Bài viết Nghị luận văn học và nghị luận xã hội đạt điểm cao, bài làm và dàn ý tham khảo dành cho học sinh giỏi các cấp THPT. Bài Nghị luận xã hội về câu chuyện và ý kiến Bài Nghị luận văn học về lý luận văn học, nhận định văn học, tác phẩm văn học Tất cả các bài viết đều đảm bảo tính sáng tạo, không phải là sản phẩm sao chép.
Trang 1NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề bài:
“Nếu chỉ còn 2 đồng cuối cùng trong túi, tôi sẽ dành 1 đồng để mua bánh
mì, còn đồng kia tôi sẽ mua hoa hồng Vì tâm hồn cũng cần được ăn uống.” Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Bài làm
Ngạn ngữ Ba Tư có câu: “Thế giới là một đóa hồng, hãy tận hưởng hươngthơm và trao nó cho bè bạn.” Thế giới muôn màu, muôn vẻ, muôn hương, muônsắc, nhưng cũng bộn bề với công việc, cuộc sống, với gánh nặng mưu sinh, vớinhững lo toan, tính toán Nhiều khi những ưu phiền, những mối bận tâm ấy chelấp đi một thế giới tươi đẹp như “đóa hồng”, vậy nên “Nếu chỉ còn 2 đồng cuốicùng trong túi, tôi sẽ dành 1 đồng để mua bánh mì, còn đồng kia tôi sẽ mua hoahồng Vì tâm hồn cũng cần được ăn uống.”
“Bánh mì” và “hoa hồng” là những thứ quen thuộc, bình dị trong đời sốnghàng ngày Nói đến “bánh mì” là nói đến những giá trị vật chất thiết yếu trongcuộc sống như nơi ở, cái ăn, cái mặc… Còn nói đến “hoa hồng” là nói đếnnhững nhu cầu tinh thần trong cuộc sống Như vậy, cuộc sống của con ngườicần có sự cân bằng, hài hoà giữa những nhu cầu vật chất và tinh thần Nhưngnếu như chỉ có thế, câu nói sẽ mất đi tính thực tế vì không đầy đủ về vật chất thìlàm sao có thể tận hưởng một cách đúng nghĩa những giá trị tinh thần, vậy nên
“tôi” sẽ mua hoa hồng nếu “tôi có hai đồng” và một đồng đã dành để mua bánh
mì Nghĩa là nhu cầu vật chất mới là nhu cầu trước tiên, quan trọng để đảm bảocuộc sống, tùy theo hoàn cảnh mà bồi dưỡng tâm hồn một cách hợp lý
Vậy vì sao “tâm hồn cũng cần được ăn uống” ? Tâm hồn là một phầnquan trọng của con người, để con người có thể sống chứ không đơn thuần là tồntại Một tâm hồn được nuôi dưỡng, được chăm sóc sẽ biết thưởng thức cái đpẹ,biết tận hưởng cuộc sống, biết lặng nhìn theo một cánh chim bay, xao xuyếntrước cái rơi khẽ khàng của một chiếc lá, rung động trước cái xao động nhẹnhàng của mặt nước, hạnh phúc trong không khí đầm ấm của bữa tối bên giađình, vui vẻ trong những phút giây thư giãn cùng bạn bè… Bận rộn như JeffBezos, nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Amazon, cũng dànhthời gian để tận hưởng bữa sáng cùng vợ và bốn người con Lắm công nhiềuviệc như Howard Schultz – CEO Starbucks cũng dắt chó đi dạo, sau đó pha càphê cho mình và bà xã, cùng thưởng thức và trò chuyện về cuộc sống vào mỗibuổi sáng Không phải vì họ giàu có, vì họ lắm tiền nhiều của nên họ mới cóthời gian chăm sóc cho tâm hồn mà chính khoảng thời gian làm giàu cho tâmhồn ấy lại khiến họ yêu đời hơn, vì thế mà làm việc hiệu quả hơn
Những tâm hồn biết yêu thương, những tâm hồn biết thưởng thức sẽ biếttrân quý giá trị của cuộc sống, ý thức sâu sắc được giá trị của cuộc sống Cuộcsống khi ấy sẽ không phải là những chuỗi ngày lặp lại một cách tẻ nhạt, buồnchán, không phải đếm sao cho hết vòng quay 24 giờ của một ngày mà một ngày
là một điều thú vị, mỗi ngày là một trang tươi sáng của cuộc đời Nước Đức trở
Trang 2nên hoang tàn sau thế chiến thứ hai, rất nhiều người dân vẫn còn sống dưới hầmtrú đạn Trong cái khốn khó, u tối của căn hầm, họ vẫn không quên đặt trên bànnhững bình hoa tươi Vì vậy người ta tin rằng, người Đức có thể tái thiết lại đấtnước từ đống đổ nát của chiến tranh Vì trong cái khó khăn ấy, người Đức vẫnkhông quên cày xới cho mảnh đất tâm hồn của mình, vẫn biết rằng cuộc sống rấttươi đẹp và không có lý do gì mà không làm lại cuộc sống, họ hiểu giá trị và ýnghĩa của sự sống.
Nếu con người không nuôi dưỡng tâm hồn của mình, chỉ mải mê chạytheo những giá trị vật chất thì tâm hồn sẽ sớm khô héo, cằn cỗi, tàn tạ và dẫu cónhiều tiền thì cuộc sống vẫn cứ vô vị và tẻ nhạt Bị cuốn vào vòng xoáy của tiềntài, danh vọng và địa vị , người ta sẽ xa dần khoảng cách với mọi người, mộtngười bố bận bịu với công việc sẽ không có thời gian chăm sóc cho con, lắngnghe con; một người con đã rất nhiều lần có ý định về thăm mẹ nhưng rồi vìcông việc còn dang dở lại để lần sau; một người bạn tất bật với cuộc sống sẽ nớidần khoảng cách với bạn bè mà xa mặt thì cách lòng; dù là nhân viên hay giámđốc nếu cứ mãi chăm chăm vào công việc sẽ không thể tận hưởng cái đẹp củathiên nhiên, đất trời Rồi trái tim sẽ dần chai sạn, rồi tâm hồn sẽ dần cằn cỗi, rồikhi chết sẽ bỏ lại tất cả chẳng thể mang theo thứ gì Ý nghĩa của cuộc sống chỉ
có vậy thôi sao?
Hiện nay, một bộ phận nhỏ trong xã hội đang có cái nhìn thực dụng khiđánh giá con người, hoặc quá đề cao vật chất mà hạ thấp đời sống tinh thần, đổ
"tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống" (Noóc-ma Ku-sin) hoặc quá đề cao đời sốngtinh thần, lấy cớ tâm hồn là cao quý, đời sống tinh thần mới đáng trọng màchẳng chăm lo thích đáng đến đời sống vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúctoàn vẹn Cũng có những người vì lớn lên trong hoàn cảnh cơ cực, với nỗi locơm áo gạo tiên mà trong quá trình trưởng thành đã quên không nhặt hoặc đánhrơi những mảnh ghép của tâm hồn Đối với một đứa bé mồ côi lang thang đầuđường xó chợ, điều quan trọng là tìm được miếng ăn, có được manh áo để sốngcho qua ngày thì làm gì có thời gian, cũng chẳng có tâm trí để ngắm nhìn cuộcsống, thậm chí trái tim của em bé ấy cũng không còn nguyên vẹn khi thiếu đitình thương của mẹ, sự che chở của cha Những con người lớn lên trong sự đưađẩy của xã hội như thế còn không có nổi một tâm hồn trọn vẹn, nói gì tới việccho tâm hồn ăn uống, trái tim chai sạn cũng là chuyện bình thường, vậy làm saochúng ta có thể trách họ được đây, chúng ta chỉ có thể cảm thông và chia sẻ.Nhưng cũng có không ít những người, dù cuộc sống có cơ cực, có khó khăn thếnào vẫn luôn hướng về cuộc sống với một tâm hồn tươi đẹp, vẫn luôn lạc quan,yêu đời, thậm chí tâm hồn họ còn phong phú hơn, sâu sắc hơn vì được trảinghiệm nhiều thứ, hay như những đứa trẻ ở vùng cao, sống giữa thiên nhiên, yêuthiên nhiên, thiên nhiên sẽ bồi đắp tâm hồn cho chúng
Câu nói trên giúp chúng ta nhận thức về hai nhu cầu của con người trongcuộc sống, nhu cầu nào cũng cần thiết để sống đúng nghĩa Chúng ta cần tudưỡng, rèn luyện đạo đức, không ngừng bồi đắp, nuôi dưỡng, thế giới tâm hồncủa mình, nhất là trong cuộc sống hiện nay, lao động hết mình để thỏa mãn đầy
đủ nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình
Trang 3Một nhà văn nổi tiếng trên thế giới đã nói: “Cái đẹp cứu vớt nhân loại".Thực tế đã chứng minh tâm hồn cao đẹp của mỗi người làm cho cuộc sống tốtđẹp hơn Tự bồi đắp cho tâm hồn mình thêm giàu có, phong phú là việc làm cầnthiết của bất cứ cá nhân nào trong cộng đồng này.
Trang 4Đề bài: Đọc câu truyện sau
PHÉP MÀU GIÁ BAO NHIÊU?
Ngày bé tôi được bà kể cho nghe câu truyện về một cô bé tám tuổi có một đứa
em trai nhỏ Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình
cô không còn tiền Chỉ khi có một cuộc phẫu thuật rất tốn kém mới cứu sống được em trai cô bé nhưng gia đình cô bé thì quá nghèo để trang trải khoản lệ phí đó cha mẹ nói với cô bé bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép mầu mới cứu sống được em con” Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau để đến tiệm thuốc gần đó Em đặt toàn
bộ số tiền của mình lên quầy Cô bé hỏi : “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép mầu, bố cháu nói chỉ có phép mầu mới cứu được nó Phép mầu giá bao nhiêu ạ?” Cô bé bị từ chối và tất nhiên chẳng có ai bán
“phép màu” nhưng thật tình cờ một vị khách đã nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép mầu gì?”
– Cháu cũng không biết nữa – Cô bé rơm rớm nước mắt.
– Cháu có bao nhiêu? Vị khách hỏi Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu”.
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép mầu” Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé Bác muốn gặp em trai và cha mẹ của cháu Để xem bác có loại phép mầu mà em cháu cần không”.
Người đàn ông thanh lịch đó là bác sỹ – một phẫu thuật gia thần kinh tài năng Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau em trai
cô bé đã có thể về nhà, khỏe mạnh Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra
kỳ lạ như có một phép mầu Thật không thể tưởng tượng nổi Thật là vô giá!” Cô bé mỉm cười Em biết chính xác phép mầu giá bao nhiêu Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sỹ.
Có một cô bé đã mải mê gấp những ngôi sao giấy bé nhỏ vì cô tin vào truyền thuyết cổ: “Khi gấp đủ một trăm ngôi sao nhỏ đem tặng cho người mình yêu quý thì một điều ước của người đó sẽ thành sự thật…” Nếu ai đó nói rằng cô
bé ước mơ của cô bé thật viển vông thì tôi lại tin đó là một phép màu.
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề được nêu ra từ câu chuyện trên
Bài làm
Ai đó đã từng nói rằng: “Nơi nào có tình yêu thương nơi đó có điều kì diệu.”Chính tình yêu thương giữa con người với con người đã tạo ra những điều kìdiệu, tạo ra những phép màu trong cuộc sống Câu chuyện ‘Phép màu giá baonhiêu” đã nêu ra một bài học sâu sắc về tình yêu thương
Trang 5Câu chuyện kể về một cô bé tám tuổi có đứa em trai nhỏ bị bệnh rất nặng
và gia đình cô không đủ tiền để tiến hành một cuộc phẫu thuật cũng như khôngthể vay mượn được ai Có thể nói, đó là một hoàn cảnh bế tắc, cùng cực tưởngchừng như không thể giải quyết, không thể vượt qua được Cô bé đã lấy tất cả sốtiền mình có trong con heo đất được giấu kĩ để đi ra tiệm thuốc, việc làm ấy xuấtphát từ tình yêu thương chân thành, mong muốn chân thành của cô bé dành chođứa em trai của mình Sau đó, cô bé đi ra hiệu thuốc để hỏi mua phép màu, thứngỡ như chỉ có trong những câu chuyện cổ tích hoặc rất hiếm khi xuất hiện, vàtất nhiên, hiệu thuốc đó không có phép màu Nhưng phép màu trong lời nói của
cô bé khác với phép màu mà bố nói với mẹ: “Chỉ có phép màu mới cứu sốngđược Andrew.” Nếu phép màu trong lời nói của bố chứa cả sự tuyệt vọng thìphép màu trong suy nghĩ non nớt của cô bé tám tuổi kia chứa đựng niềm tin và
hy vọng Thế rồi, một người đàn ông thanh lịch, là bác sĩ tài năng CarltonArmstrong, đã nghe thấy câu chuyện đó và giúp gia đình cô bé thực hiện một ca
mổ miễn phí Hành động ấy cũng xuất phát từ tình thương đối với một đứa trẻ,trước hết là đối với cô bé kia, sau là đối với cậu bé Andrew Chính tình yêuthương của cô bé đã đánh động đến tình yêu thương của vị bác sĩ, và tình yêuthương của vị bác sĩ đã cứu được một sinh mạng Một sinh mạng được cứu, đó
là gì nếu không phải là một phép màu, phép màu ấy từ đâu mà ra nếu khôngphải từ trái tim yêu thương chân thành của con người
Vậy vì sao tình yêu thương có thể tạo ra phép màu? Chính tình yêuthương cũng đã là một huyền nhiệm mà tay không thể sờ, mắt không thể thấy,mũi không thể ngửi nhưng trái tim có thể cảm nhận Cuộc sống của chúng ta córất nhiều số phận, nhiều hoàn cảnh, nhiều mảnh ghép, không phải số phận nàocũng tốt đẹp, hoàn cảnh nào cũng hạnh phúc, mảnh ghép nào cũng đầy đủ Cónhững mảnh ghép bị thiếu,thiếu đi các bộ phận trên cơ thể, thiếu đi tình yêuthương của cha mẹ, thiếu đi một tuổi thơ đúng nghĩa Có những hoàn cảnh cơcực, vì một tai nạn bất chợt, vì cơn thịnh nộ của thiên nhiên, vì cháy rừng, vìđộng đất, vì sóng thần, lũ lụt Có những số phận không được may mắn, sinh ratrong chiến tranh loạn lạc, bị phân biệt đối xử, bị ruồng bỏ, vứt bỏ, bị ngược đãi
Và tình yêu thương sẽ mang lại phép màu cho họ khi chúng ta biết sẻ chia, biếtthông cảm Phép màu của những đứa trẻ mồ côi là được yêu thương, phép màucủa những người tật nguyền là được giúp đỡ, không bị khinh bỉ, phép màu củanhững con người sinh ra trong chiến tranh là được tự do, được hưởng hòa bình,
… phép màu ở xung quanh ta, thật gần, thật bình dị Cuối những thập niên củathế kỉ 20, khi xã hội đang từng ngày biến chuyển, ai cũng muốn tích góp thậtnhiều của cải thì có một Teresa Calcutta đã cho đi tất cả phần đời của mình,ngay từ lúc mới lập hội chuyên chăm lo người nghèo đã bị người đương thời cho
là một việc làm điên rồ Nhưng việc làm điên rồ ấy đã mang đến ánh sáng, mangđến phép màu cho những mảnh đời khốn cùng trong cơ cực để rồi lúc về già, dùchưa một lần sinh con nhưng bà vẫn được cả thế giới gọi là “mẹ”, tiếng mẹ kếttinh bởi những phép màu, từ niềm hạnh phúc của những con người từng cơ cực,từng đói nghèo Mẹ mang thân hình nhỏ bé nhưng lại chứa đựng tình yêu bao la,
Trang 6mẹ Teresa quan niệm rằng: “Không phải tất cả chúng ta đều làm được nhữngđiều vĩ đại Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại.”
Tình yêu thương mầu nhiệm vì nó có thể khiến người ta hi sinh tất cả, làmtất cả để bảo vệ người mình yêu thương Sinh ra trên đời là phép màu của tạohóa nhưng được che chở, bảo vệ là phép màu của tình yêu thương Ở đất nướcNhật Bản, sau một trận động đất, người ta nhìn qua kẽ nứt của một tòa nhà đổnát và nhìn thấy thi thể của một người phụ nữ trẻ Nhưng tư thế của cô có gì đórất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ thể nghiêng về phíatrước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó Ngôi nhà sập lên lưng và đầu cô.Đội trưởng đội cứu hộ đã quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ởkhoảng không nhỏ bên dưới xác chết Bỗng nhiên, anh hét lên với vẻ đầy ngạcnhiên: "Một đứa bé! Có một đứa bé!" Cả đội cứu hộ đã cùng nhau làm việc; họcẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát xung quanh người phụ nữ Cómột cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa bên dưới thi thể củangười mẹ Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình Khi ngôi nhà sập,
cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai Cậu bé vẫn đang ngủ mộtcách yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên Sau đó người ta phát hiện một chiếcđiện thoại di động, trên màn hình có tin nhắn người mẹ để lại: "Nếu con có thểsống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con" Đó là một phép màu, một phépmàu của trái tim và tình thương, một phép màu để cứu sống một đứa trẻ, mộtphép màu từ một người mẹ, đến lúc chết rồi vẫn mong muốn bảo vệ con, để chocon được sống Tình thương yêu đã tạo ra những phép màu như thế, không phải
từ một bà tiên giáng thế mà từ một người mẹ phàm trần với một tình yêu cao cả
và to lớn Có tình yêu ấy, con người có thể quên mình vì người khác, hi sinh đểnhường sự sống cho người khác Sau khi chiếc tàu Titanic vĩ đại bị đắm, một tờbáo xuất bản ở Anh đã đăng kề nhau hai bức ảnh minh họa có nội dung như sau:Trong bức ảnh thứ nhất, người ta thấy chiếc tàu chạm vào tảng băng, bên dưới
có dòng chữ: “Sự yếu đuối của con người và sức mạnh của thiên nhiên” Cònbức ảnh thứ hai người ta lại thấy một người đàn ông nhường chiếc phao cấp cứucủa mình cho người đàn bà đang bế con trong tay Lần này, bức ảnh được chúthích bằng dòng chữ: “Sự yếu đuối của thiên nhiên và sức mạnh của con người”.Sức mạnh ấy chính là phép màu của tình yêu thương và lòng trắc ẩn Không cótình yêu, làm sao người đàn ông kia lại có thể hi sinh sự sống của mình chongười đàn bà không quen biết, không có tình yêu, làm sao người mẹ kia lại cóthể dành tất cả sức lực để bảo vệ con đến mức ngay cả cái xác cũng cứng đơ đểche chở cho con?
Yêu thương và phép màu vẫn luôn hiện hữu, ở nhiều nơi trên thế giới vàtrong cuộc sống Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng không phải ai cũngmang trong mình một trái tim yêu thương và sẵn sàng tạo ra phép màu Cónhững người còn quan niệm rằng “Ai thương tôi thì tôi thương lại”, tình thươngnhư thế chỉ như một món hàng đổi chác không hơn không kém Tình thương ấysao mà sòng phẳng quá Thước đo của tình thương không phải đo bằng độ dàycủa đồng tiền mà đo bằng sự chân thành và đồng cảm Cũng có những ngườimải chạy theo những nhu cầu vật chất tầm thường mà quên đi cách yêu thương
Trang 7người khác Họ cứ tưởng có vợ đẹp, nhà cao, phòng máy lạnh, xe đời mới làhạnh phúc mà nào ngờ những thứ đó chỉ làm cho họ thấy thỏa mãn về cảm giácchứ không hề đem lại hạnh phúc, họ không biết cuộc sống do cái “là” làm nênchứ không phải bởi cái “có” Thực tế ngày nay cho thấy rằng “người ta có thểlên mặt trăng nhưng khó có thể bước sang nhà bên cạnh.” Không có tình thương,không có trái tim, con người sẽ chẳng là gì hơn một cỗ máy biết đi, biết nói.
Câu chuyện ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, là bài học quý giá vềtình yêu thương Qua câu chuyện, chúng ta cần biết yêu thương và san sẻ, cảmthông và giúp đỡ nhất là đối với những người gặp khó khăn, những người khôngmay mắn trong cuộc sống Ta cần phải nhận thức được rằng tiền bạc, vật chất làquan trọng nhưng nó sẽ chẳng là gì nếu cuộc sống thiếu đi tình yêu thương, cho
đi không phải để nhận lại, cho đi không cần được nhận lại, cho đi không phải đểđánh bóng bản thân, tô hồng tên tuổi, cho đi với một trái tim chân thành, để sẻchia, quan tâm và giúp đỡ, để gắn kết và lan tỏa
Yêu thương có muôn lối để vào, tình mến có ngàn chốn để đi, nhưng tất
cả đều có một mục đích là đem đến cho con người hạnh phúc Vì thế, dù muốnhay không, xã hội có văn minh đến đâu, con người có hiện đại đến mức nào thìtình thương vẫn luôn tồn tại và cần thiết Như ánh mặt trời làm cho vườn hoathêm đẹp thì hiện hữu của tình thương làm cho cuộc sống thêm tươi, không cónắng hoa sẽ úa tàn, không có tình thương, lòng người sẽ lạnh lẽo Do vậy, dù ởthời đại nào, con người cũng cần biết yêu thương, vì yêu thương tạo nên phépmàu, tạo nên điều kì diệu cho cuộc sống
Trang 8Đề bài: Có ý kiến cho rằng: “Thơ là nghệ thuật ngôn từ”.
Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.
Bài làm
Nếu như giai điệu, âm thanh là ngôn ngữ của âm nhạc; màu sắc, đường nét làngôn ngữ của hội họa; mảng khối là ngôn ngữ của kiến trúc thì ngôn ngữ là chấtliệu của tác phẩm văn chương Macxim Gorki đã nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứnhất của văn học” mà “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ” Thơ chính là
sự hòa quyện của tính họa, tính nhạc, tính hàm súc, đa nghĩa và của cảm xúc Vìvậy, thơ là nghệ thuật ngôn từ
Thơ là nghệ thuật ngôn từ vì đặc trưng của văn học là lấy ngôn từ làm chất liệu,phương tiện để phản ánh hiện thực Thơ cũng dùng ngôn từ để chuyển tải, chứađựng những cảm xúc, tâm trạng của thi nhân Nhưng thơ không thể bao quát hếtđược toàn bộ cuộc sống rộng lớn như văn chương mà ngôn ngữ thơ, với dunglượng ngắn gọn, cần phải được gạn lọc, tinh luyện, luyện lấy cái tinh chất, đạtđến trình độ điêu luyện và mang giá trị thẩm mĩ cao
Ngôn ngữ thơ, trước hết, là ngôn ngữ tinh lọc Nếu ngôn ngữ của cuộc sống đờithường là một thứ quặng còn lẫn tạp chất, là biển cả mênh mông, đại dươngrộng lớn, là vườn hoa thắm sắc đượm hương thì ngôn ngữ thơ là chất hiếmradium trong hỗn tạp những chất dư thừa, là tinh chất muối kết đọng từ baonhiêu giọt nước, là giọt mật từ hàng vạn chuyến ong bay Cuộc sống bộn bềnhững thứ tủn mủn, vụn vặt, lẫn lộn giữa cái bản chất và hiện tượng, giữa nhữngcái vô nghĩa và có nghĩa mà thơ chỉ có thể phản ánh trong một dung lượng ít ỏi,
vì vậy, mỗi câu, mỗi từ, mỗi chữ đều phải được chọn lọc kĩ càng, phải được tinhluyện kĩ lưỡng để “làm cho rung động/ Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.”Nói đến bậc thầy sử dụng ngôn ngữ ở Việt Nam, ta không thể không nhắc đếnNguyễn Du – đại thi hào dân tộc Khi để Kiều nhờ em thay mình nối duyên vớiKim Trọng, Nguyễn Du đã để Kiều mở lời bằng chữ “cậy” chứ không phải là
“nhờ”, “phiền”, “mong”:
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Tiếng “cậy” không những chứa đựng sự nhờ vả thiết tha mà còn là sự tin tưởng,phó thác không thể nào chối từ Nó đủ sức nặng để mở đầu cho một chuyện khónói, để mở ra những tâm sự thầm kín, để thuyết phục về một điều không dễ dàng
gì thuyết phục Cũng chỉ với một chữ “tót”, Nguyễn Du đã tháo xuống bộ mặtcủa một người có học đi hỏi vợ để lộ ra khuôn mặt thật của một tên lưu manh,
vô học, trơ tráo, nhâng nháo, không biết phép tắc, không phân biệt được dưới –trên Với một chữ “lẻn”, ông đã bóc trần bản chất đểu giả, lừa lọc của Sở Khanh
và với một từ “nhờn nhợt”, Nguyễn Du đã soi gương mặt của mụ Tú Bà dướiánh mặt trời để thấy được màu da của một kẻ chuyên “ăn đêm”, sống trên thânxác, kiếm tiền trên danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ
Trang 9Còn trong câu thơ của Tản Đà: “Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày” Từ
“khô” không chỉ diễn tả được chiều sâu của tình cảm mà còn gợi lên cả chiềudài của những tháng năm chờ đợi, không chỉ diễn tả được trạng thái “tuôn” màcòn là tuôn đến khô héo, đến kiệt quệ, vì thế mà câu thơ trở nên hàm súc, giàutính hình tượng và biểu cảm hơn
Không những thế, thơ và hội họa còn có mối quan hệ mật thiết với nhau Chính
vì vậy, người xưa thường nói “thi trung hữu họa” Tuy nhiên, họa trong thơ lạimang những đặc trưng riêng
Một nhà thơ lớn thời nhà Tống đã nói về nghệ thuật của Vương Duy như sau:
“Thơ của ông như một bức tranh (không có hình vẽ), và tranh của ông như mộtbài thơ (không có chữ viết)” Điều đó được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Điểuminh giản”:
Nhân nhàn quế hoa lạc
Dạ tĩnh xuân sơn không Nguyệt xuất kinh sơn điểu Thời minh tại giản trung
Ông đã vẽ ra một khung cảnh mùa xuân thanh tĩnh, vắng lặng, cả không giannhư nhẹ bẫng khiến cho tâm hồn ta như được gột rửa, hòa mình vào thiên nhiên,giao cảm với thiên nhiên
Một bức tranh có thể vẽ được cảnh chia ly, có thể vẽ người đi và kẻ ở, có thể vẽkhông gian, có thể thể hiện được thời gian, có thể vẽ được dòng sông, bãi bến,hoàng hôn những không thể vẽ được “tiếng sóng ở trong lòng”, “hoàng hôntrong mắt trong”:
Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng Buổi chiều không thắm, không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong.
Không chỉ với hội họa, thơ với âm nhạc cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ Sựphối hợp nhuần nhị giữa nhịp điệu, vần điệu và thanh điệu đã tạo nên tính nhạccho những vần thơ Có những câu thơ đọc lên trúc trắc, nhọc nhằn “Có yêu thìyêu cho chắc/ Có trục trặc thì trục trặc cho luôn” hay như Nguyễn Du khi muốngợi tả cái khó khăn, trúc trắc, gập ghềnh của đường đi ông đã sử dụng một câunhiều thanh trắc: “Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh” khiến ta nghe như cótiếng vó ngựa đang rong ruổi Còn Thôi HIệu trong bài “Hoàng Hạc lâu” lại có
sự phá luật đầy nghệ thuật:
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản Bạch vân thiên tải không du du
Trang 10Nếu câu thơ đầu dùng đến sáu thanh tắc như con dao chém vào đá, khẳng địnhcái gì đã mất là mất hẳn và mất rất nhanh thì câu thơ thứ hai lại sử dụng nhữngnăm thanh bằng như muốn vô cùng hóa đám mây – đám mây trôi nghìn nămkhông thay đổi trong cái nhịp chậm rãi, lững thững trôi, tạo ra mối quan hệ giữanhanh và chậm, tiên và tục trong câu thơ Đến thế kỉ 20, Xuân Diệu có câu:
Chiều đi trên đồi êm như tơ Chiều đi trong lòng êm như mơ
Hai câu thơ sử dụng dụng toàn thanh bằng đã diễn tả cảm giác êm ái, nhẹ nhàng,mỏng manh của không gian buổi chiều êm đềm ,mênh mang
Nhưng tất cả sẽ chẳng là gì nếu làm thơ mà thiếu đi cảm xúc Vì vậy, ngôn ngữthơ còn là ngôn ngữ giàu cảm xúc Đó là câu hỏi đầy tiếc nuối về quá khứ của
Vũ Đình Liên khi thấy những nét đẹp cổ xưa đã dần lùi sâu vào dĩ vãng, nhữngcon người mới đây thôi vẫn còn là trung tâm của nền văn hóa nay đã thành
“xưa”, thành “cũ”, thành người của “muôn năm”, bị gạt ra lề xã hội rồi biến mấthẳn trên những con phố, những vỉa hè:
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
Đó là câu hỏi đầy ám ảnh, trăn trở, đầy hoài nghi nhưng không lời đáp của HànMặc Tử:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Hay khao khát tri âm của Nguyễn Du, vì không thể tìm được người đồng cảm đểchia sẻ, để thấu hiểu nên đã hướng khát khao ấy đến hậu thế ba trăm năm sau,mong có người sẽ khóc, sẽ thương mình như mình đã từng khóc, từng thươngcho Tiểu Thanh:
Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.
Bài thơ khép lại bằng tiếng “khấp” mà nỗi đau của Nguyễn Du còn mãi vớimuôn đời trong một câu hỏi vọng vào từng vòng quay lịch sử của một con người
vô tri kỉ, một khối cô đơn khổng lồ giữa thời đại của mình
“Thực chất của thơ là cái linh hồn, là sự sống của những chữ ta dùng Làm vănxuôi, chữ không có sức mạnh ma quái như vậy (…) thi nhân là một thần linh nóimột thứ chữ riêng mà thế nhân phải diễn tả dài dòng thô lậu” (Nguyên Sa) Quảthật, sáng tạo thơ là quá trình sáng tạo công phu, nhà thơ phải là người phu chữ
để sáng tạo nên những nghệ thuật ngôn từ