Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long nhằm nghiên cứu thực trạng kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán thuế tại Công ty. Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Vĩnh Long, năm 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Vĩnh Long, năm 2020
Trang 3NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Vĩnh Long, ngày… tháng……năm 2020
Giám Đốc
(Đóng dấu, ký tên)
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Vĩnh Long, ngày… tháng……năm 2020
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường em đã được quý thầy, cô tận tình chỉ dạy Tuy vậy, những kiến thức có được từ sách vở thì vẫn chưa đủ mà đòi hỏi chúng ta cần
phải có kinh nghiệm thực tế Chính vì vậy, nhà trường đã tạo điều kiện cho em và
các bạn được tiếp cận với thực tế để chúng em hiểu biết thêm về tình hình thực tế so
với lý thuyết đã học Tuy thời gian thực tập ngắn ngủi nhưng đối với em đây là
khoản thời gian quý báo giúp em hiểu biết sâu hơn về chuyên ngành của mình
Tuy nhiên, do kiến thức bản thân còn hạn chế và chưa có kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này không thể tránh khỏi những
thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía quý thầy, cô cũng
như các cô, chú, anh, chị trong Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn
Em xin gửi đến quý thầy, cô trong khoa Kế toán – Tài chính Ngân hàng trường Đại học Cửu Long lời cảm ơn chân thành Đặc biệt, em xin gửi đến thầy
Nguyễn Hữu Thanh Tùng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài
khóa luận tốt nghiệp này lời cám ơn sâu sắc nhất
Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Công ty và phòng Kế toán – Tài vụ đã tạo điều kiện cho em thực tập tại Công ty Trong thời
gian thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thị Kim Dung và
các anh chị trong phòng kế toán, giúp em cũng cố lại kiến thức cơ bản, truyền đạt
những kiến thức thực tế, giúp em hiểu biết thêm về công tác kế toán tại đơn vị và
tạo điều kiện cho em được tiếp cận với nguồn số liệu thực tế góp phần làm cho bài
khóa luận tốt nghiệp của em được tốt hơn
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý Đồng kính chúc đến các cô, chú, anh, chị trong Công ty luôn vui
vẻ, mạnh khỏe hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Long, ngày… tháng… năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Diễm Trinh
Trang 7DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tên mặt hàng kinh doanh 28
Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 - 2019 44
Bảng 2.3: Sổ chi tiết TK 133 50
Bảng 2.4: Sổ chi tiết TK 33311 52
Bảng 2.5: Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào 54
Bảng 2.6: Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra 57
Bảng 2.7: Sổ chi tiết TK 3334 70
Bảng 2.8: Sổ chi tiết TK 8211 72
Bảng 2.9: Sổ chi tiết TK 3335 77
Trang 8DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 14
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra 15
Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 15
Sơ đồ 1.4: Thuế TNDN và chi phí thuế TNDN hiện hành 21
Sơ đồ 1.5: Chi phí thuế TNDN hoãn lại 22
Sơ đồ 1.6: Thuế thu nhập cá nhân 25
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 30
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 38
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hình thức sổ kế toán 40
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hình thức kế toán trên máy vi tính tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long 42
Trang 9MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Sự cần thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1 Mục tiêu chung 1
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Không gian 3
4.2 Thời gian 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp thu thập thông tin – số liệu 3
5.2 Phương pháp phân tích số liệu 3
5.3 Phương pháp phỏng vấn – trả lời 3
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ 5
1.1 Tổng quan về thuế 5
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm 5
1.1.1.1 Khái niệm 5
1.1.1.2 Đặc điểm 5
1.1.2 Phân loại thuế 5
1.1.2.1 Phân theo đối tượng đánh thuế 5
1.1.2.2 Theo phương thức đánh thuế 6
1.1.3 Các yếu tố cấu thành sắc thuế 6
1.1.3.1 Tên gọi 6
1.1.3.2 Đối tượng nộp thuế 6
1.1.3.3 Thuế suất – mức thuế – biểu thuế 6
1.1.3.4 Chế độ miễn, giảm thuế 6
1.1.4 Vai trò của thuế trong nền kinh tế xã hội 7
1.1.4.1 Thuế là khoản phải thu chủ yếu của NSNN 7
1.1.4.2 Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế 7
Trang 101.1.4.3 Góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng trong phân phối 8
1.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng 8
