GCCN

+ Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng tri thức hóa giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ, có học vấn, chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành

bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân

+ Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vươn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia

Trang 4

đóng góp tích cực của người sử dụng lao động Sự lãnh đạo của Đảng và quản lí của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm

lo xây dựng GCCN Xây dựng GCCN lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch,vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong GCCN

+ Tiếp tục hoàn thiện Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp theo hướng tăng cường thuhút đầu tư gắn liền với việc bảo vệ lợi ích người lao động

+ Đại hội XIII đã nêu: “Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng caobản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong côngnghiệp, kỉ luật lao động thích ứng cới cuộc cách mạng lần 4.”

Câu 2: Phân tích quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản Ý nghĩa của nó đối với công tác xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay.

2.1 Khái quát về ĐCS

ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứmệnh lịch sử của mình ĐCS – đội tiên phong của GCCN ra đời và đảm nhận vai tròlãnh đạo cuộc cách mạng là dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của GCCN với tưcách là giai cấp cách mạng Sự xuất hiện của ĐCS cho thấy cuộc đấu tranh giai cấpcủa GCCN đã đạt đến trình độ cao của đấu tranh chính trị, GCCN phải trở thành mộtgiai cấp thống trị, thành lực lượng thống trị trong dân tộc đã được đặt ra một cách trựctiếp như C Mác và Ph Ăngghen xác định trong Tuyên ngôn của ĐCS (1848) Chínhđảng cách mạng của GCCN ra đời để lãnh đạo giai cấp và dân tộc trong cuộc cáchmạng giành quyền lực về tay GCCN và quần chúng lao động

2.2 Quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng sản

- Quy luật hình thành và phát triển của ĐCS: Đảng Cộng sản ra đời là sản phẩm của sựkết hợp chủ nghĩa Mác- Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Đảng cộng sản xuất hiện trên cơ sở phong trào công nhân

+ Có áp bức giai cấp thì có đấu tranh giai cấp Ngay từ khi mới ra đời giai cấp côngnhân đã tiến hành những cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản.Những cuộc đấu tranh ban đầu chỉ diễn ra lẻ tẻ và mang tính tự phát vì mục đích kinh

tế , do thiếu lý tưởng cách mạng và một tổ chức tiên phong lãnh đạo nên điều thất bại

Trang 5

Chính sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra đòi hỏi phải có lý luận tiên tiếndẫn đường để tổ chức, giáo dục, giác ngộ giai cấp công nhân về sứ mệnh lịch sử củamình, để vạch cho giai cấp công nhân đường lối và phương pháp cách mạng khoa học.Chủ nghĩa Mác- Lênin ra đời đã đáp ứng được đòi hỏi của phong trào công nhân.

- Muốn cho đảng cộng sản có thể ra đời, chủ nghĩa Mác cần thâm nhập vào phong tràocông nhân

+ Chủ nghĩa Mac- Lenin ra đời đã nhanh chống thâm nhập vào phong trào côngnhân, trở thành hệ tư tưởng, vũ khí lí luận của giai cấp công nhân Mặt khác thông quaphong trào công nhân chủ nghĩa Mác- Leenin được kiểm nghiệm, bổ sung phát triển vàngày càng hoàn thiện

Khi chủ nghĩa Mac ra đời có một bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân tiếp thuđược nó Bộ phận này đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác và phong trào công nhângiáo dục, giác ngộ và tổ chức công nhân đấu tranh ĐCS ra đời từ quá trình hoạt động

cụ thể ấy

- Vai trò của nhân tố chủ quan đối với sự ra đời của Đảng: Đảng Cộng sản là nhân tốquyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

+ Trong lịch sử chưa có giai cấp nào giành được địa vị thống trị, giữ vai trò lãnh đạo

xã hội mà không tạo ra được trong hàng ngũ của mình một đảng chính trị, lực lượngtiên phong để lãnh đạo toàn bộ cuộc đấu tranh Trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tưsản, chừng nào và chỉ khi nào giai cấp công nhân tự tổ chức ra chính đảng của mình đểlãnh đạo cuộc đấu tranh thì mới đảm bảo giành được thắng lợi trọn vẹn, hoàn thànhđược sứ mệnh lịch sử của mình Nếu không có chính đảng lãnh đạo, giai cấp côngnhân chỉ có thể đấu tranh tự phát , đấu tranh vì mục đích kinh tế, chứ không phải làcuộc đấu tranh tự giác, đấu tranh vì mục đích chính trị Chính vì vậy, Đảng Cộng sản

là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnhlịch sử của mình

+ Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạocủa giai cấp công nhân Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lýluận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Để làm tròn vai trò đó, Đảng Cộng sản phải làmột đảng kiểu mới, một đảng mácxít – lêninnít

- Quy luật ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam:

+Từ ngày 6/1 đến 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long(Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc Hội nghị

Trang 6

nhất trí thành lập Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông quaChánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt củaĐảng, Điều lệ tóm tắt của các hội quần chúng đó là một mốc lớn đánh dấu bướcngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam Do hoàn cảnh của Việt Nam là mộtnươc thuộc địa nửa phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sựkết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ởnước ta Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân,làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước nhảy vọt về chất, lên một tầm caomới.

+ Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đạibiểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộcViệt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dânchủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp công nhân và nhân dân lao động làm mục đích tối cao của mình

+ Từ khi ra đời cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo,tinh thần phụ trách trước giai cấp và dân tộc trong tiến trình cách mạng Việt Nam.Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối chiếnlược, sách lược, phương pháp cách mạng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam hoàn thànhtừng mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân trong cả nước và đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mớiđất nước nhằm tạo ra bước ngoặt lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủnghoảng kinh tế - xã hội, xây dựng nước ta theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”

+ Để đưa sự nghiệp đổi mới đến thắng lợi, để đảm đương được vai trò lãnh đạo, ĐảngCộng sản Việt Nam coi việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng và nâng cao năng lực lãnhđạo là yêu cầu quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho Đảng luôn luôn ngang tầm nhiệm vụcách mạng “Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thườngxuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo Giữvững truyền thống đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đảm bảo đầy đủ dân chủ và kỷluật trong sinh hoạt Đảng Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủnghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành vi chia rẽ, bè phái Đảng chăm lo xâydựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấucao Đảng quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng củaĐảng và nhân dân”

Trang 7

2.3 Ý nghĩa của nó đối với công tác xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay.

+ ĐCS vừa là kết quả vừa là điều kiện kết hợp chủ nghĩa Mac và phong trào côngnhân Vì thế mà công tác xây dựng đảng không thể thoát ly nhiệm vụ đấu tranh cáchmạng vì sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động Xa rời

và từ bỏ những mục tiêu phấn đấu của nhân dân lao động đảng sẽ không còn là một tổchức cách mạng chân chính, và sẽ biến thành những nhóm, phái, hoặc một câu lạc bộ,đứng ngoài cuộc đấu tranh của quần chúng vì sự nghiệp giải phóng

+ Thường xuyên nghiên cứu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lenin: xây dựng đảng cũng

là quá trình giáo dục chính trị và tư tưởng thường xuyên trong đảng, quá trình nângcao giác ngộ của cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa xã hội khoa học Giương cao ngọn cờchủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của đảng - đó là nhiệm vụhàng đầu trong quá trình xây dựng đảng vô sản cách mạng kiểu mới

+ Cần tăng cường bản chất của giai cấp công nhân

+) Tăng cường vai trò lãnh đạo của GCCN chỉ có thể thông qua đội tiền phong của

nó là Đảng Cộng sản Vì vậy nhiệm vụ giữ vững, tăng cường bản chất GCCN củaĐảng không tách rời với toàn bộ yêu cầu tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vữngmạnh Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị phải thực sự quan tâm giáo dục, đàotạo, bồi dưỡng, phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng

+) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của Nhà nước đối với GCCN,phong trào công nhân và Công đoàn

+ Vai trò của lực lượng CAND trong xây dựng Đảng:

 Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 Ra sức học tập, trau dồi kiến thức về pháp luật, chủ trương, đường lối của Đảng,chủ nghĩa Mác-lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh,… nhằm năng cao trình độ lý luận,chuyên môn

 Tuyên truyền, vận động quần chúng

Đối

với công tác công an cần:

 Thứ nhất, cấp ủy, lãnh đạo các cấp cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc, luôn kiên địnhnguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với CAND

 Thứ hai, tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối chủ trươngcủa Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng,

Trang 8

chống tội phạm và xây dựng lực lượng CAND, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảnglần thứ XIII và Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII

về "Đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy,tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới"; tập trung xâydựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín,ngang tầm nhiệm vụ; khơi dậy khát vọng và phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hàodân tộc, truyền thống và danh dự của lực lượng CAND

Thứ ba, tiếp tục thực hiện công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với học tập vàlàm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Sáu điều Bác Hồ dạy CAND.Đặc biệt coi trọng giáo dục truyền thống, chính trị, tư tưởng, bản lĩnh, lòng trungthành, ý thức tự giác, tự phê bình và phê bình, đề cao tinh thần trách nhiệm, trọng danh

dự, uy tín, bản lĩnh, không vụ lợi cá nhân, luôn đề cao cảnh giác, giữ vững lập trường

tư tưởng trước sự tác động, lôi kéo, mua chuộc của các thế lực thù địch, các loại tộiphạm Thực hiện thường xuyên, nghiêm túc quy định nêu gương theo tinh thần "trongtrước, ngoài sau", "trên trước, dưới sau", "phát động đi đôi với hành động", "nói đi đôivới làm"

 Thứ tư, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; tổ chức tiếp nhận, lấy ý kiếngóp ý của cơ quan, tổ chức và nhân dân về tư thế, lễ tiết, tác phong, tinh thần tráchnhiệm của cán bộ, chiến sĩ công an

 Thứ năm, tiếp tục đổi mới tư duy lý luận về xây dựng đảng trong CAND, trong đótập trung nghiên cứu làm rõ vai trò, vị trí, đặc điểm, những yếu tố tác động và quanđiểm, chủ trương, biện pháp xây dựng đảng trong CAND trên tất cả các mặt chính trị,

tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới

 Thứ sáu, lực lượng CAND luôn chủ động, trách nhiệm cao trong tham mưu với BộChính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, cấp ủy các cấp về xây dựng, chỉnhđốn Đảng gắn với hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách

về đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng CAND

Trang 9

 Nhìn lại chặng đường 77 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, lực lượngCAND luôn tự hào về truyền thống cách mạng, vẻ vang, tuyệt đối tin tưởng vào sựlãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Đảng và con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã lựa chọn Luôn tiên phong, gương mẫu đi đầu trước mọi thử thách, gian nguy, sẵnsàng cống hiến, hy sinh, bởi vì "Đảng lựa chọn xông an trong những người trung thànhnhất với Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì cònmình"

* Là học viên Học viện Chính trị Công an Nhân dân chuyên ngành xây dựng Đảng ,chính quyền và Nhà nước:

- cần ý thức được trách nhiệm to lớn là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,chủ nghĩaMác- Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh lấy đó là kim chỉ nam cho mọi hành động -Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch làm ảnh hưởng uy tín ,sự lãnh đạocủa Đảng

-phấn đấu ,học tập rèn luyện sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng, là người đầy tớtrung thành của Đảng và hết lòng phụng sự Tổ quốc , phục vụ Nhân dân

- không ngừng học tập bồi dưỡng lí luận chính trị trở thành người chiến sĩ CAND vừahồng ,vừa chuyên thấm nhuần đạo lí,tư tưởng cách mạng

Câu 3: Phân tích tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Ý nghĩa đối với người cán bộ chính trị Công an nhân dân Việt Nam hiện nay.

3.1 Khái niệm

- Liên minh giữa GCCN và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là sự đoàn kết, hợp

tác, hỗ trợ giữa các giai cấp – tầng lớp dưới sự lãnh đạo của GCCN vì lợi ích chung vàtạo ra lực lượng đồng minh trong quá trình thực hiện sứ mệnh giải phóng giai cấp, xãhội và con người

- Liên minh giai cấp là một mặt của quan hệ giai cấp, cùng với đấu tranh giai cấp thìliên minh giai cấp mang tính phổ biến và là một động lực của phát triển xã hội đặc biệt

ở thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Liên minh giai cấp là sự thể hiện về mặt xã hội của sự gắn bó thống nhất giữa côngnghiệp, nông nghiệp và KHCN trong quá trình công nghiệp hóa

Trang 10

- Liên minh công – nông – tri thức xuất phát từ mối liên hệ tự nhiên gắn bó và sựthống nhất những lợi ích căn bản của các giai cấp và tầng lớp trong liên minh, sự thốngnhất ấy do bản chất của CNXH quy định.

3.2 Tính tất yếu của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Khi tổng kết kinh nghiệm thực tiễn lịch sử, trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở

Pháp”, C Mác đã chỉ ra rằng: “Công nhân Pháp không thể tiến lên được một bước nào

và cũng không thể đụng đến một sợi tóc của chế độ tư sản trước khi đông đảo nhândân nằm giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, tức là nông dân và giai cấp tư sản, nổidậy chống chế độ tư sản” V.I.Lenin đã vận dụng và phát triển lý luận về liên minhcông – nông của C Mác và Ph Ăngghen vào thực tiễn Cách mạng Tháng Mười Nga,

từ đó góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga V.I.Lenincho rằng, nếu không thực hiện liên minh chặt chẽ các giai cấp nông dân và các tầnglớp lao động khác thì giai cấp công nhân không thể giữ vững được chính quyền nhànước Mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng XHCN không phải là duy trì giai cấp và

sự đối kháng giai cấp, duy trì nhà nước mà tiến lên xây dựng một xã hội không còngiai cấp, không còn nhà nước Điều đó chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựngkhối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầnglớp lao động khác

- Trong xã hội TBCN, giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cũng như nhiều tầng lớplao động khác đều là những người lao động, đều bị áp bức bóc lột

- Xét từ góc độ chính trị - xã hội:

+ GCCN, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng chính trị to lớn trong xâydựng, bảo vệ chính quyền nhà nước, trong xây dựng khối đoàn kết dân tộc Do vậy,giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trở thành những người bạn “tự nhiên”, tất yếucủa GCCN

+ Liên minh tập hợp lực lượng tiến hành cách mạng XHCN, phát huy được sức mạnhtổng hợp: cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

+ Tạo nền tảng cơ sở xã hội của chế độ, thực hiện đoàn kết toàn dân

+ Khối liên minh do ĐCS lãnh đạo khiến ta giữ vững được định hướng XHCN

- Xét từ góc độ kinh tế:

+ Tính tất yếu kinh tế của liên minh nổi lên với tư cách là nhân tố quyết định nhất cho

sự thắng lợi hoàn toàn của CNXH

+Hình thành khối liên minh GCCN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức xuất phát

từ chính nhu cầu, lợi ích kinh tế của họ nên các chủ thể của các lĩnh vực công nghiệp,

Trang 11

nông nghiệp, dịch vụ, khoa học và công nghệ phải gắn bó, liên minh chặt chẽ vớinhau để cùng thực hiên những nhu cầu và lợi ích kinh tế cung của mình

+ Quá trình thực hiện liên minh giai cấp, tầng lớp là quá trình liên tục phát hiện ra mâuthuẫn và có giải pháp kịp thời, phù hợp để giải quyết mâu thuẫn nhằm tạo sự đồngthuận và tạo động lực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồngthời tang cường khối liên minh ngày càng bền chặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS củaGCCN

Ví dụ: Về công nhân, nông dân, tri thức liên minh với nhau trong công nghệ cao:+ Hỗ trợ nhập thiết bị máy móc cho nông dân, cơ giới hóa các khâu làm việc nặngnhọc như làm đất, thu hoạch, vận chuyển góp phần giải phóng sức lao động chongười nông dân, nâng cao năng suất và từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

+ Sử dụng công nghệ robot và tự động hóa: sử dụng người máy thay cho người ởnhiều khâu trong sản xuất, thu hoạch và chế biến Hiện nay, ngành nông nghiệp đã cậpnhật thiết bị bay không người lái để gieo hạt giống, phun thuốc trừ sâu, phun phân bón,

dự báo tình hình sạt lở đất, phá rừng, cháy rừng

+ Sử dụng ứng dụng cảm biến kết nối vạn vật(IoT Sensor): các thiết bị cảm biến đượckết nối với các thiết bị thông minh, được điều khiển tự động trong suốt quá trình sảnxuất nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và cải thiện khí hậu trong nhà kính

- Xét về tư tưởng – văn hóa:

+ CNXH với mong muốn xây dựng một xã hội nhân văn, nhân đạo, quan hệ giữa conngười với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác là quan hệ hữu nghị, tương trợgiúp đỡ lẫn nhau Điều đó chỉ có thể có được dựa trên cơ sở một nền văn hóa phát triểncủa nhân dân, có sự liên minh của các giai cấp

+ Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, liên minh này nhằm xóa bỏ những hình thức bấtcông, bất bình đẳng xã hội, tạo môi trường hoạt động có hiệu quả cho GCCN, nôngdân và tri thức Sự hợp tác giữa công nhân, nông dân và tri thức là tiền đề để khắcphục sự khác biệt giữa các giai tầng trong xã hội, giữa thành thị và nông thôn, giữa laođộng trí óc và lao động chân tay

3.3 Ý nghĩa đối với người cán bộ chính trị Công an nhân dân Việt Nam hiện nay

Theo điều 3 Luật công an nhân dân 2018 quy định: "Công an nhân dân là lựclượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốcgia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm phápluật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội."

Như vậy công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện các nhiệm

vụ trong bảo vệ an ninh quốc gia và trong đảm bảo trật tự, an ninh xã hội Công annhân dân được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ

Trang 12

công an Công an nhân dân phải chịu sự giám sát của nhân dân và bảo vệ quyền lợi íchcủa nhà nước, cá nhân, tổ chức.

Công an nhân dân Việt Nam là một tổ chức thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam vàNhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính vì thế Công an nhân dân sẽmang bản chất giai cấp của nhà nước Việt Nam

Bản chất của nhà nước Việt Nam là nhà nước mang tính giai cấp công nhân,tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Tính giai cấp công nhân được thể hiện trong quátrình đấu tranh cách mạng thì nhà nước đã luôn trung thành với lý tưởng của ĐảngCộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, tiênphong cho giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân Vì giai cấp côngnhân là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất phấn đấu vì lợi ích của nhân dân laođộng và toàn xã hội

Như vậy Công an nhân dân Việt Nam tring đó có người cán bộ chính trị công

an là mang bản của giai cấp công nhân, giai cấp tiên tiến đi đầu về sự bình đẳng trong

xã hội và đời sống Giai cấp công nhân mang một sứ mệnh lịch sử là xoá bỏ chế độ tưsản, giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột và xây dựng xã hội cộng sảnchủ nghĩa

Câu 4: Phân tích nội dung Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lenin Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

4.1 Căn cứ đề ra cương lĩnh dân tộc:

+ Quan điểm của Mác và Ăngghen về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

+ Mối quan hệ giữa 2 xu hướng khách quan trong sự phát triển của dân tộc

+ Đòi hỏi của việc giải quyết vấn đề dân tộc trên thế giới và ở nước Nga

4.2 Nội dung Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lenin:

“Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân” (Theo V.I.Lenin)

4.3 Phân tích nội dung Cương lĩnh dân tộc của Chủ nghĩa Mác – Lenin

 Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng là quyền chính đáng của các dân tộc, mà ở đó tất các mọi dân tộc (kể cả bộ tộc và chủng tộc) dù lớn hay nhỏ, dù đông người hay ít

Trang 13

người, dù phát triển ở trình độ cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau, được tôn trọng và đối xử như nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Không dân tộc nào có đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa và ngôn ngữ Trong quan

hệ xã hội, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột đối với dân tộc khác Quyền bình đẳng của các dân tộc không những được ghi vào công pháp quốc tế, luật pháp quốc gia mà quan trọng hơn hết là phải từng bước hiện thực hóa ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

+ Quyền sử dụng các TLSX chung của nhân loại

- Bình đẳng trên lĩnh vực chính trị: quyền các dân tộc tự quyết định vận mệnh của dân

tộc mình, quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, con đường phát triển của dân tộc mình

- Bình đẳng trên lĩnh vực văn hóa: quyền lựa chọn con đường, cách thức, mục tiêu

xây dựng nền văn hóa

* Điều kiện để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc

- Trước hết phải thủ tiêu chế độ áp bức giai cấp trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng nô dịchcủa dân tộc này đối với dân tộc khác

- Từng bước khắc phục sự phát triển chênh lệch giữa các dân tộc

- Sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc phải được pháp luật thừa nhận và thực thi trên thực tế

Trang 14

- Quyền tự quyết là quyền thiêng liêng nhất của mỗi dân tộc Đó là quyền của mỗi dântộc được quyết định vận mệnh của dân tộc mình không phụ thuộc vào dân tộc khác

Cụ thể, các dân tộc được tự do lựa chọn con đường phát triển, lựa chọn chế độ chính trị trong quá trình vận động, phát triển của dân tộc mình

- GCCN với bản chất quốc tế của mình luôn đấu tranh cho sự nghiệp đoàn kết gắn bó

và hợp nhất các dân tộc trên cơ sở dân chủ, bình đẳng GCCN chỉ ủng hộ các dân tộc

sử dụng quyền dân tộc tự quyết khi nó phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động

- Ý nghĩa:

+ Là quyền cơ bản, thiêng liêng của mỗi dân tộc

+ Thực hiện quyền dân tộc tự quyết là thực hiện nội dung bình đẳng dân tộc trên lĩnh vực chính trị

+ Khi xem xét, giải quyết vấn đề dân tộc tự quyết phải đứng trên lập trường của GCCN

 Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:

- Bình đẳng và tự quyết là quyền thiêng liêng của các dân tộc, những hiện thực hóa quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc phải là kết quả của quá trình đấu tranhchống áp bức, chống bóc lột dân tộc Trong quá trình đấu tranh, tất yếu cần sự liên hiệp, đoàn kết công nhân của các dân tộc, không phân biệt dân tộc đi áp bức hay dân tộc bị áp bức

- Cơ sở:

+ Xuất phát từ bản chất quốc tế của GCCN

+ Xuất phát từ mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp

Trang 15

+ Từ sự thống nhất về bản chất giữa phong trào giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lenin là cơ sở lý luận và phương pháp luận để các ĐCS, các Nhà nước NHCN và các tổ chức chính trị - xã hội tiến bộ vận dụng để giải quyết vấn đề dân tộc, quan hệ dân tộc trên thế giới cũng như nội bộ một quốc gia dân tộc, từ đó góp phần vào quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc vàxây dựng CNXH

4.4 Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong việc củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Một là, cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng vềĐại đoàn kết dân tộc theo Chủ trương, Đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh vềđại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về

“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vàchuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng

và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HồChí Minh” Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạtnhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức;trong đó, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ýnghĩa quan trọng hàng đầu Đó là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu, là nhân tố bảođảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Hai là, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhândân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm pháthuy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân gắnvới thực hiện tốt trách nhiệm của công dân, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, chốngquan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí Tiếp tục thực hiện Quy định số 124-QĐ/TWngày 2-2-2018 của Ban Bí thư về “Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổchức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống

Trang 16

của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”, góp phần xây dựng Đảng

và chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh

Ba là, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhândân trong tham gia xây dựng và hoàn thiện một số chính sách để củng cố và phát huysức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm thắng lợi bền vững của sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, Mặt trận phải đoàn kết rộng rãi, chânthành mọi thành viên trong xã hội, không phân biệt quá khứ, thành phần giai cấp, dântộc, tôn giáo, ở trong nước hay ở nước ngoài trên cơ sở mục tiêu chung là giữ vữngđộc lập, thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Mặt trận phải đa dạnghóa các hình thức tập hợp, động viên các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, hiệplực trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước

Bốn là, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tổchức động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, phát triểnkinh tế gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; trong đó, mỗi người, mỗi gia đình cốgắng phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng Bên cạnh đó, tăng cường công tácđối ngoại nhân dân, tích cực vận động, thu hút kiều bào hướng về Tổ quốc, góp sứcxây dựng quê hương, đất nước; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng nước sởtại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của kiều bào, đồng thời, khen thưởng, động viênkịp thời những cá nhân có thành tích tiêu biểu

Năm là, nắm bắt kịp thời để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớpnhân dân và nỗ lực chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai cấp,các tầng lớp nhân dân Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của nhữngngười tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, tôn giáo; bảo đảm côngbằng và bình đẳng xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích của tập thể vàtoàn xã hội Cùng với việc giải quyết đúng đắn và hợp lý các quan hệ lợi ích, cần đẩymạnh và không ngừng bồi dưỡng, nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc,thống nhất Tổ quốc, tinh thần tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng

cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc, coi đó là những yếu tố quan trọng để khôngchỉ phòng và chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch

mà còn góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nộibộ./

Câu 5: Phân tích bản chất, đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

5.1 Khái niệm

Trang 17

 Dân chủ xã hội chủ nghĩa

Là nền dân chủ cao hơn về chất so với các nền dân chủ đã có trong lịch sử, là nền dânchủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; dân chủ vàpháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng; được thực hiện bằng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

5.2 Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Dân chủ XHCN ra đời khi giai cấp công nhân và nông dân giành được chính quyền(chính trị)

- Dân chủ XHCN mang bản chất của GCCN và được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực:kinh tế, chính trị

*) Bản chất chính trị:

- Mang bản chất giai cấp công nhân, thông qua sự lãnh đạo chính trị của Đảng để thựchiện quyền lực và lợi ích của toàn thể nhân dân

- Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ gấp triệu lần nền DCTS:

+ Vừa mang bản chất GCCN, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc+ Dựa trên chế độ công hữu về TLSX

+ Dân chủ có quyền tham gia vào những công việc của bộ máy nhà nước

Ví dụ: Công dân đủ từ 18 tuổi trở lên được phép tham gia bầu cử

Trước khi ban hành bộ luật mới hay sửa đổi bộ luật phải trưng cầu ý dân

*) Bản chất kinh tế

- Nền dân chủ XHCN dựa trên chế độ sở hữu về những TLSX chủ yếu của toàn xã hộiđáp ứng sự phát triển ngày càng cao của LLSX dựa trên cơ sở khoa học và công nghệhiện đại nhằm thỏa mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất và tinh thần của toànthể nhân dân lao động

- Bản chất kinh tế chỉ được bộc lộ đầy đủ qua quá trình ổn định chính trị, phát triển sảnxuất và nâng cao đời sống của toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của ĐCS và quản lí,hướng dẫn, giúp đỡ của nhà nước XHCN

- Dân chủ XHCN được biểu hiện là sự đảm bảo về lợi ích kinh tế, phải coi lợi ích kinh

tế của người lao động là động lực cơ bản nhất, có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội pháttriển

Trang 18

=> Do vậy, khác với nền dân chủ tư sản, bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN là

thực hiện chế độ công hữu về TLSX chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu.

*) Bản chất tư tưởng – văn hóa:

- Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lenin – hệ tư tưởng của GCCN, làm chủđạo đối với mọi hình thức ý thức khác trong xã hội

- Kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc

- Tiếp thu những giá trị tư tưởng – văn hóa, văn minh, tiến bộ xã hội mà nhân loại đãtạo ra ở tất cả các quốc gia, dân tộc

- Nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình độ vănhóa, có điều kiện để phát triển cá nhân

*) Bản chất xã hội:

Là sự kết hợp hài hòa về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích của toàn xã hội

5.3 Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Thứ nhất, dân chủ XHCN là nền dân chủ mang tính lịch sử

- Nền DCXHCN ra đời trong điều kiện và tiền đề chính trị xác định, tồn tại biến đổitrong mối quan hệ biện chứng với những cơ sở kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội xácđịnh

- Dân chủ XHCN là sản phẩm tất yếu của cuộc đấu tranh về tay giai cấp công nhân, bộmáy nhà nước của giai cấp công nhân do ĐCS lãnh đạo, hình thành và xác lập hệthống thiết chế chính trị chủ yếu, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về giai cấp côngnhân và nhân dân lao động

Thứ hai, nền DCXHCN là nền dân chủ mang bản chất giai cấp của giai cấp công nhân, đồng thời là nền dân chủ đại chúng, dân chủ cho đại đa số

Nền DCXHCN có sứ mệnh thủ tiêu CNTB, xây dựng CNCS, được xây dựng trên cơ

sở phát huy, thể hiện ngày càng đầy đủ, trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân mànòng cốt là liên minh của giai cấp công nhân với quần chúng nhân dân lao động

Thứ ba, DCXHCN là nền dân chủ có tính chất dân tộc, đồng thời lại mang tính nhân loại

Trang 19

- Nền DCXHCN xây dựng trước hết trong lòng từng quốc gia dân tộc, trên cơ sở vănhóa xã hội chủ nghĩa với nội dung tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Nền DCXHCN còn cần trở thành phổ biến trong mọi quốc gia dân tộc, ngay từ khi rađời trong từng quốc gia dân tộc, nền dân chủ XHCN đã là nền dân chủ mang tính phổbiến, tính nhân loại

- Được xây dựng trên các lập trường, nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa M-L, hệ thống

lý luận cách mạng - khoa học, phản ánh một cách đúng đắn chính xác vai trò sứ mệnhlịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân

Thứ tư, nền DCXHCN là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử, là nền dân chủ tự tiêu vong

- Nó là sản phẩm tất yếu của cuộc CMXHCN do chính đảng giai cấp công nhân lãnhđạo

- Thống nhất về lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp công nhân với lợi ích chính trị củanhân dân lao động, với dân tộc và toàn XH

- Nền dân chủ là sản phẩm của cuộc cách mạng xã hội, mang bản chất của giai cấpthống trị là những giai cấp đại diện cho chế độ sở hữu tư nhân, có lợi ích chính trị cơbản đối lập với lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, với lợi ích chínhtrị chính đáng của dân tộc và toàn xã hội Do vậy, sự phát triển khách quan của sảnxuất, kinh tế kéo theo những phát triển tương ứng trong chính trị tất yếu dẫn đến sự

bị diệt vong của nền dân chủ

5.4 Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

+ Làm tốt công tác dân vận, phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân tộc + Tham mưu giúp cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hộinâng cao khả năng tập hợp quần chúng, nâng cao hiệu quả công tác vận động quầnchúng

+ Tỉnh táo nhận diện và cương quyết đấu tranh chống lại âm mưu, thủ đoạn của cácthế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc

Trang 20

+ Gương mẫu trong công việc, tu dưỡng đạo đức, tác phong người chiến sỹ Công annhân dân “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”

Một là, nâng cao nhận thức về dân chủ XHCN CAND phải thực sự gương mẫu, đi đầu trong việc nhận thức và thực hành dân chủ XHCN.

Trước hết, cần làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ những nội dung cơ bản về dân chủXHCN Dân chủ XHCN là dân chủ không phân biệt đối xử; dân chủ rộng rãi trên tất

cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, được pháp luật

và các thiết chế dân chủ bảo đảm

Dân chủ XHCN không ngừng tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để động viên, pháthuy tính chủ động, sáng tạo, tập trung được tài năng, trí tuệ và công sức của mọi ngườicho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Đó là nền dân chủ đi đôi với giữ vững kỷluật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật

Dân chủ thực sự luôn đối lập với tư tưởng dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, lợidụng dân chủ, tự do, vô tổ chức, vô chính phủ, coi thường kỷ luật, kỷ cương pháp luật

Hai là, tăng cường kỷ luật, tự giác, nghiêm minh trong thi hành công vụ của lực lượng CAND.

Nâng cao nhận thức về dân chủ cần gắn liền với việc quán triệt sâu sắc và tăng cườngtính kỷ luật, tự giác, nghiêm minh trong CAND Việc nhận thức và thực hiện dân chủ

có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật trongmỗi cán bộ, chiến sĩ cũng như toàn lực lượng

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “kỷ luật trong dân chủ và dân chủ phải có

kỷ luật”, kỷ luật là sức mạnh; “cá nhân phải tuyệt đối phục tùng tổ chức, số ít phảiphục tùng số nhiều, cấp dưới phục tùng cấp trên” Vì vậy, phải thường xuyên quántriệt việc thực hiện nghiêm túc các chế độ, quy định, điều lệnh, kỷ luật CAND; duy trìnghiêm các chế độ sinh hoạt và công tác; đẩy mạnh việc xây dựng chính quy và đưavào nền nếp, làm cho kỷ luật trở thành thói quen, nếp sống sinh hoạt của mỗi cá nhân,đơn vị

Ba là, kết hợp các biện pháp để xây dựng và phát huy dân chủ trong CAND Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện dân chủ.

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp về mọi mặt của Đảng trong CAND, trong

đó có lãnh đạo thực hiện dân chủ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, đưa quy chế dânchủ trở thành hiện thực Bảo đảm mọi hoạt động thực hiện dân chủ và rèn luyện kỷluật của cán bộ, chiến sĩ đều có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng

Gương mẫu tự phê bình và phê bình.

Tự phê bình và phê bình vừa là nội dung sinh hoạt, vừa là biện pháp để thực hiện dânchủ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Muốn dân chủ tốt, kỷ luật cao, cán bộ,chiến sĩ phải gương mẫu phê bình, tự phê bình Để phê bình có hiệu quả, mỗi cán bộchiến sĩ cần có thái độ cầu thị: “có gì phải nói hết, giấu giếm là khuyết điểm” và“có

Trang 21

nâng cao tự phê bình và triệt để tự phê bình mới tẩy rửa được tinh thần và tư tưởng chosạch” (Hồ Chí Minh) Phê bình và tự phê bình là vũ khí mạnh nhất để mở rộng dânchủ, do đó, cần trung thực “kiểm thảo từ cấp trên xuống cấp dưới”.

Tăng cường mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhân dân.

Để phát huy dân chủ XHCN, điều quan trọng là cần phải gắn bó mật thiết với nhândân Lực lượng CAND cần phát huy bài học “trọng dân”, dựa vào dân, lấy dân là gốccủa cha ông ta và thấm nhuần quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”của các nhà mác xít Nắm chắc tinh thần ấy, mỗi cán bộ, chiến sĩ CAND, ở mỗi cương

vị của mình cần lắng nghe ý kiến và thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân,phải kính trọng, lễ phép với nhân dân; đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân, thựchiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”

Bốn là, CAND cần tham gia tích cực cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch.

Nhằm chia rẽ Đảng với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra những bất

ổn trong xã hội để thực hiện mục tiêu chính trị hướng lái chế độ ta đi theo quỹ đạophương Tây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã dùng nhiều thủ đoạnthâm độc để xuyên tạc bản chất dân chủ XHCN, tuyệt đối hóa tự do cá nhân, dân chủkhông giới hạn; dân chủ phi giai cấp, phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; tuyên truyền, đề cao và

áp đặt các giá trị dân chủ phương Tây

Thực chất của các thủ đoạn trên là lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” đểphá hoại tư tưởng, tác động chuyển hóa nội bộ ta từ bên trong; kích động tư tưởng lykhai, tự trị ở các vùng dân tộc thiểu số, kích động biểu tình, bạo loạn, gây mất ổn địnhchính trị - xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc

Trước những âm mưu thâm độc và xảo quyệt đó, lực lượng CAND phải không ngừngnâng cao cảnh giác, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

để bảo vệ dân chủ, nhân quyền, kiên quyết đấu tranh chống mọi luận điệu thù địch,xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị Sự xao nhãng,mất cảnh giác, xem nhẹ quyền lợi chính đáng của nhân dân,… sẽ tạo cơ hội cho cácthế lực thù địch, những kẻ cơ hội thao túng, kích động nhân dân

Cần nhận thức rằng, dân chủ, nhân quyền là bộ phận cấu thành bản chất chế độ, là mộtmục tiêu phấn đấu của cách mạng, là một trong các yếu tố tiên quyết để xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, làm cho dân chủ, nhân quyền trởthành một giá trị được áp dụng mọi nơi, mọi lúc trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội

Hiện nay, trước những thủ đoạn vừa trắng trợn, vừa tinh vi, làm lung lạc ý chí, mêhoặc những người nhẹ dạ, cả tin vào luận điệu dân chủ giả hiệu, xuyên tạc những giátrị dân chủ đích thực trong đời sống xã hội của các thế lực thù địch, CAND phải là lựclượng đi đầu, gương mẫu, thấm nhuần và thực hiện tốt dân chủ Bởi chỉ khi người thựcthi và hướng dẫn pháp luật nắm và hiểu rõ pháp luật mới có thể giác ngộ và hướng dẫnquần chúng nhân dân thực hiện tốt những nguyên tắc, giá trị dân chủ

Trang 22

Trong sự nghiệp bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ chế độ, CAND không chỉ có nhiệm vụxây dựng, vun đắp nền dân chủ thực sự trong đời sống xã hội, mà còn phải tích cực,chủ động trong cuộc đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thùđịch, phản động để bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ con đường đi lên CNXH mà Đảng vànhân dân ta đã lựa chọn.

Câu 6: Phân tích đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam Đặc điểm ấy có thuận lợi

và khó khăn gì đối với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta?

6.1 Khái niệm

Quan hệ dân tộc: là quan hệ giữa các quốc gia dân tộc với nhau,gắn liền với chính sáchđối ngoại của từng nước và quan hệ giữa các tộc người trong một vị trí địa lý nhất địnhcủa một quốc gia

6.2 Đặc điểm quan hệ dân tộc ở Việt Nam

 Là quốc gia đa dân tộc

- Gồm 54 dân tộc, dân số giữa các dân tộc không đều nhau

- Dân tộc Kinh chiếm khoảng 87% dân số, 53 dân tộc còn lại chiếm 13% phân bố rải rác trên địa bàn cả nước

- Cộng đồng dân tộc Việt Nam là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử

 Có tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng

- 54 dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có sự đa dạng về bản sắc văn hóa, tộc người Tuy nhiên, các dân tộc đó lại có sự thống nhất với nhau bởi ý thức về cội nguồndân tộc, nhu cầu của các dân tộc trong đấu tranh ứng phó với tự nhiên để phát triển sảnxuất nông nghiệp và yêu cầu của đấu tranh chống giặc ngoại xâm

- Hình thành, củng cố trong quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước

- Các dân tộc tuy cư trú rải rác ở các địa bàn với sắc thái văn hóa khác nhau, nhưng không xuất hiện những con đường phát triển, thể chế kinh tế riêng rẽ Các dân tộc ấy

Ngày đăng: 15/02/2024, 09:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w