1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Viêm xương tủy xương

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Viêm Xương Tủy Xương
Tác giả TS. BS. Lê Quang Trí
Thể loại bài giảng
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 664,75 KB

Nội dung

Viêm tủy xương là do Lan truyền kế cận từ mô mềm hoặc khớp giả bị nhiễm trùng Lan truyền theo đường máu (viêm tủy xương từ đường máu) Từ vết thương hở (từ các vết gãy xương hở hoặc phẫu thuật xương) Chấn thương, thiếu máu và các vật thể ngoại lai là yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm tủy xương. Viêm tủy xương có thể do các vết loét ở sâu. Lây lan từ các mô bị nhiễm khuẩn liền kề hoặc các vết thương hở Lan truyền kế cận từ các mô nhiễm trùng liền kề hoặc các vết thương hở gây ra khoảng 80% trường hợp viêm tủy xương; thường do nhiều loại vi khuẩn. Staphylococcus aureus (kể cả những chủng nhạy cảm và kháng methicillin) gặp ở ≥ 50% bệnh nhân; các vi khuẩn thông thường khác bao gồm streptococci, vi khuẩn gram âm đường ruột và vi khuẩn kỵ khí. Viêm tủy xương do lan truyền kế cận thường gặp ở bàn chân (ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh mạch máu ngoại biên), tại các vị trí xương hở do chấn thương hoặc phẫu thuật, các vị trí tổn thương do xạ trị và các xương tiếp giáp với vết loét do áp lực chẳng như vùng hông và xương cùng. Nhiễm trùng xoang, lợi hoặc răng có thể lan tới xương sọ. Viêm tủy xương lan truyền theo đường máu. Viêm tủy xương lan truyền theo đường máu thường do một loại vi khuẩn. Ở trẻ em, vi khuẩn Gram dương là thường gặp nhất, thường ảnh hưởng đến thân xương của xương chày, xương đùi, hoặc xương cánh tay. Ở người lớn, viêm tuỷ xương lan theo máu thường gây tổn thương xương đốt sống. Yếu tố nguy cơ ở người lớn là tuổi già, suy nhược cơ thể, thẩm tách máu, bệnh hồng cầu hình liềm, và tiêm chích ma tuý. Các vi sinh vật lây nhiễm thông thường bao gồm: Ở người già, suy nhược, hoặc đang được thẩm phân máu: S. aureus (S. aureus kháng methicillin MRSA là phổ biến) và vi khuẩn gram âm đường ruột Ở người tiêm chích ma túy: S. aureus, Pseudomonas aeruginosa, và chủng Serratia Ở những bệnh nhân bị bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh lý gan hoặc suy giảm miễn dịch: Loài Salmonella Nấm và lao có thể gây viêm xương tuỷ xương theo đường máu, thường ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc ở các vùng nhiễm trùng với bệnh histoplasmosis, bệnh blastomycosis, hoặc là bệnh nấm coccidioidomycosis. Xương đốt sống thường bị ảnh hưởng.

Trang 1

VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG

TS BS LÊ QUANG TRÍ

Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

1 Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân, phân loại viêm xương tủy xương

