Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều.

Một phần của tài liệu Phân tích Truyện trung đại (Trang 26)

IV. Đề Tập làm văn:

2/ Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý Kiều.

Lời thơ ngắn gọn, súc tích, với phương thức tự sự gói gọn trong 14 chữ nhà thơ đã giới thiệu chúng ta biết đầy đủ thơng tin về hai Kiều. Đó là hai người con gái đầu lịng của gia đình họ Vương. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Cách giới thiệu theo đúng trình tự chị trước, em sau. Việc sử dụng kết hợp các đại từ nhân xưng “ ả, chị, em” với danh từ riêng “Thuý Kiều, Thuý Vân”, giữa từ thuần Việt với từ Hán – Việt khiến cho lời giới thiệu vừa tự nhiên vừa trang trọng. Tuy lời thơ chỉ đơn thuần giới thiệu vị trí, thứ bậc hai cơ gái nhưng đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của hai nàng. Qua hai từ “ tố nga” ta biết đây là hai cô gái đẹp. Nhân vật chưa xuất hiện nhưng vẻ đẹp đã ngời sáng, tỏa rạng như ánh trăng rằm.

Đến câu thơ sau nhà thơ tập trung miêu tả vẻ đẹp chung của hai nàng

“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.

Bằng bút pháp miêu tả qua hai hình ảnh ước lệ, ẩn dụ, thiên tài Nguyễn Du đã phác hoạ vẻ đẹp toàn mĩ trong cốt cách và phẩm hạnh của hai chị em. “ Mai, tuyết” vốn là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời được so sánh với vẻ đẹp của hai nàng, Qua đó ta thấy cả hai Kiều đều có cốt cách yểu điệu, duyên dáng, mềm mại như mai; tâm hồn, phẩm hạnh thanh cao, trắng trong như tuyết. Đó là vẻ đẹp hồn mĩ từ hình thức đến tâm hồn, phẩm giá. Biểu tượng thiên nhiên “ mai”, “tuyết” đã tôn vẻ đẹp của hai chị em lên đến độ tồn bích trong cách nói kiệm lời, cơ đúc của thi sĩ. Từ việc gợi tả khái quát vẻ đẹp chung của hai người con gái, ông đã khẳng định:

“Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”

Với cách ngắt nhịp 4/4, nghệ thuật tiểu đối, cách sử dụng thành ngữ Tiếng Việt (mười phân vẹn mười) và phương thức biểu đạt biểu cảm, tác giả đã khẳng định cả hai đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Lời khen của thi nhân chia đều cho cả Kiều và Vân. Nhưng nét bút lại muốn đậm nhạt “ mỗi người một vẻ”, vì thế, những lời thơ tiếp theo, thi sĩ đã tập trung rọi sáng chân dung của từng người.

2/ Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dung Thuý Vân vàThuý Kiều. Thuý Kiều.

Một phần của tài liệu Phân tích Truyện trung đại (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w