1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

237 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Ra Quyết Định Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Thế Ân
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 237
Dung lượng 6,92 MB

Nội dung

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà NộiNghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG GIANG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC

RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI

LỢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thế Ân

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệlấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Hương Giang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Ngô Thế Ân

đã tận tình, dành nhiều công sức, thời gian trực tiếp hướng dẫn và tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,Khoa Tài nguyên và Môi trường - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Bộ môn Sinhthái nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoànthành luận án Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Bộ mônQuản lý môi trường, Khoa Tài nguyên và Môi trường – Học viện Nông nghiệp ViệtNam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Đề tài NAFOSTED: “Developing an agent-basedmodel for simulating spatial distribution of waste from pig farming” (Mã số: 105.99-2018.318), Nhiệm vụ môi trường năm 2019 (Bộ NN&PTNT) “Ứng dụng kỹ thuật kiểmtoán chất thải và đề xuất giải pháp giảm thiểu chất thải trong chăn nuôi lợn” (Mã số:B2-

3) và đề tài cấp Học viện “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tái sử dụngnước thải của các cơ sở chăn nuôi lợn cho trồng trọt trên địa bàn thành phố Hà Nội” (Mãsố: T2022-03-11) đã cho tôi được tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và hỗ trợ điềutra khảo sát thực tế phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của luận án Xin chân thànhcảm ơn các cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cán bộ thuộc cáchuyện Gia Lâm, Thị xã Sơn Tây và Ba Vì, các bộ các xã và thôn trên địa bàn nghiên cứu

đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bạn bè, đồng nghiệp, các thànhviên của nhóm nghiên cứu “Quản lý Môi trường và Phát triển bền vững” đã đồng hành,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngườithân đã luôn động viên khuyến khích và là chỗ dựa tinh thần vững chãi giúp tôi vượtqua khó khăn để hoàn thành luận án này

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Hương Giang

Trang 5

MỤC LỤC

Lời

cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng viii

Danh mục hình xi

Trích yếu luận án xiii

Thesis abstract xv

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Những đóng góp mới của đề tài 4

1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

Phần 2 Tổng quan tài liệu 6

2.1 Nghiên cứu về xác định các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định của

nông hộ trong lĩnh vực nông nghiệp và quản lý chất thải 6

2.1.1 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định và các học

thuyết về tâm lý học hành vi 6

2.1.2 Thuyết hành vi dự định và ứng dụng trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực

môi trường 14

2.2 Đặc điểm chăn nuôi và quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn tại

Việt Nam 22

2.2.1 Số lượng và phân bố vật nuôi 22

2.2.2 Quy mô và hình thức chăn nuôi 24

2.2.3 Các vấn đề môi trường trong quản lý chất thải chăn nuôi lợn 28

2.2.4 Hiện trạng thực hiện các giải pháp quản lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi lợn tại Việt Nam 33

Trang 6

2.3 Tổng hợp các biện pháp quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả quản

lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam 37

2.3.1 Hệ thống quản lý môi trường trong chăn nuôi tại Việt Nam 37

2.3.2 Chính sách và quy định nhằm khuyến khích sử dụng chất thải 43

2.4 Nhận định tổng hợp và định hướng nghiên cứu 47

2.4.1 Nhận định tổng hợp về thực hiện quản lý chất thải trong quản lý chất thải

chăn nuôi lợn 47

2.4.2 Định hướng nghiên cứu 49

Phần 3 phương pháp nghiên cứu 50

3.1 Địa điểm nghiên cứu 50

3.2 Đối tượng nghiên cứu 50

3.3 Nội dung nghiên cứu 51

3.4 Phương pháp nghiên cứu 52

3.4.1 Khung tiếp cận nghiên cứu 52

3.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 55

3.4.3 Phương pháp thực hiện các nội dung nghiên cứu 55

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 71

4.1 Bối cảnh của hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại thành phố

Hà Nội 71

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội 71

4.1.2 Thực trạng chăn nuôi lợn và quản lý chất thải trên địa bàn nghiên cứu 72

4.1.3 Chất lượng môi trường xung quanh các khu vực chăn nuôi lợn trên địa bàn

thành phố Hà Nội 80

4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quản lý chất thải của các chủ cơ sở

chăn nuôi lợn theo tiếp cận của thuyết hành vi dự định 83

4.2.1 Thực trạng quản lý chất thải và nhận thức của các chủ cơ sở chăn nuôi được điều tra 83

4.2.2 Ảnh hưởng của thái độ, niềm tin và ý thức trách nhiệm đến hành vi quản lý chất thải của chủ cơ sở chăn nuôi lợn 110

4.2.3 Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu và các yếu tố hoàn cảnh đến đến hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn của chủ cơ sở chăn nuôi 122

Trang 7

4.3 Mô phỏng tích hợp hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn bằng mô hình

tác tố 127

4.3.1 Kết quả xây dựng mô hình tác tố 127

4.3.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của mô hình tác tố 130

4.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn 137

4.4.1 Thành lập kịch bản quản lý chất thải chăn nuôi lợn để đánh giá tác động của chính sách 137

4.4.2 Phân tích hiệu quả của kịch bản chính sách can thiệp định hướng hành vi

trên mô hình ABM 140

4.4.3 Các giải pháp để nâng tỷ lệ xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 142

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 148

5.1 Kết luận 148

5.2 Kiến nghị 150

Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án 151

Tài liệu tham khảo 152

Phụ lục 168

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt (tiếng Anh)

ABM Mô hình tác tố (Agent-based modeling)

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank)

AT Thái độ hướng tới hành vi (Attitude)

BAC Hệ thống chuồng nuôi kết hợp ao và hầm khí sinh học

BC Hệ thống chuồng nuôi kết hợp hầm khí sinh học

BI Ý định thực hiện hành vi (Behavioral Intention)

BOD Nhu cầu oxy hóa sinh học (Biochemical Oxygen Demand)

BVAC Hệ thống chuồng nuôi kết hợp hầm khí sinh học, ao và vườn

C Hệ thống cơ sở chăn nuôi chỉ có chuồng nuôi

CFA Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

COD Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and Agriculture

Organization of the United Nations) GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư

LCASP Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PBC Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control)

ROC Reciever Operating Characteristic

SB Nhị phân liên tục (Sequential Bifurcation)

SEM Mô hình cấu trúc tuyển tính

SET Năng lực bản thân (self-efficiency theory)

SN Chuẩn đạo đức (Subjective Norm)

TN Tổng ni tơ (Total nitrogen)

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TP Tổng photpho (total phosphorus)

TPB Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)

TSS Tổng chất rắn lơ lửng (Total suspended solids)

Trang 9

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt (tiếng Anh)

VAC Hệ thống chuồng nuôi kết hợp ao vườn

VBC Hệ thống chuồng nuôi kết hợp vườn và hầm khí sinh học

VC Hệ thống chuồng nuôi kết hợp vườn

WB Ngân hàng thế giới (World Bank)

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

2.1 Số lượng chăn nuôi lợn Việt Nam từ 2010-2021 23

2.2 Thống kê các tỉnh thành có đàn lợn đông nhất cả nước 24

2.3 Thống kê trang trại theo các loại hình sản xuất trên cả nước năm 2020 26

2.4 Một số nghiên cứu thống kê diện tích trung bình của các cơ sở chăn nuôi lợn 27

2.5 Khối lượng chất thải từ chăn nuôi lợn thải vào môi trường theo vùng tại

Việt Nam 29

2.6 Ước tính lượng phát sinh nước thải từ chăn nuôi lợn giai đoạn 2014-2018 29

2.7 Hệ số phát sinh nước thải theo trọng lượng của lợn 30

2.8 Ước tính lượng phát thải khí CO 2 tương đương phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn và các loại hình chăn nuôi khác 32

2.9 Ước tính tiềm năng khí sinh học từ hoạt động chăn nuôi lợn và các hoạt động chăn nuôi khác tại Việt Nam 32

2.10 Thống kê các biện pháp thực hành xử lý chất thải tại các cơ sở chăn nuôi có quy mô >50 đầu lợn tại Thái Bình, Hà Tĩnh và Đồng Nai 34

2.11 Chất lượng nước thải chăn nuôi lợn sau xử lý tại một số địa phương 35

2.12 Các văn bản hướng dẫn xác định tiêu chí cơ sở chăn nuôi phải thực hiện đánh giá tác động môi trường 40

3.1 Thông số chất lượng nước và phương pháp sử dụng 57

3.2 Tổng hợp đối tượng điều tra 60

3.3 Ma trận để tính chỉ số ROC 69

4.1 Tổng đàn lợn và mốt số loại vật nuôi trên địa bàn Hà Nội từ 2015-2021 73

4.2 Tổng đàn lợn phân bố theo đơn vị hành chính từ năm 2015-2021 74

4.3 Quy mô chăn nuôi trung bình của các cơ sở chăn nuôi tính theo giá trị

kinh tế 76

4.4 Tỉ lệ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tại các cơ sở có tổng giá trị hàng hóa nhỏ hơn 1 tỷ đồng theo loại hình chăn nuôi 80

4.5 Tỉ lệ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải tại các cơ sở có tổng giá trị hàng hóa lớn hơn 1 tỷ đồng theo loại hình chăn nuôi 80

Trang 11

4.6 Đặc điểm người phỏng vấn 84

4.7 Quy mô của các cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra 85

4.8 Số lượng vật nuôi của các cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra 85

4.9 Diện tích của các cơ sở chăn nuôi lợn được điều tra 86

4.10 Tỉ lệ tiếp cận với các hỗ trợ của các cơ sở chăn nuôi được điều tra 89

4.11 Các hồ sơ môi trường của các cơ sở chăn nuôi được điều tra 90

4.12 Tổng hợp các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn áp dụng tại các cơ

sở được điều tra 90

4.13 Tổng hợp số lượng các biện pháp xử lý chất thải tại mỗi cơ sở chăn nuôi theo địa bàn phỏng vấn 91

4.14 Tỉ lệ áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn phân theo quy

mô chăn nuôi 91

4.15 Tổng hợp số lượng các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn phân theo quy mô chăn nuôi 92

4.16 Tổng hợp các giải pháp sử dụng chất thải và khí gas của các cơ sở chăn nuôi theo địa bàn phỏng vấn 92

4.17 Tổng hợp các giải pháp sử dụng chất thải và khí gas của các cơ sở chăn nuôi theo quy mô chăn nuôi 95

4.18 Tổng hợp hoạt động sử dụng phân thải và nước thải cho trồng trọt trong cơ sở chăn nuôi 96

4.19 Tổng hợp hoạt động sử dụng chất thải của các cơ sở chăn nuôi cho trồng trọt theo quy mô chăn nuôi 96

4.20 Kết quả kiểm định thang đo của các nhóm nhân tố trích xuất từ phân tích

EFA để dự báo ý định thực hiện hành vi xử lý chất thải 111

4.21 Khả năng dự báo của các yếu tố trong mô hình xử lý chất thải 113

4.22 Mối liên hệ của các biến độc lập trong mô hình 115

4.23 Kết quả kiểm định thang đo các nhóm biến trong mô hình dự báo hành vi

sử dụng chất thải sau phân tích EFA 117

4.24 Mối liên hệ giữa các biến dự đoán trong mô hình sử dụng 119

4.25 Mối liên hệ của các biến độc lập trong mô hình dự báo sử dụng chất thải 121

4.26 Các yếu tố hoàn cảnh có khả năng ảnh hưởng đến hành vi xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 123

Trang 12

4.27 Mối liên hệ của yếu tố hoàn cảnh đến thái độ và ý thức trách nhiệm trong

xử lý chất thải chăn nuôi lợn 124

4.28 Mối liên hệ của yếu tố hoàn cảnh đến thái độ, chuẩn đạo đức và ý thức

trách nhiệm trong sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 126

4.29 Mô tả thống kê của các yếu tố đặc điểm cơ sở chăn nuôi đưa vào mô hình

ABM 128

4.30 Hệ số độ nhạy của các yếu tố đầu vào mô hình ABM 132

4.31 Giá trị xác suất thực hiện hành vi tính từ mô hình ABM 134

4.32 Thống kê tỷ lệ hộ thực hiện hành vi xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi

lợn tại địa bàn nghiên cứu 134

4.33 Mô tả thống kê các giá trị ngưỡng xác suất chuyển đổi hành vi dò tìm từ

hình ABM 135

4.34 Kết quả so sánh giữa số liệu dự báo của mô hình ABM và số liệu khảo sát

thực tế 136

4.35 Thiết lập kịch bản phân tích tác động của chính sách quản lý môi trường

đến quyết định của cơ sở chăn nuôi lợn 139

4.36 Kết quả phân tích kịch bản bằng mô hình ABM 140

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

2.1 Thuyết hành vi dự định 15

2.2 Thống kê các nghiên cứu áp dụng thuyết hành vi dự định trong các tạp chí

uy tín quốc tế từ 1995 đến 2029 17

2.3 Thống kê sản lượng thịt hơi tại Việt Nam từ 2015-2021 22

2.4 Phân bố chăn nuôi lợn theo các vùng sinh thái 23

2.5 Tỉ lệ các cơ sở chăn nuôi lợn phân chia theo quy mô 25

2.6 Tỉ lệ phát sinh phân thải từ các ngành chăn nuôi tại Việt Nam 28

2.7 Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về chất thải chăn nuôi tại Việt Nam 37

3.1 Sơ đồ khu vực nghiên cứu 50

3.2 Khung tiếp cận nghiên cứu của luận án 54

3.3 Khung logic thực hiện các nội dung của luận án 56

3.4 Sơ đồ địa điểm nghiên cứu và khu vực điều tra 59

3.5 Cấu trúc của tác tố cơ sở chăn nuôi (hh-agent) 64

3.6 Cấu trúc mô hình ABM về xử lý chất thải chăn nuôi lợn 66

3.7 Đường ROC cơ bản 69

4.1 Tỉ lệ GRDP theo nhóm ngành kinh tế của Hà Nội năm 2022 72

4.2 Sản lượng thịt lợn và sản lượng các loại vật nuôi chính khác trên địa bàn

thành phố từ 2015-2021 73

4.3 Bản đồ mật độ chăn nuôi lợn theo quận huyện trên địa bàn TP Hà Nội 2021 75

4.4 Chất lượng nước thải từ chăn nuôi lợn so với QCVN 62-MT:2016/BTNMT 81

4.5 Chất lượng nước mặt xung quanh cơ sở chăn nuôi lợn so với QCVN 08-

MT:2015/BTNMT 82

4.6 Các cơ sở chăn nuôi phân theo loại trang trại 87

4.7 Diện tích và quy mô chăn nuôi lợn theo loại trang trại 88

4.8 Một số ảnh thu gom, sử dụng phân thải trên địa bàn nghiên cứu 93

4.9 Một số ảnh về thu gom, sử dụng nước thải chăn nuôi lợn cho trồng trọt tại

địa bàn nghiên cứu 94

4.10 Ý định nâng cấp cải thiện hệ thống xử lý chất thải 97

4.11 Ý định nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi 98

Trang 14

xi i

4.12 Ý định sử dụng chất thải 99

4.13 Ý định nâng cao năng lực sử dụng chất thải 100

4.14 Nhận thức của cơ sở chăn nuôi về xử lý chất thải chăn nuôi lợn và ý nghĩa của việc xử lý hiệu quả chất thải chăn nuôi 101

4.15 Nhận thức của cơ sở chăn nuôi về trách nhiệm xã hội trong xử lý chất thải 102

4.16 Nhận thức về hiệu quả của công tác giám sát của cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý chất thải chăn nuôi lợn 103

4.17 Nhận thức về năng lực cá nhân trong xử lý chất thải 104

4.18 Nhận thức về ý nghĩa về sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 105

4.19 Nhận thức về hiệu quả sử dụng chất thải của cộng đồng 106

4.20 Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 107

4.21 Nhận thức về năng lực sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 108

4.22 Nhận thức của các cơ sở chăn nuôi về trợ giúp của cơ quan nhà nước trong sử dụng chất thải 108

4.23 Mô TPB trong xử lý chất thải chăn nuôi lợn 112

4.24 Mô TPB trong sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 118

4.25 Giao diện mô ABM mô phỏng quá trình ra quyết định bằng phần mềm NetLogo 130

4.26 Quá trình SB để xác định độ nhạy của các yếu tố đầu vào mô ABM 132

4.27 Đường cong ROC tính cho kết quả dự báo hành vi quản lý chất thải chăn nuôi lợn từ mô ABM 137

4.28 Tải lượng COD ghi nhận qua 30 lượt chạy mô ABM theo các kịch bản tác

động chính sách quản lý chất thải chăn lợn 141

Trang 15

TRÍCH YẾU LUẬN ÁNTên tác giả: Nguyễn Thị Hương Giang

Tên Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải

chăn nuôi lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 9440301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên sử dụng cách tiếp cận của thuyết Hành vi dự định của Ajzen (1991) và sựkết hợp của các kỹ thuật phân tích trong mô hình cấu trúc tuyến tính (StructuralEquation Model

-SEM) và mô hình tác tố (Agent-based Model - ABM) để xác định các yếu tố ảnhhưởng tới quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địabàn Hà Nội Thông tin phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn gồm: cácthông tin, số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố; các nguồn sốliệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục Thống kê TP Hà Nội Ngoài ra,nghiên cứu còn tiến hành thực hiện điều tra phỏng vấn các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn

để thu thập các thông tin chính phục vụ mục tiêu nghiên cứu Cơ sở dữ liệu thu thậpđược phân tích bằng các phần mềm chính là SPSS-22, AMOS-20 và NetLogo 130

Kết quả chính và kết luận

Nghiên cứu đã hoàn thiện mô hình phân tích trên cơ sở ứng dụng thuyết hành vi

dự định kết hợp với mô hình cấu trúc tuyến tính và mô hình tác tố để xác định các yếu

tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải và xác định các chính sách nhằmtối ưu hóa việc thực hành quản lý chất thải chăn nuôi tại các cơ sở trên địa bàn Hà Nội.Kết quả phân tích hồi quy cho các yếu tố ảnh hưởng tới xử lý và sử dụng chất thải theothuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour) TPB đã chứng minh hành vi(Behaviour-

B) và ý định thực hiện hành vi (Behaviour Intention - BI) cho cả hai trường hợp xử lý

và sử dụng đều có liên hệ với nhau Kết quả phân tích hồi quy cũng xác định được mối

Trang 16

xivliên hệ giữa ý định xử lý chất thải (BI(xử lý) với thái độ (AT) và nhận thức kiểm soáthành vi

Trang 17

(PBC) của chủ cơ sở Tương tự như vậy, ý định sử dụng chất thải (BI(sử dụng)) có mối liên

hệ với thái độ (AT), chuẩn mực đạo đức (SN) và nhận thức kiểm soát hành vi (PBC).Bên cạnh đó, phân tích cũng chứng minh, nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) có thểtrực tiếp ảnh hưởng đến quyết định thực hiện hành vi sử dụng chất thải Các yếu tốngoại cảnh gồm đặc điểm hộ và chủ cơ sở chăn nuôi (tuổi, trình độ văn hóa, kinhnghiệm và quy mô chăn nuôi) và các chính sách về quản lý chất thải (hồ sơ môi tường,đầu tư máy ép phân, di dời cơ sở chăn nuôi ra ngoài khu dân cư) có những tác độngđáng kể tới tâm lý hành vi, thông qua đó ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chấtthải của 177 cơ sở chăn nuôi Trên cơ sở các thông tin về các yếu tố ảnh hưởng tới hành

vi quản lý chất thải và định hướng mục tiêu của các chính sách quản lý môi trường, cáckịch bản phân tích chính sách quản lý môi trường để cải thiện công tác quản lý chất thảichăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu đã được thiết lập Ba chính sách trong kịch bản gồm:Tăng cường kiểm soát ô nhiễm thông quan các cam kết bằng văn bản pháp lý; Dichuyển vị trí của các cơ sở chăn nuôi ra xa khu dân cư tập trung; và hỗ trợ đầu tư thiết

bị phân tách phân thải để sử dụng thuận lợi chất thải Các chính sách đưa vào phân tíchkịch bản đều tạo ra tác động có ý nghĩa đối với tải lượng COD xả thải vào môi trường

