chuyên đề về Lạm phát

34 499 0
chuyên đề về Lạm phát

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Từ Nhu Sinh viên thực hiện : THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 1 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 I/ CÁC KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT: 3 II/ PHÂN LOẠI LẠM PHÁT: 4 1. Lạm phát vừa phải : 4 2. Lạm phát phi mã : 4 3. Siêu lạm phát: 4 III/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT: 4 IV/ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT: 5 1. Tác động và phân phối lại thu nhập và của cải: 5 2. Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: 6 3. Các tác động khác: 6 V/ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT: 7 1. Những biện pháp cơ bản chiến lược: 8 2. Những biện pháp cấp bách trước mắt: 9 CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 11 I/ THỰC TRẠNG : 11 1. Giai đoạn lạm phát tăng nhanh ( 3 quý đầu năm): 11 2. Giai đoạn giảm lạm phát (3 tháng cuối năm): 13 3. Lạm phát năm 2009 : 14 II/ GIẢI PHÁP : 14 1. Năm 2007: 14 2. Năm 2008: 16 3. Năm 2009: 22 III/ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP : 26 1. Năm 2007: 26 2. Năm 2008: 28 THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 2 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU 3. Năm 2009: 30 KẾT LUẬN 33 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN I/ CÁC KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT: Lạm phát là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy. Điều này xuất phát từ chỗ tiền giấy chỉ là một loại dấu hiệu giá trị được phát hành và lưu thông để thay thế cho tiền đủ giá nhằm thực hiện vai trò trung gian trao đổi. Bản thân tiền giấy không có giá trị nội tại mà chỉ mang giá trị danh nghĩa. Do đó, khi có hiện tượng thừa tiền giấy trong lưu thông thì người ta không có xu hướng giữ lại trong tay mình những đồng tiền bị mất giá và lượng tiền thừa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Có nhiều nhà kinh tế đã đi tìm một định nghĩa đúng cho thuật ngữ lạm phát, nhưng nói chung chưa có một sự thống nhất hoàn toàn. Vậy lạm phát là gì? Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là :  Hiện tượng tăng giá quá mức của lượng tiền trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá.  Mức giá cả chung tăng lên. THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 3 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU II/ PHÂN LOẠI LẠM PHÁT: 1. Lạm phát vừa phải : Xảy ra khi tốc độ tăng giá ở mức một con số (<10%/năm). 2. Lạm phát phi mã : Xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng nhanh, ở mức hai, ba con số 50%, 100%, 200%. 3. Siêu lạm phát: Xảy ra khi tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã. III/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT: - Lạm phát cầu kéo :Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền không lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng. - Lạm phát chi phí đẩy: Ngay cả khi sản lượng chưa đạt mức tiềm năng nhưng vẫn có thể xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở những nước phát triển cao. Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện tại. Kiểu THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 4 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng gọi là “lạm phát đình trệ”. Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào, đặc biệt là các vật tư cơ bản: xăng, dầu, điện là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả lại tăng lên và sản lượng giảm xuống. Giá cả sản phẩm trung gian (vật tư) tăng đột biến thường do các nguyên nhân như thiên tai, chiến tranh, biến động chính trị kinh tế Lạm phát chi phí cũng có thể là kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy một mức công ăn việc làm cao. Nó xảy ra do những cú sốc cung tiêu cực hoặc do việc các công nhân đòi tăng lương cao hơn gây nên. IV/ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT: 1. Tác động và phân phối lại thu nhập và của cải: Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ của nhân dân. Khi lạm phát xảy ra, những người có tài sản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản nói chung đều tăng lên, còn giá trị đồng tiền thì giảm xuống. Ngược lại, những người làm công ăn lương, những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại. Để tránh thiệt hại, một số nhà kinh tế đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là lãi suất cần được điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ lạm phát. Ví dụ, lãi suất thực là 3%, tỷ lệ tăng giá là 9%, thì lãi suất danh nghĩa là 12%. Tuy nhiên, một sự điều chỉnh lãi suất cho phù hợp tỷ lệ lạm phát chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện lạm phát ở mức độ thấp. THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 5 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU 2. Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm: Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: Khi lạm phát tăng lên thì thất nghiệp giảm xuống và ngược lại khi lạm phát giảm xuống thì thất nghiệp tăng lên. Nhà kinh tế học A.W.Phillips đã đưa ra “lý thuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độ thất nghiệp thấp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn. 3. Các tác động khác: Trong điều kiện lạm phát cao và không dự đoán trước được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân đối vì khi đó các nhà kinh doanh thường hướng đầu tư vào những khu vực hàng hóa có giá cả tăng lên cao, những ngành sản xuất có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế đầu tư vào những ngành sản xuất có chu kỳ dài, thời gian thu hồi vốn chậm vì nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro. Trong lĩnh vực lưu thông, khi vật giá tăng quá nhanh thì tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa thường là hiện tượng phổ biến, gây nên mất cân đối giả tạo làm cho lưu thông càng thêm rối loạn. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hối đoái. Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tuy nhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.Nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng bị phá sản do mất khả năng thanh toán. Lạm phát phát triển nhanh, biểu giá thường xuyên thay đổi làm cho lượng thông tin được bao hàm trong giá cả bị phá hủy, các tính toán kinh tế bị sai lệch nhiều theo thời gian, từ đó gây khó khăn cho các hoạt động đầu tư. Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc hao mòn giá trị thực của những khoản công phí. Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội và nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm soát lạm phát. THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 6 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU V/ BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT: Khi lạm phát đã xảy ra nặng nề và nghiêm trọng thì chính phủ của các nước phải tìm cách để chống lại lạm phát nhằm hồi phục sức mua của đồng tiền. Nói như vậy có nghĩa là việc thực hiện các biện pháp ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát sẽ trở thành một trong những chính sách lớn trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước. Ổn định tiền tệ nói chung và kiềm chế lạm phát nói riêng là việc nhà nước áp dụng các biện pháp về kinh tế, tài chính, kỹ thuật để ổn định sức mua của đồng tiền tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong thời kỳ các nước công nghiệp phát triển gắn với chế độ bản vị vàng, ổn định tiền tệ là áp dụng các biện pháp để khôi phục lại quan hệ bình thường giữa tiền giấy so với vàng. Với mục tiêu đó, các nước đã từng áp dụng các biện pháp cải thiện như:  Biện pháp loại bỏ tiền giấy không khả hoán (Annulation)  Biện pháp khôi phục (Restoration)  Biện pháp phá giá tiền tệ (Devaluation) Trong thời đại hiện nay, trên danh nghĩa pháp lý, vàng không còn là cơ sở của lưu thông tiền tệ, không còn là cơ sở bảo đảm trực tiếp cho tiền giấy lưu thông trong nước nữa thì các biện pháp ổn định và kiềm chế lạm phát đã có sự thay đổi quan trọng. Ổn định tiền tệ ngày nay là ổn định sức mua của tiền giấy trên cơ sở ngăn chặn leo thang của giá cả hàng hóa bằng các giải quyết các vấn đề của mối quan hệ giữa tiền và hàng. Nhưng dù có áp dụng biện pháp gì đi nữa thì các mục tiêu cơ bản vẫn phải đạt được, nếu không thì chính sách tiền tệ và kiềm chế lạm phát sẽ không có đầy đủ ý nghĩa của nó. Những mục tiêu đó là ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm…Như vậy việc áp dụng các biện pháp đó có thể bao gồm các biện pháp có tính chất chiến lược cùng các biện pháp cấp bách trước mắt. THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 7 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU 1. Những biện pháp cơ bản chiến lược: Biện pháp cơ bản chiến lược nhằm tác động đồng bộ lên mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, với ý tưởng tạo ra một sức mạnh vào tiềm lực nền kinh tế của đất nước. Một quốc gia có nền kinh tế phát triển tốt và ổn định thì ở đó đồng tiền được ổn định vững chắc, lạm phát ít có cơ hội để phát triển bộc phát. Những biện pháp cơ bản chiến lược chưa thể phát huy tác dụng ngay, nhưng nếu không áp dụng biện pháp đó thì tình trạng lạm phát, tình trạng rối loạn của lưu thông tiền tệ sẽ xảy ra triền miên không lối thoát. Những biện pháp cơ bản chiến lược có thể bao gồm những biện pháp như:  Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn: Ở Việt Nam, kể từ khi đẩy mạnh phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có điều tiết, đã có tác dụng rất to lớn.  Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, phát triển ngành mũi nhọn: Ổn định cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống và việc làm của người lao động, do đó tùy hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia mà có những chiến lược điều chỉnh cơ cấu kinh tế khác nhau. Ở Việt Nam cơ cấu kinh tế được điều chỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trước mắt nông – lâm - ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng, phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ (ngân hàng - bưu điện - du lịch…) Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển mạnh và chắc chắn. Ngoài ra, còn phát triển ngành kinh tế mũi nhọn xuất khẩu, bởi vì trong điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế thì hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng có vị trí quan trọng, nó vừa tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia vừa tác động đến các hoạt động của các ngành kinh tế khác, ổn định lưu thông tiền tệ trong nước.  Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước: Vai trò của Nhà nước đối với quản lý kinh tế rất to lớn. Nhà nước là nguời duy nhất đảm bảo tính công bằng và ổn định kinh tế, đồng thời Nhà nước có thể tác động thúc đẩy hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 8 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU Bằng các công cụ về pháp luật, tài chính, giá cả, tiền tệ…đã tác động đến mọi mặt hoạt động của nền kinh tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước được coi như là biện pháp mang tính chiến lược để ổn định tiền tệ, tinh giảm biên chế, kiện toàn bộ máy quản lý hành chính. 2. Những biện pháp cấp bách trước mắt: Biện pháp cấp bách trước mắt để ổn định tiền tệ và chống lại lạm phát được thực hiện trong hoàn cảnh lạm phát xảy ra nghiêm trọng, cơn sốt lạm phát cao thì có tác dụng nhanh chóng hơn. Những biện pháp như vậy được gọi là biện pháp tình thế để đối phó với thực trạng báo động của tình hình tiền tệ, giá cả. Biện pháp tiền tệ tín dụng: Xuất phát từ quan điểm cho rằng lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng của tiền tệ, năm biện pháp ổn định tiền tệ và chống lạm phát phải bắt đầu từ lĩnh vực tiền tệ-tín dụng:  Quản lý chặt chẽ việc cung ứng tiền.  Quản lý và hạn chế thật mạnh khả năng “tạo tiền” của ngân hàng thương mại bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, xiết chặt tín dụng.  Nâng cao lãi suất tín dụng để thu hút tiền mặt trong nền kinh tế-xã hội, làm giảm lượng tiền cung ứng, mặt khác, nâng cao lãi suất tín dụng cũng làm giảm khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại.  Trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp cải cách tiền tệ, phát hành tiền mới thu hồi tiền cũ, lập lại trật tự trong lưu thông tiền tệ. Biện pháp với tài chính ngân sách: áp dụng biện pháp về tài chính ngân sách có ý nghĩa quan trọng và then chốt, bởi vì người ta đều đồng ý rằng sau khủng hoảng của hệ thống tài chính Nhà Nước, ngân sách bị thâm hụt là nguyên nhân chính của lạm phát, do đó nếu dập tắt được nguyên nhân này thì tiền tệ sẽ ổn định, lạm phát được kiểm soát.  Trước hết phải tìm cách để giảm dần bội chi tiền tạo thăng bằng thu chi ngân sách bằng cách tiết kiệm chi, nhất là những khoản chi cho bộ máy quản lý hành chính, những khoản chi chưa thật cấp thiết cũng cần phải cắt bớt hoặc giảm thiểu để làm giảm sự căng thẳng của ngân sách. THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 9 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU  Tăng cường bồi dưỡng và mở rộng các khoản thu từ nền kinh tế, chống thất thu thuế, đồng thời phải thực hiện thu đúng, thu đủ, công bằng để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống.  Sử dụng tín dụng nhà nước bằng cách vay trong nước và nước ngoài.  Trong nước phát hành trái khoán Nhà nước ngắn hạn, trung và dài hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ…Tăng các khoản vay và viện trợ từ bên ngoài với các điều kiện ưu đãi. Ngăn chặn sự leo thang của giá cả: Sự leo thang của giá cả do tác động bởi nhiều yếu tố như sản xuất kém, cung cầu hàng hóa trên thị trường mất cân đối làm giá cả hàng hóa bị đẩy lên cao, cũng có thể do lượng tiền cung ứng tăng cao hơn tốc độ tăng của sản xuất, ngoài ra còn có yếu tố tâm lý, đầu cơ… Việc áp dụng các biện pháp để ngăn chặn sự leo thang của giá cả trước hết cần phải giải quyết ở khâu lưu thông phân phối như thực hiện mậu dịch tự do, nới lỏng hàng rào thuế quan để đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa. Có thể can thiệp bằng vàng và ngoại tệ bằng cách bán ra để ổn định giá vàng, giá ngoại tệ, từ đó tạo tâm lý ổn định giá cả các loại mặt hàng khác. Mặt khác, quản lý thị trường tốt, chống buôn lậu, chống độc quyền, tranh mua tranh bán… THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 10 [...]... tế cả năm 2007 ở mức cao trên 8.5%, song lạm phát cũng ở mức kỷ lục 12.63% Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang và vượt qua mọi qui luật đã hình thành hàng chục năm nay, buộc Việt Nam phải điều chỉnh chính sách từ ưu tiên tăng THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 11 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát Trong bối cảnh lạm phát quá cao, kết quả tăng trưởng đã mất... kiềm chế lạm phát của chính phủ đã phát huy tác dụng chẳng hạn như Nghị quyết số 10/2008/ NQ- CP ngày 17/4/2008 về các biện pháp THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 13 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững với 8 nhóm giải pháp… Chúng ta đã chủ trương đúng khi giảm tốc độ tăng trưởng và tập trung vào chống lạm phát Thành... 