1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (Nghề: Pháp luật Trung cấp) Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk

35 8 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Trường học Trường Trung Cấp Trường Sơn
Chuyên ngành Pháp luật
Thể loại sách giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH (6)
  • CHƯƠNG 2: KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT (9)
  • CHƯƠNG 3: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG (12)
  • CHƯƠNG 4: QUAN HỆ PHÁP LUÂT GIỮA CHA MẸ VÀ CON (19)
    • 4. Nhận cha, mẹ, con (30)

Nội dung

Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình (Nghề: Pháp luật Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản như: Kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ cơ bản của vợ chồng, vấn đề con cái, tài sản. Mời các bạn cùng tham khảo Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.

KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Giới thiệu: Nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất của Luật hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng là tư tưởng định hướng xuyên suốt trong quá trình thực hiện những nội dụng điều chỉnh bởi ngành luật này

- Hiểu khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình

1.Khái niệm hôn nhân và gia đình

Theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu vật chất trong đời sống hàng ngày Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng Trong xã hội mà các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng

2.Khái niệm Luật hôn nhân và gia đình

Tìm hiểu khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 với 3 ý nghĩa:

- Với ý nghĩa là một môn học: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là hệ thống khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tính lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình Và thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình

- Với ý nghĩa là một văn bản pháp luật cụ thể: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là văn bản pháp luật trong đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm

1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

- Với ý nghĩa là một ngành luật: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ về nhân thân và quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa những thành viên trong gia đình

3.Nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình a Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình :

Nhiệm vụ của Luật hôn nhân và gia đình là nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

3 b Các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình Để thực hiện được mục đích giải quyết vụ việc hôn nhân và gia đình nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo lợi ích của nhà nước, tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì cần phải có những định hướng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình Những định hướng này thể hiện quan điểm, đường lối và chính sách của Nhà nước ta trong quá trình giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình, được quy định trong luật và được gọi là nguyên tắc cơ bản của luật Để đảm bảo cho quan hệ hôn nhân được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đưa ra năm nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều

2 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

1 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

2 Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ

3 Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con

4 Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình

5 Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình a, Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của

Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Đây được gọi là mối quan hệ hôn nhân, thời điểm bắt đầu và kết thúc quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng

Khoản 1 Điều 36 Hiến pháp năm 2013:

“Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.”

Cơ sở của hôn nhân là tình yêu cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn là quy định mang tính tất yếu Nam nữ xác lập mối quan hệ hôn nhân nhằm mục đích xây dựng gia đình nên việc đi đến hôn nhân cần phải mang tính chất tự nguyện, tiến bộ trong việc thực hiện quyền kết hôn cũng như ly hôn theo quy định của pháp luật Việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục

4 đích xây dựng gia đình được gọi là kết hôn giả tạo và là một trong những hành vi bị cấm trong Luật hôn nhân và gia đình Để bảo đảm cho sự tự nguyện, tiến bộ thì “Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc”

BÀI TẬP : Nam nữ sống chung như vợ chồng có thể được pháp luật công nhận là vợ chồng

KẾT HÔN VÀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

Giới thiệu: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn

- Nắm bắt kết hôn, kết hôn trái phép, không công nhận quan hệ vợ chồng

Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”

Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật

2.Kết hôn trái pháp luật

Theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Các điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bao gồm:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

3.Không công nhận quan hệ vợ chồng

Trong các trường hợp sau dù 2 bên sống chung như vợ chồng nhưng vẫn không được công nhận quan hệ vợ chồng trên pháp luật Cụ thể:

Một là, không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng

Hai là, kết hôn cùng giới tính

Hiện nay, Nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn nhưng cũng “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này Do vậy, dù những người đồng giới kết hôn họ cũng không được công nhận là vợ chồng hợp pháp

Ba là,, không đủ điều kiện kết hôn Điều kiện kết hôn theo quy định hiện nay gồm:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, gồm:

– Kết hôn giả tạo – Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Bốn là, đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền Điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước…”

Anh Hải kết hôn với chị Hạnh từ năm 2015, đến nay đã sinh được 01 con trai và một con gái Do cuộc sống gia đình khó khăn, anh Hải phải đi làm ăn xa Thời gian gần đây, chị Hạnh phát hiện anh Hải ngoại tình, đang chung sống với người phụ nữ khác Chị Hạnh muốn biết, hành vi của anh Hải có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Trả lời: Tại Điều 59 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định thì hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng bị xử phạt như sau:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

+ Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

+ Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

+ Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

+ Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 nêu trên

QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

về mọi mặt trong gia đình; Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín; Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt và đại diện cho nhau

- Nắm bắt nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản

1.Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ và chồng a Khái niệm quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng ?

