1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng pháp của sinh viên tiếng pháp trường đại học ngoại ngữ đại học huế

101 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rèn Luyện Kỹ Năng Nghe Qua Các Bài Hát Tiếng Pháp Của Sinh Viên Tiếng Pháp Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại Học Huế
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Người hướng dẫn TS. Phạm Anh Tú
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Tiếng Pháp
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,61 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung khảo sát nhận thức của người học sử dụng về các bài hát tiếng Pháp để rèn luyện kỹ năng nghe, về vai trò của phương tiện âm nhạc đối với rèn luyện kỹ nă

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

THỰC HIỆN NĂM 2021

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE QUA CÁC BÀI HÁT TIẾNG PHÁP

CỦA SINH VIÊN TIẾNG PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: T2021-322-GD-NN Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Nguyễn Thị Hồng

Đơn vị: Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Anh Tú

Thời gian thực hiện: 12 tháng (01/2021 – 12/2021)

HUẾ, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

THỰC HIỆN NĂM 2021

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE QUA CÁC BÀI HÁT TIẾNG PHÁP

CỦA SINH VIÊN TIẾNG PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: T2021-322-GD-NN

Trang 3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NGHE QUA CÁC BÀI HÁT TIẾNG PHÁP

CỦA SINH VIÊN TIẾNG PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ

Mã số: T2021-322-GD-NN

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Hồng

Số điện thoại liên lạc: 0365025621

Email: nguyeen.hongg@gmail.com

Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Cơ quan, cá nhân phối hợp thực hiện: Không

Thời gian thực hiện: 01/2021 – 12/2021

1 Mục tiêu

Đề tài này được thực hiện để nghiên cứu nhận thức và thực tế rèn luyện kỹ năng nghe của sinh viên tiếng Pháp, Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung khảo sát nhận thức của người học

sử dụng về các bài hát tiếng Pháp để rèn luyện kỹ năng nghe, về vai trò của phương tiện

âm nhạc đối với rèn luyện kỹ năng này và những thuận lợi và khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện Từ đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp để phương tiện âm nhạc này được áp dụng một cách hiệu quả, trong đó chúng tôi mạnh dạn đưa một đề xuất mẫu về

sử dụng và khai thác bài hát hỗ trợ rèn luyện kỹ năng nghe

Trang 4

K16, 25 sinh viên năm 3 – Pháp K15 (bao gồm cả ngành Ngôn ngữ và Sư phạm) và 9 giảng viên tiếng Pháp thuộc Khoa tiếng Pháp – tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Những kết quả được ghi nhận từ những phản hồi góp phần làm rõ những câu hỏi mà nghiên cứu đặt ra

3 Kết quả đạt được

Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận như: các khái niệm,

vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng nghe, của các bài hát tiếng Pháp trong việc học ngoại ngữ nói chung và trong rèn luyện tiếng Pháp nói riêng

Về mặt thực tiễn, đề tài đã đưa ra những phân tích cụ thể để làm rõ thực trạng rèn

luyện kỹ năng nghe, cung cấp một đánh giá tổng quan về lợi ích của công cụ bài hát đối với rèn luyện kỹ năng này, những khó khăn mà sinh viên gặp trong quá trình rèn luyện, từ

đó đề xuất một số giải pháp, phương hướng có tính khả thi nhằm khuyến khích sinh viên rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát và phương pháp này được thực hành

có hiệu quả

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sẽ là một tài liệu tham khảo dành cho các bạn sinh viên tiếng Pháp Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và những người đọc khác có quan tâm đến vấn đề này

Trang 5

SUMMARY

Project title:

PRACTICE LISTENING SKILLS THROUGH FRENCH SONGS OF FRENCH

STUDENTS IN HUE UNIVERSITY OF FOREIGN LANGUAGES

of Foreign Languages Besides, the research focused on surveying learners’ perspectives

of using French songs to practice listening skills, the function of musical media in training this skill, and the benefits and difficulties found during implementation From there, the topic will suggest strategies for efficiently utilizing this musical medium, in which we will boldly put up a sample idea on using and exploiting songs to help practice listening skills

2 Main contents

We used a questionnaire consisting of a combination of open (qualitative) and closed (quantitative) questions to survey two research subjects including 110 students, including 32 freshmen (France K17), 53 sophomores (France K16), and 25 juniors (France K15) (including Languages and Pedagogy department) and 9 French lecturers

Trang 6

from Hue University’s Faculty of French and Russian, University of Foreign Languages The results obtained from the responses contribute to clarifying the questions posed by the study

3 Key findings

Theoretically, the study has systematized several theoretical issues such as

concepts, roles, and the importance of listening skills, as well as French songs in learning foreign languages in general and in French in particular

Practically, the study has provided particular analyses to clarify the current state

of listening skills training, as well as an overview of the benefits of using a song tool to practice this skill Besides, it highlights the obstacles that students face during the training process, consequently giving some possible solutions and directions to encourage students to practice their French listening abilities through songs, and this method is practiced effectively

The research results of the study can be used as a reference for French students at the Faculty of French and Russian, the University of Foreign Languages, Hue University, and other readers who are interested in the subject

Trang 7

MỤC LỤC

Tóm tắt kết quả nghiên cứu i

Summary iii

Mục lục v

Danh mục bảng ix

Danh mục biểu đồ xii

Danh mục các từ viết tắt xiii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước 1

Tính cấp thiết của đề tài 3

Mục tiêu của đề tài 3

Câu hỏi nghiên cứu 4

Giả thiết nghiên cứu 4

Ý nghĩa nghiên cứu 5

Cấu trúc đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1 Tổng quan về chương trình Thực hành tiếng Pháp 7

1.2 Một số khái niệm liên quan 7

1.2.1 Khái niệm nghe 7

1.2.2 Khái niệm bài hát 8

1.3 Tầm quan trọng của kỹ năng nghe 9

Trang 8

1.3.1 Tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học ngoại ngữ 9

1.3.1 Mối liên hệ giữa kỹ năng nghe và các kỹ năng khác 10

1.4 Vai trò của các bài hát trong việc học ngoại ngữ 11

1.5 Vai trò của bài hát tiếng Pháp trong học tập và rèn luyện tiếng Pháp 12

1.5.1 Đối với việc hình thành và duy trì động lực học tiếng Pháp 12

1.5.2 Đối với việc tiếp thu và phát triển từ vựng 14

1.5.3 Đối với việc học và củng cố ngữ pháp 14

1.5.4 Đối với kỹ năng Nghe 15

1.5.5 Đối với kỹ năng Nói 16

1.5.6 Đối với kỹ năng Đọc 16

1.5.7 Đối với kỹ năng Viết 16

1.6 Tiểu kết 16

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Phương pháp tiếp cận 18

2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 18

2.1.2 Phương pháp điều tra khảo sát 18

2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu (định tính và định lượng) 19

2.2 Đối tượng – khách thể nghiên cứu 19

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 19

2.2.2 Khách thể nghiên cứu 19

2.3 Công cụ nghiên cứu 19

2.4 Nội dung nghiên cứu 19

2.5 Quá trình nghiên cứu 20

Trang 9

2.5.1 Đối với phương pháp nghiên cứu lý thuyết 20

2.5.2 Đối với phương pháp điều tra khảo sát và phân tích số liệu 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

3.1 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe tiếng Pháp và thực tế rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên 22

3.1.1 Nhận thức của sinh viên 22

3.1.2 Thực tế rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên 23

3.1.3 Đánh giá của giảng viên về thực tế rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên 26

3.2 Nhận thức và thực tiễn rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 30 3.2.1 Nhận thức của sinh viên về rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp và thực tiễn 31

3.2.2 Đánh giá của giảng viên 36

3.3 Những thuận lợi và khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 39

3.3.1 Đánh giá của sinh viên 39

3.3.2 Đánh giá của giảng viên 42

3.4 So sánh kết quả đánh giá giữa sinh viên và giảng viên 44

3.4.1 So sánh đánh giá năng lực nghe tiếng Pháp của sinh viên hiện nay 44

3.4.2 So sánh đánh giá về thực tế rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp của sinh viên 45

3.4.3 So sánh đánh giá về những lợi ích khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 46

Trang 10

3.4.4 So sánh đánh giá về những thuận lợi và khó khăn khi rèn luyện kỹ năng

nghe qua các bài hát tiếng Pháp 48

3.5 Kết luận chương 51

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

4.1 Đề xuất – kiến nghị 52

4.1.1 Về phía giảng viên tiếng Pháp Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga 52

4.1.2 Về phía sinh viên tiếng Pháp Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga 54

4.1.3 Về phía các bộ phận liên quan khác 56

4.2 Ví dụ minh họa về việc khai thác phương tiện bài hát trong rèn luyện kỹ năng nghe 56

4.2.1 Rèn luyện kỹ năng nghe qua bài hát Donna donna - Claude François 56 4.2.1 Rèn luyện kỹ năng nghe qua bài hát Et demain – Le collectif 59

4.3 Kết luận 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHẦN PHỤ LỤC 66

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Trang Bảng 1 Kết quả đánh giá sự đồng ý về tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học tiếng Pháp ở sinh viên 22 Bảng 2 Kết quả tự đánh giá khả năng nghe ở sinh viên 23 Bảng 3 Kết quả đánh giá thời gian dành cho việc luyện nghe tiếng Pháp ngoài giờ ở sinh viên 24 Bảng 4 Thống kê sự lựa chọn nguồn tư liệu sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên 25 Bảng 5 Kết quả đánh giá của giảng viên về kỹ năng nghe 26 Bảng 6 Kết quả đánh giá của giảng viên về năng lực nghe tiếng Pháp của sinh viên 27 Bảng 7 Kết quả đánh giá của giảng viên về sự chủ động trong thực hành kỹ năng nghe ở sinh viên 28 Bảng 8 Kết quả đánh giá của giảng viên về thời gian đầu tư cho việc rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên 28 Bảng 9 Kết quả đánh giá của giảng viên về nguồn tư liệu được sinh viên sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghe 29 Bảng 10 Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên về những lợi ích mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát mang lại về phương diện ngôn ngữ 33 Bảng 11 Kết quả đánh giá nhận thức của sinh viên về những lợi ích mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát mang lại về phương diện nội dung 34 Bảng 12 Kết quả đánh giá cách thức sử dụng các bài hát tiếng Pháp để rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên 35

Trang 12

Bảng 13 Kết quả đánh giá những cải thiện mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp đem lại cho sinh viên 36 Bảng 14 Kết quả đánh giá mức độ phổ biến của các bài hát tiếng Pháp ở sinh viên 36 Bảng 15 Đánh giá của Thầy/Cô về những lợi ích mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát mang lại về phương diện ngôn ngữ 37 Bảng 16 Đánh giá của Thầy/Cô về những lợi ích mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát mang lại về phương diện nội dung 38 Bảng 17 Kết quả đánh giá của sinh viên về những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 39 Bảng 18 Kết quả đánh giá của sinh viên về những khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 41 Bảng 19 Kết quả đánh giá của giảng viên về những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 42 Bảng 20 Kết quả đánh giá của giảng viên về những khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 43 Bảng 21 Kết quả so sánh đánh giá tổng quát về năng lực nghe tiếng Pháp của sinh viên hiện nay 44 Bảng 22 Kết quả so sánh đánh giá thống kê nguồn tư liệu sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên 45 Bảng 23 Kết quả so sánh đánh giá về những lợi ích mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát mang lại về phương diện ngôn ngữ 46 Bảng 24 Kết quả so sánh đánh giá về những lợi ích mà phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp qua các bài hát mang lại về phương diện nội dung 47 Bảng 25 Kết quả so sánh đánh giá những thuận lợi khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp 48

Trang 13

Bảng 26 Kết quả so sánh đánh giá những khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các

bài hát tiếng Pháp 50

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang Biểu đồ 1 Tính phổ biến của các bài hát tiếng Pháp ở sinh viên 31 Biểu đồ 2 Kết quả đánh giá mục đích sử dụng các bài hát tiếng Pháp ở sinh viên 32 Biểu đồ 3 Kết quả đánh giá tỷ lệ sinh viên sử dụng các bài hát tiếng Pháp để rèn luyện kỹ năng nghe 32 Biểu đồ 4 Tóm tắt kết quả so sánh đánh giá tổng quát về năng lực nghe tiếng Pháp của sinh viên hiện nay 45

Trang 15

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CECRL : Cadre européen commun de référence pour les langues FLE : Français langue étrangère

Trang 16

PHẦN MỞ ĐẦU Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã và đang tăng cường chính sách giao lưu,

mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới Trong chiến lược thúc đẩy quá trình giao lưu, hợp tác, việc xoá bỏ rào cản ngôn ngữ là vô cùng cần thiết Điều này mở ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức trong việc học ngoại ngữ của người Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng Hiểu một cách đơn giản, nếu chỉ với tiếng mẹ

đẻ, chúng ta khó có thể tồn tại và hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay Chính vì vậy, việc học ngoại ngữ là vô cùng quan trọng

Ngày nay, bên cạnh tiếng Anh là ngoại ngữ phổ biến trên phạm vi toàn cầu, tiếng Pháp được chú trọng giảng dạy nhờ tính ứng dụng cao của ngôn ngữ này trong quá trình hội nhập Thực tế cho thấy, để tiếng Pháp được giảng dạy như ngoại ngữ chính hoặc ngoại ngữ hai trong các trường học Việt Nam, điều này phụ thuộc vào nhu cầu của các địa phương và nguyện vọng của học sinh, sinh viên Không chỉ chú trọng vào khía cạnh ngữ pháp thuần túy, chương trình giảng dạy và học tập tiếng Pháp còn tập trung phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết Trong số các kỹ năng ngôn ngữ này, nghe có lẽ là kỹ

năng quan trọng hơn cả vì “con người dành khoảng 60% thời gian của mình để nghe […]

Hơn nữa, ngoài việc mang lại cho con người cơ hội cảm nhận ngôn ngữ, kỹ năng nghe còn góp phần nâng cao toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ”, theo J Robin và I

Thompson (được Nguyễn Thị Nguyệt Minh, trích dẫn 2019, tr.83)

Ngày nay, với sự hỗ trợ tích cực của công nghệ, có nhiều tài liệu và phương tiện

hỗ trợ rèn luyện kỹ năng nghe Tuy nhiên, thực tế người học vẫn chỉ áp dụng các phương

thức được đóng khung trong khuôn khổ thuần túy học tập, như rèn luyện kỹ năng nghe

qua những bài luyện nghe trong sách giáo khoa, vì trong suy nghĩ của nhiều người học, ngoại ngữ, ở đây là tiếng Pháp, chỉ là một môn học chứ chưa hẳn là công cụ để trao đổi, giao tiếp Từ thực tế này, nhiều đề tài nghiên cứu đã chú trọng nghiên cứu tầm quan trọng

Trang 17

của kỹ năng nghe trong việc học ngoại ngữ, đồng thời đề xuất những phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe mới, thú vị hơn, trong đó có việc sử dụng phương tiện âm nhạc

Trong rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp, âm nhạc, chính xác hơn là các bài hát

tiếng Pháp, là một phương tiện hỗ trợ tích cực giúp phát triển kỹ năng này, cả lối nghe

thụ động và chủ động Ngoài ra, các bài hát tiếng Pháp còn giúp cho việc học tập trở nên

nhẹ nhàng, thoải mái hơn, từ đó “kích thích việc sử dụng não bộ triệt để hơn, kích thích

các dây thần kinh giữa các phần của não bộ giúp việc xử lí ngôn ngữ đa chiều trở nên dễ dàng hơn”, theo R Bolitho và các cộng sự (được Hà Thị Vũ Hà, trích dẫn 2019, tr.176)

Nhìn chung, kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng trong việc học tiếng Pháp và các bài hát là công cụ hỗ trợ tích cực trong rèn luyện ngôn ngữ Đây là cơ sở quan trọng tạo tiền đề để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu liên quan đến mảng hoạt động này

Để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, đọc có chọn lọc các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài Một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tham khảo có thể kể đến là:

Đối với đề tài trong nước, chúng tôi đã tham khảo đề tài “Sử dụng các bài hát

tiếng Anh trong dạy và học tiếng Anh: Một cách tiếp cận hiệu quả và thú vị” (2019) của

Hà Thị Vũ Hà Đề tài này đã làm nổi bật những tác động tích cực của phương tiện bài hát đối với việc học ngoại ngữ Qua đó, chúng tôi có những nhận định ban đầu về vai trò của các bài hát trong việc học một ngôn ngữ mới ngoài tiếng mẹ đẻ của mình

Đối với đề tài ngoài nước, chúng tôi đã tham khảo một số đề tài như “Choix de la

chanson française pour l’enseignement du FLE” (K Levová, 2017) và “L’apport de la chanson à l’enseignement/apprentissage de l’oral du FLE” (K Chaima, B A Samra,

2021) Hai đề tài này đã góp phần làm rõ các khái niệm liên quan đến khái niệm nghe, khái niệm và đặc trưng của phương tiện bài hát Đối với hai đề tài này, chúng tôi cũng ghi nhận thêm những lợi ích khi sử dụng phương tiện bài hát trong học tập và rèn luyện ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Pháp

Trang 18

Tính cấp thiết của đề tài

Nghiên cứu đề tài này trở nên cấp thiết khi phần lớn các bạn sinh viên tiếng Pháp đều sử dụng âm nhạc hàng ngày, nhưng không hoặc ít nhận ra giá trị quan trọng mà phương tiện này mang lại Nếu kỹ năng nghe chỉ được học và rèn luyện qua những phương tiện truyền thống như các đoạn hội thoại trên radio, các đoạn phóng sự tiếng Pháp trên truyền hình hay những bài luyện nghe trong sách giáo khoa, kỹ năng này, theo chúng tôi, chưa được khai thác một cách trọn vẹn và tối ưu Qua âm nhạc và cụ thể là qua các bài hát tiếng Pháp, nhóm nghiên cứu tin rằng việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn, khơi gợi

sự hứng thú trong học tập và tạo thêm niềm say mê về ngôn ngữ Pháp

Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn tạo thêm nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong quá trình học tiếng Pháp ở các bạn sinh viên, đồng thời, bổ sung thêm phương thức thực hành kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp, là phương thức vừa mang tính thú vị, vừa mang tính rèn luyện Thông qua các kết quả khảo sát, nghiên cứu sẽ giúp sinh viên nhận thức được vai trò của phương tiện âm nhạc trong rèn luyện kỹ năng nghe, những thuận lợi và khó khăn của phương tiện này, từ đó có những đánh giá xem phương tiện này có phù hợp với bản thân người học hay không Bên cạnh

đó, nghiên cứu của chúng tôi có thể là cơ sở cho các nghiên cứu về sau, với việc phát triển và ứng dụng hiệu quả phương tiện này vào các tiết học chính khóa

Mục tiêu của đề tài

Đề tài này được thực hiện để nghiên cứu nhận thức và thực tế rèn luyện kỹ năng nghe của sinh viên tiếng Pháp, Khoa Tiếng Pháp - Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung khảo sát nhận thức của người học sử dụng về các bài hát tiếng Pháp để rèn luyện kỹ năng nghe và về vai trò của phương tiện âm nhạc đối với rèn luyện kỹ năng này, những thuận lợi và khó khăn thường gặp trong quá trình thực hiện Từ đó, đề tài sẽ đề xuất các giải pháp để phương tiện này được áp dụng một cách hiệu quả, trong đó chúng tôi mạnh dạn đưa một đề xuất mẫu về sử dụng và khai thác bài hát hỗ trợ rèn luyện kỹ năng nghe

Trang 19

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của chúng tôi xoay quanh những vấn đề sau:

1 Thực tế hiện nay của việc rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên như thế nào?

2 Những nhận thức của sinh viên về việc rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp?

3 Việc rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp đem lại những hiệu quả gì?

4 Những kiến nghị - đề xuất nào để phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát

tiếng Pháp được thực hiện có hiệu quả?

Giả thiết nghiên cứu

Hiện nay, với quan sát của chúng tôi qua thực tế, khả năng làm chủ kỹ năng nghe của sinh viên tiếng Pháp Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế vẫn còn nhiều hạn chế Bên cạnh việc sử dụng những tài liệu rèn luyện kỹ năng nghe truyền thống, phương tiện bài hát là một công cụ nên được sử dụng

Để nâng cao chất lượng rèn luyện với công cụ này, theo chúng tôi, cần thiết có những giải pháp sau:

- Sự hỗ trợ của giảng viên trong quá trình học và những gợi ý cho sinh viên về sử dụng và khai thác phương tiện bài hát

- Sự chủ động, đầu tư thời gian và trí tuệ trong rèn luyện kỹ năng nghe và sử dụng những bài hát hỗ trợ

- Tổ chức câu lạc bộ âm nhạc, các hoạt động ngoại khóa liên quan đến âm nhạc Pháp với mục đích giúp sinh viên làm quen dần với phương tiện này

- Trong tương lai, có thể thiết kế một danh mục các bài hát tiếng Pháp liên quan đến nhiều chủ đề với trình độ khác nhau để giảng viên và sinh viên có thể tham khảo, thực hành vào các tiết học chính khóa, hoặc để sinh viên tự rèn luyện

Trang 20

Ý nghĩa nghiên cứu

Đề tài sẽ góp phần làm rõ thêm các vấn đề lý luận liên quan đến tầm quan trọng của kỹ năng nghe, vai trò của các bài hát trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Pháp nói riêng

Đề tài hoàn thành sẽ là tư liệu tham khảo cho sinh viên tiếng Pháp của các khóa sau của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, hoặc những người đọc có quan tâm đến vấn đề này Chúng tôi hy vọng những giải pháp trong đề tài sẽ góp phần khiêm tốn vào việc nâng cao khả năng làm chủ kỹ năng nghe tiếng Pháp của sinh viên

Cấu trúc đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung báo cáo được

chia thành 4 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận

Trong chương này, chúng tôi cung cấp đến người đọc thông tin tổng quan về chương trình Thực hành tiếng Pháp tại Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Bên cạnh đó, thông qua việc tham khảo những đề tài nghiên cứu liên quan đến kỹ năng nghe và sử dụng phương tiện bài hát trong việc học ngoại ngữ, chúng tôi sẽ tiến hành xây dựng khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu

Thông qua các tư liệu tham khảo, chúng tôi sẽ hệ thống hóa các khái niệm liên quan, bao gồm: khái niệm nghe, nghe thụ động, nghe chủ động và bài hát Đồng thời, kết hợp với việc đưa ra những ví dụ minh họa để chỉ ra tầm quan trọng của kỹ năng nghe và những tác động tích cực mà phương tiện âm nhạc mang lại trong rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp

- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 2 tập trung trình bày nội dung nghiên cứu và các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, những phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra khảo sát

Trang 21

và phương pháp phân tích số liệu (định tính và định lượng) Bên cạnh đó, chương này sẽ thông tin đến người đọc về đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và công cụ nghiên cứu của đề tài

