cy TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GIÁO TRÌNH
LUẬT HƠN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
(TAI BAN CO SUA BOI, BO SUNG)
[H] NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - HỘI LUẬT GIA VIET NAM
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Không ở đầu xa, hạnh phúc hiện hữu từ cuộc sống với tỉnh yêu, hôn nhân, gia đình Điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình là cơ sở cho những ứng xử chuẩn mực, nền tang để chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình thụ hưởng hạnh phúc Với các chế định được dự liệu, Luật Hôn nhân và gia đình đồng thời xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, cũng có
chế độ hôn nhân và gia đình
Trên cổ sở Luật Hôn nhân - gia đình cùng nguồn của Luật,
giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam do nhóm tác giả Trường đại học Luật TP.HCM biên sọan tập trung phân tích và lý giải ở góc độ khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hôn nhân gia đình đồng thời đưa ra quan điểm, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn
Tìm hiểu giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, bạn đọc sẽ nhận thức được các nguyên tắc cơ ban của Luật Hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay Các cơ chế pháp lý về kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quyền và nghĩa vụ
giữa cha mẹ và con; nghĩa vụ cấp đưỡng giữa các thảnh viên
trong gia đình; chấm đứt hôn nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được trình bảy một cách có hệ thống và logic trong giáo trình lả cơ sở giúp người đọc áp dụng pháp luật
để giải quyết các tình huống thực tế
Được biên soạn công phu song điều đó không có nghĩa
Trang 4học Luật TP.HCM không có khiếm khuyết Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của quí vị để giáo trình được hoàn
thiện trong, tần tái bản sau
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê ni
hôn nhân trong lịch sứ .-ẶtiHeHrerrirrerrer
1.1 Hôn nhân huyết tộc (hôn nhân cùng đòng máu)
1.2 Hôn nhân Punalua 1.3 Hôn nhân đỗi ngẫu (hôn nhân cặp đôi) 1.4 Hôn nhân một vợ một chồng (hôn nhân cá
2 Khái niệm và các đặc điểm của hôn nhân
2.1 Khái niệm hôn nhân
2.2 Các đặc điểm của hôn nhân
3 Khái niệm và các chức năng cơ bản của gia đìn|
3.1 Khái niệm gia đình
3.2 Các chức năng cơ bản của gia đình
4 Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
4.1 Đối tượng điều chỉnh
4.2 Phương pháp điều chính
5 Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của
Luật Hôn nhân và gia đình - cà Hehrre
5.1 Nhiệm vụ của Luật Hôn nhân và gia đình
Trang 61.1 Khái niệm quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình 1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình 2 Các yêu tố cầu thành quan hệ pháp luật hôn nhân và gia
2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình
2.2 Khách thể quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
2.3 Nội dung quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình 3 3, Thực hiện, bảo vệ quyền và nghĩa vụ về hôn nhân gia đình 3.1 Thực hiện quyền và nghĩa vụ về hôn nhân gia đình
3.2, Đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ về hôn nhân 4 Căn cử phát sinh, thay đổi, chấm đứt, phục hôi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
4.1 Khái niệm căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm đứt, phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình
4.2 Phân loại sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt, phục hồi quan hệ pháp luật hôn nhân va gia đình 121 CHUONG III: CHE BO HON NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT
NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY “
Trang 7CHUONG IV: KET HON VA KET HON TRÁI PHÁP LUẬT
1 Kết hôi
1.1 Khái niệm kết hôn 1.2 Các điều kiện kết hôi 151 151 151 ww 154 1.3 Đăng ký kết hôn 5-2222 22111222122 170
1.4 Những trường hợp nam, nữ chung sống không đăng ký kết hôn nhưng được Nhà nước thừa nhận là vợ chồng 173 2 Kết hôn trái pháp luật
2.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật
2.2 Cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật 2.3 Căn cứ hủy việc kết hơn 75 Ư- 175 176 177 pháp luậ
2.4 Chủ thể có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết
hôn trái pháp luật 178
2.5 Đường lối xử lý đối với một số trường hợp kết hôn
trái pháp luật oe
2.6 Hậu quả pháp lý của việc hủy kế hôn trái pháp luậ 3 Không công nhận quan hệ vợ chồng
3.1, Khái niệm không công nhận quan hệ vợ cỉ 181 183 185 185 3.2 Hậu quả pháp lý của việc không công nhận quan vợ chẳng CHƯƠNG V: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHONG 187 190 190 2 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân coerreerree 193 2.1 Quyền và nghĩa vụ mang tính chất tình cảm, riêng tư
Trang 8
3 Chế độ tài sản của vợ chẳng
3.1 Nguyên tắc chung trong chế độ
3.2 Chế độ tài sản theo thỏa thuận
3.3 Chế độ tài sản theo luật định
3.4 Quan hệ cấp đưỡng giữa vợ và chồng 3.5 Quyền thừa kế của vợ, chồng
4 Đại diện giữa vợ và chẳng "—
CHƯƠNG VỊ: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON - QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG
1.1 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh
dựa vào sự kiện sinh đẻ s- + Ssz+rsxerrrvrerersrrrrsree 261 1.2 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ, con phát sinh
đựa vào sự kiện nuôi đưỡng cá -ecieroereree 289
1.3 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con phát sinh
dựa vào sự kiện sống chung cs«c-ccsrrerererierrrie
2 Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con c.e
2.1 Quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
2.2 Quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế với con
Trang 93.2 Quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại và cháu nội, cháu
365 367
3.4 Quan hệ giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và chau rudt 368
CHƯƠNG VII: NGHĨA VỤ CÁP DƯỠNG GIỮA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH 1371
1 Khái niệm cấp dưỡng và phân loại nghĩa vụ c; 1.1 Khái niệm, đặc điểm của nghĩa vụ cấp dưỡng 1.2 Phân loại nghĩa vụ cấp dưỡng 2 Mức cấp dưỡng, phương thức thực hị 371 371 378 -ò„ 380 -Ö.380 2.2 Phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp đưỡng 383
2.3 Người có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện nghĩa vụ
386
3 Các trường hợp câp dưỡn; 389
3.1 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con 389
3.2 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ va chong 397
3.3 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em 401
3.4 Nghia vu cấp đưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và 403 3.5 Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột 405 406 406 409 413 4 Thay đôi, tạm ngưng, chấm đứt nghĩa vụ cấp dưỡng
4.1 Thay đổi, tạm ngưng nghĩa vụ cấp dưỡng
4.2 Chấm đứt nghĩa vụ cấp dưỡng
CHUONG VIII CHAM DUT HÔN NHÂN
1 Chấm dứt hôn nhân do một trong hai bên vợ chồng
chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
10
Trang 10
1.1 Hậu quả pháp lý của trường hợp chấm đứt hôn nhân khi một trong hai bên vợ chồng chết
1⁄2 Thời điểm chấm đứt hôn nhân khi mị
vợ chồng chết
2 Chấm đứt hôn nhân trong trường hợp ly hôn 2.1 Khái quát chung về ly hôn
2.2 Hậu quả pháp lý của ly hôn
CHƯƠNG IX: QUAN HE HON NHAN VA GIA DINH CÓ YẾU TÔ NƯỚC NGOÀI
1 Ly luận chưng về quan hệ bôn nhân và gia đình có yếu tỗ nước ngoài
1.1 Khải niệm, đặc điểm của quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài c ccccsrscrrrkercee 469
1.2: Nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài
1.3 Nguyên tắc áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ
hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam 496 1.4 Thâm quyền giải quyết các vụ, việc hôn nhân
và gia đình có yếu tổ nước ngoài „ 413 trong hai bên 419 419 445 469 469 486 507 515 515 539 562 562 -583
2 Quan hệ hôn nhân có yếu tổ nước ngo 2.1 Kết hôn có yếu tố nước ngồi
2.2 Ly hơn có yếu tố nước ngoài
3 Quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài 3,1 Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài
3.2 Nuôi con nuôi có u tơ nước ngồi
Trang 11BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT 'Tên viết tắt Thay cho 1, | BLDS B6 luat Dan sự 2 | BLHS Bộ luật Hình sự
3 | BLTTDS Bộ luật Tế tung dan sw
4 | LBDG Luật Binh đẳng giới
Trang 12Chính phủ quy định chỉ tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 11 ND123/2015/ND-CP Nghị định số 123/2015/NĐ- CP ngày 15112015 của Chính phủ quy định chỉ tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
12 TT60 Thông tư số 60/TATC ngày 22.2.1978 của Toà án nhân dân tối cao hướng đẫn giải quyết các việc tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội đã có vợ, có chồng trong Nam tap kết ra Bic lấy vợ, lẫy chồng khác 13 TTLT 01/2001/ TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP Thông tr liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-BTP ngay
3.1.2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị
quyết số 35/2000/QH 10 ngày
Trang 13
9.6.2000 của Quộc hội "Về việc thi hành LHNGĐ năm 2000”
14 | UBND Uy ban nhan dan
15 | HDTTTP Hiệp định tương trợ tư pháp
Trang 14CHUONG I
KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYEN TAC CO BẢN CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM
1 QUAN DIEM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LE NIN VE
CÁC HÌNH THÁI HƠN NHÂN TRONG LỊCH SỬ
Hôn nhân và gia đình là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học, như triết học, xã hội học, tâm lý học, sinh vật học Trước khi có chủ nghĩa Mác - Lê nin, trong xã hội đã xuất hiện quan điểm cho rằng: hình thái cỗ xưa nhất của xã hội loài người là gia đình, sau gia đình là bộ lạc và cuối cùng bộ lạc chuyến sang nhà nước Đây là quan điểm của nhà nhân chủng
học Mooc Gan
Khi nghiên cứu về nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước, Ăngghen không tán đồng Với quan điểm trên và khẳng định đó là quan điểm sai lầm, phi thực tế lịch sử Qua quá trình phân tích nguồn gốc của gia đình, từ giai đoạn thấp của xã hội loài người, khi con người mới bắt đầu tách khỏi thiên nhiên, chưa sản xuất ra thứ gì, chỉ biết hái lượm những thứ có sẵn trong tự nhiên, Ăng ghen đã kết luận rằng: hình thái cỗ xưa nhất của xã hội là bộ lạc rồi đến gia đình vả san cùng là
nhà nước
Trang 15duy nhất không tách rời của xã hội Từ hình thức bộ lạc này, xã
hội phát triển dẫn đến sự xuất hiện của gia đình
Lịch sử gia đình chỉ thực sự được bản đến từ năm 1861, khi cuốn “mẫu quyền” 3 của Bachofen ra đời Trong đó tác giả đưa ra các luận điểm: 1 Lúc đầu loài người sống trong tình trạng quan hệ tính giao bừa bãi; 2 Việc xác định cha đẻ là không thể, nén huyết tộc chỉ tính theo nữ hệ; 3 Người đàn bà, với tư cách là mẹ, người đuy nhất chắc chắn đã sinh ra thế hệ trẻ, đã rất được tôn kinh và kính trọng cao độ; theo quan niệm của Bachofen, sự tôn kính và kính trọng đó đạt đến mức trở thành sự thống trị hoàn toàn của nữ giới; 4 Việc chuyển sang hôn nhân cá thể, trong đó người đàn ba chỉ thuộc về một người đàn ông, đã bao hàm sự vị
phạm những điều luật tôn giáo nguyên thủy, mà thực tế là vi
phạm cái quyền cỗ truyền của những người đàn ông khác đối với người đàn bà đó, và để đền tội hoặc chuộc tội, người đàn bà đã hiến thân cho nhiều người khác trong một thời kỳ nhất định),
Quá trình phát triển của các hình thái hôn nhân trong lịch
sử gắn liền với ba thời đại, mỗi thời đại có các hình thái hôn
nhân tương ứng Đó là thời đại mông muội, trong thời đại này
xuất hiện hình thái hôn nhân huyết tộc và hôn nhân Punalua; thời
dai di man xuất hiện hình thái hôn nhân cặp đôi; thời đại văn
mính xuất hiện hình thái hôn nhân một vợ một chồng
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gla, Hà Nội, 1984, t4,
Trang 161.1 Hôn nhân huyết tộc (hôn nhân cùng đòng máu)
Đây là hình thái hôn nhân đầu tiên trong lịch sử, xuất hiện vào giai đoạn giữa của thời đại mông muội, giai đoạn con rigười phát hiện ra lửa, mở ra triển vọng chỉnh phục thiên nhiên, giúp
con người ding để nấu chín thức ăn, chống lại giá rét, thứ đữ và
còn có tác động lớn làm thay đổi tận gốc tiềm năng của năng lượng, cơ cấu nhân khẩu, tap quan Con người đã hết phụ thuộc vào khí hậu, địa vực
Hôn nhân huyết tộc được xây dựng theo từng thế hệ, từng nhóm hôn nhân Theo đó, thế hệ ông bà tạo thành một nhóm hôn
nhân, thế hệ cha mẹ tạo thành một nhóm hôn nhân, rồi thế hệ các
con tạo thành một nhóm hôn nhân, Chỉ các thành viên trong cùng một nhóm, cùng một thé hệ mới được quan hệ tính giao với nhau Nghĩa là quan hệ tính giao được thiết lập theo bàng hệ, loại trừ quan hệ tính giao theo trực hệ (nhóm thế bệ ông bà không được quan hệ tính giao với nhóm thế hệ các cháu; nhóm thế hệ cha mẹ không được quan hệ tính giao với nhóm thể hệ các con) Tình trạng hôn nhân trên được xem là phù hợp với đạo đức, tập quản thời kỳ này Mác đã nhận xét: “Trong thời đại nguyên thủy, chị em gái là vợ và khí đó như vậy là hợp với đạo đức”?
