Tuy vậy, cơ hội đi đôi với thử thách, mở cửa liên thông với thị trường quốc tế và đối mặt với sức ép cạnh tranh gay gắt nên hoạt động kinh tế đối ngoại ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng, khi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KHOA HỌC TRÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
=====000=====
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC TOÀN DIỆN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY
VẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thượng Hiệp
Mã SV: 2312280021 Lớp A6, Khối 2 Kinh tế, Khóa 62
Lớp tín chỉ: TRI114E Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Huy Quang
Hà Nội – 10/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .3
NỘI DUNG .5
I. luận Lí về quan điểm toàn diện trong Triết học Mác - Lênin .5
1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật 5
1.1. Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng 5 1.2. Phép biện chứng duy vật 5
2. Quan điểm toàn diện 6
2.1. Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện .6
2.2. Nội dung quan điểm toàn diện .7
2.3. Yêu cầu của quan điểm toàn diện .9
2.4. Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người 9 II. Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại .9
1. Kinh tế đối ngoại 9
1.1. Khái niệm kinh tế đối ngoại .9
1.2. Vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại .10
1.3. Tính tất yếu của việc mở rộng kinh tế đối ngoại .10
2. Hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay 11
2.1. Những thành tựu đã đạt được .11
2.2. Những vấn đề còn tồn tại 13
3. Một số giải pháp 15
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO .17
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO ngày 11/07/2007 Sự kiện này đã có những tác động đến nền kinh tế Việt Nam và mở
ra nhiều tiềm năng và cả thách thức khi nước ta phải thực hiện điều chỉnh về chính sách và pháp luật làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực đa dạng và có nhiều sự xuyên biến động, sự phát triển của ngành này trong khoảng thời gian qua đã có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của nước ta, lợi ích mà nó mang lại là rất lớn Tuy vậy, cơ hội đi đôi với thử thách, mở cửa liên thông với thị trường quốc tế và đối mặt với sức
ép cạnh tranh gay gắt nên hoạt động kinh tế đối ngoại ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng, khi mới từ sông suối đổ ra biển lớn thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không khỏi bỡ ngỡ, sơ hở và thua thiệt
Với nền tảng là một nước nông nghiệp lạc hậu, để có thể đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá cần phải có những giải pháp toàn diện, kịp thời và hiệu quả theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá, mở rộng và nâng cao hiệu suất của kinh tế đối ngoại thông qua tăng khả năng cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Khi nhìn vào một vấn đề, mỗi người có thể có những cái nhìn khác nhau Vậy nên để đảm bảo được tính khách quan của vấn đề, ta phải nhìn nhận trên quan điểm bao quát Xem xét trên nhiều khía cạnh và các mối quan hệ giúp chúng ta giảm thiểu tối đa nhất những đánh giá phiến diện, siêu hình, một chiều
và sai lệch về sự vật, hiện tượng, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được như nó vốn có trong thực tế và xử lý chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn
Trang 4Để có thể có được cái nhìn đa chiều và đưa ra nhận thức đúng đắn hơn về
chủ trương của Đảng và Nhà nước nên em đã lựa chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh tế đối ngoại”.
Qua bài tiểu luận này em hi vọng có thể giúp bản thân cũng như bạn đọc hiểu thêm về những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề ra phương hướng giải quyết toàn diện đối với hoạt động kinh tế đối ngoại nước ta dựa trên cơ sở lí luận, thực tiễn và phân tích tổng hợp
Do còn có những hạn chế về mặt kiến thức và vận dụng nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô để bài tiểu luận được hoàn thành tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5NỘI DUNG
I Lí luận về quan điểm toàn diện trong Triết học Mác - Lênin
1 Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật
1.1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
a Khái niệm phép biện chứng
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế
giới thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn
b Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
- Phép biện chứng chất phác thời cổ đại: nhận thức đúng về tính biện chứng nhưng bằng trực kiến, trực quan, không phải dựa trên những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên
- Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức: biện chứng của ý niệm là cái có trước và sinh ra biện chứng của thế giới vật chất
- Phép biện chứng duy vật: là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng, xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị hợp lí trong lịch sử phép biện chứng, khắc phục các hạn chế trong phép biện chứng duy tâm
cổ điển Đức và phát triển phép biện chứng trên cơ sở thực tiễn mới
1.2 Phép biện chứng duy vật
a Đặc trưng:
- Được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp luận biện chứng
- Có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan và phương pháp luận, do đó
Trang 6nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức
và cải tạo thế giới
b Nội dung
Phép biện chứng duy vật gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù và
lý luận nhận thức
c Vai trò
- Tạo nên sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính cách mạng của Chủ nghĩa Mác- Lênin
- Là công cụ thế giới quan và phương pháp luận chung nhất, định hướng cho con người trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới
2 Quan điểm toàn diện
2.1 Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện
a Khái niệm mối liên hệ phổ biến
Đối lập với các nhà triết học siêu hình nhìn chung coi sự tồn tại giữa các
sự vật, hiện tượng trong thế giới là tách rời nhau, không có sự tác động qua lại
mà nếu có cũng chỉ là mối liên hệ ngẫu nhiên, bề ngoài, các nhà triết học duy tâm đã thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng nhưng lại cho rằng ý thức, tinh thần là cơ sở của nó Còn chủ nghĩa duy vật Mác-xít cho rằng giữa các sự vật, hiện tượng luôn có sự tác động, ảnh hưởng, chi phối, lẫn nhau
Mối liên hệ chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các
sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới
Mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới dù
Trang 7Discover more
from:
TRI114
Document continues below
Triết học Mác
Lênin
Trường Đại học…
999+ documents
Go to course
Triết p1 - vở ghi chép triết học mác lê nin
Triết học
Mác… 100% (84)
24
TRIẾT-1 - Phân tích nguồn gốc, bản chấ…
Triết học
Mác… 100% (63)
7
2019-08-07 Giao trinh Triet hoc…
Triết học
Mác… 99% (122)
248
Tiểu luận Triết học
Triết học
Mác… 98% (123)
12
Đề cương Triết 1 CK
-Đề cương Triết 1 CK …
34
Trang 8đa dạng, phong phú nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác Hay nói cách khác, mối liên hệ phổ biến tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các
mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái
chung và cái riêng…
b Tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Tính khách quan: sự phụ thuộc, ảnh hưởng, tương tác và chuyển hoá lẫn nhau là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng
chúng vào trong các hoạt động thực tiễn
- Tính phổ biến: mối liên hệ tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy
Sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng không tuyệt đối biệt lập với nhau
mà tạo thành một cấu trúc hệ thống mở gồm các mối liên hệ bên trong,
tác động và chuyển hoá lẫn nhau
- Tính đa dạng, phong phú: các sự vật, hiện tượng đều có những mối liên
hệ cụ thể, vị trí và vai trò khác nhau gắn với những điều kiện xác định, có thể kể đến như mối liên hệ bên trong- bên ngoài; mối liên hệ bản chất-
không bản chất; mối liên hệ tất nhiên- ngẫu nhiên;
c Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Từ nguyên lý của mối liên hệ phổ biến, Triết học duy vật Mác-xít rút ra ý nghĩa phương pháp luận để định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
của con người, trong đó cần phải có quan điểm toàn diện
2.2 Nội dung quan điểm toàn diện
V.I.Lênin cho rằng: “ Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”
Trong thế giới luôn tồn tại mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng nên khi xem xét sự vật cần phải xem xét có trọng tâm tất cả các mặt, các yếu tố của nó,
Triết học Mác Lênin 99% (77)
QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ M…
Triết học Mác… 100% (33)
20
Trang 9xem xét trong mối quan hệ qua lại với các sự vật, hiện tượng khác và với môi trường xung quanh Trong hoạt động thực tiễn, muốn cải tạo sự vật phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, phải xác định, đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng mối liên hệ với sự vận động, phát triển của sự vật Tính toàn diện cho phép tính đến mọi khả năng của vận động có thể có của đối tượng nghiên cứu trong tính toàn vẹn của nó, đó là yêu cầu tất yếu của cách tiếp cận khoa học Chúng ta không thể hoàn thành điều đó một cách đầy đủ, trọn vẹn tuyệt đối, tri thức đạt được cũng chỉ là tương đối Tuy nhiên, ý thức được điều này chúng ta mới có thể tránh khỏi việc xem tri thức về sự vật là chân lý bất biến, tuyệt đối hoá chúng khiến chúng không được bổ sung và phát triển Trên cơ sở đó ta cần nắm được thông tin đầy đủ nhất trong điều kiện cho phép để có thể tránh và khắc phục được các quan điểm phiến diện, siêu hình và đưa ra nhận thức toàn diện, đúng đắn nhất, xử lý hiệu quả các vấn đề
Nếu đã chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nhưng đánh giá những thuộc tính, những quy định khác nhau một cách ngang hàng vẫn có thể là phiến diện Quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê
mà đòi hỏi làm nổi bật cái cơ bản, quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng Vậy nên nó yêu cầu chúng ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó
Như vậy có thể nói quá trình hình thành quan điểm toàn diện chân thực sẽ phải trải qua các giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể để nhận thức một mặt, mối liên hệ nào đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó và cuối cùng khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật
2.3 Yêu cầu của quan điểm toàn diện
- Phải nhận thức sự vật qua mối liên hệ qua lại giữa các yếu tố, bộ phận, giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác để đưa ra nhận
Trang 10thức đúng đắn.
- Phải chú ý và phân biệt từng mối liên hệ như mối quan hệ chủ yếu- tất yếu, mối liên hệ bên trong- bên ngoài, mối liên hệ ngẫu nhiên- tất nhiên, để hiểu rõ bản chất sự việc
- Phải hiểu rõ về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng ở hiện tại và nắm bắt được khuynh hướng phát triển trong tương lai, cần phát hiện sự biến đổi cho dù là đi lên hay đi xuống
2.4 Vai trò của quan điểm toàn diện trong hoạt động của con người
Nắm chắc quan điểm toàn diện xem xét sự vật, hiện tượng từ nhiều khía cạnh, từ mối liên hệ của nó với sự vật, hiện tượng sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện về sự vật, hiện tượng đó, tránh được quan điểm phiến diện về sự vật và hiện tượng chúng ta nghiên cứu Từ đó, có thể quyết định về bản chất quy luật chung của chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hoạt động của bản thân Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tớ
sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ trong điều kiện xác định
II Vận dụng nguyên tắc toàn diện của phép biện chứng duy vật trong
hoạt động kinh tế đối ngoại
1 Kinh tế đối ngoại
1.1 Khái niệm kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một trong những bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể
các quan hệ kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của quốc gia này với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở của lực lượng sản xuất
và phân công lao động quốc tế Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại được coi là một trong những khâu rất quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu cho nền kinh tế và trở thành động lực tăng trưởng cho kinh tế quốc gia
Trang 111.2 Vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại
Trước xu thế mới của thời đại, kinh tế đối ngoại ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế toàn cầu, cũng như tiến trình phát triển của mỗi quốc gia Có thể chỉ ra một số vai trò cơ bản của kinh tế đối ngoại như sau:
- Đẩy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa hội nhập quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh, nội lực của nền kinh tế, hỗ trợ nâng cao vị thế về chính trị, ngoại giao của Việt Nam
- Thúc đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA)
- Thu hút khoa học công nghệ tiên tiến, khai thác và ứng dụng kinh nghiệm xây dựng cách thức quản lý nền kinh tế và quản trị quốc gia một cách chuyên nghiệp, nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong nước
- Tạo ra nhiều việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, hướng tới xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
- Tích lũy nguồn lực thúc đẩy phát triển đất nước, đặc biệt là đưa các nước đang phát triển từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp
1.3 Tính tất yếu của việc mở rộng kinh tế đối ngoại
Thế giới ngày nay là một thể thống nhất, trong đó các quốc gia là những đơn
vị độc lập, tự chủ nhưng vẫn phụ thuộc và tác động lẫn nhau Mối liên hệ ấy bắt nguồn từ những yếu tố khách quan Do vị trí địa lý và sự phân bố không đồng đều của các tài nguyên thiên nhiên nên không quốc gia nào có khả năng đảm bảo tất cả những tài nguyên cơ bản Vì vậy mọi quốc gia đều phải phụ thuộc vào nước khác về các mặt với các mức độ khác nhau
Mặt khác, sự phụ thuộc giữa các quốc gia còn bắt nguồn từ sự phát triển
Trang 12của lực lượng sản xuất và cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng không có một quốc gia nào trên thế giới có thể phát triển nếu thực hiện chính sách tự cấp, tự túc Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng cao đều là những nước dựa vào chiến lược kinh tế đối ngoại
để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ để hiện đại hóa trong sản xuất, biết khai thác những nguồn lực ngoài nước để phát huy các nguồn lực trong nước Đối với nước ta, vốn là một nước nghèo và kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, song có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, việc phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với bên ngoài là một điều tất yếu khách quan và là một yêu cầu cấp bách
2 Hoạt động kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay
2.1 Những thành tựu đã đạt được
- Với chủ trương mở cửa hội nhập đã phá được thế bao vây cấm vận, tạo được sự bình đẳng trong thương mại quốc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt, đạt nhiều sự vượt trội với quy mô ngày một lớn Việt Nam đã tạo dựng được các mối quan
hệ với nhiều nước, thị trường xuất khẩu được mở rộng ra gần 200 nước
và vùng lãnh thổ, trong đó có các nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh…
- Xuất khẩu bình quân đầu người tăng lên và đạt quy mô cao gấp nhiều lần: năm 1985 mới đạt 11,7 USD, năm 2012 đạt 1291 USD Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2019 của Việt Nam đạt 6,26% (bình quân thế giới là 3,69%), quy mô GDP từ 66,4 tỷ USD (2006) tăng lên 261,6 tỷ USD (2019)
- Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP tăng khá nhanh: năm 1985 mới đạt 5%,