1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở việt nam

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Lãi Suất Và Lạm Phát Ở Việt Nam
Tác giả Cao Hoàng Minh Anh, Nguyễn Ngọc Minh Anh, Nguyễn Mạnh Duy, Ngô Nhựt Lâm, Tăng Trần Huyền Trang, Đặng Thục Uyên
Người hướng dẫn Hồ Thúy Ái
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 303,57 KB

Nội dung

Kiểm định tổng tích lũy của phần dư CUSUM...12 Trang 4 TÓM TẮT: Nghiên cứu này nhằm làm rõ, đánh giá và kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất và lạmphát ở Việt Nam trong dài hạn.. Kết quả

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ LẠM

PHÁT Ở VIỆT NAM

2 Nguyễn Ngọc Minh Anh : 050609211819

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT: 1

I GIỚI THIỆU 1

1.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu 1

1.2 Vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỖI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT 3

2.1 Cơ sở lý thuyết 3

2.1.1 Lạm phát là gì? 3

2.1.2 Lãi suất là gì? 3

2.1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát 4

2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát 5

III DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6

3.1 Dữ liệu 6

3.2 Mô hình nghiên cứu 7

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9

4.1 Bảng thống kê mô tả 9

4.2 Kết quả lựa chọn độ trễ 9

4.3 Kết quả kiểm định đơn vị 10

4.4 Kết quả kiểm định đồng liên kết 11

4.5 Ước lượng mối quan hệ dài hạn và ngắn hạn của mô hình ARDL 11

V KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 14

5.1 Kết luận 14

5.2 Gợi ý chính sách 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Thống kê mô tả 2 biến lãi suất và lạm phát 10

Bảng 2 Kết quả lựa chọn độ trễ theo tiêu chuẩn AIC 10

Bảng 3 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF 11

Bảng 4 Kết quả kiểm định đường bao (Bound Test) 12

Bảng 5 Kết quả ước lượng mối quan hệ dài hạn của mô hình ARDL 12

Bảng 6 Kết quả ước lượng mối quan hệ ngắn hạn của mô hình ARDL 13

Bảng 7 Kết quả kiểm định tự tương quan và phương sai sai số thay đổi 13

MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Kiểm định tổng tích lũy của phần dư (CUSUM) 12

Hình 2 Kiểm định bình phương tổng tích lũy của phần dư (CUSUMQ) 13

Trang 4

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này nhằm làm rõ, đánh giá và kiểm định mối quan hệ giữa lãi suất và lạmphát ở Việt Nam trong dài hạn Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là chuỗi số liệuthời gian được thu thập theo tần suất tháng trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2021.Nghiên cứu áp dụng mô hình kiểm định đường bao phân phối trễ tự hồi quy (ARDL,bounds testing approach) Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy được tồn tại mối quan

hệ ngắn hạn và mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam Bài nghiêncứu có bằng chứng khoa học có giá trị cho Ngân hàng Trung ương với mục tiêu pháttriển kinh tế xã hội

Từ khóa: ARDL, bounds testing approach, lãi suất, lạm phát, Việt Nam

Abstract:

This research clarifies, evaluates, and supervises the relationship between the interestrate and inflation rate in Vietnam over a long period of time The data used in theresearch were collected on a monthly basis from 2005 to 2021 This research usesAutoregressive Distributed Lag model (ARDL, bounds testing approach) The researchhas effectively demonstrated the short-term as well as long-term connection betweenthe interest rate and inflation rate Such scientific findings would be beneficial for theCentral Bank in pushing social and economic developments

Keywords: ARDL, bounds testing approach, interest rate, inflation, VietNam

I GIỚI THIỆU

1.1 Tầm quan trọng của nghiên cứu

Lãi suất và lạm phát là hai vấn đề được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm trongđiều hành kinh tế vĩ mô do chúng có những tác động to lớn đến nền kinh tế Lãi suất làmột công cụ thường được ngân hàng trung ương sử dụng hỗ trợ việc thực hiện chínhsách tiền tệ nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô và nó có thể ảnh hưởng đến lạm

Trang 5

phát ở mỗi quốc gia Chính vì thế, mối quan hệ giữa chúng luôn là chủ đề được các nhànghiên cứu hết sức chú trọng trong nhiều thập niên qua.

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Cho đến thời điểm hiện tại, dù đã có nhiều bài nghiên cứu về mối quan hệ một – mộtgiữa lãi suất và lạm phát dựa theo Hiệu ứng Fisher Tuy nhiên, ở một số bài nghiên cứukhác lại cho thấy mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát không phải là một - một nhưkhẳng định của Fisher đã công bố trước đó Bằng phương pháp tiếp cận kiểm địnhđường bao phân phối độ trễ tự hồi quy (ARDL) và sử dụng dữ liệu được thu thập tronggiai đoạn từ năm 2005 đến 2021, bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về mối quan hệ tươngquan thuận trong dài hạn giữa lãi suất và lạm phát, đồng thời kiểm tra mối quan hệ ấyliệu có phải là mối quan hệ một – một hay không

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Tuy trên thực tế ít có nhà kinh tế nào xem lãi suất là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ

mô mà được xem là công cụ chính sách tiền tệ hay giá vốn Nhưng thực chất lãi suấtcũng có thể được coi là một chỉ tiêu kinh tế vĩ mô vì nó phản ánh hiệu quả kinh tế vàảnh hưởng lên mọi lĩnh vực sản xuất hàng hóa, dịch vụ,

Bài nghiên cứu sau đây sẽ phân tích lãi suất và lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn

2005 – 2021 nhằm làm rõ những cơ sở lý luận, đánh giá và tìm kiếm các bằng chứngthực nghiệm về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam Theo quy luậtkhách quan, những quốc gia có đồng tiền mạnh, ít lạm phát thì mức lãi suất sẽ thấp, ổnđịnh và ngược lại, những quốc gia có đồng tiền yếu thì mức lãi suất thường cao và đikèm đó là lạm phát cũng tăng cao Nhận biết được mối quan hệ mật thiết của lãi suất vàlạm phát càng cho thấy rõ việc nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa lãi suất và lạmphát ở Việt Nam” là thực sự quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả củachính sách tiền tệ Dựa trên cơ sở đó, ngân hàng trung ương sẽ có những chính sáchđiều chỉnh phù hợp, góp phần ổn định kinh tế và đảm bảo thực hiện các mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội trong tương lai

Trang 6

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỖI QUAN HỆ GIỮA LÃI SUẤT VÀ LẠM PHÁT.

2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế trong một thời kỳ nhấtđịnh (tháng, quý, bán niên, năm) Sự gia tăng của mức giá chung có thể nhỏ và diễn rathường xuyên (lạm phát kinh niên) hoặc lớn và tăng tốc (lạm phát cao và siêu lạmphát) Tỷ lệ lạm phát được tính bằng công thức:

π=I p−100Trong đó:

π: tỉ lệ lạm phát (%)

I p: chỉ số giá so với thời kỳ trước (%) (có thể dùng chỉ số điều chỉnh GDP, chỉ số giátiêu dùng CPI … )

(Ngọc, 2006)Kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu hàng đầu của chính sách kinh tế vĩ

mô Nhà nước mong muốn tránh tình trạng lạm phát trước hết bởi những tác động tiêucực của nó: khi mức giá chung tăng cao, người có thu nhập cố định sẽ không thể kịpthời thích ứng; người giữ tiền bị thiệt trong khi người nắm giữ hàng hóa lại được lợi(đặc biệt là các loại hàng hóa đang được tăng mức giá chung), từ đó dẫn đến tình trạngđầu cơ tích trữ hàng hóa, trì trệ sản xuất;… Thêm vào đó, nếu hiện tượng siêu lạm phátxảy ra, đồng tiền sẽ không thực hiện tốt chức năng phương tiện trao đổi nữa, con ngườimất lòng tin vào đồng tiền lưu hành và hệ thống kinh tế - tiền tệ có thể sụp đổ bất cứlúc nào

2.1.2 Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm, phản ánh tiền lãi (hay chi phí) phải trả tính trên tổng số vốnvay trong một thời gian nhất định Trong đó, mỗi một đơn vị của lãi suất được gọi làmột điểm lãi (hay một điểm phần trăm) bằng 100 điểm cơ bản (100bps)

Trang 7

J.M.Keynes - nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh cho rằng: “Lãi suất chính là sự trảcông của tiền vay” Xét về bản chất, lãi suất là công cụ phản ánh giá cả của vốn tíndụng Với bản chất đó, lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định tiêu dùng haytiết kiệm của các cá nhân, quyết định phân bổ vốn cá nhân của các doanh nghiệp, hộgia đình, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp (Keynes, 1935).

2.1.3 Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Từ các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng lãi suất mang lại lợi tức hay giá trịtăng thêm cho số tiền mà ta đang nắm giữ Trong khi đó, lạm phát lại làm xói mòn giátrị mua của một đơn vị tiền tệ mà chúng ta đang nắm giữ Nếu lãi suất cao hơn lạmphát thì giá trị đồng tiền sẽ tăng thêm nếu chúng ta đem đi cho vay và ngược lại Từ đó

có thể thấy được mối quan hệ mật thiết của hai biến số này trong nền kinh tế Trên thực

tế, sự tương quan này vẫn là dấu chấm hỏi lớn được nhiều nhà kinh tế học theo đuổitìm kiếm câu trả lời Một trong số đó có thể kể đến nghiên cứu về mối quan hệ giữa haibiến số này từ Ivring Fisher vào năm 1930:

i =r+.e

Trong đó:

i: lãi suất danh nghĩa

r: lãi suất suất thực

πe: lạm phát kỳ vọng

(Fisher, 1930)Nghiên cứu của Fisher cho rằng trong dài hạn, lãi suất danh nghĩa có mối tương quanthuận với lạm phát kỳ vọng, cụ thể là mối tương quan một – một Nghĩa là khi lạm pháttăng lên 1 đơn vị thì lãi suất danh nghĩa cũng được điều chỉnh tăng 1 đơn vị nhằm đảmbảo cho lãi suất thực tế là không đổi Sở dĩ có được kết luận đó là vì lý thuyết về mốiquan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực dựa trên việc người vay và người chovay xây dựng mối quan hệ của họ trên cơ sở lãi suất thực và mức lạm phát dự kiến.Logic của phương trình Fisher khá đơn giản: người cho vay muốn kiếm lợi nhuận vàkhông muốn mất tiền do khấu hao lạm phát, do đó, tỷ lệ lạm phát dự kiến được đưa vàothu nhập của người cho vay

Trang 8

2.2 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan thuận trong dài hạn giữa lãi suất và lạmphát (Thornton, 1996); (Maghyereh & Al-Zoubi, 2006) và (Ayub, Rehman, Iqbal,Zaman, & Atif, 2014) ), trong khi đó một số nghiên cứu khác lại không tìm thấy mốitương quan giữa hai biến số này ở một số quốc gia (Nusai, 2008); (Ahmad, 2010) và(Payne & Ewing, 1997) Xem xét mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở Mỹ tronggiai đoạn 1953 - 1990 (Mishkin, 1992) Nghiên cứu này không tìm thấy mối quan hệtrong ngắn hạn nhưng lại tìm thấy mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất và lạm phát, phùhợp với Hiệu ứng Fisher Cũng tại Mỹ, kiểm định Hiệu ứng Fisher trong giai đoạn

1947 - 1987 (Evans & Lewis, 1995) Nghiên cứu này cũng đi đến kết luận rằng tồn tạimối quan hệ trong dài hạn giữa lãi suất và lạm phát với tương quan một-một (1% thayđổi lạm phát dẫn đến 1% thay đổi lãi suất danh nghĩa như Hiệu ứng Fisher) Mô hìnhtích hợp VAR và tìm ra bằng chứng về hiệu ứng Fisher đối với Vương quốc Anh(Fahmy & Kandil, 2003) Tương tự, cũng tại Anh, phương pháp độ trễ phân tán tựđộng hồi quy (ARDL) đã được áp dụng và tìm thấy bằng chứng cho hiệu ứng Fisher(Panopoulou, 2005)

Ngoài ra, phương pháp đồng liên kết Engle-Granger cũng được sử dụng để nghiên cứumối quan hệ giữa lại suất và lạm phát ở các nước G-7, kết quả là có mối quan hệ dàihạn giữa lãi suất và lạm phát (Lardic & Mignon, 2003) Tương tự, nghiên cứu mốiquan hệ dài hạn giữa lãi suất và lạm phát ở các nước đang phát triển (Argentina, Brazil,Malaysia, Mexico, Korea và Turkey) (Maghyereh & Al-Zoubi, 2006) Kết quả nghiêncứu cũng cho thấy tồn tại mối tương quan thuận trong dài hạn giữa lãi suất và lạm phát.Đặc biệt, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng lãi suất danh nghĩa gần như thay đổi cùng độlớn với sự thay đổi của lạm phát, thể hiện ở hệ số hồi quy trong mô hình ước lượng gầnbằng 1 cho phần lớn các quốc gia trong mẫu nghiên cứu Ở khu vực Châu Á, kiểm định

sự phù hợp của Hiệu ứng Fisher cũng được thực hiện tại Indonesia, Hàn Quốc,Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan trong giai đoạn 1978 – 2005 (Nusai,2008) Sử dụng phương pháp kiểm định đồng liên kết (Gregory & Hansen, 1996),

Trang 9

nghiên cứu cho thấy tồn tại Hiệu ứng Fisher trong trường hợp của Hàn Quốc,Malaysia, Singapore và Thái Lan.

Bên cạnh đó, Đo lường mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở các nước Nam Á: Ấn

Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Kuwait and Saudi Arabia (Ahmad, 2010) Dựavào kết quả kiểm định đường bao ARDL, tác giả đã kết luận rằng tồn tại mối tươngquan thuận giữa lãi suất và lạm phát ở Ấn Độ, Pakistan, Kuwait, Saudi Arabia và SriLanka nhưng lại không tìm thấy mối tương quan giữa hai biến số này ở Bangladesh.Trong một nghiên cứu gần đây, Đo lường mối quan hệ trong dài hạn giữa lãi suất vàlạm phát ở Pakistan trong giai đoạn 1973 - 2010 (Ayub, Rehman, Iqbal, Zaman, &Atif, 2014), sử dụng phương pháp kiểm định đồng tích hợp Johansen và Engle-Granger, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạngiữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát ở Pakistan

Qua các nghiên cứu trên, ta thấy được hiệu ứng Fisher không phải lúc nào cũng đúng ởmọi quốc gia Để kiểm tra mức độ phù hợp của hiệu ứng này đối với Việt Nam, bàinghiên cứu sẽ được tiến hành trong các phần sau với giả thuyết nghiên cứu được đặt ra:Tồn tại mối tương quan thuận trong dài hạn giữa lãi suất và lạm phát tại Việt Nam

III DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Lạm phát được tính theo CPI lấy từ Website của Tổng cục thống kê

3.2 Mô hình nghiên cứu

Nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát, nghiên cứu này đã sử dụng

mô hình ước lượng tổng quát (Ahmad, 2010) Phương trình cụ thể như sau:

LS t =β01INF t +u t

Trang 10

Trong đó:

LS t là lãi suất bình quân liên ngân hàng ở tháng t

INF t là lạm phát được tính bằng CPI ở tháng t so với cùng kỳ năm trước

độ trễ tối ưu cho phương trình hồi quy ADF (giá trị độ trễ được lựa chọn sao cho AICnhỏ nhất) Giả thuyết H0 trong kiểm định ADF là tồn tại một nghiệm đơn vị (β = 0).Trong kiểm định ADF, giá trị kiểm định ADF không theo phân phối chuẩn, vì vậy giátrị tới hạn được dựa trên bảng giá trị tính sẵn (MacKinnon, 1991)

Mô hình kiểm định đường bao phân phối trễ tự hồi quy ARDL - Autoregressivedistributed lag bound-testing approach (M HASHEM PESARAN,YONGCHEOLSHIN AND RICHARD J SMITH, 2001) được sử dụng trong nghiên cứu này để ướclượng mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa lãi suất và lạm phát Mô hình kiểmđịnh đường bao ARDL không đòi hỏi các biến số phải có tính dừng hoặc có cùng bậcliên kết Thay vào đó, mô hình này chỉ yêu cầu các biến số có bậc liên kết nhỏ hơn 2[I(0) hoặc I(1)] Về mặt thống kê, mô hình kiểm định đường bao ARDL được xem là

có ý nghĩa hơn trong việc xác định mối quan hệ đồng liên kết đối với mẫu nghiên cứunhỏ Không giống với các phương pháp ước lượng đồng liên kết khác, mô hình kiểmđịnh đường bao ARDL không yêu cầu các biến được sử dụng trong mô hình phải cócùng độ trễ Mô hình kiểm định đường bao ARDL được sử dụng trong nghiên cứu này

Trang 11

Trong đó:

α là hằng số

là sai phân bậc 1

LS t là lãi suất bình quân liên ngân hàng ở tháng thứ t

LS t −iINF t − j là các biến dừng ở các độ trễ

Nếu tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa lãi suất và lạm phát thì mối quan hệ dài hạngiữa lãi suất và lạm phát sẽ được ước lượng với các phương trình như sau:

LS t =β01INF t +ε1 (2)

Phương trình (2) được rút ra từ phương trình (1) vì nếu tồn tại mối quan hệ trong dàihạn thì ∆ LS t =∆ INF t=0 Lúc này, (δ) = −λ0/ λ1 sẽ là hệ số hồi quy thể hiện mối quan hệtrong dài hạn giữa lãi suất và lạm phát

Ngoài ra, để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn giữa lãi suất và lạm phát, mô hìnhhiệu chỉnh sai số (error correction model - ECM) được sử dụng Mô hình này có dạngnhư sau:

Trong đó: ECM t−1=LS t−1−α−δ INF t−1 được ước lượng từ phương trình (1)

Cuối cùng, để đảm bảo độ tin cậy cho các kết quả nghiên cứu, một số kiểm định chẩnđoán còn được sử dụng trong nghiên cứu này Các kiểm định bao gồm: kiểm địnhphương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan, kiểm định tính ổn định của mốiquan hệ đồng liên kết trong dài hạn

Trang 12

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Eviews 12

Bảng 1 cho thấy rằng, biến lãi suất có sự chêch lệch lớn nhất, cụ thể là từ năm 2005đến năm 2021, giá trị lãi suất cao nhất là 17.44% và giá trị nhỏ nhất là 0.42% Biến lạmphát có sự chêch lệch thấp hơn, giá trị cao nhất là 3.19% và giá trị thấp nhất là -3.48%.Mức độ phân tán của biến lãi suất cao hơn biến lạm phát Biến lạm phát có mức độ tậptrung số liệu gần giá trị trung bình nhất và biến lãi suất có độ phân tán xung quanh giátrị trung bình lớn nhất

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm Eviews 12

Như đã đề cập ở trên, độ trễ phù hợp của mô hình theo tiêu chuẩn AIC là độ trễ làmcho giá trị AIC nhỏ nhất Bảng 2 cho ta kết quả độ trễ tối ưu bằng 2 với giá trị AIC nhỏnhất là 5.426606

Ngày đăng: 30/01/2024, 06:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w