BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2MỤC LỤCI Cơ sở lý luận 21 Một số khái niệm liên quan 21.1 Năng lực 21.2 Kiểm soát 21.3 Cảm xúc 2
1.4 Năng lực kiểm soát cảm xúc 2
2 Nội dung năng lực kiểm soát cảm xúc 2
2.1 Vai trò năng lực kiểm sốt cảm xúc 2
2.1.1.Tránh được xung đột khơng đáng có 2
2.1.2 Xây dựng và duy trì mối quan hệ 2
2.1.3 Chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp 2
2.1.4 Không bị người khác lợi dụng điểm yếu 2
2.1.5 Thể hiện bạn là người có hiểu biết 2
2.2 Đặc trưng năng lực kiểm soát cảm xúc 2
2.2.1 Kiềm chế cảm xúc 2
2.2.2 Thay đổi cách nhìn hoặc đánh giá lại tình hình 2
2.2.3 Lập kế hoạch kiểm soát cảm xúc 2
2.2.4 Chuyển trọng tâm chú ý 2
2.2.5 Kiểm soát cảm xúc của người khác 2
II Cơ sở thực tiễn 2
1 Giải pháp phát triển năng lực kiểm soát cảm xúc 2
1.1.Điều chỉnh hành động của cơ thể 21.2 Rèn luyện sự tự tin: 21.3 Sử dụng ngôn từ: 21.4 Rèn luyện sự tự tin: 21.5 Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực 2III Kết luận 2
IV Tài liệu tham khảo 2
Trang 3I Cơ sở lý luận
1 Một số khái niệm liên quan1.1 Năng lực
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạtđộng nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh lý vàtrình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đóvới chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo.
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầucủa một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt Năng lực vừa làtiền đề, vừa là kết quả của hoạt động Năng lực vừa là điều kiện cho hoạt động đạt kếtquả nhưng đồng thời năng lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy (kinhnghiệm, trải nghiệm)
1.2 Kiểm soát
Kiểm soát được hiểu là quá trình xem xét, đánh giá để phát hiện và ngăn chặn nhữnggì trái quy định nhằm đảm bảo mục tiêu, kế hoạch được thực hiện một cách có hiệu quả.
1.3 Cảm xúc
Theo Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng: “Cảm xúc là sự phản ánh tâm lý về mặt ýnghĩa sống động của các hiện tượng và hoàn cảnh, tức mối quan hệ giữa các thuộc tínhkhách quan của chúng với nhu cầu của chủ thể, dưới hình thức những rung động trựctiếp” [5, tr.24].
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện, Từ điển Tâm lý, NXB Ngoại văn, 1991 thì: “Cảmxúc là phản ứng rung chuyển của con người trước một kích thích vật chất hoặc một sựviệc, gồm hai mặt: những phản ứng sinh lý do thần kinh thực vật như tim đập nhanh, tốtmồ hơi, nội tiết tăng hay giảm, cơ bắp co thắt, hoặc run rẩy, rối loạn tiêu hóa; những phản
Trang 4ứng tâm lý, qua những thái độ, lời nói, hành vi và cảm giác dễ 32 chịu, khó chịu, vuisướng, buồn khổ có tính bột phát, chủ thể kiềm chế khó khăn [23, tr.19].
Những tác giả như Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Quang Uẩn nhận định: “Cảm xúc lànhững thái độ thể hiện rung cảm của con người đối với những sự vật hiện tượng của hiệnthực, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của conngười” [23, tr.20].
Theo Caroll.E.Jzard thì định nghĩa về cảm xúc một cách đầy đủ thì phải chú ý đến bakhía cạnh của cảm xúc Đó là:
a) Cảm giác này được thể nghiệm hay là được ý thức về cảm xúc.
b) Các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh, hệ nội tiết, hô hấp, tiêu hóa và các hệ kháccủa cơ thể.
c) Các phức hợp biểu cảm cảm xúc mà được đưa ra quan sát, đặc biệt là những phức hợpphản ánh trên bộ mặt [2, tr.17].
