1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) lý thuyết của mác về vấn đề lạm phát và vậndụng lý thuyết của mác để giải quyết vấn đề lạm phát ở việt nam

33 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Thuyết Của Mác Về Vấn Đề Lạm Phát Và Vận Dụng Lý Thuyết Của Mác Để Giải Quyết Vấn Đề Lạm Phát Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hiếu Ngân
Người hướng dẫn Hoàng Văn Vinh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,98 MB

Nội dung

Chống lạmphát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ.Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặcbiệt là giới lao độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hiếu Ngân

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT

1.1 Bản chất của tiền tệ

1.2 Khái niệm:

1.3 Phân loại lạm phát:

1.3.1.Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản):

1.3.2.Lạm phát phi mã:

1.3.3.Siêu lạm phát:

1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:

1.4.1 Lạm phát do hiệu ứng cầu kéo

1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy

1.4.3 Lạm phát do cơ cấu

1.4.4 Lạm phát do cầu thay đổi

1.4.5 Lạm phát do xuất khẩu

1.4.6 Lạm phát do nhập khẩu

1.4.7 Lạm phát tiền tệ

1.5 Tác động của lạm phát tới nền kinh tế: ………8

1.5.1 Tác động tiêu cực:

1.5.2 Tác động tích cực:

Trang 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT

Ở VIỆT NAM 10

2.1 Giai đoạn 2019-2021 10

2.1.1 Thực trạng: 10

2.1.2 Nguyên nhân: 11

2.2 Giai đoạn 2022 12

2.2.1 Thực trạng: 12

2.2.2 Nguyên nhân: 13

2.3 Giai đoạn 2023 13

2.3.1 Thực trạng: 13

2.3.2 Nguyên nhân: 14

2.4 Xu hướng lạm phát của Việt Nam năm 2024 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM 15

3.1 Vận dụng lý thuyết của Mác-Lê nin để giải quyết lạm phát 16

3.1.1 Giải pháp từ phía cầu 16

3.1.2 Giải pháp từ phía cung 16

3.2.Các giải pháp của chính phủ trong thời gian ngắn hạn và dài hạn 16

3.2.1 Những biện pháp tình thế: 16

3.2.2.Những biện pháp chiến lược 17

3.3.Giải pháp về chính sách tiền tệ 19

3.4.Chính sách thắt chặt tài khóa 20

3.5 Cân bằng cung cầu trong nên kinh tế 20

KẾT LUẬN 22

Trang 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đứng trước bức tranh hội nhập với những bước chuyển mình mạnh mẽ, Việt Nam hiện nay đang đối diện với một “sân chơi” rộng mở đón chào sự hòa mình của các quốc gia trên toàn thế giới.Cùng với đó là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, đặt ra nhiều thách thức to lớn và tạo nên những màn lột xác đáng kinh ngạc cho nền kinh tế Trong dòng chảy ấy, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những bước đi mới, một cuộc chơi mới tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của nước nhà Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó, lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm về tác động của nó đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta

Là một trong những tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh

tế của một quốc gia nhưng cũng là một trong những trở ngại lớnnhất trong công cuộc phát triển đất nước, lạm phát như một căn bệnhcủa nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn

về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan Chống lạmphát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ.Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặcbiệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế pháttriển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,nâng cao đời sống nhân dân

Là sinh viên, tôi thông qua các phương tiện truyền thông, vận dụng những kiến thức trong lý thuyết của Mác Lê Nin để tìm hiểu và đưa ra những giải pháp hợp lý để giảm tỉ lệ lạm phát, đó là lý do mà tôi chọn đề tài: “Lý thuyết của Mác về lạm phát và vận dụng lý thuyết của Mác để giải quyết vấn đề lạm phát ở Việt Nam”.Tuy nhiên do kiến thức hạn chế và thời gian có hạn, bài làm sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong được thầy góp ý để bài làm được hoàn chỉnh hơn

Trang 6

2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài thực hiện để tìm hiểu về lý luận của Mác về lạm phát và cái nhìn tổng quan thực trạng của lạm phát ở Việt Nam những năm gần đây nhằm đưa ra giải pháp phù hợp kiềm chế lạm phát giúp phát triển đất nước một cách toàn diện

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:

Thứ nhất: Một số vấn đề lý luận về lạm phát

Thứ hai: Thực trạng và nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam Thứ ba: Giải pháp để giải quyết lạm phát ở Việt Nam

Trang 8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT

1.1 Bản chất của tiền tệ

Tiền tệ là một hình thái giá trị của hàng hoá, là sản phẩm của quá trình phát triểnsản xuất và trao đổi hàng hoá

Các nhà kinh tế trước C Mác giải thích tiền tệ từ hình thái phát triển cao nhất của

nó, bởi vậy đã không làm rõ được bản chất của tiền tệ Trái lại, C Mác nghiên cứutiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá, từ sự phát triển củacác hình thái giá trị hàng hoá, do đó đã tìm thấy nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.Tiền tệ là hàng hoá đặc biệt được tách ra từ trong thế giới hàng hoá làm vậtngang giá chung thống nhất cho các hàng hoá khác, nó thể hiện lao động xãhội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt vì:

Tiền tệ cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng Giá trị của tiền tệcũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng (bạc) quyết định.Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán và làm chức năng tưbản

Là hàng hóa, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả (lợi tức).Giá cả của hàng hóa tiên tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu.Đóng vai trò làm vật ngang giá chung

1.2 Khái niệm:

Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên sovới mức giá thời điểm trước (vật giá leo thang)

Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung của hầu hết các hàng hóa

và dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt Khi giá trị của hàng hóa

và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi Khi đó, với

Giáo trình Kinh tế chính trị Mac-Lenin

Kinh tếchính trị 99% (272)

226

Đề tài Nguồn gốc và bản chất của giá trị…

Kinh tếchính trị 99% (89)

17

Tiểu luận Tác động của đại dịch Covid-…

Kinh tếchính trị 98% (66)

32

Tiểu luận Kinh tế chính trị

Kinh tếchính trị 100% (33)

23

Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư…

Kinh tếchính trị 98% (165)

14

Tiểu luận - Tieu luan kinh te chinh tri

Kinh tếchính trị 98% (60)

11

Trang 9

cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn so với trước

đó Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức muacủa đồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồngtiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác

Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xãhội tăng lên khi Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưuhành, hoặc là do Chính phủ phát hành thêm tiền để bù đắp thâmhụt ngân sách

Lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung vềgiá cả hàng hóa Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng nàytăng, mặt hàng kia giảm, nhưng nếu mức giá chung tăng, ta cólạm phát Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát Nếu chỉ cómột vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng mộtcách đơn lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một

sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu trong ngắn hạn Khi lạmphát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm

1.3 Phân loại lạm phát:

1.3.1.Lạm phát vừa phải (lạm phát cơ bản):

“Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một con số Mức

độ tỷ lệ lạm phát dưới 10%” Thực tế mức độ lạm phát vừa đưa ra không có tác động đến nền kinh tế Những kế hoạch dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang trong mức lạm phát vừa phải

1.3.2.Lạm phát phi mã:

“Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con

số Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát 10%,20% và lên đến 200%” Khi mức độ lạm phát như vậy kéo dài nó có tác động mạnhđến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng

Trang 10

1.3.3.Siêu lạm phát:

“Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát trên 200%” Hiện tượng nàykhông phổ biến nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử Ví dụ như ở Đức, Trung Quốc, Brazil, Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết

1.4 Nguyên nhân gây ra lạm phát:

1.4.1 Lạm phát do hiệu ứng cầu kéo

Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên

sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó, nhanh hơn so với khả năng sản xuất Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó

mà leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua một hàng hóa hay dịch vụ

1.4.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Khi giá một hoặc vài yếu tố trong chi phí của doanh nghiệp chẳng hạn: giá nguyên vật liệu, tiền lương, thuế, chi phí bảo hiểm cho công nhân tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chắc chắn cũng tăng lên do vậy để đảm bảo lợi nhuận thì giá thành của các sản phẩm cũng tăng lên đồng thời mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng

1.4.3 Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công danh nghĩa cho người lao động Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, các doanh nghiệp cũng theo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động Nhưng vì những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này

Trang 11

buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.

1.4.4 Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường đang giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, sẽ dẫn đế lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên Vànếu thị trường có người cung cấp độc quyền về giá cả có tính chất cứng nhắc, chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam, thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát

1.4.5 Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung,khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm sẽ khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng

sẽ nảy sinh lạm phát

1.4.6 Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên

sẽ hình thành lạm phát

1.4.7 Lạm phát tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát

Trang 12

1.5 Tác động của lạm phát tới nền kinh tế:

1.5.1 Tác động tiêu cực:

Có tác động trực tiếp lên lãi suất: Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao,

nếu muốn lãi suất ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát Nhưng việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả là nền kinh tế có thể bị suy thoái và thấtnghiệp gia tăng

Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng

mà thu nhập danh nghĩa không thay đổi sẽ làm cho thu nhập thực

tế của người lao động giảm xuống Lạm phát làm giảm thu nhập thực thông qua các khoản lãi và các khoản lợi tức

Lạm phát làm cho phân phối thu nhập bất bình đẳng: Lạm

phát tăng cao còn khiến cho những người thừa tiền vơ vét và thu gom hàng hoá, tài sản, vấn nạn đầu cơ xuất hiện Tình trạng ngày càng làm mất cân đối nghiêm trọng quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá lại càng lên cao hơn.Vì thế mà, những người dân nghèo sẽ trở nên khốn khó hơn khi không mua được những hàng hóa thiết yếu Từ đó khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng lớn

Lạm phát và nợ quốc gia: Lạm phát cao làm cho Chính phủ

được lợi do thuế thu nhập đánh vào người dân, nhưng những khoản nợ nước ngoài sẽ trở nên trầm trọng hơn Chính phủ được lợitrong nước nhưng sẽ bị thiệt với nợ nước ngoài Lý do là vì: lạm phát đã làm tỷ giá giá tăng và đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ

1.5.2 Tác động tích cực:

Bên cạnh những tác động tiêu cực thì lạm phát cũng đem lại những tác động tích cực nhất định khi mà tốc độ lạm phát ở mức

Trang 13

vừa phải từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế chẳng hạn:

- Có khả năng kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư và giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong xã hội

- Đóng góp một phần trong tăng trưởng kinh tế bởi vì tiền lúc này thay vì gửi tiết kiệm sẽ được sử dụng để đầu tư

- Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào một số lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc

Ngay khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc độ vừa phải sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT

Ở VIỆT NAM

2.1 Giai đoạn 2019-2021

2.1.1 Thực trạng:

Trong giai đoạn 2019 – 2021, nền kinh tế nước ta đối mặt với những khó khăn, thách thức, nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ đại dịch Covid bắt đầu từ cuối năm 2019 kéo dài đến hiện nay Tuy nhiên, nhờ những chính sách điều chỉnh can thiệp kịp thời và có hiệu quả, nước ta vẫn giữ được nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trưởng khả quan, các chỉ số vĩ mô được đảm bảo Trong đó, lạm

Trang 14

phát đã được kiểm soát thành công trong bối cảnh đất nước và thếgiới có nhiều biến động

Dịch COVID-19 bùng nổ vào cuối năm 2019, đầu năm 2020 kéo dài đến hết năm 2021 khiến thị trường giá cả có nhiều biến động Nhìn chung, chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh đã làm thị trường tiêu dùng gần như đóng bằng khiến cho CPI hằng tháng hoặc sụt giảm (năm 2020 chứng kiến CPI hằng tháng sụt giảm liêntiếp trong 4 tháng liên tiếp (từ tháng 02 đến tháng 05/2020), thậmchí sụt giảm kỷ lục tới 1,54% vào tháng 04/2020), hoặc tăng nhẹ ởmức ổn định (năm 2021) CPI năm 2020 tăng cao nhất (2,31%) là chịu tác động của sự tăng giá của nhóm ngành Thực phẩm, y tế donhu cầu tăng Tháng 06/2020 là thời điểm giai đoạn cách ly xã hội chấm dứt và thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nên CPI tăng cao đột ngột (0,66%) Đối lập với đó, năm 2021, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng lạm phát khá thấp (0,81%) Nguyên nhân trực tiếp là COVID-19 khiến thu nhập của người dân sụt giảm, nhu cầu yếu nên giá cả chưa tăng mạnh; đồngthời, ảnh hưởng của COVID-19 và giãn cách xã hội khiến chuỗi

Trang 15

cung ứng bị đứt gãy làm giá một số lương thực, thực phẩm tăng cao, nhưng sự tăng giá này chỉ ngắn hạn và diễn ra cục bộ tại một

số địa phương, không tác động quá lớn đến chỉ số CPI và lạm phát chung Khả năng thanh toán chưa kịp phục hồi, sức mua không cao, giá cả không tăng mạnh nên lạm phát 2021 thấp hơn so với

cả giai đoạn trước đại dịch

2.1.2 Nguyên nhân:

Sự tăng lên trong tiêu dùng: nhờ những nỗ lực chống dịch khá thành công, tâm lý người tiêu dùng vẫn tương đối tích cực Tuy chịu sự ảnh hưởng của đại dịch khiến người dân hạn chế đi lại nhưng tiêu dùng cuối cùng năm 2021 tăng 2,09% so với năm

2020 Trong đó, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình tăng 1,95% sovới năm trước

Sự tăng lên trong đầu tư của doanh nghiệp: Doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tính đến ngày 31/12/2019 có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 6,1% so với cùng thờiđiểm năm 2018 Đại dịch Covid – 19 làm chậm bước tiến của các doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình đó Đồng thời với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, chính phủ ban hành Nghị quyết 02/NQ – CP (từ năm 2019 – 2022) – nghị quyết cải thiện môi trườngkinh doanh

Sự tăng chi tiêu của chính phủ: để hỗ trợ nền kinh tế đồng thời giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và người dân trong giai đoạn đại dịch Covid-19 Chính phủ ban hành nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân Tiêu biểu, nhà nước chi 100.110 tỷ đồng cho công tác phòng chống đại dịch

Sự tăng lên trong xuất khẩu ròng: trong giai đoạn 2019 –

2021 xuất khẩu ròng tăng liên tiếp Nhưng dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến

Trang 16

hoạt động kinh tế, trong đó, việc nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng Điều này làm cho người tiêu dùng có xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu khithực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnhLạm phát tiền tệ: Chính sách tiền tệ nới lỏng được nhiều nướcđồng loạt áp dụng và duy trì thời gian dài vừa qua để hỗ trợ nền kinh tế khi đại dịch Covid-19 xảy ra Cung tiền đưa vào nền kinh tếquá nhiều khiến giá hàng loạt tài sản tăng mạnh như chứng khoán,bất động sản

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Trước bối cảnh lạm phát nhiều quốc gia khác trong 6 tháng đầu năm 2022 khá cao, Quốc hội đã đặt ra mục tiêu lạm phát 4% của năm 2022 Một số yếu tố chính có thể khiến CPI tăng cao trong các

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w