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Thông qua các kết quả thu được từ quá trình điều tra khảo sát, nhóm nghiên cứu phân tích, so sánh ý kiến giữa giảng viên và sinh viên, đưa ra các đánh giá tổng quan về những khía cạnh sau: nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe và thực tế rèn luyện; mức độ phổ biến của các bài hát tiếng Pháp ở sinh viên; nhận thức về lợi ích của công cụ này và thực tiễn rèn luyện; ghi nhận những thuận lợi và khó khăn của sinh viên khi sử dụng phương tiện âm nhạc

Những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình rèn luyện là cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra những ý kiến đề xuất ở chương 4

- Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Dựa trên những kết quả thu được từ bảng hỏi khảo sát sinh viên và giảng viên, và qua những đề xuất đến từ nhóm nghiên cứu, đề tài sẽ đề xuất một số ý kiến đến giảng viên, sinh viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ Huế và các bộ phận liên quan khác Chương 4 cũng trình bày một đề xuất mẫu về việc sử dụng và khai thác phương tiện bài hát hỗ trợ rèn luyện kỹ năng nghe

Để kết luận đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ ra những đóng góp và ghi nhận điểm thiếu sót, hạn chế của đề tài

Tóm lại, những nội dung trên sẽ được trình bày chi tiết ở từng chương Thông qua

đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về những vấn đề nghiên cứu của chúng tôi Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu hi vọng những kết quả của đề tài sẽ góp phần khiêm tốn vào việc hỗ trợ sinh viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế lựa chọn và trang bị thêm

cho mình phương thức rèn luyện kỹ năng nghe qua công cụ bài hát vừa thú vị, vừa hiệu

quả

Trang 22

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Tổng quan về chương trình Thực hành tiếng Pháp

Cùng với các khoa thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, sinh viên tiếng Pháp thuộc Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga được đào tạo theo phương thức tín chỉ

Từ học kỳ đầu của năm nhất, sinh viên tiếng Pháp của khoa được phân thành hai nhóm đối tượng chính:

- Nhóm đã học tiếng Pháp trước Đại học;

- Nhóm bắt đầu học tiếng Pháp ở Đại học

Việc chia hai nhóm đối tượng này nhằm giúp giảng viên và sinh viên có những phương thức giảng dạy và học tập phù hợp

Tuy nhiên, dù ở nhóm đối tượng nào, sinh viên tiếng Pháp (thuộc ngành Sư phạm hay ngành Ngôn ngữ) đều được học cùng một chương trình Thực hành tiếng đối với các

kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết từ I đến V; Ngữ pháp I, II và Thực hành dịch cơ bản Sau khi hoàn thành chương trình Thực hành tiếng đối với bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết

từ I đến V, sinh viên ngành Sư phạm và Du lịch sẽ học học phần Thực hành tiếng nâng cao ở học kỳ 8

Các học phần chuyên ngành Sư phạm và Du lịch được giảng dạy từ học kỳ 5

Trong chương trình Thực hành tiếng Pháp, sách Le Nouveau Taxi là tài liệu chủ

yếu để giáo viên giảng dạy và để sinh viên khai thác các kỹ năng thực hành tiếng Tuỳ theo yêu cầu của mỗi giảng viên, sinh viên sẽ tìm các tài liệu bổ trợ khác

1.2 Một số khái niệm liên quan

1.2.1 Khái niệm nghe

Có nhiều định nghĩa liên quan đến Nghe Đầu tiên, Nghe được hiểu đơn giản là

Trang 23

Nghe được chia thành hai loại chính: Nghe thụ động và Nghe chủ động

- Nghe thụ động là nghe mà không cần xử lý và phản hồi thông tin Nghe thụ động,

dù không phải là phương pháp tối ưu giúp nâng cao kỹ năng Nghe, sẽ giúp người học làm quen với âm điệu của lời phát ngôn bằng ngoại ngữ, từ đó làm tiền đề cho việc phát triển nghe chủ động

- Nghe chủ động là tập trung lắng nghe và tiếp thu lời nói, cố gắng hiểu nội dung mà

người phát ngôn đang nói, từ đó tìm cách phản hồi cho các câu hỏi hoặc tham gia

hội thoại trên tư cách là đối tác Có thể nói, Nghe chủ động là biện pháp rất hiệu

quả giúp nâng cao kỹ năng Nghe

Liên quan đến khái niệm Nghe hiểu hay Nghe chủ động, theo Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (1997) trong “Từ điển Tiếng Việt”: “Nghe là một quá trình trong đó thính giác

tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và chuyển nó đến hệ thống thần kinh trung ương Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành những tín hiệu và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của con người đối với những

âm thanh đó.”

Năm 2009, trong nghiên cứu “La compréhension orale et les stratégies d’écoute

des élèves apprenant le français en 2ème année moyenne en Algérie”, tác giả K

Ferroukhi đã phát biểu: “Nghe là một trong những bước cơ bản của giao tiếp và trong

quá trình tiếp thu ngoại ngữ.” (tr.273) và “Về phương diện ngôn ngữ học, kỹ năng nghe được thúc đẩy bởi kỹ thuật nghe và nhằm mục đích cụ thể, đó là nghe để hiểu toàn bộ thông tin, thông tin đặc biệt, thông tin chi tiết hoặc thông tin ngầm Ngoài ra, kỹ năng này cũng được đặc trưng bởi khả năng thích ứng với các tình huống khác nhau.” (tr.277)

Hiểu một cách đơn giản hơn,“Nghe là quá trình cơ quan thính giác tiếp nhận, xử

lý và xác định được thông điệp của lời nói.”, theo A D Wolvin và C G Coakley (1985)

1.2.2 Khái niệm bài hát

Theo Từ điển Le Petit Robert, bài hát là “văn bản được phổ thành nhạc, thường

được chia thành các đoạn và điệp khúc, và được dùng để hát”

Trang 24

Ngoài ra, bài hát cũng được định nghĩa là “một đoạn nhạc ngắn có từ ngữ và được

thể hiện bằng giọng hát”, theo A S Hornby (được PGS.TS Lưu Quý Khương và cộng

sự đã trích dẫn, 2019) “Thông thường, một bài hát còn có thêm phần nhạc đệm của một

hay nhiều loại nhạc cụ nào đó Những từ ngữ trong bài hát được gọi là lời bài hát, bao gồm phần lời chính truyền tải nội dung chủ đề của bài hát, phần lời lặp cuối mỗi phần lời chính và điệp khúc là thông điệp chính, được lặp lại nhiều nhất, hấp dẫn và dễ ghi nhớ nhất.”

Ngoài ra, theo J P Cuq và I Gruca (2005), “bài hát là sự gặp gỡ của giai điệu và

văn bản, cùng nhau tạo ra một ý nghĩa” (tr.436) Bên cạnh đó, về đặc trưng của bài hát,

theo hai nhà nghiên cứu này, bài hát mang những đặc trưng tương tự như bài thơ, đó là

“có cấu trúc hàm súc, các đoạn điệp khúc, có vần điệu và nhịp điệu” (tr.436)

Với những đặc trưng này, các bài hát có vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Pháp Chi tiết này sẽ được chúng tôi trình bày ở phần 1.4 và 1.5

1.3 Tầm quan trọng của kỹ năng nghe

1.3.1 Tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học ngoại ngữ

Nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc học một ngôn ngữ, ngoài ngôn ngữ

mẹ đẻ của mình

Các nhà nghiên cứu cũng đã ghi nhận tầm quan trọng của kỹ năng này trong việc học ngoại ngữ Theo J Robin và I Thompson (được Nguyễn Thị Nguyệt Minh, trích dẫn

2019), nghe là kỹ năng quan trọng nhất vì “con người dành khoảng 60% thời gian của

mình để nghe […] Hơn nữa, ngoài việc mang lại cho con người cơ hội cảm nhận ngôn ngữ, kỹ năng nghe còn góp phần nâng cao toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ”

(tr.83)

Mặt khác, tác giả M Rost (1994) cũng đã nhấn mạnh vai trò của kỹ năng này

trong cuốn“Introducing listening” (được Kiều Thị Thu Hương, trích dẫn 2014, tr.24):