33 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU thể chấp nhận được hay lạm phát cân bằng và có dự tính tạo điều kiện trở thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển Lạm phát luôn rình rập và đe dọa chúng ta bất cứ lúc nào Chính vì vậy, Đảng và nhà nước phải luôn thận trọng trong mỗi bước đi để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững mạnh, làm nền tảng để phát triển khoa học, giáo dục, đuổi kịp sự phát. .. đặc biệt là khoa học về lạm phát Mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế Lạm phát cũng không phải hoàn toàn xấu mà nó cũng có những ưu điểm Có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển có hiệu quả, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng tích cực, cơ cấu kinh tế được đổi mới nhanh chóng và đúng hướng thì lạm phát là một công cụ để tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái Vì vậy chúng ta cần phải kiềm chế lạm phát ở mức có THỰC... tận gốc được lạm phátlạm phát vẫn chưa được kiềm chế và đang diễn biến ở mức cao 2 Năm 2008: Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục lạm phát ở mức cao , ngân hàng nhà nước (NHNN ) đã tích cực thực hiện việc rút bớt tiền ra khỏi nền kinh tế thông qua các công cụ như : tăng thêm 1% tỉ lệ dự trữ bắt buộc ( Quyết định số 187/QĐ-NHNN ) ngày 16/1 / THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 16 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN...CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I/ THỰC TRẠNG : Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên tục Tuy nhiên theo lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì Việt Nam đang phải chịu tác... khiến lạm phát có nguy cơ quay trở lại mà việc kích cầu không đúng đối tượng có thể khiến cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế có thể bị yếu đi , doanh nghiệp nảy sinh tâm lý trông chờ , ỷ lại Nếu hỗ trợ cả những doanh nghiệp không có khả năng phát triển thì lại có nguy cơ làm cho nền kinh tế càng xấu thêm THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 32 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU KẾT LUẬN Chính sách về lạm. .. lớn, do vậy, lạm phát cao là không tránh khỏi Việc VND mất giá so với các ngoại tệ khác góp phần đáng kể vào việc tăng giá thành của hàng nhập khẩu, khiến cán cân thương mại bị thâm hụt lớn THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 27 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU Hình 1: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006 (Nguồn: Datastream) 2 Năm 2008: Như chúng ta đã biết từ tình hình lạm phát, nửa đầu... nhiên, với chiến lược phát triển dựa vào THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 26 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành VND mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kiềm tỉ giá của VND với đô la Mỹ (USD) thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả Giữ VND yếu có thể coi là một hình thức trợ giá cho hàng xuất khẩu và phát huy ở trong những... thống chống lạm phát bảo đảm tính trọn gói, sát với nguyên nhân Đặc biệt chúng ta có sức mạnh khi tập hợp, huy động cả hệ thống chính trị, cả dân tộc và các doanh nghiệp tham gia chống lạm phát 3 Lạm phát năm 2009 : Theo công bố của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2009 tăng 1,38% so với tháng trước Như vậy, CPI của cả năm 2009 dừng ở mức 6,88%, đúng mục tiêu của Chính phủ đề ra là . KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT: 3 II/ PHÂN LOẠI LẠM PHÁT: 4 1. Lạm phát vừa phải : 4 2. Lạm phát phi mã : 4 3. Siêu lạm phát: 4 III/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT: 4 IV/ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT: 5 1. Tác. CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ VỀ LẠM PHÁT Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Từ Nhu Sinh viên thực hiện : THỰC HIỆN : NHÓM 06 TRANG 1 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD:. NHÓM 06 TRANG 4 CHUYÊN ĐỀ : LẠM PHÁT GVHD: NGUYỄN TỪ NHU lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng gọi là lạm phát đình trệ”.

Ngày đăng: 26/06/2014, 14:52

Mục lục

    CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN

    I/ CÁC KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT:

    II/ PHÂN LOẠI LẠM PHÁT:

    1. Lạm phát vừa phải :

    2. Lạm phát phi mã :

    III/ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT:

    IV/ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT:

    1. Tác động và phân phối lại thu nhập và của cải:

    2. Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm:

    3. Các tác động khác:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan