1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vi sinh kháng sinh

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vi Sinh Kháng Sinh
Tác giả Alexander Fleming
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 326,29 KB

Nội dung

Trình bàyđược tác dụng và kết quả của sựphối hợp kháng sinhLỊCH SỬ KHÁNG SINHAlexander Flem ing 1881-1955LỊCH SỬ KHÁNG SINHAlexander Flem ing 1881-1955-Sinh tại Scotland-Là một bác sĩ, n

Trang 1

1

KHÁNG SINH

MỤC TIÊU

1 Nêu được định nghĩa và phân loại kháng sinh

2 Trình bày được các cơ chế tác động của thuốc kháng sinh

3 Trình bày được các cơ chế đề kháng kháng sinh của vi khuẩn

4 Trình bày được tác dụng và kết quả của sự phối hợp kháng sinh

LỊCH SỬ KHÁNG SINH

Alexander Flem ing (1881-1955)

LỊCH SỬ KHÁNG SINH

Alexander Flem ing (1881-1955)

-Sinh tại Scotland

-Là một bác sĩ, nhà dược học, nhà sinh vật học

LỊCH SỬ KHÁNG SINH Alexander Fleming (1881-1955)

Năm 1922: -Phát hiện ra Lysozime có trong nước mắt,

nước mũi, nước bọt, dịch vị của người

-Lysozime là 1 enzyme có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của 1 số vi khuẩn.

Năm 1928: -Phát hiện trong đĩa petri một loại nấm (nấm

Penicillin notatum) có màu xanhnhạt, tiết ra một chất có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn (ông đặt tên là penicilline)

LỊCH SỬ KHÁNG SINH Năm 1929: -Fleming đã công bố kết qủa nhưng lúc đầu chưa tạo

được sự chú ý của dưluận

- Ông chưa có năng lực và kỹ thuật để chiết xuất Penicilline.

Năm 1939: -H.Florey và E.Chain bằng phương pháp đông khô đã

chiết tách ra được Penicilline.

Năm 1940-1945: -Penicilline được đưa vào thử nghiệm lâm sàng và

ứng dụng để cứu sống các thương binh trong Thế Chiến thứ II

- A.Fleming được giải thưởng Nobel về y học, và ông chia sẻ giải thưởng này cùng H.Florey và E.Chain

Trang 2

2

LỊCH SỬ KHÁNG SINH

• Một số KS khác :

– Sulfonamid được Gerhard Domard (Đức)

tìm ra vào năm 1932

– Streptomycin được Selman Waksman và

Albert Schatz tìm ra vào năm 1934

• Ngày nay con người biết được khoảng 6000 loại

KS, 100 loại được dùng trong y khoa.

1 ĐỊNH NGHĨA

Kháng sinh là những chất mà có khả năng ức chế hoặc phá hủy sự nhân lên của vi khuẩn, bằng cách tác động ở tầm phân tử (liều thấp), bằng một quá trình riêng (đặc hiệu) tác động vào một hay nhiều gian đoạn chuyển hóa hay

sự cân bằng lý hóa của vi khuẩn.

ANTIBACTERIALS : Anti: chống lại

Bacteria: vi khuẩn

ANTIBIOTICS : Anti: chống lại

Biotic: sự sống

Kháng sinh

Theo nguồn gốc Theo hoạt phổ

- Vi sinh vật (nấm, xạ khuẩn)

+ Penicillin từ penicillinnotatum

+ Streptomycin từ Streptomyces

-Bán tổng hợp: Gốc chính từ vi sinh vật và

có gắn thêm một số nhóm chức: Chlorocide

-Tổng hợp: Gentamycin; Cefotaxime

• là phạm vi tác động của một kháng sinh tới vi khuẩn.

-Hoạt phổ rộng: có tác dụng lên cả các cầu và trực khuẩn Gram dương, Gram âm: Aminoside, Phenicol

-Hoạt phổ vừa: có tác dụng lên các cầu khuẩn Gram dương và âm; trực khuẩn Gram dương:  lactam; Macrolide

- Hoạt phổ hẹp: chỉ tác dụng lên một loại vi khuẩn:

INH chỉ tác dụng vi khuẩn lao.

2.3 Theo hiệu lực tác dụng của kháng sinh

- Chế khuẩn (Bacteriostase)

- Diệt khuẩn (Bactericide)

- Dung khuẩn (Bacteriolyse).