Trang 17xác định con, do vậy việc phân chia thế hệ chỉ dựa vào phía người mẹ, cụ thể là dựa vào phía bà tổ
Vì hôn nhân được tế chức theo chế độ quần hôn, nên con
sinh ra chỉ biết được ai là mẹ của mình, chứ không biết được cha
đẻ của mình 14 ai
1.2 Hôn nhần Punalua
Hiên nhân Punalua là hình thái hôn nhân xuất hiện vào giai đoạn cao của thời đại mông muội, giai đoạn con người đã biết chế tạo ra phương tiện đi lại, phương tiện vận chuyển, đã biết xây dựng những ngôi nhà mới tiến bộ hơn trước, biết được các kiểu cách may áo,
Trong giai đoạn này, người nguyên thủy đã chế tạo được
cung tên, giúp ích cho họ rất nhiều trong cuộc sống, như bảo vệ
lãnh thổ của thị tộc, bộ lạc, chống lại sự xâm chiếm của thị tộc,
bộ lạc khác, công cụ để buộc kẻ khác phải tuân theo ý chí của
mình, dùng săn bắn,
Nếu như hôn nhân huyết tộc đã loại bỏ quan hệ tính giao theo trực hệ, thì đến hôn nhân Punalua, ngoài việc loại bẻ quan hệ tính giao theo trực hệ, còn loại bỏ cả quan hệ tính giao theo bảng hệ (giữa anh chị em các bậc với nhau) Bước tiễn này bắt đầu từ việc loại bỏ tính giao giữa anh chị em cùng mẹ khác cha, sau đó là loại bỏ quan hệ tính giao giữa anh chị em chủ bác, con cải của anh chị em chú bác và cháu chất của anh chị em chú bác
Trang 18nhau là anh em nữa, mà gọi là punalua, nghĩa là bạn thân thiết, người cùng hội cùng thuyền Những người vợ cũng gọi nhau là punalua Trong những gia đình nảy, con của đì cũng là con của nẹ, con của chú cũng là con của cha, tất cả họ là anh chị em ruột
của nhau; nhưng con của cậu là chấu của mẹ, con của cô là chấu
của cha, do vậy, con của cậu và con của mẹ, con của cô và con của cha là anh chị em họ của nhau
Mặc đù hạn chế về quan hệ tính giao, tuy nhiên thời kỳ này, con sinh ra cũng chỉ xác định được mẹ đẻ của mình mà không xác định được cha đích thực, vì thế đòng dõi chỉ được xác định dựa vào phía người mẹ
Tuy là vợ chồng, nhưng các người chong và các bà vợ không sống chung với nhau, mà các bên đều ở nhà của mẹ mình Vợ chồng gặp nhau chủ yếu là nhằm mục dich tinh giao
1.3 Hôn nhân đối ngẫu (hôn nhân cặp đôi)
Hình thái hôn nhân nay xuất hiện trong thời đại đã man, thời đại chuyển từ xã hội thị tộc sang xã hội có giải cấp Giai đoạn chuyển từ nền kinh tế tiếm đoạt sang nền kinh tế sản xuất, từ việc chiếm hữu những sản vật sẵn có trong tự nhiên chiếm ưu thế, sang thời đại trong đó con người học được những phương pháp thông qua hoạt động của con người để tăng việc sản xuất các sản vật tự nhiên Trong thời đại này con người đã biết nấu sắt, cải tạo và sử đụng công cụ bằng sắt, biết thuần dưỡng, chăn nuôi động vật và trồng trọt cây cối
Trang 19họ hàng xa hơn, cuối cùng là cả họ hàng bên vợ hay bên chồng,
làm cho chế độ quần hôn ngày càng bị thu hẹp và trở nên khó
thực hiện được, cuối cùng chỉ còn từng đôi vợ chẳng riêng lẻ, kết hợp với nhau bằng những mối quan hệ rất lỏng lẻo, đó chính là hình thái hôn nhân cặp đôi hay thường gọi là hôn nhân đối ngẫu Do đó xét về mặt hình thức, trong hôn nhân này không còn tồn tại chế độ quần hôn Theo Ăngghen: Công lao trong việc tạo ra hình thái hôn nhân cặp đôi là thuộc về người phụ nữ, do họ có nhu cầu cần sự gắn bó cao hơn so với người đàn ông Người phụ nữ thời kỳ này muốn chỉ thuộc về một người đàn ông mà thôi
Hôn nhân cặp đôi không bền vững, dễ dàng bị phá vỡ bởi người đàn ông hoặc người đàn bà do không có cơ sở pháp lý và cơ sở tình cảm ràng buộc chặt, thói quen chung sống theo nhóm, bầy đàn từ nhiều năm vẫn còn chi phối, nên người vợ, người
chồng đễ dàng quay về lối sống như trước
Trong các hình thái gia đình trước kia, người đàn ông
không bao giờ thiếu đàn bà, thực ra là họ có quá nhiều, giờ đây
đàn bà trở nên ít ỏi hơn và được tìm kiếm ráo riết Vì thế, từ khi
có chế độ hôn nhân cặp đôi, việc cướp va mua đàn bà cũng đã xuất hiện Hôn nhân giai đoạn này nhiều học giả gọi là hôn nhân mua bán, hôn nhân cưỡng đoạt
Cơn cái do hôn nhân cặp đôi sinh ra vẫn thuộc về thị tộc mẹ như trước, mặc đù người ta đã có thể biết được cha đẻ của
đứa trẻ là ai Hôn nhân cặp đôi không có kinh tế riêng, mà vẫn
phụ thuộc vào kinh tế của đại gia đình là thị tộc
Trang 20gia trưởng, với sự thiết lập quyền lực tuyệt đối của người đàn ông, người chủ gia đình Gia đình gia trưởng được tổ chức gồm một số người tự do và bị lệ thuộc, đưới quyền lực gia trưởng của ông chủ gia đình, để chăm sóc các đàn gia súc, gia cầm, người chủ gia đình thường sống theo chế độ nhiều vợ, còn những nô lệ, người hầu thường là một vợ Hình thức gia đình
gia trưởng xuất hiện đánh dấu bước chuyên từ gia đình đối ngẫu
sang gia đình cá thể
1.4 Hôn nhân một vợ một chồng (hôn nhân cá thể) Hình thái hôn nhân này ra đời và tồn tại trong thời đại văn minh, xuất hiện cùng với sự ra đời của nhả nước và pháp luật Angghen cho rằng: Hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa
trên những điều kiện kinh tế”, vì thế sự đối lập giai cấp đầu tiên trong lịch sử là trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa
chồng và vợ trong hôn nhân đối ngẫu, và sự áp bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông với đàn bà”
Hôn nhân một vợ một chẳng ra đời vào buổi giao thời giữa
lúc kết thúc thời đại đã man và bắt đầu thời đại văn minh, ra đời
trên cơ sờ gia đình đối ngẫu Ở vào giai đoạn dav, vi tri thống trị thuộc về người chồng, người chồng là chủ gia đình và là người nắm toàn bộ của cải, vì lúc này họ làm những nghề có của cải dư ? Dựa trên sự thắng lợi của chế độ tư hữu đối với chế độ công hữu tự nhiên,