1.2.1 Khái niệm 8
1.2.2 Chứng từ hạch toán 8
1.2.3 Tài khoản sử dụng 9
1.2.3.1 Thuế GTGT được khấu trừ 9
1.2.3.2 Thuế GTGT phải nộp 10
1.2.4 Phương pháp tính thuế 11
1.2.4.1 Phương pháp khấu trừ 11
1.2.4.2 Phương pháp trực tiếp 12
1.2.4.3 Thuế suất 13
1.2.5 Phương pháp hạch toán 14
1.2.5.1 Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 14
1.2.5.2 Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 15
1.2.6 Sổ sách sử dụng 16
1.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 16
1.3.1 Khái niệm 16
1.3.2 Tài khoản sử dụng 16
1.3.3 Phương pháp tính thuế 18
1.3.3.1 Thuế suất 19
1.3.3.2 Kỳ tính thuế 19
1.3.4 Chứng từ hạch toán 20
1.3.5 Nguyên tắc hạch toán 21
1.3.6 Phương pháp hạch toán 21
1.3.7 Sổ sách sử dụng 22
1.4 Kế toán thuế thu nhập cá nhân 22
1.4.1 Khái niệm 22
1.4.2 Tài khoản sử dụng 23
1.4.3 Phương pháp tính thuế 23
1.4.4 Chứng từ hạch toán 24
1.4.5 Nguyên tắc hạch toán 25
1.4.6 Phương pháp hạch toán 25
Trang 111.4.7 Sổ sách sử dụng 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG 26
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 26
2.1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 29
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 30
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban 31
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 38
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 38
2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ 38
2.1.4.3 Chế độ và phương pháp kế toán áp dụng 39
2.1.4.4 Hình thức kế toán 40
2.1.4.5 Ứng dụng tin học trong công tác kế toán 41
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn, và phương hướng hoạt động 42
2.1.5.1 Thuận lợi 42
2.1.5.2 Khó khăn 42
2.1.5.3 Phương hướng hoạt động 43
2.1.6 Tình hình kinh doanh những năm gần đây 44
2.2 Thực trạng về kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long 46
2.2.1 Kế toán thuế GTGT 46
2.2.1.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long 46
2.2.1.2 Tài khoản sử dụng 46
2.2.1.3 Chứng từ sử dụng 46
2.2.1.4 Quy trình kế toán thực hiện 47
2.2.1.5 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty 47
2.2.1.6 Sổ kế toán sử dụng 50
2.2.2 Kế toán thuế TNDN 63
2.2.2.1 Tài khoản sử dụng 63
Trang 122.2.2.2 Chứng từ sử dụng 63
2.2.2.3 Quy trình kế toán thực hiện 63
2.2.2.4 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty 63
2.2.2.5 Sổ kế toán sử dụng 69
2.2.3 Thuế thu nhập cá nhân 74
2.2.3.1 Tài khoản sử dụng 74
2.2.3.2 Chứng từ sử dụng 74
2.2.3.3 Nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty 74
2.2.3.4 Sổ kế toán sử dụng 79
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 79
3.1 Nhận xét 79
3.1.1 Về công tác kế toán tại Công ty 79
3.1.1.1 Ưu điểm 79
3.1.1.2 Nhược điểm 81
3.1.2 Về công tác kế toán thuế Cty Cổ phần Công Trình Công Cộng Vĩnh Long 81
3.1.2.1 Ưu điểm 81
3.1.2.2 Hạn chế 83
3.2 Kiến nghị 83
3.2.1 Về công tác kế toán tại công ty 83
3.2.2 Về mở TK chi tiết 83
KẾT LUẬN 85 PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 13LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới,
từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển Thuế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Trước hết thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước Là công cụ điều tiết thu nhập trực tiếp thực hiện công bằng xã hội trong phân phối và là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh Thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Doanh nghiệp, nó là một nghĩa vụ mà Doanh nghiệp phải thực hiện, nó ảnh hưởng rất nhiều đối với lợi nhuận của Doanh nghiệp
Là Công ty chuyên kinh doanh về các dịch vụ công ích, bảo vệ môi trường Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long luôn đạt hiệu quả cao Đó là nhờ sự nổ lực không ngừng của Ban Lãnh đạo cùng các nhân viên trong Công ty Bên cạnh đó là do công tác kế toán của Công ty đều tuân thủ theo đúng quy định của Bộ Tài chính, đặc biệt là trong kế toán thuế khi có bất kỳ sự sửa đổi nào về luật thuế, Công ty đều thực hiện theo đúng các thông tư và làm theo những hướng dẫn mới nhất của cơ quan thuế Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại Công ty, đi sâu nghiên cứu công tác kế toán thuế cụ thể là thuế GTGT, thuế TNDN
và thuế TNCN Kết hợp với những kiến thức đã học tại trường và được sự hướng
dẫn tận tình của Thầy Nguyễn Hữu Thanh Tùng, em đã chọn đề tài “Kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long” cho khóa luận tốt nghiệp
Trang 152.2 Mục tiêu cụ thể
- Trình bày cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán và phương pháp hạch toán các nghiệp
