Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ=====000=====TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Trang 2 Mục lục Lời mở đầu 3Chương I: Kinh tế thị trường Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU Trang 4
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG TIN DỤNG TRONG NỀN
Trang 2Mục lục
Lời mở đầu 3
Chương I: Kinh tế thị trường
1.1 Khái niệm 41.2 Đặc điểm nền kinh tế thị trường 5 1.3 Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ViệtNam 6
Chương II: Hệ thống tín dụng
2.1 Vị trí của hệ thống tín dụng trong nền kinh tế thịtrường 92.2 Vai trò của hệ thống tín dụng trong nền kinh tế thị trường 92.3 Phân loại tín dụng 11
Chương III: Giải pháp cơ bản để phát triển hệ thống tín dụng trong nền kinh tế thị trường
3.1 Thực trạng 13 3.2 Giải pháp 13
Lời kết thúc 15
khảo 16
Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định, tự trong bản thân nó ra đời những sản phẩm – những công cụ để tự phục vụ cho nó Từ khi có sự phâncông lao động xã hội và sự xuất hiện sở hữu tư nhân thì một trong những sản phẩm của nó chính là quan hệ tín dụng đã ra đời Khi ấy chính hệ thống tín dụng sẽ thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển lên trình độ cao hơn Do đó, sự tồntại của tín dụng cũng như là một sự tất yêu khách quan Ngày nay, chúng ta biết rằng, nền kinh tế thị trường là sự phát triển của nền kinh tế ở trình độ cao, trong đó các chủ thể độc lập với nhau về tính chất và sản xuất kinh doanh, về quyền sở hữu, về sự tuần hoàn và luân chuyển vốn Như vậy trong nền kinh tế
sẽ có những doanh nghiệp thừa vốn Ngược lại sẽ có những doanh nghiệp thiếu vốn muốn sử dụng phải đi vay để duy trì hoặc tiến hành sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận Hai nhu cầu này đều giống nhau ở chỗ thu lợi nhuận và mang tính chất tạm thời trong nền kinh tế và từ đó xác định được loại hình tín dụng nào tồn tại ở nước ta Qua đó, nhà nước có các chủ trương chính sách để kích thích cho sự ra đời của tín dụng Chính vì vậy, em muốn đi sâu hơn và làm rõ vị trí, vai trò của hệ thống tín dụng trong nề kinh tế của nước ta đồng thời cũng nêu rõ giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hệ thống tín dụng trong nền kinh tế thị trường
Trang 4I, KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1, Khái niệm:
Kinh tế có thể hiểu được là cá mối quan hệ tương tác qua lại giữa con người với nhau, liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm, hàng hóa để buôn bán, trao đổi trên thị trường Và khi các mối quan hệ kinh tế ấy có liên quan tới nhau, tồn tại thống nhất thành một hệ thống thì ta gọi đó là nền kinh tế Các hoạt động trao đổi buôn bán, giao dịch của con người ở trong nền kinh tế sẽ chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhaunhư đầu ra, đầu vào, cạnh tranh, Ta gọi đó là nền kinh tế thị trường
Như vậy, kinh tế thị trường được hiểu là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó, sản xuất và trao đổi đều được thực hiện thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
- Nền kinh tế thị trường sẽ ngày một phát triển và được mở rộng hơn Cân bằng giữa cung và cầu luôn được tạo ra bởi sự luân phiên của các hoạt động thương mại, giao dịch trong nền kinh tế đó Khi nền kinh tế được kỳ vọng pháttriển theo hướng tích cực thì đời sống con người cũng sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực Điều ngược lại, khi nền kinh tế ở trạng thái đi xuống, ta sẽ hiểu được rằng con người đang dậm chân tại chỗ, không có bất kì sự phát triểnnào
2, Đặc điểm của nền kinh tế thị trường:
Trang 52.1 Kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
- Ta có thể thấy rằng nền kinh tế thị trường là sự đa dạng về các chủ thể kinh tế Chủ thể có thể là tư nhân, doanh nghiệp hoặc có thể là Nhà nước Các chủ thể cùng tồn tại và cạnh tranh với nhau Điều đó tạo nên
sự phát triển cho nền kinh tế Đồng thời ở nền kinh tế thị trường cũng tồn tại nhiều hình thức sở hữu như sở hữu nước ngoài, tư nhân, Tuy nhiên tất cả đều phải tuân thủ theo luật pháp, cạnh tranh công bằng
2.2 Thị trường quyết định phân bổ nguồn lực xã hội
Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hộithông qua hoạt động của các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa,thị trường dịch vụ, thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trườngbất động sản, thị trường khoa học công nghệ
- Các thị trường này không tồn tại độc lập mà có liên kết với nhau, tác động lẫn nhau Và chính yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định sự phân bố nguồn lực đến những thị trường đó
2.3 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển
- Mức giá chung của thị trường bị ảnh hưởng bởi rất nhiều quy luật của kinh
tế Chúng ta có thể kể đến quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ,
Trang 6Mọi yếu tố trong nền kinh tế đều vận động, điều tiết theo các quy luật ấy Cũng như các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau, nếu một yếu tố khi thể hiện thay đổi quá khác biệt so với các yếu tố khác, các quy luật này xuất hiện đểđem lại sự cân bằng cho thị trường.
2.4 Động lực trực tiếp của các chủ thể sản xuất kinh doanh là lợi ích kinh
tế - xã hội.
- Chúng ta có thể nhận thấy rằng, tất cả các hoạt động liên quan đến kinh tế đều hướng tới một mục đích cuối cùng là lợi ích Các doanh nghiệp phải lấy lợi ích để có thể tiếp tục hoạt động bình thường và phát triển trong dài hạn Song song với đó lợi ích từ các hoạt động kinh tế đều góp phần làm xãhội phát triển Những lợi ích của xã hội cũng phải được đảm bảo như các
dự án đường sắt, dự án phúc lợi xã hội,
2.5 Nhà nước đóng vai trò chủ thể quản lý, điều tiết.
Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các quan hệ kinh tế, đồng thời, nhà nước thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế
2.6 Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền
với thị trường quốc tế.
- Xã hội đang tiến đến thời kỳ hội nhập, việc mở cửa thị trường đã tạo điều kiện để nền kinh tế trong nước có cơ hội tìm kiếm thị trường mới, khai thácnhững nguồn lực mới để đạt được các lợi ích kinh tế xã hội
Trang 7logic-Tài chính
tiền tệ 88% (8)
16
Trang 83, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh
tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồngthời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn pháttriển của đất nước Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế;
có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sảnViệt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có quan hệsản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; cónhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nướcgiữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinhtế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranhtheo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ cóhiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sảnxuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phù hợp với cơ chế thị trường
- Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tếtạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiếtnền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển Phát huy vaitrò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế – xã hội
[TN] BUỔI 1 - TỔNGQUAN - TTTC
Tài chínhtiền tệ 100% (2)
15
Trang 9II, HỆ THỐNG TÍN DỤNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 2.1 Vị trí của hệ thống tín dụng
- Tín dụng là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn trả
- Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp Vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất
- Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn còn ở mức độ cao Vì vậy, thông qua việc đầu tư tín dụng sẽ góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
Trang 10- Mặt khác, thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguồnnguyên liệu một cách hợp lý, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, đồng thờigóp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
+ Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất
- Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước và của cá nhân, trên cơ sở đó cho các đơn vị kinh tế vay Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được tiến hành một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo tránh rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế
+ Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn
- Trong điều kiện nước ta nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội, là ngành chịu tác động nhiều nhất của quá trình tự nhiên và làngành đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, nhà nước cần tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội, đồng thời tạo điều kiện để phát triểncác ngành kinh tế khác
Trang 11- Bên cạnh đó, nhà nước cần tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh
tế mũi nhọn, nhằm tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác
+ Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp
- Đặc trưng cơ bản của tín dụng là hoạt động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức
Vì vậy, hoạt động của tín dụng đã góp phần kích thích sử dụng vốn vay có hiệu quả
- Khi sử dụng vốn vay ngân hàng thì các doanh nghiệp phải tôn trọng hoạt độngtín dụng, tức là phải đảm bảo hoàn trả nợ vay theo đúng thời hạn và tôn trọng các điều kiện khác đã ghi trong hợp đồng tín dụng Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện để nâng cao doanh lợi doanh nghiệp
2.3 Phân loại tín dụng
- Dựa vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: Thời hạn vay không quá 1 năm Mục đích của loại tín dụng này chủ yếu để phục vụ nhu cầu chi tiêu cá nhân hoặc vay bổ sung vốn lưu động cho doanh nghiệp
Tín dụng trung hạn: Thời hạn vay từ trên 1 năm đến 5 năm Người vay thường
là những cá nhân có nhu cầu vay vốn lớn để xây nhà, mua những tài sản có giátrị cao hoặc các công ty vay vốn để mua tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật,…
Trang 12Tín dụng dài hạn: Khoản vay tín dụng kéo dài hơn 5 năm Tín dụng dài hạn được sử dụng để huy động vốn cho các dự án đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất lớn,…
- Dựa vào đối tượng tín dụng
Tín dụng vốn lưu động: Tạo thành vốn lưu động để duy trì hoạt động hằng ngày của các chủ thể kinh tế như mua mới nguyên vật liệu, trả lương cho nhânviên,…
Tín dụng vốn cố định: Tạo thành vốn cố định cho doanh nghiệp để xây dựng nhà máy, đầu tư cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp hay mua các tài sản cố định khác Với hình thức này, đối tượng vay vốn có thể vay trung hạn hoặc dài hạn
- Dựa vào mục đích vốn sử dụng
Tín dụng tiêu dùng: dùng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân
Tín dụng sản xuất lưu - thông hàng hóa: dùng để vận hành hoạt động sản xuất,kinh doanh
Trang 13- Dựa vào phạm vi hoạt động:
Tín dụng nội địa: Tín dụng phát sinh trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia.Tín dụng quốc tế: Quan hệ tín dụng giữa quốc gia này với quốc gia khác hoặc với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế
III, GIẢI PHÁP CƠ BẢN LÀM ĐẨY MẠNH THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG
3.1 Về quan điểm:
- Phát triển thị trường tín dụng phải phục vụ tốt cho quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, bảo đảm thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
- Phát triển thị trường tín dụng trên cơ sở tuân thủ pháp luật; thông qua pháp luật, Nhà Nước thực hiện quyền quản lý nhà nước một cách hiệu quả
- Phát triển thị trường tín dụng phải hướng tới mục tiêu kép : hiệu quả kinh
tế đi đôi với hiệu quả xã hội
- Phát triển thị trường tín dụng phải đảm bảo yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế một cách chủ động, hiệu quả Đối với một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam phải quán triệt tốt quan điểm này.Trên thực tế xuất phát điểm trongthị trường vốn nói chung và thị trường tín dụng nói riêng ở nước ta rất thấp, chỉ là bước khởi đầu (cả về công nghệ, tổ chức, quản lý, dịch vụ tín
dụng) Trong khi đó, xu thế toàn cầu hoá kinh tế, nhất là trong lĩnh vực tài chính- tiền tệ diễn ra nhanh chóng, buộc các quốc gia trên thế giới phải phụ thuộc nhau , chấp nhận nhau, cạnh tranh nhau để cùng tồn tại và phát triển Muốn thắng thế mỗi quốc gia phải tạo độ mở trong cách thức tiến hành cũng như tính độc lập trong phát triển thị trường vốn nói chung, thị trường tín dụngnói riêng
Trang 143.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển thị trường tín dụng:
- Một là : khai thác và huy động tổng lực các nguồn tín dụng trên thị trườngtín dụng để hình thành lượng vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu cao về vốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Trước hết cần huy động tối đa các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân cư ( dưới dạng vàn bạc,
đá quí, bất động sản ) Để thực hiện đươc mục tiêu đó trước hết phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn:
- Huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm truyền thống, loại không kỳ hạn, có kỳ hạn 3,6,9,12 tháng, tăng cường huy động tiết kiệm trung và dài hạn.Chủ động phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với lãi xuất và hình thức thích hợp, hấp dẫn được bảo đảm bằng vàng hoặc ngoại tệ, có xác định thời hạn nhất định từ 1, 3,5 ,10 năm Người mua kỳ phiếu ,trái phiếu ngân hàng có thể dễ dàng chuyển đổi quyền sở hữu một cách hợp pháp Khi thanh toán kỳ phiếu, trái phiếu nếu gặp rủi ro về tỷ giá phải có nguồn tài chính cấp bù lỗ Cần phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng vàng song hành với phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng tiền mặt (nội tệ và ngoại tệ ),
- Thu hút vốn ( trong thời kỳ nhàn rỗi) từ nguồn thu của các doanh nghiệp vào hệ thống ngân hàng để tạo nên tính năng động, hiệu quả trong huy dộng vốn
- Tạo nguồn vốn tín dụng thông qua việc đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ : dich vụ uỷ thác , dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ bảo đảm an toàn các vật
có gía