IV. Đề Tập làm văn:
b/ Thuý Kiều một giai nhân tài sắc vẹn toàn:
Mặc dù tả Thuý Vân khá kĩ lưỡng nhưng Nguyễn Du vẫn cịn chỡ dành cho Th Kiều. Cái chỗ ấy chiếm một khoảng không gian không lớn nhưng rất quan trọng. Đến đây, chúng ta mới hiểu rõ vì sao tác giả lại tả cơ em trước, cơ chị sau. Thì ra tả Vân mục đích là làm nổi bật Kiều:
‘Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh, đòn bẩy, nghệ thuật “tả khách hình chủ” (mượn khách để nói chủ, mượn Vân để tả Kiều). Với nghệ thật đó, Thuý Vân trở thành điểm tựa để chân dung Thuý Kiều nổi lên, trội hẳn. Thuý vân đã được tả như một cơ gái đẹp hồn hảo, đằm thắm nhưng chưa đến mức mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo. Vẻ đẹp của Thuý kiều vượt lên trên cái hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt mĩ, tồn bích. Chính phó từ “càng” đã khẳng định điều đó. Kiều khơng chỉ sắc sảo mặn mà trong hình sắc mà cịn sắc sảo về trí tuệ và “ mặn mà” trong tình
cảm, trong tình người. Và chính cái đẹp sắc sảo, mặn mà đó mới là cái đẹp tuyệt đỉnh của người con gái. Một chữ “mặn mà” thật đúng với con người Thuý kiều biết bao!
* Nhan sắc:
Khác với Thuý Vân, khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du không liệt kê, không miêu tả chi tiết, cụ thể. Ngịi bút của ơng chỉ ngưng đọng ở đơi mắt – một đơi mắt hồn mĩ:
“ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
Đôi mắt ấy đẹp như một bức tranh, long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu gợn sóng. Nó khơng chỉ đẹp, có sức cuốn hút mãnh liệt mà nó cịn có tình, ẩn chứa một sự tinh anh
trong tâm hồn và trí truệ. Như vậy, khi miêu tả chân dung Th Kiều, Nguyễn Du khơng chỉ gợi tả
“sắc” mà cịn thể hiện cái “tình” của nàng. Đơi mắt ấy lại ẩn dưới lớp lông mày thanh tú, tươi tắn
như dáng núi mùa xuân. Sự kết hợp tuyệt diệu đó càng làm cho vẻ đẹp của Thuý Kiều thêm hài hoà, kiều diễm hơn nhiều phần. Cũng là nét ngài nhưng thay cho “nét ngài nở nang” là sự mơn mởn của “nét xuân sơn”. Để rồi “sơn” đi với “thuỷ” thật là hữu tình. Những hình ảnh trong trẻo mỹ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng, tiểu đối được sử dụng tuyệt vời như đúc lại vẻ đẹp của giai nhân trong câu thơ sáu chữ để rồi mở rộng hơn, nâng cao hơn vẻ đẹp ấy đến tột đỉnh trong một so sánh khái quát:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- Với Thuý Vân – một người con gái có vẻ đep đoan trang, phúc hậu, có tính chất thung dung điềm đạm, thiên nhiên sẵn sàng “thua” và “ nhường” còn vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa cũng phải “ghen”, liễu cũng phải “ hờn”, hay nói cách khác nhìn vẻ đẹp của Thuý Kiều thiên nhiên, tạo hố nhận ra khuyết điểm của mình, để rồi mặc cảm với chính mình. Từ đó mới nảy sinh thái độ ghen ghét, đố kị. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối được sử dụng một cách tài tình khiến cho tính chất đố kị của thiên nhiên với vẻ đẹp của Kiều càng tăng thêm gấp bội.
- Với việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt và điển cố văn học “Một hai nghiêng nước nghiêng
thành”, Nguyễn Du đã khẳng định: Kiều có một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, trên đời không ai sánh
bằng (Sắc đành địi một – nhan sắc thì chỉ có một mình kiều mà thơi). Nhan sắc của Th Kiều rõ ràng thuộc đẳng cấp khác, ở bên kia của giới hạn thông thường.
* Tài năng: Kiều khơng chỉ đẹp mà cịn là một cơ gái thông minh và rất mực tài hoa. Nguyễn Du đề cao sắc đẹp của Kiều nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp trong ba câu thơ, trong khi đó lại dành tới sáu câu thơ để nói về tài năng của nàng. Phải chăng đó là một dụng ý nghệ thuật của ơng. Nếu như
khi nói về Thuý Vân, nhà thơ chỉ miêu tả nhan sắc thì với Th Kiều ơng lại rất chú trọng đến tài năng . Sáu câu thơ liên tiếp miêu tả tài năng trên mọi phương diện của nàng :
" Thơng minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ắn đứt hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên chương. Một thiên tài bạc mệnh lại càng não nhân”.
Kiều là một cô gái " thơng minh vốn sẵn tính trời", đó là một trí thơng minh thiên bẩm - một quà tặng của tạo hóa. Khơng chỉ thơng minh, Thúy Kiều cịn rất nhiều tài năng. Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tài năng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ” ( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy. Nàng có một tài năng hiếm có, một năng khiếu trời. Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúc nhà” đã nói đã khẳng định tài của Kiều là toàn diện, tài nào cũng tuyệt đỉnh. Đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn: “Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Nàng cịn giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc bạc mệnh ai nghe cũng buồn thảm. Với vẻ đẹp và tài năng ây, nhà thơ đã khẳng định: “ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”
-> Dùng 6 câu thơ để nói về cái tài chính là Nguyễn Du muốn nhấn mạnh thêm
cái sắc đẹp của Thuý Kiều. Đó là vẻ đẹp hồn mĩ, tồn bích.
* Tình: Tả sắc, kể tài là để gợi cái tình. Kiều khơng chỉ có một vẻ đẹp mặn mà, tài năng
thiên bẩm mà cịn có một tâm hồn đa sâu đa cảm. Bởi vậy không ngẫu nhiên mà Nguyễn Du là đặc tả đôi mắt của nàng. Và đôi mắt của Thúy Kiều khơng chỉ đẹp mà đó cịn là một đơi mắt có hồn. Đơi mắt của một con người đa sầu, đa cảm.
- Sự đa cảm của Kiều còn được thể hiện ngay trong khúc " Bạc mệnh" của nàng. Cung đàn mà Kiều sáng tác ấy chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc... Điều đó khơng những chứng tỏ cái “tài” mà cịn thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.