vụ kế toán thuế của Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
- Nhận xét về ưu điểm cũng như nhược điểm và đóng góp một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
3 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
4 Phạm vi nghiên cứu
4.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu kế toán thuế GTGT, thuế TNDN, và thuế TNCN tại Công
ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
4.2 Thời gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ ngày 27/02/2020 đến ngày 25/04/2020 và số liệu trong đề tài được lấy vào năm 2017, 2018 và 2019
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập thông tin – số liệu
Thu thập và phân loại các chứng từ, tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc của phòng Kế toán – Tài vụ
Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ giáo trình, các bài nghiên cứu trên
sách báo, tạp chí có liên quan đến đề tài nghiên cứu
5.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích những số liệu có sẵn để đưa ra những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục
5.3 Phương pháp phỏng vấn – trả lời
Phỏng vấn trực tiếp các anh chị trong phòng Kế toán – Tài vụ về những thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu
Trang 166 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán thuế
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế tại Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
Trang 17CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ
do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và Pháp luật
1.1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp Nộp thuế cho Nhà nước không có nghĩa là cho Nhà nước mượn tiền hay gửi tiền vào NSNN hoặc là mua dịch vụ công Nộp thuế là nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân;
Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thế, vì vậy thuế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế điều bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự;
Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế
đã được pháp luật quy định
1.1.2 Phân loại thuế
1.1.2.1 Phân theo đối tượng đánh thuế
- Thuế đánh vào HH, DV (thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất nhập khẩu);
- Thuế đánh vào thu nhập (thuế TNDN, thuế TNCN);
- Thuế đánh vào tài sản, gồm động sản và bất động sản (thuế nhà, đất, thuế tài nguyên)
Trang 181.1.2.2 Theo phương thức đánh thuế
- Thuế gián thu: thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên,
- Thuế trực thu: thuế TNDN, thuế TNCN…
1.1.3 Các yếu tố cấu thành sắc thuế
1.1.3.1 Tên gọi
Phản ánh nội dung chính của một sắc thuế để phân biệt với những loại thuế khác Đặc điểm: chọn tên ngắn gọn, dễ hiểu Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sắc thuế đó sẽ được ban hành và công bố ra toàn xã hội Việc đặt tên nhằm mục đích quản lý và tránh sự trùng lắp cho dân chúng
Cách đặt tên:
- Theo đối tượng đánh thuế (thuế GTGT, thuế TNDN,…);
- Theo nội dung (thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…)
1.1.3.2 Đối tượng nộp thuế
Là thể nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Pháp luật về thuế
1.1.3.3 Thuế suất – mức thuế – biểu thuế
Thuế suất: là một con số tỷ lệ phần trăm (%) tính trên giá trị của đối tượng tính Được chia thành: thuế suất nhất định và thuế suất lũy tiến
Mức thuế: là biểu hiện mức độ động viên của Nhà nước trên một đơn vị đối tượng chịu thuế Người ta gọi mức thuế trên một đơn vị đối tượng chịu thuế là định suất thuế
Biểu thuế: là bảng tổng hợp các thuế suất (mức thuế) theo quy định trong một sắc thuế
1.1.3.4 Chế độ miễn, giảm thuế
Là yếu tố ngoại lệ được quy định trong một số sắc thuế Nhà nước cho phép đối tượng nộp thuế không phải nộp toàn bộ (miễn thuế) hoặc chỉ phải nộp một phần (giảm thuế) Chế độ miễn, giảm thuế phản ánh:
- Chính sách khuyến khích phát triển SXKD theo định hướng Nhà nước;
- Chính sách nâng đỡ các cơ sở SXKD gặp khó khăn làm giảm thu nhập hoặc ảnh hưởng đến SXKD;
Trang 19- Chính sách xã hội;
- Chính sách kinh tế đối ngoại
1.1.4 Vai trò của thuế trong nền kinh tế xã hội
1.1.4.1 Thuế là khoản phải thu chủ yếu của NSNN
Thuế là khoản đóng góp mang tính chất pháp lệnh của Nhà nước đối với các thể nhân và pháp nhân trong xã hội
Thuế là khoản thu mang tính ổn định tương đối
Thuế là công cụ phân phối có lĩnh vực và phạm vi rộng lớn Hình thức thu bao quát được hầu hết các hoạt động SXKD, các nguồn thu nhập và mọi tiêu dùng
xã hội
Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân trong nước tạo ra Như vậy, một bộ phận đáng kể thu nhập của xã hội được tập trung vào trong tay của Nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu cho các biện pháp kinh tế – xã hội Đảm bảo tính tự chủ trong cân đối NSNN
Chính vì những nguyên nhân trên ở nước ta thuế luôn được coi là nguồn thu chủ yếu Để việc đóng góp tránh được sự tùy tiện và đảm bảo công bằng, Nhà nước phải quy định sự đóng góp đó theo những luật lệ nhất định gọi là các luật thuế
1.1.4.2 Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nên kinh tế
Khi nền kinh tế tăng trưởng quá mạnh thì việc gia tăng thuế có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tổng nhu cầu, làm giảm bớt sự phát triển kinh tế Khi nền kinh tế sa sút thì việc hạ thấp thuế sẽ có tác dụng nâng cao nhu cầu tổng thể, từ đó xúc tiến phục hồi tình trạng kinh tế
Khi Nhà nước thực hiện chính sách bảo vệ nội địa thì sẽ đồng thời sử dụng biện pháp đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu Ngược lại, khi muốn thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề nằm trong danh mục thì Nhà nước áp dụng mức thuế thấp như một chính sách ưu đãi
Khi Nhà nước muốn điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế thì các lĩnh vực được khuyến khích sẽ có một mức thuế thấp hơn nhằm tạo điều kiện cho các DN trong ngành phát triển
Trang 20Như vậy, thông qua cơ chế thuế Nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều tiết nền kinh tế nhằm hướng tới các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội đã đề ra
1.1.4.3 Góp phần điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng trong phân phối
Nhà nước sử dụng công cụ thuế để đảm bảo công bằng trong thu nhập giữa những người có thu nhập cao và thấp Đồng thời, Nhà nước cũng đảm bảo công bằng cho các DN trong và ngoài quốc doanh, thông qua hệ thống thuế Nhà nước có thể điều chỉnh hợp lý cơ cấu giữa các ngành chẳng hạn cơ cấu giữa các ngành phục
vụ cho lợi ích cá nhân và các ngành phục vụ cho lợi ích công cộng Nhà nước sử dụng công cụ thuế như một vũ khí trong tay để đảm bảo công bằng cho các DN, tạo điều kiện cho các DN kinh doanh có hiệu quả thông qua các chính sách miễn giảm thuế cho các DN mới thành lập Nhờ thuế mà Nhà nước có thể điều tiết mức độ thu nhập giữa các tổ chức, cá nhân đảm bảo công bằng cho các DN tham gia vào thị trường cạnh tranh một cách bình đẳng Nhà nước có thể tăng hoặc giảm thuế đối với các lĩnh vực không hoặc có phục vụ lợi ích công cộng
1.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng
1.2.1 Khái niệm
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tính trên giá trị tăng thêm của HH, DV phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Đối tượng chịu thuế GTGT: là HH, DV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu
dùng ở Việt Nam (bao gồm cả HH, DV mua bán của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT: là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HH, DV
chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu HH, DV từ nước ngoài chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu)
1.2.2 Chứng từ hạch toán
- Hóa đơn thuế GTGT;
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có;
- Các chứng từ gốc có liên quan…
Trang 211.2.3 Tài khoản sử dụng
1.2.3.1 Thuế GTGT được khấu trừ
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”
TK 133
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu
trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn
lại nhưng NSNN chưa hoàn trả
Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” có hai tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV”: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, HH, DV mua ngoài vào vùng sản xuất, kinh doanh HH, DV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế
- Tài khoản 1332 “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ”: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh HH, DV thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư
Nguyên tắc hạch toán
Tài khoản này dùng để khoản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của Doanh nhiệp
Trang 22Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào TK 133 Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT
Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tùy theo từng trường hợp cụ thể
Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT
1.2.3.2 Thuế GTGT phải nộp
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp”
TK 3331
- Thuế GTGT nộp thừa đầu kỳ;
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ, đã nộp cho Nhà nước;
- Thuế GTGT hàng bán bị trả lại
- Thuế GTGT phải nộp đầu kỳ;
- Thuế GTGT đầu ra;
- Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế GTGT nộp thừa cuối kỳ Thuế GTGT phải nộp cuối kỳ
Tài khoản 3331 “Thuế GTGT phải nộp” có hai tài khoản cấp 3:
- Tài khoản 33311 “Thuế GTGT đầu ra”: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số GTGT đầu vào đã khấu trừ, số GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ
- Tài khoản 33312 “Thuế GTGT hàng nhập khẩu”: Dùng phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN
Trang 23 Nguyên tắc hạch toán
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại thuế GTGT theo số phải nộp, số
đã nộp và số còn phải nộp DN nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán
Khi nào được hoàn thuế GTGT? Khi DN có số dư Nợ liên tiếp 3 tháng trên
TK 133 và phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ
Thuế GTGT phải nộp là khi DN có số dư Có trên TK 3331 phải nộp thuế ngay trong kỳ riêng đối với hàng nhập khẩu khi phát sinh thuế GTGT phải đi nộp ngay
Đối tượng áp dụng: là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các DN Nhà
nước, DN tư nhân, Công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị kinh tế, tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Tổng số thuế GTGT đã thanh toán ghi trên hóa đơn GTGT mua
HH, DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu
Trang 24Giá tính thuế của HH, DV: căn cứ Điều 5, Luật số 13/008/QH12 ngày
03/06/2008 của Quốc hội về thuế GTGT và thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014/của Bộ Tài Chính
Đối với HH, DV được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán là giá
đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định theo công thức sau:
Giá có thuế (giá thanh toán) Giá tính thuế =
1 + Thuế suất của HH, DV đó Nếu hàng hóa nhập khẩu:
Giá tính thuế = Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
- Có hóa đơn GTGT mua HH, DV hoặc chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu;
- Có chứng từ thanh toán qua Ngân hàng đối với HH, DV mua vào trừ HH,
DV mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng;
- Đối với HH, DV xuất khẩu:
Trang 25Giá trị gia tăng của
Giá thanh toán của
HH, DV bán ra -
Giá thanh toán của HH,
DV mua vào tương ứng
1.2.4.3 Thuế suất
Có 3 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%
Căn cứ Điều 8, Luật số 13/008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế
GTGT và thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014/của Bộ Tài Chính
(1) Thuế suất 0%: áp dụng đối với HH, DV xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của DN chế xuất; hàng bán cho của hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; HH, DV thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%
(2) Thuế suất 5%: áp dụng cho các HH, DV thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các HH, DV cần ưu đãi
(3) Thuế suất 10%: áp dụng dối với HH, DV không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất 0% và 5%
Trang 261.2.5 Phương pháp hạch toán
1.2.5.1 Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Hạch toán thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
TK 33312
Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải TK 111,112
nộp NSNN nếu được khấu trừ Thuế GTGT đã được hoàn
TK 152,153,156,211,…
Hàng mua trả lại người bán
hoặc giảm giá
Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào
Trang 27 Hạch toán thuế GTGT đầu ra
Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra
1.2.5.2 Đối với đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
TK 111,112 TK 3331 TK 511 TK 111,112,131
Nộp thuế GTGT Cuối kỳ phản ánh số DT bán hàng và vào NSNN thuế GTGT phải nộp CCDV
Trang 281.2.6 Sổ sách sử dụng
Các sổ kế toán tổng hợp theo các hình thức sổ kế toán:
- Theo hình thức kế toán Nhật ký chung: ghi vào Nhật ký chung, các nhật ký
đặc biệt (nếu có) và sổ cái TK 133, 3331;
- Theo hình thức Nhật ký sổ cái: ghi vào Nhật ký sổ cái;
- Theo hình thức Chứng từ ghi sổ: lập các chứng từ ghi sổ, lập sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ và lập sổ cái TK 133, 3331;
- Theo hình thức Nhật ký chứng từ: lập các nhật ký chứng từ, các bảng kê và
sổ cái các TK 133, 3331;
- Theo hình thức kế toán máy: sổ sách kế toán tổng hợp trên máy vi tính
Sổ chi tiết TK 133, 3331, sổ theo dõi thuế GTGT
1.3 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3.2 Tài khoản sử dụng
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3334
TK 3334
- Số thuế TNDN đã nộp và NSNN trong kỳ;
- Số thuế TNDN được giảm trừ vào
số thuế phải nộp
Số thuế TNDN phải nộp
Số thuế TNDN còn phải nộp vào NSNN
Trang 29Trong trường hợp cá biệt, TK 3334 có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 3334 phản ánh số thuế TNDN đã nộp lớn hơn số thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế TNDN đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa được thực hiện việc thoái thu
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8211
TK 8211
- Thuế TNDN phải nộp tính vào
CP thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế TNDN của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng CP thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại
- Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN tạm phải nộp được giảm trừ vào CP thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm CP thuế TNDN hiện hành trong năm hiện tại;
- Kết chuyển CP thuế TNDN hiện hành vào bên Nợ TK 911
Tài khoản 8211 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” không
có số dư cuối kỳ
Trang 30 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 8212
TK 8212
- CP thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả;
- Số hoàn nhập tài sản thuế thu nhập DN hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước;
- Kết chuyển chênh lệch của TK
8212 có số phát sinh bên Có lớn hơn số phát sinh bên Nợ
- Ghi giảm CP thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm CP thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch của TK 8212 có số phát sinh bên Có nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ
Tài khoản 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” không có số
dư cuối kỳ
1.3.3 Phương pháp tính thuế
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất thuế TNDN
Nếu DN có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDN phải nộp được xác định như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (
Thu nhập tính thuế -
Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ ) *
Thuế suất thuế TNDN Trong đó:
Thu nhập tính thuế =
Thu nhập chịu thuế - (
Thu nhập được miễn thuế +
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định )
Thu nhập chịu thuế = ( DT - CP được trừ ) + Các khoản thu nhập
Trang 31 Các khoản chi phí được trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau điều được
tính trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của DN;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật Nếu DN đã nộp thuế TNDN hoặc loại thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì DN được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN phải nộp theo quy định của Luật thuế TNDN
1.3.3.1 Thuế suất
Thuế suất thuế TNDN năm 2017 mới nhất theo điều 11 Thông tư 78/2014/TT
- BTC và thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
Từ ngày 01/01/2017:
- Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các DN (trừ một số loại hình bên dưới);
- Thuế suất 32% đến 50% sẽ áp dụng cho những DN có hoạt động tiềm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam;
- Thuế suất 50% sẽ áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiết, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm Trường hợp các mỏ có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế TNDN ban hành kèm theo Nghị định này áp dụng thuế suất thuế TNDN là 40%
1.3.3.2 Kỳ tính thuế
Được xác định theo năm dương lịch
Trường hợp DN áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng
Kỳ tính thuế đầu tiên đối với DN mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với DN chuyển đổi loại hình DN, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật
về kế toán
Trang 32Đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh HH, DV thuộc đối tượng chịu thuế TNDN (tương ứng với mức thuế suất 25%) sau khi đã thực hiện ưu đãi miễn giảm thuế TNDN (nếu có) mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán HH, DV cụ thể như sau:
- Đối với dịch vụ: 5%
- Đối với kinh doanh hàng hóa: 1%
- Đối với hoạt động khác: 2%
Doanh nghiệp có doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế bằng ngoại
tệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác Đối với ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam
1.3.4 Chứng từ hạch toán
- Tờ khai thuế TNDN;
- Tờ khai điều chỉnh thuế TNDN;
- Thông báo nộp thuế;
- Các chứng từ có liên quan khác…
Trang 331.3.5 Nguyên tắc hạch toán
Hằng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN tạm phải nộp trong quý Thuế TNDN tạm phải nộp trong từng quý được tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của quý đó
Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành Thuế TNDN thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế TNDN hiện hành trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó
Trường hợp số thuế TNDN tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế TNDN phải nộp
Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến các khoản thuế TNDN phải nộp của các năm trước, DN được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế TNDN phải nộp của các năm trước đó vào chi phí thuế TNDN hiện hành của năm phát hiện sai sót
Kết chuyển Nợ > Có
Sơ đồ 1.4: Thuế TNDN và chi phí thuế TNDN hiện hành
Trang 34 Các sổ kế toán tổng hợp theo các hình thức sổ kế toán:
- Theo hình thức kế toán Nhật ký chung: ghi vào Nhật ký chung, các nhật ký đặc biệt (nếu có) và sổ cái TK 3334, 8211, 8212;
- Theo hình thức Nhật ký sổ cái: ghi vào Nhật ký sổ cái;
- Theo hình thức Chứng từ ghi sổ: lập các chứng từ ghi sổ, lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lập sổ cái các TK 3334, 8211, 8212;
- Theo hình thức Nhật ký chứng từ: lập các nhật ký chứng từ, các bảng kê và
sổ cái các TK 3334, 8211, 8212;
- Theo hình thức kế toán máy: sổ sách kế toán tổng hợp trên máy vi tính
Sổ chi tiết TK 3334, 8211, 8212, sổ theo dõi thuế TNDN
1.4 Kế toán thuế thu nhập cá nhân
1.4.1 Khái niệm
Thuế TNCN là sắc thuế trực thu tính trực tiếp trên thu nhập chịu thuế của cá nhân cư trú và không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam
Trang 351.4.2 Tài khoản sử dụng
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3335 “Thuế thu nhập cá nhân”
TK 3335
- Thuế TNCN đã nộp vào NSNN
- Thù lao thuế thu nhập được hưởng
Thuế TNCN phát sinh trong kỳ
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp
1.4.3 Phương pháp tính thuế
Có 3 cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công dành cho 3 đối tượng khác nhau, cụ thể:
- Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng
lao động (HĐLĐ) có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
- Khấu trừ 10%: Dành cho cá nhân ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng hoặc
không ký HĐLĐ;
- Khấu trừ 20%: Đối với cá nhân không cư trú thường là người nước ngoài
đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 2014) các khoản thu nhập sau đây sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân:
Trang 36- Thu nhập từ chuyển nhượng, nhận thừa kế, tặng cho bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ…;
- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất;
- Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật;
- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ…
Các khoản giảm trừ
Theo Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Điều
15 Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản giảm trừ gồm:
- Giảm trừ đối với người nộp thuế: 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
- Giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng/tháng (43,2 triệu đồng/năm);
- Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện;
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Bên cạnh các khoản giảm trừ, các khoản sau cũng không chịu thuế TNCN khi tính thuế:
- Tiền ăn trưa, ăn giữa ca không vượt quá 730.000 đồng/tháng;
- Tiền phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đồng/năm (Miễn toàn bộ nếu chi bằng hiện vật);
- Phụ cấp điện thoai, tiền xăng, tiền công tác phí (theo Quy chế công ty)…
1.4.4 Chứng từ hạch toán
- Tờ đăng ký nộp thuế;
- Tờ khai nộp thuế thu nhập thường xuyên của cá nhân;
- Bảng kê thanh toán tiền lương;
- Hợp đồng thuê mướn nhân công;
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có;
- Các chứng từ khác có liên quan…
Trang 371.4.5 Nguyên tắc hạch toán
DN chi trả thu nhập phải thực hiện việc kê khai nộp thuế TNCN theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn DN chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi
chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào NSNN
DN chi trả thu nhập có tránh nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế TNCN, khấu trừ tiền thuế TNCN, nộp thuế vào NSNN
1.4.6 Phương pháp hạch toán
TK 111, 112 TK 3335 TK 334
Xác định số thuế Nộp thuế TNCN phải nộp vào NSNN
Các sổ kế toán tổng hợp theo các hình thức sổ kế toán:
- Theo hình thức kế toán Nhật ký chung: ghi vào Nhật ký chung, các nhật ký đặc biệt (nếu có) và sổ cái TK 3335;
- Theo hình thức Nhật ký sổ cái: ghi vào Nhật ký sổ cái;
- Theo hình thức Chứng từ ghi sổ: lập các chứng từ ghi sổ, lập sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và lập sổ cái các TK 3335;
- Theo hình thức Nhật ký chứng từ: lập các nhật ký chứng từ, các bảng kê và
sổ cái các TK 3335;
- Theo hình thức kế toán máy: sổ sách kế toán tổng hợp trên máy vi tính
Sổ chi tiết TK 3335, sổ theo dõi thuế TNCN
Trang 38CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: CÔNG TY CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG VĨNH LONG -Tên tiếng anh: VINH LONG PUBLIC WORKS JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: VIPUCO JSC
- Trụ sở chính: 86 đường 3 tháng 2, Phường 1, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long
- Hình thức tổ chức kinh doanh: Công ty Cổ phần
- Giấy CNĐKDN: Số 1500169888 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Long cấp lần đầu ngày 22/07/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 02 ngày 01/10/2016
(Được chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long)
Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long tiền thân là phòng Quản lí Đô thị hoạt động dưới hình thức là DN Nhà nước trong lĩnh vực công ích theo quyết định số 2414/QĐ-UBT, ngày 09/12/1996 của UBND tỉnh Vĩnh Long và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01/1997
Ngày 10 tháng 04 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long Thành phố Vĩnh Long
Trang 39đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của tỉnh và có nhiều bước phát triển nổi bật Cùng với sự phát triển của thành phố Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long ngày càng được xây dựng và phát triển
Ngày 13/07/2010, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành quyết định số UBND về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Công ty Công trình Công cộng Vĩnh Long thành Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long với vốn điều lệ là 16.599.693.917 đồng
1645/QĐ-Việc chuyển đổi trở thành Công ty TNHH MTV Công trình Công cộng Vĩnh Long được xem là mốc đánh dấu sự phát triển của DN trong giai đoạn mới, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đang thực hiện trong lĩnh vực công ích Trong mô hình hoạt động mới, DN đã chủ động tìm kiếm các kế hoạch đặc hàng ổn định từ nhà nước cũng như tranh thủ sự hổ trợ từ các nguồn vốn khác nhằm xây dựng Công
ty và góp phần phát triển, nâng cao tiềm năng và vị thế của Thành phố Vĩnh Long Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã gặp không ít khó khăn về vốn, thiết bị nhưng đã phát huy tính chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn nên Công ty đã không ngừng phát triển Với khởi nguồn chỉ có 16.599.693.917 đồng vốn điều lệ cùng với 166 cán bộ công nhân viên cộng với sự phấn đấu, nỗ lực tập thể, cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành hiện nay Công ty đã có mức vốn đầu tư của chủ sở hữu lên đến hơn 27,5 tỷ đồng và duy trì đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 227 cán bộ viên chức và người lao động
Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về cổ phần hóa DN nhà nước và thực hiện Quyết định số 378/QĐ-UBND ngày 13/03/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Long về việc cổ phần hóa các DN 100% vốn Nhà nước trên địa bàn Vĩnh Long trong giai đoạn 2014-2015, Công ty đã triển khai thực hiện cổ phần hóa DN Ngày 20/05/2016, Công ty thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu và chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần theo giấy chứng nhận đăng ký DN Công ty Cổ phần với mã số 1500169888, đăng ký thay đổi lần 02 ngày 01/10/2016
do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp
Trang 402.1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
Bảng 2.1: Tên mặt hàng kinh doanh
STT Tên mặt hàng kinh doanh chính Mã ngành
1 Thu gom rác thải không độc hại;
Chi tiết: Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp
3811 (chính)
2 Thu gom rác thải độc hại;
Chi tiết: Thu gom, vận chuyển rác thải độc hại, rác thải y tế 3812
3 Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại;
Chi tiết: Lưu giữ và xử lý rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp 3821
4 Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại;
Chi tiết: Lưu giữ và xử lý rác thải nguy hại, rác y tế 3822
5 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu;
Chi tiết: Dịch vụ mua bán vật tư chuyên ngành 4669
6 Xây dựng nhà các loại;
7
Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ;
Chi tiết: Sửa chửa nâng cấp đường giao thông nội thị theo quy hoạch, xây dựng quản lý điểm đổ xe trong đô thị Xây dựng các công trình giao thông (cầu, đường, cống )
4210
8
Xây dựng công trình công ích;
Chi tiết: Xây dựng quản lý, sửa chửa các công trình văn hóa, phúc lợi công cộng, vĩa hè, hệ thống cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh đô thị Khu nghĩa địa, hỏa táng, công tác vệ sinh được đảm bảo vận chuyển xử lý rác, xây dựng hệ thống vệ sinh công cộng Xây dựng các công trình: thuỷ lợi, đường dây và trạm biến điện
4220
9 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác;
Chi tiết: Xây dựng các công trình: công nghiệp, thủy lợi 4290
10 Chuẩn bị mặt bằng;
Nguồn: Phòng Hành chính, tổ chức Công ty Cổ phần Công trình Công cộng Vĩnh Long