1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận phương pháp quy nạp của francis bacon

80 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Quy Nạp Của Francis Bacon
Tác giả Phan Hoàng Hoàng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Học
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Với tuyên bố: “Tri thức là sức mạnh” có ý nghĩa quan trọng và trở thành tuyên ngôn của thời đại lịch sử mới – thời đại văn minh khoa học và công nghệ, F.Bacon đã khẳng định vai trò của t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TRIẾT HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: Phương pháp quy nạp của Francis Bacon

Sinh viên : Phan Hoàng Hoàng

MSSV: 15031545 Lớp: K60 Triết học

Hà Nội – 05/2019

Khóa luận luật học

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH NẢY SINH PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS BACON 7

1.1 Francis Bacon và tác phẩm “Bộ công cụ mới” 7

1.2 Nội dung chính trong triết học Bacon 9

1.2.1 Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học 9 1.2.2 Quan niệm của Bacon về thế giới 10

1.2.3 Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo 12

1.3 Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp 13 C HƯƠNG 2: N ỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP CỦA FRANCIS BACON 17

2.1 Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon 17

2.1.1 Phương pháp quy nạp của Aristotle 17

2.1.2 Sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon 20

2.2 Học thuyết về ngẫu tượng 22

2.2.1 Các loại ngẫu tượng 22

2.2.2 Giá trị của học thuyết ngẫu tượng của Bacon 33

2.3 Phương pháp ba bảng của Francis Bacon 34

KẾT LUẬN 77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Khóa luận luật học

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài khóa luận

Đúng như tiên đoán của C.Mác, khoa học ngày nay đã trở thành “ lực lượng sản xuất trực tiếp”, trở thành nhân tố mang tính quyết định đối với sự phát triển của xã hội hiện đại Tiến bộ khoa học đã và đang trở thành một trong những vấn đề triết học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng, cấp bách Nghiên cứu vấn đề này, chúng ta không thể không quay lại với di sản lý luận của F.Bacon Chính Ông được C.Mác coi là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh

và khoa học thực nghiệm hiện đại F.Bacon chính là người có đóng góp lớn lao trong việc phát triển khoa học và triết học của thời kỳ cận hiện đại nói riêng và của nhân loại nói chung Tinh thần hăng say khám phá và phục hưng khoa học của F.Bacon đã ảnh hưởng lớn và sâu rộng đến các trào lưu triết học Anh - Tây

Âu thế kỷ XVII – XVIII với những tác phẩm có giá trị và ý nghĩa vạch thời đại

Với tuyên bố: “Tri thức là sức mạnh” có ý nghĩa quan trọng và trở thành tuyên ngôn của thời đại lịch sử mới – thời đại văn minh khoa học và công nghệ, F.Bacon đã khẳng định vai trò của tri thức là không thể thiếu được trong đời sống xã hội hiện nay, vai trò ấy vẫn đã và đang là đề tài được tranh luận trong các suy lý triết học phương Tây hiện đại

Ngày nay, khi khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố quyết định của sự phát triển xã hội, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu, khoa học càng trở thành đối tượng quan trọng trong nghiên cứu của nhiều ngành khoa học (xã hội học, kinh tế học, chính trị học, v.v.), trong đó có triết học với tên gọi

là “triết học về khoa học” Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của từng nước

mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật mang tính đa dạng và đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh,

Khóa luận luật học

Trang 4

điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia Và điều nổi bật rút ra ở các chiến lược, chính sách đó ở tất cả các nước trên thế giới từ những nước có nền kinh tế hiện đại đứng hàng đầu thế giới, như Mỹ, Nhật, Pháp, v.v cho đến những nước

có nền kinh tế chậm phát triển và lạc hậu như Việt Nam, Lào , Campuchia, một

số nước Trung Đông, - đó chính là quan điểm rằng, sự phát triển khoa học và kỹ thuật là một định hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia Bởi vậy việc nghiên cứu, tổng kết, xác định vị trí và vai trò của khoa học trong xã hội hiện đại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước trên con đường công nghiệp hoá - hiên đại hoá

Nghiên cứu triết học của F.Bacon nói chung và tư tưởng triết học về khoa học của ông nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ngoài việc tái hiện và chỉ

ra những luận điểm tích cực của F.Bacon, với việc khẳng định khoa học là chìa khóa, là điểm khởi đầu cho việc sử dụng khoa học như là: “Lực lượng sản xuất trực tiếp” quyết định sự thành bại của một quốc gia, mà còn thông qua đó để khẳng định vị trí, vai trò của khoa học kỹ thuật là yếu tố cốt tử đối với sự phát triển của xã hội và chỉ ra những hạn chế của F.Bacon trong tác phẩm “Công cụ mới” dưới ánh sáng của xã hội hiện đại, kể cả những vấn đề của xã hội việt nam đang tồn tại

Triết học của F.Bacon nói chung và đặc biệt là tư tưởng triết học về khoa học của ông trong tác phẩm “Công cụ mới” chưa được nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc ở ta, do vậy việc tìm hiểu nó trở thành một nhiệm vụ tất yếu và quan trọng đối với những người nghiên cứu và giảng dạy triết học

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn chủ đề

“Phương pháp quy nạp của Francis Bacon” làm đề tài nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình có nghiên cứu và đề cập đến tiền đề khoa học tự nhiên cho

sự ra đời của triết học F.Bacon có thể khái quát ở một số tác phẩm sau: Cuốn “ những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây”, tác giả Phạm Minh Lăng, Nxb

Khóa luận luật học

Trang 5

Văn hóa thông tin, Hn, 2001, tr121 -122; Lịch sử triết học phương Tây trước Mác, của tác giả Trần Văn Phòng- Dương minh Đức, Nxb Đại học sư phạm,

2003, tr 68;

Những công trình đề cập đến tiền đề triết học bao gồm: Luận văn “ học thuyết của F.bacon về nhận thức” của Nguyễn Thị Hồng Diệp, khoa triết học – Đại học khoa học xã hội nhân văn, 2012, tr 22- 25; Cuốn Lịch sử triết học của tác giả Phương kỳ Sơn, NXB chính trị quốc gia, HN, 2000; Lịch sử triết học của tác giả Nguyễn Hùng Hậu, NXB Chính trị - Hành chính, 2010

Có thể nói, cho dù có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của F.Bacon trên các phương diện khác nhau của nó, song có một nghịch lý là cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu nào đi vào phân tích giải pháp của F.Bacon cho một trong những vấn đề cấu thành nội dung cơ bản của triết học trung cổ và có tác động không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển của triết học Phục hưng, - đó là vấn đề quan hệ giữa khoa học với tôn giáo trong tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon Khi có tính đến lịch sử của vấn đề này trong triết học trung cổ, triết học Phục hưng và bản thân triết học đương thời với F.Bacon, cũng như tính cấp bách của nó trong điều kiện hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu:

Phân tích nội dung về Phương pháp quy nạp của Francis Bacon, đặc biệt trong tác phẩm “Bộ công cụ mới”

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Làm rõ điều kiện lịch sử - xã hội ra đời về phương pháp quy nạp trong

tư tưởng của Bacon

Làm rõ nội dung cơ bản của các loại ngẫu tượng đó trong tác phẩm “Bộ công cụ mới”

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Nội dung phương pháp quy nạp trong tư tưởng của Francis Bacon

Khóa luận luật học

Trang 6

- Phạm vi nghiên cứu:

Phương pháp quy nạp của Bacon, đặc biệt được thể hiện trong tác phẩm

“Bộ công cụ mới” và các tài liệu đã được nghiên cứu trước đây

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận:

Lý luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Lý luận cơ bản của tư tưởng triết học hiện đại

- Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp phân tích và tổng hợp

lý thuyết; phương pháp lịch sử Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tham khảo các nguồn tài liệu có liên quan để nhận định rõ hơn về đối tượng nghiên cứu rồi tiến hành đánh giá đối tượng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài niên luận

Nghiên cứu giúp nắm rõ hơn về phép quy nạp trong tư tưởng triết học của Francis Bacon

Nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho quá trình tìm ra phương pháp quy nạp đúng đắn cũng như là tài liệu cho các sinh viên, nhà nghiên cứu tham khảo, đóng góp ý kiến

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương lớn nằm trong nội dung chi tiết như sau:

Chuơng 1 Bối cảnh nảy sinh phương pháp quy nạp của Francis Bacon

Chương 2 Nội dung cơ bản trong phương pháp quy nạp của Francis Bacon

Khóa luận luật học

Trang 7

NỘI DUNG Chương 1: Bối cảnh nảy sinh phương pháp quy nạp của Francis Bacon 1.1 Francis Bacon và tác phẩm “Bộ công cụ mới”

Francis Bacon là nhà triết học vĩ đại thời cận đại Theo Mác, Bacon là ông

tổ của chủ nghĩa duy vật Anh Theo Mác, Bacon là ông tổ của chủ nghĩa duy vật Anh và khoa học thực nghiệm Bắt đầu từ Bacon, lịch sử triết học Tây Âu bước sang một giai đoạn mới

Bacon sinh năm 1561 trong một gia định quý tộc Anh Sau khi tốt nghiệp trường đại học tổng hợp Kembrigiơ, ông công tác nhiều năm về ngoại giao cho vương triều Xtiua Mặc dù sống ở nước Anh thời kỳ trước cách mạng tư sản, nhưng Bacon vẫn nhiệt liệt ủng hộ những cải cách tư sản nhằm phát triển đất nước, ủng hộ sự phát triển khoa học và triết học Anh Những tác phẩm lớn của ông là “Đại phục hồi các khoa học( 1605), Công cụ mới( 1620)…

Bacon được phong tước hiệp sĩ năm 1603 Ông được biết đến là một nhân vật quan trọng của Cách mạng khoa học và được xem là cha của chủ nghĩa duy nghiệm và phương pháp khoa học Mặc dù sự nghiệp chính trị của ông bị tiêu tan trong nỗi ô nhục, sức ảnh hưởng của ông vẫn còn mãi theo thời gian cùng với các tác phẩm của ông Đáng chú ý nhất với vai trò một người ủng hộ triết học và một người thực hành phương pháp khoa học trong cuộc cách mạng khoa học

Bacon được gọi là cha đẻ của chủ nghĩa kinh nghiệm Những tác phẩm của ông đã hình thành và phổ biến hóa phương pháp luật quy nạp đáp ứng cho yêu cầu khoa học, và thường được gọi là "Phương pháp Bacon", hay đơn giản là

"phương pháp khoa học"

Yêu cầu của ông về một phương pháp nghiên cứu sự vật hiện tượng tự nhiên một cách có kế hoạch đã đánh dấu một bước chuyển mới trong khuôn khổ

mỹ từ và lý thuyết cho khoa học, phần lớn phương pháp mà ông phát minh ra

Khóa luận luật học

Trang 8

vẫn còn tồn tại bao hàm trong những quan niệm về phương pháp luận đúng đắn ngày nay

Francis Bacon qua đời đột ngột năm 1626, để lại New Atlantis cũng như

dự án Đại phục hồi khoa học còn dang dở Tuy nhiên, những gì ông đã đóng góp cho triết học và khoa học đều có ảnh hưởng rất lớn Sự xuất hiện của Francis Bacon đóng vai trò như một gạch nối quan trọng, nối liền dòng chảy phát triển triết học nước Anh, vốn bị bỏ trống trong một thời gian dài, kể từ lúc những triết gia nổi tiếng như John Wycliffe và William xứ Ockham qua đời Không những vậy, triết học Bacon, với tinh thần phê phán và khám phá, còn ảnh hưởng sâu rộng đến triết học Anh và Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII Những thành tựu mà ông tưởng tượng và phác họa trong New Atlantis như các công cụ đông lạnh dự trữ, đài thiên văn, hồ lọc nước ngọt… đều đã trở thành sự thật Điều đó cho thấy tầm nhìn khoa học đúng đắn của Francis Bacon Do đó, tuyên bố “Tri thức là sức mạnh” của ông như một lời khăng định về tầm quan trọng của tri thức, khoa học trong đời sống xã hội cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị

“Bộ công cụ mới” là cuốn sách nền tảng của phương pháp khoa học Bacon đã nhấn mạnh về việc sử dụng các thí nghiệm nhân tạo để cung cấp các quan sát bổ sung các hiện tượng Chính bằng cuốn sách này, Fracis Bacon đã được coi là “Cha đẻ của Triết học thực nghiệm” Mặc dù các phương pháp thực nghiệm của Bacon đến nay không còn quá mới nhưng cuốn sách vẫn còn rất quan trọng bởi vì ông đã xem xét đến khía cạnh tâm lý của người nghiên cứu vốn rất dễ bị sa đà vào các lời giải thích siêu hình mà không dựa trên quan sát thực sự

Bộ công cụ mới của Francis Bacon hướng đến việc phát minh ra các lập luận, các mẫu thiết kế và bảng hướng dẫn cho công việc nghiên cứu khoa học Ông phê bình hình thức tam đoạn luận là thiếu chặt chẽ và đề cao phương pháp quy nạp khi xử lý bản tính của các sự vật Bởi theo Francis Bacon, phương pháp quy nạp là hình thức chứng minh chứng thực cho giác quan, những khái niệm

Khóa luận luật học

Trang 9

được rút ra theo phương pháp này đều xuất phát từ những tiên đề đã được xác thực rõ ràng

Bacon dành phần thứ nhất của Công cụ mới để làm công việc “dọn sạch mặt bằng”: vạch trần những nguyên nhân tâm lý gây ra lầm lẫn của con người Những thái độ sai lầm – từ đó nảy sinh những lỗi tư duy – bị ông gọi là những ngẫu tượng (idole) Ngẫu tượng là một hình ảnh bám rễ rất sâu, chiếm lĩnh tinh thần con người, được tôn thờ nhưng lại không có thực chất nào cả và là những rào cản cho nhận thức Ngẫu tượng là thần tượng giả mạo Với cách đặt vấn đề như thế, Bacon không chỉ là người mở đầu cho thuyết duy nghiệm mà còn khai sinh môn tâm lý học hiện đại

Trong “Cách ngôn” thứ 39 thuộc phần đầu của quyển sách, F Bacon viết:

“Có bốn loại ngẫu tượng bắt đầu óc ta làm tù binh : loại thứ nhất là ngẫu tượng Bộ lạc, loại thứ hai là ngẫu tượng cái Hang, loại thứ ba là ngẫu tượng cái Chợ và loại thứ tư là ngẫu tượng Sân khấu”

Ngẫu tượng Bộ lạc thuộc về bản tính chung của loài người Ngẫu tượng cái Hang nảy sinh trong đầu óc cá nhân mỗi người Loại thứ ba (cái Chợ) là những sai lầm liên quan đến ngôn ngữ, và loại thứ tư (Sân khấu) là do sự nguỵ biện và khiếm khuyết về học vấn Ông dùng hình ảnh “sân khấu” với tấm màn nhung của nó như là một biểu trưng cho bao tấn trò đời Không phải ngẫu nhiên khi cuối thế kỷ 19, người ta cứ nghĩ ông mới là tác giả đích thực của những vở kịch mang tên Shakespeare!

1.2 Nội dung chính trong triết học Bacon

1.2.1 Quan niệm của Bacon về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa

học

Theo Bacon, triết học là nền tảng của công cuộc canh tân đất nước Chịu ảnh hưởng của quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học – quan niệm thống trị suốt thời cổ đại, Bacon hiểu triết học theo nghĩa: nó là tổng thể các tri thức lý luận của con người về Thượng đế, về giới tự nhiên và về bản thân

Khóa luận luật học

Trang 10

con người Vì vây, triết học chia làm ba học thuyết: học thuyết về Thượng đế, học thuyết về giới tự nhiên và học thuyết về con người Trong đó, học thuyết về Thượng đế được coi là thần học, nhưng chỉ có bộ phận thần học tự nhiên( tức học thuyết lý giải Thượng đế dưới góc độ nghiên cứu khoa học, vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó) mới thuộc về triết học Còn bộ phận thần học Thượng đế( tức xem xét Thượng dế dưới góc độ tôn giáo) thì thuộc về lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng…Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Bacon gần như đồng nhất với các khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học Theo Bacon, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học

và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao Tư duy triết học mang tính lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất

Nhiệm vụ của triết học là “đại phục hồi các khoa học”, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó Phê phán những ai coi khoa học như một nghề thủ công có lãi Bacon cho rằng khoa học đem lại lợi ích cho toàn thể nhân loại nói chung chứ không riêng cho ai

Đánh giá cao vai trò của tri thức lý luận trong việc cải tạo xã hội, Bacon khẳng định “tri thức là sức mạnh”

1.2.2 Quan niệm của Bacon về thế giới

Trước tiên, theo Bacon, phải phủ nhận sự tồn tại của nguyên nhân mục đích của các sự vật, vì đó là điểm duy tâm của Aristotle Mọi cái trên thế gian chỉ tồn tại ba nguyên nhân, là “hình dạng”, “vật chất” và “vận động”

Trong đó, hình dạng của sự vật nằm trong chính bản thân sự vật, là bản chất hoàn toàn khách quan của nó Nhà duy vật Anh hiểu phạm trù “hình dạng” của sự vật theo mấy khía cạnh sau:

Đây là nguồn gốc bên trong của sự vật, là cái mà nhờ đó sự vật là nó chứ không phải là cái khác

Khóa luận luật học

Trang 11

Là nguyên nhân tất yếu và đầy đủ để sự vật đó xuất hiện

Đó là phạm trù thể hiện bản chất chung của một nhóm sự vật có cùng những tính chất giống nhau, là quy luật vận động vật chất trong các sự vật đó

Quan niệm của Bacon về “hình dạng” thể hiện ý đồ của ông muốn dung hợp giữa hai hướng trong cách hiểu phạm trù này trong triết học trước đó Xu hướng thứ nhất giải thích được cả tính đa dạng lẫn tính thống nhất của thế giới, nhưng lại rơi vào quan niệm vật hoạt luận trong việc lý giải nguồn gốc của vận động – điều mà ông không muốn Còn xu hướng thứ hai giải thích được nguồn gốc của vận động một cách duy vật, coi đó là sự va chạm các nguyên tử, nhưng lại không giải thích được sự đa dạng của thế giới

Từ nhận xét trên, Bacon muốn dung hòa cả hai xu hướng trên, tiếp thu những điểm hợp lý, đồng thời khắc phục những hạn chế của chúng Nhưng ông

đã không hoàn toàn thực hiện được điều đó Vì thế, không tránh khỏi quan niệm vật hoạt luận Tuy vậy, nhìn chung ông ngả về xu hướng thứ hai hơn

Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Bacon cho rằng nhận thức bản chất của các sự vật là nhận thức sự vận động của chúng Theo nhận xét của C.Mác và Ph.Ăngghen: Bacon đã hiểu rằng: “Trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là vận động máy móc và toán học mà hơn nữa còn với tính cách là xu hướng, sức sống, sự khẩn trương…của vật chất”[2, 195]

Không dừng lại ở việc khẳng định tính tất yếu và phổ biến của vận động, Bacon đã tìm cách phân loại các dạng Theo ông có 19 dạng vận động:

1) Vận động xung đối; 2) Vận động móc nối, kết hợp; 3)Vận động giải phóng mà thông qua đó sự vật hướng tới thoát khỏi áp lực; 4)Vận động, trong đó

sự vật hướng tới khối lượng và kích thước mới; 5) Vận động liên tục; 6) Vận động có lợi; 7) Vận động tự hợp lại với quy mô lớn; 8) Vận động tự hợp lại với quy mô nhỏ; 9) Vận động từ tính; 10) Vận động sản sinh ra; 11) Vận động chạy

Khóa luận luật học

Trang 12

trốn; 12) Vận động thức tỉnh; 13) Vận động mô tả, ghi nhận; 14) Vận động ngoại tuyến; 15) Vận động theo xu hướng; 16) Vận động hùng tráng; 17) Vận động tự quay; 18) Vận động rung động; 19) Vận động đứng yên

Ở đây, về cơ bản, Bacon phân loại các dạng vận động theo cảm tính, chưa theo các cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học Tuy nhiên, việc coi đứng yên là một dạng vận động, cũng như coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất ở Bacon là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi

đó Ông là một trong những người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới

1.2.3 Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo

Con người, theo Bacon, là sản phẩm của tạo hóa Do vậy, khoa học về con người cũng chính là khoa học về tự nhiên Tiếp thu các quan niệm của Aristotle

về con nguời, Bacon chia linh hồn con người thành các dạng “linh hồn thực vật”, “linh hồn động vật” và lý tính Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có

cả ở thực vật và động vật Trong con người chúng ta là một dạng chất lỏng được pha loãng trong cơ thể Chúng vận động theo các dây thần kinh tựa như các đường ống tác động lên các giác quan, điều khiển chức năng sống của cơ thể Bộ phận cảm tính của linh hồn này có thể bị hủy hoại cùng với cơ thể, khi con người chết

Con người phần linh hồn lý tính thì có nguồn gốc từ Thượng đế Đó là một khả năng kỳ diệu mà Chúa ban cho con người, và do vậy mang tính thần thánh Và chính vì trong con người có cả hai dạng linh hồn cảm tính và lý tính, cho nên, một mặt, con người rất gần gũi với động vật, nhưng, mặt khác, lại là một cái gì đó siêu phàm

Vì xuất phát từ cả hai nguồn gốc trên( tức cả giới tự nhiên và Thượng đế) cho nên bên cạnh các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật,…con người còn cần đến tôn giáo Bản tính của con người do vậy, không cho phép anh ta theo

Khóa luận luật học

Trang 13

hoàn toàn lập trường vô thần Con người cần đến tôn giáo để vượt qua những lúc mềm yếu, bất lực Tôn giáo đem lại cho người ta niềm tin Nhưng mặt khác nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, cũng như không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người

Nhìn chung, quan niệm của Bacon thể hiện sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản Anh thời đó đối với các vấn đề tôn giáo

1.3 Khái niệm về quy nạp và những đặc điểm của phương pháp quy nạp

Quy nạp có nghĩa là quy về, dẫn về,…được hiểu là phương pháp tư duy

mà mục dicdsh của nó là phân tích sự vận động của tri thức từ các phán đoán đơn nhất, riêng lẻ đến các phán đoán chung Nó phản ánh bước chuyển tư tưởng

từ những mệnh đề ít chung đến những mệnh đề có tính chung cao hơn Có thể coi quy nạp là một dạng suy luận trong đó có sự thực hiện bước chuyển tri thức

về những đối tượng riêng biệt của một lớp đến tri thức về toàn bộ lớp đó [9, 153]

- Các dạng suy luận của quy nạp

Trước hết, người ta chia quy nạp ra thành quy nạp liệt kê hoàn toàn và quy nạp liệt kê không hoàn toàn

- Quy nạp liệt kê hoàn toàn

Được thực hiện theo công thức sau:

Trang 14

Do đó, kết luận : Tất cả S là P

Ví dụ :

Tháng 10 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm

Tháng 11 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm

Tháng 12 ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm

Tháng 10, 11, 12 là các tháng của mùa đông

Do đó, mùa đông ở Hà Nội có mưa, gió lạnh và ẩm

Như vậy, quy nạp liệt kê hoàn toàn là một dạng suy luận quy nạp mà trong đó kết luận chung được rút ra trên cơ sở đã biết tất cả về các đối tượng của lớp cần nghiên cứu, không có ngoại lệ Vị từ của các tiền đề và kết luận là cùng một cái Quy nạp liệt kê hoàn toàn giống với các suy luận diễn dịch trong tính xác thực của kết luận Trong loại quy nạp này, vị từ được chuyển từ loài sang giống, vì vậy, nó không đem lại tri thức về các đối tượng khác ngoài những cái

Trang 15

Chỉ cần một trường hợp trong phần lớp S mâu thuẫn là đủ làm cho kết luận của quy nạp liệt kê đó đã trở thành sai lầm Một ví dụ kinh điển : “ Tất cả các thiên nga đều trắng ” trong suốt một thời gian dài tồn tại như một điều hiển nhiên đúng, nhưng khi ở Úc phát hiện ra một loại thiên nga có lông đen thì ví dụ trên đã không còn đúng nữa Như vậy, kết luận của quy nạp liệt kê không hoàn toàn luôn mang đặc điểm xác suất

Bên cạnh đó, người ta còn phân chia các phương pháp quy nạp dựa trên việc thiết lập mối liên hệ nhân quả Trong logic học, J.Mill( 1806 – 1873) là người đã xây dựng các phương pháp này một cách hoàn chỉnh Ông đã đưa ra bốn phương pháp quy nạp dựa trên mối liên hệ nhân quả :

- Phương pháp giống nhau duy nhất

trước( nguyên nhân)

Các hiện tượng quan sát được( kết quả)

Phương pháp này áp dụng với quan sát nhiều hơn là thực nghiệm

- Phương pháp khác biệt duy nhất

trước( nguyên nhân)

Các hiện tượng quan sát được( kết quả)

Trang 16

Hiện tượng cần nghiên cứu được chia thành các hiện tượng nhỏ cùng loại

a, b, c, d Người ta đã tìm ra những điều kiện có trước các hiện tượng trên là A,

B, C, D

Biết : A là nguyên nhân của a

B là nguyên nhân của b

C là nguyên nhân của c

Kết luận : Khả năng còn một hiện tượng D nào đó cùng loại với A, B, B là nguyên nhân của d

Thực chất của phương pháp này như sau : nếu cùng với sự thay đổi của hiện tượng A luôn kéo theo sự thay đổi của một hiện tượng a nào đó mà chúng

ta quan tâm nghiên cứu và tất cả các hiện tượng khác B, C, D còn lại không thay đổi thì khả năng A là nguyên nhân của a [9, 167]

Khóa luận luật học

Trang 17

Chương 2: Nội dung cơ bản trong phương pháp quy nạp của Francis Bacon 2.1 Phương pháp quy nạp của Aristotle và sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon

2.1.1 Phương pháp quy nạp của Aristotle

Quy nạp được Aristotle nghiên cứu với tư cách là: 1) Hình thức suy luận xác thực, 2) Hình thức suy luận biện chứng, 3) Phương pháp nhận thức cái chung

Quy nạp với tư cách là phương tiện chứng minh tiền đề lớn của tam đoạn luận dạng hình I, tự nó được xác định thông qua một tam đoạn luận đặc biệt – được gọi là tam đoạn luận thông qua quy nạp Loại tam đoạn luận quy nạp này khác với tam đoạn luận thông thường – được gọi là tam đoạn luận thông qua thuật ngữ giữa

Thuật ngữ về bản chất( B) là nguyên nhân hiện thực của một tính chất nào đó( A) của chủ từ G, được thể hiện trong kết luận Như vậy, quy nạp là suy luận

về nguyên nhân( B) của một tính quy định này hay khác( A) thông qua sự hiểu biết các tính chất của chủ từ G[8, 226]

Sơ đồ tam đoạn luận dạng I:

M P Ví dụ: Mọi loài bò sát là động vật máu lạnh

S M Rắn là một loài bò sát

- -

S P Vậy, rắn là một loài động vật máu lạnh

Còn sơ đồ suy luận quy nạp có thể được thể hiện như sau:

Giả sử A có nghĩa là sống lâu, B có nghĩa là không có mật, G là các động vật không có mật cụ thể như người, ngựa, la…Sơ đồ lúc này có dạng:

Khóa luận luật học

Trang 18

Bất kỳ động vật không có mật nào cũng sống lâu( B a A)

Người, ngựa, la thực chất là những động vật không có mật( G a B)

Vậy, người, ngựa, la sống lâu( G a A)

Nếu thuật ngữ G không bao quát tất cả các động vật không có mật, thuật ngữ B không chu diên thì các tiền đề đã cho tất yếu rút ra theo dạng hình III( M

P – M S → S P) của tam đoạn luận, kết luận lúc này chỉ là phán đoán bộ phận : Một số động vật không có mật, sống lâu( BiA) Trong trường hợp này là quy nạp không hoàn toàn Kết luận của nó không là xác thực, mà chỉ là xác suất Còn nếu thuật ngữ G bao gồm tất cả các động vật không có mật thì lúc này, theo hệ quả sẽ được gọi là quy nạp hoàn toàn

Quy nạp như vậy, về thực chất là một loại tam đoạn luận, và Aristotle gọi

nó là “tam đoạn luận thông qua quy nạp” Đối lập với nó là tam đoạn luận thông qua thuật ngữ giữa Một cái như là kết luận thông qua tri thức về các tính chất của vật, đối lập với một cái như là suy luận về tính chất nào đó của chủ từ thông qua sự hiểu biết nguyên nhân của tính chất này

Bên cạnh đó, Aristotle cũng coi tam đoạn luận chứng minh là một dạng quy nạp khác Đây là dạng không chứng minh, mà chỉ là lập luận chiện chứng, dẫn đến điều là : thừa nhận tri thức chung thông qua một tri thức bộ phận hoặc đơn nhất, nói cách khác, như là một dạng lập lập, đưa các trường hợp đơn nhất

về chứng minh tính chân thực của cái chung [8, 229] Dạng quy nạp này được Aristotle xem xét trong “ Topics ”

Ở chương 12, quyển I của “ Topics”, Aristotle viết : “ Sau việc này cần nghiên cứu xem, có bao nhiêu lập luận biện chứng Một dạng quy nạp, còn dạng khác – tam đoạn luận Tam đoạn luận là gì đã được nói đến trước đây Còn quy nạp – là bước chuyển từ cái đơn nhất đến cái chung, ví dụ, nếu người cầm lái mà biết công việc, - là người tốt nhất, mà đồng thời người đánh xà ích – cũng là

Khóa luận luật học

Trang 19

người tốt nhất, thì nói chung người hiểu biết trong mỗi công việc – là người tốt nhất Quy nạp có khả năng thuyết phục và cam kết, trong nhận thức, nó gần với tri giác cảm tính và được nhiều người nghiên cứu, còn tam đoạn luận – thì có tính bắt buộc hơn và hiện thực hơn trong mối quan hệ với những người chống đối – hay trong những cuộc tranh luận Ở một chỗ khác của “Topics ”, Aristotle định nghĩa quy nạp như là bước chuyển từ cái đã biết nhiều hơn dựa trên cơ sở của tri giác cảm tính hay là dựa trên ý kiến của đa số mọi người, đến cái chưa biết ”

Hiển nhiên là, đối với Aristotle, kết luận quy nạp trong cả hai dạng của nó( quy nạp không hoàn toàn và quy nạp tam đoạn luận – hoàn toàn), là không chỉ sự liên kết có trong các phán đoán bộ phận và phán đoán đơn nhất, mà còn là dạng tri thức mới, đó chính là tri thức về cái chung, về nguyên nhân và về các hệ quả của nó, hoặc là tri thức về tính quy luật [8, 231] Cũng vì vậy, mà tam đoạn luận :

Bất kỳ người nào cũng là thực thể sống

Dion là người

Vậy, Dion là thực thể sống

Tam đoạn luận trên không mang lại tính hiệu quả, hay tri thức gì mới

Trong khi đó, theo Aristotle thì cái chung là nó mà không phải chỉ có giá trị “bây giờ và “ở đây”, mà nó “luôn luôn” và có ở “khắp nơi” – trong bất kỳ thời gian nào và ở bất kỳ vị trí nào

Vấn đề quy nạp như là phương pháp nhận thức cái chung xuất hiện ở Aristotle trong mối liên hệ với học thuyết của ông về tính nhận thức được cái chung thông qua cái đơn nhất và sự phủ định dứt khoát tính bẩm sinh của tri thức Nếu cái chung không tồn tại ngoài cái đơn nhất và nhận thức được chỉ thông qua cái đơn nhất, thì phương pháp nhận thức cái chung có thể chỉ là đi từ đơn nhất đến cái chung, chỉ có quy nạp

Khóa luận luật học

Trang 20

Từ đó, có thể thấy : vấn đề quy nạp như là một phương pháp khoa học Và các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứ bằng quy nạp các mối liên hệ nhân quả, lần đầu tiên được hình thành bởi người đặt nền móng cho chủ nghĩa duy vật Anh Francis Bacon dưới dạng các quy tắc xây dựng các bảng “ có mặt” , “vắng mặt ” và “ trình độ” Nhưng một trong những khuyết tất cơ bản đầu tiên của Bacon đó là tính máy móc của các thủ pháp lựa chọn và kiểm tra

2.1.2 Sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch của Francis Bacon

Bên cạnh học thuyết về ngẫu tượng sẽ được trình bày ở phần sau, thì sự phê phán tam đoạn luận – diễn dịch là bước quá độ đi đến việc xây dựng phương pháp quy nạp của Bacon

Tam đoạn luận của Aristotle, đặc biệt là khi nó được các nhà triết học kinh viện sử dụng theo hướng kinh viện, tư biện thì chỉ dừng lại ở trình độ phân tích ngôn từ Theo Bacon, điều này là vô tác dụng đối với việc nhận thức tự nhiên [6]

Theo Bacon, tam đoạn luận – diễn dịch cho chúng ta những kết luận về tri thức không thể vượt ra khỏi khuôn khổ nội dung tri thức chứa trong các tiền đề

và không thể cho ta tri thức mới Vì theo ông, tri thức mới là tri thức phải chứa đựng những nội dung phản ánh những hình thức của tự nhiên, chứ không phải

do sức mạnh của tư duy sáng tạo ra

Suy cho cùng, tam đoạn luận – diễn dịch là kết quả của sự khái quát từ kinh nghiệm Bacon cho rằng các nhà kinh viện khi sử dụng tư tưởng của Aristotle đã dựa vào quan sát một số chứng cứ hoàn toàn không đầy đủ để tạo nên những khái niệm rộng nhất và biến chúng thành cơ sở của tri thức Họ dựa vào một vài bằng chứng, ví dụ vụn vặt để xây dựng nên các tiên đề và khẳng định một cách vô căn cứ về bản chất sự vật Do đó, theo ông, bộ máy khái niệm của chủ nghĩa kinh viện không thể trở thành cơ sở thực tế cho việc nhận thức giới tự nhiên một cách khoa học [6]

Khóa luận luật học

Trang 21

Theo ông, tam đoạn luận được cấu thành từ các câu, còn các câu lại được cấu thành từ các từ, mà từ thì về thực chất là ký hiệu của các khái niệm Vì thế nên một khi các khái niệm cấu thành nên nền tảng của tất cả mà bị lẫn lộn và được trừu tượng hóa một cách thiếu suy nghĩ từ chính các sự vật, thì tất cả những gì xây dựng trên cơ sở của chúng đều không vững chắc Vậy nên, tam đoạn luận – diễn dịch lúc bấy giờ trở nên lung lay Để khắc phục thiếu sót đó, theo Bacon, cần phải áp dụng phương pháp khác – phương pháp quy nạp chân chính

Phương pháp diễn dịch của Aristotle là kiểu tư biện trung cổ và khẳng định phương pháp kinh nghiệm như là phương pháp chính để khắc phục sự thiếu sót của nó Nhưng chỉ đến Bacon, phương pháp kinh nghiệm mới thực sự trở thành một phương pháp nhận thức

Về thực chất, phương pháp quy nạp – kinh nghiệm trong việc nghiên cứu giới tự nhiên của Bacon đã vượt qua được tính tư liệu Nó cho phép từng bước hình thành những khái niệm mới Nếu như tam đoạn luận – diễn dịch của Aristotle bỏ qua các chứng cớ và thường rơi vào những sai lầm khác nhau trên con đường hình thành tri thức mới, thì phương pháp quy nạp – dựa trên cơ sở kinh nghiệm, đã đặt nhiệm vụ phân tích các chứng cứ lên hàng đầu Chỉ có phương pháp đó, theo ông, mới có khả năng phát hiện ra chân lý mới mà không phải dậm chân tại chỗ Khi gọi tác phẩm của mình là “Bộ công cụ mới”, ông đã nhấn mạnh sự khác biệt đó trong phương pháp quy nạp của mình

Theo Bacon, để khắc phục được các ngẫu tượng vốn có trong bản chất trí tuệ của con người và những hạn chế của tam đoạn luận – diễn dịch theo kiểu Aristotle ở các nhà triết học kinh viện thời kỳ trung cổ, cần có “công cụ nhận thức mới” – đó là phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở kinh nghiệm

Khóa luận luật học

Trang 22

2.2 Học thuyết về ngẫu tượng

2.2.1 Các loại ngẫu tượng

Bacon là người nhiệt thành ủng hộ sự phát triển của khoa học Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bacon đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức Ông gọi chúng là các ngẫu tượng Để nhận thức chân lý và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng Do vậy, Bacon coi học thuyết về các ngẫu tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình

Các ngẫu tượng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch

sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lý và nhân cách của mỗi người Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình

Việc xây dựng các khái niệm và các tiên đề thông qua phép quy nạp chân thực đương nhiên là phương tiện đúng đắn để ngăn ngừa và loại bỏ các ngẫu tượng Nhưng ngay cả việc chỉ ra các ngẫu tượng cũng rất hữu ích Học thuyết

về ngẫu tượng đối với việc giải thích giới tự nhiên cũng giống như học thuyết về

sự bác bỏ ngụy biện đối với phép biện chứng phổ biến

Có bốn loại ngẫu tượng cản trở trí tuệ của con người Bacon phân ra các dạng ngẫu tưởng như sau:

- Dạng ngẫu tượng loài

Nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính riêng của con người

Khóa luận luật học

Trang 23

Sở dĩ có loại ngẫu tượng này, theo Bacon, là do các giác quan cũng như trí tuệ con người còn chưa thật hoàn thiện Một trong những biểu hiện của ngẫu tượng này là ở chỗ người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của các ngẫu tượng này bằng cách hoàn thiện các phương tiện nhận thức của con người như thực nghiệm…

Trí tuệ con người giống như chiếc gương không phẳng;khi nó trộn lẫn bản chất của mình với bản chất của các sự vật thì sẽ phản chiếu các sự vật đó dưới dạng méo mó và biến dạng [4, 35]

Lý tính của con người sử dụng mọi thứ để bảo vệ và nhất trí với điều mà một khi nó đã thừa nhận, hoặc vì đó là đối tượng của niềm tin chung, hoặc là vì

nó ưa thích điều đó Sức mạnh và số lượng các sự kiện lại chứng tỏ cho điều ngược lại, dù đó có là gì đi chăng nữa thì lý tính hoặc không để ý đến chúng, hoặc loại bỏ và bác bỏ chúng nhờ những sự phân định với lời cảnh báo thái quá

và thô thiển để cho tính đáng tin cậy của các kết luận trước đây không bị loại bỏ Huyễn hoặc mình bằng điều kiện hư ảo, con người chỉ nhận thấy sự kiện đã diễn

ra mà không để ý tới cái đã lừa mình, cho dù nó thường xảy ra nhiều hơn Ngoài

ra, thậm chí cả sự thiên vị và hư ảo đó không có, thì lý tính con người vẫn quen mắc sai lầm là nó ngả theo các luận cứ khẳng định hơn là các luận cứ phủ định, trong khi đó thì đáng ra nó phải có thái độ như nhau đối với chúng Thậm chí, luận cứ phủ định có sức mạnh lớn hơn trong việc xây dựng mọi tiên đề chân thực

Cái có tác động mạnh nhất đến lý tính của con người là cái có thể ngay lập tức và đột ngột làm cho nó phải kinh ngạc Chính điều này, thường kích thích và lấp đầy trí tưởng tượng Nó âm thầm cải biến những thứ khác khi hình dung chúng như một cái không đáng kể đang chế ngự trí tuệ của nó [4, 43]

Lý tính con người ham muốn biết chừng nào Nó không thể tự dừng lại, không thể nằm trong sự yên tĩnh mà ngày càng tiến xa hơn Nhưng tư duy lại

Khóa luận luật học

Trang 24

không có khả năng nắm bắt giới hạn và kết cục của thế giới, song dường như luôn cần phải hình dung một cái gì đó tồn tại xa hơn Vì khi phân biệt tính vô hạn trong quá khứ và tính vô hạn trong tương lai, ý kiến thông thường hoàn toàn

là vô căn cứ Từ đó suy ra rằng, tính vô hạn này lớn hơn tính vô hạn kia và tính

vô hạn bị rút ngắn, có thiên hướng dẫn tới cái hữu hạn Và khi hướng tới cái ở

xa hơn, nó lại quay lại với cái ở gần nó hơn, mà đó chính là các nguyên nhân hữu hạn – các nguyên nhân có nguồn gốc của chúng thực ra là bản tính con người chứ không phải bản chất của vũ trụ Và một khi xuất phát từ nguồn gốc

ấy, người ta đã xuyên tạc triết học một cách kỳ lạ

Con người thực ra tin vào tính chân thực của cái mà con người ưa thích Con người khước từ cái khó khăn – vì không đủ kiên nhẫn để tiếp tục nghiên cứu; khước từ điều tỉnh táo – vì điều này không hứa hẹn hy vọng; khước từ điều cao siêu trong tự nhiên – do mê tín; khước từ ánh sáng của kinh nghiệm – do kiêu ngạo và coi thường ánh sáng ấy để lý tính không bị chìm đắm vào những điều hẹn hạ và không vững chắc; khước từ những nghịch lý – do ý kiến được mọi người chấp nhận [4, 45]

Sự rắc rối và những sai lầm của lý tính con người chủ yếu sinh ra từ tính

cổ hủ, sự không phù hợp và sự lừa dối các giác quan, vì cái thức tỉnh giác quan

sẽ được đề cao hơn cái không kích thích giác quan ngay lập tức, mặc dù nó là tốt hơn Do vậy, trực giasoc chấm dứt khi sự nhìn chấm dứt, vì việc quan sát các sự vật vô hình là không đủ hay hoàn toàn vắng mặt Do vậy, toàn bộ sự chuyển động của tinh thần nằm trong các vật cảm giác được nhưng còn bị che đậy hay không tiếp cận được đối với con người Cảm tính tự thân nó là yếu đuối và mắc sai lầm, những công cụ có nhiệm vụ tăng cường và làm cho giác quan trở nên sắc bén cũng không có giá trị đáng kể Thực ra thì việc giải thích giới tự nhiên đạt được nhờ quan sát thông qua các kinh nghiệm được tổ chức một cách hợp lý

Ở đây, cảm tính chỉ phán xét về kinh nghiệm, còn kinh nghiệm thì phán xét về

tự nhiên và bản thân sự vật

Khóa luận luật học

Trang 25

Xét về bản chất của mình, lý tính con người hướng vào cái trừu tượng và xem cái biến đổi như là cái bất biến Nên phân chia giới tự nhiên ra thành các bộ phận thì tốt hơn là trừu tượng hóa nó Cần phải nghiên cứu nhiều hơn về vật chất, về trạng thái nội tại của nó, về sự biến đổi của trạng thái đó, về tác động thuần túy và về quy luật tác động hay chuyển động , vì hình thức thực chất là sự bịa đặt của trí tuệ con người, trừ khi gọi các quy luật tác động ấy là những hình thức

Tất cả những ngẫu tượng trên là ngẫu tượng loài Chúng bắt nguồn từ thực thể đơn điệu của tinh thần con người, hoặc từ định kiến của nó, hoặc từ hạn chế của nó, hoặc từ sự chuyển động không ngừng của nó, hoặc tự sự ám thị của dục vọng, hoặc từ sự không có năng lực cảm tính, hoặc từ phương thức tri giác

Ở đây, ta thấy việc Bacon đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn vai trò của cái chủ quan trong nhận thức Việc đòi hỏi nhận thức phải “khách quan thuần túy” của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phác các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học

- Dạng ngẫu tượng hang động

Ngẫu tượng hang động thực chất là những sai lầm của từng con người riêng biệt

Ngoài những ngẫu tượng đối với cả loài người, thì mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật Chúng còn xuất hiện do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau nữa Thực chất ngẫu tượng hang động chính là ngẫu tượng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức khác nhau Sở dĩ gọi là “ngẫu tượng hang động” bởi vì mượn câu chuyện của Platon

Khóa luận luật học

Trang 26

về hang động Bacon ví trí tuệ của mỗi người tựa như hang động méo mó của Platon, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài

Con người yêu thích hoặc các khoa học và các học thuyết mà họ tự coi mình là người sáng tạo và là tác giả, hoặc các khoa học và học thuyết mà họ đầu

tư vào đó nhiều sức lao động nhất và họ đã quen thuộc hơn cả Nếu những người như vậy cống hiến mình cho triết học và cho các học thuyết phổ quát, thì họ sẽ xuyên tạc và làm hỏng chúng do tác động của các chủ ý trước đó của họ

Sự khác nhau lớn nhất và dường như căn bản nhất giữa các trí tuệ đối với triết học và khoa học là như sau Một số trí tuệ là mạnh mẽ và hữu dụng hơn đối với việc phát hiện ra sự khác biệt trong các sự vật, còn số khác – đối với việc phát hiện ra sự giống nhau trong chúng Những trí tuệ cứng rắn và sắc sảo có thể tập trung suy ngẫm của mình, dừng lại ở mỗi sắc thái của các sự khác biệt Còn những trí tuệ cao cả và linh hoạt thì nhận ra và so sánh những sự giống nhau tinh

tế, có mặt ở khắp nơi giữa các sự vật Nhưng cả hai loại trí tuệ ấy đều dễ dàng đi quá xa trong việc chạy theo hoặc những bộ phận của các vật, hoặc những cái bóng của chúng [6, 50]

Một số trí tuệ có thiên hướng tôn sùng thời cổ, số khác thì bị cám dỗ bởi tình yêu cái mới Nhưng một số ít trí tuệ có thể tuân thủ một mức độ nào đó để không loại bỏ những cái đã được người cổ xác định một cách xác đáng và không coi thường những cái mới được tiến cử một cách có lý Không nên tìm kiếm chân lý ở sự thành đạt có tính bất biến của một thời đại nào đó, mà phải thông qua ánh sáng của kinh nghiệm mang tính vĩnh hằng về giới tự nhiên

Do vậy, chúng ta cần phải dứt khoát khước từ những khát vọng ấy để đảm bảo rằng chúng không khống chế trí tuệ

Việc quan sát trực tiếp giới tự nhiên và các vật thể trong tính đơn giản của chúng sẽ nghiền nát và làm suy yếu lý tính; còn việc quan sát giới tự nhiên và các vật thể trong tính phức tạp và hình dáng của chúng sẽ làm cho lý tính choáng váng và sửng sốt Điều này thể hiện rõ nhất ở trường phái Leucippus và

Khóa luận luật học

Trang 27

Democritus, nếu đặt trường phái này bên cạnh học thuyết của các nhà triết học khác Vì trường phái này bị cuốn hút vào các bộ phận của sự vật tới mức coi thường cấu tạo chung; các trường phái khác thì say mê quan sát trực tiếp cấu tạo của các sự vật tới mức không thâm nhập vào tính đơn giản của giới tự nhiên Do vậy, những quan sát trực tiếp này phải nối tiếp và thay thế lẫn nhau để cho lý tính trở nên vừa sáng suốt và vừa nhạy cảm, cũng là để né tránh được các mối nguy hiểm và các ngẫu tượng sinh ra từ đó [4, 52]

Tính thận trọng trong trực giác phải như thế nào để không cho phép có và

để loại bỏ các ngẫu tượng hang động chủ yếu sinh ra hoặc từ thống trị của kinh nghiệm quá khứ, hoặc từ sự so sánh và phân chia quá nhiều, hoặc từ thiên hướng

về cái nhất thời, hoặc từ sự rộng rãi và không đáng kể của các khách thể Nói chung, cứ mặc cho mỗi người đang trực giác về bản chất của các sự vật hoài nghi cái xâm chiếm và khống chế lý tính của người ấy một cách đặc biệt mạnh

mẽ Cần phải rất thận trọng trong trường hợp ưa thích như vậy để lý tính vẫn điềm tĩnh và trong sáng [4, 53]

Để hạn chế ngẫu tượng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể…

- Dạng ngẫu tượng nơi công cộng

Nó xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống Trong đó, bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu

Các ngẫu tượng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta nhiều chỗ chưa thật chuẩn xác

Đây là ngẫu tượng nặng nề nhất, chúng thâm nhập vào lý tính cùng với ngôn từ và tên gọi Con người tin rằng lý tính của họ điều khiển ngôn từ Nhưng

Khóa luận luật học

Trang 28

cũng có trường hợp ngôn từ chĩa sức mạnh của mình chống lại lý tính Điều này làm cho triết học và các khoa học trở thành ngụy biện và vô dụng

Phần lớn ngôn từ có nguồn gốc là ý kiến thông thường và mổ xẻ các vật trong giới hạn hiển nhiên nhất đối với lý tính của đám đông Khi lý tính sắc bén hơn và sự quan sát chăm chú hơn muốn xem xét lại giới hạn này để nó phù hợp hơn với giới tự nhiên, thì ngôn từ trở thành vật cản Từ đó, hóa ra là những cuộc tranh luận ầm ĩ và hào hùng giữa các nhà khoa học thường biến thành những cuộc tranh luận về ngôn từ

Những ngẫu tượng mà ngôn từ gán cho lý tính có hai loại Một số - tên gọi của các vật không tồn tại; số khác – tên gọi của các vật tồn tại, nhưng là tên gọi không rõ ràng, được xác định không tốt, được trừu tượng khỏi các vật một cách thiếu thận trọng và không khách quan Loại thứ nhất bắt nguồn từ các lý luận trống rỗng và sai lầm Loại bỏ ngẫu tượng này là dễ hơn, vì để loại bỏ chúng thì thường xuyên bác bỏ và làm cho lý luận trở nên lỗi thời là đủ Nhưng loại ngẫu tượng khác là phức tạp và bám rễ sâu Đây là loại sinh ra từ những sự trừu tượng tồi và thiếu kinh nghiệm

