Bài viết nghiên cứu tác động của năng lực số và đổi mới sáng tạo tới khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp trong nền kinh tế số. Nghiên cứu đã tiến hành đo lường sự tác động của năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo tới khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học. Đề tài Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty TNHH Mộc Khải Tuyên được nghiên cứu nhằm giúp công ty TNHH Mộc Khải Tuyên làm rõ được thực trạng công tác quản trị nhân sự trong công ty như thế nào từ đó đề ra các giải pháp giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tốt hơn trong thời gian tới.
Trang 1Nghiên cứu tác động của năng lực số và đổi mới sáng
tạo tới khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt
nghiệp trong nền kinh tế số
Nguyễn Văn Thủy
Học viện Ngân hàng Ngày nhận: 08/06/2023 Ngày nhận bản sửa: 26/08/2023 Ngày duyệt đăng: 14/09/2023
Tóm tắt: Nghiên cứu đã tiến hành đo lường sự tác động của năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo tới khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học Với việc sử dụng phương pháp định lượng dựa trên số liệu thu thập từ tháng 03/2023 đến tháng 04/2023 của 240 sinh viên thuộc 10 trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội đã tốt nghiệp năm 2021-2022, hiện đang công tác tại các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam dưới một năm, kết quả cho thấy năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo có tác động đáng kể đến khả năng thích ứng nghề nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp đại học Dựa trên kết quả, nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý chính sách cụ thể trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ đại học hiện nay.
Từ khóa: Năng lực số, Năng lực đổi mới sáng tạo, Khả năng thích ứng nghề nghiệp, Kinh tế số, Sinh viên tốt nghiệp, Hà Nội
The study examines the impact of digital competence and innovative creativity competence on
the career adaptability of graduating students in the digital economy
Abstract: The study conducted measured the impact of digital competence and innovative creativity on the
career adaptability of university graduates With the use of quantitative methods based on data collected
from March 2023 to April 2023 of 240 students of 10 economic universities in Hanoi who graduated in
2021-2022 are working in Vietnamese organizations and enterprises for less than a year, the results revealed
that digital competence and innovative creativity significantly influenced the career adaptability of university
graduates Based on these findings, the study proposed several specific policy implications for the training
and development of the current university-educated workforce.
Key words: Digital Competence, Innovative creativity Competence, Career Adaptability, Digital economy,
Graduted student, Hanoi
Doi: 10.59276/TCKHDT.2023.12.2552
Nguyen, Van Thuy
Email: thuynv@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Viet Nam
Trang 21 Giới thiệu
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã
mang lại nhiều sự thay đổi cơ bản về kinh
tế, xã hội trên toàn cầu và là nền tảng ra đời
của kinh tế số Sự phát triển của công nghệ
số đã tác động đến mọi mặt đời sống con
người buộc con người phải thích ứng với
sự phát triển đó để không bị tụt hậu Năng
lực số và năng lực đổi mới sáng tạo là các
năng lực cốt lõi làm nền tảng và cung cấp
tư duy, học tập, giao tiếp, làm việc để thúc
đẩy khả năng thích ứng nghề nghiệp của
mỗi sinh viên khi tốt nghiệp tham gia thị
trường lao động Thời điểm sinh viên tốt
nghiệp, các sinh viên đã đạt các chuẩn đầu
ra các chương trình đào tạo bậc cử nhân về
năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo,
đồng thời bắt đầu tham gia thị trường lao
động, dần thích nghi với các yêu cầu thay
đổi liên tục của thị trường lao động Nghiên
cứu này thực hiện đo lường sự tác động của
năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo
tới khả năng thích ứng nghề nghiệp của
sinh viên đã tốt nghiệp mới tham gia thị
trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế
số hiện nay Nghiên cứu sử dụng phương
pháp định lượng dựa trên khảo sát sinh viên
đã tốt nghiệp đang công tác tại các tổ chức,
doanh nghiệp Việt Nam dưới 1 năm để xác
định tác động của năng lực số và năng lực
đổi mới sáng tạo đến khả năng thích ứng
nghề nghiệp của các sinh viên tốt nghiệp
Kết cấu bài nghiên cứu gồm 6 phần là giới
thiệu, mô hình nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, kết quả và thảo luận, kết luận
2 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
Năng lực số
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ và xu hướng chuyển đổi số hiện nay,
khái niệm năng lực số được nhiều nhà
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn quan
tâm đề cập Năng lực số được hiểu là khả năng làm việc và tương tác với các công nghệ số, ứng dụng các phần mềm, thiết bị
số Năng lực số bao gồm việc xử lý thông tin, tìm kiếm và sử dụng nguồn tài nguyên trực tuyến, kỹ năng giao tiếp trực tuyến, khả năng tìm kiếm và đánh giá thông tin
Theo Griffin và cộng sự (2011), “năng lực
số không chỉ bao gồm những kỹ năng cơ bản trong tìm kiếm thông tin trực tuyến,
mà còn gồm kỹ năng và kiến thức đòi hỏi chuyên môn cao như giải quyết vấn đề, chia
sẻ và cộng tác với các đồng nghiệp trong môi trường số” Theo JISC (2014), “Năng lực số được hiểu là những khả năng phù hợp của cá nhân để sống, học tập và làm việc trong một xã hội số” Theo Unesco (2018), “Năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá
và sáng tạo thông tin một cách an toàn, phù hợp thông qua công nghệ số để phục
vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông” Ngoài
ra theo Balyk và cộng sự (2020), “năng lực
số cũng được coi là những thực hành có hệ thống nhằm phát triển khả năng của các cá nhân hoặc tổ chức trong thế giới hiện đại
và để đảm bảo an toàn thông tin cho các cá nhân và tổ chức đó”
Tại Việt Nam, Trần Đức Hòa và Đỗ Văn Hùng (2021) đã nghiên cứu và đưa ra
“khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam gồm bảy nhóm năng lực: Vận hành thiết bị và phần mềm; Năng lực thông tin
và dữ liệu; Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; Sáng tạo nội dung số; An ninh
và an toàn trên không gian mạng; Học tập
và phát triển kỹ năng số; và Năng lực số liên quan đến nghề nghiệp” Nghiên cứu đã tham chiếu từ các khung năng lực số của UNESCO, khung CAUL của Úc để phát
Trang 3triển khung năng lực số phù hợp với sinh
viên Việt Nam
Năng lực đổi mới sáng tạo
Năng lực đổi mới sáng tạo là khả năng tạo
ra ý tưởng mới, giải quyết vấn đề và tạo ra
giá trị sáng tạo Năng lực này yêu cầu tư
duy sáng tạo, linh hoạt, khả năng nhìn nhận
vấn đề từ nhiều góc độ và tìm ra các giải
pháp độc đáo Năng lực đổi mới sáng tạo là
năng lực thay đổi tư duy và cách nhìn nhận
mới từ góc nhìn, cách tiếp cận, cách thức
thực hiện, quy trình
Đổi mới sáng tạo (Innovation and Creativity):
Theo định nghĩa của OSLO (2005) là «thực
hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến
đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch
vụ cụ thể), một quy trình, phương pháp
marketing mới, hay một phương pháp tổ
chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức
nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại»
Tại Việt Nam, Điều 3.16 của Luật Khoa
học và Công nghệ năm 2013 đã đề cập đến
khái niệm đổi mới sáng tạo, “Đổi mới sáng
tạo là việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải
pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý
để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế- xã
hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
gia tăng của sản phẩm, hàng hóa”
Nghiên cứu của Đỗ Anh Đức (2021), Hạnh
và các cộng sự (2021) đã xác định được
“một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
đổi mới sáng tạo của sinh viên như kỹ năng
quản lý, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng
xã hội, kiến thức chuyên sâu, động lực nội
tại, tự chủ sáng tạo, phong cách tư duy sáng
tạo, môi trường hỗ trợ sáng tạo”
Khả năng thích ứng nghề nghiệp
Nghiên cứu của Savickas (1997) đã đưa ra
khái niệm khả năng thích ứng nghề nghiệp
là “một cấu trúc tâm lý xã hội biểu thị năng
lực của một cá nhân để ứng phó với công
việc hiện tại, phát triển công việc trong
tương lai, chuyển đổi nghề nghiệp, và giải quyết các bế tắc trong công việc”
Nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2018) cho rằng, “khả năng thích ứng với công việc của sinh viên đóng vai trò chủ yếu trong việc giúp người học tốt nghiệp hoà nhập tốt với môi trường công việc, nhanh chóng tiếp thu kiến thức thực tế và đáp ứng tốt yêu cầu công việc Khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên còn là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội của một cơ sở giáo dục đại học”
Nghiên cứu của Ngọc và cộng sự (2021) với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã chỉ ra “các thang đo các nhân
tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng nghề nghiệp quản trị kinh doanh bao gồm sự quan tâm, tò mò khám phá, tự tin, kiểm soát”
Hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh thích ứng nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với cả sinh viên và người đang làm việc Việc sinh viên tự rèn luyện, trau dồi khả năng thích ứng nghề nghiệp cho tương lai ngay khi đang ngồi trên ghế nhà trường là rất cần thiết
Mối quan hệ giữa năng lực số, năng lực đổi mới sáng tạo và khả năng thích ứng nghề nghiệp
Theo Ocaña và cộng sự (2019), do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, trong bối cảnh nền kinh tế số hội tụ những tiến bộ công nghệ và
sự phát triển không ngừng của chúng, đòi hỏi nguồn nhân lực buộc phải có các năng lực thích nghi để có thể giải quyết các vấn
đề phát sinh ngày càng đa dạng và phức tạp
Trong nghiên cứu của Álvarez và cộng sự (2017) đã đề cập đến tính phức tạp của vấn
đề, cho rằng đối với các hình thức tương tác trong thế giới toàn cầu hóa và quá trình chuyển đổi số tất yếu hiện nay, có một nhu cầu cấp thiết là “đào tạo các kỹ năng mới thích ứng với tác động của đổi mới công nghệ đối với hoạt động kinh tế, một tác động
Trang 4không chỉ thể hiện trong lĩnh vực chuyên
môn mà còn theo nghĩa chung” Nghiên cứu
này đã chỉ ra sinh viên nếu thiếu tính sáng
tạo về năng lực số sẽ hạn chế khả năng vận
dụng, khai thác kỹ thuật số trong hoạt động
chuyên môn Điều đó hạn chế năng lực đổi
mới, sáng tạo trong công việc và làm giảm
khả năng thích nghi với những thay đổi của
công nghệ, từ đó làm giảm khả năng khai
thác tối đa những ưu thế của các công nghệ
mới mang lại cho sinh viên
Theo nghiên cứu của Griffin và cộng sự
(2011), theo xu hướng dự đoán cho năm
2020 tại châu Âu, có một xu hướng tăng
về nhu cầu lao động trong mức độ trình độ
chuyên môn, trong đó, 35% sẽ phải đáp
ứng các yêu cầu về thích nghi và sáng tạo
Theo nghiên cứu của Sholikhah và cộng
sự (2020), kỹ năng hiểu biết về kỹ thuật
số giúp sinh viên ra quyết định, thể hiện
tầm quan trọng của hiểu biết về kỹ thuật số
đối với khả năng thích ứng và thành công
của sinh viên trong giai đoạn thích nghi từ
trường học đến nơi làm việc Các nghiên
cứu khác chứng minh mối liên hệ chặt chẽ
giữa lập kế hoạch nghề nghiệp và hiểu biết
về kỹ thuật số (Soeprijanto và cộng sự,
2022; Toven-Lindsey, 2017)
Với bối cảnh sau đại dịch Covid 19, xu thế
chuyển đổi số của tất cả các lĩnh vực trong
đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia
diễn ra mạnh mẽ Khả năng thích ứng nghề
nghiệp được xác định trong nghiên cứu của Martin và cộng sự (2021) là năng lực một nhân viên có thể quản lý tích cực các quá trình tâm lý, hành vi cá nhân để đáp ứng với các điều kiện thay đổi, không chắc chắn hoặc bất ngờ, chẳng hạn như sự phát triển vượt bậc của công nghệ thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội Nghiên cứu của Ocaña-Fernández và cộng sự (2019) khẳng định việc cải thiện khả năng thích ứng với nghề nghiệp của nhân viên là rất quan trọng
vì nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất mà các tổ chức cần để tồn tại và phát triển trong
kỷ nguyên kỹ thuật số Đóng góp của nhân viên sẽ có lợi cho tổ chức nếu họ thích ứng với tiến bộ công nghệ
Thông qua tổng quan nghiên cứu có thể nhận thấy hầu hết các nghiên cứu đã đề cập đến mối quan hệ giữa “năng lực số”,
“năng lực đổi mới sáng tạo” và “khả năng thích ứng nghề nghiệp” Tuy nhiên, tại Việt Nam, các nghiên cứu chưa đo lường được tác động của các mối quan hệ này Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tác động đến hầu hết các mặt của đời sống kinh tế-
xã hội Theo đó, nhân lực trong nền kinh tế- xã hội cần có các năng lực thích nghi với sự thay đổi đó Các kỹ năng, năng lực
số, năng lực đổi mới sáng tạo được đào tạo
sẽ tác động như thế nào đến năng lực thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế- xã hội? Đây chính là các khoảng trống
Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp đề xuất
Hình 1 Mô hình nghiên cứu
Trang 5nghiên cứu mà nghiên cứu này thực hiện
Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được
đề xuất như Hình 1
H1: Năng lực số tác động tích cực đến khả
năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên
H2: Năng lực đổi mới sáng tạo tác động tích
cực đến khả năng thích ứng nghề nghiệp
của sinh viên
H3: Năng lực số tác động tích cực đến năng
lực đổi mới sáng tạo của sinh viên
3 Phương pháp nghiên cứu
3.1 Mô hình nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng
các khái niệm: “năng lực số”, “năng lực đổi
mới sáng tạo”, “khả năng thích ứng nghề
nghiệp” của sinh viên tốt nghiệp Tất cả
các thang đo này đều được kế thừa từ các
nghiên cứu trước và điều chỉnh cho phù
hợp với bối cảnh của sinh viên các ngành
kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nền kinh
tế số Các thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu (Bảng 1) sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ, trong đó “1 là hoàn toàn không đồng ý, 5 là hoàn toàn đồng ý”
Phiếu khảo sát được thiết kế dựa trên các thang đo đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Phiếu khảo sát còn có các câu hỏi về nhân khẩu học như giới tính, tuổi, ngành nghề tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp, vị trí việc làm, mức lương
3.2 Dữ liệu nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu tác động của
“năng lực số” và “năng lực đổi mới sáng tạo” tới “khả năng thích ứng nghề nghiệp”
của sinh viên tốt nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế số hiện nay nên nghiên cứu lựa chọn đối tượng khảo sát là các sinh viên mới tốt nghiệp và đang đi làm trong khoảng thời gian dưới 1 năm Nghiên cứu thực hiện
Bảng 1 Các thang đo của mô hình nghiên cứu
Năng
lực số
DC1 Khả năng vận hành các thiết bị kỹ thuật số và phần mềm cho mục đích công việc.
Unesco (2018), Trần Đức Hòa và Đỗ Văn Hùng (2021)
DC2 Khả năng sử dụng hiệu quả dữ liệu và thông tin cho mục đích công việc DC3 Khả năng học hỏi, giao tiếp và cộng tác trong môi trường kỹ thuật số DC4 Khả năng tận dụng hiệu quả các kỹ năng kỹ thuật số tại nơi làm việc DC5 Khả năng đảm bảo an toàn thông tin trong môi trường số
Năng
lực đổi
mới
sáng
tạo
ICC1 Khả năng đưa ra những ý tưởng mới để giải quyết những thách thức trong công việc hiện tại
Đỗ Anh Đức (2021), Hạnh và các cộng
sự (2021)
ICC2 Tiến hành nghiên cứu các phương pháp hiệu quả mới để thực hiện nhiệm vụ ICC3 Xây dựng kế hoạch phù hợp để thực hiện ý tưởng mới tại nơi làm việc ICC4 Tích cực tham gia thực hiện các ý tưởng sáng tạo mới có lợi cho công việc ICC5 Tiếp cận vấn đề từ những quan điểm mới trong thực thi nhiệm vụ
Khả
năng
thích
ứng
nghề
nghiệp
CA1 Xác định mục tiêu và định hướng nghề nghiệp cho tương lai Savickas
(2012), Ngọc và cộng sự (2021)
CA2 Duy trì sự tự tin và tìm giải pháp tốt để giải quyết các tình huống mới CA3 Thích khám phá và tìm hiểu các vấn đề mới liên quan đến công việc CA4 Tự tin, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao
Nguồn: Nghiên cứu tham chiếu có điều chỉnh phù hợp với bối cảnh Việt Nam
Trang 6khảo sát với các sinh viên tại các trường
kinh tế tại Hà Nội tốt nghiệp trong năm
học 2021- 2022 từ tháng 03/2023- 04/2023
bằng hình thức trực tuyến thông qua địa chỉ
https://forms.gle/w5SJpykivYkkHoF4A
Các chương trình đào tạo của các trường
đại học của các sinh viên tham gia khảo sát
hầu hết đã bắt đầu có trang bị cho sinh viên
các nội dung kiến thức, kỹ năng về năng
lực số như ứng dụng công nghệ trong văn
phòng và hoạt động chuyên môn, các nội
dung về kỹ năng đổi mới sáng tạo Kết quả
mẫu thu được 240 phiếu hợp lệ đưa vào
phân tích Kết quả phân tích mẫu nghiên
cứu đã bao gồm đủ sinh viên tốt nghiệp các
khối ngành về kinh doanh quản lý, kinh tế,
khoa học xã hội… của 10 trường đại học
đào tạo khối kinh tế tại Hà Nội: Đại học
Kinh tế quốc dân; Đại học Ngoại thương;
Đại học Kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội;
Đại học Thương mại; Đại học Hà Nội; Học
viện Ngân hàng; Học viện Tài chính; Học
viện chính sách phát triển; Đại học Kinh
tế kỹ thuật; Đại học Kinh doanh và Công nghệ Thống kê mô tả mẫu khảo sát 240 sinh viên thu được như mô tả tại bảng 2
Sinh viên các trường trong danh mục khảo sát là các trường có điểm đầu vào đại học cao, tỷ lệ tốt nghiệp có việc làm của các trường này đều trên 90% theo các công bố trên thông tin công khai của các cơ sở giáo dục đại học Sinh viên kinh tế tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học tại Hà Nội được đánh giá cao về năng lực, kỹ năng và khả năng thích ứng nghề nghiệp Các sinh viên này thuộc thế hệ Z là thế hệ sinh ra và lớn lên cùng công nghệ có tư duy tốt về đổi mới sáng tạo Tuy nhiên, trong hầu hết các chương trình đào tạo của các trường đại học kinh tế tại Hà Nội giai đoạn này mới bắt đầu có sự rà soát, cải tiến để trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng đáp ứng với sự thay đổi của công nghệ và nhu cầu
xã hội Các thống kê mô tả về mẫu nghiên
Bảng 2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Năng lực số Đã được trang bị các kiến thức, kỹ năng về năng lực số 70
Chưa hoặc thiếu các kiến thức kỹ năng năng lực số 30 Năng lực đổi
mới sáng tạo
Đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo 58 Còn thiếu và yếu hoặc chưa được trang bị các kiến thức kỹ năng về đổi mới
Xếp loại tốt
nghiệp
Vị trí việc làm Đúng hoặc gần đúng với ngành nghề tốt nghiệp 68
Thời gian
thích nghi với
công việc hiện
tại (tính cả
thời gian thực
tập- nếu có)
Nguồn: Thống kê từ mẫu khảo sát của nghiên cứu
Trang 7cứu đã thể hiện sự đa dạng của mẫu nghiên
cứu nhằm đảm bảo được tính khách quan
của mẫu nghiên cứu để đánh giá tác động
của “năng lực số” và “năng lực đổi mới sáng
tạo” tới “khả năng thích ứng nghề nghiệp”
của sinh viên mới tốt nghiệp thế hệ Z
3.3 Phương pháp phân tích
Sau khi có dữ liệu, nghiên cứu sử dụng phần
mềm SPSS 20 và AMOS 20 để kiểm tra các
mối quan hệ giả thuyết của mô hình nghiên
cứu cũng như đánh giá độ tin cậy của thang
đo các biến trong mô hình nghiên cứu dựa
trên hệ số độ tin cậy Cronbach Alpha, phân
tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích
nhân tố khẳng định (CFA) để xác định và
khẳng định các nhân tố và thang đo trong
mô hình, phương trình tuyến tính (SEM)
để xác định mối quan hệ tác động giữa các
biến trong mô hình
4 Kết quả nghiên cứu
4.1 Độ tin cậy của các thang đo
Nghiên cứu thực hiện kiểm tra độ tin cậy
của các thang đo bằng việc sử dụng hệ số
độ tin cậy Cronbach Alpha Kết quả thu
được cho thấy tất cả các biến quan sát đều
có mối tương quan với biến tổng theo hệ số
lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach Alpha của
các nhân tố đều lớn hơn 0,7 Theo Hair và
cộng sự (2009), các thang đo của các thành
phần DC, ICC, CA đều được chấp nhận để
đưa vào các phân tích nhân tố tiếp theo
4.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis- EFA)
Nghiên cứu sử dụng phân tích EFA để đánh giá mức độ hội tụ của các biến trong
mô hình nghiên cứu theo các biến quan sát
Kiểm định KMO và Bartlett được nghiên cứu sử dụng cho kết quả KMO=0,820>0,5
và kiểm định Bartlett có ý nghĩa (Sig 0,00
< 0,05) Kết quả cho thấy phân tích EFA phù hợp Tất cả các biến quan sát của các nhân tố đều có “Hệ số tải nhân tố” >0,5
Với giá trị riêng lớn hơn 1 và với phương
Bảng 3 Hệ số Cronbach Alpha của các nhân tố mô hình nghiên cứu
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu khảo sát
Bảng 4 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Rotated Component Matrix a
Component
Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu
Trang 8pháp trích xuất nhân tố sử dụng là Principal
Axis Factoring (PAF) kết hợp với phương
pháp xoay vuông góc Varimax, phân tích
EFA đã trích xuất 3 nhân tố từ 14 biến quan
sát với phương sai là 62% (lớn hơn 50%)
4.3 Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis -CFA)
và phương trình tuyến tính (Structural Equation Model -SEM)
Dựa trên kết quả của phân tích nhân
tố khám phá EFA, 14 biến quan sát được giữ lại để thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA) trong AMOS 20 Kết quả phân tích cho thấy các biến quan sát của tất cả các biến đều có hệ số tải trọng lớn hơn 0,5 Điều này tiếp tục xác nhận giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các biến quan sát của các nhân tố
Nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính trên phần mềm AMOS 20 Kết quả thu được mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Hình 3)
Mô hình SEM cho thấy trọng số của các biến trong mô hình nghiên cứu đều đáp ứng tiêu chuẩn cho phép (>
= 0,5) và độ tin cậy thống kê của tất
cả p_value đều là 0,000 Do đó, theo Anderson và cộng sự (1988) có thể kết luận rằng các biến quan sát được
sử dụng để đo lường các biến thành phần của nhân tố đạt đến giá trị hội
tụ Mô hình SEM với df=
74,0 giá trị kiểm định Chi-square=114,297 với p_value = 0,000 <0,05;
Chi-square/df = 1,545 đáp ứng yêu cầu <3, và các chỉ báo cho thấy mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường (CFI = 0,969; TLI = 0,962, GFI=0,935>0,8 và RMSEA = 0,049<0,08)
Các thành phần của các biến DC, ICC, CA không