Trang 25

ngữ và thậm chí còn có thể được coi như một công cụ dự đoán khả năng thành công về ngôn ngữ của người học”

Như vậy, kỹ năng nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc học ngoại ngữ

1.3.1 Mối liên hệ giữa kỹ năng nghe và các kỹ năng khác

Trong học tập và thực hành ngôn ngữ, nghe và nói là hai kỹ năng song hành với nhau, có vai trò quyết định năng lực giao tiếp của người thực hành ngôn ngữ Trong đó,

kỹ năng nghe là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển kỹ năng nói

Điều này đã được chứng minh qua nghiên cứu của Tiến sĩ J Marvin Brown Năm 1984, Tiến sĩ J Marvin Brown đã xây dựng một chương trình học tiếng Thái hoàn toàn mới Với chương trình học này, học sinh chỉ được nghe các bài nói tiếng Thái hàng ngày Trong giai đoạn này, người học chỉ tập trung vào giai đoạn lắng nghe và không thực hành nói tiếng Thái trong vòng ít nhất 6 tháng Sau thời gian đó, người học đã bắt đầu nói chuyện một cách tự động và tự nhiên mà không cần phải tư duy nhiều

Qua nghiên cứu của Tiến sĩ J Marvin Brown, chúng ta có thể xác định rằng kỹ năng nghe là cơ sở, là nền tảng để hình thành và phát triển kỹ năng nói sau này

Hơn nữa, trong quá trình học và giao tiếp ngôn ngữ, kỹ năng nghe là điều kiện thiết yếu để thực hành kỹ năng nói Khi nghe không được thực hành hiệu quả, người học

sẽ không nắm bắt được thông tin hay câu hỏi của người đối thoại Từ đó, họ không thể trả lời (thực hành kỹ năng nói), hoặc trả lời không sát với điểm hội thoại, gây sự lúng túng hoặc gián đoạn trong giao tiếp

Năm 2014, trong nghiên cứu của mình, tác giả Kiều Thị Thu Hương đã đưa ra

nhận định: “Nghe là một quá trình cho phép người nghe hiểu được một thông điệp, giúp

họ tham gia vào hội thoại và thành công trong giao tiếp Nếu không có kỹ năng nghe, người tham gia vào hoạt động giao tiếp sẽ không tiếp nhận được thông điệp, và do đó, họ cũng không thể phản hồi nhanh chóng và hiệu quả được” (tr.23)

Trang 26

Ngoài ra, khi bàn về vai trò của kỹ năng nghe đối với kỹ năng viết và đọc, nhiều tác giả đã đưa ra một số quan điểm, theo đó nghe là sự hỗ trợ cho nhiều kỹ năng khác,

tiêu biểu như nhà ngôn ngữ học D Larsen-Freeman trong cuốn “Techniques and

principles in language teaching” (1985) đã cho rằng (được Hà Thị Vũ Hà, trích dẫn

2019, tr.177-178): “Khi có thể nghe tốt một ngoại ngữ, tức là người học không chỉ hiểu

được thông điệp truyền tải dưới dạng nói mà còn không gặp nhiều khó khăn về từ vựng, ngữ pháp và cũng có thể dùng những điều này làm cơ sở phát triển tốt hơn khả năng viết

và đọc”

Tóm lại, việc thực hành hiệu quả kỹ năng nghe sẽ đặt nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng khác trong quá trình học ngoại ngữ

1.4 Vai trò của các bài hát trong việc học ngoại ngữ

Âm nhạc là phần quan trọng trong cuộc sống của con người Các bài hát không chỉ là công cụ thư giãn, nuôi dưỡng tâm hồn mà còn được sử dụng như phương tiện học ngoại ngữ hiệu quả nhất

Nghiên cứu của Hà Thị Vũ Hà (2019) cho thấy sự hiệu quả tích cực của việc sử dụng các bài hát trong dạy/học ngoại ngữ

Cụ thể, việc sử dụng các bài hát là một trong những phương tiện để hiểu được văn hoá của ngôn ngữ được học, do các bài hát là một trong những hiện thân của văn hoá Bên cạnh đó, các bài hát thường có tính biểu đạt cao, lời bài hát thường chứa nội dung khiến người nghe dễ cảm thụ, dễ thuộc và ghi nhớ lâu Không những thế, âm nhạc giúp

cho việc học tập trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn, từ đó “kích thích việc sử dụng não bộ

triệt để hơn, kích thích các dây thần kinh giữa các phần của não bộ giúp việc xử lí ngôn ngữ đa chiều trở nên dễ dàng hơn”, theo R Bolitho và các cộng sự (được Hà Thị Vũ Hà,

trích dẫn 2019, tr.176) Ngoài ra, sử dụng các bài hát trong việc học ngoại ngữ còn góp phần củng cố nhận thức về ngôn ngữ và cải thiện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, từ vựng và ngữ pháp

Trang 27

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu “Choix de la chanson française pour

l’enseignement du FLE” (2017), tác giả K Levová đã tập hợp lại ý kiến của J P Cuq và

I Gruca về vai trò của bài hát đối với việc tăng khả năng ghi nhớ trong quá trình học

ngoại ngữ, cụ thể “nhờ sự lặp đi lặp lại, các bài hát có tác dụng hữu ích đối với việc ghi

nhớ và do đó, nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc học ngôn ngữ ở trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp” (tr 15, 16)

Thông thường, từ vựng được sử dụng trong các bài hát mang tính ứng dụng cao, kết hợp với tính chất lặp lại của các ca từ, người học, vì thế, sẽ tiếp thu từ vựng một cách nhanh chóng và hiệu quả Trong bài hát, các câu đơn giản thường được sử dụng nhưng cấu trúc thường gắn với một chủ điểm ngữ pháp nhất định, do đó, người học có thể củng

cố lại chủ điểm ngữ pháp đó hoặc khám phá thêm một chủ điểm mới Câu từ trong bài hát đôi khi mang nhiều tầng nghĩa, đòi hỏi người học phải suy luận để hiểu thoát ý, điều này giúp người học hiểu sâu hơn về văn bản, góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu Vốn từ vựng phong phú cùng việc áp dụng những câu từ đa tầng nghĩa sẽ giúp người nghe nâng cao kỹ năng viết và nói Đối với kỹ năng nghe, các bài hát là công cụ hỗ trợ đắc lực cho người học trong việc làm quen với ngữ điệu, cách luyến láy của ngôn ngữ mình đang theo học Từ đó phát triển về cả lối nghe thụ động và chủ động

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở phần 1.5

1.5 Vai trò của bài hát tiếng Pháp trong học tập và rèn luyện tiếng Pháp

Bên cạnh việc học tập và rèn luyện tiếng Pháp qua sách Le Nouveau Taxi hay các tài liệu

sách, báo bổ trợ khác, các bài hát tiếng Pháp là phương tiện hỗ trợ tích cực giúp hình thành và duy trì động lực học tiếng Pháp, nâng cao vốn từ vựng, ngữ pháp và các kỹ năng thực hành tiếng Pháp, đặc biệt là kỹ năng nghe

1.5.1 Đối với việc hình thành và duy trì động lực học tiếng Pháp

Động lực học là một yếu tố quan trọng trong quá trình học tập Trong nghiên cứu

“Sử dụng các bài hát tiếng Anh trong dạy và học tiếng Anh: Một cách tiếp cận hiệu quả

và thú vị” (2019), tác giả Hà Thị Vũ Hà đã cho rằng “Động lực học tập có thể được tạo

Trang 28

ra từ chính sự hứng thú, nhiệt tình hay khao khát bên trong người học, hoặc từ những áp lực bên ngoài như áp lực theo kịp hoặc vượt xa bạn bè” (tr 176)

Đặc trưng của tư liệu bài hát là sự đa dạng về chủ đề, từ tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình đến các vấn đề xã hội, môi trường, … Điều này tạo sự phong phú về chủ đề cho người học trong việc tìm kiếm bài hát phù hợp với sở thích Khi người học tìm được bài hát phù hợp, sẽ có sự hứng thú trong việc tìm hiểu thông điệp truyền tải, biết vận dụng các từ, các cấu trúc câu trong bài hát vào hoạt động ngôn ngữ của mình, từ đó góp phần gây hứng thú và tạo động lực học tập

Ngoài ra, trong nghiên cứu “L’apport de la chanson à l’enseignement/apprentissage de l’oral du FLE” (2021), K Chaima và B A Samra đã

đưa ra những luận điểm cho thấy các bài hát tiếng Pháp góp phần hình thành và duy trì động lực học tiếng Pháp

Đầu tiên, các bài hát được xem là hiện thân của văn hóa, nó là “một trong những

phương thức biểu đạt chân thực nhất về một dân tộc, về tính khôi hài và những mối bận tâm hàng ngày của họ”, theo A Nicolae (2014) (được K Chaima và B A Samra, trích

dẫn năm 2021, tr.34) Do đó, luyện nghe tiếng Pháp qua bài hát sẽ giúp người học tiếp xúc với nền văn hóa nơi ngôn ngữ được học, cung cấp những cái nhìn mới về xã hội, tâm

tư, tình cảm của người sử dụng ngôn ngữ này

Cũng theo hai tác giả trên, “bài hát là sự kết hợp của nhiều yếu tố như ngôn ngữ,

giai điệu, nhịp điệu, sự phối hợp của các nhạc cụ, lời ca, …” (tr 35), do đó, phương tiện

này mang lại một môi trường học tập nhẹ nhàng, thoải mái

Như vậy, nhờ đặc trưng về giai điệu và lời ca giàu chất thơ, ẩn chứa nét văn hóa nơi ngôn ngữ được sử dụng, trên một số mặt, các bài hát mang giá trị cảm xúc cao hơn so với các tư liệu luyện nghe khác như tư liệu sách vở, các đoạn hội thoại trên radio hay các đoạn phóng sự tiếng Pháp trên truyền hình Từ đó, động lực học tiếng Pháp được hình thành và duy trì

Trang 29

1.5.2 Đối với việc tiếp thu và phát triển từ vựng

Các bài hát thường lặp lại từ vựng, từ đó góp phần tăng khả năng ghi nhớ ở người nghe Khi nghe một bài hát, người học sẽ nắm bắt những từ, cụm từ hay những câu ngắn, đơn giản Cùng với tính lặp lại của bài hát, người học sẽ dễ dàng hồi tưởng và ghi nhớ những gì mình đã được nghe, từ đó phát triển được vốn từ vựng

Ví dụ, qua bài hát “Et demain” (2020) được thể hiện bởi hơn 300 cá nhân với các

lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau, từ nghệ sĩ, nhà báo đến các vận động viên, người học

sẽ được học hoặc ôn tập lại một số động từ qua các câu hát đơn giản:

S’aimer encore, danser encore Sourire encore, s’embrasser plus fort Pleurer encore, souffrir encore

Mais tenir encore et chanter plus fort

Việc lặp lại của các câu hát này trong bài hát sẽ góp phần tăng khả năng ghi nhớ từ vựng của người học

1.5.3 Đối với việc học và củng cố ngữ pháp

Khi nghe các bài hát tiếng Pháp, người học sẽ tiếp cận được những cụm từ liên quan đến một trọng tâm ngữ pháp nào đó

Ví dụ, qua phần lời của bài hát “Et demain”, người học sẽ nhận thấy rằng sau cụm

từ “Et demain” sẽ là một mệnh đề mà động từ được chia ở thì tương lai đơn Đồng thời,

người học sẽ làm quen hay ôn tập lại một số động từ thuộc nhóm 3 (bất quy tắc) được

chia ở thì tương lai đơn như động từ “faire”, “être”

Et demain, on fera quoi?

On recommencera, l’homme est comme ça

Et demain, ça sera nous

Le maître du jeu, un point c’est tout

Trang 30

1.5.4 Đối với kỹ năng Nghe

Âm nhạc, hay các bài hát tiếng Pháp, là một phương tiện hỗ trợ tích cực giúp phát triển kỹ năng nghe, cả lối nghe thụ động và lối nghe chủ động

Việc nghe và cảm nhận khái quát về giai điệu, ca từ đã góp phần giúp người học làm quen với âm điệu của ngôn ngữ này Trong quá trình nghe thụ động, có thể chúng ta đều đã biết hầu hết các từ được phát ra, nhưng những luyến âm, nối âm, ngữ điệu, … hình thành những tổ hợp từ xa lạ đối với chúng ta Tuy nhiên, tính chất lặp lại của lời bài hát sẽ tạo dần sự quen thuộc, kích thích suy luận cùng sự tò mò tìm tòi lời bài hát, từ đó phát triển thành lối nghe chủ động Hơn nữa, nghe tiếng Pháp một cách thoải mái và tai chúng ta tiếp nhận tiếng Pháp một cách tự nhiên sẽ giúp chúng ta quen thuộc hơn với ngôn ngữ này, cụ thể ở đây là kỹ năng nghe, từ đó có cảm giác dễ dàng hơn khi thực hành các bài tập nghe theo phương thức khác

Đối với việc phát triển nghe tiếng Pháp chủ động, thông qua lời bài hát được thể hiện bởi các ca sĩ, người học có thể nghe và hình thành hệ thống từ vựng và câu trong đầu, từ đó xác định ý chính của từng phần và của toàn bài Sau đó, thông qua việc tra cứu

từ, người nghe sẽ khẳng định lại ý kiến của mình Mặt khác, câu từ trong bài hát thường mang nhiều tầng nghĩa, đòi hỏi người học tra cứu, tìm nghĩa phù hợp và kích thích khả năng suy luận Việc tra cứu và suy luận sẽ giúp người học nâng cao khả năng dịch thoát

ý, hiểu sâu hơn về văn bản, từ đó góp phần cải thiện dần kỹ năng nghe hiểu

Mặc khác, về mặt tâm lý, rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp sẽ mang lại cho người học một môi trường học tập thư giãn, thú vị, kích thích tư duy của người học

Để khai thác tối đa giá trị của các bài hát tiếng Pháp trong việc rèn luyện kỹ năng nghe, người học có thể sử dụng nhiều phương thức khác nhau: tìm kiếm những bài hát phù hợp với sở thích, khả năng; vừa nghe vừa cố gắng nhận diện mặt chữ; đoán lời bài hát; dịch lời bài hát qua tiếng Việt tuỳ theo khả năng; thực hành các bài tập nghe đục lỗ với lời bài hát hay nghe và chép lại lời bài hát

Trang 31

1.5.5 Đối với kỹ năng Nói

Các bài hát tiếng Pháp góp phần phát triển vốn từ vựng và ngữ pháp, điều này gián tiếp góp phần phát triển kỹ năng nói cho người học Với vốn từ vựng phong phú và nắm vững về ngữ pháp, người học bày tỏ quan điểm của mình một cách dễ dàng hơn, đồng tình hay phản bác lại các ý kiến khác một cách thuyết phục hơn

Ngoài ra, đặc trưng của các bài hát là giai điệu rất phong phú, chúng ta có thể nghe

và hát theo để luyện tập ngữ âm, ngữ điệu trong câu Điều này giúp người học phát âm câu từ chuẩn xác hơn, mang âm điệu của người bản xứ hơn

1.5.6 Đối với kỹ năng Đọc

Thông qua lời bài hát, người học có thể phát triển kỹ năng đọc qua việc sử dụng lời bài hát để xác định những ý chính của bài, sau đó thông qua việc tra cứu từ để khẳng định lại ý kiến của mình

Câu từ trong bài hát có thể mang nhiều tầng nghĩa, vì thế người học cần tìm nghĩa phù hợp, từ đó kích thích khả năng suy luận Việc tra cứu và suy luận sẽ giúp người học nâng cao khả năng dịch thoát ý, hiểu sâu hơn về văn bản, từ đó cải thiện khả năng đọc hiểu

1.5.7 Đối với kỹ năng Viết

Như đã trình bày ở trên, câu từ trong bài hát đôi khi mang nhiều tầng nghĩa Hiểu được nghĩa và bối cảnh sử dụng từ ngữ và áp dụng điều này vào bài viết cá nhân sẽ tăng tính sinh động Mặc khác, lời bài hát còn phản ánh những khía cạnh của đời sống văn hoá, xã hội nơi ngôn ngữ được sử dụng; các yếu tố này sẽ giúp bài viết có giá trị ý nghĩa nhiều hơn

1.6 Tiểu kết

Từ việc hệ thống hoá các quan niệm lý thuyết, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Pháp, và vai trò của các bài hát trong việc rèn luyện kỹ năng nghe

Trang 32

Nhờ các đặc trưng như sự đa dạng các chủ đề, những giai điệu và phần ca, các bài hát mang lại một môi trường tự rèn luyện tiếng Pháp nhẹ nhàng, thoải mái hơn so với các tài liệu thuần túy sư phạm, như các bài tập nghe trong sách giáo khoa, các đoạn hội thoại trên radio hay các đoạn phóng sự tiếng Pháp trên truyền hình Từ đó, công cụ này giúp hình thành và duy trì hứng thú trong học tập Không những thế, giai điệu và lời ca trong bài hát có tác động mạnh mẽ đến não bộ, giúp việc xử lý ngôn ngữ đa chiều trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn Bên cạnh đó, với những tính chất đặc trưng khác, như tính lặp lại, sẽ giúp tăng khả năng hồi tưởng và ghi nhớ do vốn từ vựng và cấu trúc câu sử dụng trong bài hát mang tính ứng dụng cao Ngoài ra, luyện nghe thông qua phát âm của người bản

xứ giúp cải thiện các vấn đề về nối âm, luyến âm và ngữ điệu trở nên quen thuộc, dễ dàng hơn Có thể nói, phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp là một phương pháp thú vị và mang lại nhiều lợi ích thiết thực, phù hợp với việc rèn luyện kỹ năng nghe, đặc biệt thích hợp cho sinh viên trong quá trình tự học

Đối với sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên tiếng Pháp nói riêng, việc rèn luyện kỹ năng nghe là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong xã hội năng động hiện nay, là một trong những yếu tố quan trọng của hành vi giao tiếp Kỹ năng nghe tốt là nền tảng để thực hành kỹ năng nói, do đó, người học cần tìm cho mình một phương pháp học tập và rèn luyện kỹ năng nghe thú vị và hiệu quả

Trên cơ sở đó, chúng tôi nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học tiếng Pháp và về vai trò của các bài hát tiếng Pháp trong việc rèn luyện kỹ năng này, từ đó mong muốn định hướng sinh viên tiếp cận hơn với việc

tự học hay rèn luyện kỹ năng nghe qua phương tiện âm nhạc, cụ thể là các bài hát tiếng Pháp Tựu trung hơn, nghiên cứu này xoay quanh vấn đề sinh viên sử dụng bài hát tiếng Pháp như một nguồn tư liệu tự học hay tự rèn luyện tiếng Pháp

Trang 33

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp tiếp cận

Để hoàn thành bài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Với mục đích thu nhập được đầy đủ thông tin cho bài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tìm hiểu, tổng hợp và phân tích những tài liệu lý thuyết liên quan đến các khái niệm, tầm quan trọng của kỹ năng nghe, vai trò của các bài hát tiếng Pháp trong việc học ngoại ngữ, cụ thể hơn trong việc học và rèn luyện kỹ năng này để làm cơ sở cho chương 1 – Cơ

sở lý luận: Một số khái niệm liên quan, tầm quan trọng của kỹ năng nghe, vai trò của các bài hát trong việc học ngoại ngữ, vai trò của các bài hát tiếng Pháp trong học tập và rèn luyện tiếng Pháp

2.1.2 Phương pháp điều tra khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành thực hiện hai bảng câu hỏi cho hai khách thể nghiên cứu gồm những sinh viên năm 1 lớp Pháp K17, năm 2 lớp Pháp K16, năm 3 lớp Pháp K15 và một số giảng viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Hai bảng câu hỏi được soạn bằng tiếng Việt, gồm những câu hỏi kết hợp giữa câu hỏi mở (định tính) và câu hỏi đóng (định lượng)

Đối với bảng hỏi dành cho sinh viên, chúng tôi nhận được những phản hồi giúp làm rõ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe, thực tế rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên, nhận thức của sinh viên về vai trò của các bài hát tiếng Pháp, thực

tế sử dụng phương pháp này trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghe, tìm hiểu được những tiện ích khi sử dụng phương pháp này, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng các bài hát tiếng Pháp trong rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp

Đối với bảng câu hỏi dành cho giáo viên, chúng tôi nhận được những phản hồi liên quan đến những tiện ích khi rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp, những

Trang 34

thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng phương pháp các bài hát tiếng Pháp trong rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Pháp và những trả lời liên quan đến phương thức khai thác hiệu quả các giá trị của bài hát tiếng Pháp trong rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên

2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu (định tính và định lượng)

Từ những kết quả thu được trong phiếu khảo sát, chúng tôi tổng hợp và thống kê

để có được những số liệu chính xác của đề tài Để phục vụ cho việc tổng hợp và thống kê, Google Biểu mẫu là phương tiện chủ yếu mà chúng tôi sử dụng

2.2 Đối tượng – khách thể nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là những hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp như công cụ hỗ trợ của sinh viên tiếng Pháp, Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

2.2.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu đề tài này gồm 110 sinh viên, trong đó có 32 sinh viên năm

1 – Pháp K17, 53 sinh viên năm 2 – Pháp K16, 25 sinh viên năm 3 – Pháp K15 (bao gồm

cả ngành Ngôn ngữ và Sư phạm) và một số giảng viên tiếng Pháp thuộc Khoa tiếng Pháp – tiếng Nga, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

2.3 Công cụ nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi và các phần mềm tin học văn phòng như Microsoft Word

và Excel để thực hiện bài nghiên cứu Đồng thời, chúng tôi sử dụng các biểu đồ, bảng số liệu để dễ dàng so sánh, đối chiếu và phân tích các số liệu

2.4 Nội dung nghiên cứu

Trong đề tài “Rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp của sinh viên tiếng

Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế”, chúng tôi đã định hướng và phân tích

các nội dung cụ thể như sau:

Trang 35

- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài, bao gồm: Tổng quan về chương trình Thực hành tiếng Pháp; một số khái niệm liên quan; tầm quan trọng của kỹ năng nghe; vai trò của các bài hát trong việc học ngoại ngữ; vai trò của các bài hát tiếng Pháp trong học tập và rèn luyện tiếng Pháp

- Chương 3: Quá trình điều tra, khảo sát được thực hiện vào tháng 12 năm 2020, tháng 1 năm 2021 và những kết quả thu được Qua quá trình này, chúng tôi đã ghi nhận thực trạng rèn luyện kỹ năng nghe, thực tế sử dụng các bài hát tiếng Pháp để rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên năm 1 lớp Pháp K17, năm 2 lớp Pháp K16 và năm 3 lớp Pháp K15, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Từ đó, chúng tôi ghi nhận những thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng của sinh viên trong việc phát triển phương pháp sử dụng các bài hát tiếng Pháp nhằm hỗ trợ cho rèn luyện kỹ năng nghe

- Chương 4: Đề xuất giải pháp Thông qua các câu trả lời trong bảng hỏi của sinh viên và giảng viên, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp một số đề xuất, giải pháp từ phía sinh viên, giảng viên nhằm định hướng người học được tiếp cận tốt hơn với phương pháp rèn luyện kỹ năng nghe qua phương tiện âm nhạc, cụ thể hơn là các bài hát tiếng Pháp

2.5 Quá trình nghiên cứu

2.5.1 Đối với phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Chúng tôi đã tiến hành sưu tầm, đọc có chọn lọc các tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài

- Từ đó, chúng tôi đã tổng hợp và phân tích những dữ liệu để hệ thống hoá những

cơ sở lý luận phù hợp với đề tài đang nghiên cứu

2.5.2 Đối với phương pháp điều tra khảo sát và phân tích số liệu

Để tìm hiểu thực trạng, quá trình nghiên cứu đã được thực hiện theo các bước sau:

- Chúng tôi xác định đối tượng cần điều tra là sinh viên năm 1 (lớp Pháp K17), năm

2 (lớp Pháp K16), năm 3 (lớp Pháp K15) và một số giảng viên tiếng Pháp của Khoa Tiếng Pháp – Tiếng Nga, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Trang 36

- Soạn các câu hỏi cho sinh viên và giảng viên, lập các bảng hỏi khảo sát

- Tiến hành gửi bảng câu hỏi cho các sinh viên và giảng viên

- Thu bảng khảo sát, thu thập thông tin, xử lý số liệu được thực hiện theo nội dung trong phiếu khảo sát điều tra đính kèm ở phần Phụ lục và viết báo cáo kết quả

- Thường xuyên trao đổi thông tin, thảo luận với giảng viên hướng dẫn để định hình các bước tiến hành

Trang 37

CHƯƠNG 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong chương này, chúng tôi sẽ chọn lọc và phân tích các kết quả đã thu được qua bảng hỏi khảo sát ở sinh viên và giảng viên Chúng tôi sẽ định hướng và phân tích cụ thể các nội dung sau: nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe tiếng Pháp và thực tế rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên; nhận thức về hoạt động rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát tiếng Pháp của sinh viên tiếng Pháp và thực tiễn; những thuận lợi và khó khăn khi rèn luyện kỹ năng này qua các bài hát tiếng Pháp

3.1 Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe tiếng Pháp và thực

tế rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên

3.1.1 Nhận thức của sinh viên

Để làm rõ nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng nghe, chúng tôi

đã thiết lập câu hỏi đóng: Theo bạn, nghe có phải là một trong những kỹ năng quan trọng

trong việc học tiếng Pháp hay không? trong bảng câu hỏi dành cho sinh viên và thu được

những câu trả lời theo bảng dưới đây:

Bảng 1 Kết quả đánh giá sự đồng ý về tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong việc học tiếng

Pháp ở sinh viên

Nghe có phải là một trong những kỹ năng quan

trọng trong việc học tiếng Pháp?

Sinh viên (N=110)

Trang 38

Qua số liệu của bảng 1, có thể thấy được rằng hầu hết sinh viên đều cho rằng kỹ năng nghe có vai trò quan trọng trong việc học tiếng Pháp Đây được xem là kỹ năng cần thiết trong bước đầu tiếp cận và học một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của mình

Theo những phản hồi từ sinh viên, kỹ năng nghe phục vụ trực tiếp cho hoạt động giao tiếp, cho phép người học làm chủ và duy trì được hoạt động giao tiếp Khi kỹ năng nghe không được thực hiện hiệu quả, chúng ta sẽ không hiểu được ý định của người đối thoại và thậm chí hiểu sai nội dung được truyền tải Bên cạnh đó, kỹ năng nghe ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng nói, là cơ sở để hình thành và phát triển kỹ năng này Theo các bạn sinh viên, nghe tốt chứng tỏ người học nắm rõ ngữ pháp, có vốn từ vựng đa dạng, làm chủ được những nguyên tắc về luyến âm, nối âm trong ngôn ngữ, từ đó bổ trợ cho cả

kỹ năng nói, đọc và viết

3.1.2 Thực tế rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên

Để đánh giá thực tế rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên, chúng tôi đã dựa trên ba tiêu chí: Sinh viên tự đánh giá khả năng nghe, thời gian luyện tập kỹ năng này và những nguồn tư liệu chủ yếu để rèn luyện

Về tự đánh giá khả năng nghe ở sinh viên, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2 Kết quả tự đánh giá khả năng nghe ở sinh viên

Sinh viên

(N=110)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Với số liệu ở bảng 2, có thể nhận thấy đa số sinh viên đều cho rằng khả năng nghe của mình chỉ ở mức trung bình, rất ít sinh viên tự tin mình có thể làm chủ kỹ năng nghe Qua kết quả tự đánh giá khả năng nghe, chúng tôi cho rằng khả năng nghe của sinh viên

Trang 39

là tạm ổn nhưng chưa đủ các yếu tố để khẳng định rằng sinh viên làm chủ được tiếng Pháp hay thành công trong giao tiếp bằng ngôn ngữ này

Ngoài ra, kết quả tự đánh giá khả năng nghe ở sinh viên còn thể hiện sự hạn chế trong việc đầu tư thời gian rèn luyện kỹ năng này ở sinh viên

Bảng 3 Kết quả đánh giá thời gian dành cho việc luyện nghe tiếng Pháp ngoài giờ ở sinh viên

Khung thời gian trên được chúng tôi thiết lập dựa trên tiêu chí: Theo quy định, số giờ tự học nhiều hơn 3 lần so với thời gian học ở trên lớp

Như vậy, trong Chương trình Thực hành tiếng của sinh viên tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế:

- Đối với học phần Nghe 1, Nghe 2: Mỗi học phần gồm 3 tín chỉ, cụ thể hơn 1 tuần học 3 tiết, mỗi tiết kéo dài trong 50 phút Thời gian tự học trong tuần của sinh viên, vì thế, là 450 phút, tương đương hơn 7 giờ/tuần

Trang 40

- Đối với học phần Nghe 3, Nghe 4: Dù mỗi học phần chỉ gồm 2 tín chỉ, nhưng thời

gian tự học, theo chúng tôi, vẫn nên được áp dụng tương tự như Nghe 1, Nghe 2 vì

khi cấp độ càng cao, việc rèn luyện kỹ năng nghe càng nên được chú trọng

- Đối với học phần Nghe - Nói V: Học phần có 3 tín chỉ, kết hợp giữa học kỹ năng nghe và học kỹ năng nói Do đó, lí do lựa chọn khung giờ tự học tương tự như đối với học phần Nghe 3, Nghe 4

Nghe là một trong những kỹ năng khó, đòi hỏi người học đầu tư nhiều thời gian để luyện tập Với thời gian luyện nghe tiếng Pháp ngoài giờ ở sinh viên được thể hiện ở bảng trên, có thể nhận định rằng sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghe nhưng đa số vẫn chưa dành thời gian để luyện tập kỹ năng này

Liên quan đến tư liệu luyện tập kỹ năng nghe, các nguồn tư liệu chủ yếu mà sinh viên sử dụng được, chúng tôi thống kê các số liệu ở bảng dưới đây

Bảng 4 Thống kê sự lựa chọn nguồn tư liệu sử dụng để rèn luyện kỹ năng nghe ở sinh viên

Sinh viên (N=110)

2 Các bài nghe trong sách tiếng Pháp mà

Thầy/Cô giới thiệu

3 Tự tìm tài liệu luyện nghe trên các trang sách

điện tử

4 Luyện nghe qua các phương tiện truyền

thông (tivi, internet,…)

Qua kết quả của bảng 4, sinh viên khai thác nhiều nguồn tư liệu để phục vụ cho

việc rèn luyện kỹ năng nghe như các phương tiện truyền thông, sách Le Nouveau Taxi,

Ngày đăng: 06/02/2024, 06:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w