nguyên thủy
Trang 21thừa nhiều hơn so với người vợ, như: trồng trọt, chăn nuôi, thuân dưỡng súc vật, còn người vợ chỉ làm các công việc trong nhà
Khác với gia đỉnh đối ngẫu, trong gia đình cá thể, quan hệ
vợ chồng bền chặt hơn rất nhiều Theo lệ thường, chỉ có người
chồng mới có quyền bô vợ, có quyển ngoại tỉnh Xã hội càng phát triển, người đàn ông lại càng thực hiện quyền đó Còn nếu người vợ nhớ tới hình thức sinh họat tính giao cỗ xưa, và muốn khôi phục nó, thì cô ta sẽ bị trừng phạt tàn khốc hơn bất kỳ thời
kỳ nào trước kia
Nếu như những hình thái gia đình trước, huyết tộc được xây dựng dựa vào phía người mẹ (mẫu quyền) Chỉ những người họ hàng trong cùng một thị tộc mới được thừa kế tài sản của một thành viên thị tộc đã chết, tài sản của người đó phải ở lại thị tộc, con cái của người đàn ông đã chết không thuộc thị tộc của anh ta, mà thuộc thị tộc của mẹ chúng, chúng thừa kế tài sản của mẹ,
không thừa kế tài sản của cha vì không cùng thị tộc của cha, mà
tài sản của người cha phải ở lại thị tộc của cha Vì thế, khi một
chủ gia súc qua đời, thì đàn gia súc của anh ta trước hết sẽ thuộc
về anh chị em ruột và con cái của họ, hoặc là cơn cái của đì anh
ta Còn con cái của chính anh ta thì không được quyền thừa kế Đến hình thái hôn nhân này, chế độ mẫu hệ đã được thay thế
bằng chế độ phụ hệ
Trang 22chúng, đo đó huyết tộc và quí tắc thừa kế theo họ mẹ bị phá bỏ,
huyết tộc và qui tắc thừa kế được xây đựng theo người cha, con
cái được quyền thừa kế tài sản của người cha
Hình thái hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ và tồn tại đến tận ngày nay Trong quá trình phát triển của lịch sử đã có những thay đổi (biến dang)
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, với sự tồn tại của chễ độ nô lệ, bên cạnh chế độ một vợ một chồng, sự xuất hiện những nô lệ
trẻ, đẹp, hoàn toàn thuộc về đàn ông, ngay từ đầu đã khiến chế
độ một vợ một chẳng có tính chất rất đặc biệt: nó chỉ đúng với người đàn bà, chứ không đúng với người đàn ông Thời kỳ này, người vợ được xem như nô lệ, họ chí là công cụ để giải trí và sinh đẻ Người chồng là người chủ trong gia đình
Trong chế độ phong kiến, xã hội có những đòi hỏi, luật lệ rất nghiêm khắc với người phụ nữ, người phụ nữ trong xã hội này chỉ được phép có một người chẳng, thậm chí chồng chết,
phải ở vậy thờ chồng, không được tái giá mới là “chính chuyên”
Đàn ông không những được phép lấy nhiều vợ mà còn khuyến khích lấy nhiều vợ Địa vị của người phụ nữ luôn bị xem nhẹ, nói
cách khác, đây là xã hội trọng nam khinh nữ -
Trong gia đình phong kiến, quyền lợi gia tộc luôn được đặt lên hàng đầu, các thành viên gia đình luôn phái tuân thủ qui định của gia tộc, vì lẽ đó, trong gia đình không có sự tự đo, bình đẳng
giữa các thành viên, mọi vấn đề phải do cha mẹ quyết định Hôn
Trang 23Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, hình thái hôn nhân một vợ một chồng tiếp tục được khẳng định và được qui định rõ trong các văn bản pháp luật Hôn nhân ở chế độ xã hội này thường được xây dựng trên sự tính toán về kinh tế Tiền bạc và tài sản
đóng vai trò rất lớn trong các cuộc hôn nhân Việc kết hôn giữa
nam và nữ được xem là một sự thỏa hiệp giữa hai người, thực ra đó là một dang hop đồng dân sự Khi xem xét về mặt đạo
đức, các quan hệ hôn nhân được xây dựng trên sự tính toán trắng trợn, Ăngghen đã viện dẫn câu nói nỗi tiếng của Phuriê:
“hệt như trong ngữ pháp, hai phủ định làm thành một khẳng định, trong đạo đức vợ chồng cũng vậy, hai tệ mại dâm làm
thành một đức hạnh”
Điểm đáng chú ý trong hôn nhân thời kỳ này là thừa nhận và đám bảo sự bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình, đề cao tự đo trong hôn nhân, quyền con người đối với mỗi thành viên
trong gia đình
Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, hôn nhân một vợ một ` chồng không những được nhà nước thửa nhận mà còn có các biện pháp bảo vệ Nhà nước luôn tạo các điều kiện về kinh tế,
văn hóa, xã hội và luật pháp để thực hiện tốt chế độ hôn nhân
Trang 24Khi nghĩ về một xã hội tương lai, Ăngghen cho rằng: Cái sẽ mất đi một cách chắc chấn trong chế độ một vợ một chồng chính là tất cả những đặc trưng mà những quan hệ tải sản đã đẻ ra nó, đã ín lên nó Đó là sự thống trị của người đàn ông và tính
ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân”
Kết thúc phần tìm hiểu các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử, Ăngghen rút ra một số kết luận:
Có ba hình thức hôn nhân chính, tương ứng về đại thê với
ba giai đoạn phát triển của nhân loại: ở thời đại mông muội, có chế độ quần hôn; ở thời đại dã man, có chế độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh, có chế độ một vợ một chồng, được bổ sung bằng tệ nạn ngoại tình và nạn mại đâm
Ở giai đoạn cao của thời đại đã man, thì giữa chế độ hôn
nhân cặp đôi và chế độ một vợ một chồng, có xen ké su théng trị của người đàn ông đối với nữ nô lệ và chế độ nhiều vợ
Chế độ một vợ một chồng sinh ra từ sự tập trung nhiều của cải vào tay một người - vào tay người đàn ông Nhưng khi tư liệu sản xuất thành của chung của xã hội, những nguyên nhân do điều kiện kinh tế sinh ra biễn đi thì chế độ một vợ một chồng có biến đi không? Chế độ đó chẳng những không biến đi, mà trái lại, chỉ
có bắt đầu từ lúc đó, nó mới được thực hiện trọn vẹn Khi các tư
liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung của xã hội {xã hội cộng sản chủ nghĩa), thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mắt, và đồng thời cũng sẽ không còn tình trạng một
Trang 25số phụ nữ cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa Và chế độ Trột vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng còn trở thành một hiện thực - ngay cá đối với đàn ông
Vậy là địa vị của người đàn ông đủ sao cũng sẽ thay đổi
sâu sắc Nhưng địa vị của đàn bà, của tất cả đàn bà cũng có sự
biến đổi rất quan trọngŠ
2 KHAI NIEM VA CAC DAC DIEM CUA HON NHAN 2.1 Khái niệm hôn nhân
Con người sinh ra và trưởng thành, thì tình cảm, tình thương yêu chiếm một vị trí hết sức quan trọng Đó là tình yêu quê hương đất nước, tình thương cha mẹ, anh chị em và đến lúc trưởng thành, còn có tình yêu trai gái Đây là thứ tình yêu
thiêng liêng và là khát vọng đẹp đẽ của mỗi con người Xuất phát
điểm của cuộc sống giữa vợ và chồng là sự kiện kết hôn, và biểu hiện của nó là quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ
Hiểu theo nghĩa thông thường, thì hôn nhân là việc trai lấy vợ, gái lấy chẳng, trai gái lấy nhau làm vợ chồng Khi đến một độ tuổi nhất định, hai bên nam nữ sẽ thiết lập quan hệ vợ chồng với nhau, nhằm cùng chia sẻ tình cảm, gánh vác công việc, sinh con va nudi day con
Theo qui định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân va gia
đình năm 2014, hôn nhân được hiểu: là quan hệ giữa vợ và
Trang 26giữa vợ và chồng được xác lập từ thời điểm kết hôn đến trước
thời điểm chấm đứt hôn nhân Hành vi kết hôn của nam và nữ là
sự kiện làm phát sinh quan hệ hôn nhân Do đó để phát sinh quan
hệ hôn nhân, nam và nữ phải tuân thủ đầy đủ các qui định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và phải đăng ký việc kết hôn trước
cơ quan nhà nước có thâm quyền
Hiểu một cách day đủ, toàn điện thì hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ đầy đủ các qui định của pháp luật, nhằm cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc và bền vững
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, chịu sự tác động của đạo đức, tôn giáo, pháp luật Hôn nhân có thế nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau như: xã hội học, tâm lý học, luật bọc,
triết học
Hôn nhân là nền tảng, là cợ sở chủ yếu để hình thành nên
gia đình Từ quan hệ hôn nhân, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
giữa vợ và chồng, và sau đó là giữa cha mẹ và con cái Hầu như trong các quan hệ gia đình đều có sự hiện điện của quan hệ hôn nhân, nói cách khác, các quan hệ gia đình hầu như đều xuất phát từ quan hệ hôn nhân, chỉ rất ít trường hợp quan hệ gia đình phát
sinh không trên cơ sở quan hệ hôn nhân
Trang 27tồn Tuy nhiên khi sống trong xã hội, con người còn chịu sự điều
chỉnh, chỉ phối của các qui luật xã hội Hôn nhân ton tai trong
các chế độ xã hội, từ xã hội chưa có giai cấp đến xã hội có giai
cấp, từ khi chưa có nhà nước và pháp luật đến khi có nhà nước
và pháp luật Khi nhà nước xuất hiện, các quan hệ hôn nhân luôn
được qui định trong các văn bản pháp luật, lác này việc kết hôn
của đôi bên nam nữ phải tuân theo các qui định của pháp luật
Khi đề cập đến tính pháp lý trong hôn nhân, điều này cũng bao hàm cả tính giai cấp của hôn nhân Mỗi chế độ xã hội, giai
cấp thống trị liôn dừng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội cho phù hợp với lợi ích, ý chí của giai cấp mình, trong đó có
quan hệ hôn nhân Điểm qua quan hệ hôn nhân trong các chế độ
xã hội đã đề cập ở phần trên, sẽ thấy rõ điều nay 2.2 Các đặc điểm của hôn nhân
Thứ nhất, hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ
Đặc điểm này nói lên sự khác biệt cơ bản giữa hôn nhân
trong chế độ xã hội chủ nghĩa với hôn nhân trong chế độ chiếm
hữu nô lệ, chế độ phong kiến Hôn nhân trong hai chế độ này không phải là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ, mà là giữa một người nam và nhiều người nữ - một chồng
nhưng nhiều vợ Hôn nhân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là hôn
nhân dựa trên sự liên kết chỉ của một người nam và một người nữ, đây là hôn nhân một vợ một chồng luôn được qui định trong
các văn bản pháp luật, như qui định tại Điều 2, Điều 5 của Luật
Trang 28mà luôn có các biện pháp để buộc các chủ thể phải tuyệt đối
chấp hành
Đặc trưng này còn khẳng định rõ hôn nhân là sự liên kết giữa những người khác giới tính Luật pháp Việt Nam không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Tuy
nhiên, trong xã hội Việt Nam hiện nay, hiện trợng những người đồng tính chung sống với nhau, xem nhau là vợ chồng đang xảy ra ở nhiều nơi Mong muốn của những người này là được pháp luật thừa nhận quyền được kết hôn giữa họ với nhau Dư luận xã hội cũng có những quan điểm khác nhau, có quan điểm nên cấm kết hôn, nhưng cũng có quan điểm nên thừa nhận việc kết hôn của người đồng tính Theo chúng tôi, người đồng tính không phải là những người bệnh hoạn và chúng ta cũng không thể đặt tiêu chí lây nhau để sinh con, thực biện chức năng đuy trì nòi giống
để cấm những người cùng giới tính kết hôn
Thứ hai, hôn nhân là sự liên kết hoàn toàn tự nguyện của nam và nữ
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến, hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt, định đoạt, vì lẽ đó không có được sự tự nguyện của nam, nữ Ngay trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mặc dù để cao quyển tự do cá nhân, quyển tự đo yêu đương, kết hôn, nhưng việc xác lập hôn nhân thường bị ràng buộc bởi mục đích vụ lợi, do đó đây không còn là sự tự nguyện thực sự của nam và nữ
Trang 29Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, việc kết hôn của nam và nữ
hoàn toàn tự nguyện, không bị ràng buộc bởi ý chí của cha mẹ, đòng họ, không bị chỉ phối bởi vẫn đề kinh tế, mà được xây dựng trên cơ sở tình cảm, tình yêu chân chính của nam và nữ Tính chất tự nguyện trong hôn nhân không chỉ thể hiện khi kết hôn, mà còn được thế hiện trong suốt quá trình chung sống của vợ chồng và khi ly hôn
e z 2 x
Thứ ba, hôn nhân là sự liên két binh dang gitta vo va chong Hiến pháp 2013 của Việt Nam đã qui định rõ: mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Như vậy, ở phạm vi xã hội, nam nữ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau trên mọi phương diện Trong phạm ví gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
qui định: vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ
ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công đân được qui định trong Hiến pháp, Luật nay và các luật khác có liên quanẺ
Thứ tư, hôn nhân là sự liên kết nhằm chung sống suốt đời
giữa vợ và chồng
Tính liên kết suốt đời được khẳng định bởi mục đích của việc thiết lập hôn nhân Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để các chủ thế xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc
và bền vững
Š Điều 16 Hiển pháp 2013
Trang 30Vì mục đích của hôn nhân là nhằm chung sống suốt đời với nhau, do đó một số nước trước đây cho rằng hôn nhân là vĩnh cửu, khi đã thiết lập rồi, các bên không được phép ly hôn, đù với lý do gì Nhà nước Việt Nam xem hôn nhân là sự liên kết bền
vững, suốt đời, song nếu thực tế cuộc sống, do có những điều
kiện khách quan hay chủ quan chỉ phối, đẫn đến mục đích của hôn nhân không đạt được, tình cảm giữa hai người không còn, thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn
Thứ năm, hôn nhân là sự liên kết theo qui định của pháp luật
Luat Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã qui định một cách đầy đủ, chỉ tiết về các điều kiện kết hôn Nam, nữ có quyền tự do kết hôn, nhưng khi họ thực hiện quyền này, phải trong khuôn khổ các điều kiện kết hôn mà pháp luật đề ra, đồng thời phải đến cơ quan nhà nước có thâm quyền để thực hiện việc đăng ký kết hôn Có như vậy nhà nước mới thừa nhận nam và nữ đó là vợ chẳng và bảo vệ quan hệ hôn nhân của họ
Như vậy, hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết giữa hai người này với nhau nhằm mục đích cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững Đề làm được những điều lớn lao này, vợ chồng phải chung thủy, thương yêu, quí trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau lựa chọn và tôn trọng quyền lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng, phải luôn tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín cũng như quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, đồng thời phải luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát
triển về mọi mặt
Trang 313 KHÁI NIỆM VÀ CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CUA GIA ĐÌNH
3.1 Khái niệm gia đình
Gia đình có thể được biểu đưới nhiều góc độ khác nhau
Dưới góc độ xã hội học, gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiễu thế hệ cùng chung sống
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau đo hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi đưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Gia đình hình thành khi có một trong các sự kiện: kết hôn, sinh đề, nuôi con nuôi Chủ thể của gia đình theo Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014 được mở rộng hơn so với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000 Cụ thể ngoài những chủ thể là vợ, ching, cha, 1ne, con, anh chị em, ông bà và cháu, còn bao gồm cả bố, mẹ vợ, bé me chồng, con rễ, cơn dâu, bác, chú, cô cậu, đì, cháu Cùng tồn tại với gia đình là các quan hệ xã hội giữa các chủ thể nói ` trên về các nghĩa vụ và quyền về nhân thân và tài sản
Giá đình là nơi nuôi dưỡng cuộc sống của mỗi một con người, nơi giáo đục nếp sống, cách suy nghĩ, nơi giúp cho con người biết đi, đứng, ăn nói, nơi hình thành nhân cách không thể
thiếu được của mỗi người
Khái niệm gia đình rộng hơn khái niệm hôn nhân về chủ thể, sự kiện làm phát sinh và chế độ pháp lý giữa các chủ thể
Trang 32sở chính, cơ sở chủ yếu đề hình thành gia đình
Gia đình là hình ảnh thu nhỏ, là tắm gương phản ánh thực
trạng xã hội, gia đình luôn mang tính lịch sử, xã hội, giữa gia đình và xã hội luôn có mối quan hệ qua lại hữu cơ với nhau Gia
đình tốt thì xã hội mới tốt; xã hội tốt thì gia đình cảng tốt hơn
3.2 Các chức năng cơ bản của gia đình
3.2.1 Chức năng duy trì nòi giỗng
Đây là chức năng tái sản xuất ra con người, một chức năng
rất quan trọng của gia đình, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội Theo quan điểm duy vật, thì nhân tố quyết định trong lịch sử - xét đến cùng — là sản xuất và tái sản xuất ra những nhân tổ cần nhất cho đời sống Bản thân sự sản xuất Ấy cũng có hai mặt Một mặt là sản xuất tư liệu sinh hoạt: Thức ăn, quần áo,
nhà cửa và những công cụ để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác
là sản xuất ra chính con hgười, dé duy tri ndi giống!9,
Thực hiện chức năng này của gia đình, đảm bảo duy trì, phát triển nòi giống, đồng thời đầu tư sức lao động để sản xuất ra
của cải vật chất cho xã hội
Việc tái sản xuất ra con người vừa là qui luật sinh tồn của tự nhiên, vửa là qui luật xã hội Xét đến cùng, con người là một thực thể sinh vật, do đó quan hệ tính giao và sinh con đẻ cái, trước hết là những công việc mang tính chất tự nhiên Tuy nhiên, bên cạnh đó, con người còn là một thực thể xã hội, do đó chịu sự
