1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận QLNN ngạch chuyên viên: Các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang

34 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Biện Pháp Quản Lí Nhằm Đẩy Mạnh Ứng Dụng CNTT Trong Dạy Học Tại Trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang
Tác giả Nguyễn Thị Hũa
Trường học Học viện Quản lí Giáo dục
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại tiểu luận
Thành phố Tuyên Quang
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 343 KB

Nội dung

Trong bối cảnh đú, nếu muốn nền giỏo dục đỏp ứng được đũihỏi cấp thiết của cụng cuộc cụng nghiệp húa- hiện đại húa đất nước, nếumuốn việc dạy học theo kịp cuộc sống chỳng ta nhất thiết p

Trang 1

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng nghiên cứu

5 Phương pháp nghiên cứu

35555

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ỨNG

DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT

TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀ PHÚ, CHIÊM HOÁ, TUYÊN

QUANG

12

1 §Æc ®iÓm t×nh h×nh cña trêng THPT Hoµ Phó 12

2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT trong

Trang 2

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN Lí NHẰM ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT

TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀ PHÚ, CHIấM HOÁ, TUYấN

3 Tích cực trang bị tài liệu tin học cho th viện và tổ chức huấn

luyện kỹ năng sử dụng tin học cho giáo viên, nhân viên nhà trờng

4 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lợng hiệu quả của giờ dạy

ứng dụng CNTT

5 Nối mạng Internet cho toàn trờng

6 Xây dựng hệ thống “Th viện điện tử” , thiết lập cổng thông tin

điện tử- website của nhà trờng:

7 Thờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc thi về ứng

dụng CNTT trong dạy học

8 Định hớng cụ thể, chi tiết việc sử dụng các thiết bị CNTT phục

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang 3

Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynhđảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế – xã hội nhờ những thành tựu củacông nghệ thông tin ( CNTT ) CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ranhững nhân tố năng động mới của nền kinh tế và xã hội, và do đó, cho quátrình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.

Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chungđang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành của đời sốngkinh tế xã hội, trong dó có Giáo dục và Đào tạo Giáo dục và Đào tạo hiệnđang là vấn đề thách thức của toàn cầu Hiện nay các quốc gia trên thế giớinói chung và Việt Nam nói riêng đang nỗ lực đổi mới nội dung và phươngpháp giáo dục và đào tạo với nhiều mô hình, biện pháp khác nhau nhằm mởrộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo Một trong

số các biện pháp đó là đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các hoạtđộng giáo dục và đào tạo

Ngày 17/10/2000, Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 58-CT/TW về đẩy mạnhứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đạihóa đất nước Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục đáp ứng được đòihỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, nếumuốn việc dạy học theo kịp cuộc sống chúng ta nhất thiết phải cải cáchphương pháp quản lý và phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT vàcác thiết bị dạy học hiện đại nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò và năng lực củangười cán bộ quản lý giáo dục, kỹ năng thực hành sư phạm của giáo viên vàhứng thú học tập của học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

và đào tạo

Do có sự phát triển của CNTT mà mọi người đều có trong tay nhiềucông cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nóiriêng Nhờ có CNTT mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình

Trang 4

yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập CNTT giúp nối dàicánh tay giao tiếp của người quản lý tới từng giáo viên, của giáo viên tới từng

cá nhân học sinh trong quá trình dạy học Như vậy, với tác động của CNTTmôi trường dạy học cũng thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới mọi thành tố củaquá trình quản lý, giảng dạy và học tập dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống cácphần mềm ứng dụng, website và hạ tầng CNTT đi kèm Do đó mục tiêu cuốicùng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học là nâng cao mộtbước cơ bản chất lượng giáo dục, tạo ra môi trường giáo dục có tính tương táccao chứ không phải đơn thuần chỉ là “ thầy đọc, trò chép” như kiểu truyềnthống, giáo viên tích cực, chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, học sinhđược khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếphợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình

Bởi vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong quản lýquá trình dạy học ở các trường THPT là đặc biệt quan trọng và cần thiết, ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng và hiệu quả giáo dục Tuy nhiên việc ứng dụngCNTT trong quản lý và dạy học là vấn đề khó khăn và lâu dài đòi hỏi rấtnhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ cán bộquản lý, đội ngũ giáo viên ở các nhà trường

Trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang là một trường mớiđược thành lập được gần 3 năm ( tháng 7/2005), đội ngũ cán bộ quản lý vàgiáo viên đa số còn non trẻ, những hiểu biết và kỹ năng về tin học của hầuhết giáo viên khi mới về trường còn rất hạn chế, ý thức vận dụng tin học trongchuyên môn còn chưa rõ nét Hơn nữa trong giai đoạn đầu nhà trường chưa có

đủ các phương tiện nghe nhìn nên hầu như tin học chưa được vận dụng trựctiếp vào công tác chuyên môn ngoài việc dạy tin học văn phòng, tin học nghềcho học sinh

Xuất phát từ thực tiễn công tác, là một cán bộ quản lý bản thân tôi đãnhận thức rõ tầm quan trọng của việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tácquản lý và hoạt động dạy học của nhà trường Điều này đòi hỏi người cán bộquản lý giáo dục phải có sự dày công nghiên cứu, trên cơ sở kế thừa những

Trang 5

kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết về quản lý trường học ( cả về lý luận vàthực tiễn ); phải đề xuất ra được những biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm đẩymạnh ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với thực tiễn của đơn vị.

Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài “ Các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang” làm tiểu luận tốt nghiệp khoá bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục

khoá 54

2 Mục đích nghiên cứu:

- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạyhọc tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý của việc ứng dụng CNTT trongdạy học tại trường THPT hiện nay

3.2 Phân tích thực trạng quá trình quản lý việc ứng dụng CNTT trong dạyhọc tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang

3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trongdạy học tại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang

4 Đối tượng nghiên cứu:

Các biện pháp quản lý nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy họctại trường THPT Hoà Phú, Chiêm Hoá, Tuyên Quang

5 Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Nhóm phương pháp lý luận :

Các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, của Bộ giáo dục - đào tạo

và lý luận dạy học

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Quan sát, điều tra, tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục

5.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu thống kê, sơ đồ

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ỨNG DỤNG

CNTT TRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT

I Cơ sở lý luận

1 Khái niệm công nghệ thông tin:

CNTT ( Information Techlonogy – IT) là thuật ngữ bao gồm tất cảnhững dạng công nghệ được dùng để xây dựng, sắp xếp, biến đổi và sử dụngthông tin trong các hình thức đa dạng của nó Cụ thể là việc sử dụng máy tínhđiện tử và các phần mềm để lưu giữ, sắp xếp, bảo mật, truyền dẫn và khôiphục các thông tin bất cứ đâu, bất cứ lúc nào

2 Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo

2.1 Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo Việt Nam:

Những thành tựu mới của khoa học công nghệ nửa cuối thế kỷ XX vàđầu thế kỷ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh

tế, văn hóa, xã hội của loài người Một số quốc gia phát triển đã bắt đầuchuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin Các quốc giađang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và côngnghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, để phát triển và hội nhập

Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổinội dung, phương pháp, phương thức dạy và học CNTT là phương tiện đểtiến tới một “ xã hội học tập ” Mặt khác giáo dục và đào tạo góp phần thúcđẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực có chấtlượng cao cho CNTT Bộ Giáo dục và đào tạo cũng đã yêu cầu: “ Đẩy mạnhứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học,ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhấtcho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” ( Trích

Trang 7

Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáodục giai đoạn 2001-2005 )

Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: “Tầm nhìn và hành động” ( từ ngày 5-9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổchức) đã đưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng pháttriển:

Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ

CD, loa, máy chiếu Projector song nó đã góp phần quan trọng làm thay đổicục diện chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo

2.2 Vai trò của CNTT trong đổi mới công tác quản lý dạy học tại các trườngtrung học phổ thông:

2.2.1 Vai trò của CNNT trong đổi mới phương pháp dạy học

Trang 8

Chúng ta đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học trong bối cảnh

mà CNTT đã phát triển như vũ bão, toàn diện; ứng dụng của CNTT đã mở ratriển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức học.Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, theo dự án, theohướng phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụngrộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy học theo nhóm,dạy học cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyềnthông Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy học sao chohọc sinh nhớ lâu, dễ hiểu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triểncho học sinh các phương pháp học chủ động Nếu trước kia người ta thườngquan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vậndụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.Như vậy, việc chuyển từ “ Lấy giáo viên làm trung tâm” sang “ Lấy học sinhlàm trung tâm” sẽ trở lên dễ dàng hơn

Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học ứng dụng CNTT so vớiphương pháp giảng dạy truyền thống là những thí nghiệm, tài liệu được cungcấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho họcsinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dựđoán về các tính chất, những quy luật mới Đây là công dụng to lớn củaCNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học

2.2.2 Vai trò của CNTT đối với giáo viên và học sinh

Có thể khẳng định rằng môi trường CNTT chắc chắn sẽ có tác độngtích cực tới sự phát triển năng lực sư phạm của giáo viên và trí tuệ của họcsinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết dạy học mới Theo nhận địnhcủa một số chuyên gia, thì việc đưa CNTT và truyền thông ứng dụng vào dạyhọc bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan

CNTT giúp giáo viên có cơ hội kết hợp việc giáo dục, học tập và khoahọc kỹ thuật; sáng tạo cái mới có sự kết hợp giữa truyền thông và khoa học kỹ

Trang 9

thuật hiện đại, phát triển mô hình “giáo dục sáng tạo”, xây dựng tố chấtchuyên nghiệp Nhờ ứng dụng CNTT, giáo viên có thể khai thác các nguồnthông tin phong phú trên Internet để phục vụ cho bài dạy; phát triển nhữnghoạt động sử dụng CNTT để thúc đẩy khả năng suy nghĩ tích cực, chủ độngtrong bài học, thoát khỏi lao động phổ thông; dễ dàng triển khai một lượngkiến thức lớn, khó trong một thời gian nhắn nhưng học sinh vấn hiểu bài; pháttriển những hoạt động học tập đòi hỏi học sinh làm việc theo nhóm, tạo đượcnhững điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của học sinh được diễn ra mộtcách tích cực, độc lập, chủ động và sáng tạo, đồng thời dùng CNTT để đánhgiá việc học của học sinh như hồ sơ điện tử và sách giáo khoa, sách thamkhảo theo trình độ; các giáo án điện tử có thể được lưu trữ lâu dài, dễ dàngchỉnh sửa và hoàn thiện khi cần thiết; Việc trao đổi, học hỏi kinh nghiệmgiữa các đồng nghiệp trên hệ thống mạng nội bộ và Internet trở lên dễ dànghơn, giúp đồng nghiệp phát triển kỹ năng CNTT cần thiết và xây dựng chiếnlược dạy học phù hợp cho việc dạy học tích hợp CNTT.

Đối với học sinh, CNTT giúp học sinh nâng cao khả năng học tậpthông qua việc tự tìm kiếm và tiếp cận với các nguồn kiến thức liên quan trênInternet và trên hệ thống thư viện điện tử do giáo viên giới thiệu và hướngdẫn; sử dụng các phần mềm bộ môn để học tập và tự kiểm tra, đánh giá; làmcác bài tập trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc trên Internet Chính vì thế, họcsinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắpxếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình

Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã nhanh chóng làmthay đổi cách nghĩ, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy của giáo viên vàhọc sinh trong các nhà trường hiện nay

2.2.3 Vai trò của CNTT đối với cán bộ quản lý giáo dục và sự cần thiết phảiđẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Trang 10

Trong giáo dục và đào tạo, yếu tố quyết định làm nên chất lượng chính

là đội ngũ nhà giáo, tuy nhiên có một yếu tố đóng vai trò dẫn dắt hoạt độngdạy học - đó là những người làm công tác quản lý giáo dục trong hệ thốngngành học và cơ sở giáo dục Phó thủ thướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấnmạnh “ Sự nghiệp đổi mới giáo dục thành công hay không một phần quantrọng phụ thuộc ở năng lực, điều hành của người cán bộ quản lý ” Bởi vậy,người cán bộ quản lý vừa phải có “ tâm” vừa phải có “ tầm” Một người cán

bộ quản lý giỏi phải đáp ứng được các yêu cầu: có phẩm chất chính trị tốt, cóhiểu biết về pháp luật, vững vàng về chuyên môn, có năng lực quản lý, có tácphong làm việc khoa học và có tác phong lãnh đạo; có khả năng tập hợp đượcsức mạnh của tào thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, xây dựng đượctập thể sư phạm đoàn kết, biết xây dựng và nhân được điển hình tiên tiến,nhân tố mới, thực hiện tốt quy chế dân chủ, lấy quy chế dân chủ làm chỗ dựacho công tác quản lý

Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập và thời đại công nghệ thông tin đangphát triển mạnh mẽ hiện nay đòi hỏi người cán bộ quản lý bên cạnh uy tín,năng lực chuyên môn và năng lực quản lý vững vàng, người quản lý còn phải

có khả năng quản lý kinh tế, có trình độ ngoại ngữ và đặc biệt phải có trình độ

và hiểu biết nhất định về tin học, biết ứng dụng có hiệu quả CNTT vào côngtác quản lý nhằm mục tiêu cuối cùng là quản lý tốt quá trình dạy học, nângcao hiệu quả và chất lượng giáo dục CNTT là một phương tiện quan trọng,hữu hiệu phục vụ công tác quản lý giáo dục nói chung và công tác quản lýdạy học nói riêng CNTT giúp người quản lý nâng cao được hiệu suất quản lý,lao động của người quản lý trong lĩnh vực quản lý dạy học Thông qua CNTT

và hệ thống mạng nội bộ, người quản lý dễ dàng kiểm tra được quá trình dạyhọc của giáo viên ( cả về tiến trình lẫn chất lượng ), hoạch định những biệnpháp quản lý mang tính chiến lược nhằm không ngừng đẩy mạnh ứng dụngCNTT nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học Do đó, chỉ đạo đẩymạnh ứng dụng CNTT vào dạy học là một nhiệm vụ có tính bức thiết, góp

Trang 11

phần quan trọng để đáp ứng điều kiện đảm bảo cho quá trình đổi mới phươngpháp quản lý, phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay và cả sau này.

3.4 Nghị định 64/2007/NĐ-CP ban hành ngày 10/4/2007 về việc ứng dụngCNTT trong các cơ quan nhà nước

3.5 Công văn số 9584/BGD&ĐT ngày 07/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đàotạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 về CNTT

3.6 Công văn số 12966/BGD&ĐT-CNTT ngày 10/12/2007 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo về việc đẩy mạnh triển khai một số hoạt động về CNTT

3.7 Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg nagfy 10/01/2008 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạođén năm 2010

3.8 Thông báo kết luận số 679/TB-BGD&ĐT ngày 25/01/2008 của Phó Thủtướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp Ban chỉ dạo CNTT BộGD&ĐT

3.9 Kế hoạch số 90/KH-SGD&ĐT ngày 21/01/2008 của Sở GD&ĐT TuyênQuang về CNTT năm học 2007-2008

Trang 12

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTTTRONG DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT HOÀ PHÚ, CHIÊM HOÁ,

TUYÊN QUANG

1 Đặc điểm tình hình trường THPT Hoà Phú

1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội địa phương:

Trường đóng trên địa bàn xã Hòa Phú, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang vàvùng tuyển sinh là hai xã Hoà Phú, Yên Nguyên– hai xã thuộc diện nghèo,kinh tế chậm phát triển chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đời sống nhân dân cònnhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp; trên 70% dân số là người dân tộc thiểu

số Các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính đầu tư phát triển giáo dục nói chung

và phát triển CNTT trong giáo dục nói riêng còn rất hạn hẹp

1.2 Một số đặc điểm chung của nhà trường:

Trường THPT Hòa Phú - Chiêm Hóa - Tuyên Quang được thành lậptheo Quyết định số 63/ QĐ-UB ngày 15 tháng 7 năm 2005, của Chủ tịchUBND tỉnh Tuyên Quang Qua hơn 3 năm xây dựng và phát triển, hiện naytrường có 18 lớp với hơn 800 học sinh; 38 cán bộ giáo viên và nhân viên Độingũ cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường trẻ, chuẩn hoá về trình độchuyên môn, đồng bộ về cơ cấu, nhiệt tình, năng động và tâm huyết với nghề

1.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh:

* Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên:

Trang 13

g chỉA

Chứn

g chỉB

Chứn

g chỉC

Đạihọc

Chứn

g chỉA

Chứn

g chỉB

Chứn

g chỉC

Trang 14

4 C¸c ph¬ng tiÖn nghe nh×n 04 tivi, 02 ®Çu DVD, 02 radio

Trang 15

ngữ và tin học khá nên có khả năng thích ứng với các phương pháp dạy họcmới cũng như với các trang thiết bị dạy học hiện đại rất tốt, đặc biệt là việcứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục Bên cạnh đó, nhà trường cũng đãđược Sở GD&ĐT trang bị 01 phòng máy vi tính với 21 máy, 01 máy chiếuprojector, 02 máy chiếu overhead, 02 máy chiếu đa năng và đầy đủ cácphương tiện nghe nhìn khá hiện đại phục vụ dạy học Nhà trường cũng đã tựtrang bị thêm 02 máy chiếu projector bằng nguồn quỹ xã hội hoá giáo dục.Đặc biệt, tháng 7/2007, nhà trường là đơn vị duy nhất của tỉnh Tuyên Quangđược Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng và Quỹ Hỗ trợ cộng đồng LawrenceS.Ting tài trợ 01 phòng máy vi tính với 23 máy, 01 máy chiếu projector và hệthống nối mạng Internet hiện đại, tốc độ cao.

Nhà trường cũng đã tổ chức một số đợt tập huấn kỹ năng ứng dụngCNTT cho giáo viên và nhân viên; tiến hành sưu tầm, mua sắm một số phầnmềm dạy học của các bộ môn, bước đầu thiết lập thư viện điện tử cho giáoviên và học sinh; lắp đặt phòng máy kết nối Internet tốc độ cao giúp giáo viên

và học sinh truy cập mạng 24/24h

3.2 Khó khăn:

Là trường mới thành lập được gần 3 năm, đội ngũ cán bộ giáo viên vànhân viên đa phần còn trẻ, kiến thức và kỹ năng về CNTT ở một số giáo viêncòn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí đôi khicòn né tránh Mặt khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mònkhó thay đổi; việc dạy học tương tác giữa người-máy, dạy theo nhóm, dạyphương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết,cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đốivới giáo viên Việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa thực sự phổ biến, cònmang tính cá nhân, ít có sự liên kết, trao đổi với nhau Không khí tin họctrong nhà trường chưa thực sự sôi nổi, một số ít vận dụng để mở rộng hiểubiết, bồi dưỡng chuyên môn, dạy tin học cơ bản chính khoá cho học sinh; việc

Trang 16

hiện ở một bộ phận nhỏ môn học như: Tiếng Anh, Hoá học, Sinh học, Địa lý,Lịch sử.

Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫnchưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó Việc sử dụngCNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đếnviệc ứng dụng nó nhiều khi không đúng chỗ, không đúng lúc thậm chí nhiềukhi còn lạm dụng nó

Với các trường trung học phổ thông nói chung và trường THPT HoàPhú nói riêng, đội ngũ quản lý thường được trưởng thành từ giáo viên giảngdạy, được bồi dưỡng các lớp ngắn hạn về quản lý giáo dục nên công tác quản

lý thường mang tính chủ quan và nặng về kinh nghiệm Các biện pháp quản lýnhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học chưa có chiều sâu chất lượng,hiệu quả chưa cao và chưa mang tính chiến lược Nhà trường đã có chủtrương khuyến khích việc ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng các chủtrương này chưa thực sự biến thành hành động cụ thể

Việc xây dựng các kế hoạch dài hạn, lộ trình cụ thể cho việc ứng dụngCNTT vào các hoạt động nói chung và dạy học nói riêng chưa được tiếnhành Nhà trường đã tiến hành kết nối mạng Internet cho 01 phòng máy vitính và 02 phòng làm việc của Ban giám hiệu song việc sử dụng chưa triệt để

và chưa có chiều sâu, các phòng bộ môn, phòng tổ chuyên môn, đoàn thanhniên, tài vụ chưa được kết nối Internet; hệ thống mạng lan chưa được thiếtlập Công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT cho giáoviên, nhân viên còn hạn chế và mang tính thời vụ, mới chỉ dừng lại ở việc xoá

mù tin học nên nhiều giáo viên chưa đủ kiến thức để sử dụng CNTT trong dạyhọc một cách có hiệu quả Các tài liệu phục vụ việc ứng dụng CNTT trongdạy học còn thiếu, chưa có hệ thống “ thư viện thông tin - điện tử ” với nhiềunguồn tư liệu phong phú cho cả giáo viên và học sinh; chưa có cơ sở khoa học

để lựa chọn các phần mềm hỗ trợ dạy học, ngay cả số lượng phầm mềm dạy

Trang 17

học cũng rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng Việc đánh giá một tiếtdạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định được hướng ứng dụngCNTT trong giờ dạy

Nhà trường đã bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư mua các trangthiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT tuy nhiên mới chỉ đủ để đáp ứng nhucầu ứng dụng CNTT trong một bộ phận giáo viên và học sinh Nguồn kinhphí dành riêng cho ứng dụng CNTT chưa có trong khi đó các trang thiết bịđầu tư cho CNTT đòi hỏi đắt tiền, hiện đại nhưng lại mau hỏng và mau lạchậu Đội ngũ cán bộ chuyên trách phụ trách kỹ thuật tin học của nhà trườngchưa được xây dựng; bên cạnh đó chưa xây dựng được quy chế, quy định vềvai trò, trách nhiệm của các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc ứng dụngCNTT vào công việc; chưa có chế độ đãi ngộ, thi đua khen thưởng thích đángcho cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, triển khai, ứng dụng tích cức cácgiải pháp CNTT trong nhà trường

Chính vì những lý do trên, việc triển khai ứng dụng CNTT trong dạyhọc của nhà trường gặp nhiều trở ngại Nếu không có những biện pháp quản

lý hiệu quả sẽ dẫn tới việc đầu tư manh mún, không hiệu quả thậm chí gâylãng phí, chỗ thừa, chỗ thiếu Việc xây dựng được cơ chế quản lý và vận hànhviệc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nhà trường nói chung và trong dạy họcnói riêng là hết sức cần thiết, mang tính chất quyết định cho sự thành côngcủa nghiệp giáo dục nhà trường

Ngày đăng: 01/02/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w