2 Mô tả được triệu chứng lâm sàng, X- Quang viêm xương tủy xương

3 Trình bày được phương pháp điều trị, các biến chứng của viêm xương tủy xương

4 Nhận thức được viêm xương tủy xương là một cấp cứu cần được xử trí một cách khẩn trương và đúng kỹ thuật

I MỞ ĐẦU

Viêm xương tủy xương là một trong những vấn đề khó khăn và là thách thức lớn

mà ngành chân thương chỉnh hình đối mặt Từ viêm xương tủy xương cấp tính có thể đe dọa tính mạng đến viêm xương mạn gây mất khả năng lao động Kinh nghiệm lâm sàng cho thấy tỷ lệ mắc viêm xương tủy xương cấp tính thường trên những bệnh nhân suy kiệt, bệnh mạn tính nặng kèm theo, …và tỷ lệ mắc viêm xương tủy xương mạn tính hiện đang gia tăng Sự gia tăng nảy chủ yếu do sự gia tăng tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây nên những gãy xương nặng nề, phức tạp và đó là chính là nguyên nhân gây nhiểm trùng xương Ngoài ra những nguy cơ nhiểm trong do phẫu thuật trên xương và khớp cũng góp phần làm ảm đạm thêm toàn cảnh viêm xương tủy xương Hiện nay, với việc sử dụng kháng sinh sớm, cùng nhiều loại kháng sinh mới ra đời đã góp phần giảm tỷ lệ viêm xương tủy xương cấp tính từ đó giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng xương gây nên Tuy nhiên, vấn đề đang lo ngại giai đoạn này là tỷ lệ viêm xương tủy xương mạn đang ngày tăng

II VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG CẤP TÍNH

2.1 Định nghĩa

Viêm xương tủy xương là tình trạng nhiểm trùng- hoại tử- sinh mủ của xương do các vi khuẩn sinh mủ gây nên tại vỏ xương hoặc tủy xương vùng xương xốp

2.2 Phân loại

Ba loại được mô tả dựa trên thời gian mắc bệnh, đường lan truyền của vi khuẩn và tác nhân gây bệnh (bảng 1)

Trang 2

Viêm xương tủy xương đường máu: vi khuẩn từ những nơi nhiểm trùng nguyên phát như viêm Amidam, viêm da mủ, …

Viêm xương tủy xương còn do sự lan truyền từ các vùng nhiễm trùng lân cận như viêm khớp nhiểm trùng, lây nhiểm trực tiếp các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài qua vết thương hở, vết thương xuyên, chấn thương phần mềm nặng, …

Bảng 1 Phân loại viêm xương tủy xương Phân loại viêm xương tủy xương Thời gian Đường lan truyền của vi

khuẩn

Tác nhân gây bệnh

Cấp tính (<2 tuần)

Bán cấp (2-3 tuần)

Mạn tính (>3 tuần)

Đường máu (thường gặp) Trực tiếp

Sinh mủ Không sinh mủ

2.3 Bệnh sinh

Các yếu tố gây viêm xương tủy xương sẽ được làm rõ bởi hình 1

Hình 1 Các yếu tố gây viêm xương tủy xương [3]

2.3.1 Yếu tố tác nhân gây bệnh viêm xương tủy xương

Có rất nhiều yếu tố gây viêm xương tủy xương

a Nhóm tác nhân “S”

- Staphylococcus aureus (60%- 85%): chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây viêm xương tủy xương

- Streptococcus hemolyticus (8%- 19%)

- Salmonella

Nhóm “S” có các đặc điểm bắt đầu với “S”

- Several bones involved: bao gồm nhiều xương

Trang 3

- Symmetrical involvement of bones: bao gồm tính đối xứng của xương

- Severe osteomyelitis: viêm xương tủy xương nặng

- Spine may be involved: có thể bao gồm cột sống

- Sickle cell anemia present: triệu chứng thiếu máu hồng cầu liềm

- Stool culture may be positive: cấy phân có thể dương tính

b Nhóm tác nhân “P” (đường lan truyền thường là vết thương thủng

“punctured wounds” do vật nhọn đâm)

- Pseudomonas

- Pneumococcus

c Nhóm tác nhân “C” (C hàm ý là “compound fractures”- gãy hở)

- Clostridium welchii

- Coliforms (E coli)

d Nhóm tác nhân “B”

- Brucella bacillus

e Nhóm tác nhân “H”

- Hemophilus influenzae (thường gặp ở bệnh nhi 7 tháng tuổi đến 4 năm tuổi)

f Nhóm tác nhân “T”

- Treponema pallidum (viêm xương tủy xương do giang mai)

- Tubercle bacillus (Mycobacterium)

g Viêm xương tủy xương do nấm (ABC)

- Actinomycosis

- Blastomycosis

- Cryptococcosis and coccidiodomycosis

Đây thường là nguyên nhân gây viêm xương tủy xương mạn tính

2.3.2 Yếu tố bệnh nhân

- Tuổi tác

Trang 4

+ Ở trẻ em: tỷ lệ mắc bệnh là 88% (dễ chấn thương do ngã)

+ Ở người lớn: 12%

Do đó viêm xương tủy xương là một căn bệnh hay gặp ở trẻ em

- Giới tính

+ Gặp ở nam nhiều hơn nữ (do vận động, vui chơi nhiều hơn?)

- Tình trạng kinh tế: nhóm kinh tế xã hội thấp dễ mắc bệnh hơn

2.3.3 Yếu tố môi trường thuận lợi cho bệnh lý viêm xương tủy xương

- Yếu tố chung: thiếu máu, suy nhược cơ thể, nhiễm trùng, dinh dưỡng kém, giảm

miễn dịch, … làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân; do đó làm cho họ dễ bị nhiễm trùng

- Yếu tố tại chổ: nơi mạch máu quặt ngược, chảy máu hành ở hành xương, khiếm

khuyết của thực bào, quá trình tăng trưởng nhanh chóng của hành xương, co thắt mạch, giảm oxy tổ chức

Đây là những yếu tố rất quan trọng trong việc khu trú lại tổn thương viêm xương ở hành xương

+ Sự tắc mạch trong các hệ thống mạch máu quặt ngược ở hành xương làm quá trình lưu thông máu chậm lại đủ để các mầm bệnh thoát ra ngoại (hình 2)

Hình 2 Cấu tạo vi thể của hệ thống mạch máu quặt ngược

1 Mạch máu bị huyết khối, 2 Vi khuẩn, 3 Động mạch, 4 Tĩnh mạch

+ Xuất huyết vùng hành xương: là kết quả của chảy máu do các vi chấn thương Các cục máu đông tích tụ tác động như một phương tiện mở đường cho vi sinh vật thoát ra và phát triển

Trang 5

+ Thực bào khiếm khuyết: Các bạch cầu ở đây tập trung loại bỏ các mảnh vỡ của sự giảm canxi do quá trình tăng trưởng Vì vậy, chức năng của các tế bào miễn dịch trong loại trừ các yếu tố nguy hại bị suy giảm

+ Quá trình tăng trưởng nhanh chóng của hành xương: Làm cho các tế bào

dễ bị tác động nhiều hơn bởi các độc tố vi khuẩn hơn do tế bào chưa trưởng thành

+ Co thắt mạch: Mặc dù đây là cơ chế bảo vệ giúp cầm máu từ các mạch máu bị chấn thương, nhưng nó cũng gây ra giảm lượng oxy, kháng sinh và cản trở các tế bào miễn dịch khác từ khu vực lân cận đến vùng tổn thường

+ Giảm oxy tổ chức: do co thắt mạch máu, nó giúp vi khuẩn phát triển

Vì vậy viêm xương tủy xương cấp tính phát triển do sự kết hợp của các yếu tố tác nhân gây bệnh, người bệnh, yếu tố môi trường thuận lợi cho bệnh lý viêm xương tủy xương

2.4 Sinh lý bệnh

- Kết quả nhiểm trùng dẫn đến sự hình thành các ổ áp xe tại vùng hành xương Mủ tạo ra các đường thoát ra ngoài qua nơi yếu nhất

- Trẻ em dưới 2 tuổi (hình 3), màng xương dày và gắn kết lỏng lẻo vào vỏ xương,

do đó tạo thành một điểm yếu tiềm tàng Áp xe dưới màng xương sẽ phát triển hoặc lan rộng qua mô mềm hoặc thoát ra bên ngoài bằng các lỗ rò hoặc nó sẽ thấm qua đến thân xương giữa màng xương và vỏ xương, và sau đó mủ sẽ đi vào thân xương qua các ống Havers mở rộng do tình trạng thiếu oxy Sụn tiếp hợp tăng trưởng (growth plates) giới hạn sự lan rộng của mủ đến khớp

Hình 3 Sinh lý bệnh của viêm xương tủy xương cấp tính ở bệnh nhân < 2 tuổi A Bắt đầu nhiểm trùng ở hành xương B Hình thành ổ áp xe dưới màng xương C

