1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án TN CCLLCT - Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH - CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 2020

49 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH - CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020
Trường học Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa
Chuyên ngành Cao cấp lý luận chính trị
Thể loại đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016-2020
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 61,81 KB

Nội dung

Mục tiêu cụ thể- 100% dự án KHCN, kế hoạch sản xuất được tổ chức triển khai và ứngdụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất tại Trung tâm.- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đ

Trang 1

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN

Khoa học và công nghệ (KH&CN) có một vai trò, vị trí đặc biệt quantrọng, “là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xãhội" và là “động lực để phát triển nhanh và bền vững”

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạihóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế đã nêu: “Phát triển và ứng dụng KH&CN là quốc sách hàng đầu,

là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội vàbảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước mộtbước trong hoạt động của các ngành, các cấp”

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XVIIIcũng đã xác định một trong bốn khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2015-2020 là

“Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoahọc - kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhândân”

Xác định được vị trí, vai trò quan trọng của KH&CN, trong nhữngnăm qua, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đến phát triển KH&CN Trong điềukiện còn không ít khó khăn về cơ sở vật chất, về nguồn vốn đầu tư, song được

sự hỗ trợ tích cực của Trung ương, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh,cùng với sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ những người làm công tác khoa học,hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định,đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, sựđóng góp đó vẫn còn chưa tương xứng với vai trò, vị trí của KH&CN

Hiện nay, cùng với cả nước, Thanh Hóa đang bước vào một giai đoạnphát triển mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Một trong

Trang 2

những đặc trưng cơ bản nhất của giai đoạn này là việc chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng từ chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu Điều đó

có nghĩa là: mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào việc tăng vốn đầu tư, tănglao động, tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên sẽ được chuyển thành môhình tăng trưởng dựa vào việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố vềvốn, về lao động, về tài nguyên trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ KH&CN.Trong bối cảnh đó, KH&CN cần phải phát huy được vị trí, vai trò của mình

để đóng góp xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trên cơ sở thực trạng KH&CN của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2011-2015, việc nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất giai đoạn2016-2020 là một việc làm hết sức cần thiết Xuất phát từ những lý do trên,

tôi lựa chọn vấn đề: “Nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ KH- CN vào sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và PT CNSH, Sở KHCN tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp hệ Cao cấp lý luận

Trang 3

thông qua các dự án KHCN, các kế hoạch tăng ít nhất 2 lần so với giai đoạn

2011 - 2015

- 90% các quy trình kỹ thuật được ban hành và quy chuẩn để ứng dụng

và chuyển giao công nghệ

- 90% các quy trình kỹ thuật đã ban hành được chuyển giao trong vàngoài tỉnh

* Về đẩy mạnh ứng dụng KH&CN

- Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt trên 10%/năm

- 100% các kế hoạch sản xuất ứng dụng có hiệu quả tiến bộ KHCNđảm bảo quy trình

- 80% sản phẩm chủ lực của Trung tâm đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹthuật và được bảo hộ về sở hữu trí tuệ

- Số chứng chỉ về đào tạo, tập huấn kỹ thuật được cấp tăng 2 lần so vớigiai đoạn 2011 - 2015

* Về đổi mới phương thức tổ chức hoạt động

- Xây dựng thành công việc chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm theo lộ trình Chính phủ quy định

- 80% các huyện được đăng ký lịch tập huấn, chuyển giao công nghệ,ứng dụng tiến bộ vào sản xuất; 75% các nông, trang trại trên địa bàn đượchướng dẫn kỹ thuật các tiến bộ KHCN

- 100% nhiệm vụ KH&CN các cấp có kết quả được ứng dụng vào sảnxuất và đời sống

- 100% cán bộ chủ trì dự án, đề tài KH&CN ở Trung tâm được bồidưỡng, nắm bắt kịp thời chương trình về tập huấn nâng cao tay nghề

1.3 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

Trang 4

Đề án có nhiệm vụ nâng cao năng lực KH&CN, định hướng và xácđịnh các nhiệm vụ chủ yếu cho hoạt động KH&CN của Trung tâm đểKH&CN thực sự tạo nên bước đột phá, góp phần thực hiện có hiệu quả cácmục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra cho giai đoạn 2016-2020 của tỉnh nhà.

1.4 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN

- Đối tượng nghiên cứu của đề án là các hoạt động phát triển khoa học

và công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học phù hợp với chức năng vào sảnxuất tại Trung tâm

- Phạm vi triển khai thực hiện đề án được giới hạn quy mô nhỏ củaTrung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa

- Thời gian triển khai đề án từ năm 2016 đến năm 2020

Trang 5

Phần 2 NỘI DUNG

2.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

2.1.1 Cơ sở khoa học, lý luận

2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

- Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát

triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy

- Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc

không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sảnphẩm

- Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học,

nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng côngnghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sángtạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ

- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng,

sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằmứng dụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản,nghiên cứu ứng dụng

- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công

nghệ mới, sản phẩm mới Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thựcnghiệm và sản xuất thử nghiệm

-Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu

khoa học để làm thực nghiệm nhằm tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới

- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh là những vấn đề khoa học

và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh

tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệtrong phạm vi toàn tỉnh Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh được tổ

Trang 6

chức thực hiện dưới hình thức đề tài khoa học và công nghệ; dự án sản xuấtthử nghiệm; dự án khoa học và công nghệ; đề án khoa học; chương trình khoahọc và công nghệ, và một số hình thức khác.

- Đề tài khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ có

nội dung chủ yếu là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quyluật của sự vật hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằmứng dụng vào thực tiễn, bao gồm đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài nghiên cứuứng dụng, đề tài triển khai thực nghiệm hoặc kết hợp nghiên cứu cơ bản,nghiên cứu ứng dụng hoặc triển khai thực nghiệm

- Dự án khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công nghệ giải

quyết các vấn đề khoa học và công nghệ chủ yếu phục vụ việc sản xuất mộtsản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm trọng điểm, chủ lực có tác động nâng caotrình độ công nghệ của một ngành, một lĩnh vực và có ảnh hưởng đến sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, được triển khai dưới hình thức đề tài khoahọc và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án đầu tư khoa học và côngnghệ có mục tiêu gắn kết hữu cơ, đồng bộ và được tiến hành trong một thờigian nhất định

- Chương trình khoa học và công nghệ là nhiệm vụ khoa học và công

nghệ có mục tiêu chung giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụphát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ trung hạn hoặc dài hạn đượctriển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sảnxuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ

2.1.1.2 Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triểnvới nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tínhđột phá, khó dự báo trước và có ảnh hưởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xãhội loài người Nhờ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, đặc

Trang 7

biệt là công nghệ thông tin’- truyền thông, công nghệ sinh học, công nghệ vậtliệu xã hội loài người đang trong quá trình chuyển từ nền văn minh côngnghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiênsang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nước đang phát

triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khoa học và

công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu Sức mạnhcủa mỗi quốc gia tùy thuộc phần lớn vào năng lực khoa học và công nghệ Vìvậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan điểmnhằm phát triển hơn nữa khoa học và công nghệ Tiêu biểu phải kể đến một sốquan điểm sau đây:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

VIII về: “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời

kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” và Đại hội IX

(2001) coi “Phát triển khoa học và công nghệ cùng với phát triển giáo dục và

đào tạo là Quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước”.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) nhấn mạnh vai trò động lực

và Quốc sách hàng đầu của khoa học và công nghệ trong phát triển kinh tế trithức “Phát triển mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và côngnghệ và giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò Quốc sách hàng đầu,tạo động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế trithức Thống nhất giữa định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ vớichấn hưng giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhaugiữa 2 lĩnh vực Quốc sách hàng đầu này”1

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã khẳng định: “Phát triểnmạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất,

Hà Nội, tr.210.

Trang 8

chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bềnvững của đất nước ”2 và đã bổ sung Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Phát triển khoa học và công nghệ thực

sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững”

- Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020

đã chỉ ra 5 quan điểm về phát triển khoa học, công nghệ như sau:

Một là, phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo

là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh vàbền vững Khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bướcphát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nângcao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước

Hai là, tập trung thực hiện đồng bộ 3 nhiệm vụ chủ yếu: Tiếp tục đổi

mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt độngkhoa học và công nghệ; tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia;đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, gắn nhiệm vụ phát triển khoa học và côngnghệ với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành

Ba là, nhà nước tăng mức đầu tư và ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ

khoa học và công nghệ quốc gia, các sản phẩm quốc gia Đẩy mạnh xã hộihóa, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là của các doanh nghiệp cho đầu tưphát triển khoa học và công nghệ

Bốn là, phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với thực thi

pháp luật về sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứuứng dụng và phát triển công nghệ, khuyến khích sáng tạo khoa học và côngnghệ

Năm là, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ là mục tiêu đồng

Hà Nội, tr.218.

Trang 9

thời là giải pháp quan trọng để góp phần đưa khoa học và công nghệ ViệtNam sớm đạt trình độ quốc tế Hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệphải được thực hiện tích cực, chủ động, sáng tạo, bảo đảm độc lập, chủ quyền,

an ninh quốc gia, bình đẳng và cùng có lợi

Như vậy, sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thànhtựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đã cơ bản vượt qua thời kỳ khủnghoảng, suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, năm sau cao hơnnăm trước Những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội đã và đangtạo ra thế và lực mới để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới - thời

kỳ mà khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp,hàng đầu và sức mạnh của mỗi quốc gia phụ thuộc phần lớn vào năng lựckhoa học và công nghệ

2.1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý

Cơ sở chính trị, pháp lý để Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và pháttriển công nghệ sinh học Thanh Hóa triển khai các nội dung hoạt động củađơn vị giai đoạn 2016 - 2020 là những văn bản của Đảng và Nhà nước có liênquan sau đây:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa VIII về “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong

thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”.

- Thông báo Kết luận số 234-TB/TƯ, ngày 1/4/2000 của Bộ Chính trị

về Báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa

VIII) về khoa học và công nghệ và nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2020.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI, ngày 01/11/2012 về “Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ

là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát

Trang 10

triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

- Quyết định số 188/2002/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc

“Phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kết luận của Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về khoa học

và công nghệ”.

- Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg, ngày 31/12/2003 về việc “Phê

duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam đến năm 2010”.

- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, ngày 18/6/2013

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ

về việc “Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam

giai đoạn 2011 – 2020”.

- Quyết định số 1244/QĐ-TTg ngày 25/7/2011 của Thủ tướng Chính

phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu

giai đoạn 2011 - 2015.

- Nghị quyết số 46/NQ-CP, ngày 29/03/2013 của Chính phủ Ban hànhchương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Pháttriển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhậpquốc tế

- Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 về việc “ Phê duyệt

chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nông thô, miền níu, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025”

- Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày 29/6/2015 về việc “Phê duyệt

Quy hoạch phát triển tổ chức khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

Trang 11

- QĐ số 13/QĐ-SKHCN ngày 10/01/2017 của Giám đốc sở KH&CN

Thanh Hóa về việc “Giao nhiệm vụ trọng tâm năm 2017”

- Căn cứ QĐ số 10/QĐ-TTCNSH ngày 15/02/2017 về việc “ Giao

nhiệm vụ năm 2017”

2.1.3 Căn cứ thực tiễn

Trong những năm qua, cùng với sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ khoa học

và công nghệ, Sở Khoa học và công nghệ Thanh Hóa,các cấp, ngành tỉnhThanh Hóa đã tập trung trên lĩnh vực khoa học và công nghệ và đã có nhữngbước chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vàbảo vệ quốc phòng, an ninh Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triểnkhai đều bám sát các chương trình trọng tâm, mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn đã đã cung cấp luận cứquan trọng trong việc xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội; cácnghiên cứu về lịch sử đã có những đóng góp quan trọng, làm sáng tỏ nhữngvấn đề về lịch sử của địa phương qua các thời kỳ Khoa học kỹ thuật và côngnghệ đã đóng góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực cũng như lợi thế củađịa phương, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, cải thiệnnăng lực cạnh tranh của nền kinh tế Tiềm lực khoa học và công nghệ đượcnâng lên và từng bước được đổi mới Hợp tác quốc tế bước đầu được quantâm, góp phần nâng cao năng lực, trình độ khoa học và công nghệ của tỉnh.Tuy nhiên, hiện nay khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lựcphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bởi việc huy động nguồn lực của xã hộivào hoạt động khoa học và công nghệ chưa được chú trọng đúng mức, đầu tưcho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả ứng dụng chưa cao Cơ chếquản lý hoạt động khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, cơ chế tàichính chưa hợp lý Việc gắn quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và côngnghệ với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều bất cập Thịtrường khoa học và công nghệ mới bước đầu hình thành, chưa gắn kết chặt

Trang 12

chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinhdoanh và quản lý Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ còn thiếu địnhhướng, chiến lược nên hiệu quả chưa cao Quá trình đầu tư đổi mới và làmchủ công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm nên chất lượng tăng trưởng,năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, chậm được cải thiện.

Nguyên nhân của những yếu kém trên là do: Nhận thức về vaitrò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ cũng như công tác lãnh đạo,chỉ đạo của một số cấp uỷ đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện chưa thật sự đầy

đủ và quyết liệt; cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ chậm đổi mới;chưa có chính sách đồng bộ về sử dụng, đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học; độingũ cán bộ khoa học và công nghệ của tỉnh còn thiếu và yếu; đầu tư cho khoahọc và công nghệ còn thấp, chưa đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư; việc phốihợp giữa các sở, ngành, huyện, thành phố trong việc chuyển giao kết quảnghiên cứu và ứng dụng công nghệ chưa chặt chẽ và quan tâm đúng mức

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển CNSH Thanh Hóa làđơn vị trực thuộc sở Khoa học và công nghệ tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm cócon dấu riêng và được mở tài khoản sử dụng Hiện nay, bước đầu Trung tâm

đã và đang đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ThanhHóa, đồng thời tăng cường công tác phục vụ quản lý Nhà nước về nghiên cứu,ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, và nhu cầu đảm bảo chất lượngsản phẩm công nghệ sinh học cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh, dịch vụtrên địa bàn tỉnh Thanh Ngoài ra, nhằm tăng cường, mở rộng thêm cơ sở, vậtchất, năng lực, Trung tâm định hướng dần chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tựchịu trách nhiệm theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của ChínhPhủ và trình Sở KH&CN tỉnh Thanh Hóa tham mưu cho UBND tỉnh trongcông tác quản lý Nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ trong đó cóhoạt động nghiên cứu, ứng dụng, kiểm định, kiểm nghiệm các sản phẩm côngnghệ sinh học của đơn vị

Trang 13

Thực tiễn này, đòi hỏi tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục ưu tiên hơn nữa chonhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ, thực hiện nghiêm túc quan điểm

về phát triển khoa học, công nghệ mà Đảng ta đã chỉ ra nhằm xây dựng lĩnhvực khoa học, công nghệ của Thanh Hóa trở thành “động lực then chốt” phục

vụ đắc lực cho phát triển địa phương hiệu quả và bền vững

2.2 NỘI DUNG THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN

2.2.1 Thực trạng hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa hiện nay.

2.2.1.1 Tiềm lực Khoa học và Công nghệ

Tiềm lực KH&CN của tỉnh tiếp tục được tăng cường cả về số lượng vàchất lượng trên cả 4 yếu tố cơ bản: nhân lực KH&CN; tổ chức KH&CN; cơ

sở vật chất cho hoạt động KH&CN; vốn đầu tư cho KH&CN

- Lãnh đạo Trung tâm:

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học

Trang 14

Thanh Hoá có Giám đốc và 01 Phó giám đốc Việc bổ nhiệm, miễn nhiệmGiám đốc, Phó giám đốc Trung tâm do Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệquyết định theo quy định và phân công, phân cáp quản lý cán bộ của UBNDtỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy đinh của pháp luật.

- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:

+ Phòng Hành chính – Tổng hợp;

+ Phòng Khoa học và Công nghệ sinh học;

+ Phòng Tư vấn, dịch vụ công nghệ sinh học

- Đơn vị trực thuộc: Trại thực nghiệm Quảng Thắng

Các phòng có Trưởng phòng, có Phó Trưởng phòng; Trại thực nghiệm

có Trại trưởng và có Phó Trưởng trại do Giám đốc Trung tâm quyết định bổnhiệm, miễn nhiệm theo quy định và phân cấp hiện hành của UBND tỉnh

Nhiệm vụ, quyên hạn, biên chê cụ thê của các Phòng chuyên mônnghiệp vụ, trại thực nghiệm; quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm doGiám đốc Sờ Khoa học và Công nghệ quyết định

- Biên chế:

+ Biên chế của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển côngnghệ sinh học Thanh Hoa là biên chê sự nghiệp, năm trong tông biên chêcông chức hành chính, sự nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ, được Chủtịch UBND tỉnh quyết định giao hàng năm

Năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệsinh học Thanh Hoa được giao bổ sung 02 biên chế (biên chế cũ là 07) để bốtrí vào các vị trí: Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Trưởng phòng, PhóTrưởng phòng của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Trại trưởng, Phó Trạitrưởng của Trại thực nghiệm và Kế toán Trung tâm;

- Số người làm việc tăng thêm do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và

Trang 15

Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hoa, căn cứ Nghị định số

41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ, chức năng, nhiệm vụ, cơ câu tô chức củađơn vị đê xác định vị trí việc làm, trinh Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệphê duyệt để thực hiện theo quy định

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệsinh học Thanh Hóa được quyết định hợp đồng thuê, khoán công việc đối vớinhững việc không cân bô trí người làm việc thường xuyên, theo quy định củapháp luật

Việc quản lý, xác định vị trí việc làm và số lượng người làm việc; tuyểndụng, tiếp nhận, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức và lao độngcủa Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học ThanhHóa, thực hiện theo quy đinh hiện hành của pháp luật

2.2.1.4 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Đất đai, nhà cửa:

Tổng diện tích đất: 31.600 m2 trong đó: tại 567 Quang Trung 3, PhườngĐông Vệ thành phố Thanh Hóa và 1.600m2; tại Trại thực nghiệm QuảngThắng phường Quảng Thắng thành phố Thanh Hóa: 30.000m2

01 trụ sở tại 567 Quang Trung 3, P Đông Vệ, Tp Thanh Hóa với diệntích xây dựng 460m2 được xây dựng từ năm 2001 nên các phòng để thiết bị vàthí nghiệm không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật (như: độ ẩm, nhiệt độ môi trường,ánh sáng, vô trùng )

Nhà làm việc 2 tầng và các công trình phục vụ sản xuất tại Trại thựcnghiệm Quảng Thắng với tổng diện tích xây dựng 2.100 m2 được đầu tư xâydựng năm 2011

- Máy móc, thiết bị:

Tính đến thời điểm tháng 31/12/2016 danh mục các trang thiết bị hiện

có của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học

Trang 16

Thanh Hóa bao gồm các thiết bị chính sau:

Tổng số hạng mục thiết bị của Trung tâm hiện có 68 hạng mục máymóc thiết bị, trong đó:

Thiết bị được đầu tư năm 2003: có 29 hạng mục máy móc thiết bị phục

vụ phòng thí nghiệm, chủ yếu trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào thực vật,thiết bị đã quá cũ, lạc hậu, bị hỏng và hết khấu hao không đáp ứng được nhucầu nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong tình hìnhhiện nay

Thiết bị được đầu tư từ năm 2011 đến nay: 39 hạng mục máy móc thiết

bị phục vụ chủ yếu trong công tác sản xuất, nuôi trồng, chế biến nấm ăn, nấmdược liệu

Trang thiết bị, dụng cụ của Trung tâm đều đã cũ, thiếu và lạc hậu,không đồng bộ, chủ yếu được trang bị từ năm 2003, nhiều thiết bị không cònđáp ứng được các yêu cầu trong công tác nghiên cứu, ứng dụng và phát triểncông nghệ sinh học Không đáp ứng yêu cầu điều kiện của một phòng thínghiệm được công nhận; Thiết bị không đủ về chủng loại và phù hợp với thực

tế hiện nay, nên chưa đáp ứng được yêu cầu thử nghiệm phục vụ công táckiểm nghiệm, kiểm định các sản phẩm công nghệ sinh học và trong nghiên

cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học

Trong giai đoạn 2011-2015, Trung tâm hoạt động chủ yếu trong lĩnhvực nông nghiệp, được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị Nhờ

đó, đã có tiềm lực về KHCN, nhân lực, được tăng cường, cơ sở vật chất thuậnlợi cho hoạt động KH&CN, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giaoKH&CN được đẩy mạnh, điển hình như: Đơn vị được đầu tư cơ sở vật chất

và công nghệ sản xuất và nuôi trồng nấm theo hướng công nghiệp,

Tuy đã được sự quan tâm của UBND tỉnh và các cấp về đầu tư cơ sởvật chất kỹ thuật của Trung tâm cho hoạt động KH&CN vẫn còn hạn chế Do

Trang 17

đó việc tham gia hoạt động nghiên cứu, triển khai, ứng dụng KHCN củaTrung tâm còn nhiều khó khăn, hiệu quả thấp.

2.2.1.5 Kinh phí hàng năm

Đầu tư từ ngân sách tỉnh cho hoạt động Trung tâm

Trong giai đoạn 2011-2015, Thanh Hóa mặc dù là một tỉnh còn nhiềukhó khăn, nhưng được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương,Trung tâm đã được đầu tư từ ngân sách cho các hoạt động KH&CN, lĩnh vựcchi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển là 40.308.008 tỷ đồng Trongđó:

- Kinh phí sự nghiệp khoa học: 8,640 tỷ đồng

- Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN và hoạt động KHCN: 31.668.008

tỷ đồng, (trong đó 06 dự án đã hoàn thành và 3 dự án chuyển tiếp sang giaiđoạn 2016-2020)

2.2.1.6 Kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ theo chức năng, nhiệm vụ và đánh giá kết quả hoạt động của Trung tâm từ năm

Trang 18

năng suất cao, lưu giữ, nhân nhanh giống chuối tiêu sạch bệnh bằng phươngpháp nuôi cấy mô thực vật.

- Về công tác lưu giữ và sản xuất các giống cây trồng, các chủng nấm

ăn, nấm dược liệu, cây dược liệu: Đã và đang lưu giữ nguồn gen giống nấm

ăn, nấm dược liệu được lưu giữ, để nhân giống phục vụ cho sản xuất (15giống), giống đầu dòng cây ăn quả có múi được lưu giữ ở hệ thống nhà lưới 3cấp: Bưởi Luận Văn, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Hồng…(10 giống),giống hoa ( 5 giống), giống hoa Đồng tiền (5 giống) và các giống mía ( 3giống : ROC 10, ROC 16, TĐĐ 22),…và một số giống vi sinh vật hữu ích đểsản xuất chế phẩm IM phục vụ công tác xử lý môi trường nông nghiệp, nuôitrồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Về hoạt động phối hợp ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất:

Trung tâm đã chủ động liên kết, hợp tác trong hoạt động KH&CN nhưphối hợp tham gia thực hiện: Đề tài “Nghiên cứu, lựa chọn cây dược liệu quýhiếm xây dựng mô hình, phát triển vườn dược liệu và xây dựng xưởng chếbiến sản xuất thuốc (1000 m2) tại vườn thực nghiệm Quảng Thắng”; Dự án:

“Ứng dụng TBKT xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanhchuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnhThanh Hoá”; Thực hiện dạy nghề trồng nấm với Trung tâm dạy nghề phụ nữThanh Hóa: Đã Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh chi, nấm Sò, nấmRơm cho phụ nữ tại các xã ở huyện Đông Sơn, Nga Sơn, Hoằng Hóa, TriệuSơn, Ngọc Lặc, Phối hợp với Trung tâm nông nghiệp hữu cơ Trường Đạihọc Nông nghiệp - Hà Nội “Thí điểm mô hình doanh nghiệp nhỏ liên kết vớicác hộ nghèo sản xuất lúa - nấm tại huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa”, phốihợp với UBND huyện Thọ Xuân xây dựng mô hình trồng tái nhiễm thâmcanh giống bưởi đặc sản Luận Văn, quy mô 6,0 ha; Thực hiện hợp đồngchuyển giao công nghệ trồng, chăm sóc cà chua, hoa cúc và hoa Dạ yến thảothuộc Dự án “Ứng dụng công nghệ cao xây dựng mô hình nhân giống, sản

Trang 19

xuất thương phẩm Cà Chua ghép và hoa (Hoa cúc, hoa Dạ Yến Thảo) tại YênĐịnh, Thanh Hóa” với UBND huyện Yên Định; Hợp đồng thuê khoán chuyênmôn thực hiện đề tài "Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất và cung ứng giống ổnđịnh cho vùng nuôi thả Cánh kiến đỏ ở miền núi Thanh Hóa" với Hội Liênhiệp KHKT Thanh Hóa.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN được giao

Đề tài: “Ứng dụng công nghệ vi ghép trong sản xuất, phát triển cây

bưởi Luận Văn (Thọ Xuân) tại Thanh Hoá”: Đã xây dựng được vườn lưới ba

cấp, lưu giữ và sản xuất được giống bưởi Luận Văn và các giống cây ăn quả

có múi sạch bệnh (cây S0 ; S1 và S2 ), làm chủ công nghệ vi ghép để sản xuấtgiống cây sạch bệnh bưởi Luận văn đặc sản của Thanh Hoá Áp dụng hệthống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất cây giống bưởi Luận Vănphục vụ xây dựng thương hiệu bưởi Luận Văn đặc sản của Thanh Hoá, nhất là

đã và đang tập huấn kỹ thuật cho hàng 100 hộ dân; đã và đang xây dựng môhình trồng bưởi 6,0 ha tập trung tại huyện Thọ Xuân và trồng bưởi phân tán ởhuyện Thọ Xuân và các huyện lân cận;

Dự án:“ Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật để nhân giống hoa

lily phục vụ trình diễn sản xuất hoa lily chất lượng cao tại Trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hoá”: Đã xây dựng thành công mô hình ứng dụng

công nghệ sản xuất hoa chất lượng cao, để trình diễn nhân rộng ra các vùngsản xuất trong tỉnh phục vụ cho tiêu dùng

Dự án: “Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình sản xuất giống,

trồng, chế biến và tiêu thụ nấm tại trung tâm nuôi cấy mô thực vật Thanh Hóa” và Dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa”: Đã làm chủ công

nghệ và sản xuất giống nấm cấp 1, 2, cấp 3 (Nấm Rơm, Nấm Sò, Mộc Nhĩ,Linh Chi, Nấm Mỡ, nấm Đùi gà, Kim Trâm, ) cung cấp giống cho sản xuấtnấm trong và ngoài tỉnh, do đó đơn vị đã có nguồn giống đảm bảo chất lượng

Trang 20

ngay trong tỉnh mà người dân không phải đi xa, giảm chi phí và nguy cơ rủi

ro trong quá trình mua và vận chuyển giống Là cơ sở chế biến và bao tiêu sảnphẩm nấm cho người sản xuất

Với công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng nấm thương phẩm đã đượchoàn thiện phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa, hiệu quả của mô hình nuôitrồng nấm thương phẩm đã và đang thúc đẩy nghề sản xuất nấm ăn, nấm dượcliệu ở Thanh Hóa phát triển, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập trênmột đơn vị diện tích canh tác, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giảm thiểu ônhiễm, bảo vệ môi trường, nhất là đang có tác động tốt đến chương trình xâydựng nông thôn mới và chương trình sản phẩm nấm Quốc gia từ nay đến năm

2020

Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản

xuất giống nấm và nấm thương phẩm (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) tại tỉnh Hủa phăn nước CHDCND Lào”: Đã xây dựng nhà lán nuôi trồng nấm thương

phẩm tại Trung tâm Hữu nghị sản xuất giống nấm thanh niên tỉnh Hủa Phăn;Lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất giống nấm và nấm thương phẩm; Đào tạo

04 cán bộ kỹ thuật của tỉnh Hủa Phăn nắm vững kỹ thuật công nghệ nhângiống nấm và sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm, sơ chế nấm khô

và sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ nguồn phế thải sản xuất nấm thương phẩm;Tập huấn kỹ thuật sản xuất nấm thương phẩm cho 50 cán bộ khuyến nông và

50 người dân tại tỉnh Hủa Phăn – Lào; Xây dựng mô hình nhân giống nấmcấp 1, cấp 2, cấp 3 (nấm Sò, nấm Mộc nhĩ) tại tỉnh Hủa Phăn; Xây dựng môhình nhân giống nấm, sản xuất nấm Sò, nấm Mộc nhĩ thương phẩm tập trungtại Trung tâm Hữu nghị sản xuất giống Thanh niên

Hiện nay Trung tâm đã được phê duyệt và đang thực hiện 02 dự án:

Dự án “Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật nhân nhanh một số giống

mía chất lượng cao phục vụ phát triển sản xuất vùng nguyên liệu mía đường của tỉnh Thanh Hóa” và Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ

Trang 21

sản xuất, chế biến nấm Linh chi tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa”.

2.2.1.7 Thị trường Khoa học và Công nghệ

Thực hiện chuyển giao các công nghệ đã được hoàn thiện và làm chủ,trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển côngnghệ sinh học Thanh Hóa luôn đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, tìmkiếm đối tác để đưa công nghệ vào sản xuất Đặc biệt, chú trọng việc liên kếtphối hợp với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâmdạy nghề… để chuyển giao công nghệ đến tận tay người sản xuất Có thể nói,thị trường KHCN nước ta nói chung, Thanh Hóa nói riêng là thị trường cònnon trẻ và có nhiều hứa hẹn tiềm năng Tuy nhiên, để khai thác thị trườngKHCN cũng gặp nhiều khó khăn; những khó khăn lớn nhất chủ yếu là:

- Thị trường khoa học và công nghệ ở nước ta mới mở những bước banđầu với lượng giao dịch còn nghèo nàn và đơn điệu, hoạt động chuyển giaocông nghệ theo chiều dọc ở Việt Nam chưa nhiều; hoạt động chuyển giaocông nghệ giữa các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước với doanhnghiệp còn rất hạn chế và người dân cũng chưa đủ tiềm lực để sử dụng nhữngcông nghệ tiên tiến

- Quy định pháp luật cho thị trường khoa học và công nghệ chưa đượchình thành đầy đủ, nhất là đối với các hoạt động triển khai, thử nghiệm ứngdụng các công nghệ do các cơ quan khoa học trong nước sáng chế Chưa cóquy định rõ ràng về quyền sở hữu các sản phẩm khoa học, nhất là sản phẩm

do ngân sách Nhà nước cấp Hiệu lực của pháp luật trong lĩnh vực sở hữucông nghiệp còn rất kém Quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt là năng lực đểthực thi các quyền sở hữu chưa tốt Khung pháp luật về sở hữu công nghiệpchưa đầy đủ và chưa có tính hiệu lực cao

- Doanh nghiệp Việt Nam chưa được thông tin đầy đủ về những côngnghệ trong nước hiện có do đó các doanh nghiệp thường tập trung tìm hiểu và

Trang 22

nhập các công nghệ từ nước ngoài Chúng ta chưa có môi trường cạnh tranhthực sự để buộc doanh nghiệp phải chú trọng đến đổi mới công nghệ Mộtmặt, một số doanh nghiệp nhà nước còn được hưởng nhiều ưu đãi do nhànước tạo ra như độc quyền, tiếp cận nguồn vốn …do đó chưa chú trọng nângcao tiến bộ công nghệ Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam còn đang chậpchững trong cơ chế thị trường và trình độ phát triển còn thấp Hầu hết cácdoanh nghiệp bị hạn chế về vốn đầu tư và trình độ lao động khi nghiên cứu,phát triển và ứng dụng công nghệ mới.

Từ việc xác định được những khó khăn về thị trường, đơn vị đã tậptrung triển khai nghiên cứu, ứng dụng, giới thiệu, quảng bá và chuyển giaocác công nghệ phù hợp nhất với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp trong tỉnh Những công nghệ mới được quan tâm chuyển giao, sảnphẩm của công nghệ có thể người dân được tiếp cận ngay Do đó, những côngnghệ do đơn vị nghiên cứu và hoàn thiện luôn được triển khai áp dụng vàosản xuất như: Công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật được ứng dụng vào việcnhân các giống mía sạch bệnh được chuyển giao tại các nhà máy đường trongtỉnh, Công nghệ nhân giống cây trồng, công nghệ nhân giống và nuôi trồngnấm… được đơn vị chuyển giao cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

2.2.1.8 Hợp tác về Khoa học và Công nghệ

Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong tỉnh

Trong những năm qua, nhiều hoạt động hợp tác chuyển giao, ứng dụngkhoa học, công nghệ giữa Trung tâm và Trường Đại học Hồng Đức ThanhHóa (Khoa nông, Lâm, Ngư nghiệp), các chủ trang trại, các hộ nông dân đãdiễn ra, nhất là trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường, Nhiềucông nghệ, giống cây trồng mới, các biện pháp kỹ thuật được chuyển giao;các mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng đã và đang phục vụ thiếtthực cho sản xuất, như: Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu; sản xuất và phụctráng các giống mía cho các nhà máy đượng Nông Cống, Thạch Thành, phục

Trang 23

tráng giống Bưởi Luận Văn đặc sản Thanh Hóa tại huyện Thọ Xuân (xã ThọXương), người xưa thường gọi tắt là Bưởi tiến vua…

Từ các hoạt động hợp tác chuyển giao, ứng dụng, nhân rộng mô hình

đã mở ra một hướng đi mới sản xuất bền vững, kiểm soát được môi trường,cây giống, tạo nguồn thực phẩm sạch an toàn, góp phần tăng thu nhập chongười nông dân trong tỉnh Ngoài ra các mô hình khai sản xuất nấm thươngphẩm, mô hình nhân rộng cây mía nuôi cấy mô đang tiếp tục được triển khainhân rộng; hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ cũng đang diễn ra tạicác hộ sản xuất, như: sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu huyện Ngọc Lặc, huyệnQuảng Xương, huyện Triệu Sơn, huyện Hậu Lộc, huyện Vĩnh Lộc, huyệnHoằng Hóa, huyện Thường Xuân, huyện Yên Định …

Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngoài tỉnh và chuyển giao công nghệ với nước ngoài

Hoạt động hợp tác về KH&CN với tỉnh Hủa Phăn nước Cộng hòa dânchủ nhân dân Lào về triển khai mô hình sản xuất nấm thương phẩm và sảnxuất giống nấm Mộc nhĩ, nấm Sò cho tỉnh đoàn tỉnh Hủa Phăn nước Cộnghòa dân chủ nhân dân Lào, chuyển giao công nghệ sản xuất nấm ăn, nấmdược liệu cho tỉnh Nghệ An, tỉnh Yên Bái, tỉnh Lạng Sơn và một số hộ sảnxuất ở Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định Qua hợp tác nghiên cứu, một số giống

cây trồng, chất lượng cao, một số kỹ thuật tiên tiến đã được chuyển giao

2.2.1.9 Quản lý Nhà nước và nhiệm vụ quyền hạn của Trung tâm

Vị trí - chức năngcụ thể:

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh họcThanh Hóa là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập có thu, có tư cách phápnhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để giaodịch

Nhiệm vụ - quyền hạn bao gồm 09 nội dung như sau:

Trang 24

Thứ nhất: Lưu giữ, bảo tồn nguồn gen cây trồng có giá trị, giống nấm

ăn, nấm dược liệu có năng suất, chất lượng cao, các chủng vi sinh vật hữu ích

và vật nuôi có giá trị đặc hữu phục vụ cho công tác chọn tạo, nhân nhanhgiống và khai thác, phát triển nguồn gen có giá trị hữu ích để phục vụ pháttriển sản xuất và đời sống

Thứ hai: Xây dựng và triển khai và thực hiện các dự án khoa học và

công nghệ, công nghệ sinh học, các mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa họccông nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp

Thứ ba: Tổ chức triển khai và thực hiện sản xuất thực nghiệm

trong lĩnh vực công nghệ sinh học, xây dựng và hoàn thiện các kỹ thuật trồng,chăm sóc, khai thác các giống nấm ăn, nấm dược liệu, chủng vi sinh vật hữuích và một số giống cây trồng đã khảo nghiệm thành công để đưa vào sảnxuất

Thứ tư: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế

biến sản phẩm nông sản thực phẩm trong nông nghiệp

Thứ năm: Kiểm định, kiểm nghiệm, đánh giá, chứng nhận một số sản

phẩm công nghệ sinh học

Thứ sáu: Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên

cứu khoa học theo chương trình, đề án, dự án được cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phê; hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong vàngoài nước trong việc nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao khoa học vàcông nghệ, công nghệ sinh học; tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế sau khiđược cấp có thẩm quyền phê duyệt

Thứ bảy: Tư vấn, dịch vụ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và phát

triển công nghệ sinh học và môi trường; thực hiện các hoạt động sản xuất,kinh doanh theo quy định của pháp luật

Thứ tám: Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ viên chức và lao động; tài

Ngày đăng: 30/01/2024, 20:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w