Ví dụ với từ “ẩm ướt”

Nó biểu thị những cái dễ dàng lan tỏa xung quanh một vật thể khác; những cái tự thân chúng không có tính ổn định; những cái chuyển động về mọi hướng; những cái dễ dàng phân chia và phân tán; những cái dễ dàng hợp nhất và tập hợp; những cái dễ dàng chảy và chuyển động; những cái dễ dàng liên kết với những vật khác và làm cho chúng ẩm ướt; những cái dễ dàng biến thành chất lỏng hay tan ra nếu trước đó chúng đã là cứng

Từ trên là sự biểu thị không rõ ràng những hành động khác nhau, không cho phép một sự hợp nhất hay quy giản nào Ví dụ có thể thấy rằng ngọn là là

ẩm ướt, không khí là không ẩm ướt Và như vậy, chúng ta thấy hoàn toàn rõ ràng rằng, khái niệm này chỉ được trừu tượng hóa một cách không cân nhắc kĩ

Khóa luận luật học

Trang 29

càng từ nước và từ các chất lỏng thông thường mà không có một sự kiểm tra thích đáng nào

Mặc dù vậy, trong các danh từ vẫn có những mức độ không thích dụng và sai lầm khác nhau Hàng loạt tên gọi của các thực thể, đặc biệt là loại thấp và loại có nguồn gốc tốt, là ít sai lầm hơn( ví dụ, các khái niệm “mật”, “đất sét” là tốt, còn khái niệm “đất” là tồi); loại xấu hơn là những hành động như sản xuất, làm hư hỏng, làm thay đổi; loại xấu nhất là những chất lượng( loại trừ những trực giác cảm tính trực tiếp) như nặng, nhẹ, mỏng, cong…Thêm vào đó, trong mỗi loại, một số khái niệm tất yếu tốt hơn một ít số khác, tùy thuộc vào việc giác quan con người lĩnh hội, vô số sự vật như thế nào [4, 56]

Quan niệm trên đây của Bacon có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ Trong khoa học, cần phải có sự nghiên cứu và xem xét mọi cái một cách khách quan, chứ không nên chạy theo uy tín cá nhân của ai đó hoặc số đông…Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm chưa chính xác là điều cản trở sự phát triển khoa học, mà chúng ta cần khắc phục

- Dạng ngẫu tượng nhà hát

Nó đề cập đến ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý Phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Bacon khẳng định “chân lý là con gái của thời gian chứ không phải của uy tín” Để tìm ta chân lý, chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức

Ngẫu tượng nhà hát không phải là tính bẩm sinh và không thâm nhập vào

lý tính một cách bí ẩn mà được công khai truyền đạt và lĩnh hội từ các lý luận bịa đặt và từ các quy tắc chứng minh sai lầm

Các ngẫu tượng rạp hát hoặc lý luận là rất nhiều chúng có thể còn nhiều hơn nữa, và một lúc nào đó chúng có thể sẽ còn nhiều hơn nữa Nếu trong suốt nhiều thế kỷ, trí tuệ con người không bận tâm đến tôn giáo và thần học, và nếu

Khóa luận luật học

Trang 30

các nhà chức trách dân sự, đặc biệt là quốc vương, không phản đối những đổi mới, thậm chí là đổi mới trừu tượng, và khi quam tâm tới những đổi mới ấy, con người không tự gây cho mình mối nguy hiểm và không làm thiệt hại phúc lợi của mình, không những không được nhận phần thưởng mà còn bị khinh rẻ và căm ghét, thì đương nhiên đã xuất hiện nhiều trường phái triết học và lý luận như một khi nào đó chúng ta đã phát triển rất phong phú ở người Hy Lạp Người

ta có thể bịa đặt ra nhiều giả thuyết về hiện tượng khí ete trên trời, thì người ta lại càng có thể lập và xây dựng những giáo điều đa dạng về các hiện tượng triết học Những bịa đặt của rạp hát này cũng như ở trong rạp hát của các nhà thơ, nơi

mà các câu chuyện được nghĩ ra cho sân khấu, là hài hòa và đẹp hơn, thực ra có khả năng đáp ứng nguyện vọng của mỗi người hơn là các câu chuyên có thật được lấy ra từ lịch sử [4, 59]

Sau khi hăng say và cẩn thận tiến hành một ít thực nghiệm, cũng có nhiều nhà triết học kiểu khác đã dũng cảm bịa đặt và rút ra triết học của mình từ chúng một cách kỳ quặc, đã xuyên tạc và lý giải mọi thứ khác có liên quan tới triết học

đó

Cũng có loại các nhà triết học thứ ba, do ảnh hưởng của niềm tin và sự sùng bái, đã lẫn lộn thần học và truyền thuyết với triết học Sự hư ảo của một trong số những nhà triết học đó đã đạt tới mức họ tách khoa học ra từ Thần và Thần linh Như vậy, sai lầm của triết học giả dối có ba nguồn gốc: ngụy biện, chủ nghĩa kinh nghiệm và mê tín [4, 60]

Aristotle là minh họa nổi bật nhất cho nguồn gốc thứ nhất – ngụy biện

Ông đã làm hỏng triết học tự nhiên bằng phép biện chứng của mình, do đã xây dựng thế giới từ những phạm trù và đã gán loại ý hướng thứ hai – sự phản tư cho tâm thần con người, thực thể cao quý nhất

Ông khẳng định rằng mỗi vật đều có sự chuyển động duy nhất của riêng

nó, nếu vật thể tham gia vào chuyển động khác, thì nguồn gốc của chuyển động này nằm trong vật thể khác

Khóa luận luật học

Trang 31

Ông đã gán nhiều thứ tự nhiên theo ý mình

Ông xác định hành động nén chặt và làm loãng mà thông qua đó vật thể nhận được kích thước lớn hơn và nhỏ hơn hay quảng tính, bằng cách phân biệt một cách vô hồn giữa hiện thực và tiềm năng

Aristotle luôn quan tâm nhiều hơn tới việc có câu trả lời cho mọi thứ và diễn tả một điều gì đó bằng lời hơn là quan tâm tới chân lý nội tại của các sự vật Điều đó có thể thấy rõ qua những lĩnh vực mà ông nghiên cứu

Trong vật lý học, Aristotle không có một cái gì khác ngoài âm hưởng của những danh từ biện chứng

Trong siêu hình học, ông nhắc lại điều đó dưới tên gọi kêu hơn, dường như ông muốn phân tích các sự vật chứ không phải các danh từ

Để cho ai đó không bị luống cuống khi thường thấy ông ta viện dẫn vào kinh nghiệm trong các tác phẩm “Về động vật”, “Các vấn đề” và các tiểu phẩm khác của ông

Vì giải pháp của ông đã được thông qua từ trước, và ông không dựa vào kinh nghiệm như cần thiết để xác lập ý kiến và tiên đề của mình Nhưng ngược lại, sau khi tùy tiện xác lập các luận điểm của mình, ông lôi kéo kinh nghiệm đã

bị xuyên tạc, giống như tù nhân, về với ý kiến của mình Như vậy, xét về phương diện này, cần buộc tội ông nhiều hơn các môn đệ mới của ông( kiểu như các nhà triết học kinh viện), những người hoàn toàn khước từ kinh nghiệm [4, 62]

Trường phái triết học kinh nghiệm chủ nghĩa còn đưa ra phán đoán quái đản và vô lý hơn so với trường phái ngụy biện và trường phái duy lý vì các phán đoán này không dựa vào ánh sáng của những khái niệm thông thường mà dựa vào sự thiển cận và rối rắm của một ít kinh nghiệm Chính thứ triết học như vậy lại có cảm tưởng là có thể và dường như là hiển nhiên đối với những người hàng ngày nghiên cứu những kinh nghiệm kiểu đó và nhờ chúng mà xuyên tạc trí

Khóa luận luật học

Trang 32

tưởng tượng của mình Nó dường như là không thể và trống rỗng đối với những người khác

Phát sinh do có sự pha trộn của mê tín hay của thần học, việc xuyên tạc triết học còn tiến xa hơn nữa và đem lại tai họa lớn hơn nữa cho toàn bộ các thứ triết học và cho những bộ phận của chúng Vả lại lý tính con người chịu ảnh hưởng của sự bịa đặt không ít hơn so với ảnh hưởng của các khái niệm thông thường Triết học mê tín và triết học ngụy biện làm cho lý tính rối bời lên, còn triết học khác, triết học có đầy rẫy những sự bịa đặt và giống như thi ca, còn làm cho nó hài lòng hơn nữa Vì tính háo danh của lý tính trong con người không hề

ít hơn so với tính háo danh của ý chí, đặc biệt là ở những tài năng sâu sắc và cao

cả

Chúng ta nhận thấy ví dụ điển hình như vậy ở người Hy Lạp, đặc biệt là ở Pythagoras; nhưng triết học của ông bị lẫn lộn với mê tín thô thiển và thái quá Điều này được trình bày tinh vi và nguy hiểm hơn ở Platon và trường phái của ông Nó cũng hiện diện cả trong một số bộ phận khác của triết học khác - ở nơi

mà người ta đưa ra những hình thức trừu tượng, những nguyên nhân tối hậu, những nguyên nhân đầu tiên, ở nơi mà người ta rất hay giả định những nguyên nhân ở giữa…Có thể cần phải đề phòng hơn nữa điều này Việc tán dương những sai lầm là một công việc rất tai hại, việc sùng bái điều hư vô là tương đương với bệnh dịch hạch của lý tính Tuy nhiên, sau khi đắm mình vào cái hư

vô này, một số nhà triết học mới đã rất nhẹ dạ đi theo con đường cố gắng luận chứng triết học tự nhiên ở chương đầu của cuốn sách về Tồn tại, trong cuốn sách của Job và các sách kinh khác Họ tìm kiếm cái chết trong cái sống Cần phải kiềm chế và trấn áp tính hư vô này hơn nữa, vì không những triết học hão huyền

mà cả tà giáo được rút ra từ sự lẫn lộn điên rồ giữa thần thánh và con người Do vậy, sẽ là nguy hiểm nếu lý trí tỉnh táo lại chỉ dành cho niềm tin những gì thuộc

Trang 33

cạnh nhận thức luận của vấn đề, vì vậy chưa đưa ra được các biện pháp khắc phục ngẫu tượng một cách hợp lý Trên thực tế, các quan niệm sai lệch về sự vật

mà con người mắc phải còn xuất phát từ những hạn chế lịch sử của thời đại, từ những cơ sở kinh tế - xã hội cũng như cơ chế quan hệ xã hội Song, công lao của Bacon trong học thuyết về ngẫu tượng là ở chỗ nó đặt vấn đề về cơ sở xã hội của quá trình nhận thức Mục đích xuyên suốt học thuyết ngẫu tượng của ông là khẳng định nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét mọi cái trên tinh thần phê phán và cách mạng chứ không giáo điều Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ trong bối cảnh lịch sử thời đó, mà cả hiện nay

2.2.2 Giá trị của học thuyết ngẫu tượng của Bacon

Với “Bộ công cụ mới” hay những chỉ dẫn cho việc giải thích tự nhiên, Bacon đưa ra học thuyết về việc sử dụng lý tính con người một cách tốt hơn, và hoàn hảo hơn trong việc tiếp cận các sự vật và những sự giúp đỡ đích thực cho

sự hiểu biết đó để qua đó, trong những chừng mực cho phép, trí tuệ có thể được nâng lên và đưa lên vị trí cao và có thể vượt qua những khó khăn, trở ngại của tự nhiên Sự lý giải tự nhiên của ông là một loại lôgíc học và theo ông, so với lôgíc thông thường thì rất khác nhau “Lôgíc thông thường tự cho là đã tạo ra và chuẩn bị những sự trợ giúp, những lính canh cho sự hiểu biết, điểm này giống với lôgíc của tôi Nhưng lôgíc học của tôi khác với nó đặc biệt ở ba điểm – đó là mục tiêu nhắm đến, trình tự chứng minh và xuất phát điểm nghiên cứu” Mục tiêu của Bacon là phát minh ra các khoa học chứ không phải phát minh ra các lập luận; không phải phát minh ra các sự vật phù hợp với các nguyên tắc, mà phát minh ra chính các nguyên tắc; không phải là các lập luận chắc chắn, mà là phát minh ra các mẫu thiết kế và các bảng hướng dẫn cho công việc

Khi bàn đến sự chứng minh, Bacon phê phán hình thức tam đoạn luận là thiếu chặt chẽ “Mặc dù không ai nghi ngờ rằng những điều phù hợp trong một hạn từ trung gian thì cũng phù hợp với nhau (đây là một mệnh đề về tính chắc chắn toán học) Tuy nhiên, nó lại bỏ cửa ngỏ cho sự lừa gạt, tức là: tam đoạn luận gồm các mệnh đề – các mệnh đề của các từ; và các từ đều là những dấu

Khóa luận luật học

Trang 34

hiệu, ký hiệu của các khái niệm Giờ đây, nếu chính các khái niệm của tâm trí (tức linh hồn của các từ và cơ sở của toàn bộ cấu trúc) được trừu tượng hoá một cách không đúng và quá hấp tấp từ các sự kiện vốn mơ hồ, không đủ xác định, sai lầm – tóm lại, trên nhiều phương diện, thì toà nhà sẽ sụp đổ”

Do đó, khi xử lý bản tính của các sự vật, Bacon quyết định sử dụng phương pháp qui nạp trong các thứ đề cũng như trong chính đề, vì ông cho rằng, phương pháp qui nạp là hình thức chứng minh chứng thực cho giác quan, đến gần với tự nhiên hơn và dường như có thể giải quyết được vấn đề, nếu không thực sự xử lý nó

Bacon đã chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người Những hạn chế này, theo ông, không chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà cả những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức Ông gọi chúng là các “ngẫu tượng” Để nhận thức chân lý và khắc phục được các “ngẫu tượng” này thì cần phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng Do vậy, Bacon coi học thuyết về các “ngẫu tượng” như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình

2.3 Phương pháp ba bảng của Francis Bacon

Nhiệm vụ và mục đích của sức mạnh con người là ở chỗ tạo ra và đem lại một bản chất mới hay các bản chất mới cho một vật thể cụ thể Nhiệm vụ và mục đích của khoa học của con người là ở chỗ phát hiện ra hình thức của bản chất ấy, hay sự khác biệt chân thực, hay bản chất mang tính sáng tạo ra, hay nguồn gốc của sự phát sinh

Yêu cầu và quy định của chúng ta về tiên đề chân thực và hoàn hảo của tri thức là ở chỗ phát hiện ra một chất lượng khác có thể chuyển biến thành chất lượng có sẵn, nhưng là sự giới hạn chất lượng được biết tới rõ hơn, giống như của một loại chân thực( true genus) Nhưng cả hai yêu cầu về cái hữu hiệu và cái trực giác thực chất là một Cái gì hữu ích nhất trong hành động thì cũng là chân thực nhất trong tri thức [4, 187].Có thể hiểu về tiên đề qua cách diễn đạt trên

Khóa luận luật học

Trang 35

trong “Bộ công cụ mới”: tiên đề nó sẽ chân thực và chính xác ở cả tính thực tiễn

và lý thuyết Nó là nơi xuất phát cái mới, hay nói chính xác hơn nó là tiền đề để một cái khác đúng đắn

Có hai loại quy định hay tiên đề chuyển biến của các vật thể

Loại thứ nhất, xem vật thể như là nhóm, hay sự hợp nhất những chất lượng đơn giản Ví dụ, với “vàng” – vàng hợp nhất các thức sau đây: nó vàng, nặng đến một trọng lượng xác định, dễ rèn và giãn nở đến một mức độ xác định, không dễ bay hơi và không đánh mất số lượng khi ở trong lửa; được tác biệt và hòa tan thông qua các phương thức nào đó Những thuộc tính tự nhiên – chất lượng đơn giản hợp nhất tạo thành “vàng” Khi mà người ta tìm hiểu và biết được các hình thức, phương thức tạo dựng màu vàng, trọng lực, tính dễ rèn, tính vững chắc, tính dễ bay hơi, tính hòa tan và những thứ tương tự thì người ta sẽ nghĩ đến việc áp các hình thức, đặc điểm và phương thức đó để hợp nhất trong một vật thể nào đó, từ đó sẽ chuyển hóa thành vàng

Loại tiên đề thứ hai( phụ thuộc vào việc phát hiện ra quá trình ẩn giấu) không hướng vào các chất lượng đơn giản, mà hướng vào các vật thể cụ thể, như chúng bộc lộ ra trong tự nhiên với tiến trình thông thường của nó [4, 189].Ví dụ người ta nghiên cứu cây cỏ sinh ra theo đường nào – từ những sự cô đặc đầu tiên của nhựa cây trong đất hay từ hạt cho đến cây đã hình thành cùng với chuyển động liên tục và với những nỗ lực đa dạng, tiếp diễn của tự nhiên Hay là nghiên cứu trình tự phát triển của động vật từ khi thụ thai cho tới lúc sinh ra Sự nghiên cứu này không phải chỉ là nghiên cứu sâu về một vật cụ thể, mà nó còn có quan

hệ với những chuyển động và tạo vật khác trong tự nhiên Ví dụ khi nghiên cứu chuyển động phát triển của lưỡi, thì con người cũng phải nghiên cứu mối quan

hệ của lưỡi với môi và các cơ quan còn lại – cho tới lúc phát ra các âm tiết

Những nghiên cứu này đều có quan hệ trong với những chất lượng hợp nhất, hay tập hợp lại trong một cấu tạo, và ở đây dường như người ta xem xét các thói quen riêng lẻ và đặc biệt của tự nhiên, chứ không phải các quy luật cơ

Khóa luận luật học

Trang 36

bản, chung và cấu thành các hình thức Thêm vào đó, nói chung cần phải thừa nhận rằng, phương thức này hóa ra là dễ dàng hơn, gần gũi hơn, đem lại hy vọng lớn hơn so với phương thức thứ nhất

Quá trình ẩn giấu nói trên của tiên đề thứ hai hoàn toàn không dễ dàng nhận ra Không thể hiểu nó dưới dạng biểu tượng, mức độ hay một thang bậc nào đó, mà con người nhận thấy được ở vật thể chỉ là một quá trình liên tục Cần phải tìm kiếm điều ấy ở trong mọi biến đổi và chuyển động

Ví dụ, trong sự ra đời và chuyển hóa của các vật, cần phải tìm kiếm cái gì

bị đánh mất và bay đi mất, cái gì còn lại, cái gì được bổ sung, cái gì tiếp diễn, cái gì chấm dứt, cái gì kích thích, cái gì cản trở, cái gì thống trị, cái gì phục tùng

và nhiều thứ khác [4, 192] Cho tới nay, con người vẫn chỉ luẩn quẩn ở ngưỡng cửa của tự nhiên, mà chưa có những sự chuẩn bị đúng đắn cho việc tiếp cận những bí ẩn của nó Không ai có thể đem chất lượng mới gán cho một vật thể đã

có sẵn, hay biến vật thể ấy thành một vật thể mới khi không hiểu rõ hết sự vận động, chuyển biến của vật thể Nếu vẫn cố tình, thì các phương thức mà người

đó dựa vào đều là không chính xác, uổng công hay ít nhất là gây khó khăn và sai lệch, không phù hợp với chất lượng của vật thể

Cấu trúc các vật, sự biến đổi và chuyển đổi là một chỉnh thể phức tạp, vô cùng tinh tế Vậy nên, cần phân chia và phân ly các vật thông qua sự suy ngẫm

và phép quy giản chân thực nhờ các kinh nghiệm, cũng như thông qua sự so sánh với các vật thể khác và quy về các chất lượng đơn giản và các hình thức chung của chúng, các thứ hợp nhất trong cái phức tạp

Những chỉ dẫn về việc giải thích giới tự nhiên bao gồm: thứ nhất, tách biệt hay rút ra các tiên đề từ kinh nghiệm; thứ hai, tách biệt hay rút ra các kinh nghiệm mới từ tiên đề Bộ phận thứ nhất được phân chia ra thành ba phần, đó là: trợ giúp cho cảm tính, trợ giúp cho trí nhớ và trợ giúp cho trí tuệ, hay cho lý trí [4, 199]

Khóa luận luật học

Trang 37

Vả lại, trước hết chúng ta phải chuẩn bị lịch sử tự nhiên và lịch sử kinh nghiệm là đa dạng và tản mạn tới mức làm cho lý tính rối loạn và luống cuống, nếu lịch sử ấy không được xác lập và sắp xếp theo một trật tự cần thiết Do vậy, cần phải lập các bảng và so sánh các ví dụ theo một phương thức và trật tự nào

đó để lý tính có thể hành động theo chúng [4, 199]

Tuy nhiên, thậm chí cả trong trường hợp mà điều ấy được thực hiện, thì dẫu sao lý tính tùy tiện, tự chuyển động, không được điều khiển và không được đào tạo, vẫn không có khả năng và là không đầy đủ để hình thành thành các tiên

đề Như vậy, thứ ba, cần phải áp dụng phép quy nạp chân thực và hoàn hảo, phép quy nạp chính là chiếc chìa khóa để giải thích Khi đó cần phải bắt đầu từ cuối và sau đó mới công khai quan tâm tới mọi cái khác [4, 200]

Sau đây là nghiên cứu những ví dụ cụ thể - hợp nhất trong chất lượng, một kết cấu phức tạp

[Bảng 1] [4, 201]

Những ví dụ hợp nhất trong chất lượng nóng( nhiệt) – hay có thể nói

là những trường hợp hợp nhất thành chất lượng nhiệt

1 Tia nắng mặt trời, đặc biệt là vào mùa hè và vào ban trưa

2 Tia nắng mặt trời được phản chiếu và tập hợp lại, ví dụ, ở giữa núi hay trên tường, và đặc biệt là ở chiếc gương hội tụ

3 Các sao băng bốc cháy

4 Tia chớp có lửa

5 Lửa bốc lên từ lòng núi…

6 Bất kỳ ngọn lửa nào

7 Các vật thể được đốt nóng

8 Các nguồn nhiệt tự nhiên

9 Chất lỏng đang sôi hay được đun nóng

10 Hơi nước và khói nóng, cũng như bản thân không khí tiếp nhận sức nóng rất lớn và mãnh liệt, khi người ta đóng lò đốt lại

Khóa luận luật học

Trang 38

11 Một số trường hợp thời tiết chói chang do bản thân trạng thái không khí quy định không phụ thuộc vào thời gian trong năm

12 Không khí bị đóng kín và nằm dưới lòng đất ở một số hang động, đặc biệt

là vào mùa đông

13 Tất cả các loại lông dày, ví dụ, len, bộ da động vật, bộ lông chim, chứa không ít nhiệt

14 Tất cả các vật, cứng cũng như mềm, cô đặc cũng như bị chia nhỏ( như bản thân không khí) được đưa đến gần lửa

15 Tia lửa sinh ra từ đá lửa và thép do va đập mạnh

16 Mọi vật thể bị cọ xát mạnh, ví dụ như đá, gỗ, dạ; đôi khi là gọng xe và trục bánh xe chạm vào nhau; còn người da đỏ phương Tây lấy lửa nhờ ma sát

17 Cỏ xanh và ẩm được nén chặt lại, ví dụ như cánh hoa hồng được cho vào giỏ, cỏ bị ướt chất đống lại thường bị bén lửa

18 Vôi sống được tưới nước vào

19 Sắt ngay sau khi được hoàn tan bằng axit trong bình thủy tinh, mà hoàn toàn không để gần lửa Thiếc và các kim loại cũng như vậy, nhưng không mạnh đến thế

20 Động vật, đặc biệt và thường xuyên là ở các cơ quan nội tạng; hơn nữa, nhiệt của côn trùng khó cảm thận vì cơ thể chúng nhỏ bé

21 Phân ngựa, và nói chung là phân mới ỉa của động vật

22 Dầu sunphát và dầu lưu huỳnh đặc hoàn thành tác động của nhiệt khi đốt cháy mô

23 Dầu maiôran…hoàn thành tác động của nhiệt khi đốt cháy xương răng

24 Cồn rượu mạnh và được làm sạch tốt hoàn thành tác động của nhiệt, do vậy nếu bỏ lòng trắng trứng vào nó thì lòng trắng trứng sẽ đặc lại và trở nên trắng hơn, giống như trong trứng tráng

25 Cỏ có hương vị thơm và phát nhiệt, ví dụ như turgun, cây sen cạn già,…mặc dù sờ không thấy nóng nhưng nếu chỉ khẽ nhai chúng thì lưỡi

và mũi cảm thấy nóng và rát

Khóa luận luật học

Trang 39

26 Giấm đặc hay bất kỳ axit nào ở các bộ phận cơ thể không có lớp da bề ngoài, ví dụ ở mắt, lưỡi hay một bộ phận cơ thể bị thương nào đó, hay ở nơi da bị rách, sẽ gây đau đớn gần giống như lửa gây ra

27 Sự lạnh giá và buốt thấu xương cũng mang lại cảm giác nóng lên

28 Và những thứ khác

Đây còn có thể thường được gọi bảng này là bảng bản chất và hiện diện

Bảng trên tập hợp những trường hợp hiện diện của một thuộc tính( chất lượng) A mà nguyên nhân trong “hình thức” đang được tìm kiếm Ông giả định rất mạnh rằng, trong các thang bậc của bảng thứ nhất, quan sát cảm tính tất yếu cho phép làm sáng tỏ mọi thuộc tính cơ bản, luôn hay đôi khi đi liền với “chất lượng” được nghiên cứu [4, 227]

Thứ hai, cần phải giới thiệu với lý tính những ví dụ không có chất lượng

ấy, vì hình thức cũng cần phải vắng mặt ở nơi mà chất lượng vắng mặt, giống như phải hiện diện ở nơi mà chất lượng hiện diện Nhưng việc liệt kê điều ấy trong mọi trường hợp sẽ là vô hạn [4, 204]

Do vậy, cái phủ định cần phải phục tùng cái khẳng định, và sự vắng mặt của chất lượng chỉ cần được xem xét trong các đối tượng giống nhau nhất, trong

đó chất lượng ấy hiện diện và quan sát thấy Chúng ta gọi bảng này là bảng đi

chệch, hay bảng vắng mặt ở cái có quan hệ gần gũi

[Bảng 2] [4, 204]

Những ví dụ về nóng (nhiệt) ở gần, không có chất lượng

Ví dụ phủ định thứ nhất với khẳng định thứ nhất: tia ánh sáng của mặt

trăng, của các vì sao, của sao chổi hóa ra không nóng đối với xúc giác

Ví dụ phủ định thứ hai với khẳng định thứ hai: tia ánh sáng mặt trời

không tạo ra độ nóng ở khu vực không khí trung lưu Người ta thường giải thích

sự phủ định này là do khu vực trung lưu này không tiến đủ gần đến sức nóng của mặt trời – nơi mà tia sáng bắt nguồn từ đó, và cũng không đủ tiền gần đến trái

Khóa luận luật học

Trang 40

đất – nơi phản chiếu tia sáng mặt trời Có thể nhận thấy điều đó thông qua các

đỉnh núi – nơi thường xuyên có tuyết

Ví dụ phủ định thứ ba với khẳng định thứ hai: sự phản chiếu tia ánh sáng

mặt trời ở các vùng nằm gần vòng cực hóa ra là rất yếu ớt và không đủ nhiệt tới mức người Hà Lan trú đông ở Tân Tây Lan và chờ đợi giải phóng con tàu của mình khỏi những tảng băng khổng lồ bao quanh nó

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, tác động của các tia ánh sáng mặt trời có thể

là khác nhau và thậm chí do chất lượng nhiệt quy định, thêm vào đó là chúng không phù hợp với cảm giác của chúng ta, do vậy đối với chúng ta thì tác động của chúng không đạt tới mức sinh nhiệt, nhưng đối với một số vật thể khác thì chúng lại làm sinh nhiệt

Ví dụ phủ định thứ tư với khẳng định thứ hai: làm thực nghiệm sau đây –

lấy tấm kính thấu kính lõm đặt giữa lòng bàn tay, hứng tia sáng mặt trời Theo dõi xem tấm kính làm cho nhiệt độ từ tia sáng mặt trời giảm đi hay tăng lên

Ở đây dùng tấm kính lõm mà không dùng tấm kính lồi vì đây là sự phủ định của thấu kính hội tụ ở khẳng định thứ hai

Ví dụ phủ định thứ năm với khẳng định thứ hai: thực nghiệm ở phủ định

ngay trên có thể mức nhiệt biến chuyển sẽ rất tinh tế và yếu ớt để cảm xúc có thể lĩnh hội được và phát hiện ra nó Nên cần phải sử dụng những chiếc gương đo cho thấy trạng thái không khí nóng hay lạnh

Ví dụ phủ định thứ sáu đối với khẳng định thứ hai: cần phải áp dụng với

tấm gương thấu kính lõm một nhiệt không phải là các chùm tia hay ánh sáng, mà

có thể là một miếng sắt hay hòn đá được đốt nóng Lưu ý xem nhiệt ở đây có tăng lên giống như từ các tia ánh sáng mặt trời hay không

Ví dụ phủ định thứ bảy đối với khẳng định thứ hai: cần phải áp dụng tấm

kính châm lửa( thấu kính hội tụ) như vậy đối với ngọn lửa thông thường

Khóa luận luật học

Ngày đăng: 30/01/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w