Hình thành các lỗ rò ra ngoài và mảnh xương chết

Trang 6

- Trẻ em từ 2 đến 16 tuổi, màng xương còn gắn chặt với vỏ xương và sụn tiếp hợp tăng trưởng vẫn còn, mủ phải lan rộng đến thân xương với tốc độ chậm Bệnh nhân trên 16 tuổi, sụn tiếp hợp tăng trưởng mất, màng xương bám chặt, và mủ lan rộng

về phía thân xương rất chậm (hình 4 và hình 5)

Hình 4 A Sự lan rộng của mủ từ hành xương ở trẻ bé hơn 2 tuổi B 2- 16 tuổi C

trên 16 tuổi

Hình 5 Toàn bộ hình ảnh của sinh lý bệnh thay đổi trong viêm xương tủy xương

A Mảnh xương chết; B màng xương; C Mủ, D Vỏ xương, E Bao xương F Áp

xe xương, G Khoang lòng tủy

Tóm lại sự lan rộng của mủ của viêm xương tủy xương cấp ở từng lứa tuổi được tóm tắc theo bảng 2

Trang 7

Bảng 2 Sự lan rộng của mủ trong viêm xương tủy xương cấp theo tuổi

Sự lan rộng mủ trong viêm xương tủy xương cấp

< 2 tuổi

+ Dưới màng xương

(thường gặp)

+ Thân xương (hiếm gặp)

+ Vùng khớp (hiếm gặp)

2- 16 tuổi + Dưới màng xương (hiếm gặp)

+ Thân xương (thường gặp nhưng chậm)

> 16 tuổi + Thân xương (thường gặp nhưng rất chậm) + Bao gồm lan đến vùng khớp lân cận

+ Ngoài màng xương (hiếm gặp)

2.5 Đặc điểm lâm sàng

Viêm xương tủy xương cấp tính là một thảm họa lâm sàng Các triệu chứng của nó được trình bày theo bảng 3

Bảng 3 Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng + Sốt (95%)

+ Đổ mồ hôi

+ Ớn lạnh và rét run

+ Bệnh nhân thường vào Shock

+ Sưng tấy tại chổ (80%) + Giảm vận động (50%)

Dấu hiệu + Nhiệt độ tăng

+ Mạch nhanh

+ Thiếu máu (?)

+ Các dấu hiệu mất nước và shock

+ Mềm (80%)

+ Ban đỏ tại chổ (50%) + Tăng nhiệt độ (50%)

+ Sự xuất hiện triệu chứng

có thay đổi bất thường (20%)

+ Trào mủ (10%)

+ Giảm vận động (50%)

Trang 8

- Triệu chứng

+ Sốt: Đây là triệu chứng thường xuất hiện nhất Bệnh nhi thường bị sốt rất cao, kèm theo vã mồ hôi nhiều, ớn lạnh và rét run Đôi khi triệu chứng cấp tính nặng đến mức bệnh nhân rơi vào trạng thái shock và bất tỉnh

+ Sưng tấy thường đi kèm sau cơn sốt và có thể xuất hiện ở đầu xương dài Vùng sưng tấy thường đau dữ dội và bề mặt da đỏ

+ Hạn chế vận động

Bệnh nhân không thể vận động vùng khớp gần xương bị viêm do đau và sưng Trên thực tế, bệnh nhi có thể nằm yên mà không di chuyển khớp và điều này đôi khi là trạng thái giả

- Dấu hiệu lâm sàng

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm dấu hiệu toàn thân và dấu hiệu tại chổ được hiển thị trong bảng 3

+ Triệu chứng toàn thân

Đặc điểm chung của thiếu máu, mất nước, sốt, nhịp tim, shock và nhiễm độc có thể xuất hiện

+ Triệu chứng tại chổ

Sưng tại chổ, có thể thấy nhiệt độ tăng, mật độ mềm khi chạm vào, da bị kéo căng Hạn chế vận động và có thể tràn dịch các khớp lân cận

2.6 Cận lâm sàng

Chẩn đoán viêm xương tủy xương cấp tính và mạn tính được so sánh để dễ nhớ và

dễ hiểu theo bảng 3 Nói chung, trong viêm xương tủy xương cấp tính, chẩn đoán xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và cắt lớp xương thường có giá trị, trong kho chụp X- Quang rất hữu ích trong chẩn đoán viêm xương mạn tính (hình 6)

