1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình chủ đề kiểm toán nợ tiềm tàng

22 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiểm Toán Nợ Tiềm Tàng
Người hướng dẫn Phạm Thị Ngọc Bích
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chuẩn Mực Kiểm Toán Và Dịch Vụ Đảm Bảo
Thể loại bài thuyết trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 300,41 KB

Nội dung

Theo VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” đoạn 07 có địnhnghĩa cụ thể như sau:“a Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại củanghĩa vụ nợ n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN -

- -BÀI THUYẾT TRÌNH Chủ đề: Kiểm toán nợ tiềm tàng

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Ngọc Bích

Học phần: Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

Học phần: Chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc với một số lượng lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhánh công ty nước ngoài xuất hiện Điều này đồng nghĩa, thị trường Việt Nam đang được thế giới công nhận trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội được tạo ra,

đó là sự biến động ngày càng phức tạp và những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát Lúc này,

kế toán với vai trò cung cấp thông tin tài chính làm nền tảng cho việc ra các quyết định kinh tế và kiểm toán với vai trò cung cấp đảm bảo về chất lượng của thông tin tài chính trởthành một phần tử hạt nhân gắn liền với hệ thống quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

Đối với các đối tượng bên ngoài, thông tin tài chính giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng như: đầu tư, bán chịu… Ngược lại đối với các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp, những thông tin tài chính này thể hiện niềm tin, sự uy tính để thu hút các nhà đầu tư hay chủ nợ hợp tác với doanh nghiệp Do vậy, việc thực hiện chính sách hạch toán như thế nào được nhà nước và các đơn vị có thẩm quyền nhất định đặc biệt quan tâm

để đảm bảo lợi ích của các bên, suy rộng ra là bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh

tế

Trước những trở ngại mà nền kinh tế mang lại, doanh nghiệp phải đối mặt với các rủi ro có thể xảy ra hoặc không ở hiện tại hoặc tương lai, dẫn đến gây khó khăn cho công việc của kế toán Với những rủi ro mang giá trị lớn đi kèm những ảnh hưởng quan trọng đến tính hình tài chính của doanh nghiệp, nhưng lại không thể xác định chắc chắn cả về định lượng và định tính Chính vì lý do này nên chúng tôi quyết định trình bày chủ đề “Nợ tiềm tàng” với những nội dung được đề cập dưới đây

Ở tiểu luận này, chúng tôi bàn về các quy định kế toán và kiểm toán về nợ tiềm tàngtrên cơ sở các chuẩn mực Việt Nam Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các quy định theo chuẩn mực quốc tế được trình bày trên cơ sở khác biệt Đồng thời, chúng tôi cũng cung cấp cho đọc giả những minh họa cụ thể trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp để làm rõ, giúp đọc giả có cái nhìn dễ hiểu và trực quan hơn về chủ đề “Nợ tiềm tàng”

DANH MỤC VIẾT TẮT

2 TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính

Trang 4

4 VIAC Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam

8 CTy TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn

NỘI DUNG

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NỢ TIỀM TÀNG

1 Định nghĩa:

Trên thực tế, trong quá trình doanh nghiệp hoạt động cho đến khi kết thúc niên độ

và công bố BCTC, có những sự kiện đã phát sinh trong năm và có thể dẫn đến sự giảm sútlợi ích kinh tế trong tương lai của doanh nghiệp Tuy nhiên, ở thời điểm khóa sổ doanhnghiệp vẫn không thể xác định chắc chắn khả năng xảy ra hay định lượng cụ thể giá trịgiảm súc Chẳng hạn như doanh nghiệp đang bị khách hàng khởi kiện và yêu cầu bồithường cho họ một số tiền lớn, nhưng đến thời điểm doanh nghiệp khóa sổ thì vụ kiến vẫnchưa kết thúc Vì vậy, tại thời điểm này không ai có thể chắc chắn rằng doanh nghiệp cóphải bồi thường hay không và cũng không thể xác định giá trị bồi thường là bao nhiêu

Những nghĩa vụ với sự không chắc chắn về khả năng xảy ra như trên được gọi là nợ

tiềm tàng Theo VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” đoạn 07 có định

nghĩa cụ thể như sau:

“a) Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc

b) Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:

(i) Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa

vụ nợ; hoặc

Trang 5

(ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.”

Thông thường nợ tiềm tàng thường phát sinh từ các nguyên nhân sau:

- Các vụ kiện chưa xét xử do đơn vị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp,trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm, về vi phạm hợp đồng, về môi trường…

- Những tranh chấp về thuế với cơ quan thuế

- Các cam kết về bảo lãnh Trường hợp này xảy ra đối với đơn vị được kiểmtoán có cam kết bảo lãnh trả nợ thay cho bên được bảo lãnh khi họ không có khả năng chitrả, điển hình như cam kết bảo lãnh cho một đơn vị khác vay vốn của ngân hàng Ở ví dụnày, cam kết bảo lãnh ràng buộc bên bảo lãnh phải trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng nếunhư bên được bảo lãnh không thể thanh toán Do vậy, ta có thể hiểu rằng khoản nợ do camkết bảo lãnh gây ra cho bên bảo lãnh trở thành một khoản nợ tiềm tàng bởi không xác địnhđược khả năng xảy ra hay không và giá trị số nợ là bao nhiêu Tuy nhiên, sự hiện diện củakhoản nợ này trên BCTC ở phần thuyết minh cũng đem lại cái nhìn khách quan hơn chobên thứ ba

2 Nguyên tắc ghi nhận:

Khác với các khoản mục khác như dự phòng phải trả hay nợ phải trả, bản chất nợtiềm tàng là một khoản nợ không chắc chắn về khả năng xảy ra hay sự giảm sút lợi íchkinh tế từ khoản nợ đó và giá trị cụ thể; vì vậy, nợ tiềm tàng không được ghi nhận như mộtkhoản mục trên bảng cân đối kế toán (nội bảng) của doanh nghiệp mà thông tin nợ tiềmtàng trở thành một mục nhỏ trên TMBCTC của doanh nghiệp đó (ngoại bảng) Vấn đề ghi

nhận nợ tiềm tàng này được trình bày trong VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” đoạn 23 như sau: “23 Doanh nghiệp không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.”

Ngoài ra, đoạn 25 VAS 18 cũng đề cập đến sự khác biệt cơ bản khi ghi nhận nợ

tiềm tàng và dự phòng phải trả của doanh nghiệp “Khi doanh nghiệp chịu nghĩa vụ pháp

lý chung hoặc riêng rẽ đối với một khoản nợ, thì phần nghĩa vụ dự tính thuộc về các chủ thể khác được xem như một khoản nợ tiềm tàng Doanh nghiệp phải ghi nhận khoản dự phòng cho phần nghĩa vụ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, trừ khi không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.”

3 Đánh giá:

Mặc dù, doanh nghiệp không được ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng như một khoản mục trên BCTC nhưng thông tin về nợ tiềm tàng vẫn phải được đánh giá thường xuyên để

Trang 6

xác định liệu có xảy ra giảm sút lợi ích kinh tế hay không Bởi nếu xảy ra giảm sút về lợi ích kinh tế thì doanh nghiệp phải ghi nhận nợ tiềm tàng lên bảng cân đối kế toán với tên gọi là dự phòng hoặc nợ phải trả Điều này được chuẩn mực kế toán quy định cụ thể tại

đoạn 26 VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” Cụ thể,

“Các khoản nợ tiềm tàng thường xảy ra không theo dự tính ban đầu Do đó chúng cần được ước tính thường xuyên để xác định xem liệu sự giảm sút lợi ích kinh tế có xảy ra hay không Trong trường hợp, sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai có thể xảy ra có liên quan đến một khoản mục trước đây là một khoản nợ tiềm tàng, thì phải ghi nhận khoản dự phòng đó vào báo cáo tài chính của kỳ kế toán có khả năng thay đổi ngoại trừ trường hợp không đưa ra được cách ước tính đáng tin cậy.”

4 Trình bày:

Để trình bày thông tin về nợ tiềm tàng trên BCTC, doanh nghiệp phải tiến hành theo

quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 18 “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng” như sau:

Đầu tiên, đoạn 24 VAS 18 yêu cầu doanh nghiệp trình bày nợ tiềm tàng khi chưa

xảy ra giảm sút về lợi ích kinh tế (“Khoản nợ tiềm tàng phải được trình bày theo quy định tại đoạn 81, trừ khi xảy ra giảm sút lợi ích kinh tế của doanh nghiệp”).

Tiếp đến đoạn 81 VAS 18 liệt kê những thông tin cần thiết để doanh nghiệp trìnhbày nợ tiềm tàng lên TMBCTC

“Trừ khi khó xảy ra khả năng phải chi trả, doanh nghiệp phải trình bày tóm tắt bản chất của khoản nợ tiềm tàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm cùng với các thông tin sau:

a) Ước tính về ảnh hưởng tài chính của khoản nợ tiềm tàng này theo quy định ở các đoạn 32 - 48;

b) Dấu hiệu không chắc chắn liên quan đến giá trị hoặc thời gian của các khoản chi trả có thể xảy ra; và

c) Khả năng nhận được các khoản bồi hoàn.”

Đoạn 82 VAS 18, chuẩn mực đưa ra cách thức, điều kiện nhóm các thông tin về nợ tiềm tàng và dự phòng phải trả trên TMBCTC “Khi xác định các khoản dự phòng hoặc các khoản nợ tiềm tàng có thể tập hợp thành một loại để trình bày báo cáo tài chính thì cần phải cân nhắc xem liệu bản chất của các khoản mục đó có tương đồng với nhau đủ để trình bày chung trong một khoản mục trên báo cáo mà vẫn thỏa mãn quy định ở các đoạn

80 (a), (b) và 81 (a), (b) Ví dụ, hoàn toàn có thể nhóm chung các khoản dự phòng liên quan đến việc bảo hành các sản phẩm khác nhau, nhưng lại không thể nhóm chung dự phòng bảo hành thông thường và các khoản phải trả liên quan đến vụ kiện.”

Trang 7

Đoạn 83 VAS 18: “Khi một khoản dự phòng và một khoản nợ tiềm tàng phát sinh

từ cùng một tình huống thì doanh nghiệp phải trình bày theo quy định ở đoạn 79 - 81 đồng thời chỉ rõ mối liên hệ giữa khoản dự phòng và nợ tiềm tàng đó.” Trong đoạn 83 VAS 18,

chuẩn mực cung cấp cái thông tin để doanh nghiệp xử lý các sự kiện cùng phát sinh ra dự phòng phải trả và nợ tiềm tàng, còn cách thức trình bày nợ tiềm tàng trên TMBCTC như thế nào chủ yếu được đề cập đến ở đoạn 81 của chuẩn mực

Hình thức công bố có thể như sau (Trang 196 - Sách Kiểm Toán):

“Vào ngày 30/11/20X0, một khách hàng đã kiện chúng tôi yêu cầu bồi thường một khoản thiệt hại do mua hàng hóa kém phẩm chất của đơn vị Tổng số thiệt hại vượt khỏi mức bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm của đơn vị là 500 triệu đồng Thế nhưng, các nhà quản lý và tư vấn pháp lý của chúng tôi cho rằng trách nhiệm mà chúng tôi có thể phải gánh chịu cho số vượt mức này, nếu có sẽ không phải là một số tiền trọng yếu”

4 So sánh Nợ tiềm tàng, dự phòng nợ phải trả và nợ phải trả:

Việc xác định nợ tiềm tàng, dự phòng nợ phải trả và nợ phải trả là điều cần thiết để

có thể ghi nhận chính xác các khoản mục này Phân biệt các khoản trên với nợ phải trả kháđơn giản song rất dễ nhầm lẫn giữa nợ tiềm tàng và dự phòng phải trả

6.1 So sánh Nợ tiềm tàng và Dự phòng phải trả:

Nợ tiềm tàng và Dự phòng phải trả có các điểm giống và khác như sau:

Giống nhau - Chúng đều là nợ tiềm tàng (thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các

khoản nợ không thỏa mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường)

Trang 8

- Không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian.

Định nghĩa Nợ tiềm tàng có thể là:

- Nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ta và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều

sự kiện không chắc chắn trong tương lai

mà doanh nghiệp không kiểm soát được;

- Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từcác sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì:

- Doanh nghiệp có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kể quả từ một sự kiện đã xảy ra;

- Sự giảm sút về những lợi ích kinh

tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ;

- Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó

Ghi nhận Không được ghi nhận Được ghi nhận và giá trị ghi nhận là giá trị

được ước tính một cách đáng tin cậy

để xác định xem liệu sự giảm sút kinh

tế có xảy ra hay không

Các khoản dự phòng cần phải được xem xét lại vào mỗi ngày lập bảng tổng kết tài sản và được điều chỉnh để phản ánh cách đánh giá tốt nhất theo giá trị hiện tại

Ước tính Không thể ước tính nghĩa vụ nợ một

cách đáng tin cậy, thì khoản nợ hiện tại không được ghi nhận và trình bày như

Có thể ước tính nghĩa vụ nợ một cách đáng tin cậy thì lập dự phòng

Trang 9

một khoản nợ tiềm tàng

tính kế toán vào nợ phải trả

Ghi nhận vào nợ phải trả

Điều kiện - Chắc chắn xảy ra nhưng số tiền

chưa xác định một cách đáng tin cậy

- Có thể xảy ra (xác nhận bởi khả

năng xảy ra hay không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai)

Chắc chắn xảy ra, số tiền xác định một cách đáng tin cậy

Đã xảy ra, số tiền

xác định một cách

chính xác

6.3 Bảng so sánh Nợ tiềm tàng, dự phòng nợ phải trả và nợ phải trảMức độ

chắc chắn và độ tin cậy của số tiền tăng dần theo thứ tự: Nợ tiềm tàng, Dự phòng phải trả,

Nợ phải trả

Lưu ý 1: Khi một vụ kiện tụng, tranh chấp xảy ra, có thể hình thành nợ tiềm tàng, có

thể hình thành dự phòng phải trả và cũng có thể là nợ phải trả

Ví dụ: Công ty Rito Gamez bị đội tuyển KT Rerstol kiện vì dàn xếp sẵn trong việc

tổ chức bốc thăm, cố tình gây bất lợi cho đội tuyển trong giải đấu Chung Kết Hành Tinh

20x3 Số tiền đội tuyển KT đòi bồi thường lên đến $10m:

Trang 10

- Trường hợp công ty bị khởi kiện vào tháng 10/20x3 và sẽ xử vào 8/20x4 Lúc này công ty không nắm chắc phần thắng, Rito có thể thắng/thua kiện, chưa có kết luận xác nhận nghĩa vụ nợ của công ty, còn phụ thuộc vào quyết định của tòa án trong tương lai Vậy thì sự kiện này sẽ được phản ánh trên BCTC của Rito Gamez ngày 31/12/20x3 là một khoản nợ tiềm tàng.

- Trường hợp bằng chứng chỉ ra rằng Rito Gamez cố tình gian lận đã quá rõ ràng, chuyện công ty thua kiện là điều chắc chắn xảy ra, số tiền đền bù được xác định một cách đáng tin cậy dựa trên khung hình phạt thì đơn vị sẽ lập khoản dự phòng phải trả

- Trường hợp tòa đã ra quyết định xử đơn vị phải bồi thường $10m, nghĩa vụ nợ đã được xác định một cách chính xác thì $10m được ghi nhận là một khoản nợ phải trả

Lưu ý 2: Chúng ta có thể bị nhầm lẫn và bị rối khi xác định cách xử lý về mặt kế

toán đối với nợ tiềm tàng diễn ra sau ngày khóa sổ Các sự kiện sau ngày khóa sổ có 2 nhóm chính là sự kiện cần điều chỉnh (adjusting event) và Sự kiện không cần điều chỉnh (non-adjusting event) Sự kiện cần điều chỉnh thì phải điều chỉnh BCTC trước khi phát hành trong khi sự kiện không cần điều chỉnh thì không cần điều chỉnh BCTC nhưng nếu trọng yếu thì phải thuyết minh Một khi đã được xác định là nợ tiềm tàng thì cách xử lý về

mặt kế toán chỉ có thể là thuyết minh.

PHẦN B: SỰ KHÁC BIỆT CHUẨN MỰC VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ VỀ NỢ TIỀM TÀNG.

Theo chuẩn mực Kế toán Quốc tế IAS 37

(b) Nghĩa vụ hiện tại phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ nhưng chưa được ghi nhận vì:

Trang 11

i Không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc thực hiện nghĩa vụ nợ; hoặc là

ii Giá trị của nghĩa vụ đó không được xác định một cách đáng tin cậy.”

“27 Đơn vị không được ghi nhận một khoản nợ tiềm tàng.”

Theo Đoạn 29, IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng”:

“29 Khi một đơn vị chịu trách nhiệm chung và bình đẳng đối với một nghĩa vụ, phần nghĩa vụ nợ dự kiến thuộc về các chủ thể khác được coi như một khoản nợ tiềm tàng Đơn vị phải ghi nhận khoản dự phòng phải trả cho phần nghĩa vụ nợ có thể xảy ra làm giảm sút lợi ích kinh tế, ngoại trừ một số ít trường hợp không thể đưa ra ước tính đáng tin cậy.”

3 Đánh giá:

Theo Đoạn 30, IAS 37 “Các khoản dự phòng, nợ phải trả và tài sản tiềm tàng”:

“30 Các khoản nợ tiềm tàng có thể xảy ra không như dự kiến ban đầu Do đó, chúng phải được đánh giá liên tục để xác định liệu có sự giảm sút lợi ích kinh tế hay không Nếu sự giảm sút lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến một khoản mục trước đây là khoản nợ tiềm tàng, thì khoản dự phòng phải trả sẽ cần được ghi nhận trong báo cáo tài chính của kỳ mà sự thay đổi gần như chắc chắn xảy ra (ngoại trừ một số ít trường hợp không thể đưa ra ước tính đáng tin cậy).”

Ngày đăng: 30/01/2024, 14:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w