Trang 18

THESIS ABSTRACTPhD candidate: Nguyen Thi Huong Giang

Thesis title: Identifying Factors Influencing Decision-Making in Swine Waste

Management in Hanoi City

Major: Environmental Science Code: 9440301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Research Objectives

The research topic aims to identify the influencing factors on the decision-makingprocess for swine waste management of farmers Through this investigation, the studyproposes optimal solutions to enhance the support decision-making process concerningwaste management for livestock farmers, focusing on environmental protection andsustainable development, while promoting waste recycling

Materials and Methods

The research aims to apply the Theory of Planned Behavior by Ajzen (1991) and integrate analytical techniques from Structural Equation Modeling (SEM) and Agent-based Modeling (ABM) to identify the influencing factors affecting the waste

management decision-making process at swine farmers in Hanoi The study gathers data from various reliable sources, including published scientific research works, statistical data from the General Statistics Office of Vietnam and the Hanoi Statistics Office, governmental agencies and data published by relevant projects Moreover, the research conducted interviews with 177 pig farmers in the study area to obtain vital information tosupport the research objectives The collected data is analyzed using data analysis

software application including SPSS-22, AMOS-20, and NetLogo 130 to ensure accuracy

and reliability in the findings Main findings and conclusions

The research has developed a comprehensive analytical model based on integratingthe Theory of Planned Behavior, Structural Equation Modeling (SEM), and Agent-BasedModeling This integrated approach aims to identify key factors influencing wastemanagement decision-making and to devise effective policies for optimizing wastemanagement practices in livestock facilities within the Hanoi region Results of theregression analysis for factors influencing waste treatment and recycling, based on theTheory of Planned Behavior (TPB) by Ajzen (1991), have demonstrated that behavior(B) and behavioral intention (BI) are interrelated in both waste treatment and recycling.The

Trang 19

regression analysis has also identified the correlation between waste treatment intention(BI(treatment)) with attitude (AT) and perceived behavioral control (PBC) of livestockfacility owners Similarly, waste utilization intention (BI(recycle)) is correlated with attitude(AT), subjective norms (SN), and perceived behavioral control (PBC) Furthermore, theanalysis has shown that perceived behavioral control (PBC) can directly influence thedecision- making process for waste recycling External factors, such as household andlivestock facility characteristics (age, education level, experience, and scale of farming),

as well as waste management policies (environmental documentation, investment inmanure press machines, relocation of livestock facilities outside residential areas),significantly impact behavioral attitudes, thereby influencing waste management decisions

at livestock facilities

Based on the information concerning factors influencing waste managementbehavior and the direction of environmental management policies, several scenarios forenvironmental management policy analysis have been established to improve the wastemanagement practices at the research site Three policies in these scenarios include:strengthening pollution control through legally binding commitments, relocating livestockfacilities away from residential areas, and providing support for investing in wasteseparation equipment to facilitate waste utilization The policies analyzed in the scenariosall have a meaningful impact on the discharge of COD (Chemical Oxygen Demand) intothe environment

Trang 20

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Theo tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), Châu Á sẽ trở thành khu vựcsản xuất và tiêu dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất trên thế giới Cũng giốngnhư các nước khác trong khu vực, ngành chăn nuôi nước ta chiếm tỉ trọng ngàycàng tăng, đạt 27% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2022, đáp ứngnhu cầu của 100 triêu dân trong nước và phục vụ xuất khẩu (Tổng cục Thống kê(2022) Tuy nhiên hoạt động chăn nuôi đang có những tác động xấu tới môitrường và quản lý chất thải chăn nuôi được xem là một thách thức lớn trong côngtác quản lý môi trường từ nhiều năm nay Theo báo cáo hiện trạng môi trườngquốc gia giai đoạn 2016-2020, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chănnuôi cả nước ước đạt 90 triệu tấn, chưa kể lượng chất thải lỏng phát sinh (Bộ Tàinguyên & Môi trường, 2021) Trong đó chỉ có 40-70% lượng chất thải rắn nàyđược xử lý tùy theo từng vùng còn lại bị xả thải trực tiếp ra môi trường Riêngchăn nuôi lợn, theo của Ngân hàng thế giới, đây là ngành chăn nuôi gây ô nhiễmnhất ở Việt Nam so với các hoạt động chăn nuôi khác (Cassou & cs., 2017).Cùng với đó, lượng chất thải rắn, nước thải từ chăn nuôi lợn cũng gây ra các áplực lớn tới môi trường với tải lượng ước tính đạt tới 300 triệu m3 (Bộ Tài nguyên

& Môi trường, 2018) Theo Đinh Xuân Tùng (2017) Việt Nam hiện có số lượngđàn lợn hiện đứng thứ 2 ở Châu Á và trong nhóm 10 quốc gia có sản lượng thịtlợn lớn nhất thế giới lớn với hơn 24,7 triệu đầu lợn vào 2022 (Tổng cục Thống kê(2022) Chăn nuôi lợn ở Việt Nam hiện tại đang phát triển theo xu hướng tăngcác khu chăn nuôi tập trung, trang trại quy mô lớn nhưng vẫn duy trì các hìnhthức chăn nuôi quy mô nhỏ, hộ gia đình Gần đây, chăn nuôi quy mô nhỏ và hộgia đình vẫn chiếm ưu thế và có tới 80% chất thải chăn nuôi phát sinh từ các cơ

sở chăn nuôi theo quy mô này (Tổng cục Thống kê, 2022; Đinh Xuân Tùng,2017)

Trong những năm vừa qua, Việt nam đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểutác động của các chất thải chăn nuôi đến môi trường Luật Bảo vệ môi trường saunhiều lần sửa đổi đã có những ràng buộc khắt khe hơn trong việc quản lý chấtthải trong lĩnh vực chăn nuôi như các yêu cầu trong việc thực hiện đánh giá tácđộng môi trường, giấy phép môi trường trước khi cơ sở đi vào sản xuất; quy định

về thực hiện quan trắc môi trường, xử lý, sử dụng chất thải; quy định về địa điểmxây dựng cơ sở chăn nuôi Theo sau các quy định này là nhiều nghị định,thông tư

Trang 21

hướng dẫn đã được ban hành Theo đánh giá của của các tổ chức bên ngoài khác,đặc biệt là World Bank và các nhà nghiên cứu độc lập, hệ thống luật pháp, chínhsách trong lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam được đánh giá khánghiêm ngặt và tương đối đầy đủ so với các quốc gia khác tuy nhưng hiệu quảthực thi chưa cao (Teenstra & cs., 2014; Cassou & cs., 2017; Đinh Xuân Tùng,2017) Dữ liệu của nhiều nghiên cứu đánh giá chất lượng nước thải chăn nuôi lợnsau xử lý và chất lượng môi trường xung quanh các khu vực chăn nuôi cho thấy,

đa số các thông số phân tích (COD, BOD5, TSS, TN, Coliform đều vượt quángưỡng cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia (Phùng Đức Tiến

& cs., 2009; Nguyễn Thị Hồng & Phạm Khắc Liệu, 2012; Hồ Thị Bích Liên,2017)

Mặc dù là một thành phố thủ đô, Hà Nội vẫn duy trì phát triển nôngnghiệp đặc biệt là chăn nuôi Hiện Hà Nội có số lượng đầu lợn cao nhất ở khuvực miền bắc và đứng thứ hai toàn quốc chỉ sau Đồng Nai Năm 2022, số lượngđầu lợn của Hà Nội là 1,3 triệu con (Cục Thống kê TP Hà Nội, 2022) Hoạt độngchăn nuôi với mật độ lớn cùng với việc tập trung dân cư và các ngành nghề kinh

tế đã gây ra những áp lực không nhỏ trong công tác quản lý chất thải chăn nuôitrên địa bàn này Nhiều nghiên cứu cho thấy, còn nhiều các cơ sở chăn nuôi chưa

áp dụng các biện pháp xử lý và sử dụng chất thải hiệu quả, chất lượng môi trườngxung quanh các khu vực chăn nuôi lợn tại Hà Nội có dấu hiệu ô nhiễm do ảnhhưởng của chất thải chăn nuôi (Ho & cs., 2016; Bùi Phùng Khánh Hòa, 2019).Thực trạng quản lý môi trường tại các khu chăn nuôi nói chung và tại Hà Nội nóiriêng cho thấy, cần có những nghiên cứu đánh giá cụ thể về các yếu tố ảnh hưởngđến hành vi thực hiện các biện pháp quản lý chất thải của chủ các cơ sở chănnuôi Việc ra quyết định thực hiện hành vi này chính là yếu tố quan trọng ảnhhưởng tới hiệu quả của các biện pháp quản lý chất thải, tính bền vững của cácyếu tố môi trường xung quanh (Altieri & Norgaard, 1987) Quyết định này là kếtquả tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên ngoài (quy định, chínhsách, môi trường tự nhiên v.v.) mà còn xuất phát từ các nhân tố nội tại bên trongcủa các cơ sở chăn nuôi như nguồn lực (nhận thức, học vấn, kinh nghiệm, nguồnlực, cơ sở hạ tầng v.v.) Trong các nhân tố đó, nhận thức của mỗi cá nhân đượcxem là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hành vi hay việc ra quyết định(Higgins & cs., 2001; Dai & cs., 2015; Truc & cs., 2017; Borges & cs., 2019;Barnes & cs., 2022) Tuy nhiên, yếu tố này có thể chịu ảnh hưởng của đặc điểmnhân khẩu học, nguồn lực có sẵn trong các cơ sở và các chính sách quản lý cóliên quan (Ajzen, 1985, 1991; Ajzen &

Trang 22

Albarracin, 2007) Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định sẽcung cấp các thông tin quan trọng để xây dựng các chính sách hoặc xác định cácchính sách phù hợp, hiệu quả nhằm tăng khả năng thực hiện các biện pháp quản

lý chất thải chăn nuôi bền vững, góp phần bảo vệ môi trường

Gần đây, có rất nhiều công cụ và mô hình có thể được áp dụng để nghiêncứu về việc ra quyết định quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải nóiriêng Trong đó, thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behvior - TPB) củaAjzen (1991) là một tiếp cận khoa học được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới đểxác định những ưu tiên trong chính sách quản lý môi trường nhằm định hướnghành vi xử lý chất thải của các đối tượng liên quan Với sự hỗ trợ của các môhình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM), việc xác định vaitrò của các yếu tố tâm lý theo học thuyết TPB chi phối hành vi của mỗi cá thể trởlên thuận lợi và có tính hệ thống hơn Đặc biệt, sự kết hợp giữa kết quả phân tíchcủa mô hình SEM và mô hình tác tố (Agent-based Modelling - ABM) đã giúpkhả năng dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định dựa trên thuyếtTPB trở lên linh hoạt và sát với điều kiện thực tế hơn Nhờ khả năng mô phỏngtích hợp đồng thời các yếu tố tâm lý và hoàn cảnh vào mô hình ABM nên nhữngchính sách định hướng hành vi có thể được thử nghiệm một cách an toàn thôngqua phân tích kịch bản trên môi trường ảo của máy tính trước khi triển khai ngoàithực tiễn Mặc dù đã thể hiện được tính ưu việt như vậy qua nhiều công trìnhnghiên cứu trên thế giới nhưng những tiếp cận và mô hình nói trên vẫn còn ítđược biết đến ở Việt Nam và chưa được đưa vào áp dụng tại khu vực nghiên cứu.Đây là một trong những khuyết thiếu cần được bổ sung cho lĩnh vực nghiên cứu

về hành vi quản lý môi trường cấp cộng đồng trong điều kiện của Việt Nam.Với yêu cầu nêu trên, đề tài nghiên cứu đã được triển khai tại Hà Nội nhằmứng dụng thuyết hành vi dự định (TPB), mô hình SEM và ABM để làm rõ cácyếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của các cơ sở chăn nuôi lợn Kếtquả nghiên cứu sẽ giúp lựa chọn các chính sách hoặc quy định phù hợp, sát vớiđiều kiện thực tế tại địa phương nhằm tăng cường các biện pháp quản lý chất thảibền vững tại các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đề tài được triển khai nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc raquyết định quản lý chất thải chăn lợn tại các cơ sở chăn nuôi, thông qua đó đề

Trang 23

xuất các giải pháp hỗ trợ quá trình ra quyết định quản lý chất thải của các chủ cơ

sở chăn nuôi theo hướng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

(4) Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi lợn,hướng tới mục tiêu giảm thiểu tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào các

yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý chất thải rắn và lỏng thông thường (khôngbao gồm chất thải nguy hại) của các chủ cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn thànhphố Hà Nội Hoạt động quản lý được phân tích với các nhóm giải pháp chính là

xử lý và sử dụng, được xác định theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CPcủa chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai từ tháng 12/2019, sử

dụng các số liệu về công tác chăn nuôi và quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên địabàn Hà Nội từ năm 2019-2023 Số liệu điều tra phỏng vấn của đề tài được thuthập vào năm 2022

Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn thành phố

Hà Nội Hoạt động điều tra phỏng vấn được thực hiện tại ba huyện đại diện làGia Lâm, Thị xã Sơn Tây và Ba Vì

1.4 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Về lý luận: Là nghiên cứu đầu tiên xây dựng và hoàn thiện mô hình trên cơ

sở áp dụng thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) và sự kết hợp của các kỹthuật phân tích trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) và mô hình tác tố(ABM) để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định quản lý chấtthải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội

Trang 24

Về thực tiễn: Nghiên cứu cung cấp các thông tin mới được lượng hóa và

kiểm chứng với độ tin cậy khoa học cao về các yếu tố ảnh hưởng tới việc raquyết định quản lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội Kếtquả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin, hỗ trợ địa phương có các giải phápkhả thi để thực hiện kế hoạch hành động của Ủy ban nhân dân thành phố về thựchiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2022-

2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, 2022b) và kếhoạch thúc đẩy tái sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn TP Hà Nộigiải đoạn 2023- 2025 (Ủy ban nhân dân TP Hà Nội, 2022d)

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện phương pháp luận và ứngdụng thuyết hành vi dự định kết hợp với mô hình cấu trúc tuyến tính và mô hìnhtác tố để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định quản lý chất thải

và xác định các chính sách nhằm tối ưu hóa việc thực hành quản lý chất thải chănnuôi tại các cơ sở trên địa bàn TP Hà Nội Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụngcông cụ mô hình tác tố để đánh giá hiệu quả của các giải pháp chính sách đề xuấtvới mục tiêu giảm phát thải dựa trên các điều kiện giả định thiết lập sát với điềukiện của địa phương Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học, có độ tin cậycho việc xây dựng và thực hiện các chính sách về quản lý chất thải chăn nuôi trênđịa bàn nghiên cứu

Trang 25

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 NGHIÊN CỨU VỀ XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH CỦA NÔNG HỘ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI

2.1.1 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định và các học thuyết về tâm lý học hành vi

2.1.1.1 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của nông hộ

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nông hộđóng một ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu cũng như cácnhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở việc thựchiện một hành vi cụ thể của nông hộ Thông qua đó có thể tìm kiếm các giải phápcũng như xây dựng các chính sách để tác động một cách phù hợp, thúc đẩy việcthực hiện các hành vi theo các mục tiêu quản lý đã xác định Thêm vào đó, kếtquả của các nghiên cứu này cũng được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của cácchính sách quản lý đã và đang thực hiện trong việc đạt được các mục tiêu đã đặtra

Tổng hợp tổng hợp cho thấy, nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởngđến việc ra quyết định của nông hộ được thực hiện trên với nhiều chủ đề khácnhau trên thế giới Các chủ đề lớn có liên quan đến các hoạt động bảo vệ môitrường, sản xuất bền vững gồm:

• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận các giải pháp canh tácthân thiện với môi trường (canh tác hữu cơ, biện pháp canh tác theo tiếp cậnnông nghiệp bảo tồn, quản lý sâu bệnh dịch hại tổng hợp, canh tác tiết kiệmnước Các nghiên cứu về chủ đề này gồm (Borges & cs., 2019; Dessart & cs.,2019; Sapbamrer & Thammachai, 2021; Li & cs., 2022)

• Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môitrường, quản lý và sử dụng chất thải, quản lý đất đai, bảo vệ nguồn nước, thực hiệncác biện pháp giảm phát thải khí nhà kính Các nghiên cứu về chủ đề này gồm có(Chu & Chiu, 2003; Wieneke, 2005; Adimassu & Kessler, 2016; Truc & cs., 2017;Giang, 2018; Liu & cs., 2018; Wensing & cs., 2019; Faisal & cs., 2020; Yuriev &cs., 2020)

• Các nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết địnhthực hiện các giải pháp thích ứng với các thách thức về môi trường, biến đổi khíhậu của nông hộ (Mills & cs., 2017)

Trang 26

Khi xác định các yếu tố, các nghiên cứu đã sử dụng nhiều cách tiếp cận vàcông cụ phân tích khác nhau như phân tích hồi quy, tương quan, phân tíchSWOT, mô hình cấu trúc tuyến tính, phân tích chi phí- lợi ích, mô hình tác tố.Nhiều yếu tố đã được tìm ra có sự tác động tới quá trình ra quyết định của nông

hộ trong những tính huống khác nhau Các nhóm yếu tố chủ yếu có thể được tổnghợp gồm: Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ; đặc điểm điểm trang trại; cácyếu tố ngoại cảnh liên quan đến chính sách quy định, điều kiện môi trường; vàđặc biệt các nhóm yếu tố liên quan đến tâm lý, quan điểm của nông hộ là các yếu

tố quan trọng ảnh hưởng tới việc ra quyết định

Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ

Các nghiên cứu đã cho thấy, các yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học cónghĩa quan trọng trong việc ra quyết định của các nông hộ Các đặc điểm nhânkhẩu học quan trọng thường được xem xét đưa vào phân tích trong các nghiêncứu gồm trình độ học vấn, độ tuổi, giới tính, kinh nghiệm sản xuất, thu nhập.Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng được phân tích như mức độ tham gia vào các

tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội về sản xuất v.v Về độ tuổi và giới tính vàtrình độ học vấn và kinh nghiệm sản xuất, nhiều nghiên cứu cho thấy, đây là cácyếu tố có liên quan đến việc ra quyết định của nông hộ Tuy nhiên, sự tác độngnày lại có sự khác biệt theo từng ngữ cảnh của địa phương và có thể cho nhữngtác động thuận chiều hoặc nghịch chiều Cụ thể, Rahelizatovo và Gillespies(2004) đã phát hiện ra, những nông dân có độ tuổi trẻ hơn thường có xu hướng ápdụng các biện pháp sản xuất hướng tới bảo vệ môi trường hơn so với nhữngngười cao tuổi tại Louisiana Tuy nhiên, kết quả này lại có sự khác biệt khi đánhgiá về ảnh hưởng của độ tuổi trong nghiên cứu của Tiwari & cs (2008)

Đặc điểm trang trại và nguồn lực của nông hộ

Các yếu tố về nguồn lực của nông hộ (gồm quỹ đất đai, cơ sở hạ tầng) vàcác yếu tố khác gồm việc tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội, quyền sởhữu đất đai, và tiếp cận với thị trường cũng là các yếu tố được phân tích trongcác nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nônghộ

Diện tích trang trại: Theo nghiên cứu của Ryan & cs (2003) Gedikoglu &

Mccann (2012) và tổng hợp các nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng tớiviệc ra quyết định của nông hộ của Prokopy (2008) đã cho thấy diện tích trangtrại là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới việc ra quyết định Nghiên cứu củaRyan & cs trên 268 nông hộ tại Michigan cho thấy đây là yếu tố có ảnh hưởngđến việc

Trang 27

ra quyết định các biện pháp canh tác nông nghiệp bảo tồn mặc dù mối tươngquan này không mạnh Phát hiện này tương đồng với nghiên cứu của Gedikoglu

và Mccann (2012) và nhiều nghiên cứu khác trong tổng hợp của Prokopy (2008)

Thu nhập và nguồn lực lao động: Tổng hợp nhiều nghiên cứu phân tích ảnh

hưởng của yếu tố thu nhập thường có các mối quan hệ thuận chiều với việc thựchiện các biện pháp sản xuất hướng tới bảo vệ môi trường trong nông nghiệp(Kara & cs., 2008; Prokopy & cs., 2008; Tiwari & cs., 2008) Bên cạnh đó laođộng là một yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu phân tích về các yếu tố ảnhhưởng đến việc ra quyết định của nông hộ Nguồn lao động này được xem xétbao gồm cả các thành viên trong gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất và laođộng đi thuê Nghiên cứu của Ward & cs (2016) về phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến việc thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bảo tồn đã chothấy, số lượng lao động tại các trang trại có nhiều ảnh hưởng tích cực đến việcthực hiện các biện pháp canh tác, sản xuất bền vững ở đây

Quyền sở hữu ruộng đất và các yếu tố môi trường vật lý của trang trại:

Quyền sở hữu ruộng đất cũng đã được đưa vào phân tích trong các nghiên cứu.Tuy nhiên, kết quả phân tích của Salmon & cs (1997) không tìm thấy mối quan

hệ của yếu tố này với việc ra quyết định của nông hộ Các yếu tố đặc điểm trangtrại khác như mức độ đa dạng hóa của loại hình sản xuất trong trang trại, đặcđiểm môi trường địa lý như chất lượng đất, độ dốc, tọa độ địa lý lại có những mốitác động khác nhau trong các nghiên cứu của Gedikoglu và McCann (2012) vàTiwari & cs (2008)

Đặc điểm của biện pháp sản xuất hoặc quản lý: Những đặc điểm của các

biện pháp sản xuất hoặc quản lý trong trang trại cũng là yếu tố ảnh hưởng tới việc

ra quyết định Những đặc điểm của các biện pháp quản lý như việc tiêu hao thờigian, diện tích, mức độ phức tạp của kỹ thuật, tính phù hợp với các biện phápquản lý hoặc sản xuất hiện có cũng được tìm thấy có liên hệ với việc ra quyếtđịnh của nông hộ trong các nghiên cứu của McCann & cs (2014) và Gedikoglu

& McCann (2012)

Các yếu tố về thể chế, chính sách và các chương trình hỗ trợ

Theo nhiều nghiên cứu, việc phân tích các yếu tố tác động đến việc ra quyếtđịnh của nông hộ không thể không xem xét tới các yếu tố vĩ mô gồm thể chế,chính sách và quy định của các cơ quan quản lý về vấn đề có liên quan như vềquản lý môi trường, quản lý nguồn nước, hỗ trợ tài chính Bên cạnh đó, còn cócác yếu tố khác như thị trường, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa lý Theo kết quảcủa một số nghiên cứu, chính sách hỗ trợ liên quan đến tài chính thường có mốiquan hệ thuận

Trang 28

chiều với việc ra quyết định của nông hộ Nowak (2009) và Tiwari & cs (2008).Điều kiện địa hình, khí hậu có thể có những tác động thuận chiều hoặc ngượcchiều (Nowak, 2009; Raymond & Brown, 2011; Ward & cs., 2016) Trong khi đóPannell & cs (27) lại cho thấy, tính thất thường của giá cả thị trường có thể ảnhhưởng đến việc áp dụng các biện pháp canh tác bền vững

Ảnh hưởng của các yếu tố nhận thức tới việc ra quyết định của nông hộ

Theo nhiều nghiên cứu, yếu tố tâm lý được xem là yếu tố đóng vai trò quantrọng trong việc ra quyết định của nông hộ Thậm chí, với một số học thuyết vềtâm lý học hành vi, các yếu tố tâm lý này còn được xem là các yếu tố chủ chốt(Higgins & cs., 2001; Dai & cs., 2015; Truc & cs., 2017; Borges & cs., 2019;Barnes & cs., 2022) Nói một cách khác, định hướng được nhận thức của chủ cơ

sở sản xuất thì có thể kiểm soát được hành vi của nông hộ theo các mục tiêumong đợi của chính quyền Tuy nhiên, các yếu tố nhận thức này khá phức tạp vàthường được nhìn nhận trên góc độ tâm lý học Tùy vào những hành vi và nhữngtình huống cụ thể khác nhau, các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng các công cụ vàphương thức cụ thể để thu thập thông tin, đánh giá Có các nhà nghiên cứu chorằng, việc ra quyết định của các nông hộ có thể là kết quả của việc đánh giá cácchi phí và lợi ích có liên quan (Boudon, 2003) Tuy nhiên theo Venkatesk &Davis (2000) lại cho rằng, việc ra quyết định thực hiện một biện pháp sản xuất lại

có thể liên quan nhiều đến những nhận thức về các đặc điểm của giải pháp, hoặccông nghệ họ mong muốn áp dụng Rất nhiều các nhà nghiên cứu khác lại sửdụng học thuyết của Ajzen (1991), trong đó cho rằng, việc ra quyết định củanông hộ có liên quan trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi, và ý định thực hiệnhành vi là kết quả của một tập hợp các yếu tố tâm lý gồm: thái độ hướng tới hành

vi, nhận thức về chuẩn chủ quan, và nhận thức kiểm soát hành vi (Tonglet & cs.,2004; Alfarra & cs., 2009; Begum & cs., 2009; White & Hyde, 2012; Ioannou &cs., 2013; Scalco & cs., 2018; Barbara, 2019; Mak & cs., 2019; Ceschi & cs.,2021)

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nông hộ tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc raquyết định của nông hộ cũng đã được thực hiện và nhiều công trình được xuấtbản trên các tạp chí quốc tế uy tín Các chủ đề nghiên cứu phổ biến được công bốgồm việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp canhtác thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu, canh tác hữu cơ, sử dụng đấtbền

Trang 29

vững (Trinh & cs., 2018; Connor & cs., 2020; Pham & cs., 2021; Nguyen MauDung, 2022; Truong & cs., 2022; Dinh & cs., 2023) Các phương pháp chủ yếuđược sử dụng trong các nghiên cứu này là mô hình logit, hồi quy đa biến Cácnghiên cứu được thực hiện trên nhiều địa bàn khác nhau và có nhiều phát hiện vềcác nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các nông hộ ở Việt Nam

Trịnh & cs (2018) đã thực hiện nghiên cứu về việc phân tích các nhân tố

về chấp nhận các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nôngnghiệp Bằng việc sử dụng mô hình logit nhị phân và mô hình probit đa biến,nghiên cứu đã tìm ra nhiều yếu tố khác nhau tham gia vào tác động đến việc raquyết định của nông hộ Các yếu tố quan trọng bao gồm: việc tham gia đào tạo,diện tích nông trại, mức thiệt hại của sản xuất do biến đổi khí hậu, trình độ họcvấn, kinh nghiệm nông nghiệp, tiếp cận tín dụng và giới Trong số những yếu tốnày, việc tham gia đào tạo về biến đổi khí hậu và diện tích sản xuất là những yếu

tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của nông dân về việc thích ứng vớibiến đổi khí hậu, trong khi nguồn lao động và việc tham gia tổ chức địa phươngkhông phải là những yếu tố quan trọng Cùng chủ đề về phân tích nhân tố ảnhhưởng đến thực hiện các biện pháp ứng phó với biến khí hậu còn có nghiên cứucủa Truong & cs., 2022 Nghiên cứu đã tiến hành các cuộc thảo luận nhóm,phỏng vấn sâu và khảo sát 436 hộ gia đình ở 3 huyện của Ninh Thuận để thu thập

dữ liệu nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện phápthông minh ứng phó với biến đổi khí hậu Phân tích hồi quy logit nhị phân chothấy rằng tuổi, trình độ giáo dục, thu nhập hộ gia đình, việc tham gia các hiệp hộiđịa phương, việc tham gia đào tạo và chính sách hỗ trợ sản xuất là các biến quantrọng ảnh hưởng đến quyết định của nông dân Pham & cs (2021) trong mộtnghiên cứu từ dữ liệu của 14.000 mảnh đất tại Việt Nam để xác định các nhân tốảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp canh tác nông nghiệp bền vững đãchỉ ra rằng, các nông hộ có quyền sở hữu ruộng đất có xu hướng áp dụng cácbiện pháp canh tác bền vững hơn

Connor & cs (2020) đã tiến hành nghiên cứu với sự tham gia của 111 nông

hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ để tìm ra yếu tố thúc đẩy sự tham gia của họ trong quản lýrơm ra bền vững Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, việc thực hiện các biện phápquản lý rơm rạ phụ thuộc nhiều vào việc nhận thức về lợi ích trong khi ít bị chiphối bởi các yếu tố khác như nhận thức về rủi ro hay kiến thức về biến đổi khíhậu Dinh & cs (2023) và Tu & cs (2018) cũng tìm ra các kết quả nghiên cứu

Trang 30

tương tự khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến canh tác lúa bền vững Cácnghiên cứu cũng khẳng định, việc nhận thức lợi ích kinh tế mang lại từ các biệnpháp canh tác có ảnh hưởng quan trọng đến việc ra quyết định thực hiện củanông hộ Bên cạnh đó, nghiên cứu của Tu & cs (2018) với sự tham gia của 202nông hộ trồng lúa còn cho thấy, việc tham gia vào các tổ chức nông nghiệp, nhậnthức về suy giảm đa dạng sinh học, đánh giá về mức độ dễ thực hiện của các biệnpháp canh tác và giá bán của hàng hóa đều có các tác động tích cực đến việc thựchiện các biện pháp canh tác bền vững Trên một nghiên cứu qui mô lớn với sựtham gia của 826 hộ nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất bềnvững tại Hòa Bình, Cần Thơ và Quảng Trị, Nguyen Mau Dung (2022) đã tì ra thunhập hộ gia đình và khả năng tiếp cận vay vốn có ảnh hưởng tích cực đối vớiviệc áp dụng các biện pháp sử dụng đất bền vững Ngược lại, sự phân tán về đấtđai sở hữu và số lượng thành viên trong hộ gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đốivới việc áp dụng Liên quan đến sử dụng đất, Pham & cs (2021) đã công bố kếtquả nghiên cứu từ việc phân tích dữ liệu theo dõi tại Việt Nam cho khoảng14,000 mảnh đất trong giai đoạn 2008–2016 để xác định các yếu tố đằng sau việc

áp dụng biện pháp sử dụng đất bền vững Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức

và kinh nghiệm học hỏi được từ các nông hộ khác có ảnh hưởng đáng kể đến việc

ra quyết định sử dụng đất của nông hộ Thêm vào đó, hiểu biết về chất lượng đất

và quản lý đất đai cũng là những nhân tố quan trọng trong quá trình ra quyếtđịnh này

Tổng hợp các nghiên cứu về phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc raquyết định của nông hộ trên thế giới và Việt Nam cho thấy, có nhiều yếu trọngcần được phân tích khi thực hiện nghiên cứu theo chủ đề này, đặc biệt là các yếu

tố liên quan đến đặc điểm trang trại, đặc điểm nhân khẩu học của người đượcphỏng vấn và nhận thức, thái độ của nông hộ liên quan đến quyết định thực hiệnhành vi Tuy nhiên, các nghiên cứu được tổng hợp phân tích cũng cho thấy, mảngnghiên cứu liên quan đến phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chất thảichăn nuôi lợn, đặc biệt ở Việt Nam còn rất hạn chế Bên cạnh đó, các kết quảnghiên cứu cũng cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của nông hộcũng có nhiều khác biệt theo từng địa bàn và nội dung nghiên cứu Điều này chothấy tính cần thiết phải có các nghiên cứu cụ thể của địa phương để có các giảipháp đề xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế nhằm điều chỉnh hành viphù hợp với mục đích đặt ra, nhất là các hành vi liên quan đến các vấn đề phứctạp như bảo vệ môi trường, quản lý chất thải và phát triển bền vững

Trang 31

2.1.1.2 Học thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định ứng dụng trong nghiên cứu về môi trường

Ra quyết định được coi là một quá trình nhận thức dẫn đến việc lựa chọnmột niềm tin hoặc một hành động trong số các lựa chọn sẵn có Quyết định này

có thể hợp lý hoặc không hợp lý và đó là kết quả của thái độ, niềm tin và quanđiểm của người ra quyết định Nghiên cứu về việc ra quyết định thực hiện cáchành vi có ảnh hưởng đến môi trường đóng một vai trò quan trọng trong việc làm

rõ nguyên nhân và hệ quả của các vấn để môi trường Kết quả của các nghiên cứunày thường cung cấp các phân tích sâu về các yếu tố ảnh hưởng và quá trình dẫnđến các vấn đề môi trường Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ cácnhà lập pháp lựa chọn các chính sách môi trường phù hợp, thiết kế và triển khaicác biện pháp, chương trình nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực và bảo vệ môitrường Bên cạnh đó, việc khám phá ra các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyếtđịnh còn giúp xây dựng và thiết kế các chiến lược thay đổi hành vi, khuyến khíchviệc thực hành những hành vi tích cực và bền vững góp phần bảo vệ môi trường.Trên một phương diện khác, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc raquyết định còn được vận dụng như một phương pháp để đánh giá và đo lườngtính hiệu quả của các chính sách đã thực thi Kết quả nghiên cứu thường cung cấpnhững thông tin quan trọng cho việc điều chỉnh, cải thiện các chính sách và biệnpháp quản lý môi trường phù hợp với bối cảnh thực tế Có nhiều học thuyết đượcvận dụng trong các nghiên cứu về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc raquyết định Các học thuyết phổ biến gồm:

Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý (Rational Choice Theory): Đây là một lý

thuyết bắt nguồn từ thế kỷ 18 và được cho là bắt nguồn từ nhà kinh tế học AdamSmith (Boudon, 2003) Lý thuyết này cho rằng các cá nhân sẽ đưa ra quyết địnhdựa trên việc xem xét các chi phí và lợi ích liên quan Cá nhân sẽ được coi lànhững người lựa chọn một cách hợp lý để đạt được mục tiêu riêng của họ nhằmtối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro

Lý thuyết kỳ vọng (Expectancy Theory): Lý thuyết này được phát triển bởi

Victor H Vroom năm 1964 Lý thuyết này tập trung vào việc dự đoán hành vidựa trên sự kỳ vọng mong đợi của họ về kết quả Điểm cốt lõi của lý thuyết chính

là việc nhận thức được các yếu tố thúc đẩy khác nhau trong quá trình ra quyếtđịnh Nếu cá nhân tin rằng một quyết định sẽ dẫn đến kết quả tốt và có giá trị, họ

có khả năng cao sẽ chọn quyết định đó (Oliver, 1974)

Trang 32

Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior): Lý thuyết này

được Ajzen (1991) phát triển từ Thuyết hành vi hợp lý Thuyết này cho rằnghành vi của của các cá nhân được quyết định bởi ý định hành vi Ý định hành vi

sẽ chịu ảnh hưởng của thái độ, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành

vi của mỗi cá nhân đó Lý thuyết này đề cao vai trò về nhận thức của mỗi cá nhânvới việc thực hiện hành vi, tuy nhiên cũng không phủ nhận sự tác động của cácyếu tố cá nhân và ngoại cảnh khác trong việc đưa ra quyết định

Lý thuyết sự tiếp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model): Đây

cũng là một lý thuyết được các nhà nghiên cứu ứng dụng khi phân tích quá trình

ra quyết định của các cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực phân tích việc chấp nhậncác công nghệ mới Trong lĩnh vực nông nghiệp, nó có thể áp dụng để dự đoánviệc nông hộ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc công nghệ mới trongsản xuất Mô hình này cho rằng, khi một giải pháp công nghệ mới được giớithiệu, việc chấp nhận của người dùng sẽ phụ thuộc vào những nhận thức cơ bản:tính hữu ích và tính dễ sử dụng Ngoài ra, quyết định này cũng phụ thuộc vào cácyếu tố ngoại cảnh khác của xã hội (Venkatesh & Davis, 2000)

Các học thuyết kể trên đều có những ưu và nhược điểm riêng khi được ápdụng trong các nghiên cứu phân tích tích hành vi Lý thuyết sự lựa chọn hợp lýđược được đánh giá có sự phân tích một cách logic các khía cạnh liên quan đếncách các cá nhân đánh giá và tối ưu hóa lợi ích cá nhân của họ trong các quyếtđịnh về môi trường Tuy nhiên, lý thuyết này được cho rằng đã bỏ qua các yếu tốquan trọng khác như giá trị niềm tin, cá nhân và các nguồn lực có sẵn Lý thuyết

kỳ vọng tương tự như vậy, có thể phân tích được mức ảnh hưởng về kỳ vọng vềgiá trị của một hành vi cụ thể đối với việc ra quyết định nhưng lại chưa cân nhắcđược các yếu tố quan trọng khác như nhận thức sai lệch về tâm lý hoặc các yếu tố

xã hội khác ảnh hưởng đến hành vi Lý thuyết về tiếp nhận công nghệ có ưu điểmmạnh về việc tìm hiểu và dự đoán hành vi tiếp nhận và sử dụng các công nghệ,

kỹ thuật mới có ảnh hưởng tới môi trường nhưng thường chỉ chỉ tập trung vàocác hành vi liên quan đến tiếp nhận công nghệ và không tính tới các yếu tố tâm

lý, xã hội khác có liên quan Trong các lý thuyết đã phân tích, lý thuyết về hành

vi dự định của Ajzen thể hiện ưu điểm vượt trội trong việc phân tích các yếu tốtâm lý trong việc như đoán các hành vi cá nhân như thái độ, quan niệm và ý định,nghiên cứu này còn tính đến sự tác động của các yếu tố cá nhân, ngoại cảnh, cácyếu tố kinh tế chính trị liên quan đến hành vi gián tiếp thông qua việc ảnh hưởngđến nhận thức

Trang 33

của mỗi cá nhân Lý thuyết này nhấn mạnh vào vai trò của nhận thức và ý thức cánhân trong việc ra quyết định Tuy nhiên, có một số phản biện cho rằng, hầu hếtcác nghiên cứu của thuyết hành vi dự định phản ánh mối quan hệ tương quan,nếu có các bằng chứng từ các thực nghiệm ngẫu nhiên sẽ mang lại tính thuyếtphục cao hơn (Sniehotta & cs., 2014) Tuy vậy, so với các học thuyết khác,thuyết hành vi dự định của Ajzen cho thấy tính toàn diện và hệ thống hơn trongviệc xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi Học thuyết này không chỉ cânnhắc các yếu tố nhận thức ảnh hưởng tới hành vi của cá nhân mà còn xem xét cácyếu tố ngoại cảnh xã hội khác như các điều kiện kinh tế, xã hội, thể chế chínhxác, áp lực xã hội thông qua sự tác động của các yếu tố này tới nhận thức của các

cá nhân Chính vì vậy, khả năng dự báo hành vi khi ứng dụng học thuyết này khácao và được sử dụng để xây dựng các mô hình dự báo trong nhiều lĩnh vực khácnhau (Chu & Chiu, 2003; Mingolla & cs., 2019; Shen & cs., 2020; Ceschi & cs.,2021)

2.1.2 Thuyết hành vi dự định và ứng dụng trong các nghiên cứu thuộc lĩnh vực môi trường

2.1.2.1 Thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) là một học thuyếtthuộc lĩnh vực tâm lý học hành vi Học thuyết này cho rằng, ý định hành vi củamỗi cá nhân (Behavioral Intention -BI) được hình thành bởi ba nhóm yếu tốchính gồm: thái đô ̣(Attitude-AT), chuẩn mực chủ quan (Social Norms-SN), vànhận thức kiểm soát hành vi (Percieved Behavioral Control-PBC) Cũng theo họcthuyết này, ý định hành vi (BI) chính là yếu tố quan trọng nhất có thể dẫn đếnhành vi thực tế (Behaviour-B) Học thuyết này được Icek Ajzen phát triển nhằmnâng cao khả năng dự báo của Thuyết Hành động hợp lý (Theory of reasonedaction – TRA) Lý thuyết TRA cũng là lý thuyết được Ajzen & cs của mìnhMartin Fishbein đề xuất năm 1980 Theo TRA, một cá nhân sẽ có ý định thựchiện hành vi (BI) nếu họ cho rằng hành vi đó là tích cực (AT) và tin rằng ngườikhác muốn họ thực hiện nó (SN) thì họ sẽ thực hiện (B) Tuy nhiên thực tế chothấy ý định thực hiện hành vi trong trường hợp này không phải luôn dẫn đến việcthực hiện hành vi trong thực tế, đặc biệt khi họ không có khả năng thực hiện(PBC) Khác với TRA, mô hình dự báo của TPB được Ajzen (1991) bổ sung yếu

tố kiểm soát hành vi (PBC) vào trong mô hình dự báo Khả năng kiểm soát hành

vi là việc một cá nhân cảm nhận mình có khả năng thực hiện một hành vi nào đóhay không Khái niệm về nhận thức kiểm soát hành vi này chính là sự phát triểnhơn của khái niệm về năng lực bản thân (self-efficiency theory – SET) củaBandura (Bandura, 1978) Học thuyết này cho

Trang 34

rằng, hành vi của mỗi con người chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi niềm tin của cánhân đó vào khả năng của mình trong việc thực hiện hành vi Việc bổ sung yếu tốkhả năng kiểm soát hành vi đã khiến mô hình TPB được xem là tối ưu hơn môhình TRA trong việc dự báo và phân tích hành vi (Ajzen, 1991)

Năm 2007, trong nghiên cứu ứng dụng lý thuyết của mình vào dự đoán cáchành vi liên quan đến sức khỏe, ông & cs cũng bổ sung thêm các yếu tố niềm tinliên quan đến các hành vi tương ứng trong mô hình làm rõ AT, SN và PBC(Ajzen & Manstead, 2007) Cụ thể, để có được thái độ về hành vi thì cần có niềmtin về hậu quả của hành vi (behavioural belief), để có được chuẩn mực chủ quanthì cần có niềm tin vào chuẩn mực đạo đức để có được nhận thức kiểm soát hành

vi thì cần có niềm tin vào kiểm soát hành vi Trong nghiên cứu này ông cũngkhẳng định, lý thuyết của ông mặc dù tập trung vào các yếu tố tâm lý nhưng cũngkhông phủ nhận tầm quan trọng của đặc điểm nhân khẩu, môi trường và yếu tố cánhân Tuy nhiên, học giả cũng khẳng định, đây chỉ là các yếu tố có ảnh hưởnggián tiếp đến thái độ Thực tế cũng cho thấy tính hiệu quả của mô hình này trong

dự báo hành vi bởi nó đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau

cả về kinh tế, xã hội, sức khỏe, môi trường và nhiều lĩnh vực khác

Hình 2.1 Thuyết hành vi dự định

Nguồn: Ajzen (1991)Các khái niệm chính về các thành phần trong thuyết hành vi dự định đượcAjzen (1991) diễn giải như sau:

Thái độ: Là một tập hợp cảm xúc, niềm tin và hành vi về một vấn đề nào

đó Thái độ là kết quả của một quá trình lâu dài và có ảnh hưởng mạnh mẽ đếnhành vi

Thái độ với

hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)

hành vi (BI)

Hành vi (B)

Chuẩn đạo

đức (SN)

Trang 35

Chuẩn mực chủ quan: là nhận thức của một cá nhân về một hành vi cụ

thể, bị ảnh hưởng bởi sự đánh giá của những người quan trọng khác

Nhận thức kiểm soát hành vi: Là cảm nhận của một cá nhân về sự dễ dàng

hoặc khó khăn khi thực hiện hành vi cụ thể;

Ý định hành vi: Là sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi

nhất định Đây được coi là tiền đề trực tiếp của hành vi;

Hành vi: Là phản ứng có thể quan sát được của một cá nhân trong một

tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định

Ở dạng công thức toán học, thuyết hành vi dự định có thể được biểu diễn như sau (1):

𝐵𝐵𝐵𝐵 = 𝑤𝑤𝐴𝐴𝐴𝐴 𝐴𝐴𝐴𝐴 + 𝑤𝑤𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆 + 𝑤𝑤𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃 𝑃𝑃𝐵𝐵𝑃𝑃 (1)

Để phản ánh chính xác kiểm soát hành vi thực tế, nhận thức kiểm soát hành

vi có thể cùng với ý định thực hiện hành vi để dự đoán hành vi:

𝐵𝐵 = 𝑤𝑤𝑃𝑃𝐵𝐵 BI + 𝑤𝑤𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃𝑃 PBC (2)Trong đó:

b Các chủ đề nghiên cứu chính về ứng dụng TPB trong khoa học môi trường

Thuyết hành vi dự định là một trong những thuyết tâm lý được ứng dụngrộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau gồm: kinh tế, sức khỏe, xã hội, môitrường và nhiều lĩnh vực khác Hành vi ứng xử và các hoạt động của con ngườiđược xem là nguồn gốc của tất cả các vấn đề (United Nations, 1972; Evans &Joseph, 1982; Gardner & Stern, 2002; Vlek & Steg, 2007) Chính vì vậy, nghiêncứu về hành vi và ứng dụng các lý thuyết của tâm lý học hành vi đã được ứngdụng rất phổ cập nhằm giải quyết nhiều nhiều câu hỏi nghiên cứu thuộc các chủ

đề khác nhau trong lĩnh vực khoa học môi trường và quản lý môi trường Trong

số các học thuyết được ứng dụng, theo như Hongyun Si & cs tổng hợp, thuyếthành vi dự định là một học

Trang 36

thuyết được ứng dụng rất rộng rãi với số lượng xuất bản tăng mạnh từ năm 2012trở lại đây (Si & cs., 2019) Theo dữ liệu tổng hợp được từ trang dữ liệu khoa họccủa Scopus và Web of Science trong khoảng từ năm 1995 đến năm 2019, nhómtác giả đã tìm thấy 531 các xuất bản liên quan đến lĩnh vực khoa học môi trường

có sử dụng học thuyết hành vi dự định vào trong nghiên cứu của mình Các xuấtbản thuộc 148 tạp chí khác nhau thuộc danh mục Scopus hoặc ISI Tạp chí có sốlượng xuất bản ứng dụng học thuyết hành vi dự định nhiều nhất là Journal ofCleaner Production, Sustainability, Resource Conservation and Rycycling,Journal of Environmental Management, Land Use Policy, EnvironmentalBehavior, Advanced Science Letters và International Journal of EnvironmentalResearch and Public Health Tổng hợp các thống kê này được thể hiện trongHình 2.2

Hình 2.2 Thống kê các nghiên cứu áp dụng thuyết hành vi dự định trong

các tạp chí uy tín quốc tế từ 1995 đến 2029

Nguồn: Si & cs (2019)Tại thời điểm tháng 4 năm 2023, sử dụng từ khóa “theory of plannedbehavior” trên cơ sở dữ liệu của Sciencedirects, kết quả tìm kiếm cũng trả về con

số là 29,348 bài báo nghiên cứu có sử dụng học thuyết này trong lĩnh vực môitrường có trong cơ sở dữ liệu của Sciendirect Số lượng xuất bản tăng nhanh từnăm 2019 với hơn 2234 xuất bản, năm 2021 với 3269 xuất bản Số liệu thống kêtrên cho thấy, học thuyết này đã thể hiện độ tin cậy cao trong dự đoán các yếu tốảnh hưởng tới việc thực hiện các hành vi Tuy nhiên, phân tích về phạm vi địa lý

Trang 37

xuất bản các ấn phẩm, Si cũng chỉ ra, các nghiên cứu này chủ yếu thuộc Mỹ,Trung Quốc, Vương quốc Anh, Maysia, Đài Loan, Úc, Hà Lan, Canada, Đức vàmột số quốc gia khác Các xuất bản thuộc lĩnh vực khoa học môi trường trong hệthống cơ sở dữ liệu của Scopus và Web of Science từ Việt Nam rất hạn chế sovới các khu vực địa lý khác

Trong các chủ đề nghiên cứu có ứng dụng TPB, chủ đề về quản lý chất thải,tiêu dùng xanh, giao thông bền vững và khí hậu môi trường là những chủ đề cónhiều các nghiên cứu ứng dụng học thuyết này nhất Về quản lý chất thải, cácnghiên cứu tập trung vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vinhư phân loại, tái chế, sử dụng hoặc áp dụng các công nghệ hoặc xanh, sạch.Nhóm chất thải được nghiên cứu nhiều là các chất thải phát sinh từ sinh hoạt nhưchất thải thực phẩm, điện tử, rác thải nhựa; các chất thải từ nông nghiệp; chất thảixây dựng Ví dụ, nghiên cứu của Taylor & Todd (1997) đã dựa trên cơ sở dữ liệucủa

1.400 mẫu nghiên cứu để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ủ phâncompost từ rác thải sinh hoạt Dựa trên nền tảng của TBP và TRA, nghiên cứu đãchứng minh tính hiệu quả của mô hình này trong phân tích các yếu tố ảnh hưởngtới hành vi của đối tượng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tầm quantrọng của thái độ hướng tới hành vi (AT) và nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)tới ý định thực hành compost rác thải của người dân Năm 2003, Chiu & Chu(2003) cũng đã vận dụng TBP và các gợi ý phát triển nghiên cứu của Taylor &Todd năm 1997 để xây dựng một mô hình dự báo nhằm tìm ra các yếu tố thúcđẩy việc sử dụng rác thải sinh hoạt trong hộ gia đình (Chu & Chiu, 2003) Bảnghỏi điều tra được xây dựng dựa trên các nguyên lý của học thuyết và kết quả đãchỉ ra tầm quan trọng của các nhóm yếu tố xếp theo thứ hạng gồm: PBC, AT và

SN trong dự báo các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng rác thải của hộ gia đìnhtrên địa bàn nghiên cứu Ứng dụng tương tự của TPB trong khám phá các yếu tốảnh hưởng đến hành vi sử dụng và phân loại rác thải cũng được nhiều nhà khoahọc khác ứng dụng với quy mô mẫu và các địa điểm nghiên cứu khác nhau(Tonglet & cs., 2004; Alfarra & cs., 2009; Begum & cs., 2009; White & Hyde,2012; Ioannou & cs., 2013; Scalco & cs., 2018; Barbara, 2019; Mak & cs., 2019;Ceschi & cs., 2021) Những nghiên cứu về hành vi quản lý chất thải chăn nuôibằng sử dụng học thuyết TBP cũng được triển khai rộng rãi, tiêu biểu là cácnghiên cứu như nghiên cứu của Wang & cs (2020) về phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến chiến lược quản lý nước thải chăn nuôi của các trang trại chăn nuôilợn tại Đài Loan (Wang & Lin, 2020)

Trang 38

Nghiên cứu của Li & cs năm 2020 cũng sử dụng TPB như một công cụ phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng phân bón hữu cơ của (Li & cs., 2022).Bên cạnh lĩnh vực nghiên cứu về quản lý chất thải, còn nhiều chủ đề kháccũng sử dụng thuyết TPB Trên tạp chí “Journal of Environmental Management”năm 2019, Wang & cs đã ứng dụng thuyết TPB để tìm hiểu các yếu tố ảnhhưởng đến việc ra quyết định của người dân trong việc quản lý các nguồn ônhiễm dạng diện từ sản xuất nông nghiệp đến hệ thống tưới tiêu (Wang & cs.,2019) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng về chuẩn mực chủ quan(SN) của người dân trong kiểm soát ô nhiễm dạng diện có ảnh hưởng quan trọngnhất tới hành vi thực tế của họ Theo nhóm tác giả, kết quả nghiên cứu này làđóng góp quan trọng để xây dựng các chính sách phù hợp trong lĩnh vực này.Nghiên cứu của Dessart & cs (2019) cũng đã tổng hợp nhiều công trình nghiêncứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp canh tác nôngnghiệp bền vững có sử dụng TPB (Dessart & cs., 2019)

Về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, năm 2012, Lin đã thực hiện mộtnghiên cứu tại Đài Loan để tìm ra những yếu tố giúp thúc đẩy hành vi nhằm giảmthiểu phát thải khí nhà kính của công dân (Lin, 2012) Năm 2016, Arunrat & cs.cũng sử dụng học thuyết này để phân tích các yếu tố tác động đến việc thực hiệncác giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân Thái Lan (Arunrat &cs., 2016) Năm 2018, trên tạp chí Science of The Total Environment, Zahedi &

cs đã sử dụng học thuyết TPB để nghiên cứu về mô hình dự báo về các yếu tốtác động đến hành vi nhằm giảm thiểu phát thiểu khí nhà kính trong giao thôngđường bộ tại Catalonia (Zahedi & cs., 2018)

Một lĩnh vực nghiên cứu khác, học thuyết TPB cũng được các nhà nghiêncứu áp dụng rộng rãi là các nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành

vi tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững sử dụng năng lượng tiết kiệm Một trongnhững nghiên cứu với lượt trích dẫn rất cao đăng trên tạp chí EnvironmentBehavior đã ứng dụng TPB trong việc phân tích hành vi sử dụng xe của các sinhviên của trường đại học Giessen ở Đức (Bamberg & Schmidt, 2003) Hiện tạinghiên cứu này đã có 912 lượt trích dẫn Hành vi tiêu thụ thực phẩm cũng là mộttrong những nhóm hành vi liên quan nhiều nhất tới nhiều vấn đề môi trường như

ô nhiễm môi trường do nông nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải thực phẩm Từnăm 2008, Vermeir và Verbeke đã sử dụng TPB để khám phá các yếu tố ảnhhưởng

Trang 39

đến hành vi này (Vermeir & Verbeke, 2008) Kết quả đã cho thấy, mô hình dựđoán dựa trên TPB hoàn toàn phù hợp để dự đoán các yếu tố quyết định đến hành

vi tiêu dùng thực phẩm và các phát hiện này mang lại những khuyến nghị có ýnghĩa về chính sách công và giải pháp tiếp thị để thúc đẩy các hành vi tiêu dùngthực phẩm bền vững bền vững Cũng rất nhiều tác giả khác đã sử dụng TPB khinghiên cứu về các hành vi bảo vệ môi trường trong sử dụng phương tiện giaothông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, các sản phẩm xanh, thân thiện với môitrường (Yazdanpanah & cs., 2015; Liu & cs., 2017; Choi & Johnson, 2019; Li &cs., 2019; Camacho & cs., 2023) Các nhà nghiên cứu này đều khẳng định tínhhiệu quả của học thuyết này trong xây dựng các mô hình dự báo về hành vi.Khi tìm kiếm các hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế lớn, các nghiêncứu ứng dụng thuyết hành vi dự định trong lĩnh vực khoa học môi trường và cácchủ đề khác có liên quan tại Việt Nam còn khá hạn chế so với các khu vực khác.Nhóm tác giả Nguyen & cs (2018) đã công bố một nghiên cứu trên tạp chíSustainability về phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tái chế rác thải điện

tử của người dân Việt Nam Dữ liệu được phân tích từ 520 bảng câu hỏi cho thấynhận thức và thái độ về môi trường đối với tái chế, áp lực xã hội, luật pháp vàquy định, chi phí tái chế khi tái chế ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến ý định hành

vi của người dân Trong đó, luật pháp và các quy định là các yếu tố có ảnh hưởngmạnh nhất đến ý định của mỗi cá nhân trong dự đoán hành vi tái chế rác thải điện

tử Các nghiên cứu công bố tại các tạp chí trong nước, các nghiên cứu ứng dụnghọc thuyết TPB trong lĩnh vực kinh tế, nghiên cứu xã hội khác cũng khá phổbiến Tuy nhiên, việc ứng dụng TPB trong các nghiên cứu về khoa học môitrường hoặc các chủ đề liên quan khác ở Việt nam còn rất hạn chế, đặc biệt là cácnghiên cứu về quản lý chất thải chăn nuôi Gần đây, một số nghiên cứu ứng TPBthuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội cũng đã được xuất bản trong các tạp chí khoa họctrong nước gồm nghiên cứu của Phạm Thị Tú Uyên và Phan Hoàng Long (2020)

về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn khách sạn xanh ở ĐàNẵng; nghiên cứu của Cái Trinh Minh Quốc & cs (2020) về hành vi sử dụng túithân thiện với môi trường; nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Quế & cs (2022)

về hành vi phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn của người dân các tỉnh thànhphía Bắc Việt Nam; nghiên cứu của Trương Đình Thái & Nguyễn Văn Thích(2022) về hành vi phân loại rác thải nhựa của sinh viên trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh Những nghiên cứu này

Trang 40

cho thấy xu hướng ứng dụng của TPB có chiều hướng gia tăng với mục đích tìm

ra các giải pháp bền vững nhằm bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề lớntrong lĩnh vực này

c Công cụ phân tích sử dụng trong nghiên cứu ứng dụng thuyết hành vi dự định

Học thuyết hành vi dự định thể hiện mối quan hệ đa chiều của nhiều yếu tốtâm lý của cá nhân kết hợp với các điều kiện môi trường và hoàn cảnh bên trong.Chính vì vậy, khi ứng dụng học thuyết trong nghiên cứu, các công cụ phân tíchcần đáp ứng yêu cầu thể hiện được các mối quan hệ đa chiều đó Theo tổng hợpcủa Si & cs (2019), có nhiều công cụ được sử dụng nhưng phổ biến nhất vẫn là

mô hình cấu trúc tuyến tính và mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần(Partial Least Squares Structural Equation Modeling- PLS SEM) và gần đây là

mô hình tác tố (ABM) (Si & cs., 2019) Tính hiệu quả của mô hình SEM đã đượckhẳng định trong việc phân tích các mối quan hệ nhân quả trong mô hình lýthuyết (Ceschi & cs., 2021) Trong khi đó, PLS-SEM thích hợp cho việc pháttriển và dự báo các lý thuyết (Hair & cs., 2014)

Gần đây, trong lĩnh vực nghiên cứu về khoa học môi trường, nhiều nhànghiên cứu đã đề xuất và ứng dụng mô hình tác tố ABM và trong phân tích vàkiểm chứng lý thuyết của TBP Đây được coi là một bước quan trọng của việcđưa các tiến bộ của khoa học máy tính vào lĩnh vực nghiên cứu về tâm lý họchành vi (Scalco & cs., 2018; Costantini & cs., 2019) Trước đó, Scalco & cs.(20217) đã ứng dụng công cụ này cùng với các mô hình lý thuyết đề xuất trước

đó để phân tích hành vi sử dụng chất thải trong các hộ gia đình vào một nghiêncứu khác năm 2021 của Ceschi & cs cũng đã áp dụng ABM và TPB để phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng rác thải sinh hoạt tại một quận ở ĐàiLoan từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phù hợp (Ceschi & cs., 2021).Tại Việt Nam, tác giả & cs (2021) cũng đã sử dụng mô hình ABM và TPB để dựbáo phân bố tải lượng chất thải chăn nuôi lợn theo các tiểu lưu vực tại huyện YênDũng, tỉnh Bắc Giang Kết quả nghiên cứu đã chứng minh mô hình ABM có khảnăng mô phỏng và dự báo hành vi của các hộ chăn nuôi một cách tin cậy Nhữngnghiên cứu tổng hợp trên đã cho thấy nhiều công cụ sẵn có để có thể áp dụng vàophân tích các mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên học thuyết TBP Môhình SEM và ABM trong thời điểm hiện tại đang thể hiện các ưu thế của mìnhtrong việc thực hiện các thuật toán mô phỏng rõ nhất mối quan hệ của các thànhphần trong TPB

Ngày đăng: 01/02/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w