Quyền và nghĩa vụ nhân thân mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân Nội dung của quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của vợ chồng

Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là chuẩn mực đạo đức, cách ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng Vì vậy, khi điều chỉnh những quan hệ đó phải kết họp giữa các quy định của pháp luật với những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội b Các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng

* Tình nghĩa vợ chồng Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1 Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

2 Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu củá nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác”

Tình yêu thương-và sự chung thủy là hai yếu tố giúp cho vợ chồng chung sống hạnh phúc và duy trì quan hệ hôn nhân bền vững Vợ chồng luôn ý thức và giữ gìn tình cảm thương mến nhau Khi đang tồn tại quan hệ hôn nhân, vợ và chồng không được chung sống như vợ chồng với người khác Hiện nay, do lối sống của một bộ phận dân cư đã thay đổi nên giá trị gia đình cũng thay đổi theo Hiện tượng người đang có vợ hoặc có chồng chung sống hoặc quan hệ như vợ chồng với người khác xảy ra tương đối phổ biến Hành vi đó là vi phạm nghiêm trọng đến nghĩa vụ và quyền của vợ chồng mà pháp luật đã quy định

Sự tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau giữa vợ và chồng thể hiện ở hành vi, cách xử sự và thái độ của họ đối với nhau Đó là việc giữ gìn danh dự, uy tín, nhân phẩm cho nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, quan tâm, động viên lẫn nhau Mọi hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm giữa vợ và chồng bị nghiêm cấm Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình xảy ra tương đối phổ biến trong các gia đình mà nạn nhân có thể là vợ hoặc chồng Bạo lực giữa vợ và chồng đã vi phạm

9 quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ly hôn hiện nay

Vợ chồng cùng phải có ý thức chăm sóc lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần, chăm lo cho gia đình, bảo đảm cho gia đình tồn tại và phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra là gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững” Đây vừa là nghĩa vụ về pháp lý vừa là nghĩa vụ về đạo đức

Vợ chồng phải cùng nhau chia sẻ công việc gia đình Mỗi bên vợ, chồng phải nhận thức và hành động đúng pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình Xóa bỏ định kiến giới và tình trạng phân công lao động truyền thống là lao động việc nhà thuộc về phụ nữ

Vợ chồng phải chung sống với nhau để có thể thực hiệnv tốt nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình Tuy nhiên, tùy hoàn cảnh của mỗi cặp vợ chồng mà họ có thể thỏa thuận về việc sống chung hay sống riêng Trong trường hợp vì lý do nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác thì vợ, chồng có thể không sống chung với nhau

*Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng

Quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của vợ chồng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể như sau:

- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác có liên quan Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được tôn trọng và bảo vệ

- Quyền tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính

- Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau

- Quyền được lựa chọn nghề nghiệp, học tập và tham gia các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trên cơ sở sự bàn bạc, giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhau giữa vợ và chồng Khi vợ hoặc chồng thực hiện quyền của họ thì người kia không được có hành vi ngăn cản

- Quyền được tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau; không được cưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào

2.Nghĩa vụ và quyền về tài sản a.Khái niệm quyền tài sản Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác

Theo quan điểm của GS Nguyễn Ngọc Điện thì“quyền tài sản trong luật thực định Việt Nam được hiểu là quan hệ pháp luật khác với quan hệ sở hữu mà trên cơ sở

10 quan hệ khác đó, một lợi ích định giá được bằng tiền hình thành và thuộc về một chủ thể của quan hệ đó”

Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe

QUAN HỆ PHÁP LUÂT GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Nhận cha, mẹ, con

Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014 quy định:

"1 Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt

2 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc."

Theo căn cứ trên thì thủ tục nhận cha, con như sau:

- Thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân cấp xã

+ Tờ khai theo quy định + Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con

- Thời gian giải quyết: 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 5 ngày làm việc

Căn cứ Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

"Điều 14 Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều

25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1 Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con

2 Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con."

Theo căn cứ trên, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con gồm:

- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con

- Văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng

Như vậy, việc cán bộ hộ tịch yêu cầu bạn bắt buộc phải có giấy xác nhận ADN là không đúng căn cứ, bạn có thể cung cấp những chứng cứ khác như văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng

5.Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài

Khái niệm ly hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ly hôn là: 14 Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Như vậy, có thể hiểu ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân khi hai bên chủ thể của quan hệ còn sống do một bên yêu cầu hoặc cả hai bên thuận tình, được Tòa án công nhận bằng bản án xử cho ly hôn hoặc quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn

Về ly hôn có yếu tố nước ngoài Căn cứ theo quy định tại Điều 127 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Điều 127 Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1 Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này

2 Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam

3 Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó

Như vậy ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được

28 giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài; giữa những người Việt Nam với nhau nhưng là căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài

Người nước ngoài bao gồm: người có quốc tịch nước ngoài và người không có quốc tịch Người Việt Nam đang ở nước ngoài có thể là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang làm việc, xuất khẩu lao động có thời hạn tại nước ngoài

Như vậy, ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm các trường hợp sau:

- Giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Giữa các bên là người nước ngoài nhưng sinh sống tại Việt Nam;

Ngày đăng: 05/02/2024, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN