Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt NamNghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam” là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và
trích dẫn sử dụng của Luận án hoàn toàn thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy,
có nguồn gốc rõ ràng và được xử lý trung thực, khách quan Kết quả nghiên cứukhông trùng với các công trình khoa học khác đã công bố
Hà Nội, ngày … tháng 01 năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Hải Lộc
Trang 4Nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Xâydựng Hà Nội, Phòng Quản lý Đào tạo, Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, các thầygiáo, cô giáo trong Bộ môn Quản lý dự án và pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi vàgiúp đỡ để Nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.
Bên cạnh đó, Nghiên cứu sinh xin trân trọng cám ơn các nhà khoa học, cácchuyên gia, bạn bè đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp nghiên cứusinh kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh nội dung luận án
Nghiên cứu sinh xin chân thành cám ơn gia đình, người thân đã luôn đồnghành hỗ trợ về mặt tinh thần, động viên và chia sẻ những khó khăn trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn./
Tác giả
Nguyễn Hải Lộc
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và mục tiêu của luận án 3
2.1 Mục đích 3
2.2 Mục tiêu 3
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Cách tiếp cận, trình tự và phương pháp nghiên cứu của luận án 4
4.1 Cách tiếp cận, giả thuyết và trình tự các bước nghiên cứu của luận án 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án 6
5 Cơ sở khoa học của nghiên cứu 6
6 Đóng góp mới của luận án 7
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
8 Kết cấu của luận án 8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ 9
1.1 Các chủ đề chính liên quan đến vấn đề quản lý dự án định hướng giá trị đối với
các dự án đầu tư xây dựng 9
1.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.10 1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng 10
1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước về nâng cao/cải tiến giá trị dự án đầu tư xây dựng .12
1.2.3 Nghiên cứu ngoài nước về phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng .15
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu .17
Trang 61.3.1 Nghiên cứu trong nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng 17
1.3.2 Nghiên cứu trong nước về nâng cao/cải tiến giá trị dự án đầu tư xây dựng .23
1.3.3 Nghiên cứu trong nước về các phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng…… 27
1.4 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.28 1.4.1 Khoảng trống nghiên cứu 28
1.4.2 Định hướng mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .29
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ VÀ KHUNG LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN 30
2.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng, giá trị dự án đầu tư xây dựng 30
2.1.1.Dự án, dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng 30
2.1.2.Giá trị, hệ giá trị dự án đầu tư xây dựng 37
2.1.3.Giá trị dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quan điểm của đề
tài luận án 40
2.2 Cơ sở lý luận về phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng 43
2.2.1.Tổng quan về phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng 43
2.2.2.Phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Thi công 43
2.2.3.Phương thức Thiết kế - Xây dựng 44
2.2.4.Phương thức Triển khai dự án tích hợp 45
2.3 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị 47
2.3.1.Quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị theo quan điểm đề tài
47
2.3.2.Các nguyên tắc của quản lý dự án định hướng giá trị 49
2.3.3.Đặc điểm và yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị
đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam 51
2.3.4.Kỹ thuật quản lý giá trị trong dự án đầu tư xây dựng 54
2.3.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai quản lý dự án định hướng giá trị 57
2.3.6.Một số công cụ và kỹ thuật hỗ trợ quản lý dự án định hướng giá trị 59
2.4 Cơ sở lý luận về quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng 63
2.4.1.Khái niệm, phân loại và vai trò của tri thức trong dự án đầu tư xây dựng .63
2.4.2.Khái niệm quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng 64
Trang 72.4.3.Nội dung quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng 64 2.5 Khung lý thuyết về quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xâydựng… 67 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠIVIỆTNAM DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ 693.1 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam xem xét dưới góc độquản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án nói chung 69 3.1.1.Thực trạng triển khai các kỹ thuật quản lý giá trị trong các dự án 70 3.1.2.Tìm hiểu thực trạng triển khai các kỹ thuật quản lý giá trị thông qua một số dựán
điển hình 713.1.3.Đánh giá chung về thực trạng tổng quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam xem xét dưới góc độ quản lý dự án định hướng giá trị 723.2 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Namxem xét dưới góc độ quản lý dự án định hướng giá trị 73 3.2.1.Mục tiêu của khảo sát tìm hiểu thực trạng 73 3.2.2.Thu thập và phân tích dữ liệu thông qua bảng hỏi khảo sát 73 3.2.3.Thực trạng về quan điểm về giá trị dự án đầu tư xây dựng của các chuyên gia trong các dự án sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 773.2.4.Thực trạng các hoạt động về giá trị dự án được thực hiện trong các dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 793.2.5.Thực trạng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp để đảm bảo/nâng cao giá trị
dự án đã được sử dụng trong thực tế 823.2.6.Thực trạng các phương thức triển khai dự án được sử dụng và ảnh hưởng đếnquản lý dự án định hướng giá trị 863.3 Thực trạng các quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụngvốn Nhà nước tại Việt Nam trên góc độ quản lý dự án định hướng giá trị 87 3.3.1.Hệ thống quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các chủ đề phân tích trên góc độ quản lý dự án định hướng giá trị 873.3.2.Thực trạng các quy định pháp luật dưới góc độ tạo môi trường pháp lý cho quản lý dự án định hướng giá trị 903.4 Đánh giá mức độ sẵn sàng, thuận lợi và khó khăn đối với việc áp dụng quản lý dự
án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam 106
Trang 83.4.1.Đánh giá mức độ sẵn sàng đối với việc áp dụng quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 106 3.4.2.Các thuận lợi, tồn tại và khó khăn khi áp dụng quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 109 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐỊNH HƯỚNG GIÁTRỊ CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚCTẠI VIỆT NAM 1124.1 Bối cảnh của hoạt động quản lý dự án hiện nay, trong thời gian tới và địnhhướng giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 112 4.1.1.Xu hướng đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay và giai đoạn tiếp theo 1124.1.2.Sự thay đổi về quan niệm giá trị dự án trong bối cảnh mới 113 4.1.3.Sự chuyển đổi sang nền công nghiệp 4.0 của ngành xây dựng 114 4.1.4.Định hướng đề xuất giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 1154.2 Xây dựng giải pháp tổng quát quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự ánđầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam 116 4.2.1.Tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động quản lý dự án định hướng giá trị1174.2.2.Giải pháp xác định yếu tố môi trường cho quản lý dự án định hướng giátrị…… 1194.2.3.Giải pháp xác định Hệ giá trị cho dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhànước 122
4.2.4.Giải pháp xác định các thời điểm phù hợp triển khai quản lý dự án định hướnggiá
trị 127
4.2.5.Giải pháp tổ chức các hội thảo quản lý giá trị 128 4.2.6.Đề xuất quy trình ra quyết định trong quản lý dự án định hướng giá trị .1304.3 Giải pháp cụ thể xác định các thời điểm cứng triển khai quản lý dự án địnhhướng giá trị trong dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo các phươngthức triển khai dự án khác nhau 131 4.3.1.Đối với dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Thi công 131
Trang 94.3.2.Đối với dự án triển khai theo phương thức Thiết kế - Thi công 135
4.4 Một số giải pháp hỗ trợ triển khai quản lý dự án định hướng giá trị 136
4.4.1 Giải pháp sử dụng mô hình thông tin công trình hỗ trợ triển khai các phiên hội
thảo quản lý giá trị 136
4.4.2.Giải pháp huy động tri thức hỗ trợ quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 141
4.4.3.Giải pháp thúc đẩy để triển khai quản lý dự án định hướng giá trị trong các dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 142
4.5 Kiến nghị 144
KẾT LUẬN 148
1 Kết quả và đóng góp của luận án 148
a Đóng góp mới về mặt lý luận 148
b Đóng góp mới về mặt thực tiễn 149
2 Những hạn chế của nghiên cứu 149
3 Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓLIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC Phụ lục 01: Xác định các chủ đề nghiên cứu chính liên quan đến vấn đề quản lý dự án định hướng giá trị phục vụ nghiên cứu tổng quan của Luận án PL1 Phụ lục 02: So sánh giữa các phương thức triển khai dự án PL4 Phụ lục 03: Một số hoạt động định hướng giá trị được triển khai trong một số dự án được cung cấp thông tin PL7 Phụ lục 04: Phiếu khảo sát thực trạng PL9 Phụ lục 05: So sánh quan điểm về giá trị DAĐTXD công trình dân dụng sử dụng VNN của các nhóm chuyên gia tham gia khảo sát PL18
Phụ lục 06: So sánh Thực trạng các hoạt động đảm bảo/nâng cao giá trị dự án trong các DA ĐTXD công trình dân dụng sử dụng VNN nhận thức bởi các nhóm chuyên gia tham gia khảo sát PL20
Trang 10Phụ lục 07: Kết quả khảo sát về thực trạng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp đểđảm bảo/nâng cao giá trị dự án đã được sử dụng trong thực tế theo các nhóm đốitượng PL23 Phụ lục 08: Các quy định pháp luật chính về quản lý dự án ĐTXD nhóm theo nộidung PL25 Phụ lục 09 Các câu hỏi nghiên cứu để đánh giá thực trạng các quy định pháp luậtdưới góc độ tạo môi trường pháp lý cho QLDAGT trong các dự án sử dụng vốn nhànước PL27 Phụ
lục 10 Đánh giá quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng dưới góc độ tạo môitrường pháp lý cho quản lý dự án định hướng giá trị PL30 Phụ
lục 11: Đánh giá quy định pháp luật về đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trươngđầu tư dự án dưới góc độ tạo môi trường pháp lý cho QLDAGT PL31 Phụ
lục 12: Đánh giá quy định pháp luật về đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án dướigóc độ tạo môi trường pháp lý cho QLDAGT PL32 Phụ lục 13 Thông tin chính về các loại thiết kế xây dựng PL33Phụ lục 14 Đánh giá quy định pháp luật về thiết kế xây dựng dưới góc độ tạo môitrường pháp lý cho QLDAGT PL34 Phụ lục 15: Đánh giá tổng hợp quy định pháp luật dưới góc độ tạo môi trường pháp
lý cho quản lý dự án định hướng giá trị PL36 Phụ lục 16: Các quy định thực hiện nâng cao giá trị DAĐTXD PL38Phụ
lục 17: Kết quả đánh giá mức độ sẵn sàng của ngành xây dựng Việt Nam đối với việc áp dụng quản lý dự án định hướng giá trị trong các DAĐTXD sử dụng vốnnhànước PL39 Phụ lục 18: Yêu cầu đối với các nhân sự chính tham gia đội ngũ quản lý dự án địnhhướng giá trị PL43 Phụ lục 19: Thời điểm mềm tổ chức nghiên cứu VMW theo gợi ý của PMI PL47
Trang 11DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
AHP Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process)AN-QP An ninh, quốc phòng
BCKTKT Báo cáo kinh tế kỹ thuật
BCNCKT Báo cáo nghiên cứu khả thi
BCNCTKT Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
BCR Tỷ suất lợi ích – chi phí (Benefit Cost Ratio)
DAĐTXD Dự án đầu tư xây dựng
DB Phương thức triển khai dự án thiết kế - thi công (Design – Build)DBB
ĐCTK
Phương thức triển khai dự án thiết kế, đấu thầu, thi công (Design– Bid – Build)
Điều chỉnh thiết kếĐNCGT Đội nghiên cứu quản lý giá trị
ĐPV Điều phối viên các hội thảo quản lý giá trị (Facilitator)
EBCR Tỷ suất lợi ích – chi phí kinh tế
EIRR Suất thu lợi nội tại kinh tế
ENPV Giá trị hiện tại ròng kinh tế
EPC Hợp đồng tổng thầu thiết kế - mua sắm – thi công (Engineering,
Procurement and Construction)EVM Công cụ quản lý giá trị thu được (Earned Value Management)
Trang 12FAST Kỹ thuật phân tích chức năng hệ thống (Funtional Analysis
System Technique)FEED Thiết kế kỹ thuật tổng thể
GĐQLDA Giám đốc Quản lý dự án (Project Manager)
GĐQLGT Giám đốc Quản lý giá trị (Value Manager)
IDP Quy trình Thiết kế tích hợp (Integrated Design Process)
IPD Triển khai dự án tích hợp (Integrated Project Delivery)
IRR Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return)
ITOE Mô hình Tiến bộ khoa học kỹ thuật – Công nghệ – Tổ chức –
Môi trườngKTXH Kinh tế xã hội
LC Xây dựng tinh gọn (Lean Construction)
NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)
NSNN Ngân sách nhà nước
PESTEL Mô hình Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội, Công nghệ, Môi
trường và Pháp luật (Political, Economic, Social,Technological, Environmental and Legal)
PMBOK Tài liệu “Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án” của
Viện quản lý dự án quốc tếPMI Viện quản lý dự án quốc tế (Project Management Institute)PPP
RC Hợp đồng quan hệ đối tác (Relational Contract)
TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công
TKCS Thiết kế cơ sở
Trang 13TKKT Thiết kế kỹ thuật
TOE Mô hình Công nghệ - Tổ chức và Môi trường (Technology,
Organisation and Environment)TVD Thiết kế định hướng giá trị mục tiêu (Target Value Design)
VA Phân tích giá trị (Value Analysis)
VE Kỹ thuật giá trị (Value Engineering)
VM Kỹ thuật Quản lý giá trị (Value Management)
VMW Hội thảo Quản lý giá trị (Value Management Workshop)
Trang 14DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Quá trình quản lý giá trị nói chung 56Bảng 3.1 Quan điểm của các chuyên gia tham gia khảo sát về giá trị DA ĐTXD
công trình dân dụng sử dụng VNN 77Bảng 3.2 Thực trạng các hoạt động đảm bảo/nâng cao giá trị dự án được thực hiện trong các DA ĐTXD công trình dân dụng sử dụng VNN ở Việt Nam 80Bảng 3.3 Kết quả khảo sát về thực trạng các công cụ, kỹ thuật, phương pháp để đảmbảo/nâng cao giá trị dự án đã được sử dụng trong thực tế 83Bảng 3.4 Kết quả khảo sát về các phương thức triển khai dự án được sử dụng trong thực tế 86Bảng 4.1 Khung phân công nhiệm vụ cho các loại nhân sự tham gia hoạt động quản
lý dự án định hướng giá trị 118Bảng 4.2: Các tiêu chí thể hiện hệ giá trị của DAĐTXD dân dụng sử dụng VNN 124
Trang 15DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Trình tự các bước nghiên cứu của luận án 5
Hình 2.1 Quan hệ giữa các bên trong phương thức DBB 44
Hình 2.2 Quan hệ giữa các bên trong phương thức DB 45
Hình 2.3 Sơ đồ mô tả sự tích hợp các bên tham gia dự án 46
Hình 2.4 Các nguyên tắc của quản lý dự án định hướng giá trị 49
Hình 2.5 Các cơ hội quản lý giá trị (RIBA) 55
Hình 2.6 Các phương thức hình thành tri thức mới 65
Hình 2.7 Các cơ hội quản lý giá trị 68
Hình 2.8 Khung tổng quát tổ chức VMW 68
Hình 2.9 Khung lý thuyết nghiên cứu QLDAGT 68
Hình 3.1 Các bước thiết lập Bảng hỏi khảo sát, xử lý dữ liệu 74
Hình 3.2: Mẫu khảo sát phân theo trình độ 75
Hình 3.3: Mẫu khảo sát phân theo số năm kinh nghiệm 75
Hình 3.4: Mẫu khảo sát phân theo loại hình đơn vị của người tham gia 76
Hình 3.5: Mẫu khảo sát phân theo khu vực người tham gia 77
Hình 3.6 Mô hình TOE 106
Hình 3.7 Mô hình ITOE 108
Hình 3.8 Mức độ sẵn sàng của các DAĐTXD sử dụng VNN đối với việc áp dụng quản lý dự án định hướng giá trị 109
Hình 4.1 Giải pháp tổng quát quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam 116
Hình 4.2 Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động QLDAGT 120
Hình 4.3 Tổ chức hội thảo quản lý giá trị 129
Hình 4.4 Ra quyết định trong QLDAGT tại các thời điểm cứng 130
Hình 4.5 Ra quyết định trong QLDAGT tại các thời điểm mềm 131
Hình 4.6 Xác định các thời điểm triển khai VMW trong giai đoạn chuẩn bị dự án của dự án triển khai theo phương thức DBB 132
Hình 4.7 Xác định các thời điểm VMW trong giai đoạn thực hiện cho dự án triển khai theo phương thức DBB không lập BCKTKT ĐTXD 134
Hình 4.8 Xác định các thời điểm VMW trong giai đoạn thực hiện cho dự án triển khai theo phương thức DBB và lập BCKTKT ĐTXD 134
Trang 16Hình 4.9 Xác định các thời điểm cứng triển khai VMW cho dự án không lập
BCKTKT ĐTXD triển khai theo phương thức DBB 134Hình 4.10 Xác định các thời điểm cứng triển khai VMW cho dự án lập BCKTKT ĐTXD triển khai theo phương thức DBB 135Hình 4.11 Xác định các thời điểm cứng triển khai VMW cho dự án triển khai theo phương thức DB sử dụng hợp đồng EPC 136Hình 4.12 Xác định các thời điểm cứng triển khai VMW cho dự án triển khai theo phương thức DB sử dụng hợp đồng EC 136Hình 4.13 Khung tổng quát triển khai QLDAGT sử dụng BIM cho toàn bộ dự án 137Hình 4.14 Khung chi tiết triển khai các VMW trên nền tảng BIM 137Hình 4.15 Khung triển khai QLDAGT trên nền tảng BIM 139Hình 4.16 Khung triển khai QLDAGT trên nền tảng BIM cho DAĐTXD không lậpBCKTKT triển khai theo phương thức DBB 139Hình 4.17 Khung triển khai QLDAGT trên nền tảng BIM cho DAĐTXD lập
BCKTKT triển khai theo phương thức DBB 140Hình 4.18 Khung triển khai QLDAGT trên nền tảng BIM cho DAĐTXD không lậpBCKTKT triển khai theo phương thức DB 140Hình 4.19 Mô hình huy động tri thức trong hoạt động QLDAGT 141
Trang 171 Tính cấp thiết của đề tài MỞ ĐẦU
Trang 18Công nghiệp xây dựng có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, ViệtNam là một quốc gia đang phát triển, đầu tư xây dựng (ĐTXD) rất lớn, do đó, cónhiều dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD), sử dụng các nguồn vốn khác nhau Trong
đó, các dự án sử dụng vốn nhà nước (VNN) chiếm tỷ lệ đáng kể Yêu cầu sử dụnghiệu quả nguồn vốn này luôn là sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước(QLNN), cũng như hoạt động quản lý của chủ đầu tư (CĐT) và các bên tham gia
Các DAĐTXD sử dụng VNN, cũng như các DAĐTXD sử dụng vốn khác,khi hình thành đều xác định rõ mục đích, mục tiêu cụ thể về công năng, hiệu quảkinh tế
- xã hội (KTXH), môi trường, tài chính, an ninh - quốc phòng (AN-QP), v.v…,được phê duyệt và phải đạt được khi hoàn thành Pháp luật quy định rõ việc sử dụng
vốn đầu tư công (VĐTC) phải bảo đảm chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và không
để thất thoát, lãng phí Về nguyên tắc, việc quản lý các dự án phải tuân thủ yêu cầu
trên Dù vậy, vẫn xảy ra nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến mục đích, mục tiêu đầu
tư, gây lãng phí nguồn lực Thực tế cho thấy, có dự án khi phê duyệt đôi khi chưađược khảo sát, nghiên cứu kỹ, bỏ sót phương án đáng giá; lựa chọn giải pháp thiết
kế, sử dụng vật liệu và thiết bị chưa tối ưu cả trong thi công Ở nhiều dự án, thờigian thực hiện dài hoặc kéo dài, dẫn đến hồ sơ thiết kế ban đầu khi đưa vào thi công
bị lạc hậu, kém phù hợp, gây khó khăn cho vận hành, bảo trì Như vậy, đã cókhoảng cách nhất định giữa kỳ vọng và kết quả đạt được của một số dự án, đặc biệt
là các dự án lớn và phức tạp sử dụng VNN, đây là vấn đề cần được giải quyết
Những vấn đề kể trên không chỉ xảy ra tại Việt Nam, mà cũng đã và đangxảy ra ở nhiều quốc gia khác, kể cả các nước phát triển Để giải quyết các vấn đềtrên, trên bình diện quốc tế, có nhiều nghiên cứu chú trọng đến việc đảm bảo giá trị
dự án đã được tiến hành, dẫn đường cho các giải pháp áp dụng trong thực tiễn, như:Thiết kế theo giá trị mục tiêu (Target Value Design - TVD), kỹ thuật đảm bảo/nângcao tính dễ xây dựng/khả năng thi công (Constructability), kỹ thuật giá trị (ValueEngineering - VE), kỹ thuật quản lý giá trị (Value Management -VM), hay phươngthức triển khai dự án tích hợp (Integrated Project Delivery - IPD), v.v Các nghiêncứu đều đề cập đến việc tìm kiếm các giải pháp có thể đưa đến được kết quả tối ưu
Trang 19mà không làm thay đổi chi phí hoặc các điều kiện khác của dự án, hoặc tìm cáchgiảm chi phí mà vẫn giữ nguyên được kết quả, thông qua việc ra quyết định dựa trênviệc huy động tri thức Xu thế này đã bắt đầu được tiếp nhận ở Việt Nam, thể hiệnqua một số nghiên cứu cũng như các hoạt động sử dụng kỹ thuật VM, VE.
Kết quả áp dụng kỹ thuật VM, VE đã giúp giải quyết một số vấn đề về giá trịcủa dự án, tuy nhiên, chúng mới chỉ được xem xét rời rạc ở một số thời điểm nhấtđịnh, chủ yếu dựa vào nhóm các chuyên gia tham gia vào một vài thời điểm trongquá trình ĐTXD Dù các thời điểm nói trên là quan trọng, nhưng cách tiếp cận hiệnnay chưa đảm bảo được các DAĐTXD, vốn có nhiều vấn đề liên tục nảy sinh khixem xét đến việc đảm bảo và/hoặc nâng cao giá trị Do đó, cần có cách tiếp cận tổngthể và toàn diện để giải quyết, cách tiếp cận này, được đặt tên là “Quản lý dự án
định hướng giá trị” sẽ là một lựa chọn cho các nhà quản lý dự án (QLDA) Quản lý
dự án định hướng giá trị là cách tiếp cận mới, tích hợp và phát triển QLDA theo
quy định hiện tại với cơ sở lý luận và thực tiễn của VE, VM để tìm ra các cơ hộinâng cao giá trị cho dự án Điểm mới của cách tiếp cận này so với việc sử dụng các
kỹ thuật VE, VM ở chỗ, nó không chỉ đơn thuần là việc sử dụng các kỹ thuật nóitrên tại các thời điểm rời rạc, mà chú trọng xem xét một cách toàn diện theo suốtquá trình triển khai nhằm đảm bảo không bỏ sót các thời điểm có cơ hội nâng caogiá trị, với một hệ giá trị được xác định và thống nhất Cách tiếp cận này sẽ tạo điềukiện thuận lợi để sử dụng các công cụ, kỹ thuật phù hợp cho đề xuất giải pháp, raquyết định hỗ trợ QLDA có hiệu quả hơn
Các DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam chịu sự điều chỉnh chặt chẽ bởimột hệ thống quy định pháp luật Dù các dự án này đã có hệ giá trị xác định, đượckhẳng định thông qua các bước lập, thẩm định, phê duyệt, nhưng quá trình ĐTXD
bị phân mảnh do quản lý rời rạc của chủ thể QLDA và chủ thể sử dụng, các đơn vịtham gia dự án cũng thường chỉ tham gia vào một hoặc hai hoạt động chính, nênviệc quản lý hệ giá trị này chưa hình thành được một hệ thống tổng thể và toàn diệnxuyên suốt dự án Mặt khác, cách hiểu và quan niệm về giá trị dự án và các địnhhướng đảm bảo/nâng cao giá trị cho các DAĐTXD của các chủ thể khác nhau, chưa
rõ ràng, nhất quán đưa đến những khó khăn cho triển khai thực hiện để đem lại kếtquả tích cực Thực tiễn cho thấy, cách tiếp cận hiện tại chưa giải quyết được triệt đểvấn đề nói trên, do đó, Quản lý dự án định hướng giá trị là một lựa chọn phù hợp
Trang 20Từ đó, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra: (1) Quản lý dự án đầu tư xây dựngđịnh hướng giá trị thực chất là gì? (2) Các dự án đầu tư xây dựng công trình dândụng sử dụng VNN có những đặc điểm gì gắn với các thuận lợi và khó khăn khitriển khai quản lý dự án định hướng giá trị? (3) Triển khai quản lý dự án định hướnggiá trị trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng VNN tại Việt Nam như thế nào?
Luận án “Nghiên cứu giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho dự án đầu
tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam” được triển khai để trả lời câu
hỏi nghiên cứu trên, do đó, Luận án có tính cấp thiết trong thời điểm hiện nay
2 Mục đích và mục tiêu của luận án
2.1 Mục đích
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm xây dựng giải pháp triển khai quản
lý dự án định hướng giá trị phù hợp điều kiện Việt Nam để cung cấp cho cá nhân và
tổ chức quản lý DAĐTXD sử dụng VNN để quản lý dự án tốt hơn
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động QLDA ĐTXD của chủ đầu tư, đại diện của chủ đầu tư hoặc đơn
vị được chủ đầu tư ủy quyền
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về loại hình dự án: Luận án nghiên cứu các DAĐTXD công trình dân dụng
sử dụng VNN tại Việt Nam, bao gồm tất cả các nhóm dự án theo quy định pháp luậthiện hành, số liệu thực trạng thu thập được và các nội dung khảo sát tập trung vàocác loại và các đối tượng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các dự án này; Luận ántập trung nghiên cứu các dự án được triển khai theo các phương thức Thiết kế - Đấuthầu – Thi công và Thiết kế - Thi công;
- Không gian, thời gian: Các dự án ĐTXD công trình dân dụng sử dụng VNN
Trang 21được triển khai trong giai đoạn khoảng từ năm 2016 đến 2022 tại Việt Nam;
- Chủ thể nghiên cứu: Dưới góc độ là chủ đầu tư các dự án ĐTXD theo quyđịnh pháp luật hiện hành hoặc các đơn vị có vai trò tương đương, là các chủ thể cóquyền và nghĩa vụ tổ chức triển khai dự án và ra các quyết định có liên quan
4 Cách tiếp cận, trình tự và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cách tiếp cận, giả thuyết và trình tự các bước nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiêncứu được đặt ra là “Việc tích hợp toàn diện và mở rộng ứng dụng các kỹ thuật quản
lý giá trị vào QLDA trong suốt các giai đoạn triển khai DAĐTXD sử dụng VNN sẽđem lại một giải pháp mới là một cách tiếp cận có hiệu quả hơn để QLDA, cách tiếpcận này cần xem xét các đặc điểm riêng và môi trường của dự án để đảm bảo sự phùhợp với yêu cầu thực tế”
Để đề xuất giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị (QLDAGT) cho cácDAĐTXD sử dụng VNN, Luận án sử dụng cách tiếp cận hỗn hợp giữa việc nghiêncứu lý thuyết, phân tích thực trạng và xây dựng mô hình Do khái niệm QLDAGTvẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi, vì vậy, cần làm rõ khái niệmnày trước cùng với việc phát triển một khung lý thuyết mô tả các nội dung lý luận
có liên quan đến QLDAGT để định hướng cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo.Khái niệm và khung lý thuyết được sử dụng để đánh giá, phân tích thực trạng côngtác QLDA trong các DAĐTXD sử dụng VNN nhằm đánh giá mức độ tiếp cận đếnQLDAGT trong các dự án này ở Việt Nam Các kết quả chính cần rút ra từ thựctrạng bao gồm quan điểm về giá trị, về đặc điểm quá trình triển khai DAĐTXD sửdụng VNN, đặc điểm của hoạt động QLDA xét trên quan điểm QLDAGT trong các
dự án thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, đặc điểm các đơn vị tham gia hoạt độngQLDA ĐTXD sử dụng VNN Do thực tế việc triển khai các giải pháp quản lý giá trịtrong các dự án đầu tư công khá hạn chế, nhưng đã có một số nghiên cứu đề cập đếnviệc triển khai quản lý giá trị trong các dự án sử dụng vốn khác, cần khảo sát làm rõ,đặc biệt là khối tư nhân đã tiếp cận đến QLDAGT như thế nào; rõ ràng là các tiến
bộ, bí quyết, cách thức làm việc có thể được trao đổi và học tập qua lại giữa các dự
án sử dụng VNN và vốn khác Giải pháp QLDAGT cho các DAĐTXD sử dụngVNN tổng quát và cụ thể sẽ được đề xuất dựa trên khái niệm và khung lý thuyết đãphát triển có xem xét đến các đặc điểm nói trên để đảm bảo sự phù hợp với yêu cầuthực tế Cuối
Trang 22cùng, các kiến nghị được đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cácgiải pháp đề xuất trong các DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam.
Cách tiếp cận trên được triển khai thông qua trình tự nghiên cứu như Sơ đồ
1 Bước 1, Nghiên cứu tổng quan để tìm ra khoảng trống nghiên cứu, xác định vấn
đề nghiên cứu của Luận án Ở Bước 2, xây dựng khái niệm “Quản lý dự án địnhhướng giá trị cho các DAĐTXD” Bước 3, xây dựng khung lý thuyết về QLDAGTcho các DAĐTXD để làm căn cứ tiến hành các bước tiếp theo Bước 4, phân tíchthực trạng hoạt động QLDAĐTXD, chú trọng vào các hoạt động định hướng giá trịtrong các DAĐTXD nhằm đánh giá mức độ tiếp cận đến QLDAGT ở Việt Namtrong các DAĐTXD nói chung và DAĐTXD sử dụng VNN nói riêng Bước 5 đượctiến hành để chỉ ra các đặc trưng của hoạt động QLDAĐTXD sử dụng VNN dướigóc độ QLDAGT, các bài học kinh nghiệm triển khai các hoạt động quả lý giá trịtrong các DAĐTXD ở Việt Nam, từ đó nhận dạng các thuận lợi, khó khăn đối vớiviệc triển khai QLDAGT ở các dự án này Trong Bước 6, Luận án đề xuất giải phápQLDAGT tổng quát và cụ thể cho các DAĐTXD sử dụng VNN Để tạo điều kiệnthuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp đề xuất trong các DAĐTXD sử dụng VNNtại Việt Nam, ở Bước 7, Luận án đề xuất các kiến nghị với các cơ quan có liên quannhư: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng, các Hiệp hội nghề nghiệp, v.v
Sơ đồ 1: Trình tự các bước nghiên cứu của luận án Nguồn: Tác giả đề xuất.
Trang 234.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, thừa nhận rằng sựtồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan trong trạng thái luônphát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác
Các phương pháp nghiên cứu sau được sử dụng để thực hiện Luận án:
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết, được sử dụng để sắp xếpcác tài liệu khoa học có liên quan đến chủ đề nghiên cứu thành một hệ thống logicchặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có chung dấuhiệu bản chất hoặc cùng hướng phát triển, từ đó việc tìm hiểu và tổng hợp các vấn
đề lý luận được dễ dàng hơn; Phương pháp này được sử dụng để triển khai cả phầnnội dung tổng quan nghiên cứu, cả phần cơ sở lý luận của Luận án
- Phương pháp chuyên gia, các chuyên gia được tham vấn nhiều vấn đề trongquá trình nghiên cứu, từ việc lựa chọn các từ khóa để tiến hành nghiên cứu tổngquan, lấy ý kiến về bảng hỏi, về các đề xuất giải pháp và kiến nghị; Chuyên giađược tham vấn trong quá trình thực hiện luận án bao gồm cả các nhà khoa học, cácnhà nghiên cứu và các chuyên gia tham gia các DAĐTXD dân dụng
- Điều tra xã hội học, phân tích thống kê mô tả, Bảng hỏi điều tra xã hội họcđược thiết kế và sử dụng để khảo sát thực trạng hoạt động QLDA ĐTXD sử dụngVNN ở Việt Nam dưới góc độ QLDAGT Dữ liệu được sử dụng để phân tích thựctrạng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, thôngtin thu thập được từ một số dự án thực tế để bổ trợ và hạn chế các thiên lệch có thể
có bắt nguồn từ phương pháp lấy mẫu thuận tiện khi triển khai điều tra xã hội học;Chi tiết về việc sử dụng phương pháp này được trình bày ở Chương 3 của Luận án
- Phương pháp suy luận Logic, được sử dụng để hỗ trợ việc đề xuất các giảipháp và kiến nghị của Luận án
5 Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Để triển khai Luận án, một số cơ sở khoa học sau đã được sử dụng:
- Cơ sở lý luận về QLDA ĐTXD, các phương thức triển khai dự án, các kỹ thuật giá trị, quản lý giá trị, công cụ hỗ trợ, lý thuyết hệ thống;
- Cơ sở pháp lý là quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và quản lý dự
án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước;
- Cơ sở thực tiễn: Các hoạt động triển khai, quản lý triển khai DAĐTXD sử
Trang 24dụng VNN tại Việt Nam cùng các hoạt động định hướng giá trị đã được thực hiện.
6 Đóng góp mới của luận án
Theo quan điểm của NCS, Luận án có một số đóng góp mới chính như sau:
- Đã xây dựng được cách tiếp cận mới trong QLDA, đó là quản lý dự án địnhhướng giá trị, trên cơ sở kế thừa và phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý
dự án đầu tư xây dựng, kỹ thuật giá trị và kỹ thuật quản lý giá trị Cách tiếp cận này
có thể áp dụng cho các dự án ĐTXD công trình dân dụng và cả các dự án loại khác.Cách tiếp cận này được làm rõ thông qua khái niệm đề xuất về quản lý dự án địnhhướng giá trị, năm nguyên tắc của quản lý dự án định hướng giá trị
- Đã chỉ ra được hệ giá trị tham khảo cho dự án ĐTXD công trình dân dụng,được chia ra hai nhóm là nhóm tiêu chí cốt lõi và nhóm tiêu chí bổ sung
- Đã đề xuất được giải pháp về Khung triển khai QLDAGT dựa trên nền tảngBIM trong DAĐTXD, đề xuất này được xây dựng trên khuôn khổ các dự án ĐTXD
sử dụng VNN ở Việt Nam Khi áp dụng vào các dự án loại khác, cần phải nghiêncứu vận dụng cho phù hợp
7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Đã bổ sung và tổng quát hóa cơ sở lý luận về quản lý dự
án và kỹ thuật quản lý giá trị trong DAĐTXD thành cơ sở lý luận về quản lý dự ánđịnh hướng giá trị; đã tích hợp và mở rộng các khái niệm có liên quan thành kháiniệm toàn diện hơn, đó là quản lý dự án định hướng giá trị; đã làm rõ được kháiniệm QLDAGT trong ngữ cảnh các DAĐTXD sử dụng VNN tại Việt Nam, đồngthời xây dựng được giải pháp để quản lý giá trị phù hợp và toàn diện cho cácDAĐTXD công trình dân dụng sử dụng VNN tại Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Đã làm rõ được thực trạng việc QLDA ĐTXD sử dụng
VNN ở Việt Nam, đánh giá dưới góc nhìn của QLDAGT Đã đề xuất được giảipháp triển khai QLDAGT cho các DAĐTXD công trình dân dụng sử dụng VNN tạiViệt Nam Đã chỉ rõ cách thức thông qua các giải pháp và kiến nghị để vượt qua cáckhó khăn, rào cản nhằm đảm bảo các giải pháp đề xuất có khả năng triển khai trongthực tế Các giải pháp đề xuất có thể tham khảo để vận dụng đối với một số loạihình dự án đầu tư xây dựng công trình khác
Trang 258 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm bốn chương, gồm:
- Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị;
- Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng định hướng giá trị và khung lý thuyết của luận án;
- Chương 3 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam dưới góc
độ quản lý dự án định hướng giá trị;
- Chương 4 Đề xuất giải pháp quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự ánđầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam
Trang 26CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỊNH
HƯỚNG GIÁ TRỊ1.1 Các chủ đề chính liên quan đến vấn đề quản lý dự án định hướng giá trị đối với các dự án đầu tư xây dựng
Để thực hiện nghiên cứu tổng quan, cần xác định được các chủ đề chính liênquan đến vấn đề QLDAGT đối với các DAĐTXD Các chủ đề này được xác địnhthông qua việc phân tích nguồn tài liệu có sẵn được thu thập nhờ việc tìm kiếm dữliệu sử dụng các từ khóa phù hợp với chủ đề nghiên cứu Quá trình xác định chủ đềchính được thể hiện chi tiết trong Phụ lục 01 (Trang PL1) Kết quả cho thấy, cácnhóm chủ đề nghiên cứu chính có liên quan đến vấn đề “Quản lý dự án đầu tư xâydựng định hướng giá trị” trong nước và quốc tế, như sau:
- Nhóm các chủ đề về QLDA ĐTXD và các nội dung của QLDA ĐTXD;
- Nhóm các chủ đề liên quan đến việc nâng cao/cải tiến giá trị choDAĐTXD, gồm các chủ đề về kỹ thuật VE hoặc VM trong DAĐTXD, các địnhhướng, công cụ, kỹ thuật hỗ trợ thực hiện, QLDA ĐTXD như TVD, xây dựng tinhgọn (Lean Construction – LC), Mô hình hoá thông tin công trình (BuildingInformation Modeling - BIM);
- Các phương thức triển khai DAĐTXD khác nhau và tác dụng của từngphương thức trong việc nâng cao/cải tiến giá trị DAĐTXD
Kết quả khảo cứu tổng quan cho thấy, các nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề cải tiến hoặc nâng cao giá trị DAĐTXD thường được thực hiện cho DAĐTXD
nói chung (ở nước ngoài là dự án xây dựng nói chung), không có các nghiên cứu
riêng cho từ khoá quản lý dự án định hướng giá trị cho các dự án sử dụng vốn nhà nước hoặc các dự án sử dụng vốn đầu tư công (ở nước ngoài là dự án sử
dụng vốn công).Phần tiếp theo sẽ trình bày kết quả nghiên cứu tổng quan các nghiên cứutrong và ngoài nước theo các chủ đề chính nói trên Kết quả cho thấy, về các vấn đề
đã phát hiện ở trên, các nghiên cứu ngoài nước phong phú hơn nghiên cứu trongnước, do đó, Luận án sẽ trình bày tổng quan các nghiên cứu ngoài nước trước
Trang 271.2 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
Do số lượng nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả nước ngoài về cácchủ đề trên khá nhiều Như một tình trạng phổ biến, các kết quả nghiên cứu từ trongcác luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng thường được công bố là các bài báo khoahọc, sách chuyên khảo, v.v…, nên Luận án không tách riêng các loại nghiên cứutrên thành các mục riêng, mà chỉ xem xét theo các chủ đề nghiên cứu như đã chỉ ra
1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Do chủ đề quản lý DAĐTXD (trong tiếng Anh, thuật ngữ “Constructionprojects” – nghĩa là dự án xây dựng, được sử dụng phổ biến với ý nghĩa là cácDAĐTXD như khái niệm được dùng ở Việt Nam) là một chủ đề được quan tâm từlâu, bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước, vì thế, những nghiên cứu về nội dung cơ bản củaQLDA xây dựng gần đây ở nước ngoài khá ít bởi lẽ các vấn đề cơ bản hầu hết đãđược tích hợp vào các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và sách về QLDA xây dựng.Các nghiên cứu được xuất bản gần đây thiên hướng nhiều hơn về nghiên cứuchuyên sâu vào một số khía cạnh trong QLDA xây dựng
Có nhiều “Cẩm nang kiến thức cơ bản” về QLDA (dự án nói chung) đượcphát hành bởi các hiệp hội nghề về QLDA trên thế giới, tuy nhiên, chỉ có ViệnQuản lý dự án (PMI) có thêm phiên bản dành riêng cho một số loại dự án cụ thể,như dự án của Chính phủ, hay dự án xây dựng Một tài liệu được phổ biến rộng rãi
là Cẩm nang các kiến thức cơ bản về quản lý dự án của PMI là “A Guide to TheProject Management Body of Knowledge – viết tắt là PMBOK”, tuy được xuất bảndưới dạng một tiêu chuẩn thực hành, nhưng bản chất cũng là một sản phẩm nghiêncứu của nhiều người làm nghề, nhiều học giả trên thế giới, được soát xét và cập nhậtliên tục Hệ thống QLDA theo chuẩn mực này được xây dựng dựa trên thành phần:Các lĩnh vực kiến thức QLDA, các nhóm quá trình QLDA; các vấn đề trên đượcxem xét trong môi trường của dự án cùng với vai trò của giám đốc QLDA Các lĩnhvực kiến thức cơ bản về QLDA, bao gồm: Quản lý tích hợp (hay quản lý tổng thể),quản lý phạm vi, quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nguồnnhân lực, quản lý giao tiếp, quản lý rủi ro, quản lý mua sắm, và quản lý các bên hữuquan dự án [166] Các quá trình cần thực hiện để áp dụng các lĩnh vực kiến thức nóitrên vào dự án được phân loại thành 05 nhóm: (1) Nhóm quá trình thiết lập dự án;(2) Nhóm quá trình hoạch định dự án; (3) Nhóm quá trình thực hiện; (4) Nhóm quátrình theo dõi và kiểm
Trang 28soát; (5) Nhóm quá trình kết thúc Trong mỗi nhóm đều gồm nhiều quá trình thựchiện, mỗi quá trình thể hiện rõ đầu vào, đầu ra, công cụ, kỹ thuật sử dụng cho quátrình [166] Đối với dự án xây dựng, có thêm 02 lĩnh vực kiến thức cơ bản nữa, đó
là quản lý về sức khoẻ, an toàn, an ninh, môi trường dự án và quản lý tài chính[164] Ngoài ra, các dự án xây dựng cần chú trọng các tiến bộ khoa học kỹ thuậtnhư công nghệ mới, mô hình BIM, các công nghệ thi công hiện đại, các kỹ thuậtquản lý mới xuất hiện như phương pháp triển khai dự án IPD, xây dựng tinh gọn(LC) Các vấn đề xã hội cần được quan tâm, như: Tính bền vững và trách nhiệm xãhội, nhân lực lành nghề, suy thoái toàn cầu và khu vực, thị trường toàn cầu và các
dự án tương lai, đạo đức nghề nghiệp [164] Các nội dung của cẩm nang nói trênđịnh hướng cho nhiều nghiên cứu về QLDA ĐTXD, được chấp nhận và áp dụngrộng rãi trong thực tiễn cũng như các nghiên cứu, các sách giáo khoa và tài liệu hànlâm về QLDA ĐTXD ở nước ngoài và cả ở Việt Nam [119]
Một nội dung được đề cập thường xuyên trong các nghiên cứu về QLDAĐTXD đó là tiêu chí đánh giá sự thành công của dự án [144, 171, 175, 188] Có 03tiêu chí phổ biến, đó là: Hoàn thành trong thời gian cho phép, thực hiện trong phạm
vi ngân sách được duyệt và được thực hiện phù hợp với quy cách đã định [119] Banhân tố chính đóng góp vào sự thành công của dự án, bao gồm tiến độ khả thi, vốn
và nguồn lực phù hợp và các mục đích/mục tiêu rõ ràng [119] Ở một nghiên cứukhác, có 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án được chỉ ra, đólà:
(1) Các hành động QLDA; (2) Các thủ tục của dự án; (3) Các nhân tố về con người;(4) Các nhân tố của chính dự án (Chủng loại, quy mô công trình, nguồn vốn, độphức tạp, v.v…); (5) Môi trường bên ngoài dự án như các nhân tố chính trị, kinh tế,công nghệ, kỹ thuật, luật lệ và môi trường [173]
Vai trò và năng lực của nhà QLDA hay giám đốc QLDA (Project manager GĐQLDA) cũng là vấn đề được quan tâm Theo Del Pico [108], vai trò hoặc nhiệm
-vụ chính của một GĐQLDA là hoạch định, giám sát và kiểm soát Tuy nhiên, nhiềutác giả mở rộng hơn các vai trò/nhiệm vụ này, đòi hỏi GĐQLDA có nền tảng tốthơn về quản lý và lãnh đạo, đòi hỏi được trang bị thêm các kỹ năng về quản trị, chứkhông chỉ là các chuyên gia kỹ thuật đơn thuần [173] Giám đốc QLDA của một dự
án xây dựng lớn phải có kiến thức cơ bản về QLDA, hiểu rõ các giai đoạn của dự
án, không chỉ trong giai đoạn lập kế hoạch và phê duyệt DA mà còn phải quán
Trang 29xuyến giai đoạn
Trang 30thực hiện thi công các công trình xây dựng [179] Nhiệm vụ của GĐQLDA trong dự
án xây dựng không chỉ giới hạn trong việc lập kế hoạch, giám sát và kiểm soát mà
họ cũng được yêu cầu thành lập và lãnh đạo đội dự án [173]
Ngoài vị trí GĐQLDA, vấn đề tổ chức QLDA cũng là vấn đề được coi trọngtrong các nghiên cứu Anthony Walker [95] đề cập đến mối quan hệ tương hỗ giữacác quá trình của DAĐTXD và cơ cấu tổ chức QLDA, đây cũng là một chủ đề đượcnhiều nghiên cứu quan tâm [127, 146, 158, 183]
Các nội dung tiếp theo được nghiên cứu khá nhiều đối với dự án xây dựng,bao gồm lập kế hoạch và quản lý tiến độ [113, 127, 158, 162, 174, 183], quản lý chiphí [127, 174], quản lý tài chính dự án [127, 158, 174]; và tích hợp giữa quản lý tiến
độ và quản lý chi phí [108, 113, 183], gồm cả các công cụ, như công cụ quản lý giátrị thu được (Earned Value Management) [101, 148, 185]; quản lý chất lượng [113,
127, 146, 158, 183]; quản lý nguồn lực [113, 158, 162, 174, 183]; quản lý rủi rotrong
dự án xây dựng [113, 127, 158, 176, 183]; quản lý mua sắm [113, 127, 162, 183];
an toàn lao động và vệ sinh môi trường [127, 146, 158]; và gần đây xuất hiện một
số nghiên cứu về quản lý các bên hữu quan dự án [95, 127, 154, 187]; quản lý giaotiếp [127, 158]; quản lý phạm vi dự án [101, 113, 127, 148, 154, 155, 162, 174, 176,183,
185, 187] và quản lý chiến lược dự án [183] Các nghiên cứu này cũng đã chỉ ra cácvấn đề cơ bản mà các DAĐTXD đã gặp phải, đồng thời đưa ra giải pháp để ngườilàm công tác QLDA xây dựng có thể áp dụng để quản lý các dự án
Tuy nhiên, có một điểm chung giữa các nghiên cứu là các vấn đề được xemxét chỉ nhằm mục đích đảm bảo dự án đạt được các mục tiêu đặt ra ngay từ ban đầu(Dự án được coi là thành công), hoặc quản lý việc điều chỉnh dự án do các nguyênnhân chủ quan và khách quan, chứ không nhằm mục đích cải tiến/nâng cao giá trịDAĐTXD trong quá trình triển khai Đây có thể coi là một điểm có thể cải tiến củacác nghiên cứu về QLDA xây dựng hiện nay
1.2.2 Nghiên cứu ngoài nước về nâng cao/cải tiến giá trị dự án đầu tư xây dựng
Các nghiên cứu về chủ đề liên quan đến việc nâng cao/cải tiến giá trị choDAĐTXD mới xuất hiện một số năm gần đây, bổ sung cho các nghiên cứu vềQLDA xây dựng hiện nay Như kết quả khảo sát sơ bộ, các chủ đề nghiên cứu baogồm các chủ đề về kỹ thuật VE, VM hoặc kỹ thuật phân tích giá trị (Value Analysis
Trang 31- VA), các định hướng, công cụ hỗ trợ thực hiện QLDA ĐTXD như TVD, LC vàBIM có
Trang 32tác dụng góp phần nâng cao/cải tiến giá trị cho DAĐTXD.
Giá trị DAĐTXD là vấn đề quan trọng đối với hoạt động QLDA Vấn đềnâng cao giá trị dự án hiện nay thường được quan niệm liên quan đến hiệu quả thựchiện dự án, khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng và thường chỉ được thực hiệntrong giai đoạn lập kế hoạch, lập dự án, khi người lập dự án đưa ra các phương ánkhác nhau và người QĐĐT chọn phương án hiệu quả hơn Tuy nhiên, gần đây xuấthiện các trường phái mới chú trọng việc tìm ra các giải pháp nâng cao giá trị trongquá trình thực hiện dự án thông qua việc thực hiện các kỹ thuật VM, VE, v.v…,theo các cách gọi ở các quốc gia khác nhau [139]
Kết quả khảo sát các nghiên cứu cho thấy VM, VE là kỹ thuật quản lý đểđảm bảo đạt được các chức năng thiết yếu của sản phẩm, dịch vụ hoặc dự án với chiphí thấp nhất Các kỹ thuật này được thực hiện rộng rãi trong ngành xây dựng, vớimục đích tạo ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo để nâng cao giá trị dự án [139].Đây là một công cụ được sử dụng nhằm đánh giá tất cả các phương án phù hợp choviệc thiết kế và xây dựng một dự án để giúp dự án đạt được “Giá trị tốt nhất” chokhách hàng [153] Công cụ này tập trung vào giá trị nhiều hơn là vào chi phí, giúp
DA đạt được sự cân bằng tối ưu giữa thời gian, chi phí và chất lượng [139], chứkhông phải là việc giảm chi phí cho dự án [153] Kỹ thuật này đã được nhiều nhàthầu phát triển thành một dịch vụ gia tăng cho CĐT [153], chúng cũng tạo tối đahoá giá trị công năng của một dự án bằng cách QLDA từ ý tưởng đến đưa côngtrình vào sử dụng nhờ việc đánh giá tất cả các quyết định dựa trên một hệ thống giátrị đã được khách hàng xác định rõ [139]
Phương pháp luận của VM là sử dụng một đội ngũ chuyên gia, vận dụng các
kỹ thuật sáng tạo, kết hợp với các thông tin cập nhật về khía cạnh của các công nghệ
và vật liệu xây dựng, tiến hành phân tích chức năng của hệ thống xem các thànhphần của dự án phải đóng góp gì vào việc đạt được các mục tiêu Nhờ việc phântích chức năng, có thể nhận dạng các lãng phí, các chi phí bị lặp lại và các chi phíkhông cần thiết, cũng như các giải pháp thay thế, từ đó đưa đến cơ hội cải tiến giátrị dự án [111] Trong xây dựng, VM chú trọng hơn đến các khía cạnh là hoạt độngnhóm của các chuyên gia một cách chủ động và sáng tạo, làm rõ hệ thống giá trị củakhách hàng, hoạt động định hướng chức năng của dự án và được áp dụng nhiềutrong các giai đoạn của quá trình xây dựng [139]
Trang 33Các nghiên cứu gần đây còn đề cập đến việc thiết lập một hệ thống quản lýtri thức để cải thiện việc sử dụng VM [190] Hệ thống quản lý tri thức được thiết lập
để hỗ trợ quá trình sáng tạo ra kiến thức, mã hoá và lưu trữ các ý tưởng từ các hoạtđộng quản lý giá trị, việc thực hiện công cụ giá trị trước đó và chia sẻ các thông tin
có giá trị cho các dự án sau [190] Chủ đề nâng cao tiếp theo về vấn đề này là vậndụng kỹ thuật, công cụ này để đảm bảo định hướng xây dựng bền vững [160], với
ám chỉ sự bền vững cũng là một biểu hiện của giá trị DAĐTXD
Thiết kế định hướng giá trị mục tiêu là một chủ đề khá được quan tâm trongcác DAĐTXD Nguồn gốc của nó là từ kỹ thuật Chi phí mục tiêu đã được sử dụngtrong ngành sản xuất trong nhiều thập kỷ để dự đoán chi phí trong quá trình pháttriển sản phẩm mới [192] Khi áp dụng vào ngành xây dựng, nó được gọi là Thiết kếđịnh hướng giá trị mục tiêu, với ám chỉ ngành xây dựng không chỉ quan tâm đến chiphí, mà coi việc tạo ra giá trị cho khách hàng là tối quan trọng [110] Nhiều nghiêncứu chỉ ra hiệu quả tiết kiệm chi phí so với thị trường khi áp dụng kỹ thuật này màkhông ảnh hưởng đến tiến độ hoặc chất lượng công trình [110, 112, 192] Cácnghiên cứu gần đây về TVD đã chỉ ra cách tích hợp TVD vào phương thức IPD[136], sử dụng Mô hình BIM làm công cụ [136, 157, 163] Một số nghiên cứu khácbắt đầu đề cập đến việc đảm bảo xây dựng bền vững trong thiết kế, cụ thể là tìmcách tích hợp việc đánh giá vòng đời dự án và TVD để cải thiện hiệu suất sử dụngnăng lượng [168, 169], phù hợp với sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay
Mô hình hoá thông tin công trình là một xu thế mới Mô hình BIM cung cấpthông tin chi tiết và công cụ để những người tham gia vào DAĐTXD có thể hoạchđịnh, thiết kế, thi công xây dựng và quản lý công trình có hiệu quả [96] BIM đượccoi là một công cụ hỗ trợ QLDA xây dựng có hiệu quả [128, 130], ngoài việc hỗ trợcác bên để thực hiện các hoạt động xây dựng được thuận tiện hơn [114] Từ cácnghiên cứu về các rào cản và giải pháp áp dụng BIM [145], lộ trình đưa BIM vàongành xây dựng [140], v.v , xu thế nghiên cứu BIM đã dần chuyển sang cácnghiên cứu về các ứng dụng BIM cụ thể, ví dụ như mô hình thực hiện BIM trong dự
án [137], áp dụng BIM cho quản lý tiến độ [116, 135, 147], quản lý chi phí [116,178], quản lý chất lượng [105, 161], quản lý rủi ro [193], quản lý an toàn lao động[142, 189], cho thiết kế công trình xanh, xây dựng bền vững [143], v.v Tuy nhiên,gần đây các nghiên cứu đều chỉ ra tác dụng rất lớn của mô hình BIM trong việc phốihợp giữa các
Trang 34bên tham gia thực hiện dự án [98, 125, 177] Ngoài việc tạo ra một môi trườngchung để các bên tham gia thực hiện dự án phối hợp với nhau tốt hơn, BIM còn thúcđẩy việc chia sẻ tri thức giữa các bên, đặc biệt tạo điều kiện tốt cho việc thực hiệnphương thức IPD [100, 122, 123, 156] Từ đó, các cơ hội mang lại giá trị cao hơncho dự án được mở ra.
Lý thuyết tinh gọn cũng là vấn đề mới trong dự án xây dựng, được ứng dụngcho cả sản xuất xây dựng gọi là xây dựng tinh gọn (LC) và quản lý dự án tinh gọn[118] Các khái niệm và phương pháp tinh gọn được rút ra từ Hệ thống phát triểnsản phẩm của Toyota, đặc biệt là chi phí mục tiêu và thiết kế dựa trên bộ sản phẩm
đã được điều chỉnh để sử dụng trong ngành xây dựng và được tích hợp với mô hìnhmáy tính và hình thức hợp đồng quan hệ (Relational Contract – RC) [97] Các giảipháp cho quản lý thiết kế tinh gọn, thiết kế mục tiêu, Hệ thống lập kế hoạch cuốicùng (Last Planner System) và các công cụ đo lường quá trình là các nội dung cầnthiết để triển khai dự án tinh gọn [118] Các nghiên cứu chỉ ra, để thực hiện đượcTriển khai dự án tinh gọn, cần có nguồn lực phù hợp được đào tạo, được huấn luyệntheo công việc và phải thay đổi tổ chức cho phù hợp với tinh thần “Tinh gọn” [118].Triển khai dự án tinh gọn sẽ loại bỏ được các công đoạn thừa, từ đó tạo ra khả năngtiết kiệm chi phí cho dự án, góp phần nâng cao giá trị cho dự án
Có thể nói, các công cụ, kỹ thuật được đề cập trong mục này, nếu được sửdụng phù hợp, có thể góp phần nâng cao giá trị cho dự án xây dựng và đem lại giátrị dự án xây dựng ở nhiều góc độ khác nhau
1.2.3 Nghiên cứu ngoài nước về phương thức triển khai dự án đầu tư xây dựng
Song song với các nghiên cứu về QLDA xây dựng, các nghiên cứu vềphương thức triển khai DAĐTXD cũng được quan tâm trong các nghiên cứu trướcđây Các phương thức triển khai dự án (còn gọi là các phương thức thực hiện dựán), được hiểu là cách thức CĐT tổ chức triển khai các hoạt động của dự án, từ huyđộng vốn, thực hiện các hoạt động xây dựng, cũng như các hoạt động khác, trong đóchủ yếu là các hoạt động thiết kế và thi công xây dựng [97, 99, 118]
Hầu hết các nghiên cứu đều chia ra 02 nhóm: Phương thức truyền thống vàcác phương thức phi truyền thống (các phương thức hiện đại) Phương thức truyềnthống là phương thức Thiết kế - Đấu thầu – Xây dựng (DBB) [97, 99, 118] Cũng cónhiều quan điểm chưa tương đồng về các phương thức phi truyền thống Có nghiên
Trang 35cứu cho rằng, các phương thức triển khai dự án phi truyền thống bao gồm Thiết kế Xây dựng, Chìa khoá trao tay; Xây dựng – Sở hữu – Vận hành – Chuyển giao,v.v… [99] Sự khác biệt giữa phương thức truyền thống và các phương thức phitruyền thống được thể hiện trong Phụ lục 02 (Trang PL4).
-Cách phân loại theo cách tiếp cận mà F Lawrence Bennett [99] đã tổng hợplại chưa hoàn toàn hợp lý về mặt nội hàm của các phương thức Ví dụ, các phươngthức Quản lý xây dựng và Quản lý dự án chú trọng nhiều đến việc quản lý thựchiện, chứ không phải là chính bản thân cách thức thực hiện dự án Do đó, có nhữngnghiên cứu có cách phân loại khác, lại đề cập đến các phương thức triển khai dự ánlà: Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng, Thiết kế - Xây dựng, EPC, Thiết kế - Quản lýxây dựng, Thiết kế - Tư vấn quản lý xây dựng, v.v… [118]
Gần đây, xuất hiện phương thức triển khai dự án mới, phương thức Triểnkhai dự án tích hợp, việc thực hiện phương thức này có khá nhiều thách thức Một
số thách thức phát hiện được ở Malaysia được chỉ ra thuộc các nhóm: Các vấn đề tổchức nhân sự thay đổi tâm lý; ảnh hưởng từ cách làm truyền thống; các vấn đề tàichính (chia sẻ lợi ích, rủi ro) giữa các bên tham gia; các vấn đề pháp lý không chophép nhà thầu tham dự vào dự án sớm hơn; các vấn đề kỹ thuật (công nghệ thôngtin) hỗ trợ các bên tham gia một cách thuận tiện, kịp thời, v.v [194] Đây là cácvấn đề khá phổ biến ở các quốc gia khác, trở thành rào cản cho việc áp dụng rộngrãi IPD [122, 123]
Để có cơ chế cho các phương thức triển khai dự án tiến hành được, CĐT kýkết hợp đồng với các nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công, tư vấn QLDA, quản lýxây dựng, v.v Từ đó hình thành nên các loại hợp đồng xây dựng khác nhau Nhiềunghiên cứu chỉ rõ vai trò quan trọng của hợp đồng trong việc đảm bảo sự thànhcông của các phương thức triển khai dự án Có một số loại hợp đồng đi theo một sốphương thức triển khai dự án, cụ thể, với phương thức Quản lý xây dựng chấp nhậnrủi ro, hợp đồng cần được sử dụng là hợp đồng Giá đảm bảo tối đa (GuaranteedMaximum Price) [104, 134] Hợp đồng này là một loại hợp đồng có cơ chế khuyếnkhích, thưởng cho nhà thầu toàn bộ hoặc một phần các khoản tiết kiệm nào có được
so với giá tối đa được đảm bảo và có cơ chế phạt nhà thầu khi chi phí hợp đồng bịvượt do sự quản lý sai lầm hoặc sơ xuất của nhà thầu (thường nhà thầu phải chịutoàn bộ chi phí vượt lên) [99, 104]
Đối với phương thức IPD, loại hợp đồng phù hợp được các nghiên cứu chỉ ra
Trang 36là hợp đồng quan hệ [124, 129] Hợp đồng quan hệ được phân biệt với loại hợpđồng thông thường (thường gọi là hợp đồng giao dịch – Transactional Contract) ởmột số đặc trưng, như: Cách thức bù đắp/chia sẻ lợi nhuận, sự tham gia sớm hơncủa các nhà thầu, cơ chế hợp tác thay cho cạnh tranh giữa các bên [181].
Dù quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của các phương thức triển khai dự
án, nhưng các nghiên cứu được khảo cứu ở trên đều cho thấy, để tạo điều kiện thuậnlợi cho việc nâng cao giá trị của DAĐTXD thì các phương thức triển khai dự án có
sự tham gia sớm của nhà thầu và của chuyên gia chứng tỏ có nhiều ưu điểm [93].Mặt khác, việc sử dụng các loại hợp đồng phù hợp [124, 129] và tạo cơ chế quản lýtri thức [115, 190] sẽ là nền tảng cơ bản hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động nâng cao giá trị
1.3 Tổng quan các nghiên cứu trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
1.3.1 Nghiên cứu trong nước về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Các nghiên cứu thuộc nhóm này bao gồm các nghiên cứu về vấn đề quản lýDAĐTXD một cách tổng quát và các nghiên cứu về các nội dung của quản lýDAĐTXD như: Quản lý chi phí; quản lý chất lượng; quản lý tiến độ; quản lý rủi ro;quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường, v.v.…
1.3.1.1 Các luận án Tiến sĩ về chủ đề quản lý dự án đầu tư xây dựng
Chủ đề quản lý DAĐTXD (bao gồm cả các chủ đề nhỏ của nội dung quản lýDAĐTXD như quản lý chi phí, quản lý tiến độ, quản lý chất lượng, quản lý hợpđồng, quản lý rủi ro,…) là các chủ đề được quan tâm nghiên cứu đối với NCS cácngành quản lý xây dựng ở các cơ sở đào tạo sau đại học ở Việt Nam Khảo cứu cácluận án tiến sĩ mới công bố từ năm 2008 đến nay, có một số luận án nổi bật về chủ
đề đang xem xét dưới đây
(1) Luận án Tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước” của tác giả Nguyễn Minh Đức, bảo vệ tại trường Đại học Xây dựng năm 2012 [20]
Nghiên cứu này đã hệ thống hoá và bổ sung lý luận về quản lý DAĐTXD, đisâu vào nội dung nâng cao chất lượng quản lý các DAĐTXD sử dụng VNN Tác giả
đã luận giải rõ nội hàm các khái niệm: (1) Chất lượng dự án đầu tư xây dựng côngtrình; (2) Chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, làm cơ sở lý luậncho những phân tích, đánh giá chất lượng quản lý DAĐTXD của CĐT trên thực tế.Luận án đã có đóng góp trong việc đề xuất hai nhóm giải pháp khoa học để nângcao chất
Trang 37lượng công tác quản lý DAĐTXD sử dụng VNN, trong đó có giải pháp đối vớiCĐT là giải pháp: Nâng cao năng lực quản lý DAĐTXD, bao gồm nhiều giải phápnhỏ Thực tế cho thấy, nếu nâng cao chất lượng DAĐTXD, giá trị dự án sẽ tăng lên.
Do đó, các giải pháp tác giả đề xuất cũng sẽ gián tiếp góp phần nâng cao giá trịDAĐTXD Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc nâng cao năng lực quản lýDAĐTXD về khía cạnh con người phải thực hiện thông qua đào tạo (tự đào tạo vàđược đào tạo) để bổ sung kiến thức cho những người làm công tác QLDA, thôngqua việc trang bị cho họ các công cụ QLDA phù hợp
(2) Luận án tiến sĩ Kinh tế “Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước” của tác giả Lê Mạnh Cường, bảo vệ tại Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội năm 2019 [13]
Luận án đã phân biệt giữa quản lý chi phí và kiểm soát chi phí trong việcQLDA ĐTXD, vai trò của cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) và CĐT trong quản
lý và kiểm soát chi phí ĐTXD Khái niệm “kiểm soát chi phí”, Luận án đề xuất lànhằm mục đích “đảm bảo mục tiêu chi phí ĐTXD công trình nằm trong tổng mứcđầu tư được duyệt” cho thấy việc kiểm soát chi phí có liên hệ chặt chẽ với vấn đềnâng cao giá trị của dự án, nhiều hoạt động kiểm soát chi phí sẽ đóng góp vào việclàm tăng giá trị của dự án (mang lại kết quả tốt hơn hoặc lợi ích nhiều hơn nhưngkhông làm tăng chi phí) dù Luận án không trực tiếp chỉ ra vấn đề này Luận án đã
đề xuất 07 quy trình kiểm soát chi phí ở các giai đoạn khác nhau, trong các giaiđoạn: Xác định tổng mức đầu tư (01 quy trình), xác định dự toán xây dựng côngtrình (01 quy trình), xác định dự toán gói thầu (giá gói thầu), giá trúng thầu và xácđịnh giá hợp đồng (03 quy trình), giai đoạn thi công xây dựng (01 quy trình), và giaiđoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng (01 quy trình) Từ ýtưởng này, có thể thấy vấn đề giá trị của DAĐTXD cũng cần được xem xét, kiểmsoát ở những thời điểm khác nhau, giai đoạn khác nhau của quá trình ĐTXD Tuynhiên, Luận án không thể hiện rõ, không bàn luận về ý tưởng trên do Luận án khôngđược thực hiện nhằm mục đích giải quyết vấn đề “quản lý dự án định hướng giá trịtrong các dự án đầu tư xây dựng”
(3) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nghiên cứu xác định tiến độ thi công công trình
có tính đến yếu tố bất định Áp dụng đối với một số công trình ở Việt Nam” của tác giải Trần Hữu Lân, bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2012 [34]
Luận án đã góp phần khẳng định thực tế, tiến độ thi công phụ thuộc rất nhiều
Trang 38vào các yếu tố bất định; đã chỉ ra một số yếu tố bất định trong lĩnh vực thi côngcông trình, qua đó đánh giá việc tác động của các yếu tố này đến quá trình thực hiệntiến độ Luận án đề xuất phương pháp xác định tiến độ thi công có tính đến tác độngcủa các yếu tố bất định bằng phương pháp dự báo xác suất Kalman, để giúp các đơn
vị tham gia QLDA lập được tiến độ thi công có khả năng được đảm bảo thực hiệncao hơn Nghiên cứu này không đề cập đến vấn đề nâng cao giá trị DAĐTXD, tuynhiên gián tiếp cho thấy, việc QLDA cần có những công cụ toán học nhất định đểnâng cao khả năng thành công của dự án, qua đó, giúp dự án đạt được mục tiêu
(4) Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật “ Nghiên cứu và phân tích các yếu tố rủi ro trong giai đoạn thi công của dự án đầu tư xây dựng” của tác giả Đỗ Thị Mỹ Dung, bảo vệ tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2017 [35]
Luận án tập trung vào phân tích các rủi ro kỹ thuật trong thi công cọc Barrettại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra mối liên hệ có thể biểu diễn bằng hàm hồiquy giữa rủi ro cho công tác này với chi phí và thời gian thi công Kết quả Luận ánkhẳng định: Để tránh được rủi ro gây kéo dài thời gian thi công và/hoặc làm tăngchi phí thi công, cần quản lý các rủi ro kỹ thuật này một cách khoa học thông quacác quá trình nhận dạng, phân tích rủi ro, phòng ngừa và khắc phục rủi ro Tuy Luận
án không sử dụng thuật ngữ “giá trị dự án đầu tư xây dựng”, nhưng kết quả củanghiên cứu cho thấy, việc ngăn ngừa, giảm nhẹ hoặc tránh né rủi ro cũng là các biệnpháp giúp nâng cao giá trị của DAĐTXD Luận án chỉ ra, việc quản lý rủi ro cần sửdụng phương pháp chuyên gia để thu thập số liệu về phần trăm xảy ra sự cố khi thicông cọc Barret với điều kiện địa chất khu vực dự án và mức độ ảnh hưởng đến chiphí, thời gian thi công Luận án đã gián tiếp góp phần khẳng định tầm quan trọngcủa việc sử dụng chuyên gia từ bên ngoài có ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trịcủa DAĐTXD
(5) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quốc Toản, bảo vệ tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2019 [82]
Luận án đã giải quyết được một số nội dung, như: Hoàn thiện, bổ sung hệthống văn bản pháp luật liên quan đến giám sát, đánh giá đầu tư; thành lập trungtâm giám sát, đánh giá DAĐTXD chuyên nghiệp trực thuộc doanh nghiệp tư vấnxây dựng; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm của cánbộ/tổ chức phụ trách công tác giám sát, đánh giá DAĐTXD; tăng cường ứng dụng
Trang 39tiến bộ
Trang 40khoa học công nghệ (ứng dụng BIM); phương hướng chuẩn hóa cơ sở dữ liệu cho
hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư; hoàn thiện công tác đánh giáDAĐTXD sử dụng VNN trong giai đoạn chuẩn bị dự án
Thực tế quá trình giám sát đánh giá dự án đầu tư của cơ quan QLNN đượcthực hiện một cách chặt chẽ và có hiệu quả sẽ kịp thời ngăn chặn, khắc phục nhữnghạn chế trong quá trình thực hiện dự án cũng như rút ra những bài học kinh nghiệmcho các dự án khác Mặc dù, luận án không trực tiếp đề cập tới chủ đề nâng cao giátrị dự án, nhưng thông qua giải pháp của tác giả góp phần nâng cao chất lượng côngtác giám sát đánh giá đầu tư cũng sẽ góp phần nâng cao giá trị DAĐTXD
(6) Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tấn Vinh, bảo vệ tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2021 [92]
Luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm: Hoàn thiện quy định pháp luật vềhợp đồng xây dựng; nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan QLNN; đổi mớihoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật, đề xuất tăngcường theo dõi, giám sát song song với hoạt động ĐTXD, tăng cường sự phối hợpgiữa các cơ quan trong hoạt động thanh tra; tăng cường công tác đào tạo nguồnnhân lực; áp dụng mô hình tư vấn quản lý hợp đồng xây dựng sử dụng VNN; v.v
Thông qua việc nâng cao hiệu quả QLNN về hợp đồng sẽ góp phần hạn chếsai phạm về hợp đồng xây dựng có thể dẫn đến thất thoát, lãng phí trong đầu tư xâydựng, đó cũng là những hoạt động cụ thể góp phần nâng cao giá trị dự án
1.3.1.2 Các nghiên cứu về quản lý dự án đầu tư xây dựng được công bố dưới dạng các sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
Khảo cứu các nguồn sách, cho thấy, 10 năm trở lại đây có một số sách và tàiliệu tham khảo tiêu biểu về QLDA ĐTXD đã được xuất bản Các sách và tài liệutham khảo này đề cập đến các giai đoạn lớn của DAĐTXD, từ giai đoạn hình thành
dự án, đến hoạch định và triển khai, từ giai đoạn CBĐT, giai đoạn thực hiện và giaiđoạn kết thúc xây dựng của dự án Mặc dù được viết bởi các tác giả khác nhau,nhưng nói chung chủ đề của một số cuốn sách khá tương đồng về nội dung
Ngoài những đầu sách tiêu biểu trên, còn có một số sách và tài liệu thamkhảo có các mảng kiến thức có thể sử dụng trong QLDA ĐTXD được xuất bảnnhững năm gần đây, như các sách viết về lập kế hoạch và quản lý dự án nóichung, về quản lý