Sau khi học xong bài này, sinh viên phải thực hành được các phương pháp đánh giá một chỉ tiêu tài chính như: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy …
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Biên Soạn:
ThS Nguyễn Thành Huyên
www.hutech.edu.vn
Trang 2PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
*1.2020.FIN107*
Các ý kiến đóng góp về tài liệu học tập này, xin gửi về e-mail của ban biên tập: tailieuhoctap@hutech.edu.vn
Trang 3MỤC LỤC I
MỤC LỤC
MỤC LỤC I HƯỚNG DẪN III KÝ HIỆU V
BÀI 1: TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
1.1 ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
1.1.1 Bảng cân đối 1
1.1.2 Báo cáo thu nhập 6
1.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền 7
1.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính 11
1.1.5 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 12
1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 13
1.2.1 Phương pháp so sánh 13
1.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố 15
1.2.3 Các phương pháp phân tích tài chính hiện đại 20
BÀI TẬP 21
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 23
BÀI 2: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 29
2.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN NỢ 29
2.2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CÓ 37
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO NGUỒN TÀI TRỢ 41
2.3.1 Phân tích đảm bảo nguồn tài trợ theo quan điểm luân chuyển vốn 43
2.3.2 Phân tích đảm bảo nguồn tài trợ theo tính ổn định của vốn 47
BÀI TẬP 53
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 55
BÀI 3: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN VÀ NĂNG LỰC THANH TOÁN 63
3.1 PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 63
3.1.1 Phân tích dòng ngân quỹ 63
3.1.2 Phân tích lưu chuyển tiền 65
3.2 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC THANH TOÁN 67
3.2.1 Phân tích thanh khoản 68
3.2.2 Phân tích năng lực thanh toán kỳ hạn 73
3.2.3 Phân tích tình hình thanh toán các khoản chiếm dụng tạm thời 75
BÀI TẬP 77
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 80
BÀI 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ 88
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ 88
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SINH LỜI 91
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SINH LỜI THEO PHƯƠNG PHÁP DUPONT 101
Trang 4II MỤC LỤC
4.4 PHÂN TÍCH TỐI ƯU HÓA THU NHẬP 104
4.5 PHÂN TÍCH BIÊN ĐỘ AN TOÀN 107
4.6 PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH CƠ CẤU NGUỒN TÀI TRỢ 112
BÀI TẬP 115
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 117
BÀI 5: PHÂN TÍCH RỦI RO & DỰ BÁO TÀI CHÍNH 128
5.1 PHÂN TÍCH RỦI RO 128
5.2 DỰ BÁO TÀI CHÍNH 132
5.2.1 Dự báo theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu hoạt động 132
5.2.2 Dự báo theo phương pháp hồi quy 134
5.2.3 Dự báo theo phương pháp tối ưu chỉ số tài chính 135
5.2.4 Dự báo dòng tiền 136
5.3 DỰ BÁO RỦI RO PHÁ SẢN 137
BÀI TẬP 139
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 140
BÀI 6: BÀI ĐỌC THÊM VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 145
6.1 NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 145
6.1.1 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 145
6.1.2 Phương pháp phân tích 145
6.2 NỘI DUNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 146
6.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh 146
6.2.2 Phân tích thị trường 148
6.2.3 Sản lượng sản phẩm và dịch vụ 148
6.2.4 Tình hình sử dụng lao động 149
6.2.5 Tình hình sử dụng tài sản cố định 150
6.2.6 Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 5HƯỚNG DẪN III
HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Phân tích hoạt động tài chính là học phần kiến thức quan trọng đối với sinh viên các ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, và quản trị Giáo trình này được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên những cơ sở lý luận cơ bản trong phân tích đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp
Do có sự khác biệt trong cách thức ghi nhận một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại Việt nam so với chuẩn mực phổ biến bên ngoài Việt nam nên chúng ta cần lưu ý khi sử dụng một số công thức trong phân tích các báo cáo tài chính theo khuôn mẫu chuẩn hay không theo khuôn mẫu chuẩn của Việt nam
NỘI DUNG MÔN HỌC
Học phần được thiết kế bao gồm 6 bài học:
- Bài 1 “Tổng quan phân tích tài chính”: Nội dung cơ bản của phân tích tài chính; và phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính
- Bài 2 “Phân tích cấu trúc tài chính”: Đánh giá cơ cấu của tài sản có và tài sản nợ Các quan điểm về đảm bảo vốn cho nhu cầu tài sản của doanh nghiệp
- Bài 3 “Phân tích dòng tiền và năng lực thanh toán”: Đánh giá khả năng tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền; đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp
- Bài 4 “Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn tài trợ”: Đánh giá hiệu quả khai thác các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp
- Bài 5 “Phân tích rủi ro và dự báo tài chính”: Đánh giá mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp; và hướng dẫn thực hành một số phương pháp dự báo tài chính
- Bài 6 “Đọc thêm về phân tích hoạt động kinh doanh”
Trong mỗi bài học đều có ví dụ tình huống cụ thể giúp sinh viên thực hành những nội dung đang nghiên cứu, cuối mỗi bài học là hệ thống bài tập rèn luyện
Trang 6IV HƯỚNG DẪN
KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Để học tốt phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, sinh viên cần phải nắm vững kiến thức nền tảng về lý thuyết tài chính tiền tệ, nguyên lý kế toán, toán kinh
tế, thống kê
YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi học trên lớp và làm bài tập do giảng viên giao sau khi kết thúc mỗi buổi học
CÁCH TRUYỀN ĐẠT VÀ TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Mỗi bài học, giảng viên sẽ trình bày những kiến thức cơ bản, giải thích các thuật ngữ, trình bày ví dụ mẫu, hướng dẫn làm bài tập của chương, và trắc nghiệm một số kiến thức liên quan nhằm đánh giá mức độ tiếp thu bài học của sinh viên, qua đó, có hướng điều chỉnh kế hoạch giảng dạy trong thời lượng cho phép của môn học
Sinh viên phải nghiêm túc ôn tập các bài đã học, trả lời câu hỏi và làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài học
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:
- Điểm quá trình: 50% Hình thức và nội dung do giảng viên quyết định, phù hợp với quy chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập
- Điểm thi: 50% Hình thức bài thi trắc nghiệm Nội dung gồm kiến thức liên quan trong các bài học
Trang 7KÝ HIỆU V
KÝ HIỆU
GAAP Generally accepted accounting principles
(Chuẩn mực kế toán) GTGT Giá trị gia tăng
NXB Nhà xuất bản
TSCĐ Tài sản cố định
Trang 9BÀI 1: TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
BÀI 1: T ỔNG QUAN PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mục tiêu: Phải nắm vững nội dung cơ bản trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp Sau khi học xong bài này, sinh viên phải thực hành được các phương pháp đánh giá một chỉ tiêu tài chính như: Phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy …
Sự phát triển của thị trường tài chính đã khơi thông dòng vốn từ các nhà đầu tư và trung gian tài chính đổ vào các doanh nghiệp, điều này đã hình thành nhu cầu phân tích hoạt động tài chính để tìm kiếm những doanh nghiệp hiệu quả đáng đầu tư Bên cạnh đó, chính bản thân các doanh nghiệp cũng cần thiết phải đánh giá được năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động của mình nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường ngày càng khắt khe và năng động của tương lai
1.1 ĐỐI TƯỢNG CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
Giả định, các điều kiện minh bạch được đảm bảo thì phần lớn thông tin cơ bản và quan trọng của doanh nghiệp sẽ được thể hiện trên các báo cáo tài chính Do vậy, đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động tài chính trước hết là hệ thống thông tin bao gồm bảng cân đối, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền, và thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp
1.1.1 Bảng cân đối
Bảng cân đối (Balance sheet) là báo cáo cung cấp thông tin tóm tắt tình hình tài sản nợ và tài sản có của doanh nghiệp tại một thời điểm, thường là cuối năm hoặc cuối quý Các tài sản có được trình bày theo thứ tự thanh khoản giảm dần, còn tài sản
nợ được trình bày theo thứ tự giảm dần về kỳ hạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ Thông
Trang 102 BÀI 1: TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tin trên bảng cân đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản, bao gồm: Nguyên tắc giá phí, nguyên tắc hoạt động liên tục, và nguyên tắc thực thể kinh doanh
Cấu trúc của Bảng cân đối
Bảng cân đối được chia thành 2 phần gồm tài sản nợ và tài sản có, mỗi giao dịch đều được ghi chép vào các khoản mục liên quan Tài sản có thể hiện nguồn hình thành từ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tài sản có luôn cân bằng với tài sản nợ
Theo tiêu chuẩn quốc tế, bảng cân đối có thể được lập sau mỗi giao dịch, nhưng như vậy sẽ rất khó khăn trong thực tiễn doanh nghiệp chưa tin học hoá toàn diện Do vậy, bảng cân đối sẽ được lập định kỳ hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, và phổ biến là sau 1 niên độ
Tài sản có (Assets) là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi
ích kinh tế trong tương lai Phản ảnh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo kết cấu của tài sản, bao gồm: Tài sản ngắn hạn
và tài sản dài hạn
- Tài sản ngắn hạn (Current assets) thường là những tài sản có thể chuyển hoá ngay vào chu kỳ kinh doanh trong vòng 1 niên độ, bao gồm tiền & tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn và các loại tài sản lưu động khác:
- Tiền & tương đương tiền (Cash & equivalents): Phản ảnh lượng tiền, tài sản quí như vàng và đá quý mà doanh nghiệp có trong quỹ hoặc gửi ở ngân hàng ở dạng tiền gửi thanh toán
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn, còn gọi là chứng khoán thanh khoản (Marketable securities): Phản ảnh dự trữ thứ cấp của doanh nghiệp, các chứng khoán này có vai trò quan trọng trong công tác quản trị tiền mặt vì đây là khoản mục trung gian giúp doanh nghiệp xử lý kịp thời số dự trữ sơ cấp dư thừa để chuyển sang dạng tài sản có sinh lời, đồng thời, chứng khoán đầu tư ngắn hạn cũng là nguồn cung phương tiện thanh toán cho doanh nghiệp khi tạm thời rơi vào trạng thái thiếu hụt tiền Chứng khoán ngắn hạn được tính bao gồm cả chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn hoặc các khoản đầu tư ngắn hạn có lợi tức
Trang 11BÀI 1: TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
- Khoản phải thu (Accounts receivable): Phản ảnh quyền đòi nợ, thường được phát sinh trong các giao dịch thanh toán Để được xem là tài sản ngắn hạn cần phải thoả mãn tiêu chí giới hạn về thời gian đối với các khoản phải thu Thông thường, nếu khoản thanh toán không nhận được trong vòng 90 ngày thì khoản phải thu sẽ được đánh giá dự phòng nợ khó đòi
- Hàng tồn kho (Merchandise inventory): Phản ảnh sản phẩm hiện có sẵn sàng để chuyển cho khách hàng, bao gồm: Nguyên liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm Tồn kho được đánh giá theo giá vốn có thể thực hiện được trên thị trường
- Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: Chi phí trả trước (Prepaid expenses), thuế thu nhập hoãn lại (Deferred income taxes), dự phòng khoản phải thu (Allowance for doubtful accounts), tài sản ngắn hạn khác (Other current assets)
- Tài sản dài hạn (Long-term assets) thường là những tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và giá trị được chuyển hoá vào chi phí trong nhiều niên độ Tài sản dài hạn phản ảnh quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
- Tài sản cố định (Fixed assets), bao gồm: Tài sản cố định hữu hình (Tangible assets) và tài sản cố định vô hình (Intangible assets) Tài sản cố định hữu hình là các tài sản mà doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc khai thác sử dụng, có thời gian sử dụng trên 1 năm, và nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên Tài sản cố định hữu hình thường bao gồm đất đai, nhà xưởng, hoặc xây dựng cơ bản dở dang (Land, land improvements, buildings, construction in progress), máy móc thiết bị (Equipments) Tài sản cố định vô hình có thể là giá trị thương hiệu (Trade names), lợi thế kinh doanh (Goodwill) Tài sản cố định được đánh giá theo giá trị còn lại có thể thực hiện được trên thị trường sau khi loại trừ hao mòn (Depreciation & amortization)
- Đầu tư dài hạn (Long-term investments), bao gồm: Chứng khoán đầu tư dài hạn, bất động sản đầu tư
- Tài sản thuê tài chính (Leasehold improvements) được ghi nhận như một tài sản được trích khấu hao, hình thành từ nợ dài hạn mà doanh nghiệp đang nắm quyền sử dụng theo một hợp đồng thuê nhưng chưa có sự chuyển giao quyền sở hữu, do vậy, tài sản thuê tài chính không có sự đánh giá lại giá trị Theo thoả thuận thì
Trang 124 BÀI 1: TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
định kỳ doanh nghiệp sẽ trả một phần nợ gốc cùng lãi phát sinh cho chủ tài sản
Tài sản nợ (Liabilities & equity) phản ảnh toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp,
bao gồm: Nợ phải trả (Liabilities), vốn chủ sở hữu (Equity), và lợi ích cổ đông thiểu số (Minority interest)
- Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung dài hạn Các khoản nợ cũng thường được phân nhóm thành nợ phải trả tài chính (Debt) là các khoản nợ có phát sinh nghĩa vụ lãi tính trên khoản vốn gốc, và nợ phi tài chính (Non-debt) chỉ là các khoản vốn chiếm dụng tạm thời trong các giao dịch thanh toán
- Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ thực góp, thặng dư vốn điều lệ và cổ phiếu quỹ (Công ty cổ phần), khoản mục đánh giá lại tài sản, lợi nhuận giữ lại tái đầu tư,
dự phòng rủi ro và các quỹ khác đã được trích lập
- Lợi ích cổ đông thiểu số là khoản mục trên báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated balance sheet) phản ảnh phần tài sản thuộc các đơn vị có tỷ lệ đầu
tư vào doanh nghiệp dưới 50% cổ phần biểu quyết và không nắm quyền kiểm soát; Ở khía cạnh khác, lợi ích cổ đông thiểu số lại thể hiện quyền lợi của doanh nghiệp tại các đơn vị liên kết hoặc liên doanh đầu tư (Associate company), trong trường hợp này, doanh nghiệp giữ vai trò là cổ đông thiểu số và lợi ích cổ đông thiểu số (Minority interest) được ghi nhận như phần lợi ích từ hoạt động liên kết và liên doanh đầu tư
Ví dụ 1.1:
Bảng cân đối năm 2013 của Công ty CP X
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2013 01/01/2013
Tài sản ngắn hạn 47.093,50 7.340,87 Tiền và các khoản tương đương tiền 17.593,21 1.961,01
Các khoản tương đương tiền 12.550,00
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 2.678,47
Các khoản phải thu ngắn hạn 12.098,57 2.031,29
Trang 13BÀI 1: TỔNG QUAN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 5
Chỉ tiêu 31/12/2013 01/01/2013
Phải thu của khách hàng 6.315,44 225,13 Trả trước cho người bán 4.446,90 1.683,81 Các khoản phải thu khác 1.336,22 122,35 Hàng tồn kho 4.939,42 1.985,99 Tài sản ngắn hạn khác 9.783,84 1.362,57 Chi phí trả trước ngắn hạn 141,95 254,93 Thuế GTGT được khấu trừ 8.603,64 800,19 Tài sản ngắn hạn khác 1.038,25 307,45 Tài sản dài hạn 497.250,34 415.656,50 Tài sản cố định 492.983,69 413.656,50 Tài sản cố định hữu hình 452.114,37 413.527,20 Nguyên giá 533.078,57 477.574,47 Giá trị hao mòn luỹ kế -80.964,20 -64.047,27 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 40.869,32 129,30 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.000,00 2.000,00 Tài sản dài hạn khác 2.266,65
Chi phí trả trước dài hạn 25,99
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 2.240,65
Tổng cộng tài sản 544.343,83 422.997,36 Nợ phải trả 372.112,01 340.057,81 Nợ ngắn hạn 78.481,90 69.040,47 Vay ngắn hạn 7.960,99 39.233,00 Phải trả người bán 53.498,01 23.701,87 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 8.129,46 3.101,96 Phải trả người lao động 1.220,61 545,87 Chi phí phải trả 12,33
Phải trả theo tiến độ kế hoạch 1.638,59 Các khoản phải trả, phải nộp khác 7.589,05 819,19 Khen thưởng, phúc lợi 71,46
Nợ dài hạn 293.630,11 271.017,33 Vay dài hạn 292.510,26 270.085,46