IV. Đề Tập làm văn:
a/ Thuý Vân người con gái phúc hậu, đoan trang:
*Nhan sắc: Bốn câu thơ đầu là bức tranh gợi tả nhan sắc của Thúy Vân. Đó là một trang giai nhân
tuyệt sắc. Khi giới thiệu về thứ bậc trong gia đình, Nguyễn Du đã viết: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”. Lẽ thường bao giờ cũng vậy, đặc biệt trong xã hội phong kiến khi mà mọi lễ nghi phải đúng theo quy tắc. Nhưng ở đây thì khác, tác giả muốn muốn đặt vấn đề đường nét, màu sắc đậm nhạt lên hàng đầu nên đã khơng tn thủ điều này. Vì vậy, nét bút đầu tiên thi sĩ đã dành cho Thuý Vân nét bút khái quát vẻ đẹp của nàng:
“Vân xem trang trọng khác vời”
Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân.Từ Hán Việt “ trang trọng” gợi cảm nhận chung về vẻ đẹp của Thúy Vân. Đó là vẻ đẹp Thuý Vân, đó là vẻ đẹp cao sang, quý phái. Nhưng vẻ đẹp của Vân khác với vẻ đẹp của những cô gái khác. Vẻ “trang trọng” của nàng có
nét riêng. Từ thuần Việt “ khác vời” gợi tả vẻ đẹp vượt lên, trội hẳn và khó lẫn. Từ lời nhận xét chung đó, Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thể hơn.
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang.
Có thể thấy bút pháp ước lệ tượng trưng được sử dụng vô cùng hiệu quả khi gợi tả nhan sắc của Thúy Vân. “Khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ giúp người đọc thấy được Thúy Vân có khn mặt phúc hậu, trịn trịa, tươi sáng như trăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài. Khuôn mặt như đẹp hơn, rạng rỡ và tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười. “ Hoa cười” là hình ảnh có
sức gợi một nụ cười tươi tắn, rạng rỡ như cánh hoa mới nở. Đó khơng chỉ là sự tươi tắn của nụ cười mà cịn là sự tươi tắn của khn mặt, của nhan sắc giai nhân.
Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân cịn bộc lộ trong ngơn ngữ, lời nói của nàng. Mỡi khi Th Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như “ngọc” vậy. Động từ “thốt” thể hiện cách nói năng của nàng rất đúng mực…Điều này phù hợp với tính cách của nhân vật. Vẻ đẹp của Thuý Vân có cái bằng nhưng cũng có cái hơn thiên nhiên, tạo hố:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Nguyễn Du đã dùng nghệ thuật so sánh để làm nổi bật vẻ đẹp của TV. Mái tóc của Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây. Làn da của nàng mịn màng, trắng sáng hơn cả tuyết. Nguyễn Du đã mượn những hình ảnh đẹp đẽ tinh khôi của thiên nhiên đất trời để so sánh với vẻ đẹp của nàng, có cái bằng và có cái hơn. Nhưng vẻ đẹp đó lại tạo nên một sự hồ hợp với thế giới xung quanh. Với vẻ đẹp ấy, thiên nhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường”. Nghệ thuật nhân hố
khiến thiên nhiên như có hình thể và tính cách như con người.
=>Rõ ràng, Thuý Vân đẹp - một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị. Vẻ đẹp viên mãn ấy như lọt giữa đường của cái chân và cái thiện. Đó là vẻ đẹp rất dễ chiếm được cảm tình. Nó trong trẻo như suối đầu nguồn, như trăng đầu tháng. Tất cả ngôn từ như đều muốn làm nổi bật điều này. Nó nhất quán trong phạm trù chuẩn mực, ai cũng chấp nhận, kể cả khuôn phép lễ giáo và sự tuyệt đối của thiên nhiên.
* Tính cách: Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã giúp người đọc cảm nhận được chân dung của
TV. Qua bức chân dung ấy ta cịn thấy được tính cách của nàng. Đó là một cơ gái đoan trang, thùy mị.
* Số phận: Đặc biệt bức chân dung ấy cịn có sức gợi liên tưởng đến số phận của Thúy Vân. Các từ
“ đầy đặn”, “ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn. Nó khơng chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang trong nhan sắc mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng Hai từ “ thua”, “ nhường” khi miêu tả nhan sắc TV được sử dụng rất tinh diệu. Nó vừa đặc tả vẻ đẹp, vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng – một số phận, một cuộc đời bình lặng, êm ả... Nàng sinh ra dường như là để hưởng cuộc sống phong lưu, an nhàn, phú quý.
phận của nhân vật. TV có nhan sắc sang trọng, đoan trang, quý phái, tính cách thùy mị, số phận
phong lưu, an nhàn, suôn sẻ.
Bức chân dung ấy đã phần nào thể hiện được con mắt nhìn người sâu sắc và nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du.