1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường chính trị hành chính tỉnh xieng khoảng nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

82 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Giảng Viên Trường Chính Trị - Hành Chính Tỉnh Xieng Khoảng Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Hiện Nay
Trường học Trường Chính Trị - Hành Chính Tỉnh Xieng Khoảng
Chuyên ngành Quản Lý Giáo Dục
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 163,74 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung, cán bộ, giảng viên trường Chính trị Hành chính cấp tỉnh nói riêng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, cũng như trong hệ thống chính trị của Lào. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên này phải là những người thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có trình độ học vấn, chuyên môn nhất định và có năng lực thực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong thời đại ngày nay. Đội ngũ cán bộ, giảng viên này phải có khả năng tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, đạo đức lối sống và phong cách làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào vào thực tiễn cuộc sống và biến những tư tưởng, quan điểm đổi mới đó thành những bài giảng sát với thực tiễn và khi nào có được đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và lý luận hiện nay mới đảm bảo được việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào. Chính vì vậy, bước vào thời kỳ mới, những nhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường Chính trị Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước CHDCND Lào được đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải được giải quyết một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường Chính trị Hành chính tỉnh Xieng Khoảng sẽ trực tiếp góp phần vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trình độ trí tuệ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh Xieng Khoảng. Xieng Khoảng là tỉnh có truyền thống cách mạng Lào, nằm ở phía Đông Bắc của Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào. Trường Chính trị Hành chính tỉnh Xieng Khoảng là đơn vị sự thuộc tỉnh ủy, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của ban thường vụ tỉnh ủy về mặt tổ chức và sự thuộc với Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia về mặt chuyên môn. Kể từ khi thành lập Trường chính trị Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy, Chính quyền tỉnh Xieng Khoảng luôn xác định chất lượng cán bộ, giảng viên là mục tiêu hàng đầu nhằm góp phần đào tạo cán bộ có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có kiến thức lý luận và chuyên môn, có kỹ năng lãnh đạo nhằm tổ chức thực hiện thành công chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của địa phương trên địa bàn tỉnh. Với tinh thần đó, Tỉnh ủy, Chính quyền tỉnh Xieng Khoảng luôn luôn quan tâm và không ngừng đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Hành chính tỉnh một cách thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: một số cán bộ, giảng viên còn biểu hiện thiếu trách nhiệm, trình độ lý luận chính trị kém, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính chưa hợp lý, chất lượng giảng dạy, phương tiện khác trong việc dạy học... những hạn chế đó dẫn đến chất lượng quản lý và sự phát triển của nhà trường vẫn còn khiếm khuyết chưa đạt được kết quả cao, kiến thức thực tế và kỹ năng hoạt động còn hạn chế, việc cập nhật những vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn còn khiêm tốn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, xuất phát từ yêu cầu về lý luận cũng như thực tiễn trên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 8

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 8

1.1 Khái quát về trường Chính trị - Hành chính tỉnh 8

1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh 13

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh 20

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH XIENG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ 29

2.1 Khái quát về trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 29

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị-Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 31

2.3 Đánh giá chung về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 45

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH XIENG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO TRONG THỜI GIAN TỚI 55

3.1 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới 55

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian tới 60

KẾT LUẬN 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 77

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung, cán bộ, giảng viên trường Chínhtrị - Hành chính cấp tỉnh nói riêng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng củaĐảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào, cũng như trong hệ thống chính trịcủa Lào Vì vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên này phải là những người thật sựtiêu biểu, có lập trường giai cấp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chấtđạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có trình độ học vấn, chuyên môn nhất định

và có năng lực thực tiễn mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trongthời đại ngày nay Đội ngũ cán bộ, giảng viên này phải có khả năng tiếp thuchủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức lối sống và phong cách làm việc của Chủ tịchCayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước Lào vào thực tiễn cuộc sống và biến những tưtưởng, quan điểm đổi mới đó thành những bài giảng sát với thực tiễn và khinào có được đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng được những đòi hỏi của nhiệm

vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và lý luận hiện nay mới đảm bảo được việctruyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc củaChủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống của cán bộ, đảngviên và nhân dân các bộ tộc Lào Chính vì vậy, bước vào thời kỳ mới, nhữngnhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ cán bộ, giảngviên ở trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước CHDCND Làođược đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải được giải quyết một cách cơ bản và

có hệ thống Vì vậy, nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên ở

Trang 3

trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng sẽ trực tiếp góp phần vào quátrình đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trình độ trí tuệ cho cán bộ, đảng viên vànhân dân trên địa bàn tỉnh Xieng Khoảng.

Xieng Khoảng là tỉnh có truyền thống cách mạng Lào, nằm ở phía ĐôngBắc của Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào Trường Chính trị - Hànhchính tỉnh Xieng Khoảng là đơn vị sự thuộc tỉnh ủy, dưới sự lãnh đạo trực tiếpcủa ban thường vụ tỉnh ủy về mặt tổ chức và sự thuộc với Học viện Chính trị

và Hành chính Quốc gia về mặt chuyên môn Kể từ khi thành lập Trường chínhtrị - Hành chính tỉnh, Tỉnh ủy, Chính quyền tỉnh Xieng Khoảng luôn xác địnhchất lượng cán bộ, giảng viên là mục tiêu hàng đầu nhằm góp phần đào tạo cán

bộ có bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, có kiến thức lý luận và chuyênmôn, có kỹ năng lãnh đạo nhằm tổ chức thực hiện thành công chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết củađịa phương trên địa bàn tỉnh Với tinh thần đó, Tỉnh ủy, Chính quyền tỉnhXieng Khoảng luôn luôn quan tâm và không ngừng đào tạo, bồi dưỡng(ĐTBD) đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị - Hành chính tỉnh nhằmnâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Chính trị - Hành chínhtỉnh một cách thường xuyên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnhtrong từng giai đoạn

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường vẫncòn tồn tại một số hạn chế như: một số cán bộ, giảng viên còn biểu hiện thiếutrách nhiệm, trình độ lý luận chính trị kém, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cònthấp, cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính chưa hợp lý, chất lượng giảng dạy,phương tiện khác trong việc dạy học những hạn chế đó dẫn đến chất lượngquản lý và sự phát triển của nhà trường vẫn còn khiếm khuyết chưa đạt đượckết quả cao, kiến thức thực tế và kỹ năng hoạt động còn hạn chế, việc cập nhậtnhững vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn còn khiêm tốn

Trang 4

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, xuất phát từ yêu cầu về lý

luận cũng như thực tiễn trên em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay”.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chất lượng cán bộ, giảng viên nói chung, chất lượng cán bộ, giảng viên

ở các trường Chính trị - Hành chính nói riêng luôn là vấn đề được các nhànghiên cứu, các học giả quan tâm Thời gian qua, đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu liên quan đến chất lượng cán bộ, giảng viên cả ở Việt Nam và Làovới nhiều góc độ khác nhau như: các bài viết đăng trên tạp chí, các đề tài cấptỉnh/thành phố - cấp bộ, khóa luận, luận

văn, luận án… như:

- Huỳnh Minh Đoàn (2007), “Phương hướng xây dựng trường Chính trị tỉnh ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ mới”, Tạp chí lý luận chính trị (01) Tác giả

đã nhấn mạnh tầm quan trọng của trường chính trị tỉnh Đồng Tháp trong đàotạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của tỉnh Từ đó đặt ra yêucầu cần xây dựng trường chính trị tỉnh Đồng Tháp xứng đáng hơn với chứctrách và nhiệm vụ được giao Tác giả chỉ ra những nội dung cần quan tâm: cần

có quyết tâm mới, trách nhiệm mới, để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo,xứng đáng vị thế của trường chính trị Tăng cường công tác nghiên cứu khoahọc, tổng kết thực tiễn góp phần phát triển lý luận, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụtrong tình hình mới Tập trung xây dựng trường, lớp khang trang, kiểu mẫu,xây dựng môi trường sư phạm khang trang, tiêu biểu

- Đề tài khoa học cấp thành phố do Ths Trần Văn Dân (chủ nhiệm)

(2013): “Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,

hành chính Đề xuất giải pháp tăng cường chất lượng đào tạo tại thành phố Cần Thơ” Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý

Trang 5

luận chính trị, hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản

lý trên địa bàn thành phố Cần Thơ Qua nghiên cứu lý luận, khảo sát thựctrạng, đề tài đã đánh giá hiệu quả và đề xuất hệ thống giải pháp đào tạo, bồidưỡng cán bộ giai đoạn 2012 - 2015 và những năm tiếp theo như: nâng caonhận thức, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồidưỡng, nâng cao hiệu quả quản lý đội ngũ cán bộ công chức viên chức và đánhgiá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính

- Latđaphon Xixaat (2007), “Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy

ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay”, Luận văn

thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn đã lãm rõ cơ sở lý luận vàthực triễn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị vàHành chính quốc gia Lào; phân tích vị trí, vai trò và những quan điểm của Đảng,chính sách của Nhà nước về đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy; chỉ ra nhữngthành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra, để từ đó xác định phương hướng và giảipháp hoàn thiện công tác này một cách có hiệu quả

-trong những năm tiếp theo

- Kouyang Sisomblong (2016), “Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội Luận án khái quát về chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu,giảng dạy ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở nước CHDCND Lào; Tìmhiểu, phân tích và đánh giá thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm về chấtlượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường Chính trị - Hànhchính tỉnh ở CHDCND Lào; từ đó xác định phương hướng và giải pháp chủyếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trườngChính trị - Hành chính tỉnh ở CHDCND Lào đến năm 2025

Trang 6

- Bunlon Saluoisak (2005), “Chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay”, Luận văn thạc sỹ

Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Họcviện Chính tri quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Luận văn trình bày khái quát vềTrường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào, làm rõ cơ sở lý luận vềkhái niệm chất lượng, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ giảngviên Trường đào tạo sỹ quan Quân đội Nhân dân Lào; làm rõ tiêu chí đánh giáchất lượng đội ngũ giảng viên; phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ giảngviên và thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên các Trường sỹ quan củaQuân đội Nhân dân Lào; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nâng caochất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhândân Lào

Những công trình của các tác giả trên đã được nghiên cứu ở rất nhiềukhía cạnh, nội dung và phạm vi khác nhau, đây là những tài liệu tham khảo rất

có giá trị, tác giả đã kế thừa và coi đó là cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu củamình Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đề cập trực tiếp đến chấtlượng đội ngũ cán bộ, giảng viên tại Trường Chính trị - Hành Chính tỉnh Xieng

Khoảng, nước CHDCND Lào Có thể nói, đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với

Trang 7

ngũ cán bộ, giảng viên tại trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảngtrong thời gian tới.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường Chínhtrị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng

Khoảng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2018 - năm 2021.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng CayXỏn Phôm Vi Hản, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về cán bộ,công chức, viên chức

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

- Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp,

so sánh và tổng kết thực tiễn

6 Đóng góp mới về mặt khoa học của khóa luận

Trang 8

- Hệ thống hóa về mặt lý luận quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản, quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào

về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

- Đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ởTrường chính trị - hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước CHDCND Lào

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng đội ngũcán bộ, giảng viên ở Trường chính trị - hành chính tỉnh Xieng Khoảng nướcCHDCND Lào

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,giảng viên ở Trường chính trị - hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước CHDCNDLào

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảocho các công trình nghiên cứu sau

8 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của khóa luận gồm 3 chương 6 tiết

Trang 9

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

TỈNH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1 Khái quát về trường Chính trị - Hành chính tỉnh

1.1.1 Trường Chính trị - Hành chính tỉnh

Trường Chính trị - Hành chính (TCT-HC) tỉnh là cơ quan đặc biệt quantrọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên củaĐảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào, là một cơ quan tương đương vớicác sở ban ngành của tỉnh, dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mặt chính trị, tư tưởng,

tổ chức và tài chính từ ngân sách của tỉnh” [12, tr.2]

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở nước CHDCND Lào “là hệ thốngtrường Đảng cấp tỉnh, là cơ quan thuộc hệ thống giáo dục lý luận chính trị -hành chính của Đảng đặt dưới sự lãnh đạo của các ban chấp hành đảng bộ tỉnh;chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính Quốc giaLào về nội dung, chương trình, giáo trình, giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn”

[10, tr.1]

Đồng thời là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức,phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương,đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến độingũ cán bộ, đảng viên tiên tiến của Đảng và Nhà nước Lào, đáp ứng sự nghiệpcách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đây là những cán bộcốt cán, cán bộ ưu tú và tiêu biểu nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ

Trang 10

tộc Lào Việc đào tạo, bồi dưỡng được hiểu là “làm cho trở thành người cónăng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [8, tr.279] Đồng thời, chúng ta phảihiểu rằng, việc học tập lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên không phải nhằmbiến đội ngũ cán bộ, đảng viên đó thành những người lý luận suông, mà tìmmọi cách để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, nghĩa là đội ngũcán bộ, đảng viên đó phải học tập lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phôm ViHản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật củaNhà nước Lào để áp dụng lập trường, quan điểm và các chủ trương, đường lối,pháp luật đó vào giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác của mình.Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Vì vậy,huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [11, tr.269].

V.I.Lênin khẳng định: phải thông qua việc phân công công tác, qua thửthách không phải một lần, mà thậm chí hằng trăm lần trong công tác thực tiễn

để đào tạo cán bộ lãnh đạo và phải quan tâm đào tạo cán bộ trẻ để đề bạt vàochức vụ lãnh đạo “Việc tổ chức công tác một cách gương mẫu là một sự đàotạo cán bộ và là một tấm gương tương đối dễ noi theo” [23, tr.284]

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh là một đơn vị sự nghiệp, trực thuộctỉnh ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụTỉnh ủy Trường Chính trị - Hành chính tỉnh đóng một vai trò hết sức quantrọng trong công tác tư tưởng nói riêng và xây dựng Đảng nói chung, góp phầnnâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong tỉnh,cùng với đồng bào các bộ tộc anh em trong tỉnh phấn đấu xây dựng tỉnh trởthành tỉnh tiên tiến Bản hướng dẫn số 21/BTH TW Đảng NDCM Lào xác định

Trang 11

“Làm cho TCT - HC tỉnh trở thành cơ quan quan trọng của ban thường vụ tỉnh

ủy, giúp tỉnh ủy truyền bá chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết và chỉthị của Đảng và Nhà nước đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trongtỉnh” [5, tr.2]

Vì vậy, TCT - HC tỉnh của nước CHDCND Lào có chức năng và phảithực hiện các nhiệm vụ như:

Một là, Đào tạo đội ngũ cán bộ chính quy hệ trung cấp lý luận và cao

cấp lý luận cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của đảng, chính quyền, đoàn thể nhândân cấp cơ sở (bản, cụm bản và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng,ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng, ban,ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên;cán bộ công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác -Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản,đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và một số lĩnh vựckhác

Hai là, Bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ,

đảng viên của địa phương Tổ chức nhiều hình thức học tập, bồi dưỡng theo chỉđạo của Tỉnh ủy để nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viêntrong hệ thống chính trị ở cơ sở; mở các lớp bồi dưỡng thuộc chức năng, nhiệm

vụ của nhà trường theo đề nghị của các ngành, địa phương trong tỉnh mà trướchết cần củng cố và kiện toàn hệ thống TCT-HC, chấn chỉnh hệ thống thông tin,báo cáo viên của Đảng, đảm bảo hoạt động nghiên cứu, giảng dạy có tính nhạybén, chính xác và đồng bộ Từng môn học trong trường phải giáo dục cho cán

bộ, đảng viên và quần chúng thông suốt và tự giác chấp hành đường lối, chủtrương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào

Trang 12

Ba là, Lãnh đạo, quản lý công việc trong nội bộ nhà trường như: công

tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, quản lý hành chính, quản lýngân sách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các chính sách đối vớicán bộ, giảng viên, người lao động; chuẩn bị khu ăn nghỉ cho học viên cáckhóa và cán bộ, giảng viên chưa thành hôn “Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn

bị ký túc xá, phòng ngủ, phòng học, kinh phí và phương tiện đi lại trong trường

Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ, giảng viên TCT - HC tỉnh là những người có

kiến thức lý luận chính trị - hành chính, hiểu biết sâu sắc về tính đặc thù đối vớiviệc nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, đường lối, quan điểmcủa Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Họ là lực lượng góp phầnquan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cáchsống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đốitượng học một cách chủ động và có chọn lọc nên đòi hỏi người đội ngũ cán bộ,giảng viên này phải là đảng viên Bởi tính đảng là một nguyên tắc trong hoạt

Trang 13

động nghiên cứu, giảng dạy các môn lý luận chính trị, đòi hỏi người cán bộ,giảng viên phải tuân theo, vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng và đấu tranhchính trị Đội ngũ cán bộ, giảng viên phải đứng vững trên lập trường, quanđiểm của giai cấp công nhân để nghiên cứu, giảng dạy lý luận; đứng trên lậptrường lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin để đấu tranhloại bỏ những quan điểm phản động xuyên tạc, chống đối của các thế lực thùđịch.

Hai là, Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của trường hầu hết đều tham

gia giảng dạy ở một mức độ nhất định, thậm chí số giờ đứng trên lớp còn nhiềuhơn một số cán bộ giảng dạy, bởi đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý này đều lànhững người có kinh nghiệm, có trình độ lý luận rất tốt Chính vì vậy việc thamgia trực tiếp giảng dạy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý này là rất cần thiết,nhất là trong bối cảnh đội ngũ giảng viên của trường còn thiếu Ngoài ra, một

số cán bộ giảng dạy ở trường CT - HC tỉnh là giảng viên thỉnh giảng, họ lànhững cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận

và các tổ chức đoàn thể, kể cả các bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, các Ban Tuyênhuấn và Ban Tổ chức của tỉnh

Thứ ba, đội ngũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh không chỉ là người

giáo dục tri thức lý luận chính trị - hành chính mà còn bồi dưỡng, nâng caophẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và tư tưởng cho người học Trên cơ sởđược học tập, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách làmviệc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản cho đội ngũ cán bộ, đảng viên sẽ có điềukiện nâng cao nhận thức lý luận, hiểu biết sâu sắc chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng bồi dưỡng tư tưởng,tình cảm cách mạng, nâng cao ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng,

Trang 14

năng lực, phương pháp và phong cách công tác Đây chính là tiền đề, điều kiện

để người cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng của Đảng

- Yêu cầu về đội ngũ cán bộ, giảng viên

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh là cơ sở giáo dục có tính đặc thù, vìhọc viên của trường vừa mang đặc điểm của học viên vừa mang đặc điểm củatầng lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý Họ chủ yếu là cán bộ đương chức và thuộcdiện quy hoạch cán bộ kế cận, là cán bộ lãnh đạo, quản lý của các huyện và các

cơ quan đoàn thể Họ là những người đảng viên có lập trường quan điểm chínhtrị vững vàng, có thể họ nằm trong diện quy hoạch đào tạo trở thành cán bộlãnh đạo, quản lý chủ chốt trong tương lai Trong khi giảng viên trường CT -

HC tỉnh là nhân tố quyết định tới kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, công chức, viên chức Được sự uỷ thác của Nhà nước, các tổ chức trong hệthống chính trị và lấy danh nghĩa của Nhà nước và các tổ chức đó để hoạtđộng nên đội ngũ cán bộ giảng viên của trường cần phải đảm bảo những yêucầu sau:

Thứ nhất, Giảng viên trường CT - HC, phải là những đảng viên gương

mẫu, có đạo đức và lối sống trong sáng, chủ động, linh hoạt, hiệu quả Làmviệc siêng năng, ứng xử văn hóa, tinh tế, thân thiện, hợp tác Bởi vì, nhiệm vụngười giảng viên không chỉ truyền thụ kiến thức về lý luận chính trị, khoa họchành chính, kỹ năng lãnh đạo, quản lý,…cho học viên mà còn là tấm gươngsáng, mẫu mực về đạo đức, lối sống cả trong học tập và rèn luyện cho các họcviên noi theo

Thứ hai, Giảng viên của trường CT - HC tỉnh phải có trình độ, năng lực

chuyên môn, đó có thể coi là điều kiện có tính quyết định cho sự tồn tại và pháttriển của hệ thống nhà trường Trình độ, năng lực chuyên môn của giảng viêntrường CT-HC tỉnh, ngoài việc nắm vững, trang bị và cập nhật những kiến thức

cơ bản, kiến thức chuyên môn theo chiều sâu, đồng thời người giảng viên còn

Trang 15

phải trang bị những kiến thức liên ngành để có tầm hiểu biết rộng, đủ sức luậngiải những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra Mặt khác, mỗi cán bộ, giảngviên còn phải có bản lĩnh nghề nghiệp, phải thực sự nghiêm túc trong nghiêncứu khoa học, tâm huyết trong việc giảng dạy, phải tự vươn lên để khẳng định

vị thế của mình, khắc phục mọi biểu hiện thỏa mãn, tự kiêu, thiếu tích cực,thiếu nhạy bén

Thứ ba, Giảng viên phải có kỹ năng giảng dạy dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận

dụng, gắn lý luận với thực tiễn Tư duy nghiên cứu khoa học độc lập, tự chủ,sáng tạo, có năng lực trong tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhất là vớicác đề tài phục vụ trực tiếp cho nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộcấp cơ sở

1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh

1.2.1 Quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh

Chất lượng là khái niệm được sử dụng trong nhiều chuyên ngành khoahọc Theo triết học duy vật biện chứng, chất lượng là tính quy định bản chấtcủa sự vật; tính quy định đó giúp phân biệt sự vật này với sự vật khác Chấtlượng được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với số lượng; sự tác độngbiện chứng này tạo cho sự vật tồn tại, vận động và phát triển không ngừng

Thuật ngữ “chất lượng” được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội.

Tùy theo từng lĩnh vực, từng sự việc mà người ta có các tiêu chí đánh giá chấtlượng khác nhau Trong lĩnh vực kinh tế, chất lượng là những chỉ tiêu kỹ thuậtcủa sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu định trước của nó trong điều kiện xác định về

kỹ thuật, kinh tế, xã hội Hay chất lượng của một sản phẩm dân dụng đòi hỏiphải đạt được các tiêu chí của nó như: về hình thức có mẫu mã đẹp, nhẹ, gọn, có

độ bền cao, công dụng tiện ích…

Trang 16

Từ điển bách khoa Việt Nam chỉ rõ: Chất lượng là phạm trù triết họcbiểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn địnhtương đối của sự vật phân biệt nó khác với các sự vật khác Chất lượng là đặctính khách quan của sự vật Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài các thuộc tính.

Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật nhưmột tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật Sự vật trongkhi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó Sự thay đổichất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản Chất lượng bao giờ cũnggắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tínhquy định ấy Mỗi sự vật bao giờ cũng là thống nhất của chất lượng và số lượng

[22, tr.149]

Trong nghiên cứu có nhiều cách tiếp cận về chất lượng đội ngũ cán bộnói chung, đội ngũ cán bộ, giảng viên TCT - HC tỉnh nước CHDCND Lào nóiriêng Nhưng dù với cách nào, khi xem xét về chất lượng của đội ngũ cán bộ,giảng viên phải tính đến chất lượng của từng cán bộ, số lượng của đội ngũ đó

và cách thức tổ chức của nó Chất lượng, số lượng và cơ cấu hợp lý là yếu tốquan trọng, cơ bản tạo nên chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên

Như vậy, từ quan niệm trên để hình thành một đội ngũ cán bộ, giảngviên có chất lượng nhất định, một người không thể thành một đội ngũ và cóchất lượng và số lượng người đó phải được sắp xếp theo một trật tự nhất định.Một số lượng có chất lượng được tổ chức mới trở thành đội ngũ có chất lượng;ngược lại một số lượng dù có chất lượng đến mấy nếu không được tổ chức thìchỉ là một đám đông ô hợp, không thể coi là đội ngũ có chất lượng được

Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên TCT - HC tỉnh đòi hỏi trước hếtphải có phẩm chất, năng lực của một nhà giáo, có nhân cách tốt, bản lĩnh chính

Trang 17

trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, yêu nghề, yêu thươnghọc viên, công bằng, tôn trọng nhân cách của người học Đồng thời, cán bộ,giảng viên phải có năng lực chuyên môn nhất định, có kiến thức chuyên sâu,làm chủ được tri thức, ham hiểu biết tri thức mới và không ngừng tìm tòi, họchỏi nâng cao trình độ, kỹ năng Bên cạnh đó, họ phải nắm vững kiến thức và kỹnăng về dạy và học, có phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung vàtrong từng chuyên ngành cụ thể nói riêng.

Qua thực tiễn, có thể khẳng định chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viênTCT - HC tỉnh nước CHDCND Lào được thể hiện trước hết ở số lượng, cấuđội ngũ cán bộ, giảng viên có mức độ phù hợp, cách tổ chức, sắp xếp các thànhphần trong đội ngũ cán bộ, giảng viên một cách cân đối, hài hòa, có sự phốihợp, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, các loại, các thế hệ, giới tính, dân tộccán bộ, giảng viên; là yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên,tạo nên sức mạnh tổng hợp cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của độingũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh trong mọi điều kiện

Ngoài ra, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh khôngchỉ phụ thuộc vào số lượng và cơ cấu mà còn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượngcủa từng cán bộ, giảng viên mới thành đội ngũ có chất lượng, đáp ứng được yêucầu nhiệm vụ chính trị của các trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ, đảng viên cho địa phương Điều đó đòi hỏi xây dựng đội ngũ cán bộ, giảngviên có chất lượng toàn diện, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có phẩm chất đạođức, tri thức và năng lực phù hợp với từng bộ môn, đáp ứng sự phát triển và thựchiện được sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ

Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên bao gồm nhiều thành tốlà: giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi

Trang 18

nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên Cơ cấuđội ngũ cán bộ, giảng viên là một yếu tố cấu thành chất lượng của đội ngũ cán

bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh nước CHDCND Lào là một yêu cầu kháchquan Muốn có đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng tốt, đồng thời cơ cấuđội ngũ này phải hợp lý để phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặtyếu, tạo nên sức mạnh tổng hợp cả đội ngũ cán bộ, giảng viên Mỗi thành phần

cơ cấu của đội ngũ cán bộ, giảng viên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượngđội ngũ cán bộ, giảng viên, nhưng không phải sự cộng lại của tổng số cán bộ,không phải là sự cộng lại đơn thuần của chất lượng từng người cán bộ, mà nó

là sự tổng hợp của các yếu tố đó, là sự thống nhất biện chứng số lượng, chấtlượng của từng cán bộ, giảng viên và cơ cấu tạo thành chất lượng của đội ngũcán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh nước CHDCND Lào Cho nên, không thểcoi nhẹ bất kỳ thành tố nào

Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm: chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh nước CHDCND Lào - theo nghĩa chung nhất - là tổng hợp các thuộc tính, đặc trưng của người cán bộ, giảng viên, bảo đảm cho

họ hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực công tác; số lượng và cơ cấu, giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề và kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, giảng viên.

1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường Chính trị - Hành chính tỉnh

1.2.2.1 Tiếu chí về số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên

Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên là hai nội dung gắn chặtvới nhau, luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ,giảng viên bao gồm nhiều thành tố là: giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần

Trang 19

xuất thân, tuổi đời, tuổi đảng, tuổi nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ củađội ngũ cán bộ, giảng viên.

- Về số lượng

Số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của TCT - CH cần được đảm bảo về

số lượng, đủ đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy của trường Tránh tình trạng quánhiều hoặc quá ít, đảm bảo đủ sức đảm đương nhiệm vụ, nội dung chương trìnhđào tạo Với chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cả về lý luận, thực tiễn,

kỹ năng như vậy, đòi hỏi Nhà trường phải có đủ số lượng giảng viên nhưng phảiđảm bảo các tiêu chí giảng viên theo yêu cầu của từng loại hình lớp

- Về cơ cấu

Cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên phải hợp lý để phát huy được nhữngđiểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, tạo nên sức mạnh tổng hợp cả đội ngũcán bộ, giảng viên Mỗi thành phần cơ cấu của đội ngũ cán bộ, giảng viên cóảnh hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhưng khôngphải sự cộng lại của tổng số cán bộ, cũng không phải là sự cộng lại đơn thuầncủa chất lượng từng người cán bộ, mà là sự tổng hợp của các yếu tố đó, là sựthống nhất biện chứng số lượng, chất lượng của từng cán bộ, giảng viên và cơcấu tạo thành chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở trường Chính trị -Hành chính tỉnh Cho nên, không thể coi nhẹ bất kỳ thành tố nào Chính vì vậy,muốn đội ngũ cán bộ, giảng viên có chất lượng cao thì ngoài đảm bảo đủ về sốlượng, còn phải đảm bảo về cơ cấu như: giới tính, dân tộc, phẩm chất và trìnhđộ hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ, chức năng của trường Chính trị - Hànhchính tỉnh ở từng thời kỳ, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ,đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào

1.2.2.2 Tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên

Trang 20

Người giảng viên phải có những phẩm chất chính trị của người chiến sỹcộng sản, trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Cayxỏn Phômvihản

và sự nghiệp cách mạng của Đảng NDCM Lào; Kiên định đường lối đổi mớitoàn diện có nguyên tắc, bảo vệ và phát triển đất nước bền vững theo mục tiêu

xã hội chủ nghĩa; có khả năng phân tích khoa học đối với những hiện tượng,tình huống chính trị - xã hội mới nảy sinh để định hướng hành động đúng đắn,phù hợp, giải quyết tình huống phức tạp, tế nhị của cuộc đấu tranh trên mặt trận

tư tưởng lý luận hiện nay một cách có hiệu quả Phẩm chất và bản lĩnh chính trị

là cái gốc cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bất kỳ hoàn cảnhkhó khăn nào có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có tâm huyết với sựnghiệp giáo dục, sự nghiệp phát triển của trường

Đạo đức là nền tảng cho tài năng phát huy Người giảng viên phải cóphẩm chất đạo đức tốt, đạo đức cách mạng trong sáng Đó là lòng yêu nghề,tâm huyết và trách nhiệm với những nhiệm vụ mà nghề nghiệp đặt ra, có thái

độ khách quan, trung thực, khiêm tốn, cầu thị; ham học tập để không ngừngnâng cao trình độ về mọi mặt; có tinh thần hợp tác đồng chí, đồng nghiệp; tâmhuyết với sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước

Trường Chính trị - Hành chính không chỉ là trung tâm đào tạo, bồidưỡng cán bộ, công chức, viên chức mà còn là nơi tiên phong trong công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng nên việc xây dựng phẩm chất chính trị, tư tưởng,đạo đức, lối sống của học viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng,chỉnh đốn Đảng, cải cách tổ chức bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp cách mạng trong giai đoạn hiện nay của đất nước Lào Chính vì vậy cán

bộ, giảng viên TCT - HC phải là những tấm gương sáng, mẫu mực trong trongviệc tu dưỡng đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sáng

1.2.2.3 Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trang 21

Về trình độ chuyên môn, giảng viên TCT - HC phải phù hợp với cơ sởquy định tiêu chuẩn chung của Đảng và Nhà nước Lào về cán bộ lãnh đạo,quản lý, công chức, viên chức, và phù hợp với hoạt động thực tiễn, yêu cầuchức năng nhiệm vụ của nhà trường Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trungcấp, sơ cấp với đặc thù học viên các lớp trung cấp lý luận chính trị, các lớpquản lý hành chính của trường đều đã có bằng trung cấp trở lên Do đó giảngviên TCT - HC phải có trình độ cử nhân trở lên Cùng với bằng cấp, giảng viênphải có khả năng nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn, kết hợp lý luận vớithực tiễn trong giảng dạy và nghiên cứu

Người giảng viên phải có khả năng nghiên cứu khoa học và xem đây làmột nhiệm vụ không thể thiếu để cập nhật kiến thức cũng như trong đổi mớiphương pháp giảng dạy Nghiên cứu khoa học cũng là động lực thúc đẩy say

mê nghề nghiệp, giúp cho giảng viên làm chủ được tri thức trên cơ sở độc lậpsuy nghĩ, sáng tạo, biết vận dụng tri thức vào bài giảng cũng như thực tiễn cuộcsống Trong mỗi bài giảng, mỗi vấn đề nghiên cứu đều đòi hỏi giảng viên phải

có quá trình tích luỹ kiến thức để tri thức ngày càng được mở rộng và chuyênsâu Có như vậy Giảng viên mới thực sự chủ động trước mọi vấn đề đặt ra và

sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi giờ giảng đểnâng cao hiệu quả đào tạo

1.2.2.4 Tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên

Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh làkhông thể không đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của họ, vì đó là thước đo

cơ bản về trình độ, phẩm chất và năng lực của từng cán bộ, giảng viên và của

cả đội ngũ cán bộ, giảng viên

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua các tiêu chí về phẩmchất và năng lực, đồng thời phải xem xét mức độ đóng góp của đội ngũ cán bộ,

Trang 22

giảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa họccủa trường Bởi lẽ, trong hệ thống tổ chức của các trường, đội ngũ cán bộ,giảng viên là một thành tố giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện nhiệm vụcủa nhà trường Và chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên này, suy cho cùng làmức độ đóng góp của họ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên

và nghiên cứu khoa học của nhà trường

Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HCtỉnh nước CHDCND Lào còn được xem xét ở sự đánh giá của học viên Trongnhững quan hệ xã hội ở các trường đó, quan hệ giữa cán bộ, giảng viên và họcviên là một trong những quan hệ cơ bản, thông qua quan hệ này có thể đánh giá

về chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường, có thểđánh giá mức độ giáo dục, rèn luyện của đội ngũ cán bộ, giảng viên; có thểđánh giá quá trình xây dựng trường đó tiên tiến, mẫu mực về mọi mặt Phẩmchất chính trị, đạo đức và năng lực giảng dạy, nghiên cứu khoa học của đội ngũcán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh nước CHDCND Lào được thể hiện thôngqua niềm tin cậy, yêu mến và việc đánh giá của học viên Đội ngũ cán bọ,giảng viên có chất lượng cao là đội ngũ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,đồng thời được người học tin cậy, yêu mến, noi theo và làm theo cả về phươngdiện khoa học và phương diện con người xã hội

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh

1.3.1 Yếu tố về cơ chế, chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng đội ngũ đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh

Trong hệ thống các cơ sở đào tạo nói chung, TCT - HC tỉnh nói riêng, độingũ cán bộ, giảng viên đóng vai trò rất quan trọng, họ là những lực lượng trực

Trang 23

tiếp vận hành và quyết định đến hiệu lực hiệu quả của công tác giảng dạy.Chính vì vậy việc ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức, nhất là đối với đối tượng là giảng viên của TCT - HC tỉnh khi tạo thành

hệ thống văn bản chính sách đầy đủ và cơ chế thực thi chính sách hiệu quả sẽtác động rất lớn đến chất lượng Một trong những chính sách đó là công tácnghiên cứu khoa học phải là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cáctrường chính trị cấp tỉnh Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao nhà trường đãban hành văn bản quy định cụ thể về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học

là hoạt động vô cùng cần thiết đối với giảng viên, đặc biệt là đội ngũ giảng viêntrẻ Theo đó, mỗi giảng viên phải tham gia nghiên cứu khoa học được thể hiệnbằng các đề tài khoa học, chuyên đề, tham luận khoa học, bài viết hội thảo, tọađàm, nội san nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà trường đáp ứng yêucầu nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và nhu cầu phát triển kinh tế, vănhoá xã hội của địa phương

Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, các giảng viên trẻ sẽ có thêmnhiều kiến thức chuyên sâu đối với các vấn đề mà mình nghiên cứu, cả về lýluận cũng như thực tiễn Những kiến thức lý luận sẽ được áp dụng vào thực tếcuộc sống, giúp phát hiện ra những thiếu sót, hạn chế trong lý thuyết và từ đóđưa ra những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện

Ban hành quy chế giảng viên, giảng viên thỉnh giảng và tổ chức thựchiện các văn bản pháp luật về giảng viên, giảng viên thỉnh giảng; Xây dựng kếhoạch, quy hoạch giảng viên, giảng viên thỉnh giảng; Thực hiện quy định chứcdanh và cơ cấu giảng viên, giảng viên thỉnh giảng Bên cạnh đó cũng cần quantâm đến chính sách thu nhập bao gồm: chính sách tiền lương, thưởng, phụ cấpgiảng dạy, phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp để đội ngũ giảng viên đáp ứng nhữngnhu cầu cơ bản của cuộc sống bản thân và gia đình, các chính sách này có tácdụng động viên, khích lệ sự nỗ lực của giảng viên

Trang 24

1.3.2 Yếu tố về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh

1.3.2.1 Về chính trị

Từ Đại hội VIII (3/2006) Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiếp tục khẳngđịnh

hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới

để phát triển đất nước vững chắc hơn Trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữvững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏitình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệpvững chắc và làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nướcđưa đất nước Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc chocông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới xã hội chủ nghĩa Điều này

đã tạo ra môi trường thuận lợi cho sự đổi mới hệ thống chính trị và khối đạiđoàn kết toàn dân tộc do Đảng NDCM Lào lãnh đạo và cũng đặt ra nhiệm vụnặng nề cho hệ thống các TCT - HC cả ở Trung ương và địa phương trongcông tác đào tạo, bồii dưỡng cho đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, đạo đức, cókhả năng lực thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng vànhà nước Lào đã và đang đặt ra

Trong hơn 35 năm qua, Lào đã khắc phục những khó khăn như lũ lụt,lạm phát trong nước cũng như những ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảngtài chính quốc tế… để thúc đẩy phát triển kinh tế, hoàn thành mọi chỉ tiêu kinh

tế và đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất nước Lào đã

Trang 25

dần dần ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển và đang đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên cơ sở những thành tựu đạtđược sau hơn 45 năm giành độc lập, CHDCND Lào đang thực hiện mục tiêuphát triển nền kinh tế, với mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi danh sách các nướckém phát triển nhất vào năm 2024 So với các nước thành viên ASEAN khác,quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hànghóa của Lào rất khó khăn Tuy nhiên, điều đáng mừng là hơn 6 triệu người dânLào qua phấn đấu gian khổ, đã giành được sự tiến bộ vượt bậc về xây dựngkinh tế quốc dân Trong những năm qua Lào đã thực thi nhiều sách lược pháttriển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinhtế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược thương mại lớn gồm: Ngoại thương, sảnxuất sản phẩm và quản lý xuất - nhập khẩu, dịch vụ thương mại quá cảnh, pháttriển thị trường và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực và quản lý hànhchính; Tăng cường hợp tác kinh tế khu vực; Và tích cực phát triển công nghiệpgắn với bảo vệ môi trường Để đạt được mục tiêu Đảng và Nhà nước đã đề rađòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải có năng lực phân tích môi trường côngtác; Năng lực tham mưu tổng hợp; Năng lực quản lý cơ bản; Năng lực xâydựng, điều phối và quản lý các mối quan hệ công tác; Nghiệp vụ hành chínhvăn phòng Đó cũng là những yêu cầu về công tác đào tạo của TCT - HC tỉnhtrong thời kỳ đổi mới đất nước.

Trang 26

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài số tự đào tạo được, hằng năm Chính phủLào còn cử hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập Riêng với ViệtNam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mởrộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ trung ương tới các bộ, ngành, địaphương, tổ chức, doanh nghiệp Đặc biệt công tác đào tạo cán bộ có trình độ lýluận chính trị - hành chính nhằm bổ sung cho TCT - HC các tỉnh của Lào luôn làmục tiêu quan trọng trong công tác hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam vàLào Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục - thể thao cũng đượcđẩy mạnh Ở hầu hết các bản làng, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống,việc xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mêtín dị đoan trong đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào

sự lãnh đạo của Đảng, từ đó họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mìnhtrong việc xây dựng một nước Lào phồn vinh, giàu mạnh

Chính vì sự ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế kéo theo đó là tất

cả các lĩnh vực của đời sống xã hội có sự thay đổi toàn diện, đời sống nhân dâncác bộ tộc Lào được cải thiện đáng kể Điều này đã củng cố niềm tin của độingũ cán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh vào chủ trương, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào Đó là cơ sở thực tiễn để đội ngũcán bộ, giảng viên ở TCT - HC tỉnh đưa vào công tác giảng dạy cho đội ngũlãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; Là bài học sinh động trong công tác tuyên truyềnchủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhànước đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, góp phần tạo nên sự đồng thuận thốngnhất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụchính trị của các cơ quan đảng, chính quyền, địa phương

1.3.3 Bối cảnh quốc tế và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

Trang 27

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ,giảng viên TCT - HC tỉnh có cơ hội được giao lưu, học hỏi, trao đổi, nâng caokiến thức và năng lực thực hiện công tác của mình Đặc biệt nhờ sự phát triển vũbảo của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực điện tử - viễn thông, ngoạingữ, tin học và công nghệ thông tin, đã mang đến những ứng dụng mới Nhữngthành tựu mới về khoa học và công nghệ vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo nóichung và tại TCT - HC tỉnh nói riêng Đây cũng là điều kiện quan trọng để độingũ cán bộ, giảng viên TCT - HC tỉnh cập nhật thông tin, nâng cao trình độ lýluận, chuyên môn, phương pháp quản lý, giảng dạy

Trong tình hình mới, mặc dù hoàn cảnh bên trong và bên ngoài có nhiềuthay đổi, Đảng, Nhà nước Lào vẫn xác định chính sách đối ngoại là: “ Tiếp tụcduy trì quan hệ ngoại giao và phát triển quan hệ thương mại thường xuyên vớitất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, trên cơ sở 5 nguyên tắccùng tồn tại hòa bình; Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của chính phủ và nhândân các nước có thiện ý muốn giúp đỡ Chính phủ và nhân dân Lào trong việchàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, khôngngừng cải thiện đời sống nhân dân Lào” Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ

đó cũng còn không ít những tác động tiêu cực từ các biến động quốc tế, như sựhoài nghi về sự thành công của chủ nghĩa xã hội Đã đặt ra cho cán bộ giảng viêntrường CT - HC tỉnh một vấn đề thực tiễn trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộcác cấp một cách bài bản, sát với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nướcnhằm trang bị cho học viên - những cán bộ, công chức những kiến thức về chínhtrị, kinh tế, đặc biệt là những kiến thức về quan hệ Quốc tế, củng cố niềm tin vào

sự lãnh đạo của Đảng vào con đường đi lên XHCN ở Lào

1.3.4 Những yếu tố từ bản thân người cán bộ, giảng viên

Đối với TCT - HC tỉnh nhiệm vụ chính của cán bộ, giảng viên là làmcông tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học Thực hiện theo kế hoạch chung

Trang 28

của Nhà trường giao như: soạn bài giảng, ra đề thi và đáp án, thao giảng ở các

bộ môn Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cán bộ, giảng viên phải chủđộng cập nhật các tin, viết bài, nghiên cứu trao đổi nhằm hoàn thiện và pháttriển bản thân Đó là nhân tố quyết định tác động đến chất lượng công tác giảngdạy của nhà trường Đối với cán bộ, giảng viên trong các trường CT - HC tỉnh,ngoài đòi hỏi sự tu dưỡng, phấn đấu để đạt những tiêu chuẩn chung của giảngviên như: có đạo đức tốt, có khả năng nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiêmgiảng dạy… chất lượng đội ngũ giảng viên còn bị ảnh hưởng bởi những nhân

tố sau:

Một là, Có phẩm chất chính trị tốt và nhận thức đúng đắn về tầm quan

trọng của chất lượng giảng dạy trong trường CT - HC Phẩm chất đó thể hiện ở

sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu và con đường xây dựng CNXH mà ĐảngNDCM Lào đã lựa chọn

Có nhận thức đúng về việc nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán

bộ, giảng viên Có nhận thức đúng thì mới có những hành động đúng, nhữngquyết định đúng và ngược lại Nếu bản thân cán bộ, giảng viên nhận thức đúngmức về vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độchuyên môn để có đủ kiến thức, kỹ năng, cách ứng xử, hành vi đáp ứng yêucầu công tác thì họ sẽ không ngừng nâng cao, tự nguyện tham gia đào tạo, bồidưỡng hoặc có ý thức trong việc tự nghiên cứu, trau dồi những kiến thức, kỹnăng, cập nhật những tri thức mới, những phương pháp quản lý khoa học mộtcách tích cực, có hiệu quả

Hai là, Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo đúng chuyên

ngành kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn Hơn nữa, phẩm chất và năng lực củađội ngũ cán bộ, giảng viên trường chính trị - hành chính được hình thành bằngnhiều con đường khác nhau, nhưng lại được phát triển và hoàn thiện bằng sựtrải nghiệm ngay trong thực tiễn công việc của họ

Trang 29

Ba là, Tinh thần tự học Nếu không có tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao

phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Hoànthiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý Có như vậy cán bộ, giảng viên mới xử lý tốtcác tình huống diễn ra đa dạng, phong phú trong thực tiễn, từ đó nâng cao chấtlượng giảng dạy, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy mới bám sát thực

tế, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ

Bốn là, Giảng viên phải nghiên cứu thực tế về lĩnh vực được phân công

giảng dạy Nắm được tình hình thực tế, giảng viên sẽ liên hệ với nội dung bàigiảng của mình, làm cho bài giảng sinh động hơn Giảng viên có thể đưa vàobài giảng của mình những ví dụ, những số liệu, những bài học kinh nghiệmđược rút ra từ thực tiễn… Bài giảng cũng vì thế mà có sức thuyết phục hơn.Đồng thời, qua nghiên cứu thực tế, mỗi giảng viên có thể nắm bắt tâm tư,nguyện vọng ở cơ sở; Những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở cần giải quyết như:

cơ chế, chính sách chưa phù hợp, cần bổ sung, sửa đổi; Cách làm mới chưa phùhợp với đặc thù của từng địa phương, đơn vị; Nhiều địa phương, cơ sở cần sự

hỗ trợ của cấp trên để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; Những vấn đềvượt thẩm quyền giải quyết của cơ sở…

Tiểu kết Chương 1

Trong chương này tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về chấtlượng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ, giảng viên Trường CT-HC tỉnh nóiriêng Làm rõ khái niệm về CT - HC cấp tỉnh ở của nước CHDCND Lào Nêu

ra những đặc điểm, yêu cầu về đội ngũ cán bộ, giảng viên trường chính trị hành chính cấp như yêu cầu về số lượng, về cơ cấu đôi ngũ cán bộ, giảng viên.Đồng thời, đưa ra những tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, giảng viên gồm:

-Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên; phẩm chất chính trị, đạo đức,

Trang 30

lối sống của đội ngũ cán bộ, giảng viên; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sốngcủa đội ngũ cán bộ, giảng viên; khả năng và kết quả thực hiện nhiệm vụ của độingũ cán bộ, giảng viên Chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũcán bộ, giảng viên trường CH-HC tỉnh gồm: các yếu tố khách quan và các yếu

tố khách quan Từ những vấn đề lý luận trên để nghiên cứu thực trạng chấtlượng đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng

Trang 31

Chương 2 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH XIENG KHOẢNG NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG VÀ

NDCM lào đã ban hành Quyết định số 21/BTC-TW về việc xây dựng và củng

cố lại các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và Thủ đô, cùng với đề án phát

triển và củng cố các trường CT-HC cấp tỉnh Đồng thời, Ngày 16/12/2007Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào cũng ban hànhQuyết định số 724//HVCT và HCQG về việc nâng cấp trung tâm bồi dưỡngchính trị các tỉnh thành Trường CT-HC tỉnh trực thuộc Tỉnh ủy và Chính quyềncác tỉnh Trải qua quá trình phát triển TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng đã và đanggiữ một vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ -công chức mà Đảng và Nhà nước giao phó

Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xiêng Khoảng là đơn vị sự nghiệpcấp tỉnh, tương đương với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, thủ đô chịu sự chỉ đạotrực tiếp về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức của Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh; Đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Học viện

Trang 32

Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào; Có ba vai trò lớn: 1) Nghiên cứu lý luận

và thực tiễn nhằm phục vụ giảng dạy và học tập, cung cấp thông tin khoa họccho các chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Chính quyềntỉnh; 2) Tổ chức đào tạo nâng cấp cho cán bộ, lực lượng vũ trang có chức vụcấp trung cấp, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp thôn, bản về lý luận chính trị và quản lýnhà nước theo chương trình của Học viện Chính trị Quốc gia đưa ra; 3), Hướngdẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các trung tâm đào tạo của các sở, ban,ngành trên địa bàn tỉnh

Theo chương trình đào tạo của trường CT-HC cấp tỉnh nói chung, trườngCT-HC tỉnh Xieng Khoảng nói riêng, chủ yếu là giảng dạy các môn liên quanđến chủ nghĩa Mác-Lê nin, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng Nhândân cách mạng Lào, chính sách, pháp luật của Nhà nước và một số môn họckhác, cụ thể như sau:

- Triết học Mác-Lê nin

- Kinh tế chính trị và quản lý kinh tế

- Chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 33

phòng cấp huyện; cán bộ bản/thôn; đào tạo cán bộ dự nguồn, cán bộ trẻ ở cácchức danh trên.

Về loại hình đào tạo, bồi dưỡng: Trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng tổchức các loại hình đào tạo trung cấp, sơ cấp lý luận Chính trị, kiến thức quản lýnhà nước, kiến thức nhà nước - pháp luật… chương trình bồi dưỡng ngắn hạn

45 ngày và tập huấn 10 ngày…

Về cơ sở hạ tầng, được sự quan tâm của Tỉnh ủy và Chính quyền tỉnhXieng Khoảng, đến nay hạ tầng cơ sở của trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng

có thể nói là đáp ứng được nhu cầu ở mức độ nhất định, cụ thể như:

+ Nhà học kiên cố 3 tầng gồm 5 phòng học (sức chứa 300 học viên), 1 thưviện, 3 phòng hội thảo

+ Một hội trường có sức chứa 300 người

+ Tòa nhà văn phòng kiên cố 2 tầng gồm 15 phòng làm việc, 1 phòngkhách và 1 phòng họp (sức chứa 60 người)

+ Nhà ở KTX học viên: 1 toà nhà 2 tầng và 2 toà nhà 1 tầng có sức chứahơn 100 sinh viên (do sự giúp đỡ của tỉnh kết nghĩa - tỉnh Sơn La, Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam)

+ Có nhà ăn học viên ký túc xá, nhà để xe

+ Ngoài ra còn có sân bóng đá, bóng chuyền, bi sắt, ao cá để giải quyếtsinh hoạt cho học viên và giáo viên [17, tr 2,3]

2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị-Hành chính tỉnh Xieng Khoảng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay

2.2.1 Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên

- Về số lượng

Về số lượng cán bộ, giảng viên của Trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng doban thường vụ Tỉnh ủy, Chính quyền xem xét, quyết định trên cơ sở yêu cầu,nhiệm vụ; số lượng cán bộ, giảng viên phù hợp với tiêu chuẩn chức danh và vị

Trang 34

trí việc làm đã được phê duyệt; bảo đảm thực hiện việc tinh giản biên chế, nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Hiện nay trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng

có tổng số giảng viên chuyên trách là 19 người (7 nữ), giảng viên mời 25 người(5 nữ) [19, tr1]

Bảng 2.1 Số lượng cán bộ, giảng viên các năm của TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021

Đơn vị tính: người

- Về cơ cấu

Thực hiện Quyết định số 934/ HVCT và HCQG Lào ban hành ngày21/10/2011 về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các Trường CT-HC cấp tỉnhTrường Chính trị - Hành chính tỉnh có bộ máy giúp việc hành chính và chuyênmôn như: hội đồng giáo viên và 4 phòng với 10 tổ công tác: phòng hành chính

có 3 tổ, phòng quản lý dạy - học có 2 tổ, phòng chuyên môn có 3 tổ và phòngthông tin - thư viện có 2 tổ Đến năm 2021 TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng có 26cán bộ, giảng viên, 14 nữ; Ban giám hiệu có 3 đồng chí, 19 giảng viên chuyêntrách, 7 nữ; Về trình độ chuyên môn: có 6 thạc sĩ, 19 cử nhân (13 nữ), 1 caođẳng (nữ)

Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức và số lượng cán bộ, giảng viên ban giám hiệu và các phòng của TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng năm 2021

Trang 35

Đơn vị tính: người

Bảng 2.3 Cơ cấu giảng viên chuyên trách thuộc các bộ môn của TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng năm 2021

Đơn vị tính: người

lý kinh tế: kinh tế chính trị, quản lý kinh tế, kinh tế phát triển…; Bộ môn khoahọc hành chính: hành chính học, nhà nước - pháp luật, hành chính công sở, vănbản và công nghệ hành chính…

Trang 36

Từ thực tế đó cho thấy về số lượng cán bộ, giảng viên của trường đã cơbản đáp ứng được nhiệm vụ của Ban Thường vụ tỉnh ủy giao phó về công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở cho tỉnh một cách chủ động và linh hoạt.

- Về tuổi đời

Độ tuổi có ảnh hưởng đến việc sắp xếp và chuẩn bị cán bộ dự bị củatrường Trong tổng số 26 cán bộ, giảng viên của trường thì số cán bộ công chứctrẻ dưới 30 tuổi 10 cán bộ; từ 31-40 có 8 cán bộ; từ 41-50 có 6 cán bộ trên 50

có 2 cán bộ Căn cứ theo số liệu này tỷ lệ độ tuổi cán bộ, giảng viên của

TCT-HC tỉnh Xieng Khoang thể hiện như sau:

Bảng 2.4 Cơ cấu độ tuổi cán bộ, giảng viên phân của trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng năm 2021

Đơn vị tính: %

Trang 37

trường Tuy nhiên, chính sự trẻ hóa này cũng cho thấy sự bất hợp lý trong cơcấu đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy Trước hết, xét đặc điểm của từng

độ tuổi: Ở độ tuổi dưới 30 tuổi, chiếm tới 38.46,5%, đây là lực lượng đangtrong quá trình đào tạo, bồi dưỡng, chưa đảm đương được công việc Ở độ tuổi31-40 tuổi, chiếm 30.77%, đây là đội ngũ cán bộ đã đảm nhận được một sốcông việc, song chưa thực sự làm chủ được công việc, vẫn tiếp tục phải bồidưỡng Độ tuổi 41-50 tuổi là lực lượng chủ lực trong giảng dạy và nghiên cứunhưng chỉ chiếm có 23.08% Độ tuổi 51-60 là những người có học vị, là lựclượng nòng cốt trong nghiên cứu, giảng dạy và công tác lãnh đạo, quản lýchiếm 7.69% là hợp lý Chính vì vậy trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng hiệnnay còn phụ thuộc khá nhiều vào đối tượng giảng viên thỉnh giảng để bù đắpcho những thiếu hụt về kinh nghiệm thực tiễn mà các giảng viên của trườngchưa đáp ứng được

- Về giới tính: cơ cấu về số lượng cán bộ, giảng viên của Nhà trường ở

trên cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với số lượng nam giới, tươngđương với 53.83%, tuy nhiên riêng số giảng viên chuyên trách số lượng giảngviên nữ chỉ có 7/19 trong tổng số giảng viên chuyên trách tương đương với36.84% Phân về trình độ, hiện nay trường có 6 giảng viên có bằng thạc sĩ,trong đó chỉ có 1 nữ; về đảng viên số lượng đảng viên là nữ giới là 6/17, tươngđương 35.29% [19, tr2] Do vậy, tuy tổng số cán bộ, giảng viên của trường nữgiới chiếm tỷ lệ cao hơn, nhưng về chất lượng chúng ta có thể thấy giữa nam và

nữ còn có sự chênh lệch khá lớn Điều này sẽ dẫn đến sự hạn chế trong nhữngchính sách dành cho nữ giới, đồng thời cũng cho thấy sự hạn chế trong việc sửdụng tài năng của nữ giới trong các cơ quan nhà nước nói chung, công tácgiảng dạy ở trường CT-HC tỉnh Xieng Khoảng nói riêng

Do có sự chênh lệch tỷ lệ về giới như vậy nên trong thời gian qua Đảng

và Nhà nước Lào nói chung và Đảng ủy và Chính quyền tỉnh Xieng Khoảng

Trang 38

nói riêng luôn quan tâm, tạo điều kiện ưu tiên nhất định cho nữ giới Hiện nay,Đảng và Nhà nước đang có chủ trương, chính sách ưu tiên trong sử dụng vàphát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ giới, nhằm tạo điều kiệncho nữ giới có thể có cơ hội phát triển tài năng, có thể khẳng định được nănglực của bản thân mình

Tuy nhiên, trong thực tế vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán

bộ, công chức nữ giới còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, như:hoàn cảnh gia đình phải chăm lo cho con cái, yếu tố về tinh thần và ý chí củabản thân Vì những lý do đó mà từ trước đến nay cán bộ, công chức, viên chứcnam giới và nữ giới vẫn có sự chênh lệch nhau cả về số lượng và chất lượng

2.2.2 Phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, giảng viên

- Về phẩm chất chính

Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, ban giám đốc TCT-HC tỉnh XiengKhoảng, những năm qua đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường có phẩm chấtchính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng CNXH, có lối sống lànhmạnh, kỷ cương và kỷ luật nghiêm minh

Sự trung thành của đội ngũ cán bộ, giảng viên đối với Đảng, Nhà nước

và chế độ dân chủ nhân dân, phân biệt rõ ai là bạn ai là thù, có trách nhiệm cao,nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vượt quamọi khó khăn tiến tới hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng hy sinh vì Tổquốc, vì chế độ, kiên quyết đấu tranh chống chiến lược “diễn biến hòa bình”,chống tham nhũng, lãng phí, gần dân, sát dân, thực hiện khẩu hiệu: “ở dân quý,khi đi xa dân nhớ” [Error: Reference source not found, tr.61]

Trong quá trình nghiên cứu thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảngviên TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến tự đánh

Trang 39

giá các tiêu chí về phẩm chất chính trị của đội ngũ cán bộ, giảng viên nhàtrường

Kết quả tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũcán bộ, giảng viên TCT-HC tỉnh Xieng Khoảng được thể hiện qua bảng dướiđây:

Bảng 2.5 Kết quả tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xieng Khoảng năm 2021

Đơn vị tính: %

SL khảo sát

Tỷ lệ tươn g ứng

Rất tốt Tốt

Kh á

Yế u

Rất yếu

1

Tuyệt đối trung thành chủ

nghĩa Mác - Lê nin và tư

tưởng Cay Sỏn Phôm Vi

Hản

2

Nắm vững quan điểm,

đường lối của Đảng và Nhà

nước, tin tưởng vào Đảng

và Nhà nước

3

Yêu nước, quý trọng nhân

dân và học viên nơi mình

Trang 40

công tác

6

Trung thực không cơ hội,

không lợi dụng chức quyền

để mưu cầu tư lợi Không

tham nhũng và kiên quyết

đấu tranh chống tham

Ngày đăng: 02/02/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w