có mối tương quan giữa các biến quan sát, vì vậy
Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu
Hình 2 Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu
Hình 3 Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
Trang 9tất cả đều đạt được tính đơn hướng Kết quả
của mô hình SEM cũng cho thấy các khái
niệm trong mô hình đạt được tính phân biệt
Kết quả này khớp với các nghiên cứu đã
được công bố
Kiểm tra giả thuyết mô hình nghiên cứu:
Kết quả phân tích mô hình SEM với các
trọng số hồi quy chưa chuẩn hóa, cho thấy
ở mức ý nghĩa 5% (mức tin cậy 95%), kiểm
định các mối quan hệ giữa các biến trong
mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống
kê (P_value<0,05=***), do đó các giả
thuyết H1→H3 được chấp nhận
5 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu đã thực hiện kiểm định mối
quan hệ giữa “năng lực số”, “năng lực đổi
mới sáng tạo” và “khả năng thích ứng nghề
nghiệp” của sinh viên tốt nghiệp tại các
trường đại học khối kinh tế trên địa bàn
Hà Nội Kết quả kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu cho thấy “năng lực số” và “năng
lực đổi mới sáng tạo” tác động dương đến
“khả năng thích ứng nghề nghiệp” và “năng
lực số” tác động tích cực đến “năng lực đổi
mới sáng tạo” của các sinh viên tốt nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy, “năng lực số” tác động đến “khả năng thích ứng nghề nghiệp” của sinh viên tốt nghiệp là 0,24 đơn vị chuẩn Kết quả kiểm định mối quan
hệ này phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Soeprijanto và cộng sự (2022);
Toven-Lindsey (2017); Sholikhah và cộng
sự (2020) Mặc dù, đối tượng khảo sát ở đây là các sinh viên thế hệ Z tốt nghiệp các ngành kinh tế tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, được đánh giá là thế hệ có nền tảng công nghệ tốt nhưng nếu không
có các đào tạo, định hướng chuyên sâu về năng lực số trong các chương trình đào tạo chuyên ngành sẽ hạn chế khả năng thích ứng với nghề nghiệp có yêu cầu ứng dụng công nghệ cao Với các năng lực số được đào tạo và phát triển trong quá trình học tập tại các trường đại học, các sinh viên sẽ sớm thích nghi với môi trường nghề nghiệp
có nhiều biến động do sự phát triển của các công nghệ mới Đây cũng là một hàm
ý quan trọng cho các cơ sở giáo dục đại học trong phát triển các chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo về năng lực số cho sinh viên
Cũng theo kết quả nghiên cứu, “năng lực đổi mới sáng tạo” cũng tác động mạnh đến “khả năng thích ứng nghề nghiệp” của sinh viên tốt nghiệp và có hệ số chuẩn hóa
là 0,27 Kết quả này tương thích với các kết quả nghiên cứu của Griffin và cộng sự (2011), Álvarez và cộng sự (2017), Martin
và cộng sự (2021) Đổi mới sáng tạo giúp sinh viên mới tốt nghiệp thích ứng tốt hơn với môi trường làm việc mới Trong một thị trường lao động thay đổi liên tục, khả năng thích ứng và đổi mới là quan trọng để làm việc hiệu quả và đóng góp cho sự phát triển của tổ chức Khả năng tư duy sáng tạo và đưa ra giải pháp mới giúp sinh viên mang lại các ý tưởng và dự án mới, cải thiện hiệu suất và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức Năng lực đổi mới sáng tạo yêu cầu
Bảng 5 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Mối quan hệ lượngƯớc S.E C.R P_value
ICC < - DC 0,293 0,073 4,016 ***
CA < - DC 0,249 0,091 0,541 ***
CA < - ICC 0,336 0,099 3,396 ***
Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu
Bảng 6 Hệ số hồi quy chuẩn hóa
Mối quan hệ Ước lượng
Nguồn: Từ kết quả nghiên cứu
Trang 10một tư duy phản biện, linh hoạt và không
sợ thất bại Sinh viên mới tốt nghiệp cần
sẵn sàng thử nghiệm, làm mới và cải tiến
những ý tưởng của mình Tư duy phản biện
giúp đánh giá và cải thiện ý tưởng, trong
khi tính linh hoạt giúp thích ứng với các
thay đổi và đón nhận những ý kiến đa dạng
Năng lực đổi mới sáng tạo cũng kết hợp
với sự khám phá và tham gia vào quá trình
học hỏi liên tục Sinh viên mới tốt nghiệp
nên luôn tìm kiếm kiến thức mới, theo dõi
xu hướng mới và nắm bắt những ý tưởng
sáng tạo từ mọi nguồn Sự tò mò và sẵn
lòng học hỏi giúp sinh viên phát triển năng
lực đổi mới và không ngừng tiến bộ trong
sự nghiệp của mình
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, “năng
lực số” cũng tác động đến “năng lực đổi
mới sáng tạo” với hệ số chuẩn hóa là 0,31
Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Ocaña và cộng sự (2019), Martin
và cộng sự (2021) Với năng lực số sẽ tạo
nền tảng cho sinh viên tốt nghiệp có được
ý tưởng mới, phá vỡ những giới hạn và đưa
ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề
phức tạp bằng công nghệ Năng lực số cung
cấp cho sinh viên các công cụ và nguồn tài
nguyên để tiếp cận thông tin, tìm hiểu và
nghiên cứu Điều này giúp sinh viên cải
thiện khả năng tìm kiếm, sắp xếp, và xử lý
thông tin, từ đó tạo ra nền tảng vững chắc
cho quá trình đổi mới sáng tạo Năng lực
số cũng có thể là nguồn cung cấp thông tin
và ý tưởng mới cho sinh viên Khả năng sử
dụng công nghệ thông tin và truy cập vào
các nguồn thông tin trực tuyến giúp sinh
viên tiếp cận các dự án, nghiên cứu, và
thành tựu đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy
sự tạo ý tưởng và tư duy sáng tạo
6 Kết luận
Nghiên cứu đã được tiến hành dựa trên mô
hình nghiên cứu được đề xuất từ việc tổng
quan các kết quả nghiên cứu liên quan, từ đó thực hiện kiểm chứng lại mô hình dựa trên kết quả điều tra, khảo sát từ hơn 240 sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học ở Hà Nội trong năm 2021- 2022 Kết quả nghiên cứu đóng góp đáng kể vào việc đào tạo và phát triển năng lực cho sinh viên tốt nghiệp
Đầu tiên, kết quả nghiên cứu là một bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tác động mạnh mẽ của năng lực số, năng lực đổi mới sáng tạo tới khả năng thích ứng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học Đây là các năng lực cốt lõi của sinh viên tốt nghiệp và
có mối quan hệ nhân quả Kết hợp năng lực
số và năng lực đổi mới sáng tạo, sinh viên
có khả năng thích ứng nghề nghiệp tốt hơn
Khả năng sử dụng công nghệ và công cụ số giúp sinh viên tham gia vào các quá trình làm việc hiện đại, trong khi khả năng đổi mới sáng tạo giúp sinh viên tạo ra giá trị và đóng góp trong môi trường làm việc Kết hợp hai năng lực này giúp sinh viên nắm bắt cơ hội, tạo ra giá trị và thích ứng với môi trường làm việc đa dạng và thay đổi
Thứ hai là nghiên cứu cũng xem xét tác động của năng lực số tới năng lực đổi mới sáng tạo của sinh viên tốt nghiệp đại học
Mối quan hệ giữa năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo là tương quan tăng cường
và nền tảng, thích ứng để phát triển Năng lực số và năng lực đổi mới sáng tạo có thể tương quan tăng cường lẫn nhau Năng lực
số cung cấp cho sinh viên những công cụ,
kỹ năng và kiến thức để tiếp cận thông tin, tìm hiểu và thực hiện các ý tưởng sáng tạo
Sử dụng hiệu quả các công nghệ và công
cụ số giúp sinh viên thực hiện ý tưởng và sáng tạo ra các giải pháp mới Năng lực số
có thể được coi là nền tảng cho năng lực đổi mới sáng tạo Để có thể tạo ra ý tưởng mới và sáng tạo, sinh viên cần có khả năng
sử dụng công nghệ, tìm kiếm thông tin, xử
lý dữ liệu và sử dụng các công cụ số Năng lực số tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt