Mở đầu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hệ thống, bao gồm các luận điểm về bảnchất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Người soạn: Nguyễn Văn NguyênLớp : Tư tưởng Hồ Chí Minh – K25
Loại bài giảng : lý thuyết
Thời gian thực hiện giảng: 5 tiết
Thời gian dự kiến giảng : 03/ 03/ 2009
Đối tượng : lớp: Đại học không chuyên
Chương trình : Đại học đại cương
Trang 2CHƯƠNG 4: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA
XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM
A Mở đầu:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một hệ thống, bao gồm các luận điểm về bảnchất, mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội; về tính tất yếu khách quan củathời kỳ quá độ, về bước đi, cách làm và nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội ở nước ta Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và conđường quá độ lên chủ nghĩa xã hội góp phần định hướng sự nghiệp đổi mới doĐảng Cộng sản Việt Nam khởi sướng và lãnh đạo hiện nay
B Mục đích – yêu cầu:
1 Mục đích:
- Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên nghững hiểu biết về:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất, mục tiêu và động lực của chủnghĩa xã hội
+ Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
+ Sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiệnnay của Đảng
- Về tư tưởng, thái độ:
+ Vận dụng kiến thức để củng cố niềm tin vững chắc vào đường lốicách mạng Việt Nam
+ Độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, kiên định con đường đilên chủ nghĩa xã hội
+ Thấy được trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyệntốt, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2 Yêu cầu:
- Trong quá trình học, người học cần phát huy tính tích cực, chủ độngsáng tạo, hăng hái tham gia xây dựng bài
Trang 3- Chuẩn bị đầy đủ giáo trình học tập, tham khảo bài học trước khi đếnlớp.
- Học chuyên đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và conđường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam yêu cầu học viên gắn với thựctiễn hoạt động học tập của bản thân
C Thời gian:
Chương 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được trình bày trong 5 tiết.
D Kết cấu bài giản: Bài giảng gồm 3 phần
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
II Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam
III Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đườngquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
E Tài liệu học tập:
1 Về giáo trình:
1.1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Hội đồng lý luận Trung ương chỉđạo biên soạn- Nxb chính trị Quốc gia- Hà Nội, 2005
1.2 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT
1.3 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – Phân viện Hà Nội
1.4 Một số chuyên đề về Tư tưởng Hồ Chí Minh – Nxb Chính trị Quốcgia
2 Tài liệu tham khảo:
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Đạitướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003
2.2 Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc, Giáo sư Song Thành, Nxb Lýluận Chính trị, 2005
2.3 Về chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh , Nxb Chính trị Quốc gia, HN1998
Trang 42.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh, Nxb Lao Động, HN, 2000
2.55 Tư tưởng Hồ Chí Minh di sản văn hoá dân tộc, Nxb Quân độinhân dân
2.6 Hồ Chí Minh biên niên Tiểu sử, Nxb Chính trị Quốc gia, HN,2000
2.7 Tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và conđường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam T.S Nguyễn Viết Mỹ, NxbChính trị quốc gia, HN, 2002
2.8 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X
Trang 5NỘI DUNG BÀI GIẢNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ
CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
I Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
1 Chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của xã hội loài người
a Chủ nghĩa xã hội là tất yếu của thời đại.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác – Lênin phát hiện ra quy luật khách quan của quá trình biếnchuyển cách mạng căn bản, và khẳng định lịch sử
xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái kinh tế - xã hội phát triển từ thấp đến cao diễn ra như “một quá trình lịch sử tự nhiên” Thực
tế lịch sử xã hội loài người đã có năm hình thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau:
+ Những điều kiện cơ bản cuả sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa
-> Các điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản đã phát triển cao
Thứ nhất là, lực lượng sản xuất phát triển cao
dẫn đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa những tư liệu sản xuất chủ yếu
thứ hai là, trong xã hội tư bản có hai giai cấp
cơ bản, tiêu biểu nhất, đối lập nhau về lợi ích cơ
- Thuyết trình,
phát vấn
->Theo anh, chị chủ nghĩa Mác – Lênin đã đề cập đến những hình thái kinh
tế - xã hội nào?
- Cộng sản
nguyên thuỷ - Chiếm hữu nô
lệ - Phong kiến – Tư bản chủ nghĩa -Cộng sảnchủ nghĩa
Trang 6bản đó là giai cấp công nhân đại biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại và giai cấp tư sản thống trị
xã hội, đại biểu cho quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Hai giai cấp này mâu thuẫn với nhau ngày càng rõ rệt, sâu sắc và gay gắt Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhânchống giai cấp tư sản áp bức bóc lột phát triển từ trình độ thấp, quy mô nhỏ, tự phát tiến tới trình độ cao hơn, quy mô lớn hơn, tự giác ngày càng thể hiện rõ hơn Đến độ chín muồi của sự phát triển,
phong trào công nhân hình thành đảng chính trị
của mình với hệ tư tưởng và tổ chức tiền phong để lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống lại, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản là biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản
thứ ba là, cùng với sự phát triển nhiều mặt về
kinh tế - xã hôi dưới chủ nghĩa tư bản đồng thời cũng tạo ra bao tai hoạ cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả nhân loại cũng như môi trường thiên nhiên ( chế độ áp bức, bất công, phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng, phân biệt chủng tộc, chiến tranh xâm lược giết hại hang trăm triệu người, đạo đức suy đồi, tệ nạn xã hội, tàn phá thiênnhiên…)
Với những điều kiện cơ bản có tính tổng quát
và tất yếu nêu trên thì chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ
bị phủ định thay thế vào đó là một xã hội mới “lọt lòng” từ trong chủ nghĩa tư bản – xã hội xã hội chủ
Trang 7gọi giai đoạn này là
-> Những điều kiện cơ bản của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa từ các nước tư bản chủ nghĩa trung bình, các nước chưa qua chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định: trong
quá trình phát triển của mình sẽ có những nước tư bản phát triển ở trình độ trung bình và những nước chưa qua chủ nghĩa tư bản cũng có thể nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Theo V I.Lênin, đó là loại “đặc biệt” và “đặc biệt của đặc biệt”
Hình thức “đặc biệt” đã được thực tiễn chứng minh ở Nga và tất cả các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu Hình thức “đặc biệt của đặc biệt” cũng được chứng minh ở Việt Nam (từ 1945 đến nay), Trung Quốc (từ 1949 đến nay), Cu Ba (từ 1959 đếnnay), Triều Tiên, Lào, vv…vì thế Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt coi trọng nghiên cứu
Trang 8đau đẻ kéo dài” để
cho chủ nghĩa xã hội
lọt lòng từ xã hội cũ
mà ra
về những điều kiện cơ bản để ra đời hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa theo hình thức “đặc biệt của đặc biệt” Đó là:
Một là, chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do
cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và tiến hành các cuộc xâm lược, áp bức, bóc lột và khai thác thuộc địa; chiến tranh đế quốc chia lại thịtrường thế giới…gây tai hoạ cho hang trăm quốc gia dân tộc bị áp bức Do đó xuất hiện những mâu thuẫn cơ bản và gay gắt của thời đại mới: 1/ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân; 2/Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lược với các quốc gia dân tộc bị xâm lược và đô hộ; 3/ Mâu thuẫn giữa những nước tư bản - đế quốc với nhau; 4/ Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, tư sản và nông dân ở hàng trăm nước nông nghiệp Ở những nước này nổi lên mâu thuẫn chủ yếu là: giữa một bên là tư bản - đế quốc xâm lược gắn với bè lũ tay sai phong kiến, tư sản phản động với một bên là cả dân tộc gồm nông dân, công nhân (nếu có), trí thức, địa chủ yêu nước, tư sản dân tộc…bị áp bức,
bị nô lệ, mất độc lập tự do
Hai là, lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế…làm thức tỉnh nhiều dân tộc, dấy lên phong trào yêu nước, giành độc lập dân tộc Từ đó tất yếu hình
thành các đảng chính trị lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin làm hệ tư tưởng để lãnh đạo các dân tộc giành lại độc lập, tự do và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
Tính quy luật đặc thù về “bỏ qua chế độ tư
Trang 9bản chủ nghĩa để đi lên chủ nghĩa xã hội”( ở những
nước nông nghiệp, chưa qua tư bản chủ nghĩa)
cũng nằm trong quy luật chung là “quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới”, bắt đầu mở ra từ Cách mạng tháng
Mười Nga vĩ đại(1917)
- Quan điểm Hồ Chí Minh
+ Hồ Chí Minh trước tiên là thừa nhận học
thuyết các hình thái kinh tế của chủ nghĩa duy
vật lịch sử Người cho rằng: “Cách sản xuất và
sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi, do đó
mà tư tưởng con người, chế độ xã hội… cũng
phát triển và biến đổi Chúng ta đều biết từ đời
xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùng
cành cây, búa đá phát triển dần dần đến máy
móc, sức điện, sức nguyên tử, chế độ xã hội
cũng phát triển từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế
độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư
bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài
người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa Sự
phát triển và tiến bộ đó không ai ngăn cản
được”(HCMTT, H.2000, t8, tr282)
+ Theo Người “Lịch sử xã hội loài người do
lao động tạo ra Sự phát triển của lịch sử là quy
luật không ai ngăn cản được Chế độ cộng sản
nguyên thuỷ biến đổi thành chế độ phong kiến
Chế độ phong kiến biến đổi thành chế độ tư bản
chủ nghĩa Chế độ tư bản chủ nghĩa nhất định
sẽ biến đổi thành chế độ xã hội chủ nghĩa Một
chế độ này biến đổi thành một chế độ khác là cả
thuyết trình
Trang 10một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang suy tàn và cái đang phát triển Kết quả là cái mới, cái đang tiến bộ nhất định thắng”(HCMTT, H.1996, t9, tr20)
Như vậy Hồ Chí Minh cũng thừa nhận rằnglịch sử loài người sẽ lần lượt trải qua 5 hình tháikinh tế – xã hội; từ Cộng sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa,Cộng sản chủ nghĩa Sự thay thế đó, theo Bác là
do cách sản xuất và sức sản xuất quy định, tức
là phương thức sản xuất Đến một trình độ nào
đó thì tư tưởng con người, chế độ xã hội, cũng phải thay đổi cho phù hợp Tuy nhiên để có sự thay thế này thì phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, kết quả là cái tiến bộ sẽ thắng Chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời khi loài người đã phát minh ra những công cụ sản xuất thô sơ như cành cây, búa đá… đến khi những công cụ máy móc, sức điện, sức nguyên tử xuất hiện thì đồng thời xuất hiện nhà nước tư bản chủnghĩa Hồ Chí Minh đã nhìn thấy được sự lớn mạnh của chủ nghĩa tư bản nhưng do chế độ độctài, bóc lột sức lao động quá đáng của công nhânlàm kìm hãm rất lớn sự phát triển của xã hội loàingười và Người tin chắc rằng sẽ có một chế độ
xã hội khác tốt hơn thay thế, đó chính là xã hội
xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Người nói:
Trang 11“Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt
trời mọc Không có lực lượng gì ngăn trở được
lịch sử loài người tiến lên Cũng không có lực
lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát
triển” (HCMTT, H.1996, t8, tr556).
Xã hội loài người phát triển theo xu hướng
đi lên, với những hình thái ngày càng cao hơn
về chất Nếu chế độ tư bản chủ nghĩa tất yếu ra
đời từ chế độ phong kiến thì chủ nghĩa tư bản
cũng sẽ xác lập các tiền đề khách quan để tự phủ
định chính nó
Theo Hồ Chí Minh, logic phát triển của xã
hội cho thấy đã đến lúc chủ nghĩa tư bản mở
đường cho sự ra đời một chế độ xã hội mới – xã
hội chủ nghĩa Tiến lên chủ nghĩa xã hội là quy
luật khách quan của thời đại trong điều kiện lịch
sử mới trên phạm vi toàn thế giới Kết luận này
được Hồ Chí Minh tuân theo quy luật phổ quát
của chủ nghĩa Mác-Lênin về hình thái kinh tế xã
hội
b Chủ nghĩa xã hội là tất yếu của châu Á.
Băn khoăn trước thực tế các dân tộc châu Á
có những đặc điểm khác châu Âu và những người
cộng sản châu Âu đầu thế kỷ xx cho rằng chủ
nghĩa cộng sản khó có thể có ở châu Á, Hồ Chí
Minh đặt ra câu hỏi: “Chế độ cộng sản có áp dụng
được ở châu Á nói chung và Đông Dương nói
riêng? Đây là vấn đề chúng ta quan tâm hiện nay”
(HCMTT, t1, tr 33). Không loại trừ những khó khăn
thử thách khi các dân tộc châu Á nói chung và Việt
thuyết trình
Trang 12Nam nói riêng khi đi lên chủ nghĩa xã hội với điểmxuất phát thấp, nền kinh tế lạc hậu, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn châu Âu”, điều này được
Hồ Chí Minh lý giải trên những cơ sở khoa học sau:
- Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng vốn có truyền thống cộng đồng trong văn hoá, quan hệ kinh tế, cố số lượng lớn ruộng đất công trong khi Phương Tây tính tư hữu lại thể hiện đậm nét
+ Ph Ăngghen đã dự báo: trong những điều kiện cụ thể nhất định, nhũng nước chậm phát triển khi đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội “có thể sử dụngnhững tàn dư đó của sở hưu chung và những tập quán nhân dân tương ứng làm công cụ mạnh
mẽ để rút ngắn một cách đáng kể quá trình phát triển của mình lên xã hội xã hội chủ nghĩa và có thể tránh được phần lớn đau khổ và những cuộc đấu tranh ở Tây Âu chúng ta phải trải qua” (C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, Nxb Chính trị quốcgia, Hà Nội, 1995, tập 22, tr 632)
- Châu Á còn là nơi phát sinh ra các học thuyết nhân sinh, nhân văn cao cả, học thuyết tôn giáo lớn của thế giới: Nho giáo, Phật giáo, Thiên chúa giáo…Điểm chung của các học thuyết là hướng tới con người
- Các nước ở châu Á hầu hết là những nước thuộc địa, bị áp bức, bóc lột nên tinh thần đấu tranh chống ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, thực dân cang cao, mạnh mẽ(ở đâu càng có
Trang 13áp bức ở đó càng có đấu tranh) Con người châu Á
luôn có tư tưởng hướng tới tương lai với một xã
hội tự do, ấm no, hạnh phúc
+ Ở các nước chính quốc, giai cấp công nhân
và nhân dân lao động trải qua quá trình đấu tranh
hang trăm năm đã phần nào giành được những
quyền dân chủ nhất định, còn ở thuộc địa nói
chung, châu Á nói riêng, dưới ách áp bức thực dân
hết sức tàn bạo, người dân không có một chút
quyền tự do dân chủ dù là tối thiểu Nên tinh thần
và ý chí cách mạng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động thuộc địa rất cao
- Hồ Chí Minh khẳng định: “Sự tàn bạo của
chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất sẵn rồi: Chủ
nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc gieo hạt
giống cho công cuộc giải phóng nữa thôi”
(HCMTT, t1, tr.28). Điều kiện, hoàn cảnh của châu
Á rất phù hợp với lý luận về giải phóng giai cấp,
giải phóng con người của chủ nghĩa Mác – Lênin
Do đó: chủ nghĩa cộng sản dễ dàng xâm nhập vào
châu Á hơn châu Âu Điều này cũng cắt nghĩa lý
do Hồ Chí Minh bên cạnh việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam, Người còn phê phán
có hệ thống nền thống trị hà khắc chủ nghĩa đế
quốc ở các thuộc địa nói chung và thực dân Pháp ở
Đông Dương nói riêng
c Chủ nghĩa xã hội là tất yếu ở Việt Nam
-> Vì sao nói chủ nghĩa xã hội là tất yếu ở
Việt Nam?
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin
và cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Hồ Chí
thuyết trình, phát vấn
-> Vì sao nói chủ nghĩa xã hội là tất yếu ở
Trang 14Minh không chỉ tìm thấy ở đó con đường cứu nước
đúng đắn, mà còn tìm thấy phương hướng đi lên
của cách mạng sau khi đã giành được độc lập dân
tộc, bảo đảm đem lại cuộc sống ấm no, tự do hạnh
phúc cho nhân dân lao động Đó chính là mục tiêu:
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; giải
phóng xã hội gắn liền với giải phóng giai cấp, giải
phóng con người Nhận thức rõ quuy luật vận động
của xã hội loài người, Hồ Chí Minh khẳng định:
“con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội của các dân
tộc là con đường chung của thời đại, của lịch sử
không ai ngăn cản nổi” (HCMTT, t8, 1996, tr 449)
Do đó, nước ta cũng tất yếu đi lên chủ nghĩa xã
hội
- Về phương diện lý luận
Theo học thuyết hình thái kinh tế – xã hội
mà C.Mác đã đưa ra là lịch sử loài người sẽ lần
lượt trải qua 5 hình thái kinh tế – xã hội: Cộng
sản nguyên thuỷ, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến,
Tư bản, Cộng sảng chủ nghĩa Ông chứng minh
rằng chủ nghĩa tư bản đến một giai đoạn nào đó
thì sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội nhưng sự
thay thế này sẽ diễn ra đồng loạt ở các nước chủ
nghĩa tư bản phát triển cao
- Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng:
+ Cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thành
công ở một số nước tư bản chủ nghĩa, thậm chí
ở một số nước tư bản phát triển trung bình
+ Các nước thuộc địa có nền kinh tế lạc hậu,
kém phát triển được sự giúp đỡ của giai cấp vô
sản ở các nước xã hội chủ nghĩa thì có thể đi tới
Việt Nam?
- Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ
rõ xã hội loài người tất yếu đi lên CNXH ( CNCS)
- Đi lên chủ nghĩa xã hội là
sự lựa chọn khách quan của lịch sử Việt Nam
Trang 15chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa
-> Trong điều kiện lịch sử mới Lênin đã phát triển lý luận cách mạng không ngừng của Mác và Ăngghen và đưa ra những luận điểm sáng tạo mới Vào thời điểm của Lênin (cuối thế
kỷ XIX) chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạnchủ nghĩa đế quốc và đã hoàn thành việc phân chia thế giới, đặt ách áp bức lên khắp các nước
Á - Phi – Mỹ La tinh Thế giới hình thành mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau ngày càng gay gắt Cùng với phong trào cách mạng ở các nước đế quốc, phong trào giải phóng dân tộc bùng lên mạnh mẽ Trong bối cảnh ấy Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, đề
ra lý luận: cách mạng xã hội chủ nghĩa có thể thành công ở một số nước tư bản, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung bình,
đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải
phóng dân tộc Ông cho rằng: ở một nước kinh
tế kém phát triển được sự giúp đỡ của giai cấp
vô sản ở các nước xã hội chủ nghĩa thì có thể tiến đến chủ nghĩa xã hội.
-> Trên nền lý luận chung đó, Hồ Chí Minh đã lĩnh hội những vấn đề mấu chốt, cần thiết nhất cho nhân dân mình, dân tộc mình Đánh giá tầm quan trọng của chủ nghĩa Lênin đối với các dân tộc phương Đông, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Trong lịch sử cuộc đời đau khổ
và bị mất quyền của các dân tộc thuộc địa,
Trang 16Lênin là người sáng tạo ra cuộc đời mới, là ngọn hải đăng chỉ dẫn con đường đi tới gp cho toàn thể nhân loại bị áp bức” (HCMTT, H.1995, t2, tr137).
Riêng đối với Việt Nam, chủ nghĩa Lênin giữ một vai trò đặc biệt lớn lao Chủ nghĩa Lênin không những là chiếc cẩm nang thần kỳ, không chỉ là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản
- Về phương diện thực tiễn
+ Trong nước: Bác đã dày công nghiên cứu
những con đường nước nước theo các khuynh hướng:
-> Phong kiến: phong trào Cần Vương của
Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng
-> Dân chủ tư sản: Phong trào Duy Tân,
Đông Du, cải cách dân chủ… của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu du nhập từ chủ nghĩa tam
dân (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc) của Tôn Trung Sơn (1911), cải cách
Minh trị (1868) ở Nhật, tư tưởng dân tộc, dân chủ của Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng cách mạng Pháp (1789)…
Các phong trào này diễn ra sôi nổi nhưng đều lần lượt bị thất bại Điều đó chứng tỏ rằng giai cấp phong kiến đã quá lỗi thời, không đủ sức lãnh đạo phong trào, giai cấp tư sản ngay từ khi xuất hiện cũng không đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Trang 17+ Thế giới:
Vượt qua hạn chế của điều kiện lịch sử – xã
hội Việt Nam lúc đó, vượt qua tầm nhìn về thời
cuộc của các sĩ phu yêu nước đương thời, Hồ
Chí Minh đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước ở phương Tây, nơi nêu cao khẩu hiệu “tự
do, bình đẳng, bác ái” Đây chính là quyết định
sáng suốt, thể hiện tư duy sắc bén và đầy trách
nhiệm trước vận mệnh và tương lai của dân tộc
Việt Nam Như vậy, độc lập cho Tổ quốc, tự do
cho đồng bào là điểm xuất phát, là động lực thúc
đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm chân lý cách mạng
-> Hồ Chí Minh khảo sát kinh nghiệm thực
tiễn của các cuộc cách mạng trong nước và trên
thế giới, Bác đã loại bỏ các cuộc cách mạng dân
chủ tư sản và đi theo cách mạng Tháng Mười
Nga - đi theo con đường mới – xã hội chủ nghĩa
để nhân dân được ấm no, tự do, hạnh phúc - đây
là mục tiêu cuối cùng của các cuộc cách mạng
->Vì sao Hồ Chí Minh lại quyết định đi theo cách mạng Tháng Mười Nga?
- Nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới như cách mạng tư sản
Mỹ, Pháp, Hồ Chí Minh đi đến kết luận: cách mệnh Pháp hay cách mệnh Mỹ làcác cuộc cách mạng không đến nơi – không triệt
để
- Nghiên cứu cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đi đến kết luận: Đây là cuộc cách mạng triệt để và lựa chọn đi theo con đưòng CMT10 Nga
Trang 182 Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
a Đặc trưng chủ nghĩa xã hội trong chủ
- Tạo điều kiện cho con người tự quản lý lấyviệc sản xuất và phân phối có điều kiện phát huymọi khả năng sẵn có của mình
Lênin phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội trong điều kiện chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự
do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Với thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực Lênin làm rõ hơn nội dung quan điểmmác xít về thời kỳ quá độ, về giai đoạn thấp và giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản và bổ sungthêm một số đặc trưng mới (những đặc trưng này đã trở thành mẫu mực và được đưa vào các sách giáo khoa chủ nghĩa xã hội khoa học ở Liên Xô): về khả năng các nước lạc hậu có thể
rút ngắn con đường phát triển của mình, tiến tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa với những điều kiện nhất định
Vì vậy, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bảncủa chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ
Trang 19nghĩa Mác-Lênin:
1 Xóa bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu công cộng để giải phóng cho sức sản xuất phát triển
2 Có một nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và công nghệ hiện đại
3 Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xóa bỏ sản xuất hàng hóa, trao đổi tiền tệ
4 Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự công bằng và bình đẳng về laođộng và hưởng thụ
5 Khắc phục dần sự khác biệt về giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc
và lao động chân tay
6 Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tư tưởng và văn hoá cho nhân dân…
7 Sau khi đã đạt được những điều nói trên, khi giai cấp không còn nữa thì chức năng chính trị của Nhà nước sẽ dần tiêu vong
Để tránh người đi sau không rơi vào rập
khuôn, giáo điều, ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, hai ông đã căn dặn: “Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy tất nhiên sẽ rất khác nhau rất nhiều” (Mác-Ăngghen toàn tập, H.2002, t4, tr627).
Trang 20tiếp cận quan niệm
của chủ nghĩa xã hội
nhưng tựu trung lại
có mấy luận điểm
nhau của đời sống,
là con đường giải
phóng nhân loại cần
lao, áp bức: “Chỉ có
chủ nghĩa cộng sản
mới cứu nhân loại,
đem lại cho mọi
người không phân
kỹ thuật và sản xuất được coi trọng, đẩy mạnh
và phát triển làm cho đời sống nhân dân không ngừng được cảithiện và nâng cao Trong xã hội
xã hội chủ nghĩa từng bước xoá bỏ bất công, xoá
bỏ bóc lột và thực hiện công bằng xã hội
- Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có kỷ cương, có đạo đức, có lối sống mới lành mạnh, conngười trong xã hội đó ngày càng được phát triển toàn diện và các dân tộc miền núi phải dần dần tiếnkịp các dân tộc miền xuôi
- Xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội có mối quan hệ hữu nghị bình đẳng với các quốc gia trên thế giới trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, hợp tác đôi bên cùng có lợi
- Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội mà nhân dân làm chủ đất nước, thiết lập được một Nhànước của dân, do dân và vì dân
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Quan điểm về chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh vừa phản ánh những quan điểm cơ bản của Mác – Lênin một cách sáng tạo, đồng thời vừa phùhợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, thể hiện cốt cách riêng của Việt Nam.Quan niệm này đặt nền tảng cơ bản cho Đảng ta xác định mô hình đặc trưng cho chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá
->Trong cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Đảng ta đã đưa
ra bao nhiêu đặc trưng CNXH?
1 Do nhân dân lao động làm chủ
2 Có một nền kinh tế pháttriển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các
tư liệu sản xuất chủ yếu
3 Có nền vănhoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
4 Con người được giải phóngkhỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo
Trang 21trái đất, việc làm
cho mọi người và vì
mọi người, niềm vui,
người lao động trên
thế giới hiểu nhau
độ đi lên chủ nghĩa xã hội
3 Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu
và động lực của chủnghĩa xã hội.
a Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội có
quan hệ chặt chẽ với nhau Những đặc trưng bảnchất của chủ nghĩa xã hội sau khi đã được nhậnthức, đều trở thành những mục tiêu cơ bản cần đạttới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chủnghĩa xã hội ở Việt Nam
- Chế độ chính trị: là chế độ do nhân dân
lao động làm chủ Mọi công dân đều có quyềnbầu cử, ứng cử vào các cơ quan Nhà nước, cóquyền kiểm soát đối với đại biểu của mình
Nhân dân thực hiện quyền làm chủ chủ yếu bằngNhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Ở đó, có
sự thống nhất giữa quyền làm chủ và nghĩa vụ,tính năng động ủa người làm chủ
+ Bác viết: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều
là của dân Công cuộc đổi mới và xây dựng là trách nhiệm của dân…Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra…Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” (HCMTT, H.1996, t5, tr698)
+ Về bản chất: của dân vì dân là chủ: “Tất cả quyền bính nằm trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt trai gái, giàunghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1, Hiến pháp
1946) Dân được hưởng mọi quyền dân chủ
Quyền luôn gắn liền với nghĩa vụ
năng lực, hưởngtheo lao động,
có cuộc sống
ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
cá nhân
5 Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoànkết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
6 Có quan hệhữu nghị hợp tác với nhân dântất cả các nước
trên thế giới.
Trang 22chất và văn hoá của
nhân dân và do nhân
gián tiếp, không
- Nhân dân có quyền và nghĩa vụ gì?
+ Quyền: làm bất cứ việc gì mà pháp luậtkhông cấm Nghĩa vụ: Tuân theo pháp luật
+ Về phương thức tổ chức và hoạt động: do
dân lựa chọn bầu ra và do dân bãi miễn “nếu Chính phủ tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” (HCMTT H.1996, t9, tr591). “Dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe
ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân”
(HCMTT H.1996, t5, tr60)
+ Về mục đích phục vụ: vì dân “Cán bộ từ Chủ tịch toàn quốc đến các làng, dân chính là chủ thì Chính phủ là đày tớ của dân” (HCMTT H.2000, t5, tr60). Bác yêu cầu người cầm quyền phải khôngngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng đểxứng đáng là đày tớ trung thành của nhân dân.+ Mặt khác, Bác cũng nhấn mạnh mối quan hệgiữa quyền và nghĩa vụ của người chủ đất nước:
“Đã là người chủ đất nước thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà…Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” (HCMTT, H 1996, t9, tr50).
+ Mọi người công dân trong xã hội đều cónghĩa vụ lao động, bảo vệ tổ quốc, tôn trọng vàchấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ của công,đồng thời có nghĩa vụ không ngừng học tập nângcao trình độ về mọi mặt để xứng đáng là người chủcủa xã hội
- Về kinh tế: Xây dựng một nền kinh tế phát
triển cao, không còn quan hệ người bóc lộtngười Nền kinh tế phải được xây dựng trên cơ
Trang 23nhắc đến chủ nghĩa
xã hội, nhưng xét về
bản chất, đó cũng
chính là mục tiêu
của chủ nghĩa xã hội
theo quan niệm của
Người Trong Di
chúc, Người nói:
“Điều mong muốn
cuối cùng của tôi là:
Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sảnxuất nhỏ là phổ biến, công nghiệp còn rất nhỏ bé,lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để tiến lên mộtnền kinh tế xã hội chủ nghĩa phát triển, Hồ ChíMinh đã chỉ ra những vấn đề có tính quy luật trongcải tạo và xây dựng kinh tế ở nước ta mà xây dựng
là nhiệm vụ then chốt
Cải tạo xã hội chủ nghĩa bao gồm cải tạo nền
nông nghiệp nhỏ, thủ công nghiệp và công thươngnghiệp tư bản tư doanh, trong đó khâu then chốt làcải tạo nông nghiệp, từng bước làm cho nông dân
tự nguyện đi vào con đường làm ăn tập thể Người
nói rõ mục đích của việc tổ chức hợp tác xã “là để cải thiện đời sống nồng dân, làm cho nông dân được no ấm, mạnh khỏe, được học tập, làm cho dân giàu, nước mạnh - dân có giàu thì nước mới mạnh Đó là mục đích riêng và mục đích chung của việc xây dựng hợp tác xã” (HCMTT, H.1996, t9, tr537).
-> Người lưu ý: không được lầm lẫn biện phápvới mục tiêu, không được làm vội để sớm hoànthành hợp tác hóa mà quen mục tiêu chính của nó
là thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện đời sống của nhân dân.
Bác chỉ rõ: cải tạo nền kinh tế cũ, phát triểnnền kinh tế mới theo xu hướng xã hội chủ nghĩakhông thể một bước làm xong ngay được Ngườiquan tâm chỉ đạo cụ thể từ hình thức, biện pháp,
Trang 24quy mô, bước đi…của phong trào hợp tác hóa:
“Phải tổ chức tổ đổi công là hình thức thấp nhất, rồi tiến lên hợp tác xã nông nghiệp, từ hợp tác xã nhỏ phát triển thành hợp tác xã to, dùng máy móc trong nông nghiệp” (HCMTT H 1996, t8, tr345).
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, xét về bản chất,
nó phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu côngcộng về tư liệu sản xuất chủ yếu Đó là cơ sở đểxóa bỏ vĩnh viễn mọi áp bức bóc lột do chế độ tưhữu sinh ra Tuy nhiên, ở thời kì quá độ, Hồ ChíMinh chỉ rõ nền kinh tế vẫn còn tồn tại bốn hình
thức sở hữu chính: “Sở hữu của Nhà nước, tức là của toàn dân; sở hữu của hợp tác xã, tức là sở hữu của nhân dân lao động, sở hữu của người lao động riêng lẻ; một tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà
tư bản” (HCMTT, H.1996, t9, tr592).
+ Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng chủ nghĩa
tư bản khi nó tạo ra một nền kinh tế phát triển, cónăng suất cao, gắn liền với sự phát triển của suấtsản xuất, của khoa học và công nghệ Không cómột nền công nghiệp hiện đại thì không thể có chủnghĩa xã hội Đối với các nước lạc hậu, chưa trảiqua giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản thìCNH-HĐH là một quy luật tất yếu và phổ biến,nhằm xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật củachủ nghĩa xã hội
Tuy nhiên, con đường và bước đi của CNH HĐH phải xuất phát từ tình hình, đặc điểm của mỗinước Miền Bắc nước ta vừa ra khỏi chiến tranhnhân dân ta chưa giải quyết được vấn đề lươngthực, nhiều vùng chưa thoát khỏi nạn đói, vì vậy
Trang 25-Hồ Chí Minh trong chặng đường đầu của thời kì
quá độ xác định ta phải lấy nông nghiệp làm gốc,
làm chính: “Nước ta là nước nông nghiệp…muốn
phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói
chung, lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc
làm chính” (HCMTT H 1996, t10, tr180).
- Muốn kinh tế phát triển, sau khi có chủ
trương, đường lối đúng thì lãnh đạo, tổ chức, quản
lí kinh tế- xã hội có vai trò quyết định trực tiếp
Đây là lĩnh vực được Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm và nhấn mạnh, coi đó là “cái chìa khóa” để
phát triển kinh tế quốc dân
+ Muốn phát triển sức sản xuất, muốn tăng
năng suất lao động thì phải biết quản lí cho tốt
Quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về quản lí
kinh tế là quan điểm làm ăn phải có hiệu quả kinh
tế: “quản lí một nước cũng nhưquản lí một doanh
nghiệp: phải có lãi Cái gì ra, cái gì vào, việc gì
phải làm ngay, việc gì chờ, hoãn hay bỏ, món nào
đáng tiêu, người nào đáng dùng; tất cả mọi thứ
đều phải tính toán cẩn thận”(Biên bản Hội đồng
Chính phủ, phát biểu ngày 1.1.1953 Lưu văn
phòng Hội đồng Chình phủ)
+ Để kích thích sản xuất phát triển, Hồ Chí
Minh cho rằng phải biết tác động đến vào nhu cầu
và lợi ích thiết thân của người lao động Cơ chế,
chính sách phải làm sao kết hợp được lợi ích của
Nhà nước, của tập thể và cá nhân người lao động
Ngoài ra còn phải biết sử dụng các đoàn bẩy kinh
tế Từ rất sớm, Người đã đề cập chính sách khoán,
cả trong công nghiệp và nông nghiệp Theo Bác:
-> Vì sao Bác lại lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc làm chính?
- Vì nôngnghiệp cung cấplương thực,nguyên liệu,cho công nghiệpphát triển
- Hồ Chí Minhđặt nông nghiệptrong mối quan
hệ với công
Trang 26“Chế độ khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã
hội, nó khuyến khích người công nhân luôn luôn
tiến bộ… làm khoán là ích chung và lợi riêng…
Làm khoán tốt, thích hợp và công bằng dưới chế
độ ta hiện nay” (HCMTT, H.1996, t8, tr341).
+ Trong phân phối lợi ích, Người nhấn mạnh:
“không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”, bởi
thiếu công bằng là nguyên nhân chính gây ra mất
đoànkết, dẫn đến những mâu thuẫn xung đột, căn
thẳng trong xã hội “Muốn phân phối cho công
bằng, cán bộ phải chí công vô tư, thậm chí có khi
cán bộ vì lợi ích chung mà phải chịu thiệt thòi một
phần nào chớ nên cái gì tốt thì dành cho mình,
xấu để lại cho người khác” (HCMTT, H.1996, t9,
tr537).
Tóm lại, Hồ Chí Minh có những quan điểm
vừa khoa học, vừa thiết thực về xây dựng nền kinh
tế mới ở nước ta, từ một nước nông nghiệp lạc hậu,
chưa trải qua phát triển chủ nghĩa tư bản Những
quan điểm của Người về cơ cấu kinh tế công
-nông nghiệp, về kinh tế nhiều thành phần trong
thời kỳ quá độ, về sản xuất - phân phối, về quản lý
kinh tế và sử dụng các đòn bầy kinh tế, đặc biệt là
quan điểm tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng
nước nhà,… đều là những chỉ dẫn quý giá, cần
được kế thừa và phát triển sáng tạo trong quá trình
đổi mới ở nước ta hiện nay
nghiệp, coicông nghiệp vànông nghiệp làhai chân củanền kinh tế
“giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đều thì tiến bước sẽ nhanh và chóng đến mục đích”
(HCMTT, H.1996, t10, tr545).
- Về văn hóa: Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa
phải là nền văn hoá vì con người, phục vụ cho