1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tính tình hình tài chính công ty tnhh

88 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty TNHH Tân Đại Dương
Trường học Hà Nội
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 210,56 KB

Nội dung

Phân tính tình hình tài chính công ty tnhh. Dựa theo số liệu năm 2023 2024 của công ty để tiến hành phân tích, tổng hợp. Từ đó, xác định được tình hình tài chính của công ty, xu hướng phát triển của công ty

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH

TÂN ĐẠI DƯƠNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 4

1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính 4

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chình doanh nghiệp 4

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính 6

1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 8

1.2.1 Phương pháp so sánh 8

1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ 8

1.3 Tài liệu sử dụng 9

1.3.1 Bảng cân đối kế toán 9

1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 10

1.3.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 10

1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 13

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 14

1.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 14

1.4.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 19

1.4.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 23

1.4.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 26

1.4.5 Phân tích khả năng sinh lời 33

1.4.6 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn 34

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TÂN ĐẠI DƯƠNG NĂM 2022 38

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 38

Trang 3

2.2 Chức năng, niệm vụ 39

2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 40

2.4 Cơ cấu tổ chức 41

2.5 Cơ cấu lao động 43

2.6 Tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian qua 44

2.7 Định hướng phát triển trong thời gian tới 45

2.8 Tổ chức công tác kế toán tại đơn vị 47

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TÂN ĐẠI DƯƠNG NĂM 2022 50

3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty tnhh tân đại dương 50

3.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 50

3.1.2 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 53

3.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn 55

3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản 55

3.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn 61

3.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh 67

3.3.1 Phân tích tình hình vốn lưu động thường xuyên 67

3.3.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 68

3.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán 69

3.4.1 Phân tích các khoản phải thu 69

3.4.2 Phân tích các khoản nợ phải trả 70

3.4.3 Phân tích các hệ số khả năng thanh toán 71

3.5 Phân tích khả năng sinh lời 74

3.6 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn 75

3.7 Nhận xét về tình hình tài chính tại công ty 80

KẾT LUẬN 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng báo cáo cơ cấu lao động năm 2020-2021 43

Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021-2022 44

Bảng 3.1 : Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán đầu năm- cuối năm 51

Bảng 3.2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021-2022 54

Bảng 3.3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty đầu năm- cuối năm 57 Bảng 3.4 : Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty đầu năm- cuối 63 Bảng 3.5: Bảng phân tích vốn lưu động thường xuyên của Công ty 67

Bảng 3.6: Bảng phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên 68

Bảng 3.7 : Bảng phân tích các khoản phải thu đầu năm- cuối năm 69

Bảng 3.8 : Bảng phân tích các khoản nợ phải trả đầu năm- cuối năm 70

Bảng 3.9: Bảng phân tích khả năng thanh toán năm 2021-2022 71

Bảng 3.10: Bảng phân tích khả năng sinh lời năm 2021-2022 74

Bảng 3.11: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn năm 2021-2022 76

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Trang 5

Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TNHH Tân Đại

Dương 41

Sơ đồ 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty 47

Sơ đồ 3: Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký chung 49

Hình 1: Cơ cấu tài sản đầu năm 2022 58

Hình 2: Cơ cấu tài sản cuối năm 2022 58

Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn đầu năm 2022 64

Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn cuối năm 2022 64

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

Trang 8

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, khi nền kinh tế thề giới đang trên đà phát triển với trình độngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xuhướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế Hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động Việc phân tíchtài chính của doanh nghiệp cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện về nộidung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lýngày càng cao của nền sản xuất xã hội Vì thế, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp

là phải làm sao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệuquả, nguồn vốn kinh doanh ổn định và phát triển Để có thể biết được mộtdoanh nghiệp có khả năng phát triển hay không cần thông qua các con số vềtình hình tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanhnghiệp mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư,người cho vay, Nhà nước và người lao động Qua đó họ sẽ thấy được thựctrạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh, và tiến hành phântích hoạt động kinh doanh Thông qua phân tích họ có thể rút ra được nhữngquyết định đúng đắn liên quan đến doanh nghiệp và tạo điều kiện nâng caokhả năng tài chính của doanh nghiệp

Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đốivới sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa ý thức lý luận được tiếp thu ởnhà trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệttình của thầy cô hướng dẫn các anh chị trong công ty em đã chọn đề tài:

"Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Tân Đại Dương".

Thực hiện đề tài này với mục đích dựa vào tình hình thực tế hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty để phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh của Tổng công ty trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp hợp lý trongviệc quản trị tài chính, để sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp mộtcách có hiệu quả

Trang 9

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung: Phân tích báo cáo tài chính tại công ty qua đó đưa ra các biệnpháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tân ĐạiDương

Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công tythông qua các báo cáo tài chính Đề tài báo cáo giải quyết các vấn đề cơ bảnsau:

Tìm hiểu và đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong

 Phân tích các tỷ số tài chính

 Đề xuất một số giài pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu: thu thập số liệu qua các báo cáo và tàiliệu của cơ quan thực tập

Phương pháp xử lý số liệu để thực hiện đề tài đã tiến hành thu thập tàiliệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả hoạt động kinh doanh, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp,phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu.sau đó tiếnhành phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quanthực tập So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua

đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và

cả những định hướng trong tương lai

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Tình hình tài chính tại công ty TNHH Tân Đại Dương, bảng cân

đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Phạm vi nghiên cúu:

Trang 10

 Không gian:

Do hạn chế về thời gian thực tập và nghiên cứu thực tế nên đề tài chỉ tập trungphân tích những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh đạt được, các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thông qua các chỉ tiêu tài chính trên

cơ sở đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu qua hoạt động kinh doanh tạiCông ty TNHH Tân Đại Dương

 Thời gian:

Bài báo cáo sử dụng những số liệu thứ cấp từ Công ty TNHH Tân Đại Dươngvới mốc thời gian từ 2021-2022

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cấu trúc khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần :

 Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Phân Tích Tình Hình Tài Chính

 Chương 2: Tổng Quan Về Công Ty Tnhh Tân Đại Dương Năm 2022

 Chương 3: Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Tnhh Tân ĐạiDương Năm 2022

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích các báo cáo tài chính làmột nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh.Mục tiệu cuối cùng của phân tích hoạt động kinh doanh cũng là hiệu quả tàichính và thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm,phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán vàcác thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp BCVT

Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thểdánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rùi ro trong tương lai, vàtriên vọngcủa doanh nghiệp Từ dó ra quyết định tài chính và quản lý dúngdắn, chuần xác trong thời gian tới giúp cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tình hình tài chình doanh nghiệp

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động kinh doanh Do đótất cả các hoạt dộng kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính củadoanh nghiệp: Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúcđầy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh Các báo cáo tàichính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉtiêu kinh tế Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chínhcủa những người sử dụng rất khác nhau phụ thuộc vào mục dích của họ:

* Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp:

Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trà nợ.Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm dến nhiều mục tiêukhác nhau như: tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phầm, cung cấpnhiều sản phầm hàng hóa, dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hộibảo vệ môi trường Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện dượccác mục tiêu này nếu đáp ứng dược hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu

Trang 12

cơ bản là: kinh doanh có lãị và thanh toán được nợ Một doanh nghiệp bị lỗliện tục rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa Mộtdoanh nghiệp nếu không có khả năng thanh toán nợ đến hạn thì cũng bị buộcphải ngừng hoạt dộng và đóng cửa.

* Đối với các chủ ngân hàng và nhà cho vay tín dụng:

Mối quan tâm củạ họ hướng chủ yếu vào khà năng trả nợ của doanh nghiệp Vìvậy, họ dặc biệt chú ý đến lượng tiên và các tài sàn khác có thể chuyển đồithành tiền nhanh, từ đó só sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả nǎngthanh toán tức thời của doanh nghiệp Bên cạnh đó họ cũng rất quan tâm tới sốlượng vốn của chủ sở hữu vì số vốn này là khoàn bảo hiểm cho họ trongtrường hợp doanh nghiệp gặp rùi ro Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu cácthông tin cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng khoản vay đó cóthể sẽ được thanh toán ngay khi đến hạn

Đối với các nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vự

Mối quan tâm của họ cũng giống như chú ngân hàng, họ cần phài biết khànǎng thanh toán của khách hàng hiện tại và thời gian sắp tới Để từ đó họquyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng haykhông?

* Đối với các nhà đầu tư:

Mối quan tâm hàng đầu của họ hướng chủ yếu vào các yếu tố như sự rủi ro,mức sinh lãi, thời gian hoàn vốn, khả năng thanh toán vốn Vì vậy họ cầnnhững thông tinvề khả năng tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinhdoanh và các tiểm năng tăng trưởng của doanh nghiệp đồng thời các nhà đầu

tư cũng rất quan tâm đến tính hiệu quả của công tác quản lý Những điều đónhằm đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư

Bên cạnh các chủ doanh nghiệp (chủ sở hữu), các nhà quản lý, chủ ngânhàng và những người khác quan tâm tới thông tin tài chính của doanh nghiệp

đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, cơ quan chủ quản, các nhà phântích tình hình tài chính, những nguời lao động mục đích của họ cũng giốngnhư các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư bởi vì nó liên quan đến quyền lợi vàtrách nhiệm, đến khách hàng và tưong lai của họ

Trang 13

* Các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, cơ quan chủ quản, các nhà phân tíchtình hình tài chính, những người lao động là hoạt động của doanh nghiệp cóthích hợp và hợp pháp không? Doanh nghiệp có thể tăng thêm thu nhập chongười lao động không?

Như vậy, mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính

là cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng khác nhau nhằm giúp họ đưa

ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xácthực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp

1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng,thông qua đó nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyênnhân mức độ ảnh hường của từng nhân tố đến tình hình tài chính Trên cơ sởphân tích, có những giải pháp hữu hiệu và các quyết định cần thiết để nângcao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh

Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.

Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi làphân tích tài chính nội bộ Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phântích ngoài doanh nghiệp tiến hành Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanhnghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để cóthể phân tích tài chính tốt nhất Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phảiquan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc làm cho ngườilao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấpnhất và bảo vệ môi trường Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khidoanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ

Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tinnhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua

để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ,rủi ro tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó định hướng các quyết định củaban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần

Đối với các nhà đầu tư.

Trang 14

Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khảnăng thanh toán vốn và sự rủi ro Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tàichính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanhnghiệp Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tácquản lý Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư.

Đối với các nhà cho vay.

Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.Quaviệc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới sốlượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể sosánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp

Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điềuđầutiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy khôngchắc chắn khoản cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợpdoanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ Đồng thời tacũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sởcủa việc hoàn trả vốn và lãi vay

Đối với cơ quan nhà nước và người làm công.

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua việc phân tích tình hình tài chínhdoanh nghiệp, sẽ đánh giá được năng lực lãnh đạo của ban giám đốc, từ đóđưa ra các quyết định đầu tư bổ sung vốn cho các doanh nghiệp nhà nước nữahay không

Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư người lao động có nhu cầuthông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm,đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ

Kết luận : Phân tích tình hình tài chính có thể ứng dụng theo nhiều chiều khác

nhau như với mục đích tác nghiệp ( chuẩn bị các quyết định nội bộ) và vớimục đích thông tin (trong hoặc ngoài doanh nghiệp ) Việc thường xuyên tiếnhành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thấy được thựctrạng hoạt động tài chính, từ đó xác định được nguyên nhân và mức độ ảnhhưởng đến từng hoạt động kinh doanh Trên cơ sở đó có những biện pháp hữuhiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lýkinh doanh /

Trang 15

Qua đó thấy được ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp màcông việc này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, các

cơ quan quản lý, các tổ chức công cộng.Nhất là, thị trường vốn ngày càng pháttriển đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính thực sự có ích và cần thiếttrong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

1.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.2.1 Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xuhướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích.Vì vậy để tiến hành so sánhphải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ

để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính Như sự thống nhất về khônggian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán Đồng thời theo mụcđích phân tích mà xác định gốc so sánh

Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc

để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước)

và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bìnhquân.Trong đó kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch và gốc

so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian

 So sánh kỳ này vói kỷ trước để thấy rõ sự biển động về tài chính của doanhnghiệp Qua đó đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

 So sánh sô liệu giữa thực hiện với kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấuhoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp

 So sánh số liêu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong ngành

để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu

 So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tồngthể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biển động cả về

số tươmg đối lẫn tuyệt đồi, số bình quân của một số chỉ tiêu nào đó qua cácniên độ kế toán liên tiếp

1.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp phân tích tỷ lệ dựa trên chuần mực các tỷ lệ đại lượng tài chínhtrong các quan hệ tài chính

Trang 16

Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựatrên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tàichính.

Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu

và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tụchoặc theo từng giai đoạn Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cảitiến và cung cấp đầy đủ hơn

Sụ biển đổi các tỷ lệ, cố nhiên là sự biển đồi của các đại lượng tài chính Vềnguyên tắc, phương pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định được các ngưỡng, cácđịnh mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở

so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiến

Khi phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phânthành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mụctiêu hoạt động của doanh nghiệp:

 Tỷ lệ về khả năng thanh toán

 Tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn

 Tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh,

 Tỷ lệ về khà năng sinh lời

1.3.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là sự tóm tắt ngắn gọn về tình hình tài chính vànguồn tài trợ cho những tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụthể Báo cáo hàng năm của một công ty trình bày sự cân đối tài sản ở tại thờiđiểm kết thúc năm tài chính, thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm

Trang 17

Bảng cân đối kế toán của một Công ty phản ánh bức tranh về tất cảnguồn ngân quỹ nội bộ, được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu, và việc sử dụngcác nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định Phương trình cơ bản xácđịnh bảng cân đối kế toán được trình bày như sau:

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Trong phần tài sản, các khoản mục tài sản được sắp xếp theo tính thanhkhoản giảm dần, do vậy người ta sắp xếp Tài sản ngắn hạn rồi đến Tài sản dàihạn Trong phần nguồn vốn, các khoản mục được sắp xếp theo thứ tự ưu tiêntrả nợ Do vậy, ở phần này, chúng ta thấy các khoản nợ ngắn hạn xếp trước rồimới đến nợ dài hạn và cuối cùng là Vốn chủ sở hữu, vì bản chất vốn chủ sởhữu không phải là khoản nợ, nó là nguồn vốn thường xuyên trong đơn vị Trênnguyên tắc, chủ sở hữu sẽ chỉ nhận lại vốn góp khi đơn vị ngưng hoạt độnghoặc phá sản

1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt độngcủa doanh nghiệp và chi tiết cho các hoạt động kinh doanh chính.Nói cáchkhác báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phương tiện trình bày khả năngsinh lời và thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh với mục đích chính làthu được lợi nhuận để vốn của họ tăng lên Vì lợi nhuận là mục đích quantrọng nhất của doanh nghiệp, cũng như những người có quyền lợi liên quancho nên việc cung cấp các thông tin về tình hình kinh doanh của từng hoạtđộng, sự lãi, lỗ của doanh nghiệp có tác dụng quan trọng trong việc ra cácquyết định quản trị, cũng như quyết định đầu tư cho vay của những người liênquan Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho việc quyết định xâydựng các kế hoạch cho tương lai phù hợp

1.3.3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tàichính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trongtài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khảnăng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền

Trang 18

trong quá trình hoạt động Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánhgiá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng

so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sửdụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về sốlượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai; dùng để kiểmtra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra mối quan hệgiữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động củathay đổi giá cả

Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh;

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư;

+ Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

a Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

Hoạt động kinh doanh: Là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanhnghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạtđộng tài chính

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền có liên quan đếncác hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp, nó cung cấp thôngtin cơ bản để đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp từ các hoạt độngkinh doanh để trang trải các khoản nợ, duy trì các hoạt động, trả cổ tức và tiếnhành các hoạt động đầu tư mới mà không cần đến các nguồn tài chính bênngoài Thông tin về các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh, khi được sử dụngkết hợp với các thông tin khác, sẽ giúp người sử dụng dự đoán được luồng tiền

từ hoạt động kinh doanh trong tương lai Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt độngkinh doanh, gồm:

(a) Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ;

(b) Tiền thu được từ doanh thu khác (tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và cáckhoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạtđộng đầu tư

Trang 19

và hoạt động tài chính);

(c) Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ;

(d) Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ ngườilao động về bảo hiểm, trợ cấp ;

(đ) Tiền chi trả lãi vay;

(e) Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp;

(g) Tiền thu do được hoàn thuế;

(h) Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồngkinh tế;

(i) Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và cáckhoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm;

(k) Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồngkinh tế

Các luồng tiền liên quan đến mua, bán chứng khoán vì mục đích thương mạiđược phân loại là các luồng tiền từ hoạt động kinh doanh

b Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việcmua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tưkhác không thuộc các khoản tương đương tiền Các luồng tiền chủ yếu từ hoạtđộng đầu tư, gồm:

(a) Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm

cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa làTSCĐ vô hình

(b) Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác;(c) Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổchức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của cácđơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoảntương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại;

(d) Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vaycủa ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại

Trang 20

các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợđược coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mụcđích thương mại;

(đ) Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổphiếu vì mục đích thương mại;

(e) Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từbán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại;

(g) Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được

c Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Luồng tiền phát sinh từ hoạt động tài chính là luồng tiền có liên quan đến việcthay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanhnghiệp Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính, gồm:

(a) Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu;

(b) Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanhnghiệp đã phát hành;

(c) Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn;

(d) Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay; (đ) Tiền chi trả nợ thuê tài chính;(e) Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằmgiải thích thêm chi tiết những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các

dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể hiện được

Những điều cần diễn giải thường là:

1- Đặc điểm của doanh nghiệp:

+ Hình thức sở hữu vốn;

+ Lĩnh vực kinh doanh;

+ Tổng số công nhân viên:

Trong đó nhân viên quản lý

Trang 21

+ Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáocủa doanh nghiệp;

+ Phương pháp kế toán tài sản cố định:

Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định

Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng tài sản cố định

+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho

Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ;

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay định kỳ);+ Phương pháp tính các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dựphòng

+ Chính sách kế toán đối với chi phí đi vay:

Chính sách kế toán đối với chi phí đi vay;

Tổng số chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ;

Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong kỳ.+ Phương pháp xác định doanh thu;

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

1.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp

Phân tích khái quát tình hình tài chính nhằm cung cấp những thông tin kháiquát về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay khôngkhả quan Xuất phát từ mục đích này, phân tích khái quát tình hình tài chínhđược thể hiện các vấn đề cơ bản sau:

Xem xét tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ;

Trang 22

- Đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp

- Đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích các chỉ tiêu tài chính cơ bản như doanh thu, chi phí, lợi nhuận vàkhả năng sinh lời

Khi phân tích khái quát tình hình tài chính thường dùng phương pháp so sánhđối chiếu

1.4.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảngcân đối kế toán bao gồm các vấn đề sau:

1 Phân tích quy mô vốn sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốncủa doanh nghiệp trong kỳ bằng cách so sánh sự biến động cuối kỳ so với đầunăm về tải sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Đồng thời xem xét cơ cấu tàisản và biến động cơ cấu tài sẵn của doanh nghiệp có hợp lý hay không?

2 Đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tựđảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho thấymột cách khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Khả năng tự đảm bảo

về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp thườngđược đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ hay hệ số nợ

Tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bằngnguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản

Chi tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanhnghiệp càng cao, bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu

tư bằng số vốn của mình

Trang 23

- Hệ số nợ phản ánh tình hình tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bằng nguồnvốn từ bên ngoài

Hệ số nợ= Nợ phảitrả

Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanhnghiệp càng thấp, bởi vì phần lớn tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều đượchình thành bằng nguồn vốn từ bên ngoài

Bảng 1 : Bảng phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế

toán đầu năm- cuối năm

Tương đối

Trang 24

IV, Khả năng thanh toán

1 Khả năng thanh toán ngắn

Ngoài ra, để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp người tacòn có thể sử dụng các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của tài sản, khảnăng sinh lời của vốn chủ sở hữu

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Trang 25

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE)

Bảng 2 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021-2022

Đơn vị: VN Đồng

CHỈ TIÊU

Năm 2022

năm 2021

So sánh

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2 Các khoản giảm trừ doanh thu

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

4 Giá vốn hàng bán

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dịch vụ

6 Doanh thu hoạt động tài chính

7 Chi phí tài chính

- Trong đó: Chi phí lãi vay

8 Chi phí quản lý kinh doanh

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

10 Thu nhập khác

11 Chi phí khác

12 Lợi nhuận khác

13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

14 Chi phí thuế TNDN

Trang 26

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp

1.4.2 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

1.4.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản

Khi phân tích cơ cấu tài sản:

 So sánh tổng số tài sàn, từng loại tài sản cuối kỳ so với đầu năm để tháyđuợc sự biển động về quy mô của từng loại tài sàn của như tổng tài sảncủa doanh nghiệp Trên cơ sở đó đánh giá tính hợp lý của sự biển độngcủa từng loại tài sản

 Xem xét tỷ trong từng lọai tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biếnđộng của chúng dể thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố Việc đánhgiá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộphận

Khi phân tích cơ cấu tài sản cần tính chỉ tiêu:

- Tỷ suất đầu tư vào tài sán dài hạn:

Tài sản dài hạnTổng Tài Sản

- Tý suất đầu tư vào TSCĐ

Tỷ suất đầutư TSCĐ= Tàisản cố định

Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọngcủa TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh,phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị, xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật và thể hiện năng lực cũng như xu hướng phát triển lâu dài củadoanh nghiệp Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này tốt hay xấu còn phụ thuộcvào ngành nghề kinh doanh cua tùng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể.Đối với doanh nghiệp BCVT, cơ cấu tài sàn hợp lý là tài sàn cố định phàichiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, bời vì doanh

Trang 27

nghiệp phải đầu tư trang bị máy móc, thiết bị nhằm mục đích truyền đưa tintức.

Ngoài ra khi phân tích cơ cấu tài sản có thể tính chỉ tiêu phản ánh mối quan hệgiữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn Thông thường các doanh nghiệpmong muốn có một cơ cấu tài sản tối ưu, phản ánh cứ dành một đồng đầu tưvào tài sàn dài hạn thì dành ra bao nhiêu để đầu tư vào tài sản ngắn hạn Côngthức xác định như sau:

Tỷ lệ giữa TSDH với TSNH =

Tài sản dài hạnTài sản ngắn hạn

Bảng 3: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty đầu năm- cuối năm

I Tiền và các khoản tương đương

tiền

II Đầu tư tài chính

1 Chứng khoán kinh doanh

2 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo

hạn

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

4 Dự phòng tổn thất đầu tư tài

chính

III Các khoản phải thu

1 Phải thu của khách hàng

2 Trả trước cho người bán

3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực

Trang 28

- Giá trị hao mòn lũy kế

VI Bất động sản đầu tư

1.4.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Khi phân tích nguồn hình thành tài sản cần phải:

 Xem xét biến động từng nguồn hình thành tài sản

 Xem xét tỷ trọng từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biếnđộng của chúng:

 Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thìdoanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lậpcủa doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp, .) là cao.Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn vốn trong hoạt động kinh doanhcủa mình

 Nếu cộng nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn (cả về sốtuyệt đối và tương đối) thì khả năng tự bảo đàm về mặt tài chính củadoanh nghiệp sẽ thấp Khả năng tự dàm bảo về mặt tài chính cũng nhưmức độ độc lập về mặt tài chính củadoanh nghiệp thường được đánh giáthông qua các chi tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ

Tổng Tài Sản

Trang 29

Chi tiêu này cho biết trong tổng số vốn của doanh nghiệp, sở hữu thực chấtcủa doanh nghiệp là bao nhiêu.

Tổng nguồn vốn

Hệ số nợ cho biết, trong một đồng vốn huy động thì bao nhiều được hìnhthành từ nguồn vốn bên ngoài Hệ số nợ cảng cao mức độ độc lập về mặt tàichính cúa doanh nghiệp càng thấp và ngược lại

Bảng 4 : Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty đầu năm- cuối

năm CHỈ TIÊU

Đầu năm

Cuối

Số tiền số tiền

Tuyệt đối

Tươg đối

I Nợ phải trả

1 Phải trả người bán

2 Người mua trả tiền trước

3 Thuế và các khoản phải nộp

Nhà nước

4 Phải trả người lao động

5 Phải trả khác

6 Vay và nợ thuê tài chính

7 Phải trả nội bộ về vốn kinh

doanh

8 Dự phòng phải trả

9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi

10 Quỹ phát triển khoa học và

Trang 30

4 Cổ phiếu quỹ (*)

5 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6 Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu

7 Lợi nhuận sau thuế chưa phân

Có thể phân nguồn vốn thành 2 loại:

- Nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sửdụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh, bao gồm nguồn vốnchủ sở hữu v nguồn vốn vay nợ dài hạn( trừ vay- nợ quá hạn)

- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sửdụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn Thuộcnguồn tài trợ này bao gồm các khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, các khoảnvay-nợ quá hạn (kể cả vay - nợ dài hạn); các khoản chiếm dụng bất hợp phápcủa người bán, người mua, của công nhân, viên chức,

Có thể khái quát nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp qua sơ đồ sau

Nguồntài trợ

- Vay dài hạn,vay trung hạn;

- Nợ dài hạn

Trang 31

- v.v…

TSNH - Tiền

- Nợ phải thu

- Đầu tư ngắnhạn

Khi phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,cần tính ra và so sánh tổng nhu cầu về tài sản (tài sản DH và tài sản NH) vớinguồn vốn chủ sở hữu hiện có và nguồn vốn vay - nợ dài hạn Nếu tổng sốnguồn vốn có đủ hoặc lớn hơn tổng số nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần

sử dụng số thừa này một cách hợp lý (đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản dàihạn, vào hoạt động liên doanh, trả nợ vay, ), tránh bị chiếm dụng vốn Ngượclại, khi nguồn vốn không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cầnphải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp (huy động nguồn tài trợ hoặcgiảm quy mô đầu tư ), tránh đi chiếm dụng vốn một cách bất hợp pháp

Khi phân tích nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động SXKD thường tính cácchỉ tiêu:

1- Vốn lưu động thường xuyên (Vốn lưu động thuần)

Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSDH hoặc giữa TSNH vớinguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên

Vốn lưu động thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSDH

Hoặc : Vốn lưu động thường xuyên = TSNH - Nguồn vốn ngắn hạn Vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng đểđánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết hai điềucốt yếu:

+ Một là: doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn không?

+ Hai là: Tài sản dài hạn doanh nghiệp có được tài trợ một cách vữngchắc bằng nguồn vốn dài hạn không?

Khi phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh,

ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản Có thể xảy ra cáctrường hợp sau:

Trang 32

Trường hợp 1:

Nếu: nguồn vốn dài hạn <TSDH

Hoặc: TSNH<Nguồn vốn ngắn hạn

Tức là Vốn lưu động thường xuyên <0

Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản dài hạn Doanh nghiệpphải đầu nhu cầu thanh toán nợ ngăn hạn, cán cân thanh toán của doanhnghiệp mất thăng băng, tư vào tài sản dài hạn một phần nguồn vốn ngắn hạn,tài sản ngắn hạn không đáp ứng đủ doanh nghiệp phải dùng một phần tài sảndài hạn để thanh toán nợ đến hạn trả Tình hình tài chính không bình thường

Trường hợp 2:

Nếu: nguồn vốn dài hạn > TSDH

Hoặc: TSNH > Nguồn vốn ngắn hạn

Tức là, vốn lưu động thường xuyên >0

Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu đầu tư vào tài sản ngắn hạn.Đồng thời tài sản ngắn vậy khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt

Trường hợp 3:

Nếu: nguồn vốn dài hạn = TSDH

Hoặc: TSNH = Nguồn vốn ngắn hạn

Tức là vốn lưu động thường xuyên = 0

Nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đủ

để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy làbình thường

2 - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần

để tài trợ cho một phần tài sản lưu động Đó là hàng tồn kho lưu động khôngphải là tiền)

Nhu cầu vốn lưu = Tồn kho và các - Nợ ngắn hạn

động TX khoản phải thu

Trên thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:

* Trường hợp 1: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0.

Tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn Tại đây các sử

dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh

nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn đểtài trợ vào phần chênh lệch

Trang 33

Giải pháp trong trường hợp này là nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho vàgiảm các khoản phải thu khách hàng.

* Trường hợp 2: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên <0.

Tức là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụngngắn hạn của doanh nghiệp Khi đó doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắnhạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có mối liên hệ với vốn lưu động thườngxuyên: Vốn bằng tiền = VLĐ thường xuyên - Nhu cầu VLĐ thường xuyên

1.4.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn tồn tại những khoản

nợ phải thu và phải trả nên việc nợ nẫn lẫn nhau là bình thường.Tuy nhiên,nếu để tỉnh trạng nợ nần dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau sẽ dẫn đến hậu quảmột số doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản Đây làhiện tượng không tốt vừa vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính vừa viphạm pháp luật của Nhà nước Để không bị rơi vào tình trạng trên, gây ảnhhưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh cần phải thường xuyên phân tíchtình hình thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biển động của cáckhoản phải thu, các khoản phải trả, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đình trệtrong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, dảmbảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

1.4.4.1 Phân tích các khoản phải thu

Các khoàn phải thu của doanh nghiệp bao nghiệp bao gồm: nợ phải thu, tạmứng, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, ngắn hạn Khi phân tích các khoànphải thu thì cần phải:

 So sánh tổng giá trị các khỏan phải thu và giá trị từng khoản phải thu giữacuối kỳ so với đầu năm để thấy được sự tiến bộ trong việc thu hồi công nợ

 Tính chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổngnguồn vốn Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn huy động được thì

có bao nhiêu phần trăm (%) vốn thực chất không tham gia hoạt động sảnxuất kinh doanh, phản ánh mức độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp

Trang 34

Nếu tỷ lệ này tăng lên đó là biểu hiện không tốt đối với tình hình thanhtoán của doanh nghiệp.

Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thuvà tổng nguồn vốn= Tổng giátrị các khoản phảithu

Tuyệt đối

Tương đối

1 Phải thu của khách hàng

2 Trả trước cho người bán

3.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực

thuộc

4 Phải thu khác

5 Dự phòng phải thu khó đòi

6 Các khoản phải thu

7 Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ giữa tổng các khoản phải

thu trên tổng nguồn vốn

1.4.4.2 Phân tích các khoản phải trả

Để phân tích các khoản nợ phải trả trước hết:

 So sánh tổng số nợ phải trả, từng các khoản nợ phải trả đầu năm và cuốinăm, để thấy khái quát tình hình chi trả công nợ

 Tinh ra chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tàisản của doanh nghiệp Nếu hệ số nợ tăng lên, mức độ cần thanh toántăng điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Hệ số nợ= Tổng số nợ phải trả

Tổng số tài sản ×100 %

Bảng 6 : Bảng phân tích các khoản nợ phải trả đầu năm- cuối năm

Trang 35

CHỈ TIÊU Cuối năm

Đầu

Tuyệt đối

Tương đối

1 Nợ phải trả

- Phải trả người bán

- Người mua trả tiền trước

- Thuế và các khoản phải nộp

1.4.4.3 Phân tích các hệ số khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp củakhả năng thanh toán Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản củadoanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả hay không Nếu doanhnghiệp có khả năng thanh toán thì tình hình tài chính là khả quan và ngược lạikhả năng thanh toán thấp thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp đanggặp khó khăn Khi phân tích khả năng thanh toán cần phải tiến hành phân tíchnhu cầu thanh toán, sau đó tiến hành phân tích khả năng thanh toán của doanhnghiệp

Khi phân tích cần dựa vào các tài liệu hạch toán liên quan, tiến hành sắp xếpcác chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định Với nhu cầu thanh toán cácchỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương (thanh toán ngay, chưa cầnthanh toán ngay) Còn đối với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu lại đượcxếp theo khả năng huy động (huy động ngay, huy động trong thời gian tới)

Khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản màdoanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng số nợ phải trả:

Trang 36

Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản

Nợ phải trảChi tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo các khoản nợ phải trả bằng tài sản củadoanh nghiệp Nếu hệ số này dần tới 1 là báo hiệu sự phá sản của doanhnghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu mất hầu như toàn bộ, tổng số tài sản hiện có(TSNH, TSDH) không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán

Khi phân tích khả năng thanh toán cần lưu lý rằng, để đánh giá khả thanh toáncủa doanh nghiệp có khả quan hay không cần thiết phải so sánh các hệ sốthanh toán của doanh nghiệp với mức độ trung bình trong ngành cũng như cácchỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của các doanh nghiệp khác trong ngành

Khả năng thanh ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnCho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài sản ngắn hạnnhư tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợngắn hạn của mình Một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồngTSNH hoặc có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để chi trả cho các khoản nợngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời càng lớn thì khả năng thanh toán nợngắn hạn càng cao và ngược lại Nếu hệ số này < 1 thì doanh nghiệp không đủkhả năng thanh toán nợ ngắn hạn.Tỷ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặcbằng 2 chứng tỏ sự bình thường trong họat động tài chính của doanh nghiệp.Khi tỷ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm vàcũng là dấu hiệu báo trước những khó khan tài chính tiềm tàng có khả năngkhông trả được các khoản nợ khi đáo hạn.Tuy nhiên, điều này không có nghĩa

là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn

Tuy nhiên khi tỷ số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quánhiều vào tài sản ngắn hạn hay việc quản lý tài sản ngắn hạn của doanh nghiệpkhông hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phảiđòi do đó có thể giảm lợi nhuận của doanh nghiệp

Khả năng thanh toán nhanh

Trang 37

Hệ số thanh toán nhanh = TSNH – Hàng tồn kho

Nợ ngắn hạnChỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền vàcác khoản tương đương tiền để đảm bảo thanh toán nhanh cho một đồng nợtrong kỳ Đồng thời tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tàisản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàngtồn kho hay không Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiệnhành.Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả nănghoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận.Ngoài ra, nếu

tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa làtài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.Cáccửa hàng bán lẻ là những ví dụ điển hình của trường hợp này

Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu Hệ số thanh toán nhanh, thường không tính đến hàngtồn kho, bởi vì hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp

Khi phân tích thường sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá khảnăng thanh toán của doanh nghiệp là khả quan hay khả quan Việc so sánhđược thực hiện bằng cách so sánh chi tiêu cuối kỳ so với đầu năm, so sánh vớimức trung bình trong ngành hay so sánh với chỉ tiêu của các doanh nghiệpkhác trong ngành

Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời =

Các khoản tiền và tương

đương tiềnTổng số nợ ngắn hạnDoanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tươngđương tiền để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh khảnăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thểchuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu được các chủ

nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khảnăng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không Tuy nhiên cần lưu ýrằng nếu hệ số này quá cao cho thấy doanh nghiệp đang có một lượng lớnbằng tiền nhàn rỗi, gây lãng phí, ứ đọng vốn, giảm vòng quay của vốn và cũngkhông phải khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thời điểmphân tích Nhưng nếu có những khoản nợ đến hạn và quá hạn thì cần xem tại

Trang 38

sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi doanhnghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh.

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền đểthanh toán trực tiếp cho một đồng nợ, chỉ tiêu này cũng đo lường khả năngthanh toán nhưng ở mức độ nghiêm ngặt hơn ở vốn bằng tiền, vì vậy nó chỉthích hợp và sử dụng trong nền tài chính khoẻ mạnh Thực tế cho thấy nếu chỉtiêu này tính ra mà lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt vì sẽ gây ứđọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán

Khả năng thanh toán lãi vay

Tỷ số thanh toán lãi vay là tỷ lệ giữa tổng số lợi nhuận trước thuế và lãivay trên tổng chi phí lãi vay

Hệ số khả năng thanh

Lợi nhuận trước thuế + lãi

vayChi phí lãi vay

Hệ số này cho biết một công ty có khả năng đáp ứng được nghĩa vụ trả

nợ lãi của nó đến mức nào Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khảnăng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn Tỷ lệ trảlãi thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong hoạt động kinh tế

có thể làm giảm EBIT( lợi nhuận trước thuế và lãi vay ) xuống dưới mức nợlãi mà công ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ

Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếunhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng củamình, hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trảlãi vay

Bảng 7: Bảng phân tích các hệ số khả năng thanh toán năm 2021-2022

So sánh

Trang 39

1.4.5 Phân tích khả năng sinh lời

1.4.5.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS )

Lợi nhuận sau thuếDoanh thu huần

Chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ (ROS) phản ánh mức sinh lời trên doanh thu.

Chỉ tiêu này rất đáng quan tâm nhưng nó sẽ có ý nghĩa hơn nếu chúng ta sosánh nó với mức lợi tức sau thuế của năm trước

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận Về

lý thuyết, những doanh nghiệp có biên lợinhuận( doanh lợi tiêu thụ ) cao cóthể tồn tại vững vàng trong bối cảnh chi phí leo thang Ngược lại, nhữngdoanh nghiệp có biên lợi nhuận thấp chỉ có thể tăng lợi nhuận bằng cách đẩymạnh doanh thu Khi gặp đợt gia tăng chi phí, những doanh nghiệp này sẽ rấtkhó khăn Như vậy, việc theo dõi biên lợi nhuận theo thời gian không chỉ giúpnhà quản lý chủ động ứng phó với cơ hội và nguy cơ từ thị trường, mà còngiúp nhà đầu tư tránh những nhận định cảm tính để nhận diện được nhữngdoanh nghiệp có tiềm lực trong cơn bão giá

1.4.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA )

ROA =

Tổng lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân

Trang 40

Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quantâm đến cấu trúc tài chính.Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồnglợi nhuận từ một đồng tài sản

1.4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )

ROE =

Tổng lợi nhuận sau thuếVốn chủ sở hữu bình quânCho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợinhuận.Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh Ngoài ra, nó còn phụthuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty Để so sánh chính xác, cần sosánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành,hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành

Bảng 8: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuân trên vốn chủ sở hữu năm

1.4.6 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn

1.4.6.1 Hiệu suất sử dụng tài sản

Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện về hiệu quả sử dụng TS của DN,

nó cho ta thấy tính hợp lý trong việc phân bổ vốn, trình độ quản lý TS của DN

Hiệu suất sử dụng tài sản= Doanhthuthuần

Tổngtài sản bìnhquân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản bình quân sử dụng trong kỳ mang lạibao nhiêu đồng doanh thu, nếu tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn

Ngày đăng: 14/02/2024, 14:51

w