IV. Đề Tập làm văn:
c. Đánh giá nâng cao: Chỉ trong 12 câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã ca ngợi và khẳng định một nhan sắc mặn mà, một tài năng hiếm có, một cái tình đằm thắm Tất cả đều đạt đến mức
một nhan sắc mặn mà, một tài năng hiếm có, một cái tình đằm thắm. Tất cả đều đạt đến mức tuyệt mĩ. Tạo hóa đã ban tặng cho nàng quá nhiều mà ở đời vốn có lẽ công bằng, ca dao đã từng nói :
"Một vừa phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen".
Bản thân Nguyễn Du cũng đã từng quan niệm : "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ; Chữ
tài liền với chữ tai một vần". Vậy mà dưới ngòi bút của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Kiều
là sự kết hợp cả sắc – tài – tình. Một lần nữa, chúng ta lại thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ
của Nguyễn Du tuyệt vời đến mức nào. Chỉ với hai chữ “ghen”, “hờn” vậy thôi mà vừa gợi tả
được vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng. Đó là một số phận không yên ổn, lênh đênh chìm nổi trong gió bụi cuộc đời. Ở đây, Nguyễn Du đã lồng sự linh cảm đó trong nét bút tài hoa gợi tả nhan sắc của Kiều. Hình như một số phận bạc bẽo, éo le đã dành sẵn trước cho Thuý Kiều.
- Khẳng định tài năng NT của ND: Đoạn trích đã thể hiện bút pháp nghệ
thuật bậc thầy của ND trong việc khắc họa và xây nhân vật. Vẽ chân dung Thuý Kiều cũng như Thuý Vân, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ, tượng trưng quen thuộc trong thơ Nôm thời Trung đại. Qua đó, chân dung mỗi nhân
vật hiện lên rất sống động, có hồn. Đặc biệt qua mỗi chân dung đó, người đọc
cảm nhận được tính cách và dự cảm số phận nhân vật.
- Đoạn trích còn thể hiện thái độ trận trọng, ca ngợi của ND đối với người phụ nữ trong xã hội. Đó là sự thể hiện một phương diện của giá trị nhân đạo.
Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét: Nguyễn Du khắc hoạ chân dung Thuý
Kiều, Thuý Vân để “thể hiện khuynh hướng tâm lí hoá ngoại hình và hơn thế
nữa khuynh hướng thân phận hoá phẩm cách nhân vật”.