Trang 33chỉ phối của các qui luật xã hội, pháp lý, nhằm đảm bảo phát triển hài hòa giữa gia đình và xã hội
Việc thực hiện chức năng sinh đẻ của gia đình như thế nào, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng quốc gia Với những quốc gia tốc độ tăng dân số giảm, cơ cấu dân số giả, dẫn đến tình trạng thiểu sức lao động, do đó chính sách dân số của những nước này là nhà nước khuyến khích việc sinh đẻ Với Việt Nam, dân số phát triển nhanh, điều này tạo cho chúng ta có nguồn lao động đổi đảo, nhưng bên cạnh đó kéo theo tình trạng thất nghiệp, đời sống kinh tế, chỗ ở khó khăn, do đó nhà nước yêu cầu mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng phải thực hiện chính
sách đân số và kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên
đừng lại ở một hoặc hai con
Như vậy, chức năng sinh đẻ là một chức năng quan trọng của gia đình, được thực hiện trên cơ sở những quy định của Nhà
nước, nhằm đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa lợi ích của gia
đình và sự phát triển của xã hội 3.2.2 Chức năng giáo dục
Đây là chức năng quan trọng, không thể thiếu được trong
việc hoàn thiện và phát triển nhân cách của mỗi con người Mỗi
một con người, từ khi sinh ra, lớn lên cho đến khi không còn trên
thé gian, đều cần có một gia đình, gắn bó với gia đỉnh Gia đình là cái nôi, là trường học đầu tiên và cần thiết của mỗi người, là
Trang 34tâm hồn, văn hóa, tức là xã hội hóa — quá trình biến đứa trẻ từ
một sinh vật thành con người xã hội
Gia đình là nơi đào tạo cho con người cách cư xử, cách lao động, nơi rèn luyện nhân cách
Ở Việt Nam, Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để
gia đình thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình Lợi ích trong giáo dục gia đình và lợi ích của xã hội không có sự đối lập
nhau, do đó mục đích giáo dục trong gia đình phù hợp với mục đích giáo dục của xã hội Hai mục đích giáo đục này có mỗi quan
hệ hữu cơ với nhau, bỗ sung, hỗ trợ cho nhau
Thực hiện chức năng nảy, trước hết thuộc về cha, mẹ đối
với con của mình; ông bà đổi với cháu; anh, chị đã thành niên
đối với em Mỗi người phải là những tắm gương sáng về nhân
cách để con, cháu, em của mình noi theo
Để đạt hiệu quả cao trong việc giáo dục ở gia đình, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục ga đình với giáo dục nhà trường và giáo đục xã hội, khi đó mới đảm bảo giáo dục người chưa thành niên trở thành người con hiểu thảo của gia đình
và công dân có ích cho xã hội Chúng ta cần phải khẳng định:
Giáo dục con người không phải là công việc riêng của gia đình hay công việc riêng của nhà trường, xã hội mà là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội Nếu xã hội không chú trọng đến việc giáo dục con người thì gia đình khó có nên tang để thực hiện chức năng này Một xã hội không có kỷ cương, phép tắc, cái tốt,
cái thiện, cái đúng không được để Cao, cát xấu, cái ác, cái sai
Trang 35dục đạo đức, lòng vị tha, tính trung thực cho con người!,
Ngày nay, tình trạng trẻ em bỏ học, trẻ vị thành niên
phạm pháp không ngừng gia tăng, với tính chất, mức độ rất nghiêm trọng Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho các hiện tượng này, một trong những nguyên nhân đó chính là việc thực
hiện chức năng này chưa tốt từ phía cha mẹ, người thân Như tình trạng cha mẹ nuông chiều con quá mức; tình trạng bỏ mặc,
không quan tâm con cái, nhiều gia đình, khi con đến tuổi đi
học, cha mẹ gần như giao phó việc giáo dục con cho nhà trường
và các tổ chức xã hội
Tùy thuộc vào nhận thức, điều kiện sống, mà mỗi gia đình có các cách thức giáo dục con, em, cháu mình khác nhau Việc
giáo dục như thế nào là do các chủ thể có nghĩa vụ và quyền về
giáo dục thực biện, nhà nước không can thiệp vào vấn đề nay, nhà nước chí quan tâm đến hiệu quả của việc giáo dục Tuy nhiên, nhà nước nghiêm cấm các phương pháp giáo dục trái pháp luật, đạo đức xã hội
3.2.3 Chức năng kinh tế
Các thành viên gia đình cùng nhau tiến hành hoạt động
kinh tế chung, tạo ra và nhân thêm lên những giá trị vật chất, tô
chức đời sống của mọi thành viên trong gia đình, thoả mãn
những nhu cầu vật chất và tỉnh thẦn của các thành viên đó, đồng thời còn đóng góp của cái vật chất cho xã hội,
1! Lê Ngọc Văn, Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục,
Trang 36Thông qua hoạt động tố chức tiêu đùng các sản phẩm của xã hội, gia đình trong chừng mực nhất định chính là sự thúc đây, là tác nhân kích thích những hoạt động lao động và kinh doanh của con người
Như vậy, trong mỗi gia đình, ba chức năng cơ bản này luôn
có sự tác động qua lại lẫn nhau, chức năng nảy là tiền để cho
chức năng kia và ngược lại Từ chức năng sinh đẻ, mới phát sinh chức năng giáo dục và mới có chức năng kinh tế Bởi nêu không
có chức năng sinh đẻ thì không có sự tồn tại và phát triển của xã
hội Tuy nhiên không thể thiếu chức năng giáo dục, bởi nhờ có
chức năng giáo dục mà chức năng sinh đẻ và chức năng kinh tế được hoàn thiện và thực hiện tốt hơn Nếu chúng ta nói rằng
chức năng sinh đẻ là cơ sở cho sự tồn tại của xã hội, thì chính
chức năng giáo dục là cơ sở cho sự phát triển của xã hội Chúng
ta cũng không thể bỏ qua chức năng kinh tế của gia đình, bởi
thực hiện tốt chức năng kinh tế là cơ sở đề thực hiện tốt chức
năng sinh đẻ và chức năng giáo đục
4 KHÁI NIỆM LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM
Danh từ Luật Hôn nhân và gia đình chỉ xuất hiện vào những năm sau Cách mạng tháng Tám Trong chế độ phong
kiến, không có qui định cụ thể về hôn nhân và gia đình, ngay cả
thời kỳ thuộc pháp trước năm 1945 cũng vậy
Khi chúng ta giành lại độc lập, tại Sắc lệnh số 97 ngày 22/5/1950!? mới chỉ sửa đổi một số qui định về vấn đề hôn nhân
Trang 37và gia đình đã được qui định từ trước, trong các văn bản pháp
luật: Dân luật Bắc 1931; Dân luật Trung 1936; Dân luật Giản
ước 1883 cho phù hợp với tình hình xã hội hiện tại
Mãi đến năm 1959, mới có một văn bản chính thức qui định về hôn nhân và gia đình, đó là Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 Đây là lúc thuật ngữ Luật Hôn nhân và gia đình được
đề cập cụ thể và vẫn được duy trì cho đến nay
Khái niệm “Luật Hôn nhân và gia đình” là một khái niệm tổng thể Để có khái niệm đầy đủ và cụ thể về Luật Hôn nhân và gia đình, ta phải xem xét Luật Hôn nhân và gia đình
dưới ba khía cạnh:
- Luật Hôn nhân và gia đình là một môn học
- Luật Hôn nhân và gia đình là một văn bản pháp luật cụ thể
- Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật
Dưới góc độ là một môn học, Luật Hôn nhân và gia đình là một hệ thống những khái niệm, quan điểm, nhận thức, đánh giá mang tinh chất lý luận về pháp luật hôn nhân và gia đình, thực tiễn thi hành, áp đụng Luật Hôn nhân và gia đình
Dưới góc độ là một văn bản pháp luật, đó là kết quả của công tác hệ thống hóa pháp luật, xây dựng pháp luật; trong đó chứa đựng qui phạm của nhiều ngành luật, song nội dung chủ yếu là của một ngành luật nào đó Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự
Dưới góc độ là một ngành luật, Luật Hôn nhân và gia đình
Trang 38tổng hợp các qui phạm pháp luật hôn nhân và gia đình do Nha
nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các thành viên trong gia đình, về những lợi ích
nhân thân và những lợi ích về tài sản
Hệ thống pháp luật nước ta được phân chia theo nhiều ngành luật khác nhau, mỗi ngành luật điều chỉnh một nhóm quan
hệ đặc thù, Luật Hôn nhân và gia đình cũng vậy Tuy nhiên khi
nghiên cứu về Luật Hôn nhân và gia đình, đã có nhiều ý kiến trái
ngược nhau Có ý kiến xem Luật Hôn nhân và gia đình là một phần, một bộ phận của luật dân sự, vì giữa hai ngành luật này có
đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh tương đồng
nhau; có ý kiến lại cho rằng: Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật độc lập trong bệ thống pháp luật Việt Nam, cùng tồn †ại song song với Luật Dân sự
Xem xét kỹ vấn đề nay, ching ta thấy rang, mặc dù đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của bai ngành luật
trên có nhiều nét tương đồng, tuy nhiên các quan hệ hôn nhân và
gia đình do Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh có nhiều nét
Trang 39pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình 4.1 Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình là
những nhóm quan hệ xã hột trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cu thé là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: giữa cha mẹ và con; giữa những người thân thích ruột thịt khác, nà pháp luật hôn nhân và gia đình hướng tới, tác động tới
Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh giữa
các thành viên trong gia đình về các lợi ích nhân thân, phi tài sản
như tình thương yêu, sự chung thủy, sự quan tâm, chăm sóc giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em, giữa ông bà
va chau,
Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội phát sinh giữa các
thành viên trong gia đình về các lợi ích về tài sản Đó có thể là
quan hệ nuôi đưỡng, cấp dưỡng, quan hệ về sở hữu tài sản,
Xét về hình thức, đối tượng điều chỉnh của Luật Hôn nhân
và gia đình có nhiều điểm giống với đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự, nhưng xét về bản chất, lại có những điểm khác biệt
Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, hai nhóm quan
hệ nảy luôn có sự liên quan mật thiết với nhau Quan hệ nhân thân trong một chừng mực nhất định đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong việc xác lập, thay đổi, chấm đứt các quan hệ hôn nhân và gia đình
Trang 40liền với nhân thân của các chủ thể, không thể chuyển giao cho chủ thể khác Chẳng hạn, chỉ với tư cách là vợ chồng của nhau,
thì người nam và người nữ mới có các quyền và nghĩa vụ vợ
chồng với nhau, anh ta không thể chuyển giao quyền hay nghĩa
vụ lâm chồng của mình cho người khác
Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình ton tại bền vững, lâu dai Tinh bền vững, lâu dai được thể hiện rõ qua mục đích, mong muốn của các chủ thể khi thiết lập các quan hệ hôn nhân và gia đình Khi bai người nam và nữ tự nguyện kết
hôn với nhau, để trở thành vợ chồng, mong muốn không những
của hai người này mà cả chính những người thân của họ là mong cho họ được chung sống vợ chồng với nhau suốt đời, những câu chúc đầu tiên cho cô dâu chú rẻ là chúc cho họ “chung sống với
nhau suốt đời, đến đầu bạc, răng long”, hay “trăm năm hạnh phúc” Tính bền vững, lâu dai còn được thể hiện thông qua các qui định của pháp luật Ví dụ như quan hệ giữa cha mẹ và con đẻ chí có thế chấm đứt khi một bên cha mẹ hoặc ngudi con chét di
mà thôi
Quan hệ tài sản (rong các quan hệ pháp luật hôn nhân và
gia đình không mang tính đền bù ngang giá Điều nay ching ta dễ dàng nhận thấy trong quan hệ chăm sóc, nuôi đưỡng của cha
mẹ đối với con cái hay trong quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và