1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn - Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Tổng Công Ty Thương Mại Quảng Trị
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Trị
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 234,29 KB

Nội dung

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung câp những thôngtin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuât kinh doanh,sự kiện và các tình huống l

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiêt của đề tài nghiên cứu

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phúhơn Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh cũng như phân tích báo cáo tàichính của doanh nghiệp là một vân đề cần thiết hiện nay Kết quả phân tích không chỉ giúpcho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự

án đầu tư, tính tóan mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng Ngoài ra, việcphân tích tình hình hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ đượcquan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tựơng kinh tế khác liên quan đến doanhnghiệp Qua kết quả của việc phân tích báo cáo tài chính cho thây được hoạt động kinh doanhkhông chỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quátrình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu Để đạt được kết quả cao nhât trong sảnxuât kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư,biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực

Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp Tât cả cáchoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược lại tìnlhìrn tài chính tốt hay xâu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh doanh Do đó,

để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả các nhà quản trị cần phảithường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính Bởi vì thông qua việc tính toán, phân tíchtài chính cho ta biết những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuât kinh doanh củadoanh nghiệp cũng như những tiềm năng cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục

Từ đó các nhà quản lý có thể xác định được nguyên nhân và đề xuât các giải pháp nhằm cảithiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thờigian tới Với một doanh nghiệp hay bât kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ khi hoạt độngđều mong muốn làm sao hoạt động có hiệu quả thu về lợi nhuận nhiều nhât và đạt được mụctiêu mà công ty đề ra

Mặt khác theo nghi định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011của Chính phủ về chuyểnđổi doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành Công ty cổ phần Thoát khỏi sự bao cấp của Nhànước, doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì tình hình nguồn lực của doanh nghiệpphải mạnh và có chiến lược đúng đắn

Đứng trước tình hình đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tăng cường nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh và nâng cao năng lực tài chính của công ty mình Mặt khác, trong điềukiện nền kinh tế ngày càng mở rộng và phát triển, các mối quan hệ kinh tế ngày càng đa dạngphong phú, thì việc đưa ra các phương án kinh doanh chính xác sẽ có ảnh hưởng đến sự sốngcòn của doanh nghiệp Các quyết định này phải dựa trên những điều kiện hiện tại và dự đoán

Trang 2

về tương lai Muốn vậy người làm công tác tài chính phải thường xuyên đánh giá tình hình tàichính của công ty để thấy những mặt mạnh, mặt yếu từ đó có phương án quản lý và sử dụngtài sản, tài chính của công ty mình một cách có hiệu quả.

Đối với Công ty TNHH Một thành viên Thương mại Quảng Trị (nay là Công ty cổphần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, lộ trình cổphần hóa theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Trị thì đầu năm 2015 phảichuyển ang công ty cổ phần Nên việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng các nguồn lực trở nên cấp bách và cần thiết, trong

đó nội dung phân tích tình hình tài chính để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tàichính cho Công ty có một vị trí hết sức quan trọng Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đềtài “Phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

* Mục tiêu chung: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tổng Công tyThương mại Quảng Trị, đánh giá kết quả đạt được cũng như hạn chế để đề xuất các giải pháp

có cơ sở khoa học nhằm nâng cao năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Tổng Công tyThương mại Quảng Trị

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính tại Công ty

Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị

* Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Công ty Cổ phần Tổng Công ty T hương mại Quảng Trị

Về thời gian: Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu phản ánhtình hình tài chính của công ty Tong giai đoạn năm 2011 - 2014

Trang 3

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số

- Số liệu thứ cấp: Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương phápđiều tra thu thập số liệu thứ cấp qua các báo cáo của Công ty cổ phần Tổng Công ty Thươngmại Quảng Trị chọn lọc tập hợp từ các tài liệu sau: Các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kếtoán, báo cáo lưu chuyến tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng nămcủa Công ty và các đơn vị trực thuộc; Báo cáo thường niên của Công ty

ài ra, còn tham khảo và sử dụng các thông tin từ các tạp chí chuyên ngành về tài chính,Kiếm toán; kế thừa một cách hợp lý nguồn thông tin, kết quả nghiên cứu của một số luận văncủa các tác giả trong nước về phân tích tài chính Công ty

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập sử dụng bằng cách phỏng vấn cán bộ lãnh đạo trongcông ty, các phòng ban chức năng của Công ty Ngoài ra thảo luận thêm các chuyên gia cũngđược tiến hành đế làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tài chính của Công ty

4.2 Phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả; phương pháp chỉ số;phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh và một số phương pháp khác

5 Kêt cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung nghiên cứu được chia thành cácchương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị

Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính cho công ty

Trang 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Bản chất của tài chính doanh nghiệp[7]

Tài chính là một phạm trù kinh tế xã hội, phát sinh và tồn tại cùng với sự tồn tại củanhà nước và nền sản xuất hàng hóa Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tươngđối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất giữ trong quá trìnhtạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đại aiện cho sức mua nhất định của các chủ thể kinh tế - xã hội

Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huyđộng và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp” Hai yếu tố đó gắn liền với nhauqua hoạt động đầu tư vì đầu tư tạo điều kiện cho sự vận động của các quỹ tiền tệ trong toàn xã

Tài chính doanh nghiệp có hoi chức năng cơ bản là huy động và sử dụng vốn Nói đếntài chính là nhấn mạnh đến các dòng tiền Chức năng “huy động” còn gọi là chức năng tài trợ,

ám chỉ quá trình tạo ra các quỹ tiền tệ từ các nguồn lực bên trong và bên ngoài để doanhnghiệp hoạt động trong lâu dài với chí phí thấp nhất Chức năng “sử dụng vốn” hay còn gọi làđầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu, lúc nào sao cho vốn được sử dụng có hiệu quảnhất

Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp, được thể hiện thông qua:

(1) Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính Mối quan hệ nàythường thể hiện qua việc doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

từ ngân hàng thông qua vay, từ công chúng qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, từ các định chếtài chính khác Trong điều kiện thị trường tài chính vững mạnh và phát triển thì mối quan hệnày cần được vận dụng linh hoạt để doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ có chi phí thấp nhất.Một thị trường tài chính vững mạnh còn là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư vốnnhàn rỗi ra bên ngoài

(2) Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước Trong điều kiệnkinh tế thị trường, quan hệ này thế hiện trách nhiệm của doanh nghiệp trong thanh toán cáckhoản thuế theo luật định Trong nhiều trường hợp đặc biệt, nếu nhà nước có chính sách hỗtrợ cho sản xuất trong nước qua hình thức trợ giá, bù lỗ, cấp phát thì đây cũng là một dạngquan hệ tài chính

(3) Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác như: thị trường hànghoá và dịch vụ Mối quan hệ này thế hiện qua việc doanh nghiệp tận dụng các khoản tín dụng

Trang 5

doanh nghiệp với các khách hàng đế kích thích hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp Sử dụnglinh hoạt các mối quan hệ tài chính này đế đảm bảo doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn tạmthời có chi phí thấp, tăng cường hiệu qủa hoạt động kinh doanh Nghiên cứu mối quan hệ nàycòn đánh giá công tác thanh toán giữa doanh nghiệp với các chủ nợ cũng như công tác quản lýcông nợ của doanh nghiệp.

(4) Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thế hiện qua quan hệ thanh toángiữa doanh nghiệp với người lao động về lương, các khoản tạm ứng ; quan hệ về phân phốivốn giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên, quan hệ phân phối và sử dụng quỹ hìnhthành từ lợi nhuận đế lại

Quá trình phân tích những mối quan hệ nêu trên đóng vai trò hết sức quan trọng đốivới nhà quản lý đế từ đó có quyết định phù hợp và đúng đắn cho doanh nghiệp của mình Đ Ố1với nhà đầu tư, nó là cơ sở đế xem xét ra các quyết định tài chính trong doanh nghiệp

1.1.2 Ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp[7]

Phân tích tài chính là tổng thế các phương pháp được sử dụng đế đánh giá tình hình tàichính đã qua và hiện nay, giúp cho các nhà quản trị đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác

và đánh giá được doanh nghiệp, từ đó giúp cho các đối tượng quan tâm đi tới những dự đoánchính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết định phù hợp với lợi íchcủa họ Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chính của doanhnghiệp Mỗi đối tượng lại quan tâm theo giác độ và mục tiêu khác nhau Do nhu cầu về thôngtin tài chính doanh nghiệp rất đa dạng, đòi hỏi phân tích tài chính phải được tiến hành bằngnhiều phương pháp khác nhau để từ đó đáp ứng nhu cầu của các đối tượng quan tâm Chínhđiều đó đã tạo điều kiện cho phân tích tài chính ra đời, ngày càng hoàn thiện và phát triển,đồng thời cũng tạo ra phức tạp của phân tích tài chính

Thông qua phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng, cácthông tin về mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước, với thị trường

và với nội bộ doanh nghiệp, phân tích tài chính cho thấy những điểm mạnh và điểm yếu vềhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhờ đó, những người quan tâm đến hoạtđộng của công ty sẽ có các biện pháp và quyết định phù hợp

Phân tích tài chính cung cấp những thông tin hữu ích giúp kiểm tra, phân tích mộtcách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiệncác mục tiêu của doanh nghiệp Những người quản lý tài chính khi phân tích tài chính cần cânnhắc tính toán tới mức rủi ro và tác động của nó tới doanh nghiệp mà biểu hiện chính là khảnăng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinhlãi của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dựđoán về kết quả hoạt động kinh doanh nói chung, mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp

Trang 6

trong tương lai Ngoài ra, phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin số liệu để kiểm tragiám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế tàichính của doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của xã hội thì việc phân tích tài chính càng trởnên quan trọng, bởi công tác phân tích tài chính ngày càng cho thấy sự cần thiết của nó đốivới sự phát triển doanh nghiệp Phân tích tài chính cho thấy khả năng và tiềm năng kinh tế tàichính của doanh nghiệp, do đó sẽ giúp cho công tác dự báo, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn

và dài hạn, dễ dàng đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho công ty hoạt động

Trước đây, việc phân tích tài chính chỉ để phục vụ cho nhu cầu cho các nhà đầu tư vàcác ngân hàng Hiện nay việc phân tích tài chính được rất nhiều đối tượng quan tâm Tùy theomục đích khác nhau của người sử dụng mà phân tích tài chính sẽ có những vai trò khác nhau:

(1) Đối với những người quản lý doanh nghiệp, hoạt động phân tích tài chính củanhững người quản lý doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ Do ở doanh nghiệp

họ nắm được đầy đủ và chính xác các thông tin, kèm theo sự hiểu rõ về doanh nghiệp nên họ

có lợi thế để phân tích tài chính một cách tốt nhât Phân tích tài chính có ý nghĩa để dự báo tàichính và là cơ sở cho các nhà quản lý đưa ra quyết định phù hợp không chỉ trong vân đề tàichính mà còn nhiều vân đề khác Phân tích tài chính nội bộ thực sự cần thiết để xác định giátrị kinh tế, các mặt mạnh, yếu và đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của mộtdoanh nghiệp

(2) Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan Nhà nước có liên quan, dựa vào các báocáo tài chính của doanh nghiệp để phân tích đánh giá, kiểm tra hoạt động sản xuât kinh doanh.Hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước haykhông, có tuân theo pháp luật hay không đồng thời sự giám sát này giúp cơ quan thẩm quyền

có thể hoạch định chính sách một cách phù hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt độngkinh doanh một cách có hiệu quả Giúp Nhà nước đưa nhữn g kếh oạch phát triển ở tầm vĩ môsao cho mang lại lợi ích thiết thực nhât

(3) Đối vớ các nhà đầu tư, các nhà đầu tư là các doanh nghiệp và cá nhân quan tâmtrực tiếp đến các giá trị của doanh nghiệp vì họ là người đã giao vốn cho doanh nghiệp à cóthể phải chịu rủi ro Thu nhập của họ là tiền chia lợi tức và giá trị gia tăng thêm của vốn đầu

tư Hai yếu tố này chịu ảnh hưởng của lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp Các nhà đầu tưthường không hài lòng với lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được theo tính toán trên sổ sách

Dự kiến trước lợi nhuận sẽ đạt được là mối quan tâm thực sự của nhà đầu tư Thông qua sựphân tích dựa trên các báo cáo tài chính, phân tích khả năng sinh lời, mức độ rủi ro và sự phântích diễn biến giá cả, các nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định của chính mình

(4) Đối với ngân hàng, Các nhà cho vay tín dụng, các đối tác kinh doanh và các tổ

Trang 7

liên doanh của doanh nghiệp, cho nên cũng cần phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Đặc biệt đối với các chủ nợ, họ quan tâm tới khả năng thanh toánnhanh của doanh nghiệp nếu đó là các khoản vay ngắn hạn, đối với khoản vay dài hạn họ phảitin chắc khả năng hoàn trả khi xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp Song quan trọngnhất đó là cơ cấu tài chính biếu hiện mức độ mạo hiếm của doanh nghiệp đi vay Các đối táckinh doanh còn xem xét đến khả năng hợp tác của doanh nghiệp thông qua tình hình chấphành các chế độ, khả năng, tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp.

(5) Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp cũng quan tâm đến tìnhhình tài chính, bởi lợi ích của họ gắn liền với hoạt động tài chính của doanh nghiệp Người laođộng quan tâm đến các thông tin và số liệu tài chính đế đánh giá, xem xét triến vọng của nótrong tương lai Những người đi tìm việc đều có nguyện vọng được vào làm việc trong cáccông ty có triến vọng với tương lai lâu dài đế hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làmviệc ổn định

Những nhà phân tích tài chính nghiên cứu và đưa ra các dự đoán về kết quả của hoạtđộng nói chung và mức doanh lợi nói riêng trong tương lai Phân tích tài chính là cơ sở đế dựđoán tài chính Ngoài ra phân tích tài chính được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Đưa

ra quyết định phục vụ nghiên cứu hay đế kiếm tra giám sát chặt chẽ hơn Hiện nay với sự pháttriến lớn mạnh của doanh nghiệp cùng với quá trình cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiếnlược kinh doanh cụ thế hợp lý và chính xác Phân tích tài chính sẽ có tác dụng trong việc thựchiện điều đó

Như vậy, có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dướinhững góc độ khác nhau Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiềnmặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức sinh lợi nhuận Bởi vậy, việc phân tíchtình hình tài chính doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu nhất định Phân tích tình hình tàichính phải cung cấp cho các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và nhữngngười sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiềnmặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhât vốn kinh doanh, tình hình khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phải cung câp những thôngtin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả quá trình hoạt động sản xuât kinh doanh,

sự kiện và các tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của công ty

1.2 TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Các giai đoạn tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp[7]

Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các bước côngviệc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính Để phân tích tài chính trong doanhnghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình ra quyết định, phân tích tài chính phải được

Trang 8

tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế quản lý tài chính củadoanh nghiệp và phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng Mỗi đối tượng quan tâmvới 'những mục đích khác nhau, nên việc phân tích đối với mỗi đối tượng cũng có những nétriêng Song nói chung, phân tích tài chính trong doanh nghiệp thường được tiến hành qua cácgiai đoạn sau:

(1) Lập kế hoạch phân tích: Đây là giai đoạn đầu tiên, là khâu quan trọng, ảnh hưởngnhiều đến chât lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính Lập kế hoạch phân tích,bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng chương trình phân tích Kế hoạch phân tích phảiđược xác định rõ nội dung, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, những thông tin cần thuthập, tìm hiểu

(2) Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các côngviệc đã ghi trong kế hoạch Tiến hành phân tích bao gồm các bước công việc sau: Siưi tầm sốliệu, xử lý số liệu; tính toán các chỉ tiêu phân tích; xác định nguyên nhân và tính toán cụ thểmức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích; xác định và dự đoán nhữngnhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp; tổng hợp kết quả,rút ra nhận xét, kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp

(3) Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của phân tích Trong giai đoạn nàycần tiến hành những công việc cụ thể sau: Viết báo cáo phân tích; hoàn chỉnh hồ sơ phân tích

1.2.2 Hệ thống thông tin và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.2.1 Những thông tin cần thiết cho phân tích tài chính doanh nghiệp

Thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Một số công khai,một số chỉ dành cho những người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp Cónhững thông tin được báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố, có những thông tin chỉ trongnội bộ doanh nghiệp được biết Do vậy để có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trìnhphân tích tài chính, các nhà phân tích tài chính phải sưu tầm đầy đủ và thích hợp những thôngtin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

a) Thông tin bên ngoài

Là những thông tin bao gồm thông tin liên quan đến tình hình Kinh tế-Xã hội (cơ hộikinh doanh, chính sách thuế, lãi suất ngân hàng; thông tin về ngành kinh doanh; thông tin liênquan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, tình trạng công nghệ, thị phần vàcác thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp) Nguồn thông tin này được phản ánhtrong các văn bản pháp quy của Nhà nước, các số liệu thống kê, tin tức hàng ngày trên cácphương tiện thông tin đại chúng, hoặc các tài liệu ấn phẩm của từng cơ quan, từng ngành

Nhân tố bên ngoài còn ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh cũng như hoạt

Trang 9

hoặc suy thoái kinh tế trong nước cũng như trên thế giới Những thông tin này đều góp phầnxây dựng các dự báo kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp, góp phần tạođiều kiện cho doanh nghiệp cũng như những đối tượng quan tâm khác đến doanh nghiệp đưa

ra quyết định phù hợp và đúng đắn

b) Thông tin bên trong

Thông tin bên trong của một doanh nghiệp là mọi nguồn thông tin liên quan đến doanhnghiệp đó, ví dụ: Thông tin về thị trường của doanh nghiệp, thông tin về nhân sự Trong đó hệthống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp, sản phẩm cuối cùng củacông tác kế toán thông tin về kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết, mang tính bắt buộc.Thông tin kế toán phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của doanh nghiệp tại thờiđiếm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời điếm nhấtđịnh Thông tin kế toán cũng giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biếtđược thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đế từ đó ra quyếtđịnh phù hợp Sản phẩm cuối cùng của chu trình kế toán số liệu là hệ thống báo cáo kế toáncủa doanh nghiệp Bởi vậy, thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong hệ thống báo cáo kếtoán của doanh nghiệp Vì vậy phân tích tài chính tức là phân tích hệ thống báo cáo tài chính

và kế toán doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo tài chính được Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc về biếumẫu, phương pháp lập, đối tượng và phạm vi áp dụng cũng như thời gian nộp báo cáo

Hệ thống báo cáo tài chính được quy định trong chế độ tại Quyết định số BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính [5] Đế tiến hành hội nhập với kế toán quốc

15/2006/QĐ-tế, phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc 15/2006/QĐ-tế, hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam đã đượcsửa đổi tại các thông tư

Bảng cân đối kế toán: BCĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại mộtthời điếm nhất định Thời điếm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tàichính tổng hợp phản ánh tóm lược tình hình chi phí, doanh thu và kết quả từng loại hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán Khác với Bảng cân đối kế toán, Báo cáokết quả hoạt động kinh doanh cho biết sự dịch chuyến của tiền trong quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời cũng nhưkhả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyến tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cungcấp thông tin liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp Thông qua BCLCTT, ngânhàng, các nhà đầu tư, Nhà nưóc và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền

Trang 10

từ các loại hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổtức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước Đồng thời, đó cũng là mối quan tâm củacác nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệmthanh toán của mình.

BCLCTT còn là cơ sở để dự đoán các dòng tiền của doanh nghiệp, trợ giúp các nhàquản lý trong công tác hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp Thông quaBCLCTT, người ra quyết định có thể đánh giá thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp để ra cácquyết định kịp thời

Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cá o tài chính cung câp các thông tin vềdoanh nghiệp như: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, niên độ kế toán sử dụng, chế độ kếtoán áp dụng, việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Việt Nam Thuyết minhbáo cáo tài chứih còn bổ sung các thông tin rõ ràng, chi tiết cho các khoản, mục tổng hợptrình bày trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh

Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính, các báo cáo của kế toán quản trị cũng được coi làtài liệu không thể thiếu được trong phân tích tài chính Báo cáo kế toán quản trị đi sâu vàotừng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp Báo cáo kế toán quản trị thay đổi theoquyết định của người quản lý doanh nghiệp và được lập một cách thường xuyên theo yêu cầuquản trị doanh nghiệp Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của một doanh nghiệp bao gồm: Báocáo tổng hợp giá thành sản phẩm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từng bộ phận, mặthàng, báo cáo khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành; báo cáo khối lượng sản phẩm dịch

vụ tiêu thụ, báo cáo tình hình sử dụng lao động và năng suât lao động Báo cáo một số chỉ tiêuphân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo về sử dụng vật tư

Thông tin của các báo cáo quản trị mang lại là cơ sở quan trọng để cho các nhà quản

lý ra quyết định kinh doanh ở khâu như lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá mặt khác chúng giúp nhà quản trị trong quá trình xử lý, phân tích thông tin lựa chọn phương

án và ra quyết định kinh doanh phù hợp Kết hợp báo cáo tài chính và báo cáo quản trị làmthành một hệ thống thông tin tương đối đầy đủ và đáng tin cậy để doanh nghiệp có thể tiếnhành phân tích tài chính đạt hiệu quả chính xác

1.2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Để phân tích tài chính doanh nghiệp, người ta có thể sử dụng một hay tổng hợp cácphương pháp khác nhau trong hệ thống các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp.Những phương pháp phân tích tài chính sử dụng phổ biến là: Phương pháp so sánh, phươngpháp liên hệ đối chiếu, phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp đồ thị, phương phápbiểu đồ, phương pháp toán tài chính kể cả các phương pháp phân tích các tình huống giả

Trang 11

- Phương pháp so sánh: Để thực hiện phương pháp này, thứ nhất, phải tồn tại hai đại

lượng, các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được Đó là sự thống nhất về nội dungkinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường Thứhai, gốc so sanh tuỳ thuộc vào mục đích của phân tích Gốc so sánh có thể xác định tại từngthời điểm, cũng có thể từng thời kỳ Thứ ba, kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánhbằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối

- Phương pháp phân chia: Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và

kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả

đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trongtừng thời kỳ

- Phương pháp liên hệ đối chiếu: Là phương pháp phân tích sử dụng để nghiên cứ uxem xét mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện và hiện tượng, đồng thời xem xét tính tương đốicủa các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các hoạt động Sử dụng phương pháp nàycần lưu ý đến các mối quan hệ mang tính nội tại, ổn định, chung nhất và được lặp đi lặp lại,các liên hệ ngược, liên hệ xuôi, tính cân đối tổng thể, cân đối từng phần

- Phương pháp phân tích nhân tố: Là phương pháp thiết lập các công thức tính toán

các chỉ tiêu kinh tế tài chính trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng

Trên cơ sở mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích và các nhân tốảnh hưởng mà sử dụng các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vàphân tích tính chât ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÉN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.3.1 Nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp.

Điều kiện sản xuât kinh doanh và quy trình hoạt động của doanh nghiệp: Mỗi doanhnghiệp có đặc điểm riêng về quy trình hoạt động cũng như sản phẩm, dịch vụ mà nó sản xuât

ra Do vậy, các thông tin thu nhập từ ngay bản thân quá trình sản xuât, kinh doanh cũng mangnhững đặc điểm riêng, đòi hỏi người phân tích phải tổng hợp, xử lý phân tích một cách linhhoạt Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp là:

- Đặc điểm của sản phẩm kinh doanh;

- Đặc điểm của quá trình sản xuât, kinh doanh;

- Đặc điểm của quá trình cung ứng hàng hoá, vật tư đầu vào;

- Đặc điểm của mạng lưới tiêu thụ;

- Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp

Nhân sự: Yếu tố con người ảnh hưởng trực tiếp tới chât lượng của công tác phân tíchtài chính doanh nghiệp Nếu không có đội ngũ cán bộ dồi dào kinh nghiệm và trình độ, quátrình thu nhập và xử lý thông tin sẽ không được tiến hành hoặc được tiến hành một cách

Trang 12

chệch hướng, ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định cua các nhà quản lý Nhân sự trongphân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay v ẫn chủ yếu thuộc bộ phận kế toán doanh nghiệp.

Do vậy, doanh nghiệp không những phải có chính sách đúng đắn trong tuyển dụng và đào tạo

mà còn phải có chính sách đãi ngộ hợp lý để các cán bộ nhân viên của phòng tài chính kế toányên tâm làm việc và phát huy hết khả năng của mình, với chính sách đãi ngộ hợp lý, doanhnghiệp còn có thể thu hút được nhân tài từ nơi khác về làm việc và cống hiến

Hỗ trợ các phương tiện kỹ thuật: Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ đạt hiệuquả rất cao nếu doanh nghiệp kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật - hệ thốngphần mềm tài chính kế toán chuyên dụng

Những nhân tố chủ quan phát sinh chi phối bản thân doanh nghiệp cũng có tác độngđối với quá trình phân tích tài chính Chẳng hạn, doanh nghiệp đang tiến hành cắt giảm chiphí hoặc đang tập trung vào việc mở rộng quy mô hoạt động Trong những kế hoạch nhưvậy, hiến nhiên hoạt động phân tích phải tính đến những tác động việc thực hiện kế hoạch đếncác chỉ tiêu tài chính

1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Hoạt động tài chính luôn được đặt trong môi trường kinh doanh, hệ thống pháp luậtcùng những quy định của nó Doanh nghiệp phải làm chủ và dự đoán được trước những thayđổi của môi trường đế sẵn sàng thích nghi với nó Thông tin là đầu vào cần thiết cho bất cứmục tiêu phân tích gì Trong phân tích tài chính, thông tin bên trong (báo cáo kế toán) haythông tin bên ngoài (thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin của toàn nghành, thông tin vềcác chính sách thay đổi của Nhà nước ) đều có vai trò hết sức quan trọng Các thông tin thunhập phải đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, kịp thời phản ánh sát thực tình hình kinhdoanh của doanh nghiệp

1.4 NỘI DUNG PHÂ N TÍCH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.4.1 Khái quát về nội dung phân tích

Phân tích tài chính doanh nghiệp được nghiên cứu từ rất nhiều nhà lý luận cũng nhưcác nhà quản lý trong và ngoài nước Nội dung chính của các nhà nghiên cứu đều xuất phát từmục tiêu của phân tích tài chính là giúp người sử dụng thông tin có căn cứ đế lựa chọnphương án kinh doanh tối ưu nhất, tuy nhiên quan điếm về nội dung phân tích tài chính cònnhiều quan điếm khác nhau Có thế nêu ra một số quan điếm sau:

Quan điếm của tác giả Nguyễn Tấn Bình Trong cuốn “Phân tích hoạt động doanhnghiệp” [2] cho rằng phân tích tài chính có thế xem gần như phân tích báo cáo tài chính Phântích báo cáo tài chính thông qua các thông tin được thiết kế sẵn cũng như thông qua hệ thốngchỉ tiêu được xây dựng dựa trên các báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính (phântích các nhóm chỉ tiêu chủ yếu, nhóm chỉ tiêu thanh toán , nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng

Trang 13

vốn, nhóm chỉ tiêu lợi nhuận, và nhóm chỉ tiêu cơ câu tài chính) và phân tích báo cáo lưuchuyển tiền tệ

Quan điểm của các chuyên viên Vụ chế độ kế toán và kiểm toán - Bộ tài chính chorằng phân tích tài chính gồm những nội dung không khác nhiều so với các nhà khoa học củakhoa kế toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội [6], cụ thể phân tích tài chính doanh nghiệpbao gồm:

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính;

+ Phân tích nguồn vốn và chính sách huy động vốn ;

+ Phân tích tình hình khả năng thanh toán ;

+ Phân tích hiệu quả kinh doanh;

+ Dự báo nhu cầu tài chính

Quan điểm của PGS.TS Phạm Văn Được, trưởng khoa kế toán - Kiểm toán, trườngĐại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong cuốn “ Phân tích hoạt động kinh doanh” [9]thì: Nội dung phân tích đi từ khái quát đến cụ thể, bao gồm các nôi dung sau:

- Đánh giá khái quát tình hình tài chính;

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán;

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn;

- Phân Jch hiệu quả kinh doanh

Quan điểm của TS Phạm Thị Gái - Nhà khoa học của khoa kế toán - Đại học kinh t ếquốc dân Hà Nội [10] đã cụ thể nội dung phân tích bao gồm:

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính;

+ Phân tích cơ câu nguồn vốn và tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuâtkinh doanh;

+ Phân tích tình hình khả năng thanh toán;

+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn;

+ Dự báo nhu cầu tài chính

Quan điểm của tập thể tác giả: PGS TS Nguyễn Năng Phúc; PGS TS Nghiêm VănLợi; TS Nguyễn Ngọc Quang, trong cuốn “Phân tích tài chính công ty cổ phần” [17] thì phântích tài chính gồm những nội dung sau:

- Phân tích tình hình biến đổi về quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanhnghiệp;

- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình đảmbảo nguồn vốn lưu động cho việc dự trữ tài sản lưu động của doanh nghiệp;

- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp;

- Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà n •TOc cùa' doanh nghiệp;

Trang 14

- Phân tích tình hình đầu tư và nguồn vốn tài trợ của doanh nghiệp;

- Phân tích tình hình rủi ro về tài chính của doanh nghiệp;

- Phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Theo tôi, mục đích quan trọng nhất của phân tích tài chính là giúp các nhà quản lýdoanh nghiệp, các nhà quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đánh giá đượcchính xác tình hình tài chính doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định khả năng thanhtoán và hiệu quả kinh doanh, và rủi ro trong tương lai, dự báo được tình hình tài chính đề raquyết định chính xác, vì vậy phù hợp với nội dung phân tích tình hình tài chính sử dụng trongluận văn này bao gồm:

1/ Phân tích khái quát tình hình tài chính;

2/ Phân tích cơ cấu tài sản,, cơ cấu nguồn vốn

3/ Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh;

4/ Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp;

5/ Phân tích tình hình luân chuyển hàng hoá tồn kho;

6/ Phân tích tỷ suất cổ phiếu thường;

7/ Phân tích hiệu quả kinh doanh;

8/ Phân tích khả năng sinh lợi;

9/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các nhân tố ảnh hưởng;

10/ Dự báo nhu cầu tài chính và phân tích rủi ro tài chính

1.4.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính Là việc xem xét, nhận định sơ bộ bước đầu vềtình hình tài chính của doanh nghiệp Việc đánh giá này cung cấp thông tin một cách tổngquát về thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, từ đó biết được mức độ độc lập vềmặt tài chính và những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu

Đánh giá khái quát tình hình tài chính được thực hiện bằng cách tính ra và so sánhgiữa kỳ phân tích và kỳ gốc các chỉ tiêu sau:

(1) Tổng số nguồn vốn

Tổng nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệpđến cuối kỳ hạch toán, nó cho biết khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanhnghiệp vào quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng lên hay giảm đicủa tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ thì chưa thể đánh giá sâu sắc và toàn diện tìnhhình tài chính của doanh nghiệp được

(2) Hệ số tài trợ

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp, nó cho

Trang 15

Các chủ nợ nhìn vào số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đế thực hiện mức độ tin tưởng vào

sự b ảo đảm an toàn cho các món nợ Nếu chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp m ộ tỷ lệnhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy ra trong sản xuất kinh doanh chủ yếu có các chủ nợ gánhchịu

tư chủ yếu vào tài sản dài hạn, ít sử dụng vào kinh doanh quay vòng để sinh lợi nên hiệu quảkinh doanh không cao

1 thì có nghĩa là doanh nghiệp mât dần khả năng thanh toán

(5) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tiền mặt và các dạng tài sản có tính thanh khoản cao (dễ chuyểnthành tiền) Nợ ngắn hạn là những khoản nợ cần phải thanh toán trong thời gian ngắn Mộtdoanh nghiệp sáng suốt cần phải duy trì đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán kịp thờicác khoản nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chính là thước đo khả năngthanh toán các khoản nợ ngắn hạn của nhà nước với tổng số tài sản ngắn hạn hiện có Nếu chỉtiêu này xâp xỉ bằng 1 thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp làđảm bảo và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan; ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 thì khảnăng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là thấp

Hệ số khả năng = Tổng tài sản ngắn hạnthanh toán nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Trang 16

(6) Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Tài sản ngắn hạn không phải lúc nào cũng dễ dàng chuyển đổi thành tiền, khả năngthanh toán của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nhiều nếu giá trị hàng tồn kho chiếm tỷtrọng lớn và nhiều khả năng không thể bán lấy tiền mặt hoặc tỷ lệ khoản phải thu cao Do đó,

để kiểm tra khả năng thanh toán một cách chặt chẽ hơn, các nhà phân tích thường dùng chỉtiêu “Hệ số khả năng thanh toán nhanh” Chỉ tiêu này cho biết với số vốn bằng tiền hiện có(tiền mặt, tiền gửi ngân hàng ) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, doanh nghiệp có đủkhả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thìdoanh nghiệp được coi là đủ khả năng thanh toán Nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ, thì doanhnghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ

Hệ số khả năng

=

Tiền, các khoản tương đương tiền vàkhoản đầu tư tài chính ngắn hạnthanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn

(7) Hệ số khả năng thanh toán tức thời (bằng tiền) :

Chỉ tiêu này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn, từ đó biếtđược doanh nghiệp có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình hay không

Hệ số khả năng = Tiền và các khoản tương đương tiền thanh toán tức thời Tổng nợ ngắn hạn

Nói chung, chỉ tiêu này quá cao hay quá thấp cũng đều không tốt vì nếu quá cao, tiền

và các khoản tương đương tiền quá nhiều, doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhưng gây

ứ đọng vốn, và ngược lại, nếu quá thấp sẽ không đảm bảo khả năng thanh toán

suất đầu tư

(8) Tỷ suất đầu tư

Tỷ suất đầu tư phản ánh tỷ trọng của tài sản dài hạn chiếm trong tổng số tài sản, nóphản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Tỷ suất này cao hay thấp là phụ thuộc chủ yếuvào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ suất đầu tư = Tài sản dài hạn

Tổng tài sản

1.4.2 Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn

Phân tích cơ cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản giúp người phân tích tìm hiếu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọngcủa tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cựchay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh

Trang 17

tế đế phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không.Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích nhìn về quá khứ tìm kiếm một xuhướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản cũng như từng loại tài sản giữa

kỳ phân tích so với kỳ gốc thì cũng cần phải đánh giá thêm tỷ trọng từng loại tài sản chiếmtrong tổng số và xu hướng biến động của chúng theo thời gian đế thấy được mức độ hợp lýcủa việc phân bổ

(9) Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản

Tỷ trọng của từng

= Giá trị của từng bộ phận tài sản x100

Bộ phận tài sản Tổng số tài sản

Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm giúp nhà phân tích tìm hiếu được sự thay đổi về giátrị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tíchcực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lựctài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường chohoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không ? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thôngtin cho người phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu nguồn vốn hợp lý trongtương lai

Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như việc phân tích cơcấu tài sản Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại nguồn vốn giữa kỳphân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phậnnguồn vốn chiếm trong tổng số, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợp lý và tính

tự chủ tài chính của doanh nghiệp

(10) Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn

Tỷ trọng của từng

= Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn x100

bộ phận nguồn vốn Tổng số nguồn vốn

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.

Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơcâu vốn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuât kinh doanh Phân tích mối quan hệ nàygiúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn doanh nghiệp huyđộng và sử dụng cùng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có hợp lý, hiệu quả haykhông

Khi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, nhà phân tích cần tính ra và sosánh các chỉ tiêu sau:

Trang 18

(11) Hệ số nợ trên tổng tài sản

Hệ số nợ trên

= Nợ phải trảtổng tài sản Tổng tài sảnChỉ tiêu này cho biết sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng nợ vay.Thông thường các chủ nợ thích hệ số này nhỏ và vừa phải vì hệ số an toàn cao Trong khi đó,các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích hệ số nợ cao vì họ vì chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏnhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm

đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể doanh nghiệp sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuât kinhdoanh không ổn định, nhưng doanh nghiệp cũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiệnkinh tế thuận lợi

Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mât khả năngthanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình Vì vậy, để vừa đảm bảo khảnăng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, doanhnghiệp cần xem xét mức độ cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận

(12) Hệ số tài sản trên vốn chủ sở hữu

Hệ số tài sản trên = Tài sảnvốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữuĐây là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu.Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốnchủ sở hữu càng ít làm cho khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng kém và ngượclại

1.4.3 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động được mộtlượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản chiếm dụng vốntạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹ dần về vốn chủ sở hữu.Thực chất của phân tích tìrh hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mốiquan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cânbằng tài chính của doanh nghiệp

Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồmtài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài sản này là nguồnvốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm cáckhoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Nguồn

Trang 19

vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần

dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn

Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài sản ngắnhạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ c ân đốigiữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn Đồng thời nócũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợngắn hạn Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấymột phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn Khi đó, chu kỳ luân chuyểntài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và cóthể đưa đến một hệ quả tài chính không tốt

Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợdài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vì khi đó doanhnghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Tuy nhiên nếu phần thiếuhụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại bất hợp lý vì nó làm mất cân đối giữa tài sản ngắnhạn và nợ ngắn hạn Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn

đã được chuyến vào tài trợ tài sản ngắn hạn Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dàihạn vừa thế hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người phântích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn thường xuyên) là

số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm dụng, được sử dụng đế duytrì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp Vốn hoạt độngthuần có thế tính theo một trong hai cách sau:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạnHoặc:

Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên - Tài sản dài hạnTrong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thườngxuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nợ dài hạn, trung hạn trong hạn

Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường hay khảquan, thế hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc cân đối giữanguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn Cân bằng tài chính trong trường hợ p này gọi là cânbằng tốt

Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thế hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắnhạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn Điều này chỉ ra rằngdoanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài

Trang 20

thì có thế dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp có thế mất dần và đi đến bờ vực phásản Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng xấu.

Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh .

Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích cần tính

ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tài trợ thường xuyên

Hệ số tài trợ

= Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thườngxuyên chiếm mấy phần Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng cao vàngược lại

+ Hệ số tài trợ tạm thời

Nguồn tài trợ tạm thời

Hệ số tài trợ tạm thời = Tổng nguồn vốnNguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinhdoanh trong một thời gian ngắn Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn, vay nợquá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động(mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng, thuê công nhân mà khôngtrả lương )

-Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổngnguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứngtỏ

tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thưòng xuyên

Hệ số vốn chủ sở hữu so với = Vốn chủ sở hữunguồn vốn tài trợ thường xuyên Nguồn tài trợ thường xuyênThông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thườngxuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ vàđộc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

Hệ số nguồn vốn tài trợ thường

= nguồn tài trợ thường xuyên xuyên so với tài sản dài hạn Tài sản dài hạnChỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên.Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp cànglớn và ngược lại

Trang 21

+ Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn

= Tài sản ngắn hạn

Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn

là cao hay thâp Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền vững về tàichính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại

1.4.4 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

* Phân tích tình hình thanh toán

Chât lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xâu phụ thuộc chủ yếu vàotình hình thanh toán của doanh nghiệp Nếu hoạt động tốt, doanh nghiệp sẽ có ít công nợ, ít bịchiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanhnghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài Phân tích tình hình thanh toán làviệc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó cóthể đánh giá được chât lượng và hiệu quả hoạt động tài chính

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, nhà phân tích trước tiên cần xemxét sự biến động các khoản nợ phải thu trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thugiữa kỳ phân tích so với kỳ gốc nhằm đánh giá chung tình hình thanh toán của doanh nghiệp.Sau đó tính ra tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với = Nợ phải thu x100tổng số các khoản nợ phải thu,

phải trả

Tổng số các khoản nợ phải thu,

phải trảĐây là chỉ tiêu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu với tổng số cáckhoản nợ phải thu, phải trả Nó cho biết, trong tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả thì nợphải thu chiếm bao nhiêu % Nếu tỷ lệ này lớn hơn 50%, nghĩa là các khoản phải thu lớn hơncác khoản phải trả thì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn Ngược lại thì doanh nghiệpđang chiếm dụng vốn của người khác Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong hoạt độngkinh doanh là điều bình thường, tuy nhiên cần xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lýcông nợ tốt hơn

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nhà phân tích cần so sánh cáckhoản nợ phải trả trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải trả kỳ phân tích so với kỳgốc cả về số tuyệt đối và số tương đối, đóng thời phân tích thời hạn của các khoản nợ Trên có

sở đó, xác định nguyên nhân làm khê đọng các khoản công nợ và kiến nghị các giải pháp thiếtthực nhằm giải quyết Sau đó, tính ra tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng số các khoản phảithu, phải trả:

Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với tổng = Nợ phải trả x100

số các khoản nợ phải thu, phải trả Tổng số các khoản nợ phải thu,

Trang 22

phải trảThực chất, chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “tỷ lệ các khoản nợ phải thu so vớitổng số các khoản nợ phải thu, phải trả”, nó phản ánh so với tổng số các khoản nợ phải thu,phải trả thì các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêu %.

Việc tiến hành phân tích đóng thời các khoản phải thu, phải trả sẽ giúp doanh nghiệpcân đối công nợ, tiến tới làm chủ tình hình tài chính của mnình

* Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản

có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ Phân tích các khảnăng thanh toán giúp nhà quản lý biết được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai, cũng như

dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp Tình hình tàichính lành mạnh có nghĩa doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn,các khoản nợ đến hạn và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt Việc không đảm bảo khảnăng thanh toán có thể dẫn đến việc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc gặp những vấn

đề khó khăn như: hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được các cơ hội tốt

và có thể bị mất quyền kiểm soát; mất lòng tin với các chủ nợ, và có thể phải đối mặt với cácvấn đề pháp lý; khi lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể phảithay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại làm ảnh hưởng đến doanh thu và thịphần

Như vậy, việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán là cơ sở để doanh nghiệp tăngthêm uy tín đối với các chủ nợ ngắn hạn (ngân hàng, nhà cung cấp ) đảm bảo các nhu cầuthanh toán, các cam kết trả nợ khi đến hạn, giảm chi phí tài chính khi có nhu cầu về vốn Tuynhiên, việc duy trì mức thanh toán cao sẽ làm giảm khả năng sinh lời, do đó doanh nghiệpcần xác định một định mức thanh toán hợp lý để vừa bảo đảm được khả năng thanh toán vừađạt tỷ lệ sinh lời cao nhất Điều đó phụ thuộc vào hoạt động phân tích tài chính trong doanhnghiệp

Các hệ số thành toán sẽ cung cấp cho nhà phân tích về khả năng thanh toán của doanhnghiệp ở một thời kỳ Để phân tích khả năng thanh toán, ngoài các hệ số thanh toán như: hệ

số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năngthanh toán nhanh các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán =

Nhu cầu thanh toán

“Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán; còn “Nhu cầu thanh toán”

là số tiền phải thanh toán Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng

Trang 23

thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở đểđánh giá khả năng thanh toán và tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Nếu hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trang trải hết công nợ,tình hình tài chính là ổn định khả quan Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không có khảnăng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của doanh nghiệp là không bình thường, tìnhhình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và hoạt động tài chính bắt đầu có nhữngdâu hiệu không lành mạnh Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng gặp nhiềukhó khăn mât dần khả năng thanh toán và thậm chí có nguy cơ phá sản

1.4.5 Phân tích tình hình luân chuyển hàng hoá tồn kho

Số vòng luân chuyển hàng tồn kho: là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luânchuyển trong kỳ Số vòng hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đánh giá càng tốt, bởi lẽdoanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng hoá tồn kho thâp nhưng vẫn đạt doanh số cao Số vòngquay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay hàng tồn kho =

Hàng hoá tồn kho bình quân

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho, được xác định theo công thức sau:

Số ngày trong kỳ

Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

1.4.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh

* Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trì độ sử dụng các

nguồn vốn của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhât trong quá trình kinh doanh vớitổng chi phí thâp nhât Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp các nhà quản lý có thểđánh giáđược chính xác khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp

Để phân tích hiệu quả kinh doanh, ngoài việc xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh

số liệu về kết quả kinh doanh hiện hành với quá khứ, nhà phân tích còn phải sử dựng hệ thốngchỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cho phù hợp Về mặt tổng quát, các nhà phân tíchthường sử dụng các chỉ tiêu sau:

+ Sức sản xuât: chỉ tiêu này cho biết một đơn vị yếu tố đầu vào thì đem lại mây đơn vịkết quả sản xuât đầu ra Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao vàngược lại

Đầu ra phản ánh KQSX

Sức sản xuât =

Yếu tố đầu vào

Trang 24

Trong công thức trên, “Đầu ra phản ánh kết quả sản xuất” có thể là: tổng giá trị sảnxuất, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng, tổng số luân chuyển thuần ; còn “Yếu tố đầuvào” bao góm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay Việc

sử dụng chỉ tiêu nào là tuỳ thuộc vào mục đích cả nhà phân tích Trị số của yếu tố đầu vàothường được xác định là trị số bình quân của kỳ phân tích và được tính như sau:

Trị số đầu kỳ + cuối kỳ của từng yếu tố Trị số bình quân của từng yếu tố đầu vào = - 2

+ Sức sinh lợi: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị yếu tố đầu vào đem lại mấy đơn vịlợi nhuận Trị số của chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao, từ đó kéotheo hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại

Đầu ra phản ánh lợi nhuận

Sức sinh lời =

Yếu tố đầu vào hay đầu ra phản ánh KQSX

+ Suất hao phí: Đây là chỉ tiêu cho biết để có một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sảnxuất hay đầu ra phản ánh lợi nhuận thì cần mấy đơn vị yếu tố đầu vào Trị số của chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh càng thấp và ngược lại

Từ chỉ tiêu tổng quát “Sức sản xuất”, nhà phân tích có thể tính được các chỉ tiêu phảnánh sức sản xuất của các yếu tố đầu vào như: sức sản xuất của tổng tài sản, sức sản xuất củatài sản dài hạn, sức sản xuất của tài sản cố định, sức sản xuất của tài sản ngắn hạn, sức sảnxuất của vốn chủ sở hữu, sức sản xuất của vốn vay Chẳng hạn sức sản xuất của tổng tài sảnđược tính như sau:

Tổng giá trị sản xuất hoặc doanh thu thuần

Sức sản xuất của tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân

-Tuỳ thuộc vào nguồn tài liệu và mục đích phân tích, nhà phân tích sẽ xác định nhữngchỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích

Tương tự như vậy, từ chỉ tiêu tổng “Sức sinh lợi”, nhà phân tích cũng tính được cácchỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các yếu tố đầu vào như: sức sinh lời của tổng tài sản,sức sinh lời của tài sản dài hạn, sức sinh lời của tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản ngắn

Trang 25

hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của vốn vay Ví dụ, sức sinh lời của vốnchủ sở hữu được tính theo công thức:

Lợi nhuận thuần trước thuế

Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Cuối cùng, từ chỉ tiêu tổng quát “Suất hao phí”, nhà phân tích tính được các chỉ tiêuphản ánh về sức hao phí của các yếu tố đầu vào như: sức hao phí của tổng tài sản, suất hao phícủa tài sản dài hạn, suất hao phí của tài sản cố định, suất hao phí của tài sản ngắn hạn, suấthao phí vốn chủ sở hữu, suất hao phí của vốn vay Ví dụ, suất hao phí của tài sản ngắn hạnđược tính như sau:

Tổng GTSX (tổng doanh thu thuần hoặc lợi nhuận)

-Tài sản ngắn hạn bình quân

Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu chủ yếu trên phần I Báo cáo kết quả kinh doanh, khitính hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suấtlợi nhuận trên tổng tài sản

Các chỉ tiêu này được xác định qua công thức:

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu = Tổng lợi nhuận trước thuếDoanh thu thuần x100

Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản = Tổng lợi nhuận trước thuếTổng tài sản x100

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản là một nội dung quan trọng trong phân tích hiệu quảkinh doanh nói riêng và phân tích tài chính nói chung Căn cứ vào phần lý luận về phân tíchhiệu quả kinh doanh kết hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty, nên phân tích hiệu quả sửdụng tài sản trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản cũng như của từngthành phần tài sản như sau :

a) Các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất của tổng tài sản

+ Số vòng quay của tổng tài sản (vòng)

Tổng doanh thu thuần trong kỳ

Số vòng quay của tổng tài sản = -

Tổng tài sản bình quân trong kỳ

+ Thời gian một vòng quay tổng tài sản (ngày)

Thời gian kỳ phân tích (ngày)

Thời gian mộtvòng quay (ngày) =

Số vòng quay của tổng tài sản

Nếu số vòng quay của tổng tài sản càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thểhiện khả năng thu hói vốn của Công ty càng nhanh Điều này tạo điều kiện giúp Công ty hạn

Trang 26

chế bớt vốn dự uu cũng như ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại nếu số vòng quay của tài sảncàng nhỏ hoặc số ngày một vòng quay càng lớn thì khả năng thu hói vốn của Công ty càngchậm, dẫn đến việc Công ty bị chiếm dụng, khó thu hói vốn và khó có điều kiện tích luỹ.

1.4.7 Phân tích khả năng sinh lợi

1.4.7.1 Phân lích tỷ suất sinh lời (ROS)

Lợi nhuận sau thuế

Hệ số lãi ròng =

Doanh thu

Lãi ròng ở đây được hiểu là lợi nhuận sau thuế, hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinhlời của doanh thu (ROS) thể hiện một đóng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đóng lợinhuận ròng

Lợi nhuận trước thuế + lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay =

Lãi vay

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả lãi hàngnăm như thế nào Việc doanh nghiệp không trả được các khoản nợ thể hiện khả năng doanhnghiệp có nguy cơ bị phá sản

Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, nghĩa là tử số nhỏ hơn mẫu số thì khi đó, lợi nhuận trướcthuế nhỏ hơn 0, doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay

Nếu hệ số này bằng 1, tuy doanh nghiệp chỉ trả được lãi vay nhưng không còn để nộpNgân sách và chia cho các thành viên nữa

Cuối cùng, nếu hệ số này lớn hơn 1, doanh nghiệp kinh doanh có lãi, lợi nhuận thuđược bù đắp được lãi vay, vừa còn để nộp ngân sách, có thể còn dôi ra để tích luỹ và chia chocác thành viên

1.4.7.2 Phân tích khả năng suất sinh lời của tài sản (ROA)

Hệ số suât sinh lời của tài sản - ROA: Chỉ số này là thước đo cho biết tài sản đượcđược sử dụng hiệu quả như thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản

lý trong việc sử dụng để tạo ra tài sản Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ vàquản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả

Suât sinh lời của tài sản

Lợi nhuận sau thuế

ROA =

Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này rât quan trọng đối với người cho vay bởi lẽ đây là một trong những chỉtiêu để các cổ đông và các nhà tài trợ ra các quyết định nên hay không đầu tư vốn vào hoạtđộng sản xuât kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 27

a Phân tích tình hình chung

Khi phân tích chung cơ câu nguồn vốn chủ sở hữu, căn cứ vào nguồn vốn chủ sở hữuthực tế có phát sinh tại doanh nghiệp rồi lập biểu so sánh để phân tích nhằm xác định sự tănggiảm về số tiền, tỉ lệ, tỷ trọng của cơ câu nguồn vốn Từ đó nhận xét sự biến động giữa cácnguồn vốn có hợp lý hay không ta sử dụng chỉ tiêu sau:

Vốn chủ sở hữu cuối kỳ

Hệ số bảo toàn hoặc tăng trưởng VCSH =

Vốn chủ sở hữu ban đầu

Nếu hệ số trên > 1 được đánh giá là tốt nhât, và < 1 thì đánh giá là không bảo toàn được vốn chủ sở hữu

b Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)

Thông qua chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, giúp cho ngườiphân tích có thể đánh giá được khả năng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

c Đánh giá chung

Vì đây là một trong những nội dung phân tích đư rc nhà đầu tư, các nhà tín dụng quantâm đặc biệt, nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai Để đánh giá khả năngsinh lợi của vốn chủ sở hữu cần tính ra và so sánh chỉ tiêu Hệ số doanh lợi của vốn chủ sởhữu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của chủ sở hữu

Lợi nhuận trước thuế

Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu =

Doanh thu thuần

Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân

Hệ số doanh lợi doanh thu thuần: phản ánh 1 đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồnglợi nhuận thuần

Lợi nhuận thuần

Hệ số doanh lợi doanh thu thuần =

Doanh thu thuần

Suất hao phí của vốn: Là chỉ tiêu phản ánh việc doanh nghiệp đầu tư bao nhiêu đồng vốn để có một đồng doanh thu thuần

Vốn chủ sở hữu bình quân

Suất hao phí của vốn =

Doanh thu thuần

Trang 28

d Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

Từ công thức tính “Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu” và mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng ta có:

Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận

Vốn chủ sở hữu

= Doanh thu thuầnVốn chủ sở hữu x Doanh thu thuầnLợi nhuận

= Hệ số quay vòng x Hệ số doanh lợicủa vốn chủ sở hữu doanh thu thuần

1.4.8 Phân tích đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính (Hệ số nợ vay) = Tổng số nợ vay

Tổng tài sảnĐòn bẩy tài chính hay đòn cân nợ là mối quan hệ giữa vốn mắc nợ và tổng số vốn hiện

có Hệ số này phản ánh trong một đống vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốnvay Khi hệ số này càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi, vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóngmột lượng vốn ít, nhưng được sử dụng một tài sản lớn Đặc biệt khi doanh nghiệp tạo ra lợinhuận trên tiền vay lớn hơn tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận giành cho chủ sở hữu càng giatăng

1.4.9 Phân tích tỷ suất cổ phiếu thường

1.4.9.1 Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông

Mục tiêu hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp là tạo ra thu nhập ròng cho các chủnhân của doanh nghiệp đó Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông đánh giá mức độ thực hiện mụctiêu này

Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông = Lợi nhuận sau thuế

Vốn cổ đông bình quân

So sánh tỷ suất thu nhập vốn cổ đông với tỷ suất thu nhập vốn sử dụng, để rút ra kếtluận doanh nghiệp đã sử dụng thành công vốn vay mượn bên ngoài để sinh ra một tỷ suất lợinhuận cao hơn tỷ lệ tiền lãi mà doanh nghiệp phải trả cho các chủ nợ

1.4.9.2 Thu nhập mỗi cổ phiếu thường

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều có mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương lai

từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó Do thu nhập của mỗi cổ phiếu thường là căn cứ trả lãi nêncác nhà đầu tư thường quan tâm đến các báo cáo của doanh nghiệp về thu nhập mỗi cổ phiếu

để quyết định chọn cổ phiếu đâu tư, cổ phiếu có sức hấp dẫn nhất phải là cổ phiếu nào có thunhập cao nhất

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi

Trang 29

Thu nhập cổ phiếu thường =

Số lượng cổ phiếu thường

Chỉ tiêu này phán ánh mỗi cổ phiếu thường của doanh nghiệp sẽ mang lại bao nhiêuđóng lợi nhuận trong kỳ Thu nhập giá trị càng lớn càng tốt và ngược lại

1.4.10 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Công tác sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tốbên trong và bên ngoài doanh nghiệp Các nhân tố này tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau vàtác động đến hoạt động sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hoạt động quản lý sản xuất nóichung Các tác động này có thể là tác động tích cực, nhưng cũng có thể là tác động tiêu cựclàm hạn chế và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Do đó các nhà quản trịdoanh nghiệp phải luôn nắm bắt và quan tâm tới các nhân tố này

1.4.10.1 Nhân tố con người

Con người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Conngười đề cập ở đây là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong doanh nghiệp Quyết định

sử dụng đóng vốn kinh doanh của các nhà quản lý mà đúng đắn, phù hợp với xu hướng pháttriển của doanh nghiệp thì đóng vốn sẽ được sinh sôi, nảy nở, được sử dụng tiết kiệm và mangđến hiệu quả cao Ngược lại, nếu quyết định sai lầm sẽ gây hậu quả khó lường cho doanhnghiệp

1.4.10.2 Nhân tố phương pháp tổ chức huy động vốn

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh củadoanh nghiệp Bởi vì, nếu có phương pháp tổ chức huy động vốn hợp lý, luôn luôn đáp ứngcác nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuât kinh doanh, không xảy ra tình trạng thừa, thiếu vốntrong quá trình sản xuât kinh doanh, và với mức chi phí huy động hợp lý sẽ hạn chế lãng phítrong sử dụng vốn, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụngvốn trong sản xuât kinh doanh

1.4.10.3 Nhân tố cơ cấu vốn

Cơ câu vốn là tỷ trọng các nguồn vốn của doanh nghiệp trong tổng số nguồn tài trợ màdoanh nghiệp huy động Do ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau nên cơ câu vốn trong cácdoanh nghiệp cũng khác nhau Cơ cảu vốn kinh doanh có vai trò quan trọng đối với doanhnghiệp, nó ảnh hưởng đến chi phí vốn Chính vì vậy, cơ câu vốn kinh doanh là nhân tố có tácđộng gián tiếp, song rât quan trọng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Việc xác định một

cơ câu vốn tối ưu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn,nâng cao lợi nhuận từ sản xuât kinh doanh

1.4.10.4 Nhân tố quy trình tổ chứ c sản xuất của doanh nghiệp

Trang 30

Một quy trình sản xuât hợp lý, có hiệu quả sẽ hạn chế được sự chồng chéo các chứcnăng, nhiệm vụ giữa các khâu, tăng năng suât lao động, tiết kiệm được các nguồn lực sảnxuât, đây nhanh tốc độ sản xuât và tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn, từ đó hạn chế chiphí bât hợp lệ góp phần nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh.

1.4.11 Dự báo nhu cầu tài chính

Dự báo nhu cầu tài chính về thực chât là dự báo nhu cầu về vốn để định hướng choviệc lập kế hoạch kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược kinh doanh

Khi lập kế hoạch kinh doanh, nhà phân tích cần dự kiến được mức doanh thu tiêu thụ,

và để tiến hành sản xuât kinh doanh, doanh nghiệp cần có một số vốn nhât định Nhu cầu vềvốn mà doanh nghiệp có khả năng sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức doanh thu tiêu thụlớn hay nhỏ Vì vậy, để dự báo nhu cầu về vốn nhà phân tích có thể dựa trên mối quan hệ giữavốn lưu động và doanh thu thuần

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ cần thiết mà doanh nghiệpphải ứng ra để hình thành một mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho kháchhàng nợ sau khi đã sử dụng tín dụng của người cung cấp và các khoản tính dụng đương nhiênkhác

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, cổ đông, đối với các cơ quan quản lý cấp trên phân tích tài chính làm sáng tỏ tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, trên cơ

sở đó đưa ra những dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai Các dựbáo tài chính sẽ giúp các nhà phân tích tài chính đưa ra được những kế hoạch trong chiến lượckinh doanh như: Hoạch định chiến lược dài hạn bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp: hoạch định chiến thuật đề ra những kế hoạch trong ngắn hạn và trung hạntriển khai các kế hoạch dài hạn, hoạch định tài chính cho các hoạt động hằng ngày

Ngày nay như chúng ta đã biết cạnh tranh xảy ia rất quyết liệt trong mọi lĩnh vực kinhdoanh Để chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh hoặc tạo ra lợi thế trên thị trường thì doanhnghiệp phải thu thập, cập nhật thông tin và đặc biệt phải có mối quan hệ rộng rãi Bù lại chiphí dành cho thu thập và cập nhật thông tin, một nguồn thông tin hiệu quả có thể mang lạimột hiệu quả kinh tế rất cao cho một doanh nghiệp chính vì vậy mà một doanh nghiệp lớn thìchi phí cho thu thập và cập nhật thông tin cao nhưng chính những doanh nghiệp đó lại cósức mạnh cạnh tranh trên thị trường

1.4.12 Phân tích và dự báo rủi ro tài chính

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như:hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính Mỗi hoạt động có đặcđiểm riêng, xuất hiện những rủi ro riêng

Trang 31

Rủi ro là sự ngẫu nhiên xuất hiện các biến cố có thể gây ra tổn thất hoặc đưa lại kếtquả không như mong đợi Thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa như là sự không chắcchắn ở thời điểm hiện tại về kết quả kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.Trên góc độ tài chính, rủi ro có thể được xem như là sự không chắc chắn hay sự sai lệch củalợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng Những khoản đầu tư nào có khả năng sai lệchcàng lớn được xem như có rủi ro lớn hơn.

Rủi ro tài chính là sự bât trắc, sự không ổn định có thể đo lường được, có thể đưa đếnnhững tổn thât, mât mát thiệt hại hoặc làm mât đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thểđưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Rủi ro tài chính gắn liền với mức độ sử dụng nợ, với cơ câu nguồn vốn của doanhnghiệp và mức độ tăng rủi ro cùng với mức tăng của nợ Ngoài ra, rủi ro tài chính còn đượcphản ánh qua khả năng thanh toán cũng như tình hình quản lý hàng tồn kho và tình hình thuhồi các khoản công nợ của doanh nghiệp Phân tích rủi ro tài chính được tiến hành thông quanghiên cứu diễn biến của các chỉ tiêu phản ánh câu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanhtoán, các tỷ số hoạt động

Phương pháp xác định rủi ro: Để đo lường rủi ro, người ta dùng phân phối ,xác suâtvới hai tham số đo lường là giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn

- Giá trị kỳ vọng: Còn gọi là giá trị bình quân gia quyền của các trị số khác nhau,chiếm tỷ trọng khác nhau trong một tập hợp quan sát

E(R) = Ri x Pi

Trong đó: E(R) là giá trị kỳ vọng

Ri là giá trị ứng với khả năng i

Pi là xác suât xảy ra khả năng i

- Độ lệch chuẩn: Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa giá trị thực tế ứng vớitừng trường hợp so với giá trị kỳ vọng

- Bước 1: Nhận biết rủi ro, để nhận biết doanh nghiệp có thể lập bảng phân tích sau:

Trang 32

1 Đảm bảo khả năng thanh toán

a Hế số khả năng thanh toán tổng quát

b Hệ số khả năng thanh toán nhanh

c Hệ số khả năng thanh toán tức thời

d Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

2 Bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu

a Hệ số nợ trên tài sản

b Hệ số nợ trên tổng tài sản

c Hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu

- Không đảm bảo khả năng thanh toán

- Không đảm bảo khả năng thanh toán tổng quát hoặc giảm so với kỳ trước quá nhiều

- Không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh

- Không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời

- Không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh hoặc khả năng thanh toán lãi vay giảm so với kỳ trước

- Khả năng không bảo toàn được vốn và phát triển được vốn chủ sở hữu

- Khả năng hệ số nợ trên tổng tài sản tăng do doanh nghiệp không bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu

- Khả năng hệ số nợ >2 do nguồn vốn chủ sở hữu quá nhỏ

- Khả năng hệ số nợ >1, doanh nghiệp lệ thuộc nhiều vào chủ nợ

Bước 2: Dự báo khả năng rủi ro

Để dự báo khả năng rủi ro tài chính, người ta dựa trên hệ số biến thiên của từng hệ số trong thời gian nghiên cứu Để tính hệ số biến thiên chúng ta cũng phải sử dụng kỳ vọng toán,phương sai và độ lệch chuẩn theo nguyên lý thống kê Chuỗi hệ số nghiên cứu là quá khứ, nênkhả năng xảy ra (xác suất) của mỗi hệ số là như nhau Những hệ số nào có sai lệch lớn so với

kỳ vọng, thì được xem là rủi ro lớn hơn

Phương pháp phân tích DUPONT; phương pháp sử dụng chỉ số Z Phương pháp nàyvới độ tin cậy khá cao để tìm ra các nhân tố tác động đến mức sinh lợi của vốn chủ sở hữu vàphát hiện nguy cơ phá sản của Công ty để có biện pháp quản trị thích hợp, nhằm giảm thiểurủi ro trong quản lý tài chính

Công cụ phát hiện nguy cơ phá sản, hay còn gọi là chỉ số Z [3], phương pháp nàyđược xác định như sau: Chỉ số Z gồm 5 chỉ tiêu:

X1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản

X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

X3 = Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản

X4 = Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ

X5 = Tỷ số doanh số trên tổng tài sản

Z’’ = 6,56x1+ 3,26x2+ 6,72x3+ 1,05x4

(Chỉ số Z sử dụng cho tất cả các ngành)

- Nếu Z’’ > 2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

- Nếu Z” 1,2 < Z’’< 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá

Trang 33

- Nếu Z’’ <1,1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Ngoài việc giúp cho nhà quản trị của Công ty xác định thực trạng của doanh nghiệpmình, Công ty còn xác định mức độ tác động của từng nhân tố đến chỉ số Z để có giải pháp cụthể nhằm kiểm soát và có kế hoạch điều chỉnh phù hợp để không ngừng nâng cao năng lực tàichính của Công ty.

Phương pháp phân tích Dupont được thể hiện qua sơ đồ sau:

Từ mô hình phân tích này, các nhà quản trị công ty có thể phân tích tác động của từngghân tố đến sự thay đổi tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng cách thay đổi một nhân tốnào đó và cố định các nhân tố khác để thấy được sự tăng, giảm tỷ suất trên vốn chủ

Ngoài ra có thể sử dụng thêm phương pháp xác định giá thị trường và giá sổ sách:Công thức:

Tỷ số giá thị trường trên giá

= Giá trị thị trưởng của cổ phiếutrị sổ sách (M/B) Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Tỷ số này cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của Công ty Tỷ sốnày lớn hơn 1 và càng cao cho thây thị trường đánh giá cao triển vọng của Công ty và ngượclại

Tóm lại, công tác phân tích tài chính đóng một vai trò rât quan trọng trong doanhnghiệp Phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp định ra các kế hoạch cho doanh nghiệptrong tương lai gần cũng như lâu dài Việc dự báo rủi ro thông qua công tác phân tích tàichính còn cho doanh nghiệp có khả năng ra các quyết định tài chính như quyết định đầu tư,phát triển kinh doanh và xây dựng chiến lược kinh doanh

Tỷ xuất sinh lợi của VCSH

Tỷ suất sinh lợi trên TTS x Tỷ số TTS trên VCSH

Tỷ suất sinh lợi của doanh thu x Vòng quay

Lợi nhuận

sau thuế

Tổng doanh thu

Tổng doanh thu

Tổng tài sản

Tổng Chi phí

Tài sảnCĐ

Tài sảnLĐ

Trang 34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN TỔNG

CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị

2.1.1 Thông tin khái quát về Công ty

- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNGTRỊ

- Tên giao dịch quốc tế: QUANG TRI GENERAL TRADING JOINT STOCK

COMPANY

- Tên viết tắt: TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI QUẢNG TRỊ

- Logo công ty:

- Địa chỉ: Số 01 Phan Bôị Châu, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị

Thực hiện chủ trương của Nhà nước việc chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh,

đó là tỉnh Thừa Thiên - Huế, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Quảng Bình Ngành thương nghiệp tỉnhQuảng Trị được thành lập vào tháng 7/1989 bao gồm các đơn vị trực thuộc đó là Xí nghiệpThương nghiệp công nghệ phẩm; Xí nghiệp Thương nghiệp Thực phẩm nông sản; Xí nghiệpThương nghiệp vật liệu chât đốt; Xí nghiệp Thương nghiệp Liên doanh Việt Lào; với nhiệm

vụ lưu thông hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Trong cơ chế thị trường theo định hướng

Xã Hội Chủ Nghĩa, việc tồn tại một số đơn vị kinh doanh dịch vụ quy mô nhỏ không đáp ứngyêu cầu của cơ chế, đầu tháng 3/1992 UBND tỉnh của tỉnh Quảng Trị đã có quyết định hợp

Trang 35

nhât bốn xí nghiệp Thương nghiệp câp tỉnh thành Công ty Thương nghiệp Tổng hợp QuảngTrị.

Ngày 09/01/1993 UBND tỉnh ra ra quyết định số 22/QĐ - UB về việc sát nhập Công

ty Thương nghiệp của Thị xã Đông Hà vào Công ty Thương nghiệp Tổng hợp tỉnh thànhCông ty Thương mại Quảng Trị Đến tháng 8/2007 thực hiện phê duyệt của Chính phủ, Công

ty Thương mại Quảng Trị chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV thương mại Quảng Trị100% vốn nhà nước

Ngày 31/10/2014 theo Quyết định số 2433/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnhQuảng Trị, Công ty TNHH một thành viên Thương mại Quảng Trị được chuyển thành Công

ty Cổ phần Tổng C,ông ty Thương mại Quảng Trị

Ngày 01/01/2015 Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị chính thức

đi vào hoạt động với vốn điều lệ là 75.000.000.000 đồng theo Giây chứng nhận đăng ký kinhdoanh số 3200042556 ngày 31/12/2014 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Quảng Trị câp

b Quá trình phát triển

Sau khi được thành lập, công ty vẫn tiến hành các biện pháp cũng cố hoạt động, ổnđịnh lại tổ chức, cải tiến phương thức kinh doanh, mở rộng mạng lưới cửa hàng, văn phòngđại diện, mở rộng các mối quan hệ kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nướcnhằm mở rộng thị trường và khai thác các nguồn hàng Tổ chức huy động vốn với nhiều hìnhthức, tăng cường cơ sở vật chât tạo những thuận lợi cơ bản để doanh nghiệp đứng vững vàphát triển, có điều kiện phát huy lợi thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường

Từ những bước cải cách và nỗ lực, công ty đã có những bước đầu thành công trongkinh doanh Do đó năm 1995 công ty được Hội đồng xếp hạng công nhận Doanh nghiệp hạngHai (tỉnh không có hạng Nhất) và cũng từ những thành công đó công ty được chủ tịch nướctặng huân chương lao động hạng Ba Xuất phát từ nền tảng trên, công ty không ngừng pháthuy thế mạnh và đến năm 2014 hoạt động của công ty tăng trưởng về mọi mặt, doanh thu vànộp ngân sách nhà nước năm sau tăng hơn năm trước, đời sống cán bộ tăng lên không ngừng

2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh

a) Lĩnh vực kinh doanh chính

- Nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng

- Sản xuất và xuất khẩu Tinh bột sắn, Cao su, Viên năng lượng

- Sản xuất phân bón

- Chế biến nông sản

- Dịch vụ nhà hàng, khách sạn

- Kinh doanh thương mại tổng hợp

Hoạt động công ty được phép kinh doanh (phụ lục 01)

b) Sảm phẩm - dịch vụ

Trang 36

- Sản phẩm

Các sản phẩm công ty sản xuất:

Tinh bột sắn ; Bã sắn sấy khô

Phân hữu cơ

Cao su SVR 3L

Cao su SVR 10L

Ván ghép thanh; Viên nén năng lượng

Các sản phẩm nông sản: Tiêu, gạo, nếp, lạc, ném,

Hiện tại Công ty đang nhập khẩu và phân phối độc quyền sản phẩm hàng tiêu dùng từ Thái:

Dòng sản phẩm nhựa cao cấp của hãng JCP

Dòng sản phẩm nhựa cao cấp của hãng JCJ

Dòng sản phẩm nhựa của hãng Pioneer

Dòng hóa mỹ phẩm của hãng Lion, Cusson,

Hiện nay, sản phẩm do Công ty nhập khẩu và phân phối đã có mặt tại một số tỉnhthành và tại các hệ thống siêu thị lớn như: Hệ thống Siêu thị Coopmart, Maximart, Intimex, Mạng lưới phân phối hàng tiêu dùng Thái Lan được mở rộng với hệ thống bán lẻ rộng khắptrên toàn quốc

- Dịch vụ

Khách sạn SEPON là điểm đừng chân lý tưởng cho du khách trên tuyến đường xuyên

Á Với hệ thống phòng ngủ tiện nghi (2 phòng Suit với hệ thống Sauna, 4 phòng Deluxe, 20phòng Standard), nhà hàng với các món ăn truyền thống mang đậm dâu ân Việt Nam, Lào,Thái Lan do các đầu bếp lành nghề thực hiện, du khách đến với Khách sạn SEPON sẽ cảmnhận được sự nhẹ nhàng, thư thái sau hành trình đến với miền tây Quảng Trị

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Trang 37

Kế toán-Tài

chính

Ban Pháp chế-Nhân sự

Phòng Hành chính

Đại Hội đồng Cổ đông Hội đồng quản trị

Ban Tổng giám đốc

Ban kiểm soát

n

TT Dịch

vu Cửa Việt

Chi nhán

h An Gian

g

Chi nhán

h TP HC

M

CN XNK Sêpô

n

CN XNK Toàn Cầu

Nhà máy TBS Hướ

ng Hóa

Nhà máy Cao

su Cam

Lộ

Nhà máy viên nén năng

NM

CB nông sản Đôn

g

Ngày đăng: 02/02/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w