- Ngừng khuẩn (Bacteriopause)

Trang 3

3

- Chế khuẩn: Là ức chế việc nhân lên

của vi khuẩn, trong điều trị thường

người ta dùng liều chế khuẩn (nhiễm

trùng cấp ở thể trung bình).

2.3 Theo hiệu lực tác dụng của

kháng sinh

- Diệt khuẩn (Bactericide): Là khả năng phá hủy sự nhân lên của vi khuẩn, một kháng sinh có 2 khả năng chế khuẩn và diệt khuẩn khi mà nồng độ thay đổi Trên thực tế khi điều trị bệnh nhiễm trùng nặng, toàn thân thì chúng ta dùng liều diệt khuẩn.

2.3 Theo hiệu lực tác dụng của

kháng sinh

- Dung khuẩn (Bacteriolyse): Đây là khả năng đặc biệt kháng sinh Penicillin tiếp xúc vi khuẩn leptospira làm tan tế bào vi khuẩn

2.3 Theo hiệu lực tác dụng của

kháng sinh

- Ngừng khuẩn (Bacteriopause): Là trường hợp cá

biệt: Kháng sinh Macrolide tiếp xúc với vi khuẩn thì ứ

đọng trong tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn không

nhân lên được Sau đó không cho vi khuẩn tiếp xúc

kháng sinh, nuôi cấy tiếp, nó vẫn không phát triển

được (ngừng khuẩn).

2.3 Theo hiệu lực tác dụng của

kháng sinh

Nhóm  - lactam Nhóm Aminoside Nhóm Phenicol Tetracyclin Nhóm Macrolide và thuốc lân cận Nhóm Polypeptid

Nhóm Sulfamide Nhóm chống nấm và các nhóm khác

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.1 Nhóm-lactam: Hoạt phổ vừa,

Gồm 2 phân nhóm là Penicillin và Cephalosporin.

Cơ chế tác động: ức chế sự tổng hợp vách tế bào

2.4 Theo cấu trúc hóa học

Trang 4

4

2.4.2 Nhóm Aminoside

Có hoạt phổ rộng, tác dụng với cả trực khuẩn lao, tác

dụng phụ độc thận và thần kinh tai.

- Streptomycin

- Gentamicin

- Kanamycin

- Amikacin

- Neomycin

Ức chế tổng hợp Protein do gắn vào tiểu đơn vị 30

S của Ribosome, ức chế nhiệm vụ của 30S

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.3 Nhóm Phenicol

Có hoạt phổ rộng, còn có tác dụng Rickettsia, vi khuẩn thương hàn, độc với thai nhi, tủy xương.

- Chloramphenicol

- Thiamphenicol

Ức chế tổng hợp Protein do gắn vào tiểu đơn

vị 50 S của Ribosome, ức chế nhiệm vụ của 50S

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.4 Tetracyclin

- Hoạt phổ rộng, còn có tác dụng cả vi khuẩn nội bào: Mycoplasma, Rickettsia, Chlamydia

Tetracycline, Oxytetracycline, Doxycycline, Methicycline, Minnocycline

- Ức chế tổng hợp Protein do gắn vào tiểu đơn vị 30 S của Ribosome, ức chế nhiệm vụ của 30S

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.5 Nhóm Macrolide và thuốc lân cận

Hoạt phổ vừa, tác dụng phụ độc với thận và gan

nhưng nhẹ.

- Các thuốc Macrolide: Erythromycin, Spiramycin,

OleADNomycin.

- Các thuốc thuộc Lincosamide:

+ Lincomycin

+ Clindamycin

Ức chế tổng hợp Protein do gắn vào tiểu đơn

vị 50 S của Ribosome, ức chế nhiệm vụ của

50S

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.6 Nhóm Polypeptid

Các kháng sinh này thường có nguồn gốc từ trực khuẩn Gram âm - tác dụng chủ yếu đến trực khuẩn Gram âm

- Polymycin

- Colistin

- Bacitracin (tác dụng chủ yếu trực khuẩn Gram âm, vi khuẩn liên cầu tan máu nhóm A).

Kháng sinh gắn vào màng bào tương của vi khuẩn, gây rối loạn quá trình thẩm thấu, do đó cân bằng thẩm thấu của tế bào bị phá vỡ, các hợp chất bên trong thoát ra ngoài làm vi khuẩn chết

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.7 Nhóm Sulfamide: (tìm đầu tiên 1935) Nhóm này có nhiều, tác dụng tuỳ theo từngloại:

- Thải nhanh: Sulfafurazol - Sulfamethizol

- Thải hơi chậm: Sulfamethoxazole

- Tác dụng với bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa:

Sulfaguanidin

- Tác dụng với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:

Sulfamethoxazol

- Tác dụng với vi khuẩn lao: Sulfapyrazinamide.

Có cấu trúc giống chất chuyển hóa cần thiết (PABA) của

vi khuẩn, gây nên hiện tượng ức chế cạnh tranh làm cho

vi khuẩn không tổng hợp được những nguyên liệu cần thiết

2.4 Theo cấu trúc hóa học

Trang 5

5

2.4.8 Nhóm chống nấm: Nystin, Chlotrimazole,

Flycytosime, Micolazole

2.4 Theo cấu trúc hóa học

2.4.9 Các nhóm khác

2.4.9.1 Nhóm Quinolone

- Kinh điển: Acid nalidixic, Oxolinic, Flumequin

- Thế hệ 2: Norfloxacin, Ofloxacin, Enoxacin

Ức chế tổng hợp ADN của vi khuẩn

2.4.9.2 Các Nitroimidazole: Metronidazole,

Ornidazole, Tinidazole.

2.4 Theo cấu trúc hóa học 3 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA KS

• Ức chế sự thành lập vách tế bào

• Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào

• Ức chế sự tổng hợp protein

• Ức chế sự tổng hợp acid nucleic

Cơ chế cấu trúc

Cơ chế

phân tử

Tácđộng lên sự tổng hợp vách

Tác động ở màng tế bào chất

Tác động sự di truyền của VK

Tác động lên quá trình tổng hợp protein

3 CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA KS

www.themegallery.comSơ đồ tác dụng của kháng sinh trên tế bào vikhuẩnCompany Name

Do bản chất của kháng sinh (cấu trúc phân tử)

mà kháng sinh thay thế, chiếm chỗ các phân tử giống nó dẫn đến rối loạn chuyển hóa tế bào.

Ví dụ: Các sulfamide, các dẫn chất của acid Isonicotinic

3.1 Cơ chế cấu trúc

Trang 6

6

3.2 Cơ chế phân tử

Thuốc kháng sinh gắn lên một phân tử nhất định và ngăn cản mọi hoạt động của phân tử đó, hoặc enzym trên phân tử đó.

Có 4 cách tác động

3.2 Cơ chế phân tử Ức chế sự tổng hợp vách tế bào

Chức năng của vách tế bào :

• Giữ hình dạng đặc trưng của tế bào VK

• Che chở cho tế bào khỏi vỡ dưới áp lực thẩm thấu cao ở bên trong tế bào

• Làm khuôn mẫu để tổng hợp vách mới

3.2 Cơ chế phân tử

Tác động lên sự tổng hợp vách

Các  lactamin ngăn cản sự tổng hợp các mucopeptid

bằng cách phong bế enzym Transpeptidase.

Như vậy, kháng sinh này làm rối loạn quá trình nhân

lên của vi khuẩn.

Khi có mặt của kháng sinh, vi khuẩn có thể vẫn tiếp

tục nhân lên với vách không hoàn chỉnh hoặc không

có vách.

Các vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi thực bào, nhân tố lý

hóa học.

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp vách tế bào

Khi sự tổng hợp vách tế bào bị ức chế

→ VK Gr(+) biến thành dạng hình cầu không

có vách (proto-plast)

→ VK Gr(-) có vách không hoàn chỉnh (spheroplast)

→ tế bào dễ vỡ ở môi trường có trương lực bình thường

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự thành lập vách tế bào

KS thuộc nhóm này : Penicillin Cephalosporin Bacitracin Cycloserine Rostocetin Vancomycin

3.2 Cơ chế phân tử

Trang 7

7

Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào

KS thuộc nhóm này :

Amphotericin B

Colistin

Imidazole

Nystatin

Polymycins

3.2 Cơ chế phân tử

Chức năng của màng tế bào :

• Thẩm thấu chọn lọc

• Vận chuyển chủ động

• Kiểm soát các thành phần bên trong màng tế bào

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào

• Mất sự toàn vẹn của màng tế bào → đại phân tử và ion thoát ra khỏi tế bào → tế bào chết

• Màng tế bào VK và vi nấm dễ bị phá hủy bởi một số tác nhân

3.2 Cơ chế phân tử

Cơ chế tác động củaKS

Ức chế nhiệm vụ của màng tế bào

• Imidazole làm suy yếu sự toàn vẹn của

màng tế bào vi nấm bằng cách ức chế sự

tổng hợp lipid của màng tế bào

• Polymycins tác động lên VK Gr (-)

• Polyenes tác động lên vi nấm

Ức chế sự tổng hợp protein

KS thuộc nhóm này Chloramphenicol Erythromycins Lincomycins Tetracyclines Aminoglycosides

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp protein Aminoglycosides : Streptomycin

• GĐ 1: thuốc gắn vào thụ thể trên tiểu đơn vị 30S của ribosome

• GĐ 2 : phong bế hoạt tính của phức hợp đầu tiên trong quá trình thành lập chuỗi peptid

• GĐ 3 : thông tin mRNA bị đọc sai → 1 acid amin không phù hợp

3.2 Cơ chế phân tử

Trang 8

8

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp protein

Aminoglycosides : Streptomycin

• GĐ 4 : làm vỡ các polysomes thành

monosomes → Ribosome không có chức

năng tổng hợp protein

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp protein Tetracyclines

• Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 30S của ribosome → ngăn chặn các amino acid mới gắn vào chuỗi peptid mới được thành lập

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp protein Chloramphenicol

• Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosome → ức chế peptidyltransferase → ngăn các amino acid mới gắn vào chuỗi peptid mới thành lập

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp protein

Macrolides

• Thuốc gắn vào tiểu đơn vị 50S của

ribosome → ngăn cản sự thành lập phức

hợp đầu tiên để tổng hợp chuỗi peptid

Lincomycins

• Cơ chế giống nhóm Macrolides

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế sự tổng hợp protein Actinomycin

• Thuốc gắn vào DNA tạo nên một phức hợp → ức chế polymerase → ngăn sự tổng hợp RNA (mRNA)

Mitomycin

• Thuốc gắn vào 2 chuỗi DNA ngăn 2 chuỗi tách rời ra → không sao chép được

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế tổng hợp acid nucleic

KS thuộc nhóm này Actinomycin Mitomycin Nalidixic acid Novobiocin Pyrimethamin Rifampin Sulfonamides Trimethoprim

Trang 9

9

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế tổng hợp acid nucleic

Rifampin

• Thuốc gắn vào polymerase → ức chế tổng

hợp RNA

Nalidixic acid

• Phong bế DNA gyrase → ức chế tổng hợp

DNA

3.2 Cơ chế phân tử

Ức chế tổng hợp acid nucleic Sulfonamides

• PABA(a.para – aminobenzoic) là một tiền chất để tổng hợp acid folic → tổng hợp acid nucleic

• Sulfonamides có cấu trúc tương tự PABA

→ cạnh tranh → tạo những chất tương tự acid folic nhưng không có chức năng → cản trở sự phát triển của VK

4 SỰ KHÁNG THUỐC KS

• Phân loại:

✓Đề kháng giả:

✓Đề kháng thật

* Đề kháng giả: không do nguồn gốc di

truyền

- Do sức miễn dịch của cơ thể giảm hoặc chức năng

đại thực bào bị hạn chế (có ổ mủ)

- Khi vi khuẩn ở trạng thái nghỉ, không chịu tác dụng

của kháng sinh Những vi khuẩn ký sinh nội bào

ngoan cố do kháng sinh không thấm được vào tế

bào.

- Khi ổ viêm có vật cản, tuần hoàn ứ trệ kháng sinh

khó tới ổ viêm.

* Đề kháng thật:

Đề kháng tự nhiên

-Một số vi khuẩn tự nhiên đã không chịu tác dụng

của kháng sinh: E coli không chịu tác dụng của

erythomycin, tụ cầu không chịu tác dụng colistin

-Một số vi khuẩn không có vách không chịu tác dụng của kháng sinh nhóm  lactamin.

Sự kháng thuốc

Đề kháng thu được

- Do thay đổi gen di truyền nên vi khuẩn từ chỗ không có trở thành có gen đề kháng

Vật liệu di truyền trên plasmid được truyền theo cơ chế :

• Chuyển thể ( transformation)

• Chuyển nạp ( transduction)

• Chuyển vị ( transposition)

• Giao phối ( conjugation)

Trang 10

10

4 SỰ KHÁNG THUỐC KS

* Cơ chế đề kháng

• VK sản xuất enzym phá hủy hoạt tính của

thuốc

• VK làm thay đổi khả năng thẩm thấu của

màng tế bào đối với thuốc

• Điểm gắn của thuốc có cấu trúc bị thay đổi

• VK thay đổi đường biến dưỡng làm mất

tác dụng của thuốc

• VK có enzym đã bị thay đổi

Sự kháng thuốc

VK sản xuất enzym phá hủy hoạt tính của thuốc

• Staphylococci sản xuất ß-lactamase →

kháng penicillin G

• VK Gr (-) sản xuất adenylase, phosphorylase, acetylase → phá hủy aminoglycoside

• VK Gr (-) sản xuất chloramphenicol acetyltransferase → kháng

chloramphenicol

Sự kháng thuốc

VK làm thay đổi khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với thuốc

• Tetracyclin tích tụ bên trong VK nhạy cảm

• Polymycins, Amikacin

• Một số Aminoglycosides khác

Sự kháng thuốc

Điểm gắn của thuốc có cấu trúc bị thay đổi

• VK đột biến NST → mất / thay đổi protein

đặc biệt trên tiểu đơn vị 30S → mất điểm

gắn của Aminoglycosides → đề kháng

• VK mất / thay đổi PBPs → đề kháng

penicillin

• VK thay đổi thụ thể trên tiểu đơn vị 50S

của ribosome → đề kháng Erythromycin

Sự kháng thuốc

VK thay đổi đường biến dưỡng làm mất tác dụng của thuốc

• VK sử dụng acid folic có sẵn → VK không còn cần PABA → đề kháng với Sulfonamides

Sự kháng thuốc

VK có enzym đã bị thay đổi

• Enzym bị thay đổi vẫn còn chức năng biến dưỡng nhưng ít bị ảnh hưởng bởi thuốc

• Ở VK nhạy cảm với Sulfonamides : Tetrahydropteroic acid synthetase có ái lực với Sulfonamides cao hơn nhiều so với PABA

Trang 11

11

Biện pháp hạn chế sự gia tăng tính kháng

thuốc của vi khuẩn

- Chỉ dùng kháng sinh điều trị khi chắc chắn

nhiễm khuẩn

- -Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ,

đặc biệt ưu tiên kháng sinh có hoạt phổ hẹp.

- Chọn kháng sinh khuếch tán tốt nhất vào điểm

nhiễm khuẩn

-Phối hợp kháng sinh hợp lý, đặc biệt những bệnh điều trị kéo dài

-Giám sát liên tục tình hình đề kháng của vi khuẩn và thông báo kịp thời cho bác sĩ điều trị

-Đề cao các biện pháp khử khuẩn và vô khuẩn

5 PHỐI HỢP KHÁNG SINH

• Tác dụng của phối hợp kháng sinh

-Làm giảm khả năng xuất hiện chủng đề kháng trong trường hợp đề kháng do đột biến thì phối hợp kháng sinh sẽ làm giảm xác suất đột biến kép

-Nhằm điều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn: cả ưa khí và kỵ khí

-Tăng khả năng diệt khuẩn:

• Kết quả của phối hợp kháng sinh

• Tác dụng đối kháng

• Tác dụng hiệp đồng

Một số phối hợp thuốc

có tác dụng hiệp đồng

• ß-lactamin + aminoglycoside

• Glycopeptid + aminoglycoside

• Sulfamide + trimethoprim

• ß-lactamin + fluoroquinolon

• Rifampicin + vancomycin

Một số phối hợp đối kháng

• Aminoglycoside + chloramphenicol

• Aminoglycoside + tetracyclin

• Quinolon + chlormphenicol

• Penicillin G / ampicillin + tetracyclin

• Penicillin G / ampicillin + macrolide

Ngày đăng: 06/02/2024, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w