Vậy nín mục đích lựa chọn đề tăi năy lă đểphđn tích vă nghiín cứu mối quan hệ giữa tự nhiín vă xê hội xem xĩt nhữngnhđn tố ảnh hưởng lín môi trường, xâc định nguyín nhđn vă thực trạng ô
NỘI DUNG
Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên
1.1.1 Xã hội là gì? là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng, trên cơ sở mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Nghĩa là, về bản chất, xã hội là một cơ thể sống sinh động và là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa con người với con người Xã hội không phải là sự cộng lại giản đơn giữa những con người về mặt số lượng mà phải là sự tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống
Theo Mác: “Xã hội không phải gồm các cá nhân người Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau”.
Bởi thế, xã hội tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa các cá thể Phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức và bản năng tác động qua lại lẫn nhau còn trong xã hội, nhân tố hoạt động của con người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định.
Tự nhiên bao gồm toàn bộ thế giới vật chất không kể lĩnh vực xã hội (khi nghiên cứu quan hệ tự nhiên – xã hội ở đây là tự nhiên theo nghĩa hẹp đặc biệt là môi trường tự nhiên) Môi trường tự nhiên gồm: điều kiện địa lý tự nhiên như đất đai, rừng núi, sông ngòi, khí hậu…; của cải tự nhiên: tài nguyên, khoáng sản, lâm sản, thủy hải sản ; nguồn năng lượng trong tự nhiên như sức gió, sức nước, ánh nắng mặt trời…
Triết học Mác Lênin 99% (77) QUAN ĐIỂM DUY VẬT
* Theo nghĩa rộng: là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận Tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, từ vũ trụ rộng lớn, bao la cho đến con người và xã hội
Vì con người không phải là vật chất đơn thuần mà nó là một thực thể vật chất có ý thức,là sản phẩm cao nhất của sự phát triển của thế giới vật chất.
Mác viết: “Con người sống bằng tự nhiên, con người là một bộ phận của giới tự nhiên” Theo nghĩa này thì xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự nhiên.
1.1.3 Mối quan hệ biện chứng là gì?
Trong triết học, quan hệ biện chứng là gì? Để hiểu hơn về vấn đề này chúng ta cần phải biết quan hệ trong triết học được hiểu là mối quan hệ, sự tác động, phụ thuộc qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng trong một hệ thống nhất định (tập hợp) có liên quan với nhau theo nghĩa chung nhất Trong biện chứng, khái niệm quan hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ như: Trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình cung và cầu quy định lẫn nhau Cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu Đây cũng chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung cầu.
1.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
Trong lịch sử tiến hóa lâu dài của con người, sự phát triển về mặt tự nhiên và xã hội trong con người có sự thống nhất chặt chẽ, không tách rời Hai mặt này làm tiền đề cho nhau, nương tựa vào nhau, giúp con người không ngừng hoàn thiện
8 cả thể chất và tinh thần, góp phần nâng cao khả năng thích nghi với môi trường, thúc đẩy sự phát triển.
1.2.1 Xã hội – bộ phận đặc thù của tự nhiên
Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, vì vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất đó - một bộ phận của tự nhiên. vì con người, xã hội là sản phẩm của giới tự nhiên, con người có thể nhận thức và cải tạo thế giới khách quan Giới tự nhiên theo nghĩa rộng là toàn bộ thế giới vật chất Trong giới tự nhiên, con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên ấy. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, giới tự nhiên là tự có và không do ý thức của con người hoặc một lực lượng thần bí nào tạo ra Mọi sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên đều có quá trình hình thành khách quan, vận động và phát triển theo những quy luật vốn có của nó.
Xã hội loại người phát triển từ thấp đến cao (đã và đang trải qua 5 giai đoạn phát triển) Yếu tố chủ yếu tạo nên xã hội là do hoạt động của con người Có con người mới có xã hội, mà con người là sản phẩm của giới tự nhiên nên xã hội cũng là sản phẩm của giới tự nhiên.
Sự ra đời của con người và xã hội loài người là một quá trình tiến hoá lâu đài. Kết cấu quần thể của loài vượn cổ chính là tiền đề tự nhiên hình thành xã hội loài người Khi loài vượn cổ tiến hoá thành người, cũng đồng thời hình thành nên các mối quan hệ xã hội tạo nên xã hội loài người Điều đó cho thấy, xã hội là kết quả phát triển tất yếu, lâu dài của giới tự nhiên.
Xã hội loài người từ khi ra đời đến nay đã tuần tự phát triển từ thấp đến cao tuân theo quy luật khách quan Mọi sự biến đổi của xã hội là do hoạt động của con người, chứ không phải do một thế lực thần bí nào tạo ra
Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Muốn hiểu được vấn nạn ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, trước hết cần hiểu sâu sắc các khái niệm sau:
2.1.1 Môi trường là một tổ chức các yếu tố tự nhiên và xã hội của một hệ thống hoặc một cá thể hoặc sự vật nào đó Chúng tác động lên hệ thống này và xác định tình trạng tồn tại của nó Môi trường có thể coi là một tập hợp trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh sinh vật, ảnh hưởng tới các loài sinh vật và tác động đến các hoạt động sống của sinh vật như: không khí, nước, độ ẩm, các loài sinh vật khác, xã hội và chính quyền (nếu có).
Nói chung, môi trường của một cá thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh cá thể này hay các hoạt động của cá thể diễn ra trong đó.
* Khái niệm Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm bởi việc đưa hóa chất gây ô nhiễm vào môi trường tự nhiên, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường có thể ở dạng bất kỳ chất nào (rắn, lỏng hoặc khí) hoặc năng lượng (chẳng hạn như phóng xạ, nhiệt, âm thanh hoặc ánh sáng) Mặc dù ô nhiễm môi trường có thể do các sự kiện tự nhiên gây ra, nhưng đa số ô nhiễm do con người tạo nên Ô nhiễm thường được phân loại là ô nhiễm nguồn điểm hoặc nguồn không điểm Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường.
* Các kiểu ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường nước, Ô nhiễm môi trường không khí, Ô nhiễm môi trường đất, Ô nhiễm môi trường biển.
Bảo vệ môi trường là những hoạt động nhằm bảo tồn, duy trì và cải thiện môi trường sống cho con người và các loài sinh vật khác Việc bảo vệ môi trường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại của hệ sinh thái và giữ cho môi trường xanh - sạch - đẹp.
Các hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm việc tăng cường quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, rừng, đất đai, khí quyển, động vật và thực vật Ngoài ra, cần thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững và tiết kiệm, giảm thiểu sự lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường cũng nhằm ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra Các hoạt động như thu gom, xử lý và tái chế chất thải, đẩy mạnh các công nghệ xanh và tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo vệ môi trường đều là những cách hiệu quả để giảm thiểu sự ảnh hưởng tiêu cực của con người đến môi trường.
Tổng quan lại, bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách đối với con người để đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của các loài sinh vật trên trái đất.
2.1.4 Tại sao lại phải bảo vệ môi trường? Vai trò của môi trường là gì?
Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường? Bởi vì môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề với nhiều vấn đề như khói bụi, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trái đất nóng lên, sa mạc hóa… Đặc biệt, nếu chúng ta sống trong môi trường bị ô nhiễm thì sức khỏe của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, với các bệnh về tim, phổi, tim mạch và giảm trí thông minh ở trẻ nhỏ.
Với vai trò quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày của con người, nước đóng vai trò không thể thiếu Tuy nhiên, nếu nguồn nước bị ô nhiễm, sức khỏe con người sẽ bị đe dọa nghiêm trọng Các bệnh lý thường gặp như tiêu chảy, dịch tả, viêm gan, thiếu máu, và thương hàn đều có thể được gây ra bởi ô nhiễm nguồn nước.
Hệ sinh thái là một mạng lưới phức tạp bao gồm rất nhiều hệ động vật, thực vật, vi khuẩn và tác động qua lại với nhau Mỗi loài sinh vật trong hệ sinh thái đều đóng vai trò quan trọng và giữ một cân bằng quan trọng trong hệ thống. Tuy nhiên, nếu môi trường bị ô nhiễm, sự cân bằng trong hệ sinh thái sẽ bị mất, ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh tồn của các loài động và thực vật Một số loài có thể bị tuyệt chủng, trong khi đó, các loài khác có thể tăng lên quá mức, gây ra sự không cân bằng và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái Vì vậy, việc bảo vệ môi trường là cực kỳ cần thiết để duy trì sự cân bằng trong hệ sinh thái và đảm bảo sự tồn tại của các loài trong tương lai.
2.2 Hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay
Với nền công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như sản xuất gang, thép, nhiệt điện, khai thác than, boxide, titan thì môi trường Việt Nam đang gặp vấn đề lớn với nhiều sự cố môi trường đã xảy ra như Formosa vào năm 2016, nhiệt điện Vĩnh Tân và hàng loạt sự cố môi trường khác Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện là 2 địa điểm có chỉ số ô nhiễm không khí đứng hàng đầu thế giới, đó là báo động đỏ cho sức khỏe người dân cũng như là sức khỏe của đất nước Việt Nam Ghi nhận lúc 8:20 sáng 01/10/2019 Hà Nội đạt mức kỷ lục 320 US AQI theo ứng dụng đo ô nhiễm AirVisual.
Mặc dù là một nước nông nghiệp đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam, trở thành nước phát triển thu nhập cao theo định hướng XHCN, tuy nhiên Việt Nam cũng phải đang đối diện với nhiều vấn đề môi trường gay gắt Với quy mô dân số gần 100 triệu dân, đặt ra những vấn đề gay gắt về dân sinh, cải thiện đời sống, tăng thu nhập và vấn đề bảo vệ môi trường Hiện nay, hiểm họa môi trường sinh thái ở nước ta dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, biến đổi khí hậu, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm thói quen của người sản xuất nhỏ tiểu nông chưa hoàn thiện Có thể thấy một số biểu hiện cụ thể của vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay như sau:
1 Thiên nhiên nước ta ngoài bị ảnh hưởng tác động của chiến tranh trước đây,hiện nay còn bị phá hoại bởi hoạt động vô ý thức, thái độ tủy tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên Theo thống kê trước năm 1945, rừng bao phủ chiếm tỉ lệ 43,8%,hiện nay chỉ còn hơn 28% (tức là dưới mức báo động 30%) Diện tích đất trồng trọt đang bị sói mòn tăng mạnh lên khoảng 13,4 triệu ha Nguyên nhân chính của tình trạng này là do du canh du cư, khai thác gỗ vô tội vạ, mở mang giao thông , xây dựng thủy điện …chưa theo quy hoạch thống nhất. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất chưa hợp lý, đang làm lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước.
2 Tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái gia tăng đang là vấn đề nan giải hiện nay Nhiều nhà máy xả ra chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, gây bệnh tật cho người dân Theo thống kê của Bộ tài nguyên Môi trường, hiện nay cả nước có hơn 5400 làng nghề, riêng Hà Nội có hơn 1350 làng nghề, tuy nhiên 95% hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường, hơn 50% gây ô nhiễm nghiêm trọng Đây là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, công nghệ nhìn chung lạc hậu, chưa đầu tư thích đáng vào xử lý ô nhiễm môi trường, chất thải.