Trong đề tài này, cảm xúc được nhìn nhận theo quan điểm của tác giả Nguyễn XuânThức, Nguyễn Quang Uẩn Đó là : “Cảm xúc là những thái độ thể hiện rung cảm của conngười đối với những sự vật hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng trongmối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con người”
1.4 Năng lực kiểm soát cảm xúc
Năng lực kiểm soát cảm xúc là năng lực mà nhờ đó chủ thể có thể làm chủ được cácbiểu hiện cảm xúc của bản thân, người khác và có cách giải tỏa cảm xúc phù hợp nhằmđạt mục đích giao tiếp
Trang 52 Nội dung năng lực kiểm soát cảm xúc2.1 Vai trò năng lực kiểm sốt cảm xúc2.1.1.Tránh được xung đột khơng đáng có
Trong rất nhiều tình huống, việc để cho cảm xúc lấn át dễ làm cho cuộc bàn bạc, tranhluận trở nên mâu thuẫn, đặc biệt là khi có nhiều ý kiến trái chiều Người không kiểm soátđược cảm xúc sẽ rất dễ có phản ứng sai lầm, đó là bảo thủ, đem tình cảm yêu ghét cánhân để quyết định đúng sai hoặc thể hiện cái tôi cá nhân quá lớn và vô tình tự bộc lộđiểm yếu.
Những lúc như vậy, người kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân sẽ để lý trí và các luận điểmphát huy tác dụng thay vì để cảm xúc chi phối Giữ thái độ khách quan, sự tìm hiểu vấnđề sáng suốt và tôn trọng tất cả các ý kiến Học cách kiểm soát cảm xúc cá nhân tốt sẽ cóthái độ cư xử ở mức độ phù hợp và khéo léo nhất, tránh được xung đột hoặc làm dịu đitình hình căng thẳng song song với việc đạt được kết quả công việc như ý.
2.1.2 Xây dựng và duy trì mối quan hệ
Việc thể hiện cảm xúc thái quá như bốc đồng, giận dữ, tranh chấp hơn thua sẽ là yếutố giết chết mối quan hệ nhanh nhất Nó chỉ làm cho mối quan hệ xấu đi vì có lời nói, tháiđộ và hành vi làm tổn thương, thậm chí xúc phạm đến người khác Đặc biệt đó là cấptrên, đồng nghiệp hay đối tác, khách hàng thì tất nhiên sẽ nhận lại hậu quả xấu tùy theomức độ.
Do đó, lợi ích của việc làm chủ được cảm xúc là thể hiện thái độ đúng mực, ứng xửkhôn ngoan, khéo léo Điều này giúp cho các mối quan hệ được giữ vững và phát triển tốthơn.
2.1.3 Chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp
Bộc lộ hết cảm xúc và thái độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc người khác nhìn nhận vềbạn Đặc biệt cấp trên sẽ không đánh giá cao người mà bị cảm xúc chi phối Họ hiểu rằng
Trang 6người mà không làm chủ được cảm xúc là thiếu chuyên nghiệp, rất khó vươn xa đồngnghĩa với cơ hội thăng tiến bằng không Chưa kể, trong mắt người xung quanh, bạn có vẻnhư chưa trưởng thành, thiếu sự khôn ngoan và không đáng tin cậy.
Do đó, việc làm chủ được cảm xúc cá nhân sẽ giúp bạn giữ được hình ảnh tốt trongmắt người khác Bạn sẽ trở nên trưởng thành, điềm tĩnh và chuyên nghiệp hơn trong mắtcấp trên và đồng nghiệp.
2.1.4 Không bị người khác lợi dụng điểm yếu
Đôi khi trong công việc có những tranh chấp và đối thủ sẽ lợi dụng điểm yếu của bạnđể chơi xấu, làm bạn tự hại chính mình chỉ vì khơng kiểm sốt tốt cảm xúc.
Ví dụ: Biết tính bạn nóng nảy, họ sẽ khiêu khích bạn trong một số trường hợp để bạn nổinóng, giận dữ và có một vài phản ứng tiêu cực Như vậy, bạn đã tự đánh mất hình ảnh tốtđẹp của mình trong mắt cấp trên, đồng nghiệp, đối tác, khách hàng…; Đồng nghĩa vớiviệc tự đánh mất cơ hội làm việc hay hợp tác.
Do đó, lợi ích của việc kiểm soát cảm xúc cá nhân là giữ cho tâm lí của mình đượcbình ổn, thái độ khách quan điềm tĩnh nhất để ứng xử tốt trong mọi tình huống, không đểngười khác khiêu khích, lợi dụng hạ bệ chính bản thân mình.
2.1.5 Thể hiện bạn là người có hiểu biết
Người có hiểu biết sẽ luôn cố gắng học hỏi những điều hay lẽ phải để có các quy tắcứng xử đúng mực nhất Người biết kiềm chế bản thân mình, biết cố gắng học cách kiểmsoát cảm xúc chắc chắn là một người hiểu biết, khôn ngoan và có lối sống tích cực, đượcmọi người yêu mến, coi trọng.
Không chỉ trong công việc mà cả cuộc sống, học cách kiểm soát cảm xúc sẽ mang đếnnhiều lợi ích đáng giá cho chính bạn và cả những người liên quan Kiểm soát được cảmxúc sẽ điều khiển được hành vi đúng mực, khéo léo và tránh được các sai lầm trong ứngxử hay quyết định công việc làm bạn hối tiếc Ngoài yếu tố năng lực và kiến thức chun
Trang 7mơn, kiểm sốt cảm xúc cá nhân chính là một trong những kỹ năng quan trọng hàng đầuquyết định sự thành công của bạn.
2.2 Đặc trưng năng lực kiểm soát cảm xúc2.2.1 Kiềm chế cảm xúc
- Dạng thứ nhất: Nghĩa là bộc lộ ra cảm xúc, có thể là lời nói hay hành vi: sử dụng từ ngữnhẹ nhàng, không hằn thù, không mang ý tiêu cực, gây thương tổn người khác, thể hiện ởkhả năng đưa ra những quyết định hợp lý Ví dụ như chủ thể giận thì nên từ tốn mà lắngnghe, mà giải thích vì sao mình tức giận đối phương.
- Dạng thứ hai của kiềm chế cảm xúc là đè nén cảm xúc, cụ thể hơn là “nhịn”, “kiềm néncảm xúc thực của bản thân” Song nếu cảm xúc bị kiềm chế khá lâu thì sẽ dẫn đến hậuquả không tốt
Ví dụ như: cơn giận mà bị kìm nén, nén chịu quá lâu sẽ dẫn tới cơn giận có thể hướngvào bên trong, chủ thể bộc lộ cơn giận dưới dạng tâm thần, thù hằn bằng những hành vihủy hoại, tiêu cực cho bản thân và người khác.
2.2.2 Thay đổi cách nhìn hoặc đánh giá lại tình hình
Yếu tố này cho thấy cách xử lý, cách nhanh nhạy ứng xử với đối tượng giao tiếp khinảy sinh cảm xúc có vấn đề Yếu tố này thể hiện ở việc chủ thể nhìn vấn đề gây ra cảmxúc nhẹ nhàng hơn, dễ tha thứ, lạc quan hơn, đánh giá sáng suốt diễn biến hơn
Ví dụ như: lo sợ trước kỳ thi đại học quan trọng làm cho học sinh run lẩy bẩy, mất ăn mấtngủ, nghĩ đến viễn cảnh xấu,
2.2.3 Lập kế hoạch kiểm soát cảm xúc
Thực tế, giải tỏa cảm xúc là một khâu quan trọng của năng lực kiểm soát cảm xúc.Thật khó để làm cho một người hay tức giận dễ dàng trở thành người bình tĩnh nhanhchóng Vì cảm xúc này hình thành quá lâu, “ì tâm lý”, khó thay đổi Do đó chủ thể phảibiết lập kế hoạch hành động để kiểm soát nó một cách tích cực.
