1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích Truyện trung đại

45 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 577,5 KB

Nội dung

Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam XươngPhân tích hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ.Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

Trang 1

TruyÒn k× m¹n lôc

I Khái quát về truyền kì

1 Khái niệm thể loại :

Truyện truyền kì là loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành ở đời nhà Đường ( VI - IX ) Truyện truyền kì thường được mô phỏng cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân ( có khi là cốt truyện của Trung Quốc)

- Ở Việt Nam, nổi tiếng có Thánh Tông di cảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả ( Đoàn Thị

Điểm )

2 Đặc điểm : Là tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán, cốt truyện có thể dựa vào truyện dân gian

nhưng tác giả đã gia công sáng tác khá nhiều về tư tưởng, cốt truyện, nhân vật, tình tiết, lời văn biến

ngẫu… đặc biệt là sự kết hợp giữa yếu tố hoang đường kì ảo từng lưu truyền trong dân gian (truyền kì) với những chuyện thực trong xã hội với những cuộc đời, số phận của con người Việt Nam thời

trung đại

3 Tính chất : Nửa văn học dân gian (có yếu tố hoang đường kì ảo) và nửa văn học viết ( lưu truyền

bằng văn bản)

II Nhà văn Nguyễn Dữ

* Thời đại: Ông sống ở thế kỉ XVI, lúc triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn Lê - Trịnh

- Mạc tranh giành quyền bính gây ra cuộc nội chiến kéo dài khiến nhân dân lầm than

* Gia đình: Sinh trưởng trong gia đình có dòng dõi nho gia Cha là tiến sĩ Nguyễn Tướng Phiên * Bản thân: - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh

Miện ( Hải Dương) - Là học trò xuất sắc của nhà triết học, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin nghỉ, về quê ẩn dật, sống gần gũi với người dân quê

* Sự nghiệp văn chương: Ông để lại sự nghiệp văn học khiêm tốn, nhưng có giá trị to lớn trong nền văn học nước nhà, nổi bật nhất là Truyền kì mạn lục Ông được xem là một trong những người có công khai phá nền văn xuôi văn học dân tộc

- Với Truyền kì mạn lục, ông xứng đáng được đánh giá là Cây bút kì tài của nền văn xuôi trung đại Việt Nam

lục từng được đánh giá là Thiên cổ kì bút (Áng văn lạ ngàn đời), gồm 20 truyện, nội dung phong phú,

đậm tinh thần nhân dân - nhân đạo Hầu hết các nhân vật đều là người Việt và sự việc được diễn ra ở nước ta

3.Đề tài: Chủ yếu viết về người phụ nữ và người trí thức “ sinh bất phùng thời”

III Chuyện người con gái Nam Xương:

1 Xuất xứ :Là thiên thứ 16/20 truyện, có nguồn gốc từ truyện cổ tích Vợ chàng Trương (kho

tàng cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và biên soạn) Đây là một trong những truyện hay

nhất của Truyền kì mạn lục, đã được chuyển thành vở kịch " Chiếc bóng oan khiên".

Trang 2

- Từ cốt truyện cổ tích Vợ chàng Trương, nhà nho - nhà văn Nguyễn Dữ đã sáng tác thành truyện truyền kì bằng chữ Hán : Chuyện người con gái Nam Xương, đưa vào tập Thiên cổ kì bút

Truyền kì mạn lục của ông Truyện một mặt ngợi ca và cảm thương số phận người đàn bà tiết hạnh

bị đẩy đến chỗ cùng đường, tự mình tước đi hạnh phúc của chính mình một mặt phê phán xã hội phong kiến và chiến tranh phong kiến đã cướp đi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người

2 Giá trị nội dung :

- Qua câu chuyện về cái chết oan ức của Vũ Nương đã lên án chế độ phong kiến suy tàn: Chiến tranh triền miên; quan niệm hẹp hòi, hà khắc đã làm cho người phụ nữ xinh đẹp, nết na không thể sống cuộc sống bình thường mà phải chết oan uổng, chết mà vẫn còn băn khoăn ấm ức

Tuy còn nhiều yếu tố hoang đường nhưng câu chuyện vẫn giàu tính hiện thực, vẫn phản ánh khá chân thực xã hội Việt Nam thời đó

3 Giá trị nghệ thuật :

- Bố cục chặt chẽ dẫn dắt tự nhiên- Nghệ thuật kể chuyện khéo, chi tiết cái bóng đơn giản mà đắt giá

- Kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự + biểu cảm (trữ tình) làm nên một áng văn xuôi tự

sự còn sống mãi với thời gian

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Xây dựng nhân vật có cá tính riêng Nhân vật được xây dựng qua

lời nói và hành động Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ nhưngvẫn khắc hoạ đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật

- Sáng tạo các chi tiết kì ảo hoang đường -> Làm cho tác phẩm không phải chỉ là bản kể của văn học dân gian mà là một sáng tạo của Nguyễn Dữ

- Lời văn biền ngẫu, ngôn ngữ ước lệ

Câu hỏi 1: Phân tích giá trị nghệ thuật của những cho tiết hoang đường kì ảo?

* Những chi tiết hoang đường kì ảo?- Phan Lang nằm mộng thả rùa xanh ( Linh Phi) Phan Lang đắm thuyền được LP cứu.- Vũ Nương tự tử, không chết, được các cung nữ đưa về thuỷ cung

- Phan Lang gặp VN.- Phan Lang trở về dương gian, VN gừi hoa vàng làm tin.- Vũ Nương trở về trong rực rỡ cờ hoa, thoáng ẩn, thoáng hiện cảm tạ chồng rồi biến mất

* Cách thức đưa ra các yếu tố kì ảo vào câu chuyện- Trong truyện, các yếu tố kì ảo được đưa vào xen kẽ với những yếu tố thực về địa danh ( bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng); sự kiện lịch sử (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra bể, rồi bị đắm thuyền); những chi tiết về trang phục của mĩ nữ (quần áo thướt tha, mái tóc búi xễ, VN mặt chỉ hơi điểm qua một chút son phấn); về tình cảnh nhà VN khi nàng mất (cây cối thành rừng, cỏ gai rợpmắt)…

- Cách thức này đã làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ nên gần với cuộc đời, làm tăng thêm tính xác thực, khiến người đọc tin vào câu chuyện được kể

* Ý nghĩa

- Trước hết, kết thúc này làm chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật VN, một con người đã ở thế giới bên kia vẫn nặng tình với cuộc đời, quan tâm đến chồng con, vẫn lo lắng cho phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát được phục hồi danh dự

- Đặc biệt, nó tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời, người tốt dù trải qua bao oan khuất, cuối cùng cũng được đền đáp xứng

Trang 3

đáng VN xinh đẹp đức hạnh không được sống hạnh phúc ở chốn trần gian thì nàng sẽ được sống sung sướng ở một thế giới khác.

- Tăng tính bi kịch và giá trị tố cáo xã hội cho tác phẩm: Ở cuối truyện, VN đã trở lại dương thế trong một không gian rực rỡ, uy nghi, nhưng bóng nàng chỉ thấp thoáng ở giữa dòng sông, lúc ẩn, lúc hiện, với lời tạ từ ngắn ngủi rồi loang loáng mờ nhạt dần và biến mất

-> Kết thúc có hậu chỉ làm giảm độ căng của câu chuyện nhưng càng làm tăng tính bi kịch và giá trị tố cáo cho tác phẩm.Hình ảnh VN cuối truyện như một thứ ảo ảnh, chỉ đủ an ủi cho người bạc phận khi đãđược trả lại danh dự, phẩm tiết, nhưng cũng làm tăng thêm thêm những bi kịch cho số phận nhân vật Khi sương khói kì ảo tan đi chỉ còn lại sự thực cay đắng đến nao lòng, VN không trở lại được trần gian,trên bờ chồng và con đứng đấy trong sự trống vắng và hối hận Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ, VN mãi mãi không thực hiện được khát vọng bình dị được “vui thú vui nghi gia nghi thất”, mất đi thiên chức làm vợ, làm mẹ TS suốt đời sống cảnh gà trống nuôi con, trong ân hận, day dứt Bé Đản mãi mãi là đứa trẻ mồ côi thiếu vắng tình mẹ …-> Tính bi kịch thể hiện rõ nét ngay trong cái kết lung linh kì ảo.- Kết thúc truyện như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự trừng phạt đối với T.Sinh VN không trở về TScàng phải day dứt, ân hận vì lỗi lầm của mình Đây là giấc mơ mà cũng là lời cảnh tỉnh của tác giả Nóđể lại dư âm ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về giữ gìn hạnh phúc gia đình.- Thể hiện nhãn quan hiện thực sâu sắc của nhà văn Ông cho rằng: Hạnh phúc không có trong ảo ảnh hay ở thế giới khác Hạnh phúc chỉ có trong cuộc đời thực và do con người tạo ra

- Tạo nên nét đặc trưng của thể truyền kì

=> Chính các chi tiết kì ảo này đã góp phần làm cho tác phẩm không còn là bản kể của văn học dân gian mà trở thành một truyền kì – một sáng tạo đích thực của Nguyễn Dữ.

Câu hỏi 2: Ý nghĩa chiếc bóng

Trong "Chuyện người con gái Nam Xương", chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá.

- Cái bóng xuất hiện 2 lần trong truyện là những mắt xích quan trọng vừa làm câu chuyện triển khai một cách lô gic, hợp lí, vừa làm cho truyện có kịch tính hấp dẫn tự nhiên Cái bóng xuất hiện lần 1 (cái bóng của VN) là chi tiết thắt nút truyện, đẩy truyện lên kịch tính, là đầu mối trực tiếp dẫn đến nghi ngờ của TS, buộc VN phải tìm đến cái chết Cái bóng xuất hiện lần 2 (cái bóng của TS) lại là chi tiết cởi núttruyện, giải tỏa mối nghi ngờ của TS về VN sau khi nàng đã chết

- Hình ảnh cái bóng đã khái quát hóa tấm lòng của người vợ khi VN trỏ cái bóng của nàng trên tường

và bảo đó là cha Đản ( trong suy nghĩ và quan niệm: vợ chồng như hình với bóng) Đồng thời cái bóng

thể hiện cảnh ngộ đau khổ, cô đơn của người vợ xa chồng.

- Cái bóng gắn với sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ, sự hiểu lầm của người chồng đa nghi Nó vừa là niềm vui khi VN nói đùa con, vừa là nỗi buồn dẫn đến hiểu lầm của TS Nó vừa thực lại vừa ảo Cái bóng là hình tượng đa nghĩa và với mỗi nhân vật, nói mang một ý nghĩa khác nhau:

+ Với Vũ Nương: Đó là h/ả người chồng+ Với Bé Đản: Đó là người cha bí ẩn.+ Với TS: Đó là kẻ thứ ba, là người đã chen vào hạnh phúc gia đình chàng.- Nguyễn Dữ lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, đồng thời thể hiện bi kịch của

con người Trong xã hội ấy số phận con người rất mong manh, có thể mất tất cả cuộc sống vì một cái

bóng mơ hồ của chính mình

=> Có thể nói chi tiết "cái bóng" đã thể hiện cô đọng cảm hứng vừa hiện thực vừa nhân đạo của

Nguyễn Dữ

Trang 4

Câu hỏi 3: Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của VN? - Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản Đêm đêm, ngồi buồn dưới ngọn đèn

khuya, Vũ Nương thường “trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản” Vậy nên Đản mới ngộ nhận đó là chamình, khi người cha thật trở về thì không chịu nhận và còn vô tình đưa ra những thông tin khiến mẹ bịoan

+ Do người chồng đa nghi, hay ghen Ngay từ đầu, Trương Sinh đã được giới thiệu là người “đa

nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức”, lại thêm “không có học” Đó chính là mầm mống của bi kịch sau

này khi có biến cố xảy ra Biến cố đó là việc Trương Sinh phải đi lính xa nhà, khi về mẹ đã mất Mangtâm trạng buồn khổ, chàng bế đứa con lên ba đi thăm mộ mẹ, đứa trẻ lại quấy khóc không chịu nhận

cha Lời nói ngây thơ của đứa trẻ làm đau lòng chàng: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít” Trương Sinh gạn hỏi đứa bé lại đưa thêm những thông tin gay cấn, đáng nghi: “Có một người đàn ông đêm nào cũng đến” (hành động lén lút che mắt thiên hạ), “mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đảng ngồi cũng ngồi” (hai người sâu đậm, rất quấn quýt nhau), “chẳng bao giờ bế Đản cả” (người này không muốn sự có mặt của đứa bé) Những lời nói thật thà của

con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh

+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh Là kẻ không có học, lại bị

ghen tuông làm cho mờ mắt, Trương Sinh không đủ bình tĩnh, sáng suốt để phân tích những điều phi lýtrong lời nói con trẻ Con người độc đoán ấy đã vội vàng kết luận, “đinh ninh là vợ hư” Chàng bỏngoài tai tất cả những lời biện bạch, thanh minh, thậm chí là van xin của vợ Khi Vũ Nương hỏi ai nóithì lại giấu không kể lời con Ngay cả những lời bênh vực của họ hàng, làng xóm cũng không thể cởibỏ oan khuất cho Vũ Nương Trương Sinh đã bỏ qua tất cả những cơ hội để cứu vãn tấn thảm kịch, chỉbiết la lên cho hả giận Trương Sinh lúc ấy không còn nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng, cũng chẳng quantâm đến công lao to lớn của Vũ Nương đối với gia đình, nhất là gia đình nhà chồng Từ đây có thể thấyTrương Sinh là con đẻ của chế độ nam quyền bất công, thiếu lòng tin và thiếu tình thương, ngay cả vớingười thân yêu nhất

- Nguyên nhân gián tiếp:

+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương chỉ là “con nhà kẻ khó”, còn Trương Sinh là

“con nhà hào phú” Thái độ tàn tệ, rẻ rúng của Trương Sinh đối với Vũ Nương đã phần nào thể hiện

quyền thế của người giàu đối với người nghèo trong một xã hội mà đồng tiền đã bắt đầu làm đen bạcthói đời

+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.

Trong lễ giáo ấy, chữ trinh là chữ quan trọng hàng đầu; người phụ nữ khi đã bị mang tiếng thất tiết vớichồng thì sẽ bị cả xã hội hắt hủi, chỉ còn một con đường chết để tự giải thoát

+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly và cũng góp phần dẫn đến cảnh tử biệt Nếu

không có chiến tranh, Trương Sinh không phải đi lính thì Vũ Nương đã không phải chịu nỗi oan tàytrời dẫn đến cái chết thương tâm như vậy

Tóm lại: Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ

giàu có và của người đàn ông trong gia đình, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương của tác giả đối với sốphận oan nghiệt của người phụ nữ Người phụ nữ đức hạnh ở đây không những không được bênh vực,trở che mà lại còn bị đối xử một cách bất công, vô lý; chỉ vì lời nói thơ ngây của đứa trẻ và vì sự hồ đồ,vũ phu của anh chồng hay ghen tuông mà đến nỗi phải kết liễu cuộc đời mình

………

Trang 5

Câu hỏi 4: Ý nghĩa cái chết của VN?

- Là sự đầu hàng số phận- Mang ý nghĩa phê phán, tố cáo sâu sắc:+ Sự ghen tuông mù quáng của TS

+ Xã hội phong kiến mục nát thối ruỗng với chiến tranh pk và các hủ tục lạc hậu Câu 5: ( 2đ): Phân tích ý nghĩa những lời thoại của Vũ Nương.

* Lần 1: ( Khi tiễn chồng đi lính)- Không trông mong vinh hiển, chỉ cầu cho chồng được trở về bình an Lời dặn thể hiện nàng coi trọng

hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”

- Cảm thông sâu sắc với nỗi gian lao, nguy hiểm của chồng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều con gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băng khoăn, mẹ hiền lo lắng.”

- Thể hiện nỗi nhớ nhung khắc khoải của nguời vợ yêu chồng: “Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

=> Đó là lời nói của người vợ thùy mị, dịu dàng và rất mực yêu chồng, đằm thắm, thiết tha Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa Đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng của người phụ nữ bình dị

* Lần 2: “ Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu được nương tựa nhà giàu Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh Cách biệt ba năm giữ gìn mọt tiết Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”

-> Nàng phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình Nàng đã nói đến thân phận, tình nghĩa vợ chồng, khẳng định tấm lòng thuỷ chung trong trắng, xin chồng đừng nghi oan, có nghĩa là nàng hết lòng hàn gắn hạnh phúc gia đình.

* Lần 3: “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đầu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”

-> Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ

Tình yêu không còn Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa

* Lần 4: “ Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố”

-> Đây là lời độc thoại Lời thoại là một lời than, một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan

khuất và tiết hạnh trong sạch của nàng Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên tự đẩy đến chỗ tận cùng là cái chết

Trang 6

* Đề 1 Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

1 Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

- Giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật : Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp đức hạnhnhưng cuộc đời bi thảm

2 Thân bài :

2.1 :Khái quát những phẩm chất của Vũ Nương 2.2 Phân tích :

a Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh

* Là người phụ nữ tính thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp

- Ngay phần mở đầu của tác phầm, nhà văn đã giới thiệu là người “ tính đã thùy mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp” Lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đã giúp người đọc hình dung được vẻ đẹp của Vũ

Nương Đó là cô gái đẹp từ hình thức đến tâm hồn, phẩm giá Đặc biệt, nhà văn gới thiệu vẻ đẹp phẩm giá, nhân cách trước vẻ đẹp hình thức Điều đó cho thấy nhà văn chú trọng đến vẻ đẹp phẩm chất, nhân cách của nàng

* Khéo cư xử, đằm thằm thiết tha với chồng:

- Dù phải lấy người chồng vô học, đa nghi và cả ghen nhưng do nàng khéo cư xử nên vợ chồng ăn ở êm ấm, không lúc nào xảy ra chuyện thất hòa Hơn thế, tuy cuộc hôn nhân của VN và TS không xuất phát từ t/y nhưng VN đã cư xử đúng với đạo làm vợ Nàng đã yêu thương chồng đằm thắm, thiết tha Khi chồng ra trận, nàng đã rót chén rượu đầy tiễn và căn dặn ân cần Chỉ một lời dặn cũng đủ giúp ta

hiểu được tình cảm đằm thắm của nàng Nàng đã bày tỏ niềm mong ước "Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong … … mang theo hai chữ bình yên" Ước mong của nàng thật bình dị Lời dặn dịu

dàng đó chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm - Nàng đã bày tỏ sự cảm thông, nối lo lắng với những vất vả, gian lao, nguy hiểm mà chồng phải chịu

đựng." Chỉ em việc quân khó liệu … … … lo lắng - Qua lời dặn đó nàng còn bày tỏ sự nhớ nhung của người vợ phải xa chồng " Nhìn trăng soi thành cũ … … … cánh hồng bay bổng"

=> Chỉ một lời dặn cũng đủ để khẳng định vẻ đẹp của Vũ Nương Đó là lời nói của người vợ thùy mị, dịu dàng và rất mực yêu chồng Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa Lời dặn của VN xuất phát từ t/c chân thành khiến ai cũng nghẹn ngào rơi lệ

* Đảm đang tháo vát, biết vun vén gia đình : Chồng đi lính, một mình nàng sinh con, nuôi con, chăm

sóc mẹ già Không những thế nàng còn phải quán xuyến gia đình nhà cửa, chăm sóc phần mộ tổ tiên Tất cả nàng đều vẹn tròn, chu đáo

* Hiếu thảo:

+ Trong xã hội phong kiến xưa, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn bất hòa, mâu thuẫn Nhưng vớiVN, điều đó không xảy ra Đối với mẹ chồng, nàng đã trọn đạo làm con, thực sự là người con dâu hiếu thảo

- Khi mẹ còn sống nàng yêu thương, đối xử ân cần; khi bà ốm nàng chăm sóc, thuốc thang, lễ bái thần

phật và dùng mọi lời khôn khéo khuyên lơn mong bà chóng khỏi bệnh Khi mẹ chồng mất, nàng ‘ hết lời thương xót” và lo ma chay tế lễ chu đáo như cha mẹ đẻ của mình Cái tình đó đã cảm thấu cả đất

trời nên trước lúc chết bà mẹ chồng đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu "

Sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đúc … … … đã chẳng phụ mẹ" Lời trăng trối ấy cũng chính

Trang 7

là lời đánh giá công bằng, khách quan sự đóng góp của VN với gia đình chồng, đồng thời cũng là chínhlà lời tri ân với cô con dâu hiếu thảo.

* Thương con: Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút Một mình gánh vác cả giang sơn nhà

chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái Nàng thương con thiếu vắng tình cha nên đã trỏ cái bóng trên tường và bảo đó là cha Đản Hành động đó xuất phát từ tấm lòng của người mẹ: để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha

* Thủy chung, tiết hạnh

+ Suốt ba năm chồng đi lính nàng đã sống trong sự nhớ thương và khắc khoải đợi chờ " Mỗi khi thấy bướm … … … ngăn được" Ngôn ngữ ước lệ đã góp phần diễn tả được nỗi nhớ thương của VN Một

nỗi nhớ kéo dài theo thời gian, theo năm tháng Tâm trạng nhớ thương ấy cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

" … Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…"

(Chinh phụ ngâm) + Nàng một mực thủy chung với chồng " Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết … … … bén gót”

=> Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm

lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.- Khi bị chồng nghi oan, khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn Bị chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần Nàng đã viện đến

cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nư ơng tựa nhà giàu cách biệt ba năm giữ gìn một tiết ” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ

trân trọng chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương

- Cuối cùng, khi biết không thể cứu vãn được hạnh phúc, nàng đã lấy cái chết để khẳng định tấm lòng

trinh bạch, thủy chung của mình Lời nguyền trước bến Hoàng Giang xin Thần sông chứng giám cũng chính là lời khẳng định cho tấm lòng trinh bạch của nàng

* Trọng tình nghĩa, nhân hậu, vị tha

+Tuy sống dưới thủy cung đầy đủ và sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về gia đình, chồng con, vẫn lo lắng cho phần mộ tổ tiên Nàng đã khóc khi nghe Phan Lang kể chuyện gia đình, quê hương

+ Nàng đã trở về tha thứ cho TS - người đã trực tiếp cướp đi cuộc sống của nàng Không những thế, nàng còn cảm tạ chồng đã giải oan cho nàng Rõ ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không gợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha

+ Nàng là người trọng tình nghĩa “ Ơn ai một chút chẳng quên” Vì vậy, dù có khao khát cuộc sống trần gian nàng cũng không thể trờ về Nàng đã bộc bạch với TS “ Thiếp cảm ơn đức Linh Phi, thề sống chết không bỏ”.

=> Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng Ông đã khắc họa thành công hình tượng VN với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống Nàng thực sự là người vợ hiền, tình nghĩa thủy chung, là người mẹ rất mực thương con và là người con dâu hiếu thảo Nàng đúng là người phụ nữ lí tưởng của gia đình Nàng xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng mà oái oăm thay, nàng phải chấp nhận một số phận oan nghiệt

b Số phận bi thảm, oan nghiệt.

* Vũ Nương bị cướp đi quyền yêu, quyền hạnh phúc: Nỗi bất hạnh đến với VN ngay từ khi nằng

Trang 8

nàng chấp nhận cuộc hôn nhân với Trương Sinh Từ đầu, ta đã nhận ra đây là một cuộc hôn nhân

không bình đẳng Vũ Nương vốn “ con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”, còn Trương Sinh muốn lấy được Vũ Nương chỉ cần “ nói với mẹ đem trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ” Nàng lấy chồng là do

sự sắp đặt Và nàng đã mất đi quyền được yêu, được lựa chọn hạnh phúc, được định đoạt cho số phận của mình, Tuy xinh đẹp nết na nhưng phải lấy một người chồng vừa cả ghen, vô học lại đa nghi Trong

c/s vợ chồng nàng cùng chưa từng được hưởng hạnh phúc thực sự bởi sự “ phòng ngừa quá sức của chồng”

* Phải xa chồng, chấp nhận cuộc sống của người chinh phụ: Tuy chỉ có khát vọng giản dị là thú vui

nghi gia, nghi thất nhưng " xum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh” Người phụ nữ tuổi xuân còn phơi phới đã phải gánh chịu nỗi buồn “chiếc bóng năm canh” của đời người chinh phụ Suốt ba năm ấy, nàng sống trong tâm trạng “ Mỗi khi thấy bướm lượn đầy trời, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”

* Phải sống vất vả:: Chồng đi lính, nàng phải một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già, quán

xuyến nhà cửa ruộng vườn Tất cả mọi gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai mảnh mai yếu ớt của nàng Gánh nặng gia đình chồng cộng thêm nỗi cô đơn vì phòng không gối chiếc đã bào mòn tuổi xuân của Vũ Nương

* Bị nghi oan, bị bức tử: Nỗi đau khổ lớn nhất của nàng là bị nghi oan Nàng bị TS kết tội là thất tiết –

điều mà nàng hết sức giữ gìn và coi trọng hơn cả mạng sống của mình Đó là nỗi tủi nhục lớn nhất của người phụ nữ Nàng bị chồng mắng nhiếc, đánh đập và cuối cùng bị đuổi ra khỏi ngôi nhà mà nàng đãdày công vun đắp Vũ Nương vô cùng đau đớn vì bị chồng chà đạp lên cả thể xác và tinh thần Không những thế nàng còn không biết được lí do, không được thanh minh Cuối cùng vì quá đau đớn, tuyệt vọng nàng đã phải gieo mình xuống sông tự tử để, lấy cái chết để minh oan cho tấm lòng trinh bạch củamình

c Đánh giá nâng cao:

- Trong khi xã hội rẻ rúng người phụ nữ thì bằng ngòi bút nhân đạo và trái tim giàu tình yêu thương,Nguyễn Dữ đã khẳng định, trân trọng và ca ngợi vẻ đẹp của họ, đồng thời bày tỏ sự cảm thông vớinhững người phụ nữ bất hạnh

=> Có thể nói,sống trong xã hội phong kiến bất công, Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ khác – người con gái bình dân trong “Bánh trôi nước”, Thúy Kiều, Đạm Tiên trong “Truyện Kiều” đều phải sống long đong, trôi dạt, phải tìm đến cái chết giải nỗi oan ức, phải thoát khỏi cuộc đời đầy khổ đau ở chốn nhân gian Đại thi hào Nguyễn Du đã khái quát về cuộc đời, thân phận người phụ nữ bằng tiếng kêu đầy ai oán:

“ Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

3 Kết bài: Chuyện người con gái Nam Xương đã khép lại nhưng người đọc cứ vấn vương mãi bởi dư

âm ngậm ngùi Ta cảm nhận được tình cảm sâu sắc, sự xót thương vô hạn mà Nguyễn Dữ dành cho VN Bi kịch của VN là một điển hình cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ Những người phụ nữ ấy nết na, đức hạnh nhưng bị đối xử bất công, vô nhân đạo không có quyền sống hạnh phúc, không được che chở, bảo vệ cho số phận vô cùng mỏng manh, yếu ớt Có lẽ vì thế mà truyện đã in đậm vào trái tim người đọc, khiến ta mãi day dứt, xót xa, trào dâng niềm thương cảm nghẹn ngào ………

Trang 9

* Đề 2: Phân tích giá trị hiện thực của Chuyện người con gái Nam Xương 1 Mở bài

- Tác giả : Nguyễn Dữ người Trường Tân nay huyện Thanh Miện - Hải Dương Ông là học trò

của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được đánh giá là “cây bút kì tài của văn học cổ Việt Nam”.

- Truyền kì mạn lục là tác phẩm truyện đầu tiên của Nguyễn Dữ và của văn học cổ Truyện

gồm 20 truyện ngắn viết về những người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh nhưng gặp nhiều oan trái, những

trí thức "sinh không gặp thời" "Chuyện người con gái Nam Xương" là thiên thứ 16 trong tập truyện

này Chuyện kể về Vũ Thị Thiết - người con gái xinh đẹp nết na nhưng số phận bất hạnh, qua đó tác giảđã phản ánh sâu sắc hiện thực nước ta ở thế kì XVI

2 Thân bài a Khái quát: "Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyện ngắn hay Với bố cục chặt chẽ,

chi tiết chọn lọc, đặc biệt là sự sáng tạo các yếu tố li kì, Nguyễn Dữ đã biến một truyện cổ thành truyềnkì hấp dẫn Truyện không chỉ thể hiện bút pháp kì tài, độc đáo của tác giả mà còn mang giá trị nhân đạovà hiện thực sâu sắc

b Phân tích: Truyện như một bức tranh thu nhỏ về xã hội Việt Nam thế kỉ XVI mà trước hết

nó là lời tố cáo đanh thép, mạnh mẽ xã hội ấy

*LĐ1: Tố cáo chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gây ra bao nỗi thống khổ cho người dân vô tội

- Trương Sinh bị bắt đi lính, chàng phải rời xa mái ấm gia đình, phải đối diện với gian lao, nguy hiểm

và chết chóc Do đi lính nên đã không làm tròn bổn phận của người con, người chồng, người cha Cũngvì xa nhà nên mới dẫn đến chuyện hiểu lầm nên đã đẩy người vợ trẻ đến cái chết oan nghiệt

- Bé Đản: Gặp nhiều bất hạnh, khi vừa sinh ra đã không biết mặt cha, không có được niềm vui bình dị

như bao đứa trẻ khác Bé chưa từng được cha ôm ấp, vỗ về không được hưởng sự chăm sóc từ tình phụ

tử nên nhầm tưởng "cái bóng" là cha của mình, gây ra cái chết oan nghiệt cho người mẹ đức hạnh để

nó mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ

- Bà mẹ: Con trai đi lính, bà mẹ vì quá lo lắng cho con nên sinh bệnh, ốm và mất Đến khi từ giã cuộc

đời bà cũng không được gặp đứa con trai yêu quý duy nhất của mình Có lẽ người mẹ già ấy dù đã sangthế giới bên kia vẫn không yên lòng, không thể nhăm mắt vì lo lắng cho đứa con của mình

- Vũ Nương: Nàng là nạn nhân đau khổ nhất, bất hạnh nhất của chiến tranh Tuy “xum họp gia đình

chưa thoả tình chăn gối” đã phải "chia phôi vì động cảnh lửa binh” Chiến tranh đã khiến người phụ nữ phơi phới tuổi xuân ấy phải chịu cảnh “ chiếc bóng năm canh” nàng còn phải sống trong nỗi cô đơn vò võ, trong sự khắc khoải đợi chờ, trong niềm hi vọng mong manh Không những thế, nàng còn

sống vô cùng vất vả Một mình nàng phải nuôi mẹ già và trông con nhỏ, quán xuyến công việc gia đình Sự vất vả cùng nỗi mỏi mòn trong chờ đợi đã bào mòn tuổi thanh xuân của VN

- Hậu quả của chiến tranh còn là hạnh phúc gia đình tan vỡ, còn cướp đi cả mạng sống của con người Do TS phải xa nhà nên mới dẫn đến sự hiểu lầm Kết cục, một Vũ Nương đức hạnh thủy chung lại bị nghi ngờ là thất tiết, bị mắng nhiếc đánh đập rồi đuổi ra khỏi nhà Cuối cùng nàng phải chọn cái chết đểminh oan

-> Có thể nói chiến tranh đã kéo tất cả mọi người vào cuộc Và tất cả họ đều chịu một kết cục bi thảm Chiến tranh đã khiến gia đình li tán, mẹ xa con, vợ lìa chồng, hạnh phúc tan vỡ, người dân mất đi cả sự quý giá nhất: cuộc sống Như vậy, viết về những đau khổ mà chiến tranh gây ra, Nguyễn Dữ đã lên án chiến tranh và bày tỏ khát vọng chính đáng của người dân: được sống trong yên bình, không có loạn binh đao

Trang 10

*LĐ2: Tố cáo xã hội phong kiến với chế độ nam quyền và luật lệ ngặt nghèo hà khắc

+ Tố cáo xã hội PK với chế độ nam quyền:- Chiến tranh phong kiến đã gây bao cảnh núi xương sông máu cho bao gia đình vô tội thì xã hội phongkiến lại tiếp tay để dìm họ xuống sâu hơn nữa trong vũng bùn đau khổ Chính xã hội với chế độ nam quyền đã cướp đi của Vũ Nương nói riêng và những người phụ nữ nói chung, quyền yêu, quyền sống, quyền định đoạt số phận

- Cũng giống bao người phụ nữ khác, Vũ Nương là nạn nhân của chế độ nam quyền, của sự phân biệt giàu – nghèo Biết nàng “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” cho nên Trương Sinh mến vì dung hạnh nói với mẹ xin trăm lạng vàng cưới về Đây là một cuộc hôn nhân có sự sắp đặt mang tính chất mua bán Sự sắp đặt của con nhà giàu, lắm tiền nhiều của, muốn gì được nấy Cuộc hôn nhân có sựcách bức giàu nghèo đã khiến Vũ Nương luôn luôn mặc cảm “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu” Dù Vũ Nương có luôn giữ gìn khuôn phép thì cuộc sống vợ chồng ấy vẫn tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ và sau này cũng là cái thế để Trương Sinh độc đoán, gia trưởng, đối xử với vợ một cách vũ phu,thô bạo

- Hơn thế nữa, chính xã hội ấy đã phép người đàn ông được quyền coi thường, rẻ rúng, nghi ngờ và đối xử thô bạo với người phụ nữ? Thương nhớ chồng là thế, lại bị chồng ruồng rẫy, gạt bỏ Giữ gìn khuôn phép, rất mực thủy chung lại bị coi là thất tiết, chịu tiếng nhuốc nhơ…Nàng không hiểu vì sao bị đối xửbất công, bị mắng nhiếc và đuổi đi, không có quyền được tự bảo vệ ngay cả khi có họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho Có thể nói TS là sản phẩm, là con đẻ của xã hội phong kiến mục nát ấy.+ Tố cáo xã hội pk với quan niệm ngặt nghèo hà

- Đồng thời XHPK với quan niệm nghèo ngặt hà khắc với người phụ nữ trói buộc họ với "tam tòng tứ đức" đã biến họ thành nô lệ cho người đàn ông trong gia đình Vì vậy họ không tìm được tiếng nói của mình Họ không thể thanh minh ngay cả khi bị oan Hơn nữa XHPK không cho phép người phụ nữ có cơ hội sửa chữa lỗi lầm nên đẩy người phụ nữ đức hạnh đến cái chết oan ức

-> Nếu TS và sự ghen tuông mù quáng, hành động vô học đã trực tiếp đẩy VN đến cái chết thì chiến tranh và xã hội phong kiến với chế độ nam quyền và những quan niệm ngặt nghèo là nguyên nhân chính và nguyên nhân sâu xa đã khiến cho người phụ nữ đức hạnh ấy phải chịu một kết cục bi thảm

3 Kết bài: “ Chuyện người con gái Nam Xương” có giá trị hiện thực tố cáo sâu sắc Nghĩ về Vũ

Nương và biết bao thân phận người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến được phản ánh trong các tác phẩm văn học cổ, chúng ta càng thấy rõ giá trị cuộc sống của những người phụ nữ Việt Nam trong một xã hội tốt đẹp hôm nay Họ đang vươn lên làm chủ cuộc đời, sống bình đẳng, hạnh phúc với chồng con và được đề cao nhân phẩm trong xã hộ, xã hội của thời đại mới

………

Đề 3: Giá trị nhân đạo của "Chuyện người con gái Nam Xương"

- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận con ngườitrở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngàycàng phát triển phong phú và sâu sắc

- Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong số đó Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì,“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhânvăn của Nguyễn Dữ

1 Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình dân ( Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương)

Trang 11

- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của tưtưởng nhân văn Nguyễn Dữ.

- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na Đối với chồngrất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ dưỡng;đói với con rất mực yêu thương

- Là người phụ nữ thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp- Khéo cư xử, đằm thằm thiết tha với chồng - Đảm đang tháo vát, biết vun vén cho gia đình.- Là người con dâu hiếu thảo

- Là người mẹ hiền thương con- Là người vợ thủy chung, tiết hạnh - Trọng tình nghĩa, nhân hậu, vị tha

Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn

Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người

2 Đồng cảm với khát vọng chính đáng của con người.

- Khát vọng một cuộc sống gia đình bình dị, không có chiến tranh ( qua lời dặn dò của người mẹ và người vợ khi tiễn con, tiễn chồng ra trận)

3 Đồng cảm với đau khổ của con người Lên án cái ác, cái xấu chà đạp lên c/s của con người.

- Chiến tranh phong kiến đã đẩy bao người dân vô tội vào kết cục bi thảm ( phân tích ngắn gọn hậu quảmà chiến tranh để lại cho con người: TS, bà mẹ, bé Đản, người dân)

- Xã hội phong kiến nam quyền đã cướp đi của người phụ nữ quyền yêu, quyền sống, quyền định đoạt

số phận ( tham khảo phần Giá trị hiện thực)

- Đặc biệt trong đó, Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trướcbi kịch cuộc đời của nàng bấy nhiêu Có thể thấy ND đã đồng cảm với những đau khổ của nàng.+ Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵvun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất vuvơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ)

+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi

oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn

không động lòng.+ Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan khuất

=> Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.

Không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm, ngòi bút của ND đã đi đến tận cùng để len án cái ác Cái xấu chà đạp lên c/s con người Đó chính là xã hội pk vưới chiến tranh phi nghĩa và chế độ nam quyền.

- XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công.Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu

- Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cướiVũ Nương) Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người

 Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông,XHPKVN thế kỉ XVI

Trang 12

4 Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng cao đẹp như nàng đã chết oan khuất

- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, Nguyễn Dữ đã tạo cho câu chuyện một kết thúc có hậuVũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung, được trở về để rửa sạch nỗi oan giữa thanhthiên bạch nhật, với vẻ đẹp còn lộng lẫy hơn xưa

- Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực: nàng vẫn khát vọng hạnh phúc

trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân gian được nữa”.

- Kết thúc có hậu đã an ủi được người đọc nhưng chúng ta vẫn đau xót khi nhận ra rằng: hạnhphúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn, gia đình tan vỡ, không gì hàn gắn được

C- Kết bài:

- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn Truyện tiêu

biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độphong kiến

- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc

………

* Đề 4: Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý

kiến cho rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo”.

Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên

GỢI Ý 1 Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kết thúc truyện đã thỏa mãn được trí tò mò của người đọc Có thể thấy đây là một kết thúc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” Nhận xét về cách kết thúc của tác phẩm, có ý kiến đã cho rằng: ( Viết lại ý

kiến)

2 Thân bài: a Tóm lược về kết thúc tác phẩm: Sau khi nhảy xuông sông tự tử, nàng đã được các nàng tiên cứu

sống đưa xuống thủy cung Ở đó nàng được sống sung sướng Nàng đã gặp Phan Lang Khi PL trở vềdương thế, nàng đã gửi hoa vàng làm tin và dặn TS, nếu còn chút tình xưa nghĩa cũ, hãy lập đàn giảioan cho nàng ở bến Hoàng Giang Nàng đã trở về trong rực rỡ cờ tán, vòng lọng, thoáng ẩn, thoánghiện cảm tạ chồng rối biến mất

b Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên: - Như vậy, cùng một kết thúc nhưng có nhiều ý kiến khác nhau Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ :

* Khi nhận xét “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc đời” cũng hoàn toàn chính xác Bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo,

nhân văn của tác phẩm: người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minhoan, được trả lại thanh danh và phẩm giá Vũ Nương xinh đẹp đức hạnh cuối cũng được minh oan,được trả lại danh dự, được sống sung sướng Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu củatruyện cổ tích

Trang 13

*Khi nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý

kiến đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm Tuy truyện kết thúc có hậu, VN được

được sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về rự rỡ lung linh của nàng thể hiện ước mơ của con người về sự công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này Bởi sự trở về và ước mơ hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc ở một thế giới không hiện hữu Sương khói kì ảo tan đi chỉ còn lại sự thực cay đắng, nghiệt ngã, phũ phàng Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ VN không trở lại được trần gian Nàng mãi mãi không thực hiện được khát vọng bình dị được “ vui thú vui nghi gia nghi thất”, mất đi thiên chức làm vợ, làm mẹ Trên bờ, chồng và con đứng đấy trong sự trống vắng và hối hận TS suốt đời sống cảnh gà trống nuôi con trong ân hận, day dứt Bé Đản mãi mãi là đứa trẻ mồ côi thiếu vắng tình mẹ…-> Tính bi kịch thể hiện rõ nét ngay trong cái kết lung linh kì ảo

+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việckhám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề

c Mở rộng và nâng cao vấn đề + Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác

phẩm + Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra nhữngdụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ýkiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề

+ Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.

+ Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra tráchnhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học

3 Kết bài: Kđ giá trị tác phẩm và cách kết thúc độc đáo.

………

* Đề 5: Phân tích số phận của người phu nữ trong “ Chuyện người con gái Nam Xương”

( Tham khảo, mở rộng phần số phận của Vũ Nương)

Trang 14

Hoµng Lª NhÊt thèng chÝ

-Ng« gia v¨n

Ph¸i-1 Tác giả:

- Ngô gia văn Phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai nay thuộc huyện Thanh Oai,

tỉnh Hà Tây Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du làm quan thời Lê Chiêu Thống - Ngô Thì Chí ( 1753 – 1788) là em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống Ông tuyệt đối trungthành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Thống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn dẹploạn Sau đó Lê Chiêu Thống cử ông đi Lạng Sơn chiêu tập kẻ lưu vong chống lại TS, nhưng trên đường đi bị mấtở Gia Định – Bác Ninh Nhiều người nói ông viết 7 hồi đầu của tác phẩm

- Ngô Thì Du ( 1772 – 1840), là anh em, chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt gì Dưới triềuTây Sơn ông vẫn ở vùng Kinh Bảng Thời Nguyễn ra làm quan Ông là người viết 7 hồi tiếp theo

2.Tác phẩm : a Thể loại: Là tiểu thuyết lịch sử nhưng viết theo lối chương hồi ( Thể loại tự sự của văn học TQ) b Nội dung: Tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội pk VN

khoảng 30 năm cuối thế kì XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XĨ Đó là giai đoạn mà các tập đoàn pk rơi vào sự thốinát cực độ, sự tranh giành quyền lực của các phe phái diễn ra quyết liệt, dữ dội dẫn đến cuộc khởi nghĩa như bãotáp của PT Tây Sơn

Chủ đề: (Hồi thứ 14) Phản ánh chân thực vẻ đẹp của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với lòng yêu nước,

quả cảm, tài trí, nhân cách cao đẹp Sự hèn nhát, thần phục ngoại bang một cách nhục nhã của quân tướng nhàThanh và vua tôi nhà Lê

* Đề 1: Phân tích hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ.

Gợi ý

a/ Mở bài: “Hoàng Lê nhất thống chí” là tiểu thuyết viết về những sự kiện lịch sử mà nhân vật chính là vua

Quang Trung (Nguyễn Huệ) Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh.Với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng, Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt

Nam Có thể nói “ Hồi thứ mười bốn” đã phản ánh khá chân thực chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, Càng

đọc, chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải Sơn Tây ấy

b Thân bài:

a Khái quát: Trong “ Hồi thứ mười bốn”, hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ chân thực và đẹp như

vốn có trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc

b Phân tích – chứng minh: * LĐ1: Tính tình ngay thắng, cương trực, yêu nước nồng nàn, căm thù giặc và biết nghe theo lẽ phải Hành động mạnh mẽ, quyết đoán

- Khi nghe tin quân Thanh đã chiếm đóng Thăng Long và phần lớn Bắc Hà -> Ông “ không hề nao núng” - Định thân chinh cầm quân đi ngay

- Nghe theo lời khuyên của tướng sĩ nên dừng lại.- Trong vòng một tháng ( 24/ 11- 25/ 12) làm được rất nhiều việc lớn:

+ Chế ra áo cổn, mũ miện, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng Đế

Trang 15

+ “ Đốc xuất đại binh” ra Bắc+ Gặp “người cống sĩ ở La Sơn”.+ Tuyển mộ binh lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An+ Phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế hoạch hành quân và kế hoạch đối phó víi nhà Thanh sau chiến thắng.

LĐ2: * Trí tuệ sáng suốt, sâu xa nhạy bén.

* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta: ( được thể hiện rất rõ qua lời phủ dụ của quân lính ở

Nghệ An) : + Khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, làm trái đạo trời của giặc

phương Bắc Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”.

+ Nêu bật dã tâm của giặc Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.

+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dướiquyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngànxưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…

+ Kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”, và ra kỉ luật nghiêm.- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòngđổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người cólương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu nhưviệc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”

* Sáng suốt trong việc xét đoán dùng người.

- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút

quân của hai vị tướng giỏi này Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không

địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lựclượng Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen

- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân

rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủquan Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao

=> Quang Trung đã phân tích thấu tình đạt lí những cái tội và không tội, những cái mất và cái được, nêu rõ việccủa từng người Điều này chứng tỏ ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người,đúng việc, khiến tất cả quân tướng nể phục

*LĐ3:* Tầm nhìn xa trông rộng:

- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng

cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.

- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoàbình Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó

Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.

- Ông cho khao quân ăn Tết sớm, và hẹn sẽ chiếm lại Thăng Long vào ngày mồng 7 năm mới Và trong thực tếsau, chiến thắng đã đến sớm hơn cả ngày hẹn

*LĐ 4: Tài dụng binh như thần

- Ngày 25 tháng hạp bắt đầu xuất quân ở Phú (Huế) thì ngay 29 đã tới Nghệ An - Tại Nghệ An, vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn nhưng chỉ thực hiện trong một ngày - Hôm sau tiến quân ra Tam Điệp, hợp quân, ra kế hoạc chiến đấu

- Đêm 30 tháng chạp lên đường, tiến ra Thăng Long, vừa hành quân, vừa đánh giặc để chiến thắng chỉ trong 5ngày( vượt kế hoạch 2 ngày)

Trang 16

- Hành quân xa liên tục với quy mô rất lớn mà cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, chiến đấu nhịp nhàng, hiệu quả, trongkhi đó có đến một vạn quân mới tuyển trước đó vài ngày.

* Sáng suốt trong việc tổ chức các trận đánh Mỗi trận vua QT cho sử dụng một chiến thuật khác nhau nhưng đềugiành thắng lợi rực rỡ

- Ở Phú Xuyên: Bắt sống hết quân do thám -> Đảm bảo hoàn toàn bí mật, quân Thanh không hề biết quân Tây Sơđã ra Bắc

- Trận Hà Hồi: Nửa đêm gọi loa kêu hàng, quân lính thay phiên dạ ran -> Quân giặc hoảng sợ hạ khí giới xin hàng_> Quân TS chiếm được HH không mất một mũi tên, một viên đạn

- Trận Ngọc Hồi: Dùng chiến thuật đánh giáp lá cà Cho quân lính dùng ván ghép phủ rơm dấp nước làm mộc, cứhai mươi người khiêng một bức nhất tề xông lến - > Đến nơi quẳng ván nhất tề dùng dao chém giặc

- Dùng chiến thuật nghi binh ( Đê Yên Duyên) chiến thuật voi giày ( Đầm mực)

* Hình ảnh vua Quang Trung lẫm liệt trong chiến trận

- Thân chinh cầm quân với tư cách tổng chỉ huy chiến dịch thực sự hoạch đính phương lược tiến đánh, tổ chứcquân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên đạn, bày mưu tính kế,

- Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, trong cảnh “ khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật lên hình ảnhnhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” Hình ảnh ấy thật đẹp, thật lẫm liệt

=> Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tàidùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại

c Đánh giá nâng cao: ( Dùng cho kết bài)

- QT xứng đáng kì bậc kì tài, bậc anh hùng xuất chúng.- Thái độ của tác giả: Tôn trọng l/s Khâm phục QT -> Vượt qua định kiến để miêu tả vua QT đẹp như vốn có

Bài tham khảo

Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái

Đề bài : Hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung hiện lên thật cao đệp trong hồi thứ mười

bốn của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí Đó là một con người có khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốtvà tài thao lược hơn người

Em hãy làm rõ điều đó qua việc phân tích trích đoạn Hoàng Lê nhất thống chí được in trong sách Ngữ

văn 9.

I MỞ BÀI

Trong nền văn học cổ Việt Nam, tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được coi là một cuốn tiểu thuyếttiêu biểu viết bằng chữ Hán của Ngô gia văn phái Tác phẩm là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hộiphong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX Mười bảy hồi của tácphẩm đã ghi lại cuộc sống thối nát của vua quan triều Lê - Trịnh và phong trào phát triển của phong tràoTây Sơn với hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ đánh thắng thù trong giặc ngoài

Hồi thứ 14 của tác phẩm đã kể lại lần thứ 3 ra Bắc của Nguyễn huệ với chiến công thần kỳ vào bậcnhất trong lịch sử đại phá 20 vạn quân Thanh chỉ trong 10 ngày và ở đây, hình tượng người anh hùng áo vảiQuang Trung với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người mãi mãi là hình ảnh đẹp

trong những trang lịch sử chói ngời của dân tộc

II THÂN BÀI 1 Trước hết ở Quang Trung là hình ảnh vị hoàng đế có trí tuệ sáng suốt, có hành động mạnh mẽ quyết đoán.

- Sự sáng suốt của Nguyễn Huệ chính là ở việc nhận định tình hình và quyết định lên ngôi hoàng đế:+ Khi 20 vạn quân Thanh tràn vào đất Bắc Hà chiếm giữ kinh thành Thăng Long thì lúc đó Nguyễn

Huệ mới chỉ là Bắc Bình Vương đang ở Phú Xuân Nhận được tin cấp báo Nguyễn Huệ đã định “thân chinh cầm quân đi ngay” song trước lời bàn của các tướng sĩ, ông đã nhận thấy rằng cần phải lên ngôi

hoàng đế, chính vị niên hiệu rồi mới đàng hoàng xuất quân Ở cương vị của Nguyễn Huệ, việc tiếp thu lờibàn của các tướng sĩ, biết lắng nghe và thực thi những điều ngoài ý định của mình, đó chính là một sự sángsuốt, sự sáng suốt của vị chỉ huy biết làm gì để đem đến những lợi chung cho sự nghiệp Cho nên chỉ trong

Trang 17

một ngày Nguyễn Huệ đã làm xong 2 việc lớn: lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và cũng ngày25 tháng Chạp, Mậu Thân, đã kịp thời hạ lệnh xuất quân Việc lên ngôi trong tình thế cấp bách ấy đủ đểthấy sự sáng suốt trong trái tim của con người luôn biết vì đất nước.

+ Quang Trung còn là người mưu lược sáng suốt khi nhận định tình hình của giặc, của ta Ta hãy

nghe Quang Trung dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ra Bắc: “trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng …” Và để khích lệ lòng yêu nước của tướng sĩ, để nêu bật chính nghĩa của ta và sự phi

Trang 18

Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái

nghĩa của địch, ông đã dẫn ra một hệ thống song hành liên tục: cứ một triều đại phong kiến phư ng Bắc thì

đi liền với một nhân vật kiệt xuất, tiêu biểu phương Nam Rồi để giúp tướng sĩ nhận ra chân tướng “Phù Lê

diệt Trịnh” của Tôn Sĩ Nghị, nhận ra dã tâm, bản chất xâm lược của quân Thanh Ông khéo léo khích lệ

tướng sĩ khi ngợi ca truyền thống đánh giặc của tổ tiên để từ đó mà kêu gọi tướng sĩ “những kẻ c ó lương tri,

lương năng hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng nên công lớn” Lời lẽ phân tích của

đấng minhquân thật rõ ràng, lập luật thật chặt chẽ khiến ta nhớ tới “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn và nhớ tới

“Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt Có thể nói Quang Trung thật sáng suốt khi nhậns thấy rõ bản chất

của kẻ thù và cũng rất sáng suốt khi khơi gợi lòng yêu nước cho nên quân lính nhất nhất “xi n vâng lệnh

ếp Ngô ThìNhậm hỗ trợ cho họ Hiểu rõ tướng lĩnh của mình, Quang Trung không phạt họ mà trái lại họ còn an ủi

động viên họ “biết lo xa biết làm cho kẻ địch chủ quan kiêu ngạo” Cách hiểu người, dùng ngư

ời đến mứctri âm tri kỷ mà sáng suốt như thế chỉ có ở Quang Trung Nhờ có sự sáng suốt am hiểu bề tôi tường tận, ân

uy đúng mực như vậy bậc anh quân đó đã tập hợp, tổ chức được lực lượng giống như Lê Lợi xưa kia:

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới Tướng sĩ một lòng phu tử, hoà nước song chén rượu ngọt ngào”

- Ở Quang Trung ta còn thấy một sự sáng suốt thật đáng quý, đó là tầm nhìn xa trông rộng Cho dù

quân Thanh đang đóng gần hết đất Bắc Hà nhưng nhờ sự sáng suốt tự tin, mưu lược tiến đánh đã

sẵn “mười ngày đánh đuổi người Thanh” Nhưng đó không phải là cái đích lớn mà đích lớn Quang Trung t

ính đến đó

là “khéo lời lẽ để dẹp yên binh đao” cho nên Nguyễn Huệ đã sáng suốt chọn Ngô Thì Nhậm và

o việc giaodịch với nhà Thanh sau này Nhưng tầm nhìn của ông còn xa hơn nữa Ngay cả khi ngồi trên lưng voi trước

trận đánh, Quang Trung đã chuẩn bị kế hoạch cho mười năm sau, quả là một nhà chính trị văn hoá, một

đấng minh quân, một người anh hùng tài trí có tầm nhìn chiến lược sâu sắc biết bao.* Qua việc phân tích tình hình ta, địch, qua việc chuẩn bị kế hoạch 10 năm xây dựng Đại Việt ta có

Trang 19

thể khẳng định Quang Trung là con người có tài trí sáng suốt Đó là điều cần thiết ở một đấng minh quân

mà không phải ai cũng có được

2 Dưới ngòi bút của tác giả Ngô gia văn phái, nhân vật người anh hùng áo vải còn m ang vẻ

đẹp của vị tướng có tài thao lược hơn người.

Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô gia văn phái

+ Tài thao lược của Nguyễn Huệ ở đoạn trích hồi thứ 14 đó là sự nhanh nhẹn của một nhà quân sự,

một bậc kỳ tài trong việc dùng binh Dưới sự sáng suốt trong việc chỉ huy của Quang Trung, đội quân của

ông đã lớn mạnh không ngừng Sáng suốt trong việc nhận định tình hình của giặc để rồi chớp lấy thời cơ, tổ

chức chiến dịch thần tốc có một không hai trong lịch sử Nghệ thuật cầm quân và tài năng quân sự, tài thao

lược của Quang Trung chính là ở phương diện thần tốc bất ngờ.+ Tài thao lược của Quang Trung thể hiện ở phương diện chỉ huy thần tốc mà cho đến nay chúng ta

vẫn chưa hết ngạc nhiên: tại sao Nguyễn Huệ có thể vượt qua quãng đường từ Phú Xuân đến Thăng Long

chóng vánh, hơn bốn trăm dặm mét trong bốn ngày, một tốc độ di chuyển quân thần tốc và cũng một tốc độ

tuyển quân thần kỳ: cứ 3 suất đinh thì lấy 1 Rồi lạ chỉ trong một ngày 30 Tết mà có thể tổ chức được cho

quân lính ăn Tết rồi kịp ban bố lời dụ về chủ quyền đất nước Đó cũng là một ngày đủ để chia thành 5 đoạ

quân tiến về Thăng Long rồi dám dự tính đánh tan quân Thanh vào ngày 7 tháng giêng Tất cả những công

việc to lớn ấy chỉ diễn ra trong thời gian tính bằng ngày Không phải là một bậc kỳ tài thì không thể làm

nổi, đó chính là điều kỳ diệu của Quang Trung.+ Tài thao lược của Quang Trung còn thể hiện rõ khi chọn cách đánh bất ngờ, biết giặc kiêu căng

khinh suất là tổ chức đánh ngay, biết chọn tướng chỉ huy, hoạch định hướng tiến công, phối hợp giữa các

cánh quân Kết quả tài thao lược được thể hiện rõ ở đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi khiến quân Thanh không kịp trở

tay Cách đánh bất ngờ thần tốc táo bạo đến mức khi quân Tây Sơn kéo vào thành Thăng Long, Tôn Sĩ

Nghị không hề được tin cấp báo Vì vậy quân tướng nhà Thanh nhìn thấy quân Tây Sơn như nhìn thấy

“tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên” Sự thảm bại của quân Thanh là kết quả

tất yếu (sosánh với Bình ngô đại cáo)

“Thành Đan Xá thây chết đầy núi ….”

 Quang Trung cùng với đội quân của mình đánh dấu thêm mốc son chói lọi trong những trang lịch

sử hào hùng của dân tộc

3 Hình ảnh Quang Trung – khí phách hào hùng lẫm liệt.

Quang Trung cưỡi voi chỉ huy chiến dịch thần tốc nhưng phong thái ung dung tỉnh táo khác thường

Quang Trung đã tự tin khẳng định 10 ngày đánh đuổi quân Thanh thể hiện trí tuệm sáng suốt, b

Trang 20

trong mọi tình thế Chính phong thái ung dung tự tin của con người có tài thao lược đã tô đậm vẻ đẹp khí

phách hào hùng.Dưới những trang văn hào hùng mang tính sử thi của đoạn trích, ta như nhìn thấy hình ảnh Quang

Trung khoác áo bào đỏ cưỡi trên lưng voi chỉ huy 1 đội quân dàn trận chữ “Nhất” tiến vào Thăng Long

Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến

- Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã có nhiều ông vua từng thân chinh cầm quân đánh giặc nhưng

vừa nắm quyền chỉ huy, vừa quyết đoán phương lược, vừa đốc xuất chiến dịch và đi với một mũi tiến công

xông pha nơi hòn tên mũi đạn thì chỉ có một Quang Trung Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai, trong

khói toả mù trời của súng đạn, Quang Trung với khí phách lẫm liệt, hào hùng đã khắc tạo một hình tượng

đẹp trong chiến trận Hình ảnh ấy đã được sử sách còn ghi lại “ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu”

tấm áo bào đỏ của quang Trung sạm đen khói súng Quang Trung đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ về

người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong văn học cổ Việt Nam, trở thành một tượng đài bất

hủ trong văn học cổ dân tộc.- Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã

không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của vua

Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc Họ là những người tôn trọng sự thực lịch sử và có ý

thức dân tộc bởi thế họ viết thực và hay về người anh hùng dân tộc Quang Trung

Ngô Ngọc Du một nhà thơ đương thời:

“Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng Quân vua một giận oai bốn phương Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới Như trên trời xuống ai dám đương

* Đề 2: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?

Trang 21

1 Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.

- Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:

+ Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự,

không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.+ Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao Dù

được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.

- Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người khôngkịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ ai nấy đều rụng rời, sợ hãi , xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết ”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa” Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “ đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.

* Nghệ thuật: kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với

nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù Ngòi bút miêu tả khách quan nhưngvẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợicủa Sơn Tây

2 Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân

- Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đemvận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục củakẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung sốphận bi thảm của kẻ vọng quốc

- Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “ đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn” May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn Đuổi kịp Tôn

Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến TrungQuốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đấtkhách quê người

Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh Ngòi bút đậm chút xót

thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê

So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

- Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:

- Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp”, “tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách

quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại củalũ cướp nước

- Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắtthương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh

tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót Là những cựu thần

của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mìnhtừng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi

Câu hỏi: Tại sao các tác giả Ngô gia văn phái làm quan và trung thành với nhà Lê lại có thể khắc họa chân dung Nguyễn Huệ đẹp như vậy?

- Là người ghi chép sử nên tôn trọng lịch sử

Trang 22

- Không đồng tình với việc làm của nhà Lê.

………

TRUYỆN KIỀU – NGUYỄN DU I Tác giả:

* Thời đại: - Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến VN bước

vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, khởi nghĩa Tây Sơn "một phen thay đổi sơn hà" Tây Sơn thất bại,

chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập Những thay đổi lớn lao của lịch sử đã tác động sâu sắc tới tình cảm và nhận thức của Nguyễn Du khiến ông hướng ngòi bút vào hiện thực

* Gia đình:

- Sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới triều Lê - Trịnh Nhưng cuộc sống "êm đềm tướng rủ mang che" với Nguyễn Du không được bao lâu

* Bản thân:

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820.- Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.- Nhà thơ mồ côi cha năm 9 tuổi và mồ côi mẹ năm 12 tuổi

- Trưởng thành: + Khi thành Thăng Long bị đốt, tư dinh của Nguyễn Khản cháy, Nguyễn Du đã phải lưu lạc ra đất Bắc (quê vợ ở Thái Bình) nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm (1786-1796)

+ Từ một cậu ấm cao sang, thế gia vọng tộc, từ một viên quan nhỏ đầy lòng hăng hái phải rơi vào tình cảnh sống nhờ, 10 ấy tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơ ngác vừa buồn chán, hoang mang, bi phẫn.+ Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành + Năm 1796, định vào Nam theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi thả.+ Từ năm 1796 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà

+ Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn Ánh mời ông ra làm quan Từchối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn

+ 1802: Làm quan tri huyện Bắc Hà.+ 1805-1808: làm quan ở Kinh Đô Huế.+ 1809: Làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.+ 1813: Thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ, đứng đầu một phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc lầnthứ nhất (1813 - 1814)

+ 1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1802) An táng tại cánh đồng Bàu Đá (Thừa Thiên - Huế)

+ 1824, con trai ông là Nguyễn Ngũ xin nhà vua mang thi hài của ông về an táng tại quê nhà.- Cuộc đời ông chìm nổi, gian truân, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều hạng người Cuộc đời từng trải, vốn sống phong phú, có nhận thức sâu rộng, được coi là một trong 5 người giỏi nhất nước Nam.- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với

những đau khổ của nhân dân Tác giả Mộng Liên Đường trong lời tựa Truyện Kiều đã viết: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía, ngậm ngùi, đau đớn đến dứt ruột Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh cũng hệt, đàm tình đã thiết Nếu không phải con mắt trong thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy”.

Ngày đăng: 26/06/2014, 07:29

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w