Có mối quan hệ nhân quả giữa 02 sự kiện trên Trang 3 - Hồ sơ yêu cầu điều tra của đại diện ngành sản xuất trong nước tư cách đứng đơn;- Đại diện ngành sản xuất trong nước: i Bên nộp hồ
Trang 1CẦU ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Trang 2MỤC ĐÍCH
1 Ngành sản xuất trong nước đang gặp khó khăn, bị thiệt hại
2 Hàng hóa nhập khẩu có hành vi bán phá giá, nhận trợ cấp, nhập khẩu ồ ạt, lẩn tránh biện pháp PVTM
3 Có mối quan hệ nhân quả giữa 02 sự kiện trên
Ngánh sản xuất trong nước nộp hồ sơ để Chính phủ điều tra, áp dụng biện pháp PVTM với hàng nhập khẩu Bảo vệ sản xuất trong nước
Trang 3- Hồ sơ yêu cầu điều tra của đại diện ngành sản xuất trong nước (tư cách đứng đơn);
- Đại diện ngành sản xuất trong nước:
(i) Bên nộp hồ sơ chiếm 25% tổng sản lượng;
(ii) Bên nộp hồ sơ và Bên ủng hộ phản đối
(tỷ lệ an toàn >50% tổng sản lượng ngành);
- Đại diện ngành sản xuất trong nước KHÔNG được nhập khẩu hang hóa cáo buộc bán phá giá trong thời kỳ điều tra (POI) hoặc KHÔNG vì mục đích thương mại
- Cung cấp bằng chứng:
- Hành vi bán phá giá: từ đâu? Do ai? Mức độ thế nào? Bằng chứng xác thực là gì?
- Về hàng hóa bán phá giá gây ra thiệt hại (1 trong 3):
- Thiệt hại đáng kể
- (hoặc) Đe dọa thiệt hại đáng kể
- (hoặc) Ngăn cản sự hình thành ngành sản xuất trong nước
Trang 4ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CBPG
1 Hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá
2 Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước:
- Thiệt hại đáng kể;
- (hoặc) Đe dọa thiệt hại đáng kể;
- (hoặc) Ngăn cản sự hình thành;
3 Mối quan hệ nhân quả
Quan hệ nhân quả
Trang 5Tham khảo chi tiết tại:
Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại:
1 Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và các giấy tờ, tài liệu có liên quan.
2 Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân đại diện ngành sản xuất trong nước Người đi kiện
b) Thông tin, số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, bao gồm danh sách các tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự; khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự mà các tổ chức, cá nhân nêu trên sản xuất Có đủ tư cách đứng đơn không?
c) Tên, địa chỉ của các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự ủng hộ hoặc phản đối vụ việc Có phải đại diện cho ý chí của cả ngành không hay chỉ đại diện cho lợi ích của 1 nhóm
nhỏ?
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; quy trình sản xuất; mục đích sử dụng chính; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
Làm rõ xem hang hóa muốn ngăn chặn là hàng hóa nào? (ĐẶC BIỆT QUAN TRỌNG)
Trang 6CHUẨN BỊ HỒ SƠ
2 Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá gồm các nội dung sau đây:
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; Hàng hóa muốn ngăn chặn có cạnh tranh với Người đi kiện không, với ngành không?
e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm d khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ; Diễn biến tăng giảm nhập khẩu như thế nào > Tác động về lượng, giá.
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm
đ khoản này trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn
12 tháng; Có ngành chưa, ngành hoạt động như thế nào?
h) Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa được mô tả theo quy định tại điểm d khoản này; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá; Đánh giá mức độ bán phá giá?
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước; Đánh giá mức độ thiệt hại
k) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản d điểm này và thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước; Đánh giá mối quan hệ nhân quả
l) Thông tin về nước xuất khẩu hoặc xuất xứ của hàng hóa bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, bao gồm danh sách cụ thể của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và các nhà nhập khẩu; Xác định đối tượng, mục tiêu cho CQĐT xác minh và áp thuế (nếu có).
m) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng Mức độ, kỳ vọng ngăn chặn đến đâu, bao nhiêu là đủ bù đắp
Trang 7a) Thông tin cơ bản các doanh nghiệp đại diện
Trang 8CHUẨN BỊ HỒ SƠ
Xác định thời kỳ cung cấp thông tin, VD:
POI: từ 01/07/2019 đến 30/06/2020;
POI-1: từ 01/07/2018 đến 30/06/2019;
POI-2: từ 01/07/2017 đến 30/06/2018
POI-3: từ 01/07/2016 đến 30/06/2016
Một vụ việc thông thường có thời kỳ cung cấp thông tin ít nhất là 3 năm, trong
đó POI cho xác định biên độ bán phá giá là 01 năm gần nhất, POI cho xác định thiệt hại là 3 – 4 năm (bao gồm cả năm POI xác định biên độ bán phá giá)
Trang 9b) Số liệu, chứng cứ để xác định đại diện ngành sản xuất trong nước, gồm: danh sách doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự kèm lượng sản xuất (trong 12 tháng)
c) Thông tin các doanh nghiệp ủng hộ hoặc phản đối
Trang 10CHUẨN BỊ HỒ SƠ
d) Thông tin mô tả về hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá
đ) Thông tin mô tả về hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước
Trang 11e) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa nhập khẩu trong thời kỳ
12 tháng trước khi nộp Hồ sơ;
g) Thông tin về khối lượng, số lượng và trị giá hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ 12 tháng trước khi nộp Hồ sơ, trừ trường hợp ngành sản xuất trong nước hoạt động ít hơn 12 tháng;
h) Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu; biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu*
Nguồn số liệu chính thống: Số liệu hải quan, Số liệu hiệp hội, số liệu báo cáo khác…
Trang 12CHUẨN BỊ HỒ SƠ
i) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành ngành sản xuất trong nước;
Bao gồm:
i.1 Lượng nhập khẩu tăng tuyệt đối hoặc tăng tương đối so với lượng sản xuất trong nước hoặc lượng tiêu dùng
Nguồn số liệu chính thống: Số liệu hải quan, Số liệu hiệp hội, số liệu báo cáo khác…
Trang 13i.2 Tác động ép giá, kìm giá của hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào Việt Nam
đối với giá bán của hàng hóa tương tự sản xuất trong nước;
Xác định giá nhập khẩu trung bình (giá CIF + chi phí nhập khẩu)
Ép giá: ngành sản xuất trong nước phải giảm giá bán để ứng phó với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phá giá tại thị trường trong nước
(So sánh giá nhập khẩu trung bình và giá bán trung bình trong nước)
Kìm giá: hàng nhập khẩu phá giá ngăn cản việc tăng giá của hàng sản xuất trong nước mà đáng lẽ đã phải xảy ra
(So sánh giá bán trung bình trong nước và chi phí sản xuất/chi phí nguyên liệu chính/giá vốn hàng bán trên đơn vị)
Trang 14CHUẨN BỊ HỒ SƠ
i.3 Sự suy giảm 15 chỉ số kinh tế khác gồm:
Doanh thu, lượng bán hàng, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, công suất, năng suất, đầu tư; các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán trong nước; độ lớn của biên độ bán phá giá; và ảnh hưởng bất lợi thực tế và tiềm ẩn đối với dòng tiền, tồn kho, lao động, tiền lương, khả năng huy động vốn;
Trang 15k) Thông tin, số liệu, chứng cứ về mối quan hệ nhân quả
Bao gồm:
- Lượng, giá hàng nhập khẩu từ các nước khác không bị điều tra;
- Mức độ giảm sút cầu tiêu dùng và/hoặc thay đổi trong xu hướng tiêu thụ;
- Chính sách hạn chế thương mại;
- Sự phát triển của công nghệ;
- Khả năng xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất trong nước;
- Các yếu tố khác
Trang 16XÂY DỰNG SẢN PHẨM ĐIỀU TRA
PCN là một thuật ngữ phổ biến trong điều tra CBPG hoặc CLT CBPG.
- Trong điều tra chống phá giá, biên độ phá giá (so sánh chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá trị thông thường của sản phẩm bị điều tra được xác định cho từng
“mã” của sản phẩm đó (“Product Control Number”, “PCN” theo cách gọi của
Cơ quan điều tra
- Mã sản phẩm được xác định theo các đặc tính vật lý-hóa học, quy cách sản xuất thậm chí là bao bì đóng gói của sản phẩm (chứ không phải là mã HS thông dụng) Mã sản phẩm có thể được xác định theo mã sản phẩm của chính doanh nghiệp bị điều tra hoặc được xây dựng theo tiêu chí mà cơ quan điều tra đưa ra
- Yêu cầu về giá bán, giá thành sản xuất của từng mã sản phẩm, theo từng thị trường, để tính toán giá xuất khẩu và giá trị thông thường đòi hỏi số liệu phải rất chi tiết, tách được các loại giá, chi phí bán hàng/sản xuất, lượng nguyên, nhiên, vật liệu v.v
- Mỗi PCN sẽ được tính một biên độ bán phá giá Cách tính biên độ bán phá giá của Việt Nam là bình quân gia quyền
Trang 17- Bên yêu cầu có thể tự làm hồ sơ hoặc thông qua tư vấn
- Mức độ yêu cầu không khắt khe như kết quả điều tra của Cơ quan điều tra;
- Tuy nhiên, bất kỳ lập luận nào cần có bằng chứng chứng minh? Ví dụ: giá thông thường chung cho hang hóa bán tại Trung Quốc là 80 USD
Căn cứ ở đâu Báo giá ở cùng cấp độ thương mại tại Trung Quốc, thu thập từ các sàn thương mại uy tín tại cùng thời điểm…?;
- Đảm bảo thể thức quy định bởi Cơ quan điều tra: Bản cứng, bản mềm, USB, bản công khai, bản hạn chế…;
- Tuân thủ quy định, thời gian về bổ sung tài liệu;
- Có thể bị bác đơn;
- Sản phẩm cáo buộc có thể bị thu hẹp nếu ngành không thực sự sản xuất được hoặc không thể sản xuất thương mại gây ảnh hưởng tới sản xuất hạ nguồn
Trang 18TỔNG KẾT
1 Hồ sơ bao gồm những gì?
Điều 28 Nghị định 10/2018/NĐ-CP
2 Chứng minh thiệt hại?
Thiệt hại đáng kể - Điều 23 Nghị định 10/2018/NĐ-CP
Đe dọa thiệt hại đáng kể - Điều 24 Nghị định 10/2018/NĐ-CP
3 Mối quan hệ nhân quả?
Điều 27 Nghị định 10/2018/NĐ-CP