Trang 82.2.4 Chuyển trọng tâm chú ý
Người biết chuyển hướng chú ý để cơn giận được ít có điều kiện bùng nổ cũng là mộtbiểu hiện của khả năng kiểm soát cảm xúc Chẳng hạn như, tảng lờ sang chuyện khác làrất cần thiết khi biết mình đang “khơi” đúng điều làm người khác giận, hoặc lánh mặt đi,nói lời hài hước, và biết chuyển sang hoạt động khác sẽ giúp bản thân không tập trungvào cảm xúc giận dữ
2.2.5 Kiểm soát cảm xúc của người khác
An ủi, xoa dịu, làm nguội cảm xúc của người khác Khả năng kiểm sốt cảm xúckhơng chỉ bao hàm của cá nhân mà còn kể cả kiểm soát cảm xúc của cả người khác Giúpngười khác thoát khỏi tình trạng mất cân bằng về cảm xúc sợ hãi, tức giận, bằng lời nóiđộng viên, xoa dịu cơn tức giận hoặc trấn an nỗi sợ hãi, khích lệ cá nhân vượt qua sự xấuhổ cũng thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc.
II Cơ sở thực tiễn
1 Giải pháp phát triển năng lực kiểm soát cảm xúc1.1.Điều chỉnh hành động của cơ thể
Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ thể bằngcách thực hiện một vài động tác như:
- Thả lỏng người;
- Hít thở sâu: động tác này sẽ giúp làm tâm trạng dịu đi;
- Thay đổi tư thế ngồi, tư thế đúng sao cho bản thân thoải mái hơn;
-> Như vậy bản thân sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới hơn.
Trang 91.2 Rèn luyện sự tự tin:
- Để rèn luyện được tư duy, trí tuệ, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi người, mọi vật bằngthái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh Thay vì tìm nhữngnhược điểm hay sai phạm của người khác, bạn có thể tìm những ưu điểm của họ để tíchlũy kinh nghiệm cho bản thân.
Ví dụ: Khi bị cha mẹ hoặc sếp la mắng, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối Bạn sẽtrở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng phản kháng lại Tuy nhiên, đó không phải điều nênlàm Bạn cần giữ bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếuđiểm của mình Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, sếp có cái nhìn tích cực về bạn.
1.3 Sử dụng ngôn từ:
- Quản lý cảm xúc trong giao tiếp bằng ngôn từ là kỹ năng giao tiếp không thể thiếu.Việc điều chỉnh ngôn từ cần được áp dụng ngay từ những tình huống giao tiếp trong cuộcsống hàng ngày Bởi mối quan hệ của chúng ta được tạo ra từ những tình huống giao tiếpmà chúng ta trải qua cùng đối phương.
Ví dụ: Trong một tình huống giao tiếp cụ thể giống nhau của giáo viên với Hiệu trưởngvà giáo viên với học sinh tại Nhà trường, thì việc sử dụng ngôn từ sẽ khác nhau Ngôn từsử dụng với Hiệu trưởng sẽ khác so với ngôn từ dùng với học sinh Mặc dù, tình huốnggiao tiếp là giống nhau.
- Ngưng than vãn, không dùng những từ mang đến sự tiêu cực, mà thay vào đó, bạn nêndùng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ dành cho đối phương Đây chính làchìa khóa giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống với góc nhìn tíchcực hơn.
Ví dụ: Thay vì chê học sinh là “Hôm nay em làm không tốt” thì có thể thay bằng “Hômnay em đã rất cố gắng, hãy tiếp tục phấn đấu cho những lần sau” Sẽ giúp học sinh thoảimái hơn và không ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh.
Trang 101.4 Rèn luyện sự tự tin:
- Không ít trường hợp bạn bị bao vây bởi những buồn, hờn, tức giận chính là vì thiếu tựtin Bạn cảm thấy bản thân không có năng lực, dung mạo hay hoạt ngôn bằng người khácvà bạn cảm thấy khó khăn, sợ hãi khi giải quyết vấn đề Vì thế, tự tin ở bản thân mình làyếu tố quan trọng để bạn kiểm soát được cảm xúc.
Ví dụ: Bạn ngại nói trước đám đông vì kỹ năng còn yếu Nếu bạn tự tin, thì có thể tiếptục nói trước đám đông nhiều hơn, chỉ cần bạn tự tin, thì dần dần kỹ năng của bạn sẽđược cải thiện Lúc này sự tự tin cũng sẽ rất cao.
- Cần rèn luyện kỹ năng bắt buộc đối với bạn thân.
+ Hãy tập không lảng tránh ánh mắt của người đối diện, hãy can đảm nhìn trực tiếp vàomắt người đối diện khi trò chuyện, đừng ngó lơ cũng đừng lảng tránh.
+ Biến nỗi sợ hãi thành hành động, hãy vượt qua sự sợ hãi và đứng lên hanh động, từ lầnnày qua lần khác chắc chắn rồi bạn sẽ thành công.
+ Dẫn thân, hãy can đảm thử sức mình ở mọi lĩnh vực, ở mọi môi trường và mọi tìnhhuống, hãy tự tin khám phá bản thân mình thay vì lo sợ những điều mới lạ.
+ Hãy chọn những mục tiêu có tính khả thi, đứng chọn những mục tiêu có tinh viễnvông, điều này sẽ khiến bạn phải thường xuyên đối mặt với sự thất vọng.
1.5 Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực
Cảm xúc tiêu cực là kẻ thù lớn nhất cần loại bỏ nếu muốn kiểm soát cảm xúc tốt hơn.Để làm được như thế, bạn cần:
- Không đổ lỗi cho người khác.
Ví dụ: Biết nhận lỗi về bản thân trong các hoạt động nhóm, động viên thay vì đổ lỗi chocác thành viên khác trong công việc.
- Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.
Trang 11Ví dụ: Khi bản thân sai, phải đứng ra nhận trách nhiệm và tìm cách giải quyết phù hợp vànhanh chóng để vấn đề được xử lý hiệu quả.
- Khơng tính tốn thiệt hơn
Ví dụ: Suy nghĩ cơng bằng, khơng tính tốn, đề cao tinh thần trong công việc nhóm.- Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi.
Ví dụ: Thay vì chê học sinh là “Hôm nay em làm không tốt” thì có thể thay bằng “Hômnay em đã rất cố gắng, hãy tiếp tục phấn đấu cho những lần sau” Sẽ giúp học sinh thoảimái hơn và không ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh.
- Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực
Ví dụ: Dù trong bất cứ tình huống khó khăn nào, cũng phải tìm ra điểm tích cực, tiêu cựcsẽ kéo tinh thần của bạn xuống, suy nghĩ tích cực là nguồn động lực cực tốt để bạn xử lýkhó khăn gặp phải.
- Không nói những lời phàn nàn, bỏ ngay những lời chỉ trích và gia tăng lời khen Bạncàng khen người khác như nào thì chắc chắn cảm xúc của bạn cũng sẽ trở nên tích cựctheo người đó.
Ví dụ: Khi bạn khen người khác, bạn cũng sẽ nhận lại từ người khác như: lời cảm ơn, lờiđộng viên, lời khen Sẽ giúp cảm xúc của bạn tốt theo và tích cực trong công việc củamình.
III Kết luận
Tóm lại, năng lực quản lý cảm xúc là một trong những năng lực quan trọng và cần thiếtcủa nhà quản lý, trên phương diện đó nhà quản lý phải ra sức học tập, rèn luyện, củng cốnăng lực quản lý cảm xúc, để công việc cũng như các mối quan hệ trong hoạt động quảnlý trở nên hiệu quả và đạt được những mục tiêu đề ra.
Trang 12IV Tài liệu tham khảo
1 Caroll E Izard (1992), Những cảm xúc của người, NXBGD.2 Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB KHXH.
3 Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục.
4 Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Lũy, Đinh Văn Vang (2004), Tâm lýhọc đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội