SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VỀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH SÁNG KIẾN ĐẠT SKKN CẤP TRƯỜNG, HUYỆN THỊ XÃ VÀ LÀ SÁNG KIẾN CẬP NHẬT THEO CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC MỚI, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC; SỬ DỤNG KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐƯỢC CẬP NHẬT MỚI LIÊN TỤC. ĐIỂM KHÁC BIỆT LÀ CHƯA CÓ TÀI LIỆU NÀO CÔNG PHU VÀ VIẾT CẨN THẬN NHƯ VẬY. BẠN SẼ KHÔNG TIÊC TIỀN KHI MUA TÀI LIỆU NÀY
Trang 1MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Những năm gần đây, phương pháp dạy học ở một số giáo viên nhìn chung
đã có nhiều tiến bộ song vẫn còn hạn chế Nhiều GV còn dạy học mang tínhđồng loạt, HS cả lớp cùng làm một việc như nhau,cùng hoàn thành các bài tậptrong sách giáo khoa, dẫn đến một số HS năng khiếu ít được quan tâm để pháthuy được khả năng, năng lực của các em HS năng khiếu làm xong trước ngồichơi, gây mất trật tự; học sinh chưa hoàn thành chưa làm xong bài tập thấy căngthẳng, mất tự tin; HS khuyết tật không được hoà nhập với hoạt động học cùngcác bạn Như vậy học sinh năng khiếu không phát huy được khả năng tư duy, ócsáng tạo, trí thông minh mà cảm thấy nhàm chán vì nội dung học quá dễ HS
khuyết tật cảm thấy mình như “bị bỏ rơi” Còn HS chưa hoàn thành nắm kiến
thức hời hợt, chưa mạnh dạn, tự tin vào chính bản thân mình dẫn đến tiết họcnặng nề, hiệu quả thấp Bên cạnh đó, khối lượng kiến thức trong sách giáo khoaToán hiện hành dài và nặng, quá tải cho cả GV và HS, gây mệt mỏi cho HS
Đặc biệt là một số giáo viên còn lạc hậu trong phương pháp, ngại suynghĩ, ngại thiết kế các kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tạo hứngthú cho học sinh Có giáo viên cho rằng sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực
chỉ là “trình diễn” khi có người dự giờ, có đoàn kiểm tra, khi tham gia chuyên
đề, hội giảng, thi giáo viên giỏi Còn hằng ngày sử dụng các kĩ thuật dạy họctích cực chỉ làm mất thời gian Chính vì vậy, học sinh bị nhồi nhét, tiếp thu bàithụ động, mang tính áp đặt; tiết học nặng nề gây ức chế, chán nản cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn và thực hiện chương trình Giáo dục
kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu học nhằm mục tiêu " Học để biết - Học để làm - Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống" Mục tiêu giáo
dục phổ thông đã và đang chuyển hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sangtrang bị những năng lực cần thiết cho các em HS Phương pháp giáo dục phổthông cũng đã và đang được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác,chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, tăngcường khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
Trang 2thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.Đặc biệt rèn luyện kĩ năng sống cho HS được xác định là một trong những nội
dung cơ bản của Phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" Ở lớp 5, nội dung giáo dục kĩ năng sống đã được tích hợp trong
một số môn học và biên soạn cụ thể trong môn Đạo đức, Tiếng Việt, Khoa học
mà chưa có Hướng dẫn Giáo dục kĩ năng sống cho môn Toán
Còn với nội dung áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy thìtrong những năm gần đây, đặc biệt từ khi tất cả GV cả nước tham gia học theochương trình tập huấn Bồi dưỡng GV phổ thông và cán bộ quản lí cơ sở giáodục phổ thông của Bộ giáo dục và đào tạo triển khai thì Gv đang dần dần đượctiếp cận, học tập và áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vàogiảng dạy
Thực hiện chỉ đạo chuyên môn về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học
là sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và tíchhợp kĩ năng sống trong các môn học, thực tế không ít giáo viên vẫn lúng túngkhi sử dụng chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, Hướng dẫn thực hiệndạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu giáo dục kĩ năng sống và sử dụngcác kĩ thuật dạy học trong quá trình thực hiện soạn và tổ chức dạy học Đây làvấn đề cấp thiết cần phải có biện pháp tháo gỡ và giải quyết
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định nghiên cứu và áp dụng đề tài
“Tích hợp giáo dục kĩ năng sống và sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Toán lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực” nhằm nâng cao chất
lượng dạy học và kĩ năng vận dụng Toán, giáo dục một số kĩ năng cơ bản chohọc sinh lớp 5 ở trường Tiểu học
2 Cơ sở lí luận của vấn đề:
Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nóiriêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh Cụ thể là giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn chohọc sinh hoạt động học tập dưới sự trợ giúp đúng mức và đúng lúc của giáoviên, của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học Toán, để từng học sinh ( hoặc từng
Trang 3nhóm học sinh) tự phát hiện và giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nộidung kiến thức và có thể vận dụng được kiến thức đó trong luyện tập thực hànhtheo năng lực của từng học sinh.
Để phù hợp với quá trình nhận thức và giai đoạn “học tập sâu” ở Tiểu học
(lớp 4 - 5) đồng thời tiếp cận chương trình dạy học lớp 6; khi dạy học môn Toánlớp 5, giáo viên cần chủ động lựa chọn, vận dụng hợp lí các kĩ thuật dạy học,phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với điều kiệnlớp học và khả năng nhận thức của từng đối tượng học sinh; bước đầu bồi dưỡngphương pháp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đảm bảo sựcân đối, hài hoà giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của họcsinh
Trong dạy học, việc tổ chức giờ học Toán thành các hoạt động là địnhhướng đổi mới phương pháp dạy học Dạy học trong đổi mới giáo dục phổ thông
là dạy học sinh tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới, là dạy cho học sinh cáchhọc Giáo viên căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng để thiết kế các hoạt độnghọc và tổ chức học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập Giáo viên cần tổchức sao cho với mọi học sinh được tham gia hoạt động, mỗi học sinh dựa vàonăng lực của bản thân tự mình phát hiện, tìm ra kiến thức chứ không phải nhìnvào sách giáo khoa hay nghe giáo viên thông báo kết quả có sẵn trong sách giáokhoa
Trong giờ học Toán, GV nên tạo không khí thoải mái, xây dựng môitrường học Toán tự nhiên, gắn liền với thực tế, gần gũi với đời sống hằng ngàycủa các em
Muốn làm được điều đó thì giáo viên phải biết sử dụng các kĩ thuật dạyhọc tích cực hợp lí và giáo dục các kĩ năng sống thông qua các hoạt động vàkiến thức từng bài học, cả môn học, cả cấp học
3 Thực trạng của vấn đề:
Năm học 2021 - 2022 là năm học nhà trường thực hiện các nhiệm vụ:+ Triển khai thực hiện bảo đảm chất lượng, hiệu quả Chương trình giáodục phổ thông phổ thông 2018 đối với lớp 1, lớp 2 và Chương trình giáo dục
Trang 4phổ thông 2006 từ lớp 3 đến lớp 5
+ Khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy họchiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổchức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
+ Riêng lớp 5: Căn cứ Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021của Bộ GDĐT và Công văn số 1002/SGDĐT-GDTH ngày 26/8/2021 của SởGDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường thực hiệnChương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; vận dụng hợp lý hướng dẫn thựchiện điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 1125/BGDĐT-GDTH ngày31/3/2020, công văn 3969/BGD ĐT-GDTH ngày 10/9/2021, công văn số3799/BGD ĐT-GDTH ngày 01/9/2021 (đối với lớp 5) và các văn bản của SởGD&ĐT để thực hiện xây dựng kế hoạch GD nhà trường, kế hoạch GD môn học,thực hiện tinh giản và dạy học các nội dung cốt lõi cho phù hợp
Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, mỗi giáo viên phải tích cực tự học,
tự bồi dưỡng, tích cực đổi mới phương pháp dạy học Song trong thực tế rấtnhiều giáo viên không biết sử dụng các kĩ thuật dạy học như thế nào cho hiệuquả, không biết lựa chọn kĩ thuật nào sử dụng cho bài học nào thì phù hợp, sửdụng kĩ thuật nào cho hoạt động nào thì hiệu quả hơn dẫn đến tình trạng có sửdụng kĩ thuật dạy học nhưng không phù hợp, không phát huy được tính tích cựccủa học sinh
Tình trạng dạy học Toán không tích hợp Giáo dục kĩ năng sống còn kháphổ biến ở một số giáo viên Chúng ta chỉ quan tâm đến mục tiêu trang bị kiếnthức mà chưa quan tâm đến kĩ năng vận dụng kiến thức đó như thế nào, thái độ
ra sao, chưa đáp ứng được mục tiêu: "Trang bị cho học sinh những kiến thức,giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh nhữnghành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cựctrong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hằng ngày Tạo điều kiệnthuận lợi để phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức."
Để có số liệu và tìm hiểu tình hình thực tế, tôi đã tiến hành điều tra thựctrạng một số giáo viên và khảo sát chất lượng học sinh khối lớp 5
Trang 5- Hình thức điều tra: + Phỏng vấn, trắc nghiệm, thống kê.
+ Dự giờ - khảo sát chất lượng
- Đối tượng: + 5 GVCN dạy lớp 5 (có dạy môn Toán)
+ Học sinh khối 5
Kết quả thu được:
1- Khi dạy học Toán, đ/c có thường xuyên sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực không ?
A Có B Không C Thỉnh thoảngKết quả: + 4 GV = 80% Giáo viên chọn đáp án A
+ 1 GV = 20% Giáo viên chọn đáp án C
2- Hiện nay không có tài liệu hướng dẫn Giáo dục kĩ năng sống cho môn Toán Vậy khi dạy học Toán, giáo viên có cần:
A Phải tích hợp giáo dục kĩ năng sống đối với tất cả các tiết học
B Tuỳ thuộc vào nội dung của từng bài mà giáo viên có thể đưa nội dung giáodục kĩ năng sống cho phù hợp
C Không cần giáo dục kĩ năng sống vì không có tài liệu hướng dẫn cho mônToán
=> Kết quả: + 4 GV = 80% Giáo viên chọn đáp án B
+ 1 GV = 20% Giáo viên chọn đáp án C
Dự giờ giáo viên:
Dự giờ giáo viên nghiên cứu phương pháp, hình thức tổ chức dạy, cách sửdụng các kĩ thuật dạy học và giáo dục kĩ năng sống trong môn Toán
Dự giờ tiết 70: Chia một số thập phân cho một số thập phân - Toán 5
Trang 6- Trong giờ học nhiều HS chưa thực sự tích cực chủ động tìm tòi kiếnthức, phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn của GV
- HS chưa có phương pháp học phù hợp Trong 1 lớp, học sinh có nhiềutrình độ khác nhau nhưng lại làm cùng một việc dẫn đến kết quả là:
+ Học sinh làm xong bài tập trước ngồi chơi làm mất trật tự, gây nhàmchán vì nội dung học quá dễ, không phát huy được tính sáng tạo
+ Học sinh chưa làm xong không được rèn kĩ năng, nắm kiến thức bài hờihợt, luôn thấy mình làm xong sau các bạn, chưa mạnh dạn, mất tự tin vào chínhbản thân mình, gây căng thẳng, không hứng thú học tập
+ Kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm chưa tốt.
* Về phía giáo viên:
- Việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của giáo viên chưa theo kịp với đổimới phương pháp dạy học, GV sử dụng kĩ thuật dạy học đơn điệu (hỏi - trả lời)không gây hứng thú cho HS
- GV ngại sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt độngcho từng đối tượng HS Hiện tượng dạy đồng loạt còn khá phổ biến như: tổ chứccho học sinh cả lớp làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa theo thứ tự làmxong bài 1 rồi chuyển sang bài 2, HS làm xong ngồi đợi HS chưa làm rồi chờ
- Chưa đổi mới từ khâu thiết kế bài học Giáo viên soạn bài chung chung
có thể áp dụng cho một loạt đối tượng HS đại trà, ngại phân hoá đối tượng, chỉcần HS giải được các tất cả các bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong sáchgiáo khoa là đủ Đặc biệt với đối tượng HS khuyết tật, GV ngại phải thiết kế bàitập cho phù hợp với năng lực của các em
- Chưa liên hệ được kiến thức giữa sách giáo khoa với kiến thức đời sống;chưa có phương pháp khuyến khích học sinh phát huy các kĩ năng như kĩ năng
Trang 7ứng phó với căng thẳng, kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng giải quyết vấn đề,
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện:
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán, tôi đã nghiên cứu biệnpháp sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực thường được sử dụng nhiều trongmôn Toán như sau:
4.1 Kĩ thuật nêu và giải quyết vấn đề:
Kĩ thuật dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường áp dụng dạy những bàicung cấp kiến thức mới Nét đặc trưng chủ yếu của dạy học nêu và giải quyếtvấn đề là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạtđộng nêu và giải quyết vấn đề Sau khi giải quyết vấn đề, học sinh sẽ thu nhậnđược kiến mới, kĩ năng mới hoặc thái độ tích cực
Quy trình của dạy học sử dụng kĩ thuật nêu và giải quyết vấn đề:
* Nêu vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:
- Tạo tình huống có vấn đề
- Phát triển và nhận dạng vấn đề nảy sinh
- Phát biểu vấn đề cần giải quyết
* Giải quyết vấn đề đặt ra:
- Đề xuất các giải thuyết
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Thực hiện kế hoạch
* Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá
- Khẳng định hay bác bỏ giải thuyết đã nêu
Trang 8dạy học nêu và giải quyết vấn đề cho phù hợp.
Phát hiện vấn đề:
- Tùy theo bài học và đối tượng học sinh, giáo viên có thể tạo cơ hội đểhọc sinh tham gia phát hiện tình huống có vấn đề và nêu vấn đề cần giải quyết.Điều quan trọng nhất là học sinh phải nêu được điều chưa biết cần tìm hiểu, chỉ
ra mối quan hệ giữa cái chưa biết với cái đã biết Trong đó điều chưa biết là yếu
tố trung tâm của tình huống có vấn đề, sẽ được khám phá trong giai đoạn giảiquyết vấn đề
- Tình huống có vấn đề phải kích thích hứng thú nhận thức, tính tò mòham hiểu biết, thích khám phá của học sinh
- Tình huống có vấn đề phải phù hợp với khả năng nhận thức của họcsinh, học sinh có thể tự phát hiện và giải quyết được vấn đề dựa vào vốn kiếnthức liên quan đến vấn đề đó, bằng hoạt động tư duy, thu thập và xử lí thông tin
- Vấn đề đặt ra cần được phát biểu dưới dạng câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề cần phải đòi hỏi học sinh phải tư duy, huy động vàvận dụng các kiến thức đã có (nghĩa là câu hỏi phản ánh được mối liên hệ bêntrong giữa điều đã biết và điều chưa biết)
Câu hỏi phải chứa đựng phương hướng giải quyết vấn đề, thu hẹp phạm vitìm kiếm câu trả lời, tạo điều kiện làm xuất hiện giả thuyết, tạo điều kiện tìm rađược con đường giải quyết
Giải quyết vấn đề:
Sau khi phát hiện và nêu vấn đề cần giải quyết, cần tổ chức, hướng dẫn đểhọc sinh giải quyết vấn đề như sau:
- Đề xuất các giải thuyết
- Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề Học sinh tiến hành thực hiện theođúng kế hoạch đã đề xuất có sự hỗ trợ của giáo viên (nếu cần thiết)
Kết luận vấn đề:
Từ kết quả kiểm chứng các giả thuyết đã nêu, học sinh thảo luận:
- Phân tích, đánh giá các kết quả thu được, khẳng định hay bác bỏ giả
Trang 9thuyết đã nêu, tìm được giải thuyết đúng trong các giả thuyết.
- Phát biểu kết luận, rút ra vấn đề mới về kiến thức, kĩ năng, thái độ
Ví dụ minh họa:
Dạy bài: Diện tích hình thang - Toán 5
Hoạt động 1: Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
* Mục tiêu:
- Học sinh biết xây dựng công thức tính diện tích hình thang
- Kĩ năng sống: Học sinh có kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩnăng tư duy sáng tạo
* Tổ chức dạy học:
- Giáo viên nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho
- Học sinh giải quyết vấn đề: Chúng ta chưa học cách tính diện tích hình
thang nhưng chúng ta có thể cắt ghép hình thang thành hình tam giác để dựa vàocách tính diện tích hình tam giác để tìm ra cách tính diện tích hình thang
- Giáo viên hướng dẫn học sinh: Bằng kĩ năng tư duy sáng tạo, học sinh
tìm cách cắt ghép hình:
+ Xác định trung điểm M của cạnh BC Nối A với M ta được tam giác ABM.+ Cắt rời hình tam giác ABM rồi ghép với phần còn lại của hình thang saocho BM trùng với MC, ta được hình tam giác ADK
- HS thực hành trên đồ dùng theo nhóm đôi HS tìm cách cắt ghép hìnhthang thành hình tam giác dưới sự hướng dẫn của GV để được hình như sau:
CD
M
H
A
KC
D
M
(A)(B)
Trang 10* Hoạt động cả lớp:
- Nhận xét diện tích hình thang ABCD với diện tích hình tam giác ADK?
- GV hướng dẫn HS: hợp tác thảo luận nhóm đôi tìm cách tính diện tích
hình thang ABCD với diện tích hình tam giác ADK
+ HS nêu được: Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giácADK Nêu tên đáy, chiều cao của hình tam giác ADK: đáy DK, chiều cao AH
+ HS nhận xét được chiều cao của tam giác ADK bằng chiều cao của hìnhthang ABCD; đáy tam giác ADK bằng tổng 2 đáy của hình thang ABCD
+ Học sinh nêu cách tính diện tích tam giác ADK:
=
2
) (DC AB xAH
Vậy diện tích hình thang ABCD là:
2
) (DC AB xAH
- Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- Học sinh nêu được quy tắc, công thức tính diện tích hình thang:
S =
2
) (a b xh
- Giáo viên chốt kiến thức, học sinh nhắc lại quy tắc và công thức tínhdiện tích hình thang
- Học sinh có khả năng có thể tìm cách khác như tìm cách tính diện tíchhình thang bằng cách cắt ghép hình thang thành hình bình hành, từ đó dựa vàocách tính diện tích hình bình hành để tính diện tích hình thang
Tóm lại: Kết quả của dạy học đặt và giải quyết vấn đề: Kiến thức, kĩ năng
được hình thành ở học sinh một cách vững chắc Học sinh biết cách chủ độngchiếm lĩnh kiến thức và đánh giá được kiết quả học tập của bản thân và củangười khác Thông qua đó, các năng lực cơ bản đã được hình thành trong đó cónăng lực vận dụng tri thức để giải quyết vấn đề thực tiễn một cách linh hoạt vàsáng tạo
Kĩ thuật dạy học này góp phần quan trọng trong việc phát triển năng lực
cơ bản của người lao động đó là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay
Trang 11gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn
là một năng lực đảm bảo sự thành đạt trong cuộc sống ở bất cứ lĩnh vực nào
Động não thường được:
+ Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề
+ Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề
+ Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau
+ Kĩ thuật động não thường được dùng cùng với kĩ thuật nêu và giải quyết vấn đề.Động não có thể tiến hành theo các bước sau:
+ Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được tìmhiểu trước cả lớp hoặc trước nhóm
+ Khích lệ học sinh phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.+ Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng không ngoại trừ một ý kiến nào, trừtrường hợp trùng lặp
+ Phân loại các ý kiến
+ Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng
+ Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận
* Ví dụ minh họa: Bài Cộng hai số thập phân - Toán 5 - trang 49.
Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài toán, nêu được phép cộng: 1,84 + 2,45 = ? (m)
Giáo viên nêu vấn đề: Làm thế nào để tìm được kết quả của phép tính?Học sinh suy nghĩ (động não) một cách tích cực, dự kiến các phương án,các cách làm, vận dụng hết tất cả các kiến thức đã học để tìm ra kết quả Lúcnày, giáo viên khích lệ học sinh tìm càng nhiều cách càng tốt sau đó tổng hợp ýkiến và rút ra cách thực hiện tốt nhất (hình thành quy tắc cộng 2 số thập phân)
4.3 Kĩ thuật chia nhóm ( học tập hợp tác, dạy học theo nhóm, )
Trang 12Dạy học theo nhóm là giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động trongnhững nhóm nhỏ để học sinh cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong mộtthời gian nhất định Trong nhóm, dưới dự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kếthợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp táccùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao.
4.3.1 Các yếu tố cơ bản cần thể hiện trong dạy học chia nhóm:
+ Học sinh có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả của cả
nhóm chỉ có được khi có sự hợp tác làm việc của tất cả các thành viên trong nhóm
+ Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân đều được phân công trách
nhiệm thực hiện một phần công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kếtquả chung Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng và thư ký làm việc và ý kiến được tôntrọng còn các thành viên khác đứng ngoài cuộc hoặc không được sử dụng kết quả
+ Khuyến khích sự tương tác: Trong quá trình hợp tác cần có sự trao
đổi, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm để tạo thành ý kiến chung của cả nhóm
+ Rèn luyện kĩ năng xã hội: Tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn
kĩ năng lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyếtphục, ra quyết định,…
+ Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm HS rà soát công việc đang làm: Chúng ta
đang làm như thế nào? Và kết quả ra sao? Học sinh có thể đưa ra ý kiến nhậnđịnh đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các nhiệm vụ đượcgiao và kết quả của nhóm
+ Yêu cầu các HS có cùng một số điểm danh hoặc cùng một màu, cùngmột mùa, … vào cùng một nhóm
Trang 13- Chia nhóm theo hình ghép:
+ Giáo viên cắt một số bức hình ra thành 2/ 4/ 5… mảnh khác nhau, tùytheo số học sinh muốn có là 3/ 4/ 5… học sinh trong mỗi nhóm Số bức hình cầntương ứng với số nhóm mà giáo viên muốn có
+ Học sinh bốc ngẫu nhiên mỗi em một mảnh cắt
+ Học sinh phải tìm các bạn có các mảnh cắt phù hợp để ghép lại thànhmột tấm hình hoàn chỉnh
+ Những học sinh có mảnh cắt của cùng một bức hình thì tạo thành một nhóm
- Chia nhóm theo sở thích:
GV có thể chia HS thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thểcùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc củanhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường
- Chia nhóm theo tháng sinh: Các HS có cùng nhóm sinh thì làm thànhmột nhóm
- Ngoài ra còn nhiều cách chia nhóm khác như: nhóm cùng trình độ,nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính, nhóm ngồi cùng bàn (nhóm đôi),
4.3.3 Quy trình thực hiện dạy học chia nhóm:
4.3.3.1 Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp: Giáo viên cần căn cứ vào nội
dung bài học để sử dụng kĩ thuật chia nhóm cho phù hợp, không nên lạm dụnghoặc áp dụng một cách máy móc mang tính hình thức, phải chọn nội dung thảo luận:
- Có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ học tập
- Có tính chất tương đối khó hoặc rất khó
4.3.3.2 Tổ chức dạy học chia nhóm:
- Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù hợp:nhóm trưởng, thư kí, các thành viên Tùy theo nhiệm vụ cụ thể có cách tổ chứckhác nhau: nhóm đôi, nhóm ba hoặc nhóm đông hơn 4 - 8 học sinh
- Trong hoạt động nhóm, học sinh ngồi đối diện với nhau để tạo ra sựtương tác trong quá trình học tập, tránh trường hợp chia 2 dãy bàn một nhóm,học sinh bàn sau chỉ nhìn vào lưng của học sinh bàn trước
- Nên chú ý tạo điều kiện để tất cả học sinh đều có thể tham gia vai trò là
Trang 14nhóm trưởng và thư kí qua các hoạt động để tạo cơ hội phát triển kĩ năng học tập
và kĩ năng lãnh đạo, điều khiển cho tất cả học sinh
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Có thể giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụriêng biệt trong gói nhiệm vụ chung hoặc tất cả các nhóm đều thực hiện cùngmột nhiệm vụ Giáo viên cần nêu rõ thời gian thực hiện và yêu cầu rõ kết quảcủa mỗi nhóm
- Hướng dẫn hoạt động của nhóm: Nhóm trưởng điều khiển hoạt độngnhóm; HS hoạt động cá nhân, theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, thốngnhất kết quả chung của nhóm, thư kí ghi kết quả của nhóm, đại diện trình bàykết quả
- GV theo dõi, điều khiển, hướng dẫn hỗ trợ các nhóm: Khi HS hoạt độngnhóm có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, GV cần quan sát bao quát, đi tới cácnhóm để hướng dẫn, hỗ trợ HS Khi HS thảo luận không đi vào trọng tâm hoặctranh luận thiếu hợp tác cần có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời GV để định hướngđiều chỉnh hoạt động của nhóm
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và đánh giá: mỗi nhóm hoàn thiện kếtquả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo chia sẻ với nhóm khác, yêu cầu HSkhác lắng nghe, nhận xét, bổ sung GV hướng dẫn HS lắng nghe và phản hồitích cực
- Sau khi HS nhận xét, phản hồi, giáo viên chốt lại kiến thức cơ bản, tránhtình trạng giáo viên giảng lại toàn bộ các vấn đề học sinh đã trình bày làm mấtthời gian
- Cách tổ chức dạy học chia nhóm:
Nhóm trưởng Nhận nhiệm vụ, phân công điều khiển, kết luận
chung, báo cáo kết quả
Thư kí Ghi chép kết quả
Các thành viên Tham gia quan sát, thực hành, luyện tập để rút ra quy
tắc, công thức, …Thành viên 1, 2, 3, Mỗi thành viên thực hành, luyện tập một vấn đề cần
thảo luận
Trang 15Các thành viên Thảo luận, giải thích, thống nhất ý kiến.
Nhóm trưởng Kết luận vấn đề
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
Các thành viên Tham gia thảo luận cả lớp
Hoàn chỉnh kết luận
Ví dụ minh họa:
Tiết: Luyện tập chung - Toán 5- Trang 106
Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập 1: Cho hình tam giác có diện tích m2 và
chiều cao m Tính độ dài đáy của hình tam giác đó
Tôi đã sử dụng Kĩ thuật chia nhóm như sau:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ phân tích yêu cầu bài toán: bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu gì?
+ dựa vào dự kiện của bài toán tìm cách tính độ dài đáy của hình tam giác đó
Cụ thể:
+ bài toán cho biết một hình tam giác có diện tích m2 và chiều cao m
+ bài toán yêu cầu độ dài đáy của hình tam giác đó
+ để tính được độ dài đáy của hình tam giác, HS thảo luận, vận dụng công thức: Diện tích hình tam giác = chiều cao x độ dài đáy : 2
=> độ dài đáy = diện tích hình tam giác x 2 : chiều cao
+ sau khi tìm ra được cách tính độ dài đáy của hình tam giác, HS trình bày ýtưởng, kết quả thảo luận của mình ra bảng phụ hoặc nháp, sau đó chia sẻ kếtquả của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe HS nhóm khác sẽ theo dõi, nhận xét,đặt câu hỏi và cùng thống nhất cách làm Cuối cùng, Gv chỉ theo dõi, giúp đỡcác nhóm gặp khó khăn, định hướng và điều chỉnh, động viên, khích lệ để HSrút ra kiến thức của bài học
Các kĩ năng được giáo dục thông qua sử dụng kĩ thuật dạy học chia nhóm:
Trang 16Sử dụng kĩ thuật chia nhóm tăng cường sự tham gia tích cực của HS HSđược chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến, quan điểm, được tôn trọng; có thểgiải quyết được nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp HS chia sẻ, học tập lẫnnhau.Trong nhóm, HS được thay đổi vai trò làm nhóm trưởng, thư kí hình thànhnăng lực lãnh đạo, quản lí
Để thu được kết quả cao trong hợp tác, HS phải rèn luyện kĩ năng xã hội.Làm việc cùng nhau sẽ phải học cách hiểu người khác theo những cách khácnhau HS cũng phải học cách tin tưởng người khác, chấp nhận và hỗ trợ lẫnnhau; học cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Trong trường hợp này, những kĩ năng hợp tác sẽ tạo ra những tình huống thực tế
để áp dụng các kĩ năng vào thực tiễn
Để góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhóm, GV tổ chức cho họcsinh có thể đánh giá định kì và thường xuyên về tiến độ thực hiện nhiệm vụ củanhóm mình đồng thời đánh giá nhóm bạn Qua đó năng lực đánh giá và tự đánhgiá của học sinh hình thành và phát triển
4.4 Kĩ thuật khăn trải bàn:
Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mạng tính hợptác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm
Mục tiêu:
- Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh
- Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh
Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
Tác dụng đối với học sinh:
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp và chiến lược khác nhau
- Rèn kĩ năng suy nghĩ, quyết định và giải quyết vấn đề
- Học sinh đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như hợp tác
- Sự phối hợp làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm nhỏ tạo cơ hộinhiều hơn cho học tập có sự phân hóa
- Nâng cao mối quan hệ giữa học sinh Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp,học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn trọng lẫn nhau
Trang 17- Nâng cao hiệu quả học tập.
Cách tiến hành:
- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0
- Trên giấy A0 chia thành các phần, gồm phần chính giữa và các phầnxung quanh Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm ( ví dụnhóm 4 người) Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với từng phần xung quanh
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, tập trung suy nghĩtrả lời câu hỏi / nhiệm vụ theo cách nghĩ, cách hiểu riêng của mỗi cá nhân vàviết vào phần giấy của mình trên tờ A0
- Trên cơ sở những ý kiến của mỗi cá nhân, học sinh thảo luận nhóm,thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của tờ giấy A0 “khăn trải bàn”
Ví dụ minh họa: Bài “hình tròn, đường tròn” – tr 96
Bài 1/tr 96: a/ Vẽ hình tròn có bán kính 3 cm
b/ Vẽ hình tròn có đường kính 35 cm
Khi hướng dẫn HS làm bai tập, tôi đã sử dụng kĩ thuật Khăn trải bàn nhưsau:
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, sử dụng com pa và tìm cách vẽ hình tròn
Viết ý kiến cá nhân
Viết ý kiến cá nhân
Trang 18- Học sinh các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét,giáo viên cùng học sinh thống nhất, chốt kết quả.
- Học sinh nêu lại quy trình đúng và thực hành vẽ hình tròn vào vở theoyêu cầu bài tập
Một số lưu ý khi tổ chức dạy học theo kĩ thuật khăn trải bàn:
- Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở
- Trong trường hợp số học sinh trong nhóm quá đông, không đủ chỗ trênkhăn trải bàn, có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi ýkiến cá nhân, sau đó đính vào phần xung quanh khăn trải bàn
- Trong quá trình thảo luận thống nhất ý kiến, những ý kiến thống nhấtđính vào giữa khăn trải bàn Những ý kiến trùng nhau có thể dính chồng lênnhau
- Những ý kiến không thống nhất, cá nhân có quyền bảo lưu và được giữlại ở phần xung quanh của khăn trải bàn
Tóm lại: Kĩ thuật khăn trải bàn là một kĩ thuật dạy học đơn giản, dễ thực
hiện, không tốn kém (có thể thay thế giấy A0 bằng cách tận dụng tờ lịch treotường), khắc phục được những hạn chế của học theo nhóm Trong học theonhóm, nếu tổ chức không tốt, đôi khi chỉ có các thành viên tích cực làm việc,các thành viên thụ động thường ỷ lại, trông chờ, “nghỉ ngơi” như người ngoàicuộc hoặc như một quan sát viên Do đó dẫn đến mất nhiều thời gian và hiệuquả học tập không cao
Trong kĩ thuật Khăn trải bàn đòi hỏi tất cả các thành viên phải làm việc cánhân, suy nghĩ, viết ra ý kiến của mình trước khi thảo luận nhóm Từ đó, cáccuộc thảo luận thường có sự tham gia của tất cả các thành viên và các thành viên
Trang 19có cơ hội chia sẻ ý kiến kinh nghiệm của mình, tự đánh giá, điều chỉnh nhậnthức của mình một cách tích cực Nhờ vậy hiệu quả học tập được đảm bảo vàkhông mất thời gian cũng như giữ được trật tự trong lớp.
4.5 Kĩ thuật đặt câu hỏi:
Đây là kĩ thuật dạy học không mới nhưng không phải GV nào cũng biết
sử dụng để phát huy được tính tích cực của HS Trong dạy học, hệ thống câu hỏicủa GV có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượnglĩnh hội kiến thức của HS Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiếnthức, GV chuẩn bị các hệ thống câu hỏi để HS suy nghĩ, phát hiện kiến thức,phát triển nội dung bài học đồng thời khuyến khích HS động não tham gia thảoluận xoay quanh nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự lôgic
Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS - GV
và HS – HS Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của HS càngnhiều; HS sẽ học tập tích cực hơn
Mục đích sử dụng câu hỏi trong dạy học là để:
- Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá tri thức mới, tạo điềukiện cho học sinh tham gia vào quá trình học tập
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh và sự quan tâm, hứngthú của học sinh đối với nội dung học tập
- Thu nhập, mở rộng thông tin, kiến thức
Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu bài học
- Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu
- Đúng lúc, đúng chỗ
- Phù hợp với trình độ học sinh
- Kích thích suy nghĩ của học sinh
- Phù hợp với thời gian thực tế
- Sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp
- Không ghép nhiều câu hỏi thành một câu hỏi móc xích
- Không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc
Trang 20Một số cách ứng xử khi đặt câu hỏi:
- Dừng lại sau khi đặt câu hỏi: Dành thời gian cho HS suy nghĩ để tìm ralời giải
+ Có thể cho một học sinh được phát biểu vài lần khác nhau
- Phân phối câu hỏi cho cả lớp:
+ Tăng cường sự tham gia của học sinh, giảm thời gian nói của giáo viên,thay đổi khuôn mẫu “hỏi - trả lời”
+ Học sinh chú ý nhiều hơn các câu trả lời của bạn; phản hồi câu trả lờicủa bạn; tập trung chú ý tham gia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của giáo viên
+ Giáo viên cần chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi tập trung vào trong tâmcủa bài theo các cấp độ khác nhau phù hợp với các đối tượng học sinh
+ Giọng nói của giáo viên phải đủ to cho cả lớp nghe thấy Trong nhữngtrường hợp là câu hỏi khó nên đưa ra những gợi ý nhỏ Giáo viên cố gắng hỏinhiều học sinh Cần chú ý những học sinh thụ động và các học sinh ngồi khuấtphía dưới lớp
- Tập trung vào trọng tâm: HS hiểu, ghi nhớ kiến thức trọng tâm bài học.Cải thiện tình trạng HS đưa ra câu trả lời “Em không biết” hoặc câu trả lờikhông đúng
- Phản ứng với câu trả lời của học sinh:
+ Đối với câu trả lời đúng: Cần khen ngợi, công nhận câu trả lời
+ Đối với câu trả lời đúng một phần: cần đánh giá phần trả lời đúng, đềnghị các học sinh khác bổ sung ý kiến hoặc hoàn thiện câu trả lời
+ Đối với câu trả lời sai: Cần ghi nhận sự phát biểu ý kiến, không tỏ phảnứng tức giận, chê bai, chỉ trích hoặc trách phạt gây ức chế tư duy, ảnh hưởngđến kết quả học tập của học sinh
Trang 21+ Quan sát các phản ứng của học sinh khi thấy bạn trả lời sai ( sự khácnhau của từng cá nhân ).
+ Tạo cơ hội lần thứ hai cho học sinh trả lời bằng cách sử dụng câu trả lờicủa học sinh khác để khuyến khích học sinh tiếp tục suy nghĩ trả lời
- Đối với những học sinh không trả lời câu hỏi:
+ Cần hỏi lại câu hỏi bằng từ ngữ khác hoặc diễn đạt theo cách khác dễ hiểuhơn
+ Giải thích rõ nội dung, khái niệm trong câu hỏi Yêu cầu HS xem lại tàiliệu
+ Hỏi những học sinh khác
+ Tránh trả lời câu hỏi của mình: Tăng cường sự tham gia của học sinh,hạn chế sự can thiệp của giáo viên Tránh nhắc lại câu trả lời của học sinh: Tácdụng làm giảm thời gian nói của giáo viên, phát triển khả năng tham gia vàohoạt động thảo luận và nhận xét các câu trả lời của nhau
Các loại câu hỏi:
* Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi chỉ có một câu trả lời duy nhất đúng/ sai hoặc chỉ có thể trả lời có hoặc không.
- Câu hỏi này được sử dụng chủ yếu trong đánh giá kiến thức đã có, đánhgiá mức độ ghi nhớ thông tin, trong các trường hợp cần trả lời chính xác, cụ thể,không đòi hỏi tư duy nhiều
- Câu hỏi đóng thường sử dụng trong phần kết luận bài hoặc cuối phầngiới thiệu bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ và những hướng dẫncần thực hiện trong phần phát triển bài hay chưa
Ví dụ: Sau khi hướng dẫn học sinh lớp 5 cách cộng hai số thập phân, GV đặt câuhỏi:
- Em có thể tự lập phép cộng hai số thập phân và thực hiện phép tính đượckhông?
* Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi có thể có nhiều cách trả lời Khi đặt câu hỏi mở,
giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ ý kiến của cá nhân
Ví dụ: Bài : Cộng hai số thập phân - Toán 5 - trang 49.
Trang 22Phần hình thành kiến thức mới: Hướng dẫn HS cách tìm kết quả của phépcộng:
+ Viết kết quả từ phân số thập phân thành số thập phân
Cách 3: Đặt tính các số hạng sao cho các chữ số trong cùng hàng thẳng cột vớinhau, các dấu phẩy thẳng cột với nhau, cộng như cộng số tự nhiên, đặt dấu phẩy
ở tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng
- Sau đó giáo viên cho học sinh nhận xét, chốt cách làm hợp lí nhất
* Câu hỏi theo cấp độ nhận thức:
+ Câu hỏi Biết: Câu hỏi Biết nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các
dữ kiện, số liệu, các định nghĩa, quy tắc, khái niệm,
Ví dụ: Hãy nêu quy tắc tính diện tích hình tam giác?
+ Câu hỏi Hiểu: nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các số liệu,
dữ kiện,… khi tiếp nhận thông tin
Ví dụ: Hãy tính diện tích toàn phần hình lập phương khi biết các cạnh của nó là
3 cm?
+ Câu hỏi Áp dụng: nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những kiến thức đã
thu được vào tình huống mới
- Học sinh có kĩ năng: Biết lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn
dề trong cuộc sống
Trang 23- Khi dạy học, giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví
dụ để học sinh vận dụng các kiến thức đã học
- GV có thể đưa ra nhiều các câu trả lời khác nhau để học sinh lựa chọnmột câu trả lời đúng Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một quá trìnhtích cực
Ví dụ: Làm thế nào để sử dụng thước dài gãy đầu có vạch số 0?
+ Câu hỏi Phân tích: Nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề
từ đó tìm ra mối liên hệ, chứng minh, đi đến kết luận
- Tác dụng đối với HS: HS suy nghĩ, có khả năng tìm được các mối quan
hệ của kiến thức, giải thích, tự đưa ra kết luận riêng, do đó phát triển được tưduy lôgic
Ví dụ: Hãy giải thích cách làm của em?
+ Câu hỏi Đánh giá: Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán
đoán của HS trong việc nhận dạng, đánh giá các ý tưởng dựa trên các tiêu chí đãđưa ra
Tác dụng đối với học sinh: Thúc đẩy học sinh tìm tòi tri thức, xác định giá trị
Ví dụ: Kết quả đã đúng chưa? Tại sao?
+ Câu hỏi Sáng tạo: Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra
dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo
- Tác dụng đối với học sinh: Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướngcác em tìm ra kiến thức mới,…
- Sử dụng loại câu hỏi này, giáo viên cần tạo ra những tình huống, nhữngcâu hỏi, khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mangtính sáng tạo riêng của mình
Ví dụ: Để tính được trung bình cộng hai đáy hình thang, ta cần làm như thế nào?
Tóm lại: Khi sử dụng kĩ thuật dặt câu hỏi, câu hỏi ở mức độ nhận thức
càng cao thì mức độ phát triển tư duy của HS càng cao Hệ thống câu hỏi tronggiờ học phải giúp HS đạt dần tới mục tiêu chung của bài học, không dễ quá để
HS không cần phải suy nghĩ và không khó quá để đa số HS không trả lời được.Khi sử dụng kĩ thuật dạy học đặt câu hỏi, GV phải thật linh hoạt sử dụng sao cho