Hình 6 Hình ảnh X- quang viêm xương tủy xương mạn tính xương chày

Trang 9

Bảng 4 Phân biệt viêm xương tủy xương cấp tính và mạn tính

Chẩn đoán viêm xương tủy xương VXTX cấp tính VXTX mạn tính Hemoglobin

Tốc độ máu lắng

Bạch cầu

+ Bình thường hoặc giảm

+ Bình thường hoặc tăng

+ Neutrophils tăng

+ Giảm

+ Tăng

+ Lymphocytes tăng

X- quang < 48 giờ có ít thay đổi

+ Giảm đậm độ là triệu chứng sớm nhất

+ Mất đường ranh giới giữa bóng dưới màng xương và phần mềm

+ Xuất hiện đường ngang có bóng tăng đậm độ đi ra từ tổ chức phần mềm

> 2 tuần + Thấy sự hình thành xương mới trong màng xương

+ Giảm đậm độ

+ Mảnh xương chết có thể thấy bóng tăng đậm độ

+ Hình ảnh tăng sinh xương xung quanh mảnh xương chết

+ Hố chứa mảnh xương chết + Đôi khi màng xương dày + Thường gây gãy xương (?)

Cắt lớp xương + Xác định chẩn đoán sớm trong

24- 48 giờ (90- 95%)

+ Ổ viêm

+ Nhưng không phân biệt được khối u và nhiểm trùng

+ Hiệu quả trong nhận diện mảnh xương chết

Cấy máu (làm ở ba thời điểm

khác nhau và cách nhau ít nhất

hai giờ)

Nhuộm Gram (hút từ xương

nhiễm trùng)

Chọn lựa kháng sinh

+ Chụp X- quang đường dò có thuốc cản quang

+ Xác định xương không còn mạch máu nuôi từ các xương còn mạch nuôi

Trang 10

2.7 Điều trị

Viêm xương tủy xương cấp tính là một cấp cứu chỉnh hình cần điều trị nội trú Quá trình điều trị cần được xem xét, thảo luận cả triệu chứng toàn thân và tại chổ

a Điều trị phục hồi tổng trạng là cốt lõi (hình 7)

Hình 7 Nguyên tắc điều trị viêm xương tủy xương cấp tính A Truyền dịch đường tĩnh mạch và truyền máu, B Đắp khăn ấm, C Tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch,

D Chườm lạnh, E Nẹp và kê cao phần chi tổn thương, F Nghỉ ngơi tại giường và

điều trị nội trú

- Điều trị tổng trạng toàn thân theo RESTS

+ Rest in the bed, protect affected part with splints to alleviate pain and spasm (nghỉ ngơi tại giường, bảo vệ phần bị ảnh hường với nẹp để giảm đau và cơn cơ) + Elevation of the part, warm and moist packs to reduce the swelling (Kê cao chi, giữ ấm và đắp khăn ướt để giảm sưng nề)

+ Systemic treatment—blood transfusions, intravenous fluids to correct shock and

hypovolemia (Điều trị toàn thân- truyền máu, truyền dịch qua veins để điều chỉnh shock và giảm khối lượng tuần hoàn)

+ Treatment—with antibiotics discussed below helps to reduce toxicity (Điều trị-

với kháng sinh được bàn luận bên dưới để giảm độc tính)

+ Surgery—properly indicated and timed to prevent complications (Phẫu thuật- chỉ

định chính xác và đúng thời điểm tránh các biến chứng.)

- Nguyên tắc điều trị bằng kháng sinh: đây là nguyên tắc chính trong điều trị viêm xương tủy xương cấp tính Thiếu hiểu biết về nguyên tắc điều trị của liệu pháp kháng sinh trong viêm xương tủy xương cấp tính dể dẫn đến viêm xương tủy

Trang 11

xương mạn tính Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều trị bằng kháng sinh đúng cách

+ Appropriate drug: Thuốc thích hợp thường dùng là kháng sinh diệt khuẩn phổ rộng

+ Appropriate route: Đường dung thích hợp là tiêm tĩnh mạch trong hai tuần đầu tiên và uống trong bốn tuần tiếp theo

+ Appropriate dose: Liều lượng thích hợp của thuốc tùy theo cân nặng của bệnh nhân

+ Appropriate time to stop: Thời điểm thích hợp để ngưng sử dụng thuốc, khi mầm

bệnh được loại trừ hoàn toàn, kiểm soát được bệnh lý hoặc sự kháng thuốc của vi khuẩn hoặc tác dụng phụ của thuốc

+ Appropriate adjunctive measure: Các biện pháp bổ trợ phụ hợp: sự kết hợp của

ampicillin và cloxacillin được phát hiện rất hiệu quả mặc dù penicillin G vẫn là sự lựa chọn đầu tiên ở nước ta Axits Fusidic được sử dụng nhiều ở các nước phương Tây

Xu hướng hiện nay trong điều trị bằng kháng sinh: bao gồm sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong thời gian ngắn hai tuần, sau đó dùng kháng sinh đường uống bốn tuần tiếp theo Theo dõi nồng độ kháng sinh huyết thanh là rất cần thiết để đạt được kết quả điều trị tốt

- Nguyên tắc của Nade trong điều trị viêm xương tủy xương cấp tính tóm tắt tác động của liệu pháp kháng sinh như sau:

+ Kháng sinh phù hợp có hiệu quả trước khi mủ hình thành

+ Kháng sinh không thể tác động đến vi khuẩn trên mô không còn mạch nuôi + Kháng sinh chống lại tái hình thành mủ một khi đã lấy bỏ mủ

+ Loại bỏ mủ giúp khôi phục lại tính liên tục giữa màng xương và vỏ xương từ đó khôi phục dòng máu nuôi

+ Kháng sinh cần sử dụng tiếp tục sau phẫu thuật

b Điều trị tại chổ

- Trọng tâm ở đây là phẫu thuật đúng thời gian

- Chỉ định phẫu thuật của Nade

Trang 12

+ Hình thành ổ áp xe

+ Bệnh nhi nặng hoặc hấp hối

+ Không đáp ứng với kháng sinh sau khi tiêm tĩnh mạch 48 giờ

- Phương pháp phẫu thuật

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh lý mà có thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật sau đây

+ Chọc hút: giúp giảm áp lực và thu được mẫu bệnh phẩm để xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ

+ Rạch và dẫn lưu ổ mủ: giúp dẫn lưu ổ áp xe dưới da

+ Khoan nhiều lổ dẫn lưu: nếu ổ áp xe nằm dưới màng xương, kỹ thuật này giúp dẫn lưu mủ bằng cách tạo nhiều lổ trên vỏ xương

+ Mở cửa sổ xương nhỏ: nếu khoan nhiều lổ không dẫn lưu được mủ, một mảnh xương nhỏ được loại bỏ từ vỏ xương và tạo đường thoát cho mủ

2.8 Chẩn đoán phân biệt

- Nhiễm trùng khớp cấp tính: nhiễm trùng ở trong khớp, trong viêm xương tủy

xương, tình trạng nhiểm trùng nằm ở xương gần khớp Vì vậy, vận động của khớp

bị giới hạn nhiều và đau hơn trong nhiễm trùng khớp

- Bệnh scobut: do thiếu ascorbic acid, bệnh liệt chi giả, chảy máu chân răng, chi

yếu ớt, …

2.9 Biến chứng (thấy trong 5% trường hợp)

- Nhiễm khuẩn huyết: là biến chứng thường gặp

- Viêm khớp nhiểm khuẩn do sự lan rộng của ổ nhiểm trùng lân cận vào khớp

- Viêm xương tủy xương mạn tính do điều trị không đúng cách, tỷ lệ mắc phải là 5- 10%

- Gãy xương bệnh lý và rối loại tăng trưởng tương đối hiếm gặp

- Tỷ lệ tái phát trong viêm xương tủy xương cấp tính

+ Xương bàn chân là hơn 50%

+ Xương quanh gối là hơn 25%

Ngày đăng: 05/02/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w